Thứ Sáu, 17 tháng 12, 2010

Nhà báo bị kỷ luật vì viết bài về tham nhũng

 - Nhà báo bị kỷ luật vì viết bài về tham nhũng
Phong vũ biểu chống tham nhũng toàn cầu 2010 - Nguồn: Transparency International
Phong vũ biểu chống tham nhũng toàn cầu 2010 đăng trên mạng Transparency International.
Tổng biên tập cùng hai nhà báo của mạng tin VietnamNet nhận các hình thức kỷ luật, khiển trách khác nhau khi đăng kết quả khảo cứu tham nhũng tại Việt Nam.
Bài “Cảnh sát đứng đầu bảng về tham nhũng” xuất hiện trên mạng chiều 14/12 nhưng sau đó bị gỡ xuống. VietnamNet đăng tin cải chính và cáo lỗi ngày 16/12.

“Trong bản tin này có đưa một số chi tiết liên quan đến một số cơ quan Việt Nam chưa được kiểm chứng,” tin cải chính của VietnamNet viết.
“VietNamNet đã rút bản tin này xuống và tổ chức xử lý, kiểm điểm nghiêm khắc trách nhiệm của Tổng biên tập và các cá nhân liên quan đến việc xử lý, đăng phát thông tin này.”
Tổng biên tập của VietnamNet nhận hình thức kỷ luật khiển trách. Thư ký xuất bản bị khiển trách, tin trên mạng VietnamNet cho hay.
Phóng viên viết tin bị kỷ luật cảnh cáo. Và người này sẽ không được cấp thẻ nhà báo trong lần tới.
Được biết phóng viên viết bài về tham nhũng có bút hiệu là Linh Thư.
Khảo sát tham nhũng
Trong bản tin này có đưa một số chi tiết liên quan đến một số cơ quan Việt Nam chưa được kiểm chứng
VietnamNet
Minh bạch Quốc tế, tổ chức chống tham nhũng toàn cầu vừa thực hiện cuộc khảo sát về tham nhũng tại Việt Nam và 85 nước khác trên thế giới.
Cuộc thăm dò dư luận có tên “Phong vũ biểu chống tham nhũng toàn cầu 2010”.
Khảo sát do công ty tư vấn Indochina Research, đại diện cho hãng nghiên cứu Gallup International tại Việt Nam thực hiện theo yêu cầu của Tổ chức Minh bạch Quốc tế (TI).
Nhân viên nghiên cứu phỏng vấn trực tiếp 1.000 người dân ở năm thành phố lớn, gồm Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng, Hải Phòng và Cần Thơ.
62 % trong số người được hỏi cho rằng tham nhũng gia tăng tại Việt Nam trong ba năm qua.
Trong các lĩnh vực “cảm nhận’’ có tham nhũng, cảnh sát được cho là ngành đứng đầu tham nhũng ở Việt Nam - với 82% số người được hỏi đồng ý.
Theo sau là giáo dục (67%), cán bộ nhà nước, nhân viên hành chính công (61%), và tư pháp (52%).
Khảo sát cho thấy người dân tin vào lãnh đạo chính phủ, và báo chí, trong công cuộc phòng chống tham nhũng.
Tin cải chính và cáo lỗi đăng trên VietnamNet ngày 16/12
Tin cải chính và cáo lỗi đăng trên VietnamNet ngày 16/12.
Tuy vậy, những người tốt nghiệp phổ thông hoặc cao hơn tin vào chính phủ ít hơn những người có trình độ thấp, theo bản khảo sát.
Tường thuật
Bài của VietnamNet chỉ tường thuật lại kết quả khảo sát của tổ chức Minh bạch Quốc tế.
Nhiều tờ báo ở Việt Nam đồng loạt đăng tin, chủ yếu theo lối tường thuật, kết quả của Phong vũ biểu chống tham nhũng toàn cầu 2010, trong cùng ngày.
Tờ Pháp Luật thành phố Hồ Chí Minh chạy bài với tựa đề “Dân Việt Nam lạc quan, tin tưởng vào chính phủ.”
“Dân tin nhà nước quyết tâm chống tham nhũng” là tít của báo Tuổi Trẻ.
Báo Lao Động đặt tựa đề: “Cảnh sát nhận hối lội nhiều nhất trên thế giới”.
“Người dân tin vào lãnh đạo trong phòng chống tham nhũng”, là tựa đề của Sài Gòn Tiếp Thị.
Trong khi VietnamNet dùng tít: “Cảnh sát đứng đầu bảng về tham nhũng.”
Một người thạo tin ở Hà Nội cho BBC Việt Ngữ hay ông nghi rằng bài của VietnamNet bị gỡ xuống có thể là do “giật tít” quá mạnh.
“Chứ nội dung của nó không khác gì với các bài viết trên nhiều tờ báo khác.”


 -Phải chăng là chiêu bài? Đông A -

Vietnamnet đưa tin cải chính và cáo lỗi về chuyện đăng thông tin kết quả khảo sát Phong vũ biểu tham nhũng toàn cầu năm 2010 của Tổ chức Hướng tới Minh bạch. Tôi thấy chuyện này hơi lạ và kỳ khôi. Bởi vì thông tin mà Vietnamnet đăng đâu có gì sai mà phải cải chính và cáo lỗi. Vietnamnet chỉ chuyển tải thông tin từ kết quả điều tra của Tổ chức Hướng tới Minh bạch tới người đọc. Tổ chức Hướng tới Minh bạch đang hoạt động hợp pháp tại Việt Nam, nghiên cứu điều tra của họ được nhà nước cho phép, vậy thì tại sao Vietnamnet phải cải chính và cáo lỗi? Vietnamnet chỉ phải cải chính và cáo lỗi nếu họ đưa tin sai, không đúng với thông tin mà Tổ chức Hướng tới Minh bạch công bố.

Khi Vietnamnet đăng bài lên rồi rút bài xuống, tôi đã nghĩ tới chiêu thức quen thuộc nhằm thu hút người đọc, bởi vì một số báo khác vẫn đăng tin về kết quả khảo sát này, ví dụ như Tuổi trẻ, SGTT, thậm chí trang Bee còn đăng lại bài phỏng vấn Thiếu tướng Công an Vũ Hùng Vương về vấn đề này. Tôi không rõ các tờ báo này có hay sẽ đăng tin cải chính và cáo lỗi như Vietnamnet không? Nếu các tờ báo này không đăng tin cải chính và cáo lỗi thì phải hiểu hành động của Vietnamnet như thế nào? Liệu đây có phải chính là chiêu bài để thu hút độc giả và tố "khổ" với công luận về một chính quyền bưng bít thông tin, đồng thời tạo thế "kim thiền thoát xác"?    

Ở khía cạnh khác, phải thấy rằng khảo sát này được công ty tư vấn của Pháp, đại diện cho hãng Gallup tiến hành. Với uy tín của Gallup có thể tin vào được kết quả khảo sát. Với sample là 1000 người, trải trên 5 thành phố khác nhau từ Bắc đến Nam, tôi thấy đây là một sample không tồi. Tôi không rõ lựa chọn người phỏng vấn có hoàn toàn ngẫu nhiên, và hoàn toàn ngẫu nhiên về nghề nghiệp, tuổi tác không. Tuy không rõ chi tiết về khảo sát, cá nhân tôi thấy có thẻ coi kết quả khảo sát là khả dĩ tin được. Thực ra nếu Chính phủ không tin, Chính phủ có thể tiến hành một cuộc khảo sát tương tự và công bố kết quả để đối chiếu. Đó là cách thức tốt nhất. Nếu một sample đủ lớn và được lựa chọn ngẫu nhiên thì kết quả khảo sát là đáng tin cậy.


-Dân tin Nhà nước quyết tâm chống tham nhũng (TT)-
TT - Ngày 14-12, Bộ Phát triển quốc tế Anh và Tổ chức Hướng tới minh bạch tại Hà Nội đã công bố kết quả khảo sát phong vũ biểu tham nhũng toàn cầu 2010.
Khảo sát này do Tổ chức Minh bạch quốc tế thực hiện ở 86 nước và vùng lãnh thổ qua phỏng vấn trực tiếp, điện thoại và Internet với hơn 91.000 người dân. Phần khảo sát tại VN được thực hiện bằng phỏng vấn trực tiếp với 1.000 người dân ở năm thành phố lớn là Hà Nội, TP.HCM, Hải Phòng, Đà Nẵng và Cần Thơ. Kết quả là đa số người được hỏi (62%) cho rằng tham nhũng đang gia tăng ở VN trong ba năm qua nhưng vẫn tin tưởng khá mạnh mẽ vào quyết tâm của các thể chế chính trị, đặc biệt là Quốc hội và Đảng.
Theo từng ngành, tham nhũng được nhiều người cảm nhận nhất là ngành công an (82%) - tương đồng với kết quả khảo sát toàn cầu; sau đó là trong hệ thống giáo dục (67%), trong công chức/viên chức (61%), tư pháp (52%), giới kinh doanh (49%)... Các ngành được cảm nhận có ít tham nhũng nhất là quân đội, báo chí, Đảng, Quốc hội, các tổ chức phi chính phủ và các tổ chức tôn giáo.
-Dân VN lạc quan, tin tưởng chính phủ (PL)-
picture84% số người được hỏi từng va chạm với tham nhũng cho biết họ hối lộ là để đẩy nhanh công việc.
--TI: Cảnh sát là ngành tham nhũng nhất tại Việt Nam (Bee)- Cảnh sát là ngành đứng đầu bảng về tham nhũng tại Việt Nam (82%) trong khi ở ngành giáo dục là 67%, hành chính 61%....- TI: Cảnh sát đứng đầu bảng về tham nhũng (VNN) Cảnh sát được cho là ngành đứng đầu bảng về tham nhũng ở Việt Nam, hơn cả giáo dục hay hành chính công. Song người dân tin tưởng khá mạnh mẽ vào các thể chế chính trị (đặc biệt là Quốc hội và Đảng) trong chống tham nhũng – theo kết quả khảo sát của Tổ chức Minh bạch Quốc tế (TI) năm 2010.-Hoàn thiện luật pháp để chống tham nhũng (PL)- “Việt Nam cần gấp rút hoàn thiện hệ thống luật liên quan, trong đó có việc điều chỉnh luật quốc gia cho phù hợp với Công ước Quốc tế về phòng, chống nham nhũng (PCTN)”.

Tổng số lượt xem trang