-Khủng hoảng tuổi 50 cho Ân xá Quốc tế?- Bài phân tích về hoạt động của Ân xá Quốc tế sau 50 năm hoạt động.
Để hiểu Amnesty International (Ân xá Quốc tế), quý vị cần nghĩ đến điều này: một công dân bình thường ngồi trong một ngôi nhà bình thường, viết một lá thư đặc biệt trên danh nghĩa của một người mà họ không biết, gởi đến một nhà độc tài vốn không thèm quan tâm.
Lá thư nói rằng: "Chúng tôi biết quý vị đã bỏ tù người X. Chúng tôi biết họ bị giam trái phép. Hãy nhận cảnh báo này. Chúng tôi sẽ tiếp tục viết cho đến khi quý vị thả họ."Lòng tin vào cái hành động ngớ ngẩn rằng viết thư về những tù nhân lương tâm có thể ảnh hưởng lên những nhà độc tài cứng rắn nhất đầu tiên được một người đàn ông thực hiện cách nay 50 năm - luật sư người Anh Peter Benenson.
Ông quá tức giận trước vụ hai sinh viên Bồ Đào Nha bị bỏ tù vì một vụ phỉ báng bình thường nhắm vào một nhà độc tài, cho nên lập ra một chiến dịch quốc tế nhân danh tất cả các tù nhân chính trị.
Thật kỳ lạ, ý tưởng được nhiều người hưởng ứng.
Các tù nhân chính trị, tù nhân lương tâm, trong thời gian của họ vào thập niên 1960s, trong một thế giới đầy các nhà độc tài và chế độ toàn trị - độc tài phát xít ở Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và đa phần châu Mỹ La tinh, vô số các bạo chúa ở châu Phi, cộng sản từ Đông Đức sang Liên Xô tới Trung Quốc.
Các lá thơ bắt đầu bay tới mọi hướng, cũng như bằng chứng của ảnh hưởng.
Tù nhân được thả
Trong vòng ba năm đầu tiên từ khi thành lập, các thành viên của Amnesty đã "nhận" 770 tù nhân và không dưới 140 người được thả.
Đến năm 1970, Amnesty có thể thông báo tổng cộng 2.000 tù nhân được thả, thành viên lên đến hàng chục ngàn người và được cộng đồng quốc tế chấp nhận.
Nhờ ba năm vận động cuả Amnesty chống tra tấn mà Liên hiệp quốc đồng thuận ra Tuyên bố chống Tra tấn vào năm 1975.
Và các phần thưởng bắt đầu tràn ngập, như giải Nobel Hòa Bình năm 1977.
Uy tín của Amnesty bắt đầu lên, kéo theo là tham vọng.
Năm 1985 họ bắt đầu quan tâm đến người tị nạn, năm 1989 là án tử hình.
Năm 1996 Amnesty vận động lập Tòa án tội phạm quốc tế.
Hệ thống lý luận của Amnesty cũng gia tăng - đến năm 2001 họ bắt đầu nói về "toàn bộ các vấn đề nhân quyền", bao gồm cả các quyền về kinh tế, xã hội và văn hóa.
Đến năm 2009 họ quyết định mở chiến dịch chống "nghèo đói, bất an và bị loại trừ".
Nhưng thành công vang dội của Amnesty cũng kéo theo các vấn đề đang vây quanh tổ chức này trong ngày kỷ niêm 50 năm hoạt động.
Điệp vụ biến chất?
Để mở rộng cuộc vận động ra "các tù nhân của nghèo đói" thì lại quá lớn để có thể nắm bắt tất cả và đến mức có thể là hầu như không còn ý nghĩa gì.
Vậy liệu tổ chức có trở thành một nơi quan tâm đến cảm giác tốt đẹp hơn là làm điều tốt đẹp?
Liệu nó có bị rơi xuống thành một thứ "điệp vụ biến chất" hay không?
Việc tha bổng đại trà là điều cả tốt lẫn xấu, theo người làm phim tài liệu Roger Graef, từng giúp trong chiến dịch vận động gây quĩ tạo chỗ đứng vững chắc cho Amnesty.
Ông hoan nghênh chuyện Amnesty tham gia vào nhiều vấn đề hơn nhưng cũng lo lắng.
"Tôi không nghĩ là hình ảnh quí vị nối kết với nhãn hiệu Amnesty không có gì rõ ràng hơn là những người đằng sau song sắt vì dám lên tiếng chống lại áp bức."
"Mệnh đề đưa ra quá rõ và không cưỡng lại được với những ai có lương tâm, đến nỗi các nhà độc tài cũng phải lay động khi đọc thư."
Các điều trái ngược gia tăng trong những năm qua, đặc biệt là trong cách họ vận động chống khu trại Guantanamo, nhấn mạnh đến việc chuyển tù và đối xử tại đó.
Khi Amnesty ở Anh bắt đầu dùng người từng bị giam ở Guantanamo là Moazzam Begg hơn là tư cách nạn nhân bị đối xử kém, hơn là người đại diện cho nhân quyền, thì tạo ra mâu thuẫn toàn diện.
Gita Saghal, lãnh đạo lâu năm của Amnesty về vấn đề nam nữ, từng phản đối công khai và rời bỏ cơ quan.
Bà cho rằng Amnesty mềm yếu với các tổ chức phi chính phủ, bất kể là các tổ chức đó bạo lực đến mức nào.
Và rằng trong trường hợp Moazzam Begg họ đã không tuân theo chính qui định riêng "phân biệt giữa việc ủng hộ những gì ông ta trải qua ở Guantanamo và coi ông ta là người bảo vệ nhân quyền".
Hơn vậy, trong một lá thư trả lời những người ủng hộ bà Saghal, Amnesty Anh quốc dùng cụm từ "jihad tự vệ" như thể tổ chức này tha thứ cho bất kỳ hình thức bạo lực nào có thể được thực hiện dưới khái niệm này.
Ngay cả những người ủng hộ Amnesty cũng nghĩ rằng cụm từ đó được dùng thiếu thận trọng.
"Amnesty là người kịch liệt bảo vệ cho những nạn nhân bị nhà nước ngược đãi, nơi không có nhiều những nơi như vậy," luật sư nhân quyền Conor Gearty nói.
Ông lập luận rằng đó là điều Amnesty cần làm vì đó là nơi cần nhất.
Các cơ quan khác sẽ bị soi xét không thể tránh được.
"Điều rất nguy hiểm," ông nói, "là nếu Amnesty hay bất kỳ tổ chức nhân quyền nào chịu bị thuyết phục rằng cần kiểm tra hành động của các bên thứ ba trên một mức bằng nhau."
Giáo hội thế tục
Tìm cách cân bằng hoạt động của Amnesty ở tuổi thứ 50 là một hoạt động phức tạp.
Tổng thư ký mới Shalil Shetty nhận thấy một nghị trình lớn đang chờ ông quan tâm.
Tổ chức này chủ yếu vẫn là miền Bắc, da trắng theo tư tưởng tự do với gốc trong Thiên chúa giáo, Do thái giáo và chủ nghĩa Quaker.
Thành viên của hội đa số là ở Anh, Mỹ và Hà Lan.
Đây giống như một giáo hội thế tục, dù nhiều người cảm thấy không thoải mái với suy ngĩ đó.
Ngay cả những thân hữu của tổ chức cũng cho rằng nó mang chút dáng dấp thực dân.
Liệu tổ chức có thể được quốc tế hóa một cách thực sự?
Đơn giản hơn, liệu Amnesty có phải đang cố quá sức hay không?
Liệu bây giờ có phải đơn giản là: quá nhiều ồn ào về mọi chuyện?
Liệu họ có cần tái kết hợp lại với viễn kiến đơn giản đơn lẻ và không chắc chắn của người sáng lập Peter Benenson?
50 năm trước ông tin rằng người bình thường có thể làm điều tốt bằng những hành động cá nhân thể hiện lòng tin, bằng cách minh chứng một hành động lương tâm.
Ông tin rằng nếu quý vị viết thư thì sẽ có ai đó được trả tự do.
Ý tưởng đó vẫn còn nguyên quyền lực lúc ban đầu.