- Giấc mộng Trung Hoa: Tư duy nước lớn và vị thế chiến lược của Trung Quốc trong kỷ nguyên hậu Hoa Kỳ (Kỳ 14)
2. Tính cách Trung Hoa tạo nên “hiện tượng Trung Hoa”
Quốc gia bá đạo” đương nhiên xuất hiện “hiện tượng bá đạo” như “cường quyền”, “xâm lược”, “chiếm đóng”, ‘thực dân”…, đó là biểu hiện của bản chất quốc gia bá đạo. “Hiện tượng Trung Quốc” được thể hiện ở “Trung Quốc vương đạo” là sự thể hiện tính cách quốc gia như “cao thượng”, “văn minh”, “từ thiện”, là sự thể hiện tính chất của quốc gia Trung Quốc.
Rất nhiều nước nói tiếng Anh, chỉ một nước nói tiếng Hán
Trong 6 loại ngôn ngữ làm việc của Liên hợp quốc, có 5 ngôn ngữ không chỉ là tiếng nói chính thức của một nước mà là ngôn ngữ chính thức của nhiều nước.
Theo số liệu thống kê, tiếng Anh là ngôn ngữ chính thứccủa 45 quốc gia. Anh, Mỹ, Canađa, Ôxtrâylia, Niu Dilân đều là những nước lấy tiếng Anh làm tiếng mẹ đẻ.
Toàn thế giới có 200 triệu người nói tiếng Pháp, trong đó có 60 triệu người Pháp; hơn 20 nước lấy tiếng Pháp làm ngôn ngữ chính thức.
Hiện nay trên thế giới có 110 triệu người nói tiếng Đức, 3nước lấy tiếng Đức làm ngôn ngữ chính thức là Đức, Áo, Liechtenstein.
Toàn thế giới có 350 triệu người nói tiếng Tây Ban Nha, hơn 20 nước lấy tiếng Tây Ban Nha làm ngôn ngữ chính thức.
Ngôn ngữ chính thức của Liên Xô là tiếng Nga, sau khi Liên Xô tan rã thành 15 nước, có 4 nước lấy tiếng Nga làm ngôn ngữ chính thức là: Nga, Bêlarút, Cadắcxtan và Cưrơgưxtan.
Hiện naychỉ có 1 nước lấy tiếng Hán làm tiếng mẹ đẻ và ngôn ngữ chính thức, đó là Trung Quốc.
Trên thế giới, từ xưa tới nay chỉ có 1 nước lấy tiếng Hánlàm ngôn ngữ chính thức. Điều đó chứng tỏ quốc gia này chưa từng đi xâm lược nước khác, từ trước tới nay chưa từng bành trướng đất nước mình. Còn mấy chục quốc gia nói tiếng Anhđều là những nước từng bị đế quốc Đại Anh chinh phục và thành thuộc địa, là những nước bị người Anh chiếm đóng, sau đó là chiếm hữu.
Trung Quốc chưa từng thiết lập “Trung Quốc hải ngoại”
Sự trỗi dậy của các nước phương Tây luôn gắn liền với xâm lược, bành trướng, thực dân, buôn bán nô lệ. Năm 1441,đoàn thám hiểm do nhà hàng hải Hăngri được Bồ Đào Nha cử đi đã đem về hơn 10 nô lệ da đen từ châu Phi, là sự khởi đầu của người châu Âu thời cận đại trực tiếp buôn bán nô lệ da đen châu Phi. Từ đó cuộc thám hiểm của ông ta được tiến hành đồng thời với xâm chiếm thuộc địa và buôn bán nô lệ. Phát hiện là chiếm đóng, dấu chân của đoàn thám hiểm để lạiở nơi nào, nơi đó là đường biên giới lãnh thổ quốc gia Bồ ĐàoNha. Đặc biệt từ năm 1481 Joao Đệ Nhị sau khi lên ngôi vua,Tây Ban Nha đã tuyên bố thành lập “Đế quốc Tây Ban Nha hải ngoại”. Còn Trung Quốc từ xưa đến nay chưa hề xây dựng tư tưởng và hành động thực tiễn về “Trung Quốc hải ngoại”, không có lịch sử xây dựng “Trung Quốc hải ngoại”.
Vì sao người Trung Quốc không thiết lập “Trung Quốc hải ngoại”? không phải vì người Trung Quốc không có năng lực hàng hải và khả năng chinh phục mà vì người Trung Quốckhông có cái tâm bành trướng. Ở phương Tây, những nước được gọi là cường quốc hàng hải thì đã phát hiện là chiếm đóng, còn Trung Quốc phát hiện nhưng không chiếm đóng, đã phát hiện là có quan hệ hữu nghị.
Các nước phương Tây còn tung hỏa mù, đả kích Trung Quốc về vấn đề Tây Tạng, Tân Cương. Một thanh niên Trung Quốc đã phản bác luận điệu này, được đăng tải rộng rãi trên internet. Người thanh niên Trung Quốc 21 tuổi du học ở Canađa ấy đã làm một đoạn video clíp “Tây Tạng quá khứ, hiện tại và tương lai mãi mãi là một bộ phận của Trung Quốc”, đã nói với mọi người rằng: Nếu người phương Tây từkhắp mọi nơi như châu Mỹ, châu Đại Dương, châu Phi, châuÁ… đều cuốn gói trở về châu Âu, Trung Quốc cũng sẽ rút khỏi Tây Tạng, nếu không, đừng nói với chúng tôi vấn đề này. Nếu như phương Tây thực sự có thể làm được điều đó thì các quốc gia phương Tây hiện nay sẽ có một nửa phải biến khỏi trái đất.
Người Trung Quốc “lá rụng về cội”, người Anh “cắm rễ bốn biển”
Người Trung Quốc rời khỏi đất nước mình vẫn luôn nhớ đến quê hương, muốn lá rụng về cội, còn người Anh xa đất nước là muốn chiếm ở bên ngoài một mảnh đất tốt mới để dựng nhà mới, thành lập một quốc gia mới do họ làm ông chủ. Họ gieo rắc hạt giống ra ngoài biên giới, cắm rễ khắp bốn biển. Trung Quốc vào thời Hán, thời Tam quốc, triều Tùy, thời kỳ đầu thế kỷ XIII đều có con đường tơ lụa, gồm đường tơ lụa trên đất liền và đường tơ lụa trên biển, những phát hiệnlớn về địa lý của Trung Quốc còn sớm hơn người châu Âu rất nhiều, nhưng người Trung Quốc có “phát hiện lớn” chứ không có “chiếm đóng lớn”.
Cùng là chuyển dịch dân số nhưng người Trung Quốc không có “giấc mộng Trung Quốc hải ngoại”, xây dựng quốcgia mới ngoài biên giới của mình, còn người châu Âu với uy lực tàu to pháo lớn đã thực hiện liên tiếp nhiều “giấc mộngthực dân hải ngoại”. Sự trỗi dậy của châu Âu được thực hiện bởi cuộc di cư của hơn 60 triệu người ra bên ngoài thiết lập đất thuộc địa. Dân nước Anh di cư ra nước ngoài mở rộng thuộc địa lập nên rất nhiều “Anh quốc hải ngoại”. Còn Trung Quốc luôn ở trên lãnh thổ của mình, dựa vào sức mình để giải quyết vấn đề của mình. Chính phủ Trung Quốc không có kỷ lục tổ chức đông đảo dân di cư ra ngoài. Do nhiều nguyên nhân, Trung Quốc tuy có hơn 60 triệu người Hoa ở hải ngoại, nhưng chưa hề thiết lập một thuộc địa hải ngoại nào ở nước bản địa, chưa từng có một “Trung Quốc hải ngoại”.
Ngày nay, rất nhiều nước nói tiếng Anh trên thế giới tuy từ lâu không còn là một quốc gia, nhưng do giữa họ có mối quan hệ huyết thống gần gũi nên thường dễ kết nối thành liên minh, đặc biệt là với sự thúc đẩy của lợi ích chiến lược chung nào đó, nhân tố về mặt này dễ phát triển. Ngày 5/3/1946, trong “Diễn văn trước bức màn sắt” nổi tiếng, Churchill đã kêu gọi thiết lập quan hệ đặc biệt giữa Anh và Mỹ, thực hiện sự thống trị của dân tộc nói tiếng Anh đối với thế giới, “không có sự liên kết của đồng bào các dân tộc nói tiếng Anh gắn bó như chân với tay thì sẽ không thể ngăn chặn có hiệu quả chiến tranh và tiếp tục phát triển tổ chức quốc tế”.
Trung Quốc xưa nay không có kế hoạch lớn chinh phục thế giới
Tất cả các nước lớn trỗi dậy trong thời kỳ cận đại đều đưa ra kế hoạch chiến lược phân chia thế giới, làm bá quyền thế giới, thậm chí sẵn sàng đẩy loài người đi đến huỷ diệt.
Trung Quốc thời cổ là nước văn minh, nước lễ nghĩa, nước thành tín, nước phòng thủ. Vì vậy, khái niệm ‘thiên hạ” của người Trung Quốc xưa nay không vượt ra ngoài lãnh thổ Trung Quốc. Các thế hệ tinh hoa trong lịch sử Trung Quốc đều bàn chuyện trời đất, hoạch định kế sách, tổ chức lực lượng ở trên đất nước mình. Từ đế quóc Tần đến nước Trung Hoa mới, trong tư duy chiến lược của dân tộc Trung Hoa xưa nay không có tư duy chinh phục và thống trị thế giới.
Trung Quốc không hề ra đời những cương lĩnh và kế hoạch chiến lược chinh phục thế giới như “triết lý Tanaka” từng ra đời ở Nhật Bản “ Muốn chinh phục thế giới, trước hết phải chinh phục Trung Quốc. Muốn chinh phục Trung Quốc, trước hết phải chinh phục Mãn Châu, Mông Cổ”.
Trung Quốc chưa hề ra đời cương lĩnh và kế hoạch từngxuất hiện ở Đức như “Tài liệu mật về ý đồ lớn của vua Đức” với mục tiêu thống trị toàn thế giới, phải “Chinh phục Pháp, thần phục Nhật Bản, quyết chiến với Mỹ”. Ngày 18/12/1940,mục tiêu chiến lược này của Đức lại được cụ thể hoá bằng Mệnh lệnh tác chiến số 21, mang mật danh “Kế hoạch Barbarrossa” tiến công Liên Xô do Hítle ký. Kế hoạch này yêu cầu trước khi kết thúc chiến tranh với Anh phải tấn công đánh bại Liên Xô bằng một cuộc viễn chinh thần tốc. Sau khi đánh bại Liên Xô và giải quyết xong vấn đề nước Anh, sẽ liên minh với Nhật Bản “quét sạch thế lực Anglusaxon” tại Bắc Mỹ. Dự kiến lực lượng thuỷ quân lục chiến hùng mạnh sẽ xuất phát từ căn cứ Greenland, Airơlen, quần đảo Azor và Braxin đổ bộ lên bờ biển phía đông Bắc Mỹ; lực lượng xuất phát từ quần đảo Aleut và quần đảo Haoai đổ bộ lên bờ biểnphía tây. Vì vậy Bộ thống soái quân đội Đức không những vạch kế hoạch chiến tranh xâm lược Liên Xô một cách chi tiết, mà còn vạch cả kế hoạch lâu dài xâm lược tấn công Anh, Mỹ, thống trị thế giới.
Trung Quốc không có kế hoạch chiến lược như “Di chúcPie Đệ Nhất” từng xuất hiện ở Nga. Pie đại đế nói rằng dân tộc Nga mãi mãi được ánh sáng của thần linh soi đường vàđược thần linh ủng hộ, có sứ mệnh thống trị toàn bộ châu Âu.Trong thời đại châu Âu là trung tâm của thế giới, việc chinhphục và thống trị châu Âu cũng là chinh phục và thống trị thế giới.
Ở Trung Quốc cũng chưa từng xuất hiện ý tưởng chiến lược như kiểu “Biến Thái Bình Dương thành ao nhà của nước Mỹ”.
Trung Quốc có “viễn hàng,” châu Âu có “viễn chinh”
Cuối triều Minh, Trung Quốc là trung tâm kinh tế thế giới, tổng lượng kinh tế chiếm 45% của thế giới. Sản lượng sắt của triều Minh lớn gấp 2,5 lần triều Bắc Tống, năm đầu thời Vĩnh Lạc lên đến 9.700 tấn. Nước Nga khi đó là quốc gia có sảnlượng sắt lớn nhất châu Âu cũng chỉ 2.400 tấn. Lực lượng quân sự triều Minh, đặc biệt là lực lượng quân sự trên biển hết sức lớn mạnh. Nhà nghiên cứu lịch sử khoa học kỹ thuậtnổi tiếng Lý Ước Sắt cho rằng, trong lịch sử, hải quân triều Minh có thể nổi trội hơn mọi quốc gia châu Á, thậm chí vượttrên mọi nước châu Âu cùng thời, tất cả các nước châu Âu liên kết lại cũng không thể địch nổi hải quân triều Minh. Paul Kennedy chỉ rõ: 1/3 sản lượng sắt thép toàn thế giới được dùng vào việc sản xuất vũ khí của đế quốc Minh. Triều Minh hùng mạnh nhưng không viễn chinh vì triều Minh không muốn bành trướng.
Nhà hàng hải lớn triều Minh là Trịnh Hoà ngày 11/7/1405 thống lĩnh một đội tàu hùng hậu bắt đầu tiến hành 7 cuộc hành trình lớn ra biển phía tây. Đến năm 1433, trong thời gian gần 30 năm, đội tàu của Trịnh Hoà đã lần lượt đi xa qua Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương, nơi xa nhất đến Biển Đỏ và bờ đông châu Phi. Hành trình trên biển của ông đã đặt chân lên hơn 30 quốc gia và khu vực. Bảy lần đi biển xa của Trịnh Hoà thường mỗi lần có khoảng 27.000 người đi theo, phải sử dụng hơn 260 tàu, trong đó có hơn 60 tàu cỡ lớn và vừa, lượng giãn nước của những tàu này khoảng 1500 tấn.
Côlômbô trong cuộc đời từng nhiều lần đến châu Mỹ, số tàu thuyền sử dụng khi ít nhất là 3 chiếc, khi nhiều nhất là 17 chiếc, lượng giãn nước của tàu thường là loại 100 – 200 tấn, số người đi theo khi ít nhất là 90, nhiều nhất là 1200-1500 người. Vaso Da Gama đã có hai lần hành trình đường biểnđến Ấn Độ, lượng giãn nước của tàu thuyền sử dụng đều là loại 50 – 100 tấn.
Quân đội Trung Quốc trong 30 năm hành trình biển xa đã lần lượt đến hơn 30 nước, không sử dụng vũ lực để chinh phục một nước nào, không thiết lập một thuộc địa nào ở hải ngoại, không cướp đoạt của cải của một nước nào mà chỉ làm sứ giả hữu nghị thúc đẩy giao lưu kinh tế và văn hoá, là cuộc hành trình hoà bình hữu nghị. Những thuộc địa mà các nước thựcdân phương Tây từ xa vạn dặm đến phương Đông chinh phục sau này là những nơi mà mấy chục năm trước đó Trịnh Hoà đã từng đi qua. Vì sao Trung Quốc “viễn hàng chứ không viễn chinh?”. Bởi vì Trung Quốc tuy có đủ sức bành trướng và chiếm thuộc địa, nhưng không có chủ tâm bành trướng và chiếm đóng.
Năm 1433, trong chuyến đi biển xa lần thứ 7, Trịnh Hoà bị ốm chết. Do công cuộc đi biển xa vấp phải sự phản đối của nhiều đại thần nên vị vua mới lên ngôi của triều Minh đã xuống chiếu ra lệnh: “Cấm mọi tàu thuyền lớn đến các phiên quốc biển phía tây”. Sự nghiệp hàng hải của Trung Quốc bị xoá bỏ hoàn toàn. Những con tàu lớn quý giá của Trịnh Hoà đậu trong cảng vịnh của nhà vua dần dần mục nát. Không những thế, Bộ Binh của triều Minh còn thiêu trụi xưởng đóng tàu và mọi bản vẽ, tư liệu mà Trịnh Hoà đã dày công xây dựng trong nhiều năm.
Thế kỷ XV trong lịch sử thế giới là thời khắc quan trọng loài người đi từ thời đại lục địa sang thời đại hải dương. Trung Quốc vốn có lực lượng trên biển hùng mạnh nhất thời đó nhưng lại kiên quyết rút lui khỏi biển cả. Hegel từng than thở: “Người Trung Quốc đã quay lưng lại với biển”. Khi ngườiTrung Quốc quay lưng lại với biển thì người châu Âu lại xông ra biển, mở dầu cho những phát hiện lớn về địa lý, sự chiếm đóng với quy mô lớn đất thuộc địa và sự cướp đoạt quy mô lớn nguồn của cải ở hải ngoại. Paul Kennedy còn chỉ rõ: Trong mọi nền văn minh trước cận đại, không có nền văn minh của nước nào phát triển hơn, tiên tiến hơn văn minh Trung Quốc.Ông cho rằng, nhân tố then chốt khiến Trung Quốc thụt lùi đơn thuần là tính bảo thủ của đám quan lại sùng tín học thuyết Khổng Tử. Tất cả những quan lại có địa vị quan trọng đều quan tâm bám giữ và phục hồi quá khứ chứ không mở ra tương lai tươi sáng hơn trên cơ sở mở mang và buôn bán ra hảingoại. Điều này dẫn đến sự thù ghét nghề buôn và tư bản tư nhân trong tất cả tầng lớp trên của đế quốc Trung Hoa.
Người phương Tây phê phán người Trung Quốc bỏ mất biển khơi, chẳng phải họ đã chứng minh từ góc độ khác về dòng chính của trào lưu ý thức của người Trung Quốc thời đó là không bành trướng, không cướp đoạt, không thực dân hay sao?
Đã có mấy nước tuyên bố không sử dụng trước vũ khí hạt nhân?
Hiện nay trên thế giới có 8 quốc gia công khai sở hữu vũ khí hạt nhân (kể cả Triều Tiên), nhiều nước có nhiều vũ khí hạt nhân hơn Trung Quốc, cũng nhiều nước vũ khí hạt nhân ít hơn, nhưng cho đến nay, chỉ có 1 nước là Trung Quốc tuyên bố không sử dụng trước vũ khí hạt nhân.
Mỹ là nước có vũ khí nguyên tử sớm nhất trên thế giới, cũng là nước đầu tiên sử dụng vũ khí nguyên tử, là nước có số lượng vũ khí hạt nhân nhiều nhất và kỹ thuật hạt nhân tiên tiến nhất, nước có lực lượng quân sự thông thường hùng mạnh nhất, nhưng họ lại không chịu tuyên bố không sử dụng trước vũ khí hạt nhân. Cho đến nay, Trung Quốc là nước đầu tiên và cũng là nước duy nhất trên thế giới tuyên bố không sử dụng trước vũ khí hạt nhân. Tính cách quốc gia của Trung Quốc và Mỹ thể hiện trong vấn đề vũ khí nguyên tử khác nhau làm sao!
Trung Quốc không những là quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân đầu tiên tuyên bố không sử dụng trước loại vũ khí này, Trung Quốc còn tuyên bố không sử dụng hoặc đe doạ sử dụng vũ khí hạt nhân với những nước và khu vực không có vũ khí hạt nhân. Trung Quốc đã đơn phương gánh vác nghĩa vụ mà những quốc gia hạt nhân khác không gánh vác. Trung Quốc chưa từng giúp những nước khác phát triển vũ khí hạt nhân, chính phủ Trung Quốc luôn thực hiện chính sách không chủ trương, không khuyến khiách, không phổ biến vũ khí hạt nhân.
Trong vấn đề vũ khí hạt nhân, chiến lược hạt nhân của Trung Quốc mang tính phòng ngự. Vũ khí hạt nhân của Trung Quốc không phải dùng để giết người mà dùng để phòng thân.
Toàn thế giới vui mừng khi thấy Tổng thống Mỹ Obama đưa ra lời kêu gọi xây dựng “Thế giới không có vũ khí hạtnhân”. Đây là công việc nặng nề và lâu dài. Để xây dựng “Một thế giới không có vũ khí hạt nhân”, trước hết phải xây dựng “Một thế giới trong đó những quốc gia hạt nhân không sử dụng trước vũ khí này”. Mỹ là nước đề xướng một thế giới không có vũ khí hạt nhân, liệu họ có thể noi gương Trung Quốc tuyên bố trước thế giới “Mỹ không sử dụng trước vũ khí hạt nhân” ?
Trung Quốc có “8 điều không thể” đối với Mỹ
Cùng với sự trỗi dậy của Trung Quốc, “Thuyết về mối đe doạ từ Trung Quốc” đang được lớn tiếng rêu rao. Những nước khác mang tâm lý lo ngại còn có nguyên nhân, nhưng người Mỹ hò hét về luận thuyết trên khiến người ta không khỏi suy nghĩ. Tính cách Trung Quốc đã quyết định rằng Mỹ không thể bị Trung Quốc đe dọa. Trung Quốc có “8 điều không thể” đối với Mỹ, Mỹ cũng có “8 điều yên tâm” về Trung Quốc.
1. Người Trung Quốc không phải là người Nhật trước năm 1945 – giữa Trung Quốc và Mỹ không thể có “Sự kiện Trân Châu Cảng”.
2. Người Trung Quốc không phải là người Đức trong thời kỳ hai cuộc đại chiến thế giới – Trung Quốc không thể sử dụng vũlực để thách thức thế giới, không thể là nước bắn phát súng, nã phát pháo đầu tiên sang phía Mỹ.
3. Người Trung Quốc không phải là người Nga trước năm 1991 – không có nhu cầu đối phó với Mỹ bằng thủ đoạn Chiến tranh Lạnh, Trung Quốc không thể tiến hành Chiến tranh Lạnh với Mỹ.
4. Kỹ thuật quân sự của Trung Quốc tuy lạc hậu hơn Mỹ, nhưng không bao giờ Trung Quốc lại có thể “ném bom nhầm”vào đại sứ quán Mỹ. Cho nên Đại sứ quán của Mỹ ở bất cứ nơi nào trên thế giới cũng đều không cần đề phòng bị máy bay Trung Quốc “ném bom nhầm”.
5. Máy bay trinh sát quân sự Trung Quốc không thể tới bờ Tây của Mỹ, tới cửa ngõ nước Mỹ để gây ra vụ việc “đụng nhau” với máy bay Mỹ, để phi công Mỹ phải rơi xuống biển.
6. Những nơi nào trên nước Mỹ xảy ra đòi độc lập, muốn ly khai, Trung Quốc cũng không thể thọc tay, không thể đưa ra “Luật Quan hệ” với một khu vực của Mỹ đòi độc lập, muốn ly khai, lại càng không thể bán vũ khí cho bọn họ.
7. Trung Quốc không thể thực hiện chiến lược “PhươngĐông hoá”, “Phân hoá”, chiến lược “Diễn biến hoà bình” đối với Mỹ.
8. Trung Quốc không thể tổ chức ra các “đồng minh”, “liên minh” hữu hình cũng như vô hình nào để nhằm vào Mỹ.
Tuy nhiên, liệu Mỹ có thể để cho Trung Quốc yên tâm với 8 điều trên không?
Kỳ sau: 3. Binh pháp Trung Quốc: Hoà bình là thượng sách
----------
Giấc mộng Trung Hoa: Tư duy nước lớn và vị thế chiến lược của Trung Quốc trong kỷ nguyên hậu Hoa Kỳ (Kỳ 15)
3. Binh pháp Trung Quốc: Hoà bình là thượng sách
Tính cách của một quốc gia và dân tộc, có biểu hiện nổi bật và trực tiếp trong văn hóa quân sự của quốc gia, dân tộc đó. Trung Quốc là một nước lớn văn hoá quân sự, “binh pháp Trung Quốc” là báu vật của văn hoá quân sự Trung Quốc, là sự thể hiện và kết tinh của văn hoá chính trị Trung Quốc trong lĩnh vực quân sự. Nhìn nhận tính cách Trung Quốc từ binh pháp Trung Quốc, là một góc độ hết sức quan trọng.
Binh pháp hoà bình “không dùng gươm giáo mới là thượng võ ”
Binh pháp hoà bình “không dùng gươm giáo mới là thượng võ” của Trung Quốc chính là đặt mục đích và mục tiêu của “chiến thắng” vào việc “không dùng gươm giáo”, cũng chính là đặt mục tiêu cuối cùng của đấu tranh quân sự vào “hòa bình”, chứ không phải đặt vào “chiến thắng”. Có thể nói, văn hoá quân sự của Trung Quốc không chỉ là văn hoá đánh thắng chiến tranh, giành được thắng lợi, mà quan trọng hơn là văn hoá ngăn chặn chiến tranh, giành được hoà bình.
Tổ tiên Hoa Hạ hơn 5000 năm trước, khi sáng tạo ra chữ “võ” khắc trên mai rùa, đã theo tinh thần “không dùng gươm giáo”, trao cho nó hàm nghĩa hoà bình. Truyền thống Hoa Hạ “không dùng gươm giáo mới là thượng võ”, đã quyết định mục đích của “thượng võ” Trung Quốc là “không dùng gươm giáo”, đã quyết định thực chất của tinh thần “thượng võ” Trung Quốc là tôn sùng “hòa bình”.
Danh ngôn của binh pháp Trung Quốc là “từ xưa biết đạo dùng binh thì không hiếu chiến”, quan niệm của người lính Trung Quốc là “từ xưa biết đạo dùng binh thì sẽ hòa bình”. Mức độ cao nhất của nghiên cứu quân sự, thực tiễn quân sự, không phải là “đánh bại kẻ thù”, mà là “giành được hoà bình”. Cho nên, binh pháp Trung Quốc là “binh pháp hoà bình”. Giá trị cốt lõi của binh pháp Trung Quốc, không phải “thắng lợi là thượng sách”, mà là “hoà bình là thượng sách”.
Xét về khả năng “đánh bại kẻ thù” thì người Mỹ có thể được coi là đứng đầu thế giới, nhưng xét về khả năng “giành được hòa bình” thì hoàn toàn ngược lại. Từ khi kết thúc Chiến tranh Lạnh đến nay, các cuộc chiến tranh “đánh bại kẻ thù” của Mỹ chưa một trận thất bại, nhưng Mỹ lại không có lấy một thành công trong nỗ lực “giành được hòa bình” sau chiến tranh, toàn bộ chiến trường quân sự thuận lợi bỗng trở thành cạm bẫy và vũng lầy cho quân đội Mỹ. Kỹ thuật quân sự cao siêu của Mỹ và “binh pháp Mỹ” không thể giải quyết những khó khăn cho quân đội Mỹ, phải chăng người Mỹ cần phải tăng cường học tập và nghiên cứu binh pháp Trung Quốc?
Binh pháp phòng ngự : “Đánh đòn phủ đầu sau”
Binh pháp phòng ngự “đánh đòn phủ đầu sau” của Trung Quốc đó là “không tấn công”, không tiến hành đánh đòn phủ đầu trước, không gây chiến kẻ khác, không bắn phát súng đầu tiên.
Câu cửa miệng của người lính Trung Quốc qua các thời kỳ là “phòng bị trước khỏi lo hậu họa” và “luôn luôn phòng bị”, bao giờ cũng đặt vào chữ “ phòng bị”. Quân đội và người lính Trung Quốc không lấy tấn công đánh đòn phủ đầu trước để giành lấy quyền chủ động chiến lược, mà lấy việc “luôn luôn phòng bị ” để đối phó với các cuộc tấn công của kẻ khác, lấy “phòng bị trước” để bảo đảm “khỏi lo hậu họa”.
Không bắn phát súng đầu tiên, xuất quân có nguyên do chính đáng, đánh đòn phủ đầu sau là nguyên tắc chiến lược cơbản. Điều này, về căn bản đã quyết định tính không tấn công, không xâm lược, không gây chiến trong văn hoá quân sự Trung Quốc, đã quyết định văn hoá quân sự Trung Quốc không phải là văn hoá mang tính tấn công trên phương diện chiến lược, mà là văn hoá mang tính phòng ngự, là văn hoá mang tính tự vệ, là văn hoá mang tính phản kích.
Mặc dù, binh pháp Trung Quốc là binh pháp kỳ diệu được thế giới công nhận, nhưng tinh thần chủ yếu mà binh pháp đề cập không phải là tấn công, mà là phòng thủ; chủ yếu nhấn mạnh tới tinh thần “đánh đòn phủ đầu sau” , chứ không phải là “đánh đòn phủ đầu trước”.
Đặc trưng căn bản của văn hoá quân sự Trung Quốc là phòng ngự tích cực về chiến lược, điều này hoàn toàn không phủ định giá trị của mặt nghệ thuật tấn công trong binh pháp Trung Quốc. Chẳng qua mục đích căn bản của hình thức tấn công này vẫn là nhằm phòng ngự, chứ không phải nhằm chiếm lĩnh; là nhằm gìn giữ cái đã có, chứ không phải nhằmbành trướng. Hán Vũ Đế tài trí mưu lược kiệt xuất, việc quân đội nhà Hán thâm nhập sâu vào vùng sa mạc lớn đánh trả quân Hung Nô, mục đích cũng là nhằm lấy tấn công để phòng thủ, lấy chinh phạt để ngăn chặn, vẫn là thuộc phòng ngự tích cực.
Tính chất phòng ngự trong văn hoá quân sự Trung Quốc được cả thế giới công nhận. Học giả nổi tiếng người Mỹ Johh King Fairbank, nói: “Người ra quyết sách của Trung Quốc từ xưa đến nay đều nhấn mạnh chiến tranh mặt đất mang tính phòng ngự, hoàn toàn không giống với lý luận tấn công của chủ nghĩa bành trướng thương mại từng được thể hiện tronghành động của chủ nghĩa đế quốc châu Âu”.
Thomas Keli Rui, nói: “Trung Quốc sẽ sử dụng vũ lực giới hạn trong mục đích phòng ngự, là chịu ảnh hưởng bắt nguồntừ tư tưởng đạo đức của Đạo giáo và Nho giáo. Chiến tranh chỉ là biện pháp bất đắc dĩ, hơn nữa nhất thiết phải có lý do chính đáng, điều này thông thường là chỉ chiến tranh phòng ngự, nhưng không loại trừ chiến tranh mang tính trừng phạt, nhằm ngăn chặn hành vi lấy mạnh ức hiếp yếu”. Nhà truyền giáo phương Tây Matteo Ricci từng sống tại Trung Quốc gần 30 năm trong những năm Vạn Lịch thời nhà Minh tuyên bố: “Quân đội của triều Minh là đội quân có số lượng lớn nhất, được trang bị tốt nhất trên thế giới mà ông từng thấy, nhưng đội quân Trung Quốc này lại hoàn toàn dùng vào phòng ngự, không có bất cứ ý đồ nào muốn xâm lược nước khác”.
Theo thống kê của các sử gia Nga, từ năm 1700 – 1870, trong số 38 cuộc chiến tranh do người Nga phát động trong gần 170 năm, chỉ có 2 cuộc chiến tranh mang tính phòng ngự, còn lại 36 cuộc chiến tranh đều mang tính tấn công. Trong khi đó, trong lịch sử hàng nghìn năm của Trung Quốc, khó thấy tiền lệ trong tình hình không bị tấn công Trung Quốc lại chủ động tấn công quốc gia và dân tộc khác.
Binh pháp mưu lược: “không đánh mà thắng”
“Binh pháp mưu lược” không cần đánh mà giành chiến thắng, đó là trong đấu tranh quân sự, không lấy sức mạnh để quyết định, mà lấy mưu lược để giành chiến thắng. Các nhà quân sự Trung Quốc qua các triều đại thường nhấn mạnh, là “mưu kế trước chiến đấu sau”, “định mưu trước hành động sau”, “nếu phải dùng binh thì dùng mưu trước làm gốc”. Họ coi trọng vận dụng mưu lược và sách lược, có thể lấy cái uy của quân đội để làm khiếp sợ, có thể lấy việc kết hôn để giảng hòa, có thể lấy việc bịt thành để ngăn chặn, có thể lấy bổng lộc và chức quyền để gia ân, có thể lấy lợi ích tiền bạc để giải quyết, có thể lấy giáo dục cảm hóa để giác ngộ… để đạt được mức độ “trận đánh nhỏ mà khuất phục được kẻ thù”, “không cần đánh mà khuất phục kẻ thù”. Trung Quốc cổ đại đã hình thành truyền thống “dụng kế”, “36 phép dụng kế” nổi tiếng của Tôn Tử, lưu truyền muôn đời. Binh pháp Trung Quốc, đó là phương thức tư duy và phương pháp tư duy “chú trọng mưu lược”, “dụng kế”. Binh pháp Trung Quốc kiên trì “thượng binh phạt mưu” (biện pháp quân sự tốt nhất là dùng mưu lược phá địch), “không cần đánh mà khuất phục kẻ thù”. Mục đích theo đuổi và thực hiện là thống nhất giữa giành thắng lợi quân sự và hạ thấp giá thành của chiến tranh. Học giả người Mỹ Arthur Waldron từng tổng kết: “Tư duy chiến lược của Trung Quốc từ xưa đến nay chủ trương dùng binh lực nhỏ nhất, thông qua vận dụng mưu lược, lợi dụng tối đa điều kiện khách quan ”.
Thực chất của “binh pháp mưu lược” Trung Quốc, là cự tuyệt dã mãn, giảm thiểu thương vong. Binh pháp Trung Quốc chủ trương “giữ thành là thượng sách”, không chủ trương tấn công thành để chiếm đất phá thành, giết hại dân trong thành, đây là “binh pháp văn minh”, “binh pháp nhân nghĩa”. Văn minh và hiệu quả của việc dùng mưu lược để giành chiến thắng là ở chỗ có thể hạ thấp giá thành trong đấu tranh quân sự, giảm thiểu cái giá của việc giành thắng lợi và giành được hoà bình. Những gì binh pháp Trung Quốc thể hiện là văn minh quân sự của Trung Quốc.
Sự khác nhau giữa “Thuyết về chiến tranh ” của châu Âu và “Binh pháp Tôn Tử” của Trung Quốc
Nước Đức là quê hương của Clausewitz, “Chiến tranhluận” là kiệt tác của người Đức. Người Đức nhiệt tình khi đọc “Chiến tranh luận”, thì người Trung Quốc cũng không kémhứng thú khi đọc “Binh pháp Tôn Tử”. Đặc biệt là các nhàchính trị và quân sự Đức, ai cũng đọc “Chiến tranh luận”.
“Chiến tranh luận” được gọi là “Binh pháp Tôn Tử” củachâu Âu. Nhưng tính cách và phẩm cách mà binh pháp châuÂu và binh pháp Trung Quốc phản ánh là không giống nhau.Tại châu Âu, binh pháp châu Âu là do chiến tranh châu Âuthúc đẩy sinh ra, và binh pháp châu Âu lại từng bước thúc đẩychiến tranh châu Âu và đại chiến thế giới. Không ít các nhàchiến lược và quân sự châu Âu đã từng trải qua hai cuộc đại chiến thế giới, đều có chung một điều tiếc nuối, đó là không được thấy sớm “Binh pháp Tôn Tử”.
Vua Wilhelm II phát động đại chiến thế giới thứ Nhất, sau chiến tranh được đọc “Binh pháp Tôn Tử” của Trung Quốc, không nén nổi tiếng thở dài, nói: “Nếu như có thể được đọc ‘Binh pháp Tôn Tử’ của Trung Quốc sớm 20 năm, nhất quyếtkhông thể gây ra bi kịch mất nước của Đức”.
Lidehate, người được cho là bậc thầy chiến lược phương Tây— “Clausewitz của thế kỷ 20”, trong lời tựa của tác phẩm “Tôn Tử” bản dịch tiếng Anh năm 1963 có viết : “Trong thời kỳ trước khi xảy ra đại chiến thế giới thứ nhất, tư tưởng quânsự của châu Âu chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi ‘Chiến tranh luận’ nổi tiếng của Clausewitz. Giả sử những ảnh hưởng này có thể nhận được sự điều hoà và cân bằng của tư tưởng Tôn Tử, thì có lẽ những tổn thất to lớn mà văn minh loài người phải hứng chịu trong hai cuộc đại chiến thế giới của thế kỷ này, đã có thể tránh được không ít”.
“Binh pháp Tôn Tử” bán chạy khắp châu Âu sau chiến tranh, sau đó tiếp tục nhận được sự ưa thích khắp toàn cầu. Sức hấp dẫn của “Binh pháp Tôn Tử” trên thực tế đã phản ánh sức hấp dẫn của văn hoá quân sự Trung Quốc.
Trung Quốc là một nước lớn về binh pháp trên thế giới, nhưng từ xưa đến nay Trung Quốc không phải là một nước lớn về chiến tranh trên thế giới. Binh pháp Trung Quốc là binh pháp chính trị, binh pháp hoà bình, binh pháp phòng ngự, binh pháp mưu lược, binh pháp nhân nghĩa, binh pháp đạo đức, binh pháp văn minh và binh pháp lấy nhu khắc cương, lấy tĩnh chế động. Một bộ “Binh pháp Tôn Tử” là sự thể hiện điển hình của văn hoá quân sự Trung Quốc, là sự phản ánh tập trung của tính cách quân sự Trung Quốc, cũng là sự thể hiện nổi bật của tính cách chính trị Trung Quốc trong lĩnh vực quân sự.
Kỳ sau: Đế quốc Trung Hoa hùng mạnh mà không xưng bá
-Giấc mộng Trung Hoa: Tư duy nước lớn và vị thế chiến lược của Trung Quốc trong kỷ nguyên hậu Hoa Kỳ (Kỳ 16)
4. Đế quốc Trung Hoa hùng mạnh mà không xưng bá
Đế quốc Trung Hoa là đế quốc duy trì với thời gian dài nhất trong lịch sử thế giới, là một “đế quốc trường thọ” danh xứng với thực. Nhưng quan niệm mà đế quốc Trung Hoa luôn luôn tuân thủ là “kẻ làm vương không ức hiếp khắp nơi, kẻ làm đế không phụ láng giềng”, trước sau luôn “to lớn mà không ngang ngược”, “hùng mạnh mà không xưng bá”. “Đạiđế quốc” và “Đại Hoàng đế” của đế quốc Trung Hoa đều có đặc sắc vương đạo rõ nét.
Nhà Tần hùng mạnh vì sao lại “xây dựng Trường thành”?
Đặc trưng của “đế quốc”, đó là hùng mạnh và tấn công, xâm lược và mở rộng. Đế quốc Trung Hoa là một đế quốc hùng mạnh trong lịch sử, nhưng hầu như khác với những đế quốc khác từng có trong lịch sử thế giới, vì đế quốc hùng mạnh này luôn là một đế quốc hướng nội, là một đế quốc mang tính gìn giữ cái đã có, là một đế quốc mang tính phòng ngự, là một đế quốc tự vệ, là một đế quốc đạo đức, là một đế quốc mang tính hoà bình, là một đại cường quốc có thể thân có thể tin.
Khởi điểm “đế quốc” của đế quốc Trung Hoa bắt đầu từ Tần Thuỷ Hoàng. Tần Thuỷ Hoàng được coi là “Hoàng đế đầu tiên” của đế quốc Trung Hoa, là người sáng lập đại đếquốc đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc. Đế quốc Tần xây dựng Trường Thành, đại Hoàng đế Tần Thuỷ Hoàng trở thành người thiết kế và lãnh đạo xây dựng công trình phòng ngự vĩ đại nhất trên thế giới. Sau khi Tần Thuỷ Hoàng thống nhất Trung Quốc, với lực lượng quân sự hùng mạnh của đế quốc,Tần Thủy Hoàng đã mệnh lệnh đại tướng Mông Điềm Bắc phạt Hung Nô, mục đích là lấy tấn công làm phòng thủ. Sau khi đánh đuổi quân Hung Nô, thu hồi các vùng đất bị chiếm đóng, đã cho xây dựng Trường Thành, khiến người Hồ không thể tiến xuống phia Nam tái xâm chiếm các vùng đất của Trung Quốc. Nhà Tần xây dựng Trường Thành không phải xây dựng ở vùng biên giới, mà là xây dựng bên trong khu vực biên giới của nhà Tần. Trong bối cảnh thế nước hùng mạnh, kỳ quan đó dùng để tiến hành phòng ngự và giữ thế thủ, chỉ có tại Trung Quốc mới có thể nhìn thấy.
Nhà Tần xây dựng Trường Thành, đã thể hiện đặc tính gìn giữ cái đã có của đế quốc Trung Hoa. Trong mấy cao trào xây dựng Trường Thành của Trung Quốc, đều không phải là thời kỳ Trung Quốc suy yếu, mà là trong thời kỳ cường thịnh. Việc xây dựng Trường Thành với quy mô lớn dưới thời nhà Tần và nhà Minh, đều diễn ra trong thời kỳ sức mạnh quân sự hùng mạnh. Trường Thành, là một tín hiệu của đế quốc Trung Hoa,cũng là một dấu hiệu của đế quốc Trung Hoa. Ý nghĩa sâu sa của Trường Thành chính là cùng chung sống hoà bình, gìn giữ cái đã có mà không tấn công.
Nhà Hán, Đường vì sao sợ “triều cống”?
Trong nghiên cứu về hệ thống thế giới, có hai sự so sánhhệ thống có ý nghĩa rõ ràng là: “hệ thống triều cống” ĐôngÁ và “hệ thống thực dân” châu Âu.
Trong “hệ thống triều cống” Đông Á thì đế quốc Trung Hoa là “thượng quốc”, một loạt nước xung quanh là “nước phiên thuộc”, giữa các nước phiên thuộc và thượng quốc luôn duy trì một dạng quan hệ tiến cống và tặng lại, với hệ thống láng giềng hòa thuận như một sợi dây gắn bó như vậy, là một dạng quan hệ hỗ trợ hữu hảo mang tính khu vực. Sức thu hút và sức ảnh hưởng của ưu thế chính trị, kinh tế và văn hoá của Trung Quốc cổ đại từng có, tự nhiên hình thành một dạng quan hệ khu vực như các ngôi sao vây quanh mặt trăng. Một số nước nhỏ trên danh nghĩa phụ thuộc vào vương triều thống trị của Trung Quốc, định kỳ cống nạp. Nhưng “hệ thống triều cống” lấy thông thương và giao lưu văn hoá làm nội dung chủ yếu và đặc trưng nổi bật trên thực tế có sự khác biệt rất lớn với mối quan hệ phụ thuộc về chính trị theo nghĩa vụ của các hiệp ước, càng khác với hệ thống thực dân và quan hệ thực dân của phương Tây. Trung Quốc từ xưa đến nay không phải là quốc gia chủ nghĩa thực dân, cho đến ngày nay, trên thế giới chưa có một quốc gia, khu vực nào từng là thuộc địa của đế quốc Trung Hoa.
Quan hệ giữa thời kỳ nhà Hán, Đường của Trung Quốc với các nước xung quanh, được phương Tây gọi là “quan hệ triều cống”, mà quan hệ triều cống này xét về mặt bản chất là một dạng quan hệ giao lưu “có đi có lại”, giống như là một dạng giao lưu và qua lại giữa những người thân thích, không phải là quan hệ chinh phục, quan hệ thống trị, quan hệ khống chế, cũng không phải là quan hệ lãnh đạo. Văn minh Hoa Hạ “được truyền bá rộng rãi” và các nước xung quanh “đua nhau về triều”, thể hiện sức hút của quốc gia trung tâm, nói lên sức hướng tâm của các nước láng giềng đối với sự ngưỡng mộ của văn minh Trung Hoa. Trong quan hệ triều cống này, các nước nhỏ xung quanh không chỉ thu được lợi ích của cải vật chất, mà qua việc phong sắc của đế quốc trung ương có nền văn minh phát triển cao độ, còn có thể giành được địa vị “chính thống”, tăng cường tính hợp pháp chấp chính, đây cũng là một dạng lợi ích về chính trị.
“Hệ thống triều cống” Đông Á trong con mắt người nước ngoài như thế nào? Trong “Ghi chép về Trung Quốc” củamình, Matteo Ricci nói rằng: “phía Đông có 3 nước, phía Tây có trên 53 nước, phía Nam có trên 55 nước, phía Bắc có 3 nước, đều triều cống cho đế quốc Trung Hoa. Sự thực là những nước cống nạp này, khi đến Trung Quốc giao nộp cống phẩm, lượng tiền mà họ được mang về từ Trung Quốc còn lớn hơn nhiều so với lượng tiền mà họ phải tiến cống, vậy thì chính quyền Trung Quốc phải chăng không quan tâm đến vấn đề cống nạp của các nước phiên thuộc”.
Tại Trung Quốc, Matteo Ricci đã phát hiện ra bí mật của việc các nước xung quanh “cống nạp” cho đế quốc Trung Hoa, thực ra đây là một phát hiện muộn. Việc các nước xung quanh trước đây tấp nập cống nạp cho đế quốc trung ương, đều là một sự khó xử đối với đế quốc. Vì Trung Quốc với tư cách là “thượng quốc” đối với các “nước phiên thuộc”, là phải áp dụng chính sách “thi ân”, làm tròn trách nhiệm “khoản đãi”, duy trì quan hệ “thể diện”. Ngay từ thời nhà Hán, do phải thực hiện ưu đãi đối với các nước đến triều cống, phải tặng lại lễ vật cao hơn số “cống phẩm” vài lần, thậm chí cả chục lần, cứ thế mãi, làm cho quốc khố trống rỗng. Thờinhà Đường do “nhiều nước đến triều”, khiến cho triều đình không thể chịu được gánh nặng, buộc phải đưa ra quy định, hạn chế số lần triều cống, chỉ cho phép nước triều cống bao nhiêu năm đến một lần, nhằm hạn chế các nước nhiệt tình “tranh nhau bái triều”.
Vì sao “khởi nghĩa nông dân” Trung Quốc lại đứng đầu thế giới?
Lịch sử thế giới cận đại đã xuất hiện một hiện tượng thú vị: đế quốc Trung Hoa “chiến tranh trong nước” nhiều, đế quốc phương Tây “chiến tranh ngoài nước” nhiều. Số lần khởi nghĩa nông dân ở Trung Quốc diễn ra nhiều, quy mô lớn có thể coi là nhất thế giới, chiến tranh trong nước nhiều hơn rất nhiều chiến tranh với bên ngoài.
Đế quốc Trung Hoa khi hùng mạnh không tấn công nước khác, khi tài nguyên thiếu thốn, mâu thuẫn nội bộ nổi cộm, cũng chưa bao giờ dùng biện pháp trút vạ khó khăn, chuyển dịch mâu thuẫn, hoá giải khủng hoảng, để gây chuyện rắc rối, phát động chiến tranh, mở rộng và xâm lược ra bên ngoài. Một nguyên nhân quan trọng mà các cuộc khởi nghĩa nông dân diễn ra liên tiếp và với quy mô lớn trong lịch sử Trung Quốc, là căng thẳng về tài nguyên đất đai, cạnh tranh lợi ích quyết liệt, khiến mâu thuẫn xã hội trầm trọng hoá. Một số nước phương Tây trong lịch sử quen sử dụng di dân ra bên ngoài để mở mang thuộc địa, thông qua phát động chiến tranh để cướp đoạt đất đai, thông qua việc chuyển dịch mâu thuẫn và chuyển dịch dư luận của dân chúng ra bên ngoài để hoá giải quan hệ nội bộ, giữ gìn ổn định xã hội.
Điều gọi là “biện pháp hướng ra bên ngoài” này, trên thực tế là thông qua việc làm tăng thêm mâu thuẫn quốc tế để hoá giải mâu thuẫn trong nước, thông qua việc đấu tranh dân tộc bên ngoài để hoá giải đấu tranh giai cấp trong nước, thông qua chiến tranh bên ngoài để hoá giải chiến tranh trong nước. Trong khi đó, đế quốc Trung Hoa từ xưa đến nay lại không dùng phương pháp hướng ra bên ngoài, mà luôn vận dụng phương pháp hướng nội, làm cho tất cả mâu thuẫn tập trung giải quyết trong nước, kết quả là mâu thuẫn giai cấp trong nước trở nên gay gắt, chính quyền bị sụp đổ, xã hội thay đổi triều đại, do đó phải trả giá đắt.
Đó chính là đế quốc Trung Hoa, cho dù là thời kỳ khủng hoảng của chính trị đất nước, cũng là hướng vào trong nước, chỉ dằn vặt bản thân, mà quyết không hướng ra bên ngoài.
“Đại đế” Hoa Hạ giống như “Đại ca”
Tính cách của đế quốc Trung Hoa và những tính cách của các hoàng đế sáng lập và lãnh đạo đế quốc Trung Hoa có mối liên hệ hết sức chặt chẽ. Những “đại đế” làm nên những việc “rung trời chuyển đất” trong lịch sử Trung Quốc, từ Tần Hoàng đại đế đến Hán Vũ đại đế, cho tới Hoàng đế nhà Minh, đều không phải là đại đế xâm lược, đại đế bành trướng, mà là đại đế mang tính phòng ngự, đại đế mang tính tự vệ. Tần Thuỷ Hoàng tấn công chinh phát sáu nước, mục đích giải quyết là vấn đề nội bộ của Trung Quốc khi đó, sau khi ông ta thực hiện thống nhất Trung Quốc, đã quyết tâm xây dựng Trường Thành.
Minh chủ anh quân qua các triều đại Trung Quốc, cho dù là người sáng nghiệp hay là người kế thừa, đều hoạt động trong lãnh thổ quốc gia của mình, chỉ có ngoại lệ khi dân tộc Trung Nguyên bị dân tộc thiểu số bên ngoài như dân tộc Mông Cổ diệt vong. Cho nên, các đại đế Trung Quốc khác vớicác đại đế châu Âu như Luis XIV, Napoleon “dùng chiếntranh để vẽ lại bản đồ châu Âu”. Khi châu Âu tiến vào thời đại hàng hải lớn, bắt đầu đại bành trướng, nhưng tại Trung Quốc tình hình lại ngược lại. Khi Minh thái tổ khai quốc, liền quyết định cố thủ Trung Quốc trong nội địa, không tiếp tục phát triển hướng ra bên ngoài, ông đã truyền lại rõ ràng cho con cháu rằng: quân đội nhà Minh có tổng cộng 15 quốc gia vĩnh viễn không chinh phạt, bao gồm Triều Tiên, Nhật Bản, An Nam…
Năm 1421, sứ thần, thương nhân các nước đến Nam Kinh, mỗi lần đã có hơn 1200 người. Sau khi họ đến Trung Quốc, đều được Hoàng đế và đại thần Trung Quốc khoản đãi thịnh tình, khi về nước có sứ thần Trung Quốc hộ tống, những quốc vương, hoàng hậu và đại thần này đều coi việc được tới thủ đô Trung Quốc là điều may mắn lớn.
Đại đế Trung Hoa thiện đãi nước nhỏ, nước yếu. Hoàng đế Trung Quốc đối đãi với quốc vương nước nhỏ, giống như đại ca tiếp đãi tiểu đệ. Hùng mạnh mà không tấn công nước yếu, lớn mà không chinh phạt nước nhỏ; lấy đức để trị thiênhạ, lấy nhân để đối xử bốn phương. Đây chính là tính cách và phẩm cách, ranh giới và tiết tháo của Trung Quốc.
Kỳ sau: Trung Quốc và Mỹ khác biệt về “bất khả chiến bại
-Giấc mộng Trung Hoa: Tư duy nước lớn và vị thế chiến lược của Trung Quốc trong kỷ nguyên hậu Hoa Kỳ (Kỳ 17)
5. Trung Quốc và Mỹ khác biệt về “bất khả chiến bại
Trong một thế giới có quan hệ cạnh tranh quan hệ đối kháng và quan hệ đối địch, thì ranh giới lý tưởng mà một quốc gia hùng mạnh, một dân tộc vĩ đại có thể theo đuổi là gì?
Sự miêu tả của “binh pháp Tôn Tử” về hai ranh giới
“Binh pháp Tôn Tử” cho rằng: “bách chiến bách thắng cũng chưa phải là cách sáng suốt trong sự sáng suốt”; “không cần đánh mà khuất phục kẻ địch mới gọi là sáng suốt nhất trong sự sáng suốt”. “Binh pháp Tôn tử” đã chỉ ra hai ranh giới chiến lược khác nhau: một là ranh giới “không cần đánh mà khuất phục kẻ địch”, đây là ranh giới cao nhất, là ranh giới lý tưởng nhất, là ranh giới của “sáng suốt nhất trong sự sáng suốt”; và ranh giới “bách chiến bách thắng”, lại là ranh giới thứ cấp, cấp thấp, là ranh giới “chưa phải sáng suốt trong sự sáng suốt”. Trong thế giới ngày nay, mặc dù Trung Quốc và Mỹ đều là quốc gia theo đuổi “bất khả chiến bại”, chắc chắn là ở vào hai ranh giới khác nhau. Bất khả chiến bại của Trung Quốc và Mỹ, có sự khác biệt về bản chất.
“Bất khả chiến bại” mà Mỹ theo đuổi, là đánh bại bất cứ kẻ thù nào, đây là một dạng sức mạnh; trong khi đó, “bất khả chiến bại” của Trung Quốc, là không dựng nên bất cứ kẻ thù nào, đây là một dạng ranh giới. Tính cách quốc gia của Mỹ, có thể khái quát thành một chữ “bá”, mà tính cách quốc gia của Trung Quốc, có thể khái quát thành một chữ “nhân”. Trạng thái mà Mỹ muốn duy trì trên thế giới là “kẻ bá chủ vô địch”, trong khi đó ranh giới lý tưởng mà Trung Quốc theo đuổi trên thế giới là “nhân nghĩa bất khả chiến bại”.
“Bất khả chiến bại” của Trung Quốc: nhân nghĩa bất khả chiến bại
Bất khả chiến bại của Trung Quốc, là không dựng nên bất cứ kẻ thù nào trong thiên hạ. Trên thế giới, Trung Quốc không xác định quốc gia nào là kẻ thù của mình. Xét trên ý nghĩa này, Trung Quốc là một nước không có kẻ thù trên thế giới, Trung Quốc thực sự là vô địch thế giới — trên thế giới chưa có một nước nào là kẻ thù của mình.
Mục tiêu của Trung Quốc “bất khả chiến bại”, có 3 hàm nghĩa:
Không theo đuổi bá quyền thế giới và thù địch với thiên hạ. Nước theo đuổi bá quyền thế giới, luôn coi nước khác là đối tượng bá quyền của mình, quốc gia như vậy tất yếu sẽ đắc tội thiên hạ, trở thành quốc gia thù địch với thiên hạ. Trung Quốc không theo đuổi bá quyền thế giới, cho nên quan hệ giữa Trung Quốc với các nước khác trên thế giới, không phải là quan hệ bá quyền với bị bá quyền, Trung Quốc sẽ không trở thành kẻ thù của thiên hạ.
Không vì theo đuổi “hiệu ứng đối thủ” mà dựng nên kẻ thù. Nước Mỹ từ xưa đến nay có truyền thống dựng nên kẻ thù, đây là một đặc trưng và nội dung quan trọng của tư duy chiến lược Mỹ. Người Mỹ cảm thấy không có kẻ thù và đối thủ thì không kích thích được tinh thần, đất nước sẽ không có sức hội tụ và động lực, vì vậy luôn phải tìm kiếm và xác định kẻ thù, đây là một nhu cầu chiến lược của Mỹ. Trong khi đó, mục đích theo đuổi của Trung Quốc là “dung hòa với các nước”, là tạo ra môi trường không có kẻ thù và đối thủ, Trung Quốc coi ranh giới “khắp nơi không có kẻ thù” là ranh giới lý tưởng của mình, coi “bạn bè ở khắp năm châu” là tiêu chí thành công của mình. Trong thế giới ngày nay, Trung Quốc chưa coi bất cứ một quốc gia nào là “kẻ thù” của mình.
Không sùng bái vũ lực và không muốn sử dụng vũ lực để chiến thắng kẻ thù. Văn hoá quân sự Trung Quốc tôn sùng “biến chiến tranh thành ngọc ngà tơ lụa”. Ví dụ, “chính sách hoà hiếu kết thân” trong lịch sử Trung Quốc, đó là biến kẻ thù thành thân thích, biến kẻ thù thành người thân. Trung Quốc lấy phương pháp hoà bình để hoá giải mâu thuẫn địch-ta, chứ không phải chủ trương sử dụng vũ lực, lấy binh khí đối phó với binh khí, không phải sùng bái lấy chiến tranh và vũ lực để giải quyết vấn đề. Lấy ngọc ngà và tơ lụa để hoá giải nạn can qua, mới có hoà bình. Trong khi đó, lấy binh khí đối phó với binh khí, chiến thắng tạm thời như vậy sẽ để lại những mầm mống của sự thù hận lâu dài, thường có thắng lợi, mà không có hòa bình. Cái giá của chiến thắng và hậu di chứng của nó đã vượt qua cái giành được của thắng lợi, đó là một thắng lợi mang tính tai họa. “Bất khả chiến bại” như vậy, trên thực tế là đã tạo ra kẻ thù lớn hơn, lâu dài hơn cho chính bản thân.
Ranh giới cao nhất của văn hoá quân sự Trung Quốc không phải là “đánh để thắng”, mà là “không đánh cũng thắng”:
“Quan niệm về thắng lợi” của Trung Quốc là “giành chiến thắng mà không có thù hận”, “giành chiến thắng mà không có kẻ thù”, thắng lợi như thế này sẽ không đem lại sự thù hận mới và kẻ thù mới cho kẻ giành chiến thắng.
Nói tóm lại, “bất khả chiến bại” của Trung Quốc là “nhân nghĩa bất khả chiến bại”.
“Bất khả chiến bại” của Mỹ: kẻ bá chủ bất khả chiến bại
Nếu như nói “bất khả chiến bại” mà Trung Quốc theo đuổi là một loại ranh giới, đó là không dựng nên kẻ thù trong thiên hạ, không dùng vũ lực mà khiến quân binh vạn tướng của kẻ thù phải khuất phục. Vậy thì “bất khả chiến bại” mà Mỹ theo đuổi là một dạng sức mạnh, đó là sử dụng quả đấm để xây dựng cái uy, xây dựng và dựa vào một dạng sức mạnh siêu cường “đánh khắp thiên hạ mà không có đối thủ”.
“Bất khả chiến bại” kiểu Mỹ, luôn lấy bạo lực kiềm chế bạo lực, kết quả kẻ thù mà Mỹ đánh bại ngày càng nhiều, cũng khiến kẻ thù mà Mỹ phải tiếp tục đối phó cũng ngày càng nhiều.
Sau chiến tranh Lạnh, Mỹ trở thành một nước siêu cường độc bá hùng mạnh nhất trên thế giới, đồng thời cũng trở thành quốc gia không an toàn nhất trên thế giới, nguyên nhân ở chỗ mặc dù có sức mạnh quân sự bất khả chiến bại, nhưng lại không có sức mạnh đạo đức bất khả chiến bại.
Mối nguy hiểm lớn nhất là trở thành kẻ thù của thế giới
Nước Mỹ “kẻ bá chủ bất khả chiến bại”, dựng nên kẻ thù ở khắp nơi, nước Mỹ là không an toàn nhất.
Sau Chiến tranh Lạnh, Mỹ không ngừng liệt kê ra hết nhóm này đến nhóm khác các nước thù địch, bao gồm cái gọi là một số “nước vô lại”, một số nước thuộc “trục ma quỷ”, một số nước cần phải tiến hành tấn công hạt nhân và hơn 40 nước phi dân chủ … muốn biến một nửa các nước trên thế giới thành đối thủ và kẻ thù của mình. Sau sự kiện “11/9”, đầu tiên Mỹ liệt Iran, Iraq, Bắc Triều Tiên vào danh sách “trục ma quỷ”, sau đó Mỹ tiếp tục liệt Cuba, Liby, Syria vào danh sách này.
Trong “Báo cáo đánh giá tình hình hạt nhân” do Bộ Quốc phòng Mỹ soạn thảo, đã đưa một loạt nước như Trung Quốc, Nga, Iraq, Bắc Triều Tiên, Iran, Liby, Syria… vào danh sách tấn công hạt nhân của Mỹ, đưa ra chiến lược đánh đòn phủ đầu trước. Trong báo cáo “Chiến lược tình báo quốc gia năm 2009” được Mỹ công bố gần đây, Mỹ lại đưa Trung Quốc và Nga vào danh sách những nước thách thức chủ yếu của Mỹ, đồng thời cũng liệt ra một số nước thách thức thứ yếu của Mỹ.
Giáo sư kinh tế học Viện Công nghệ Massachusetts, Lester Thurlow đã chỉ ra rằng: “Đế quốc La Mã kéo dài 1000năm, Đại đế quốc Anh kéo dài 200 năm, vậy tại sao chúng ta chỉ duy trì chưa đến 50 năm đã bắt đầu xuống dốc?” Thử hỏi, một nước coi mấy chục quốc gia trên thế giới là đối thủ và thù địch với mình, thì làm sao mà có thể không đi đến suy tàn?
Tháng 3/2007, trong cuốn “Cơ hội thứ hai: ba nhiệm kỳ Tổng thống và nguy cơ của cường quyền siêu cường Mỹ”, Brzezinski đã tổng kết bài học về việc dựng nên kẻ thù trên thế giới qua 3 đời Tổng thống Mỹ trong 15 năm qua là Bush (cha), Bill Clintơn và Bush (con). Ông cho rằng, sau chiến tranh Lạnh, Tổng thống Mỹ trên thực tế đã trở thành Vua của thế giới, nước Mỹ của năm 1991 so với nước Mỹ của năm 1945 có môi trường an ninh hơn, nước Mỹ khi đó không có đối thủ và kẻ thù trên thế giới, đứng trước cơ hội ngàn năm có một. Nhưng nước Mỹ sau 15 năm trở thành nước lớn siêu cường duy nhất trên thế giới, lại phát hiện mình đang ở trong một thế giới đầy rẫy sự thù địch về chính trị, trở thành một quốc gia dân chủ đơn độc đáng thương. Sự thù địch của thếgiới Hồi giáo đối với Mỹ không ngừng tăng lên, Trung Đông bị đẩy vào tình cảnh hỗn loạn, Iran ngày càng lớn mạnh tại khu vực vịnh Péc-xích, Nga căm giận bất bình, Trung Quốcđang thúc đẩy xây dựng cộng đồng Đông Á, Nhật Bản ngàycàng bị cô lập hơn tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương, trào lưu dân chủ hoá và trào lưu phản đối Mỹ ở khu vực Mỹ Latinh đồng thời phát triển, cơ chế không phổ biến hạt nhân bên bờ vực của sự sụp đổ, hình ảnh về sự thành tín và đạo đức của Mỹ đang bị tổn thương nghiêm trọng trên toàn thế giới, 3 vị Tổng thống đã kéo nước Mỹ tới hoàn cảnh hết sức nguy hiểm. Biện pháp chống chủ nghĩa khủng bố của Bush (con) là không ngừng lớn tiếng hô hào “sói đã đến rồi”, cố ý tạo ra không khí khủng hoảng trên cả nước, phóng đại các hoạt động khủng bố quốc tế vụn vặt lên đến cao độ đến mức ông ta tự cho mình là “Tổng thống thời chiến”, đã biến nước Mỹ thành một nước cô lập tự đóng cửa, ai nấy đều thấy nguy hiểm. Trong thời gian 15 năm sau Chiến tranh Lạnh, “sự thể hiện của 3 vị Tổng thống Mỹ của nước lớn siêu cường duy nhất lãnh đạo thế giới là hết sức tồi tệ”, Bush (con) còn được coi là “Tổng thống mang tính tai họa”. Vai diễn của Bush (cha) là “cảnh sát thế giới”, vai diễn của Bill Clinton là “nhạc công” của phúc lợi xã hội, còn vai diễn của Bush (con) là “đội trưởng bảo an”. Brzezinski cho rằng Bush (cha) chỉ có thể giành được điểm “B”, Bill Clintơn giành được điểm “C” và Bush (con) chỉ có thể giành điểm “F”, vì với tư cách là lãnh tụ toàn cầu, khi thực lực của Mỹ hùng mạnh nhất, họ lại làm cho nước Mỹ trở nên kinh hoàng ngờ vực, ai nấy đều phải tự vệ, khiến cho quốc gia hùng mạnh nhất trên thế giới trở thành quốc gia có tâm lý không an toàn nhất.
Rất hiển nhiên, một quốc gia đâu đâu cũng thấy thù địch trên thế giới, cho dù hùng mạnh như thế nào, đều không thể trở thành một quốc gia an toàn.
Kỳ sau: Đi tìm nguồn gốc : Thiên tính của Hoa Hạ