VRNs (13.12.2010) – Hà Nội – Như tin VNRs đã đưa về vụ việc công nhân của Công ty cơ khí Hà Nội biểu tình đòi lại quyền lợi trước cổng công ty vào ngày thứ sáu, 10 tháng 12 năm 2010. Sau 3 ngày, khoảng chiều tối ngày 12/12, một số công nhân biểu tình đòi lại quyền lợi đã bị đánh. Một nam công nhân bị đánh ngất nằm trước cửa công ty điện máy Pico Palaza. Theo người dân khẳng định thì sự việc này có sự liên can đến công an.
Rất đông công an mặc quân phục áo xanh và áo vàng, có xe của cảnh sát 113 đã có mặt tại hiện trường để đòi đưa người bị ngất đang nằm bất tỉnh đi nhưng người dân không cho đưa đi. Người dân đã yêu cầu công an lập biên bản nhưng không có công an nào đứng ra chịu trách nhiệm về vụ viêc này.
Sau khi các công an mặc sắc phục không đưa được nạn nhân đi, một lúc sau có một ông được nhiều người dân nói là công an trưởng quận Thanh Xuân xuất hiện nhưng không mặc sắc phục công an. Người dân yêu cầu viên công an lập biên bản về sự vụ nhưng viên công an này nói “chúng tôi phải đưa người này về công an lấy lời khai thì mới biết được chứ”. Thấy người dân bất bình vì viên công an này muốn đưa một người bị đánh bị ngất về đồn công an lấy lời khai.
Thấy dân bất bình với lời nói của mình bị hố. Viên công an đã áp lực, nạt nộ một số người dân và hô hoán đòi bắt một số người về đồn công an. Viên công an này và một số người thanh niên lực lưỡng đã bắt giữ và lôi ông người đàn ông khoảng trên 50 tuổi lên xe ô tô 113 và chở đi. Một số người dân thấy công an đánh người đàn ông và lôi đi đã lên tiếng thì công an de dọa “mày lên tiếng à, tao lôi mày về công an cho mày lên tiếng một thể”. Ngay lập tức nạn nhân bị ngất và đám đông nhân dân bị giải tán.
-Hơn 100 công nhân “bịt kín” cổng công ty đình công
(VnMedia) - Do bất đồng quan điểm với lãnh đạo, sáng nay, hơn 100 công nhân Công ty Cơ khí (Hà Nội) đã ngồi bịt kín cổng ra – vào của công ty, đình công đòi quyền lợi. Cảnh sát đã được huy động để giải tỏa nhóm công nhân tụ tập đình công.
Sáng 10/12, cổng chính ra vào của Công ty Cơ khí Hà Nội trên đường Nguyễn Trãi (Thanh Xuân, Hà Nội) chật cứng người đứng ngồi. Tại đây, hơn 100 công nhân Công ty Cơ khí mang theo những băng rôn, khẩu ngữ… ngồi bịt kín cổng ra vào để đình công đòi quyền lợi.. Hàng chục cảnh sát phường được huy động để đảm bảo trật tự.
Tiếp xúc với VnMedia, một số công nhân tham gia nhóm đình công cho biết, nguyên nhân khiến họ đình công là để đòi quyền lợi cho người lao động. Trong đơn kiến nghị của các công nhân gửi các cơ quan chức năng, đại diện các công nhân tố cáo, từ năm 2009 đến nay, Công ty Cơ khí Hà Nội đã không xét duyệt nâng lương cho cán bộ công nhân viên theo quy định.
Hơn nữa, hàng tháng người lao động vẫn đóng đầy đủ BHXH và BHYT, tuy nhiên, khi ốm đau hoặc phải nghỉ việc rất cần bảo hiểm thanh toán nhưng không thấy. Thậm chí, tiền lương nghỉ ốm đến nay công ty mới thanh toán đến tháng 12/2009, còn những công nhân nghỉ ốm từ đầu năm đến nay vẫn chưa nhận được thanh toán.
Nhóm công nhân tụ tập đình công. Ảnh: Xuân Tùng |
Cũng theo đơn tố cáo của các công nhân, từ 2009, công ty thực hiện dự án di dời chuyển vị trí xây dựng nhà máy, dẫn đến việc nhiều công nhân phải nghỉ việc hàng năm trời. Mặc dù, đã có danh sách gửi lên công ty nhưng lãnh đạo công ty không quan tâm, cũng không giải quyết các chế độ trợ cấp, lương thất nghiệp nên cuộc sống của người lao động hết sức khó khăn.
Ngoài ra, các công nhân cũng cho rằng, ông Giám đốc Công ty đã không minh bạch trong việc cho thuê một số ki ốt và sân vận động của công ty nên yêu cầu công ty phải giải thích thỏa đáng về việc thu chi từ các ki ốt và sân vận động thuộc quyền quản lý của công ty cho công nhân rõ.
Trước những thắc mắc của người lao động, trưa nay, trao đổi với báo chí, ông Lê Sỹ Chung, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cơ khí Hà Nội lý giải, năm 2008 do chất lượng nâng bậc của đội ngũ công nhân kỹ thuật không đáp ứng được yêu cầu sản xuất cho nên đã chậm xét nâng bậc lương của một số công nhân. Tuy nhiên, đến nay, toàn bộ công nhân kỹ thuật có đủ điểm lý thuyết và tay nghề đều được nâng bậc, không bỏ sót trường hợp nào.
Về vấn đề chi trả chế độ bảo hiểm cho người lao động, ông Chủ tịch Hội đồng quản trị cho biết, hàng tháng công ty đều đóng các loại bảo hiểm cho cán bộ công nhân viên công ty. Còn tiền trợ cấp ốm cho người lao động quý I/2010 hiện nay công ty vẫn chưa nhận được tiền do cơ quan bảo hiểm chi trả. Để giải quyết khó khăn cho người lao động, công ty đã ứng tiền trợ cấp ốm đau cho công nhân đến hết tháng 6/2010.
Giữa trưa nắng, một nhóm công nhân vẫn ngồi giữa cổng công ty để đình công. Ảnh: Xuân Tùng |
Ông Chủ tịch Hội đồng quản trị cho biết, từ tháng 8/2010, công ty mới bắt đầu chủ trương dừng không ký tiếp các hợp đồng, chỉ duy trì sản xuất để hoàn thành nốt một số hợp đồng dở dang. Do vậy một số bộ phận phải dừng sản xuất sớm… Trong thời gian này công ty đã thành lập Ban nghiên cứu giải quyết chế độ và cơ chế trả lương cho người lao động trong giai đoạn di chuyển công ty sang địa điểm mới.
Ban đã họp nhiều lần, dự thảo chế độ chung cho cán bộ công nhân viên trong thời gian này, banh hành dần các quy định trả lương phù hợp với tính chất công việc từng giai đoạn, còn cơ chế chung để giải quyết các vấn đề lao động trong giai đoạn di chuyển công ty đã dự thảo, đang nghiên cứu thêm và xin ý kiến các cơ quan cấp trên cho phù hợp với pháp luật, đảm bảo quyền lợi cho cán bộ công nhân viên.
Vấn đề tiền cho thuê kios, sân vận động, ông Chung cho biết, việc định giá cho thuê là theo giá thị trường. Việc thu chi từ các nguồn này được hạch toán vào kết quả sản xuất kinh doanh chung của toàn công ty và tuân thủ các nguyên tắc tài chính nhà nước và được kiểm toán đầy đủ hàng năm…
Đại diện lãnh đạo công ty làm việc với phóng viên. Ảnh: Xuân Tùng |
Trưa nay trả lời câu hỏi của VnMedia về việc công ty sẽ giải quyết thế nào nhóm công nhân đình công trước cổng ra vào, ông Chủ tịch Hội đồng quản trị cho biết, khi sự việc xảy ra, ông đã ra ngoài mời nhóm công nhân đình công lên phòng họp để nghe ý kiến và tìm biện pháp giải quyết. Tuy nhiên, nhóm công nhân trên không hợp tác mà kiên quyết ngồi trước cổng công ty để đình công nên phía công ty đã phải nhờ công an phường can thiệp.
Đến 12h trưa nay, do không được giải quyết thỏa đáng, hàng chục công nhân Công ty Cơ khí Hà Nội vẫn tụ tập giữa trời nắng ngồi giữa cổng công ty đình công đòi quyền lợi. VnMedia sẽ tiếp tục cung cấp những thông tin liên quan về việc này.
Xuân Tùng
(10/12/2010 15:47')
Giám đốc Phòng Thương mại châu Âu tại Việt Nam (Eurocham) Matthias Duhn nhận định như vậy tại một hội thảo do Cục Xúc tiến thương mại, Bộ Công thương phối hợp tổ chức ngày 10.12. “Với gần 49 USD/tháng, lương của người lao động Việt Nam chỉ xếp trên Campuchia - với 47,36 USD/tháng”, ông này nói rõ.
Lương lao động của một số quốc gia, lãnh thổ khác trong khu vực châu Á được chọn khảo sát có Indonesia 82 USD/tháng, Trung Quốc 117 USD/tháng, Thái Lan 156 USD/tháng, Philippines 167 USD/tháng, Malaysia 336 USD/tháng, Đài Loan 540 USD/tháng, Hàn Quốc 830 USD/tháng, Singapore 1.146 USD/tháng và Nhật 1.810 USD/tháng.
Ông Matthias Duhn nhận định, giá lao động rẻ là một trong những nguyên nhân khiến giá trị gia tăng trong sản xuất công nghiệp ở Việt Nam thấp. Vì thế, không thể dựa vào giá lao động rẻ để đạt tới chuỗi giá trị gia tăng cao được.
N.Trần Tâm
Ông Matthias Duhn nhận định, giá lao động rẻ là một trong những nguyên nhân khiến giá trị gia tăng trong sản xuất công nghiệp ở Việt Nam thấp. Vì thế, không thể dựa vào giá lao động rẻ để đạt tới chuỗi giá trị gia tăng cao được.
N.Trần Tâm