Thứ Tư, 29 tháng 12, 2010

Lãnh đạo và sự tỉnh ngộ lúc "về vườn"

-Tản mạn cuối năm: Phải chăng có một hình thái nhà nước kiểu mới?
Nguyễn Hữu Quý
clip_image002
Tham vọng của TQ
Ngày 06/12/2010 báo điện tử TuanVietnam.net (TVN), đăng bài “Nguyên Chủ tịch Quốc hội bàn về phương thức cầm quyền của Đảng”, trong đó có câu được báo trích dẫn lấy làm “Phát ngôn trong ngày”. Nguyên văn trích dẫn câu nói của cựu Chủ tịch QH Nguyễn Văn An như sau:
“Nếu Đảng làm thay, quyết thay thì Nhà nước và dân sẽ trở thành hình thức, hữu danh vô thực, người ta sẽ có cảm giác Đảng là vua. Không phải là một ông vua như thời phong kiến mà là vua tập thể thời CH XHCN”.
Tôi sẽ không viết bài này, nếu như hai hôm nay trên các báo không xuất hiện thêm hai bài báo đáng để suy nghĩ.

Bài thứ nhất là “Trung Quốc không phải là nước với chủ nghĩa cộng sản mà là một đế chế không hoàng đế”, đăng trên RFA ngày 25/12, là phần trả lời phỏng vấn của nhà văn, nhà sử học Anh Jonathan Fenby với nhà báo Ba Lan Anna Masłoń, bài do Lê Diễn Đức dịch.
Bài thứ hai, được đăng TVN vào ngày 25/12, đó là bài “Lãnh đạo và lãnh chúa", của tác giả Trần Huy Thuận.
Trước khi nói về “hình thái nhà nước kiểu mới” này, thiết tưởng cũng nên nói về các hình thái nhà nước hiện nay trên thế giới.
Chúng ta biết rằng, hiện tại tổ chức LHQ có khoảng 189 quốc gia (QG) và vùng lãnh thổ. Ngoại trừ 4 quốc gia do ĐCS lãnh đạo là TQ, VN, Bắc Triều Tiên và Cuba, mặc dù cũng đầy đủ các thiết chế nhà nước về Tam quyền phân lập, nhưng trên thực tế, các thiết chế như Hành pháp, Lập pháp và Tư pháp, cũng như là “các ban” của Đảng mà thôi; các QG còn lại đều tồn tại dưới 2 loại hình thái (thể chế), đó là:
- Thể chế Cộng hoà nghị viện: theo thể chế này, QG có Tổng thống là nguyên thủ QG, thiết chế Tam quyền phân lập rõ ràng; Thủ tướng ở các QG này thường là người đứng đầu của đảng đã thắng cử trong một cuộc bầu cử công khai, minh bạch; lãnh đạo QG (Thủ tướng) thực sự là người tài năng của đảng thắng cử, và tất nhiên cũng là tài năng của đất nước. Đại diện cho các QG này như Mỹ, Đức, Pháp… tóm lại là các nước tiên tiến.
- Thể chế Quân chủ lập hiến: Các nước này vẫn duy trì Hoàng gia, nhưng chỉ là lấy làm danh nghĩa, QG vận hành theo chế độ dân chủ, phát triển… Các QG này cũng theo thể chế Tam quyền phân lập; điển hình là các nước Anh, Hà Lan, Na Uy, Thuỵ Điển…, gần VN hơn là Nhật Bản, Thái Lan…
Nhìn lại 4 nước do ĐCS lãnh đạo, ta dễ nhận thấy, sự phát triển là không bền vững, thậm chí như Bắc TT thì đói triền miên, liên tục hàng năm đều phải nhờ quốc tế viện trợ.
clip_image004
TQ-VN láng giềng hữu nghị?
Còn đối với Cuba, người Cuba nay đã nhận ra sai lầm, và trong bài “Năm 2011 sẽ là năm "cách mạng trong lòng Cách mạng", đăng trên báo Quân đội Nhân dân ngày 26/12 đã trích dẫn: “… năm 2011 là năm nhân dân Cu-ba sẽ phải xây dựng một đất nước "khác" và người dân sẽ phải "làm việc".
Như vậy, bảo thủ như Cuba, thì đến nay cũng không thể không cải cách được nữa rồi. Cách đây mấy tháng, chính Fidel Castro đã phải nói “Mô hình Cuba không thích hợp nữa, ngay cả với chúng tôi”.
Trở lại với VN và TQ.
Nếu như nói rằng, “Trung Quốc không phải là nước với chủ nghĩa cộng sản mà là một đế chế không hoàng đế”, vậy thì, đó là thể chế gì? Hình thái QG loại gì?
Dựa vào nhận định trên đây của nhà văn, nhà sử học Anh Jonathan Fenby, đặt trong “lăng kính” câu nói của cựu Chủ tịch QH Nguyễn Văn An (vua tập thể thời CH XHCN”) và tiêu đề bài viết của tác giả Trần Huy Thuận như đã nêu trên, ta có thể nói về hình thái nhà nước của TQ như sau:
- Đây là nhà nước không có Hoàng đế, nhưng có nhiều VƯƠNG. Hoàng đế ở đây được hiểu như là tập thể Bộ chính trị ĐCSTQ (BCT); các VƯƠNG ta hiểu như là “lãnh chúa vùng”.
- Các VƯƠNG được phát lộc từ BCT, để duy trì quyền lực cho những người thuộc BCT.
- Dưới các VƯƠNG là các nhóm lợi ích thực hiện “cống nạp”, và cứ thế, hình thức “cống nạp” cứ từ thấp lên cao, nhiều nhánh, nhiều tầng nấc… giống như mô hình phản ứng nhiệt hạch.
- TQ hiện nay có một đặc điểm rất riêng, ngoài bản thân hệ thống chính trị này sinh ra tham nhũng và nhiều mâu thuẫn khác, ta còn thấy do các khu tự trị (Tân Cương Tây Tạng, Nội Mông) luôn luôn có xu thế đòi độc lập và bị các QG dân chủ ủng hộ độc lập, cho nên Bắc Kinh buộc phải duy trì “hình thái” này.
Như vậy, về bản chất, hình thái nhà nước của TQ hiện tại là hình thái phong kiến kiểu mới, có một đảng độc quyền lãnh đạo, quản lý quốc gia bằng cách chia quyền cho các lãnh chúa (trung ương và vùng) & thực hiện cống nạp.
Không biết có đúng với ý của cụ Nguyễn Văn An và tác giả Trần Huy Thuận không nhỉ?
Vậy đâu là “mô hình” của Việt Nam ta?
N. H. Q.
28.12.2010
Tác giả gửi trực tiếp cho BVN
Đau quá: nhưng ngẫm lại thì nó phản ánh đạo đức xã hội hiện nay -Loài người đôi khi thua các loại động vật khác ở đức hy sinh vì cuộc sống cộng đồng. Không ít người cứ leo lên vị trí lãnh đạo là chỉ muốn hưởng thụ hơn người, quyền lực hơn người.
Đặc trưng dễ thấy ở loại người này như sau: Là con dân, nhưng cứ tưởng mình là con Trời; là cá nhân trong hưởng thụ nhưng luôn nhân danh "tổ chức", nhân danh "tập thể" trong điều hành, trong lãnh đạo... Vừa tham vừa nhũng, vừa cậy quyền vừa ỷ thế, vừa lộng ngôn vừa lộng hành, vừa tha hoá, vừa cường quyền... Thế là từ vai trò lãnh đạo, chẳng mấy chốc những kẻ như thế đã trở thành lãnh chúa!...
Lãnh đạo và sự tỉnh ngộ lúc "về vườn" (TVN)

Loài người đôi khi thua các loại động vật khác ở đức hy sinh vì cuộc sống cộng đồng. Không ít người cứ leo lên vị trí lãnh đạo là chỉ muốn hưởng thụ hơn người, quyền lực hơn người.
Từ "lãnh đạo" nghĩa thực chất của nó chỉ là "dẫn đường".
Khi động vật là số đông, sống bầy đàn - động vật hoang dã, thì thường phải có một con giữ vai trò đầu đàn - vai trò dẫn đường, lãnh đạo. Chức năng của con vật lãnh đạo là bảo vệ cuộc sống cộng đồng, chống kẻ thù, chống bầy đàn khác xâm nhập lãnh địa của mình và hướng dẫn việc kiếm ăn cho các thành viên... Nhiệm vụ của từng cá thể là phải tuân theo sự lãnh đạo đó. Có lãnh đạo mạnh mẽ  thông minh, am hiểu địa hình địa vật thì bầy đàn no ấm, ngược lại thì đói khổ, thậm chí bị tiêu diệt!
Với giống vật thì con vật đầu đàn (lãnh đạo) đồng thời là con vật chỉ huy. Con người thì khác: Người "lãnh đạo" - dẫn đường có thể đồng thời là người chỉ huy, nhưng người chỉ huy không nhất thiết phải là người dẫn đường. Ví dụ: Khi cần vượt qua một vùng đất lạ, người ta tìm người "bản xứ" để thuê dẫn đường chứ người chỉ huy không tự ý mò mẫn tìm đường một cách hú họa đầy bất trắc.
Uy tín của con vật đầu đàn - con vật làm nhiệm vụ lãnh đạo được tạo lập không chỉ bởi sức mạnh bản thân, sự quả cảm trong chiến trận với kẻ thù, mà còn bởi khả năng tìm kiếm thông minh các vùng đất sống quý giá, mang lại nhiều thức ăn phù hợp với đồng loại. Uy tín của con vật đầu đàn còn được củng cố bởi sự hy sinh quên mình cho cuộc sống bầy đàn.
Trong tự nhiên, chỉ có một vài loài như Ong và Mối là có giai cấp lãnh đạo riêng - các con Chúa, với những đặc quyền đặc lợi đặc thù mà các con ong con mối bình thường dù có phấn đấu hay tu luyện đến mấy, cũng không thể có được. Còn các con vật đầu đàn khác thảy đều xuất phát từ thành viên của bầy đàn, thảy đều sống vì lợi ích chung của bầy đàn.
Trong thực tế, quan sát giới động vật hoang dã nói chung, người ta chưa thấy những lãnh đạo các bầy đàn này có biểu hiện lợi dụng chức quyền để bắt các thành viên trong bầy đàn phải cống nạp hay hối lộ!
Dù là thú hay là chim, thì con vật đầu đàn cũng vẫn sống cuộc sống như đồng loại, gần đồng loại, cùng đồng loại; sống trong bầy đàn, vất vả kiếm sống như bầy đàn, đói no cùng bầy đàn. Không ăn trên ngồi chốc, không nhà lầu xe hơi, không ngai vàng đế đô.
Qua thế đủ thấy rằng, lãnh đạo là một vị trí rất cần thiết cho sự tồn vong của mọi bầy đàn, mọi cộng đồng. Tự do như loài chim cũng vẫn phải có con chim đầu đàn.
Loài người là động vật cấp cao, phát triển với tốc độ lớn, lại càng cần sự lãnh đạo hơn bất kì loại động vật nào trong tự nhiên. Nhưng loài người đôi khi thua các loại động vật khác ở đức hy sinh vì cuộc sống cộng đồng. Không ít người cứ leo lên vị trí lãnh đạo là chỉ muốn hưởng thụ hơn người, quyền lực hơn người.
Đặc trưng dễ thấy ở loại người này như sau: Là con dân, nhưng cứ tưởng mình là con Trời; là cá nhân trong hưởng thụ nhưng luôn nhân danh "tổ chức", nhân danh "tập thể" trong điều hành, trong lãnh đạo... Vừa tham vừa nhũng, vừa cậy quyền vừa ỷ thế, vừa lộng ngôn vừa lộng hành, vừa tha hoá, vừa cường quyền... Thế là từ vai trò lãnh đạo, chẳng mấy chốc những kẻ như thế đã trở thành lãnh chúa!...
Ta cứ nghĩ giống hổ dã man, nhưng bản thân những con hổ đầu đàn, sống rất nghĩa tình với đồng loại - "hổ không ăn thịt con" là nhận xét của loài người chúng ta từ xa xưa, cũng phần nào nói lên điều ấy. Như bất kì động vật nào khác, trong nội tình loài dã thú như hổ, báo cũng không tránh khỏi những mâu thuẫn, bất đồng quyền lợi. Khi đó, chúng cũng giải quyết mâu thuẫn bằng chiến trận sống mái, nhưng là cuộc đấu một chọi một, không hề có vấn đề lợi dụng uy quyền, thế lực... Cách giải quyết thật công bằng, đúng không?!
Mọi người chúng ta, vốn đều xuất thân từ thường dân, là tầng lớp chịu sự lãnh đạo, nhưng hầu như ai cũng ít nhiều từng kinh qua một lần làm lãnh đạo. Lãnh đạo một nhóm nhỏ, hay lãnh đạo cả hàng trăm, hàng vạn đồng loại. Nhưng về già nhìn lại, ngẫm khi còn ở cái cương vị lãnh đạo ấy, ta cũng đã đôi lúc không tránh khỏi cái thói xấu thường tình, là cứ tưởng mình ghê lắm, khác người lắm. Rồi nhìn xuống quần chúng dưới trướng, thấy họ thảy đều chỉ như con sâu, con kiến, ta muốn tác oai tác quái thế nào, đám sâu kiến ấy cũng phải chấp hành nghiêm chỉnh! Nhận ra và hối hận, thì thường đã muộn quá rồi. Ấy là chưa kể tới những kẻ, cho đến khi đã "về vườn", đã rời khỏi chiếc ghế lãnh đạo, thậm chí sắp đi sang thế giới bên kia, mà vẫn không nhận ra, không hối hận. Thật quả có như vậy, xin thưa!

Tổng số lượt xem trang