Số lao động bị trục xuất về nước tập trung tại Trung tâm Giới thiệu việc làm tỉnh Nghê An sáng 1/5
- Công ty “ma” môi giới lao động sang UAE (TNO) -
Ngày 9.12, ông Đào Công Hải, Phó cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ LĐ-TB-XH), cho biết cơ quan này vừa nhận được thông tin phản ánh thời gian gần đây, đối tác Al-Asil for Manpower (địa chỉ số 126 đường Abu Dahbi Ibnu Khaldun, UAE) có đề nghị hợp tác với một doanh nghiệp của Việt Nam đưa lao động sang làm việc tại các khách sạn ở UAE.
Tuy nhiên, theo tìm hiểu của Ban Quản lý lao động Việt Nam tại UAE, các địa chỉ và số điện thoại liên lạc của đối tác Al-Asil for Manpower và các khách sạn mà đối tác đó yêu cầu cung ứng lao động là không có thực; các giấy tờ mà đối tác cung cấp cho công ty của Việt Nam liên quan đến thủ tục xin giấy phép làm việc và thị thực nhập cảnh bị nghi là giả mạo...Cục Quản lý lao động ngoài nước đã có công văn yêu cầu các doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài không ký kết hợp đồng cung ứng lao động với đối tác trên.
VOV 30/06/2010- Không có lao động Việt Nam bị chết ở UAE- Đây là khẳng định của Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội)
Trước thông tin 3 lao động Việt Nam bị chết trong một vụ đánh nhau tập thể tại Các Tiểu vương quốc Arập thống nhất (UAE), Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội) khẳng định, đây là thông tin sai sự thật với dụng ý xấu, vì không có lao động Việt Nam nào tại nước này bị chết trong vụ ẩu đả.
Việc xô xát giữa người lao động Việt Nam tại UAE là có thật, làm nhiều người bị thương. Nguyên nhân một phần do việc tuyển chọn người lao động tại đây chưa tốt, việc giáo dục ý thức cho người lao động chưa đầy đủ, một số lao động thiếu ý thức kỷ luật và cũng do công tác quản lý tại chỗ chưa tốt. Phía UAE đã quyết định đưa 520 lao động Việt Nam về nước. Các doanh nghiệp liên quan tại Việt Nam đang tiến hành khẩn trương phân loại, thanh lý hợp đồng với các đối tượng này. Hiện 80 trường hợp đã giải quyết xong.
Cục Quản lý lao động ngoài nước cho biết, kế hoạch đưa người lao động đi làm việc tại nước ngoài năm 2010 của Việt Nam là 85.000 người, hiện đã đạt trên 30.000 người./.
-----------------
Báo Tiền Phong 25/06/2010 -Tại Cục Quản lý Lao động Ngoài nước:
Hàng trăm lao động tụ tập đòi quyền lợi
TP - Hai ngày qua, hàng trăm lao động đã đồng loạt kéo đến trụ sở Cục Quản lý Lao động Ngoài nước, Bộ LĐ-TB&XH để đòi quyền lợi vì cho rằng mình bị trục xuất oan khỏi UAE.
Lao động đứng, ngồi trước trụ sở Cục Quản lý Lao động Ngoài nước (Ảnh chụp ngày 24-6) . Ảnh: Phong Cầm
Hầu hết các lao động này quê Nghệ An, Hà Tĩnh. Đầu năm 2010, họ được các Cty môi giới Việt Nam (Cty Xuất khẩu Lao động Thương mại và Du lịch - TTLC, Petromaning, Solavico) đưa sang Các tiểu vương quốc Ả rập thống nhất (UAE) để làm vệ sĩ theo chương trình hợp tác giữa Bộ LĐ-TB&XH và đối tác nước bạn.
Tuy nhiên, đến cuối tháng 4-2010, gần 600 lao động đồng loạt bị trục xuất về nước và cho đến nay, họ vẫn chưa được giải quyết các quyền lợi thỏa đáng theo quy định của pháp luật như về các khoản tiền đặt cọc, lương…
Trước đó, đã có khoảng 3.800 lao động Việt Nam từ các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh và một số tỉnh phía Bắc sang làm việc tại UAE với mức lương 600 USD/người/tháng. Mỗi lao động đã phải chi 900 USD để được tham gia chương trình. Toàn bộ số tiền này lao động được Ngân hàng Cổ phần Quân đội cho vay.
Theo tìm hiểu của PV Tiền Phong, các lao động này bị trục xuất về nước là do mâu thuẫn nội bộ, dẫn đến đánh nhau. Tuy nhiên, nhiều lao động trong số đó không tham gia đánh nhau cũng bị trục xuất. Vì thế, nhiều lao động bức xúc đã tập trung nhiều ngày trước cổng các doanh nghiệp môi giới và các cơ quan quản lý lao động ngoài nước để đòi quyền lợi.
Anh Nguyễn Hữu Trà (Nghĩa Tân, Nghĩa Đàn, Nghệ An) cho biết, anh bị trục xuất oan. Anh kể: Lúc đó khoảng 12 giờ đêm, đang nằm ngủ thì nghe tiếng đập cửa. Rồi nhiều lao động Việt quê miền Bắc khác lao vào đánh nhau với một số lao động quê Nghệ An, Hà Tĩnh. Chúng tôi phải nhờ người quản lý cho phép sơ tán đi chỗ khác vì sợ bị đánh. Sau đó một vài ngày, phía UAE đưa các lao động Việt Nam ra sân bay cho về nước.
“Tôi không tham gia đánh nhau nhưng không hiểu sao vẫn bị trục xuất”- Trà buồn nói. Trà cho biết thêm, anh được đưa đi làm vệ sĩ. Hợp đồng ký 3 năm nhưng mới sang được 2 tháng thì bị trục xuất, giờ không biết lấy đâu tiền để trả ngân hàng, nợ nần chồng chất.
Ông Nguyễn Gia Liêm- Trưởng phòng Thông tin Tuyên truyền Cục Quản lý Lao động Ngoài nước cho biết, vừa qua, Cục đã cử cán bộ sang UAE để tìm hiểu vụ việc. Thực chất, nguyên nhân các lao động bị trục xuất là mâu thuẫn nội bộ của chính lao động Việt Nam, còn phía chủ sử dụng không có vấn đề gì.
Về quyền lợi của hàng trăm lao động không tham gia đánh nhau nhưng vẫn bị trục xuất về nước, ông Liêm cho biết, Cục đang chỉ đạo các doanh nghiệp để tìm phương án thống nhất xử lý nhằm đảm bảo quyền lợi cho lao động trong thời gian sớm nhất.
Phong Cầm - Trọng Phú-http://www.tienphong.vn/Thoi-Su/504732/Hang-tram-lao-dong-tu-tap-doi-quyen-loi.html
-----------
THÔNG TIN 600 "BINH SỸ" BIỂU TÌNH ĐÃ CÓ TRÊN BÁO
>> Báo Tiền Phong Như WinC100 đã đưa tin gần 600 thanh niên người Nghệ an bị trục xuất oan về nước vừa rồi họ đã kéo ra Hà nội đòi quyền lợi.Lúc đầu đoàn người kéo đến công ty Solavico nhưng không giải quyết được vấn đề gì họ lại kéo đến cục xuất khẩu lao động tại đây họ đã giang biểu ngữ đòi quyền lợi.Tại đây cũng không giải quyết được chuyện gì .Hôm qua đoàn người này lại kéo đến Bộ lao động thương binh và xã hộiMột nguồn tin sáng nay cho biết hiện tại đoàn người đã kiệt sức chiến đấu nên một sỗ binh sỹ ròi khỏi cuộc biểu tình bỏ đi lang thang Trao đổi với Thanh Niên chiều qua, bà Nguyễn Thị Vân - Phó giám đốc Trung tâm Xuất khẩu lao động của TTLC cho biết, trong số hơn 100 lao động tụ tập tại công ty chỉ có 22 người là do TTLC đưa đi, còn lại là của Công ty Petromaning và Solavico. Hầu hết các lao động đi xuất khẩu đều là bộ đội xuất ngũ. Bà Vân cho biết, nguyên nhân của vụ việc bắt đầu từ một nhóm lao động đánh nhau, sau đó phía bạn đã trục xuất 470 lao động về nước, trong đó TTLC có 74 người, mặc dù các cơ quan đại diện của VN tại UAE đã nỗ lực đàm phán. Theo bà Vân, qua điều tra, bước đầu cơ quan chức năng đã "khoanh vùng" khoảng 20 lao động tham gia gây rối. Để giải quyết quyền lợi cho người lao động, TTLC đã quyết định trả lại toàn bộ khoản tiền mà họ đã vay ngân hàng trước khi đi, các công ty Petromaning và Solavico cũng đưa ra giải pháp tương tự nhưng đến nay nhiều lao động vẫn chưa đồng ý. Được biết, mỗi lao động làm việc tại UAE mất tổng chi phí khoảng 900 USD và được Ngân hàng cổ phần Quân đội cho vay toàn bộ.-
Hơn 600 công nhân Việt bị UAE trục xuất về nước vì đánh nhau RFA-06-25-2010TP - Hai ngày qua, hàng trăm lao động đã đồng loạt kéo đến trụ sở Cục Quản lý Lao động Ngoài nước, Bộ LĐ-TB&XH để đòi quyền lợi vì cho rằng mình bị trục xuất oan khỏi UAE.
Lao động đứng, ngồi trước trụ sở Cục Quản lý Lao động Ngoài nước (Ảnh chụp ngày 24-6) . Ảnh: Phong Cầm
Hầu hết các lao động này quê Nghệ An, Hà Tĩnh. Đầu năm 2010, họ được các Cty môi giới Việt Nam (Cty Xuất khẩu Lao động Thương mại và Du lịch - TTLC, Petromaning, Solavico) đưa sang Các tiểu vương quốc Ả rập thống nhất (UAE) để làm vệ sĩ theo chương trình hợp tác giữa Bộ LĐ-TB&XH và đối tác nước bạn.
Tuy nhiên, đến cuối tháng 4-2010, gần 600 lao động đồng loạt bị trục xuất về nước và cho đến nay, họ vẫn chưa được giải quyết các quyền lợi thỏa đáng theo quy định của pháp luật như về các khoản tiền đặt cọc, lương…
Trước đó, đã có khoảng 3.800 lao động Việt Nam từ các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh và một số tỉnh phía Bắc sang làm việc tại UAE với mức lương 600 USD/người/tháng. Mỗi lao động đã phải chi 900 USD để được tham gia chương trình. Toàn bộ số tiền này lao động được Ngân hàng Cổ phần Quân đội cho vay.
Theo tìm hiểu của PV Tiền Phong, các lao động này bị trục xuất về nước là do mâu thuẫn nội bộ, dẫn đến đánh nhau. Tuy nhiên, nhiều lao động trong số đó không tham gia đánh nhau cũng bị trục xuất. Vì thế, nhiều lao động bức xúc đã tập trung nhiều ngày trước cổng các doanh nghiệp môi giới và các cơ quan quản lý lao động ngoài nước để đòi quyền lợi.
Anh Nguyễn Hữu Trà (Nghĩa Tân, Nghĩa Đàn, Nghệ An) cho biết, anh bị trục xuất oan. Anh kể: Lúc đó khoảng 12 giờ đêm, đang nằm ngủ thì nghe tiếng đập cửa. Rồi nhiều lao động Việt quê miền Bắc khác lao vào đánh nhau với một số lao động quê Nghệ An, Hà Tĩnh. Chúng tôi phải nhờ người quản lý cho phép sơ tán đi chỗ khác vì sợ bị đánh. Sau đó một vài ngày, phía UAE đưa các lao động Việt Nam ra sân bay cho về nước.
“Tôi không tham gia đánh nhau nhưng không hiểu sao vẫn bị trục xuất”- Trà buồn nói. Trà cho biết thêm, anh được đưa đi làm vệ sĩ. Hợp đồng ký 3 năm nhưng mới sang được 2 tháng thì bị trục xuất, giờ không biết lấy đâu tiền để trả ngân hàng, nợ nần chồng chất.
Ông Nguyễn Gia Liêm- Trưởng phòng Thông tin Tuyên truyền Cục Quản lý Lao động Ngoài nước cho biết, vừa qua, Cục đã cử cán bộ sang UAE để tìm hiểu vụ việc. Thực chất, nguyên nhân các lao động bị trục xuất là mâu thuẫn nội bộ của chính lao động Việt Nam, còn phía chủ sử dụng không có vấn đề gì.
Về quyền lợi của hàng trăm lao động không tham gia đánh nhau nhưng vẫn bị trục xuất về nước, ông Liêm cho biết, Cục đang chỉ đạo các doanh nghiệp để tìm phương án thống nhất xử lý nhằm đảm bảo quyền lợi cho lao động trong thời gian sớm nhất.
Phong Cầm - Trọng Phú-http://www.tienphong.vn/Thoi-Su/504732/Hang-tram-lao-dong-tu-tap-doi-quyen-loi.html
-----------
THÔNG TIN 600 "BINH SỸ" BIỂU TÌNH ĐÃ CÓ TRÊN BÁO
>> Báo Tiền Phong Như WinC100 đã đưa tin gần 600 thanh niên người Nghệ an bị trục xuất oan về nước vừa rồi họ đã kéo ra Hà nội đòi quyền lợi.Lúc đầu đoàn người kéo đến công ty Solavico nhưng không giải quyết được vấn đề gì họ lại kéo đến cục xuất khẩu lao động tại đây họ đã giang biểu ngữ đòi quyền lợi.Tại đây cũng không giải quyết được chuyện gì .Hôm qua đoàn người này lại kéo đến Bộ lao động thương binh và xã hộiMột nguồn tin sáng nay cho biết hiện tại đoàn người đã kiệt sức chiến đấu nên một sỗ binh sỹ ròi khỏi cuộc biểu tình bỏ đi lang thang Trao đổi với Thanh Niên chiều qua, bà Nguyễn Thị Vân - Phó giám đốc Trung tâm Xuất khẩu lao động của TTLC cho biết, trong số hơn 100 lao động tụ tập tại công ty chỉ có 22 người là do TTLC đưa đi, còn lại là của Công ty Petromaning và Solavico. Hầu hết các lao động đi xuất khẩu đều là bộ đội xuất ngũ. Bà Vân cho biết, nguyên nhân của vụ việc bắt đầu từ một nhóm lao động đánh nhau, sau đó phía bạn đã trục xuất 470 lao động về nước, trong đó TTLC có 74 người, mặc dù các cơ quan đại diện của VN tại UAE đã nỗ lực đàm phán. Theo bà Vân, qua điều tra, bước đầu cơ quan chức năng đã "khoanh vùng" khoảng 20 lao động tham gia gây rối. Để giải quyết quyền lợi cho người lao động, TTLC đã quyết định trả lại toàn bộ khoản tiền mà họ đã vay ngân hàng trước khi đi, các công ty Petromaning và Solavico cũng đưa ra giải pháp tương tự nhưng đến nay nhiều lao động vẫn chưa đồng ý. Được biết, mỗi lao động làm việc tại UAE mất tổng chi phí khoảng 900 USD và được Ngân hàng cổ phần Quân đội cho vay toàn bộ.-
winc100 wrote today at 12:32 AM
Các binh sy đã tan tác hết rồi
Từ hai ngày qua, hàng trăm công nhân bị trục xuất từ các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất UAE biểu tình trước Cục Quản Lý Lao Động Ngoài Nước ở Hà Nội để đòi giải quyết quyền lợi, trong đó có tiền lương tiền đặt cọc.
Theo tin Tiền Phong Online, trong số 3.800 công nhân đi xuất khẩu lao động ở Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất UAE đã có 600 người bị trục xuất về Việt Nam tính đến cuối tháng 4 vừa qua. Đây là những người lao động quê Hà Tĩnh, Nghệ An được các công ty môi giới tuyển dụng theo hợp đồng đi làm vệ sĩ ở nước bạn với mức lương 600 đô la Mỹ một tháng. Người đi lao động xuất khẩu phaỉ chi 900 đô la để tham gia chương trình, đa số đã vay tiền của Ngân hàng cổ phần quân đội.
UAE đã trục xuất 600 vệ sĩ Việt Nam vì những người này mâu thuẫn nội bộ đánh nhau gây mất trật tự. Tuy nhiên công nhân phản ánh, có nhiều người không dính líu tới các vụ ẩu đả cũng bị trục xuất oan.
Theo tin Tiền Phong Online, trong số 3.800 công nhân đi xuất khẩu lao động ở Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất UAE đã có 600 người bị trục xuất về Việt Nam tính đến cuối tháng 4 vừa qua. Đây là những người lao động quê Hà Tĩnh, Nghệ An được các công ty môi giới tuyển dụng theo hợp đồng đi làm vệ sĩ ở nước bạn với mức lương 600 đô la Mỹ một tháng. Người đi lao động xuất khẩu phaỉ chi 900 đô la để tham gia chương trình, đa số đã vay tiền của Ngân hàng cổ phần quân đội.
UAE đã trục xuất 600 vệ sĩ Việt Nam vì những người này mâu thuẫn nội bộ đánh nhau gây mất trật tự. Tuy nhiên công nhân phản ánh, có nhiều người không dính líu tới các vụ ẩu đả cũng bị trục xuất oan.
Nghệ an : 600 "BINH SỸ" VẪN NẰM ĐÒI QUYỀN LỢI TẠI CTY SOVILACO Ở HÀ NỘI
Hiện tại 600 "binh lính" vẫn đang nằm la liệt tại văn phòng đại diện của công ty Sovilaco đóng tại 50/125 Nguyễn Ngọc Vũ quận Cầu giấy hà nội.
Trước đó 600 lính này lên kế hoạch định chiều nay kéo lên tổng cty ở Bắc Giang nhưng văn phòng Sovilaco đã dùng tắc xi và cử đại diện lên Bắc giang làm việc nhưng hiện tại chưa có kết quả gì.
Theo một nguồn tin đáng tin cậy,trong số 600 Binh sỹ này có 3 thủ lĩnh mà cầm đầu là một thủ lĩnh xin được dấu tên có gốc là người ở huyện Tân kỳ-nghệ an.Cũng nguồn tin này mô tả rằng trong vụ này có độ nhạy cảm về tính hình sự cao,vì bản thân nhưng "Binh sỹ" này hầu hết đã qua nghĩa vụ quân sự ở Việt nam.Sau đó lại được sang Ả rập huấn luyện chiến đấu thực sựnên hôm trục xuất về nước có nhiều đoàn xe không biết của tổ chức nào đón tại sân bay Nội bài về nghỉ tại một khách sạn rồi sau đó cũng đoàn xe này chở hơn 1000 người Nghệ an-Hà tĩnh trả thẳng về địa phương.
Do người gửi thông tin này không thông thạo gửi ảnh,nên không có ảnh
thông tin sẽ được cập nhật vào tối nay
Nghệ an : HÀNG TRĂM THANH NIÊN LÊN ĐƯỜNG ĐI ĐÒI QUYỀN LỢI
Đó là thông tin mới nhất :Tối hôm qua 21/6 hàng trăm thanh niên Nghệ an thuê xe ra Hà nội đi đòi quyền lợi.Khoảng tháng 1 /2010 công ty SOVILACO (tên có thể chưa chuẩn)đóng ở Hà nội đã tuyển khoảng 4000 lao động Việt nam đi làm bảo vệ ở Ả rập xê út (Thực chất là hình thức lính đánh thuê ) Trong thời gian huấn luyện,tại doanh trại trong lúc các binh lính nhà ta chơi bài ăn tiền đã xẩy ra xô xát chỉ vì 1 lính bị cướp 5$ sự việc đã bị đẩy lên cao trào hận thù xung đột.Một lính người Nghệ an đã đứng ra tuyên bố sẵn sàng tuyên chiến với binh lính cả nước đóng trên Ả rập! Lời tuyên bố đã gây phận nộ cho lòng tự trọng,trong chốc lát cuộc thảm sát truy tìm nhưng ai là người Nghệ an Hà Tĩnh đã bắt đầu.Hậu quả là 3 lính người Nghệ-Tĩnh chết tại chỗ,hàng chục người bị thương được đưa đi cấp cứu.
Chính phủ Ả Rập buộc cắt hợp đồng với tất cả binh lính là người Nghệ an Hà tĩnh tống cổ về nước sau thời gian mới được 2 tháng 23 ngày
Một lính người nghệ cho biết:Việc chính phủ Ả Rập cắt hợp đồng là không đúng bởi trong số hơn 1 ngàn lính Nghệ-tĩnh không phải ai cũng vi phạm
Cách đây 1 tháng Công ty SOVILACO đã có buổi làm việc với những binh lính người Nghệ-Tịnh tại Trung tâm dạy nghề số 4 ở Vinh ,nhưng không có kết quả.
Được biết số hơn 1000 Người Nghệ-Tĩnh này là những thanh niên vừa hoàn thành nghĩa vụ quân sự trong nước,đều xuất thân từ gia đình nghèo chủ yếu là làm nông nghiệp.Trước lúc đi sang Ả Rập đều phải vay tiền ngân hàng.
Tối hôm qua 21/6 Hàng trăm binh lính này đã thống nhất thuê xe ra tận công ty SOVILACO là nơi nhận hợp đồng và có trách nhiệm về nghĩa vụ và quyền lợi về số thanh niên bị đuổi việc này
Hàng trăm lao động bị trục xuất về nước Chủ nhật , 2 / 5 / 2010, 23: 5 (GMT+7)
-Gần 500 lao động là người các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh đã bị trục xuất ra khỏi thành phố Abu Dhabi (Các tiểu vương quốc Ả rập thống nhất) sau một vụ đánh nhau rạng sáng 23/4/2010.
Sáng 1/5, hàng trăm lao động đã bị trục xuất về đến tại Trung tâm giới thiệu việc làm tỉnh Nghệ An (số nhà 201, đường Phong Đình Cảng, TP.Vinh, Nghệ An). Trong số hàng trăm lao động bị trục xuất trả về nước hết sức bất bình trước sự việc bị trục xuất oan.
Mấy người trong số hàng trăm lao động bị trục xuất về nước không lý do. Ảnh: Quốc Huy |
Trong số hàng trăm lao động trên, rất nhiều người được đưa sang Abu Dhabi để huấn luyện làm vệ sỹ.
Hàng trăm lao động trở về nước với giấy hẹn của 3 Công ty trên đến làm việc ngày 10/6. Ảnh: Quốc Huy |
Sáng 2/5, trao đổi với báo chí, lãnh đạo Sở LĐ-TB&XH tỉnh Nghệ An cho biết: “Hiện đã cắt cử một Phó giám đốc Sở LĐ-TB&XH ra Bộ để nắm tình hình”.
500 lao động VN bị trục xuất về nước do ẩu đả?(2/5)
- 500 lao động Việt Nam đã bị Các tiểu vương quốc Ả rập thống nhất (UAE) trục xuất về nước sau sự vụ ẩu đả giữa một nhóm lao động. Thông tin trên được ông Bùi Nguyên Lân, Giám đốc Sở LĐ-TB&XH Nghệ An xác nhận hôm 2/5.
"Hiện chúng tôi đã cử một phó giám đốc sở ra làm việc ở Bộ LĐ-TB&XH để nắm tình hình”, ông Lân cho hay.
Trước đó, sáng 1/5, nhiều lao động đi xuất khẩu lao động ở UAE đã được cảnh sát cơ động hộ tống đến Trung tâm Giới thiệu việc làm tỉnh Nghệ An (đường Phong Đình Cảng, TP Vinh, Nghệ An).
Được biết, số lao động này được các công ty xuất khẩu lao động đưa sang UAE khoảng 3 tháng nay chủ yếu làm vệ sỹ.
Đại diện các Công ty xuất khẩu lao động như TTLC, Petromanning, Sovilaco… đã hẹn số lao động về nước trước hạn này đến làm việc vào ngày 10/6 tại Trường dạy nghề số 4 (Bộ Quốc phòng) đóng ở TP Vinh (Nghệ An).
------------------
Cảnh sát cơ động hộ tống hàng trăm người lao động về quê (PLTP). “…trong thời gian làm việc tại UAE, một số người quê Nghệ An và Hà Tĩnh có mâu thuẫn dẫn đến ẩu đả với một số lao động quê các tỉnh phía Bắc”.
Công nhân châu Á đòi quyền lợi (NLĐộng). – Ngày Quốc tế Lao động 1-5: Công nhân nhiều nước yêu cầu tăng lương (SGGP)
----------------------