Thứ Tư, 29 tháng 12, 2010

"Trại Giam Cổng Trời"

"Trại Giam Cổng Trời"(phần 7) (RFA)
- Xem:-“Trại Giam Cổng Trời”4-6
“Trại Giam Cổng Trời” qua lời nhân chứng
Tiếp tục loạt bài Trại Giam Cổng Trời, trong bài thứ bảy hôm nay, nhân chứng sẽ kể cho quý vị nghe những hình ảnh mà các trại giam khác trong lãnh thổ Việt Nam không có được
RFA file
Một cuộc đấu tố của người cộng sản. Ảnh minh họa

Tiếp tục loạt bài Trại Giam Cổng Trời, trong bài thứ bảy hôm nay, nhân chứng sẽ kể cho quý vị nghe những hình ảnh mà các trại giam khác trong lãnh thổ Việt Nam không có được: đó là hầm đá kiên giam, nơi dành để gián tiếp giết tù nhân vì chỉ cần vào đây 10 ngày là sẽ vĩnh viễn ra đi, LM Nguyễn Văn Vinh là một trong những người chết từ hầm đá này. Mặc Lâm trình bày cùng với các nhân chứng sau đây mời quý vị theo dõi.

Ám ảnh bệnh tật

Tù nhân trong tất cả các trại giam của người Cộng Sản luôn giống nhau về nỗi ám ảnh bệnh tật hầu như bất tận. Những viên thuốc nhỏ nhoi mà thân nhân có dịp mang vào trại giam cho họ chỉ có thể chữa trị những cơn bệnh nhẹ như nhức đầu, cảm sốt thông thường, nhưng khi người tù gặp các chứng như sốt rét rừng, kiết lỵ hay tiêu chảy thì mạng sống kể như chỉ còn biết trông chờ vào thượng đế.
Các loại thuốc dân gian được người tù tận dụng tối đa và trong nhiều trường hợp các chứng bệnh nguy hiểm đã được khống chế một cách kỳ diệu. Có lẽ do quen dần với sự khắc nghiệt của thiên nhiên khiến người tù trở nên miễn nhiễm trong một giai đoạn nào đó. Nhiều loại vi trùng mà bên ngoài bất cứ ai cũng lo sợ lại tránh xa những con người khốn khổ này.

Cưa chân như thời tiền sử

Khi người tù gặp tai nạn hay chấn thương thì sự thể lại khác, nhất là trong trường hợp bị nhiễm trùng do vết thương thì hậu quả thật khó lường. Linh mục Nguyễn Văn Lý, người tù nổi tiếng vì tranh đấu cho nhân quyền kể lại những kinh nghiệm mà ông từng chứng kiến như sau:
Khi bị thương tích đau bệnh gì đó mà cần phải cưa tay hoặc cưa chân, điều kiện không có nên họ cưa sống như vậy chứ không có thuốc tê thuốc mê gì cả. Họ cột chặt anh em của mình vào giường, rồi họ dùng cưa tay, họ cưa luôn cái khúc chân nào mà đang đau như vậy.
LM. Nguyễn Văn Lý
-Khi bị thương tích đau bệnh gì đó mà cần phải cưa tay hoặc cưa chân, điều kiện không có nên họ cưa sống như vậy chứ không có thuốc tê thuốc mê gì cả. Họ cột chặt anh em của mình vào giường, rồi họ dùng cưa tay, họ cưa luôn cái khúc chân nào mà đang đau như vậy. Người đó bị buộc chặt vào rồi nhét giẻ vào miệng, để khỏi la hét gì được. Họ cũng muốn cứu
Linh mục Nguyễn Văn Lý bi lôi ra khỏi phiên tòa
Linh mục Nguyễn Văn Lý bi lôi ra khỏi phiên tòa
mình để mình sống nhưng rất kinh hoàng. Tôi biết một linh mục tên là Hùng đã bị cưa sống như vậy năm 81 hay 82 gì đó.
Bệnh tật không có thuốc men là tình trạng chung của tất cả các trại tù trên toàn cõi Việt Nam. Riêng tại trại giam CổngTrời thì tình trạng này lại càng bi đát hơn vì chính sách cô lập tù nhân hoàn toàn với bên ngoài của nó.
Trong suốt nhiều năm, những người tù Cổng Trời không hề gặp mặt thân nhân của mình cho đến khi tất cả âm thầm ra đi trong vòng tay của bạn tù. Một trong những người kiên cường nhất trong tổng số 70 tù nhân này là linh mục Nguyễn Văn Vinh, cuối cùng thì ông bỏ mình trong hầm đá của trại giam Cổng Trời vì không tuân theo những quy định mà cán bộ trại giam đưa ra.

Hầm đá: nấm mồ buốt giá

Linh mục Nguyễn Hữu Lễ kể lại điều mà ông cho là kỳ diệu khi phát hiện ra dấu tích của LM Vinh để lại trong hầm đá trứơc khi ông chết nhiều năm về trước:
-Cái hầm đá đó tức là nhà kiên giam trên Cổng Trời. Trên đó có một nhà xây bằng đá rất tối. Nó có hai cái xập hai bên, mỗi bên là cái xập bằng ván, khi người tù người ta lên đó nằm thì người ta khắc cái tên của người ta lên đó. Người ta dùng đinh hay là đầu đinh để khắc tên dưới miếng ván mình nằm.
Có một bữa tôi vô tình tôi nằm và mò mò phía dưới thì phát hiện ra những cái tên, một hàng dài rất nhiều. Có những cái tên khó đọc, có những tên đọc đựơc tôi thấy có tên của cha Vinh. Tôi không biết nhiều về cha Vinh ngài bị bắt năm nào tôi không biết. Tôi cũng khắc tên tôi theo. Sự kiện đó nó nói lên nơi đây đã từng giam giữ một số người trong đó nhiều người đã chết.
Cái hầm đá đó tức là nhà kiên giam trên Cổng Trời. Trên đó có một nhà xây bằng đá rất tối. Nó có hai cái xập hai bên, mỗi bên là cái xập bằng ván, khi người tù người ta lên đó nằm thì người ta khắc cái tên của người ta lên đó.
Nhà thơ Nguyễn Chí Thiện thì kể rõ hơn cách thức mà người tù tại trại Cổng Trời bị nhốt trong hầm đá như thế nào qua lời tường thuật của Nguyễn Hữu Đang và Kiều Duy Vĩnh:
-Ở Hà Giang thì thực sự không khác gì nơi chúng tôi ở, nó chỉ rét hơn thôi. Nhưng nó là trại thủ tiêu. Nó không để chết lần chết mòn tự chết mà những người công giáo thì bị nó giết chết.
Nó cho mặc quần đùi dẫn vào hang đá nó cùm ở trong đó. Theo như Nguyễn Hữu Đang và Kiều Duy Vĩnh kể lại cho tôi biết thì không ai sống quá 10 hôm. Người tù được cho mỗi ngày một nắm cơm bằng quả trứng. Nó bắt mặc như thế mà ngoài trời lạnh như thế, ban đêm trời mùa đông nó toàn chờ dịp Noel để nó cùm. Rất nhiều người công giáo bị thủ tiêu theo lối đó.
Trong tác phẩm "Cuộc Chiến Chưa Tàn" người tù biệt kích Trần Nhật Kim viết lại:
Còn một loại phòng giam khác là những hầm đá chìm dưới đất, vào mùa đông hầm càng lạnh hơn.  Khẩu phần ăn quá ít, mỗi bữa cơm nắm lại chỉ lớn bằng trái trứng vịt với muối.  Không có lấy một chút chất ngọt, chất béo.  Trong hoàn cảnh ngược đãi, thể xác sẽ bị hao mòn theo thời gian.  Có nhiều người đã qua đời ở đây.
Khi cùm, tù nhân để cổ chân trên nửa vòng sắt dưới, cán bộ úp nửa vòng sắt trên xuống không vào khớp vì thịt cổ chân thừa ra ngoài.  Cai ngục dùng gót giầy đạp xuống phần sắt trên để vòng sắt vào ngàm.  Họ làm như một thói quen trong khi tù nhân đau đớn.  Phần thịt nơi cổ chân đã dập nát, vết thương chẩy máu dễ làm độc
Chính tại căn hầm đặc biệt này, cùm xích và cai ngục cũng khác thường.  Vòng sắt dẹp ôm cổ chân lâu ngày sét rỉ, đường kính khoảng 4 phân tây, nhỏ hơn cổ chân bình thường.  Khi cùm, tù nhân để cổ chân trên nửa vòng sắt dưới, cán bộ úp nửa vòng sắt trên xuống không vào khớp vì thịt cổ chân thừa ra ngoài.  Cai ngục dùng gót giầy đạp xuống phần sắt trên để vòng sắt vào ngàm.  Họ làm như một thói quen trong khi tù nhân đau đớn.  Phần thịt nơi cổ chân đã dập nát, vết thương chẩy máu dễ làm độc vì vòng sắt xét rỉ, dơ bẩn.
Không được chữa trị kịp thời và hình phạt kỷ luật vẫn tiếp diễn trong nhiều ngày, vết thương lở loét sau mỗi cử động.  Cổ chân sưng lên khiến vòng sắt như nhỏ lại lún sâu vào thịt, vòng sắt nhám như mặt dũa cọ vào vết thương.  Cái đau nơi cổ chân bóp thắt trái tim, các bộ phận trong người như bị cắt ra từng mảnh.
Tù nhân có cảm giác vết thương ngứa ngáy khó chịu, như đang bị những dòi bọ gậm nhấm.  Muốn cử động cho bớt ngứa lại sợ vòng sắt làm vết thương chẩy máu.  Lâu ngày nằm một chỗ, bàn chân như nặng hơn, mất dần cảm giác nơi gan bàn chân.  Cảm giác nặng nề lên dần tới hông, như không còn chịu sự điều khiển của trí óc.

Tàn nhẫn bao nhiêu mới trở thành độc ác?

LM Nguyễn Viết Cường cho biết những người tù tại Cổng Trời bị cùm thường vào mùa đông, cụ thể là trứơc lễ Giáng Sinh hằng năm như một lời nhắc nhở cho các giáo dân, tu sĩ, linh mục biết rằng Lễ Giáng Sinh sẽ là niềm đau khổ cho họ hơn là niềm tin hy vọng được mang xuống từ trời:
Linh mục Nguyễn Hữu Lễ
Linh mục Nguyễn Hữu Lễ. Source nuvuongcongly
Ông Trần Nhật Kim một người lính biệt kích bị giải giam từ Nam ra kể lại trại giam Cổng Trời hành hạ tù nhân trong mùa đông như thế nào
-Với khí hậu mùa đông là 0 độ C mà chúng tôi chỉ có một bộ bà ba, một chăn một chiếu một cái mền mỏng. Nó có điểm đặc biệt nữa là chỉ bắt đi kỷ luật vào mùa đông vì mùa hè nó cần tù nhân tăng gia sản xuất. Mùa đông thì thời gian ở trong phòng kỷ luật thì phương tiện không có, ăn uống thì kém. Một tháng chúng tôi được 11 ký nhưng người bị kỷ luật thì chỉ có 9 ký thôi. 9 ký này toàn chất bột như ngô, khoai, sắn, đa phần là ngô xay. Vì vậy chúng tôi bị xuống sức khỏe rất nhanh.
Cái lạnh đồng lõa với những vết thương hành hạ người tù bị cùm trong trại khiến họ muốn chết không được mà muốn sống cũng không xong. Đau đớn dày vò họ ngày này qua ngày khác trong mùa đông khắc nghiệt, nhiệt độ luôn ở dưới 0 độ thì da thịt có bằng thép cũng phải nhũn ra
Người tù Trần Nhật Kim
Chờ đến mùa đông mới bắt đầu tra tấn hay cùm kẹp người tù là kinh nghiệm mà cán bộ trại giam tích lũy trong nhiều năm, để khi đem ra áp dụng cho người tù CổngTrời thì mức tác hại của nó ghê gớm không bút mực nào tả xiết.
Cái lạnh đồng lõa với những vết thương hành hạ người tù bị cùm trong trại khiến họ muốn chết không được mà muốn sống cũng không xong. Đau đớn dày vò họ ngày này qua ngày khác trong mùa đông khắc nghiệt, nhiệt độ luôn ở dưới 0 độ thì da thịt có bằng thép cũng phải nhũn ra huống gì là cơ thể của những người tù quanh năm ốm đói.

Biệt giam, một cách tra tấn âm thầm khác

Hình thức biệt giam được dùng để hành hạ tinh thần người tù và cách ly họ một lần nữa trong cái thế giới vốn đã nhỏ hẹp và tăm tối. Rất nhiều hình thức biệt giam, từ nặng tới nhẹ mà cách gọi nó sẽ khác nhau. Kiên giam là cái tên dùng để chỉ mức độ biệt giam nặng nhất.
Cát sô, trại kỷ luật, trại kiên giam đều có cùng một hình thức: cực nhỏ, tối tuyệt đối, bị cùm chân và cách biệt với mọi tù nhân khác.
Những nơi này dành cho việc giam giữ các phạm nhân mà cán bộ trại giam cho là bất trị, hay kỷ luật những người vi phạm nội quy trại. Nhục hình trong những phòng tối này có thể làm cho người tù phát điên lên vì những sự tra tấn âm thầm nhưng hết sức hiệu quả. Không phải giam giữ suông mà người tù luôn luôn bị cùm bằng nhiều cách khác nhau tùy theo trại giam.
Biệt giam một lần đã là một nhục hình khó quên nhưng bị biệt giam nhiều lần thì nhục hình ấy sẽ ra sao? Người tù lương tâm LM Nguyễn Văn Lý cho biết trường hợp của chính bản thân ông:
-Tôi đã ở tù 4 lần tổng cộng 17 năm và bị quản chế hơn 7 lần, án của tôi vẫn còn 5 năm tù và 5 năm quản chế nữa. Thường thời gian đầu lúc nào tôi cũng bị biệt giam cả. Đầu tiên năm 77 tôi bị hoàn toàn biệt giam một mình. Rồi đến đợt tù năm 83, ba năm đầu tiên hoàn toàn biệt giam. Không phải mình làm gì cả nhưng họ muốn khống chế như vậy để tạo điều kiện cho mình theo kiểu nói của họ là để ăn năn sám hối!
Mọi kỹ thuật hành hạ con người từ thời trung cổ cho đến cận đại đều được cán bộ trại giam Cổng Trời áp dụng triệt để. Các kiểu gông cùm làm người tù sợ hãi suốt cả cuộc đời được họ vắt óc nặn ra và đem áp dụng vào những con người khốn khổ này.
Đó là hình thức tẩy não mình đi. Trong điều kiện mình không có sách báo thông tin gì mà cứ ở một mình như vậy, người thiếu bản lãnh thì rất dễ bị khủng hoảng tư tưởng đi đến chỗ một loại đầu hàng nào đó, một sự khuất phục nào đó.
Phòng kỷ luật của trại giam Cổng Trời lại càng kinh khủng hơn, LM Nguyên Thanh kể lại những hình khổ mà người tù phải chịu khi bị giam trong trại kỷ luật nay:
-Riêng tại trại Cổng Trời thì phòng kỷ luật họ có một loại cùm nó đặc biệt hơn những trại khác. Tôi cũng đã bị ba bốn năm cùm liên tục ở chân. Riêng tại trại Cổng Trời thì nó dùng một loại cây gọi là cây gỗ nghiến tức là nó rất cứng giống như cây cẩm lai ở miền Nam.
Họ xẻ đôi ra và họ khoét hai cái vòng bán nguyệt ở trên và ở dưới. Khi đặt ống chân vào đó thì nửa thân cây phía trên dập xuống nếu không lựa chiều cho vào chỗ nhỏ nhất của ống chân thì cái cây dập xuống nó có chiều rộng khá rộng cho nên nó có thể dập lên xương ống chân làm nát cả xương. Nhiều người khi vào nhà kỷ luật đó khi ra thì chỉ còn xương bọc da và chân bị hư rồi.
Cái cùm bằng gỗ cẩm lai mà linh mục Nguyên Thanh kể lại chỉ là một trong nhiều thứ dụng cụ mà Cổng Trời dành cho tù nhân. Mọi kỹ thuật hành hạ con người từ thời trung cổ cho đến cận đại đều được cán bộ trại giam Cổng Trời áp dụng triệt để. Các kiểu gông cùm làm người tù sợ hãi suốt cả cuộc đời được họ vắt óc nặn ra và đem áp dụng vào những con người khốn khổ này.
Máu và nuớc mắt của những tù nhân đổ xuống trong các lần tra tấn hay cùm kẹp xảy ra trong các trại giam trên khắp lãnh thổ Việt Nam như thế nào, mời quý thính giả đón theo dõi những lời kể từ các nhân chứng sống trong loạt bài Trại giam Cổng Trời kỳ tới.
- “Trại Giam Cổng Trời” (phần 8)
Những công cụ tra tấn mà Cổng Trời tận dụng là các loại cùm từ thời trung cổ còn sót lại đã khiến người tù hoảng loạn và kinh khiếp.
AFP photo
Hai người tù đang lao động bên ngoài một nhà tù ở Vũng Tàu

Gulag may mắn hơn Cổng Trời?

Trong suốt 12 chương sách trong tác phẩm "Quần Đảo Ngục Tù", văn hào Soltzhenitsyn hoàn toàn không nhắc gì tới các loại gông cùm được sử dụng trong những trại giam được xem là địa ngục trần gian này. Nếu vì lẽ gì đó mà Soltzhenitsyn quên không nhắc đến các loại dụng cụ dùng để trừng phạt người tù qua hình thức tra tấn này thì quả thật là một thiếu sót lớn. Ngược lại, nếu các nhà giam trong Quần Đảo Ngục Tù không có loại gông cùm nào đáng để ý thì quả thật nhà tù Xô Viết vẫn còn là thiên đường nếu so sánh với các trại giam của Việt Nam, đặc biệt là trại giam Cổng Trời.
Trại giam trên toàn đất nước Việt Nam không nơi nào là không có phòng biệt giam, cát sô hay trại kỷ luật. Những nơi này luôn luôn đi kèm với các loại cùm mà người tù nào khi bước chân vào một lần sẽ vĩnh viễn ghi vào ký ức suốt đời không tài nào xóa bỏ.
Chế độ giam giữ đặc biệt này vừa có mục đích tẩy não những tư tưởng chống đối của người tù mà vừa là hình thức trừng phạt hữu hiệu nhất đối với những ai không tuân theo các luật lệ của trại.
Khi người tù bước chân vào trại giam Cổng Trời thì trước hết anh ta sẽ được nghe môt loại huấn thị sắc máu từ trưởng trại giam, để suốt những năm tháng sau đó ghi đậm trong tâm trí anh ta rằng nơi này là nơi sẽ trả thù những việc anh ta làm. Việc trả thù đa dạng với những nhục hình nào mà cán bộ trại giam có thể nghĩ ra. Nguyễn Hữu Đang, người tù nổi tiếng trong phong trào Nhân Văn Giai Phẩm trả lời trong một bài phỏng vấn như sau:
Các anh phải nhớ rằng một khi vào đây là các anh sẽ không có ngày trở lại, các anh sẽ ở đây cho đến lúc chết.
Ông Nguyễn Hữu Đang
"Ngay khi chúng tôi đến nhà tù, người ta đã tuyên bố: Các anh phải nhớ rằng một khi vào đây là các anh sẽ không có ngày trở lại, các anh sẽ ở đây cho đến lúc chết. Người ta đã tuyên bố thế – tổng giám thị nhà tù tuyên bố chính thức, công khai trước tất cả các tù nhân chính trị. Đã vào đây là không có ngày trở lại, không bao giờ ra khỏi nơi này.
Cho dù án của anh là 5 năm, 10 năm, 15 năm, 20 năm – các anh cũng sẽ ở đây đến lúc chết. Vì sao? Vì các anh, lũ phản động, phản bội tổ quốc, phản bội cách mạng, các anh đáng chết. Vì lòng khoan dung, độ lượng, nhân đạo, mà chính phủ để cho các anh được sống, nhưng trả tự do cho các anh, không bao giờ! Trả tự do cho các anh là trả tự do cho hùm beo, các anh sẽ ở đây cho đến chết."

Các loại cùm

Trong suốt bao nhiêu năm hiện hữu, trại giam Cổng Trời chưa hề trả tự do cho một người tù chính trị nào. Chẳng những thế họ còn bị vô số hình phạt và một trong những hình phạt thông thường nhưng đau đớn nhất cho họ là các loại cùm được dùng như hình thức tra tấn. LM Nguyễn Viết Cường cho biết:
"Nhiều kiểu cùm lắm. Nhiều kiểu cùm và nhiều kiểu xiềng lắm. Đơn giản nhưng mà nó rất ác. Nhất là khi nó khóa còng số 8. Nó khóa cánh tiên ác lắm. Nó không đánh nhưng nó khóa như thế còn hơn đánh. Cùm lâu nhất là 8 tháng"
Theo lời kể của nhiều tù nhân thì ở trại Phong Quang có một loại cùm mà người ta gọi là cùm chữ V, đây là một loại cùm bằng sắt đóng chữ V vào chân. Người tù nào bị cùm loại cùm này thì chân coi như bỏ đi. Cán bộ đưa cùm vào chân người tù sau đó lấy búa gõ vào cho khít.
Khi cán bộ lau cái tút sắt ở bên dưới thì da, thịt, gân tuột theo hết và người tù rú lên một tiếng và ngất đi. Cùm như thế chỉ trong vòng một hai ngày thì cán bộ phải bỏ ra thay cái cùm khác. Cái chân hư phải thuốc men rất lâu mới khỏi nổi. Ai bị cùm chữ V một lần thì có vết sẹo ở đàng sau cổ chân. Nhiều người tù kể lại có lúc tại trại Phong Quang hàng mấy chục người nằm dài chân băng bó vì bị cùm.
Thế nhưng tại trại giam Hỏa Lò còn có một loại cùm khác còn kinh khủng hơn loại cùm chữ V của trại Phong Quang. Đây là một loại cùm hộp bằng xi măng mà mỗi lần nhắc tới những ai từng ở Hỏa Lò đều không khỏi rùng mình.
Người tù bị nhốt trong cát sô mà cái cát sô này nằm trên một bể phân bên dưới là cống rảnh. Cát sô có hai lần tường bao bọc nên tiếng la khóc của người tù không vang ra phía ngoài được.
Cùm hộp được đúc bằng bê tông, hai chân người tù bị cán bộ nắm đè vào cái đũa cùm có lỗ tương tự như con số 8. Sau khi người tù đưa chân vào thì cán bộ dập phần hộp xi măng còn lại xuống cho khớp với phần hộp bên dưới. Đau đớn làm người bị cùm chỉ rú lên được một tiếng rồi ngất đi, xương chân coi như vỡ. Cùm này chỉ để 12 tiếng là phải mở ra để thay cùm khác.

Một kiểu còng khác không kém đau đớn được mang cái tên rất mỹ miều: "khóa cánh tiên" đây là loại còng được dùng hầu hết trong các trại giam mà trại Cổng Trời hầu như sử dụng nhiều nhất nhằm khống chế những người tù hình sự hay những kẻ to con cứng đầu. Người tù Nguyễn Chí Thiện kể lại những gì mà tù nhân bị loại khóa tàn ác này hành hạ như sau:

220px-Nguyenhuudang-wikipedia-200.jpg
Nguyễn Hữu Đang, người tù nổi tiếng trong phong trào Nhân Văn Giai Phẩm. Photo courtesy of wikipedia
"Nó có cái khóa gọi là khóa cánh tiên mà cái này không cần phải vi phạm đâu nhé, anh đun trộm ấm trà anh cũng bị khóa. Nó ghét là nó khóa. Lấy trộm sắn hay mẩu khoai ngoài ruộng cũng đủ khóa như thế rồi. Khóa cánh tiên là cái khóa số 8, khóa vòng hai tay ra phía sau lưng và phải 3 người mới khóa nổi.
Hai tay người tù cứ mở rộng ra và khép lại đàng sau lưng, hai người mới khép nổi như thế. Khi bị như thế anh càng to, thì lồng ngực anh càng như muốn vỡ. Rồi người thứ ba là anh tù tự giác nó đưa cái khóa vào và khóa lại. Khóa lại như thế thì sức người không chịu nổi 15 phút vì đa phần bị đau đớn điên cuồng, chỉ trong vòng 15 phút là ngất đi.
Đau đến mức những anh dũng sĩ diệt Mỹ cũng bị tù và khóa như thế, hay là trùm lưu manh bị khóa như thế thì nó hóa điên. Khi hóa điên thì nó lạy van xin tha lúc thì nó lôi cả đảng ra nó chửi. Hình thức khóa cánh tiên làm cho người ta ai cũng sợ vì nó đau không thể tưởng tượng được.
Tôi là người bị khóa mấy lần nên tôi có thể tả như vầy: trong thời tiết 0 độ mà nó cởi áo hết khóa ngoài giữa sân, Mồ hôi trên trán chảy đầm đìa. Nó đau ở hai thái dương điên cuồng lên. Lúc bấy giờ thành tâm mà nói tôi chỉ muốn chết mà thôi."
Muốn chết cũng không được vì cán bộ canh chừng khi thấy người tù kiệt sức đến độ nguy hiểm thì họ thả ra hoặc nới lỏng bớt hình phạt. Cán bộ trại giam nào cũng học được cách tra tấn theo kiểu tầm ăn dâu này.
Ban đầu nhiều người tưởng rằng trưởng trại sợ để tù nhân chết sẽ ảnh hưởng đến điểm thi đua, nhưng sau một thời gian người tù mới biết được cái nỗi sung sướng bệnh hoạn nằm sâu trong tiềm thức của cán bộ trại giam khi tận hưởng những đau đớn mà họ sáng tạo ra để trừng phạt những người tù bất hạnh.

Hành hạ tù nhân nữ

Đối với tù nhân nữ thì mức độ tận hưởng của cán bộ quản giáo có khác hơn đối với tù nhân nam, bệnh hoạn và ác độc hơn. LM Nguyễn Văn Lý kể lại những phương cách mà mới nghe qua không ai có thể tin được vào tai của mình, ông kể:
"Những hình khổ khác thì tôi đã tường thuật khá rõ ở trong 54 nhục hình. Những nhục hình đối xử ở bên các bạn nữ, hình thức mà xúc phạm nhân phẩm của họ rất kinh hoàng.
Ví dụ như lột trần truồng tập thể 25 cô, bà một lúc mà xâm phạm vào chỗ kín của họ như vậy thì thấy không còn chi ra con người nữa. Tôi đang kể với anh mà tôi chảy nước mắt đây. Trong buồng giam thì nó có hai dãy sàn xi măng cao vừa với tầm của người nằm. Một loại giường tập thể chính giữa có lối đi.
Hkg529511-200.jpg
Linh mục Nguyễn Văn Lý. AFP photo
Chúng bắt những người tù nữ này, xin lỗi, chổng mông lên ở dưới cái sàn đó, rồi một cán bộ mang găng tay loại găng tay lao động chứ không phải găng tay vệ sinh của y tế đâu. Găng tay thô nhám lao động.
Nó thọc vào cái chỗ kín của các bà đó để họ tìm các vật dụng như thư từ tiền bạc mà họ nghi là dấu diếm. Họ thọc như vậy, chẳng có vệ sinh gì cả. Bà nào có HIV/AIDS thì sẽ lây qua các bà khác dễ dàng lắm. Các bà không đề kháng lại được cho nên chỉ đứng khóc với nhau. Mỗi bà chịu nhục hình một lúc, tất cả đều trần truồng như nhộng vậy.

Một hình khổ nữa là họ lấy những vật dụng cứng họ thọc vào nơi chỗ kín của phụ nữ. Họ lấy dùi điện rà vào những chỗ đó để đốt cháy. Nó vừa làm đau khổ vừa xúc phạm nhân phẩm người phụ nữ."
Làm sao LM Nguyễn Văn Lý nghe lại được những lời kể lể mà bất cứ ai có nhân tính cũng đều phải quay mặt đi như thế, ông nói:
"Họ cấm không cho nói lại nên đâu dám nói. Mãi đến khi hồi gần đây họ cho tù hình sự nhốt chung với một số tù chính trị, chính các bạn tù chính trị này khi ở chung, được các bà các cô hình sự kể lại. Vì trên thân thể có những dấu tích do những lần tắm chung thì họ thấy dấu tích, họ hỏi thì các bà kể lại."
Khổ nạn của người tù hầu như vô tận. Mỗi trại giam có một cách hành hạ người tù tùy theo sự tưởng tượng phong phú của cán bộ trại giam đó. Người tù chỉ biết chờ tới phiên mình. Họ là những tù nhân ngơ ngác sống trong vòng vây địa ngục trần gian mà bên ngoài bị cách ly với bên trong như hai thế giới.
Chỉ khi nào may mắn thoát được cái trại giam này thì lúc đó nỗi ám ảnh mới có cơ may ngày một phai nhạt đi.

Hy vọng ló dạng

Cái may mắn ấy cuối cùng rồi cũng tới.
Trong một ngày bình thường như mọi ngày, người tù Cổng Trời cảm thấy có điều gì đấy rất khác lạ trong cách đối xử của cán bộ trại giam. Họ hối hả thu xếp những thứ cần thiết, tập họp nhau lại thầm thì, và mắt láo liên như sợ người tù theo dõi...Những lo lắng này làm sao qua mắt được vành tai, khóe mắt của những người tù lâu năm trong trại.
Người tù đoán mò với nhau: Hay là Mỹ trở lại? Cộng sản sụp đổ? Sắp chuyển trại hay là gì khác?...Những câu hỏi đó cứ quanh quẩn trong những lần gặp nhau ít ỏi của người tù và họ hy vọng, họ mong chờ điều gì đó kinh khủng sẽ xảy ra thay đổi số phận của mình...
Bài sau sẽ nói rõ những gì sắp xảy đến tại nơi mà cán bộ trại giam từng nói: "Khi đã vào đây thì các anh đừng hòng sẽ có ngày ra khỏi trại." liệu biến cố này có thay đổi được cuộc đời của những người tù trong tại giam Cổng Trời hay không?
------------

"Trại Giam Cổng Trời" (phần 9) 

Tiếng súng đầu tiên từ bên kia biên giới phía Bắc đã thay đổi nhiều số phận của những người tù trong trại giam Cổng trời.
AFP photo
Đại tướng Võ Nguyên Giáp (P), đại diện tỉnh Bình Trị Thiên, Phạm Dũng (thứ 2 từ phải), đại diện TPHCM, trong phiên họp đầu tiên của Quốc hội Việt Nam tại Hà Nội hôm 28/6/1976. 

Ít ra thì nhờ nó mà họ bớt lạnh hơn, đường trở lại gia đình ngắn hơn, và nhất là được sống gần với con người hơn tại các trại giam dưới đồng bằng Bắc Bộ. Về gần với đời sống hơn khiến người ta có khuynh hướng ôn lại chuyện cũ và những người tù thế kỷ này nghĩ gì về những ngày đầu tiên bị bắt của họ?
Bài thứ 9 của Trại Giam Cổng Trời mang đến quý vị những hình ảnh cuối cùng của một trại giam đã đi vào lịch sử.
Đối với những người đã ở lâu trong trại giam Cổng Trời thì ý tưởng trại giam này sẽ giải thể hay bị phá tan là một điều hoàn toàn không tưởng. Ngoài vị trí quá cao không thể tấn công hay phá hoại, trại Cổng Trời còn là nơi gần như bất khả xâm phạm vì quanh năm mây mù che phủ, việc phòng bị rất chắc chắn khó thể xâm nhập.

Điều không tưởng đã xảy ra

Cái ngày nó bị xóa sổ đến rất bất ngờ và những tù nhân trong trại chào đón tin này với một niềm hân hoan tột độ. Người tù biết rằng mặc dù họ không được trả tự do nhưng sẽ không phải tiếp tục sống trong cái địa ngục trần gian này. Hy vọng đó đã làm cho hầu hết tù nhân thắp lại niềm tin sống sót mà bao nhiêu năm qua đã tắt ngúm trong lòng họ.
Cái ngày đó là ngày 20 tháng 8 năm 1978. Lý do: Trung Quốc đánh Việt Nam.
Người tù Trần Nhật Kim nhớ lại:
"20 tháng 8 năm 1978 chúng tôi được di chuyển từ trại Cổng Trời về trại Thanh Cẩm vì khi đó quân đội Việt Nam và Trung Quốc đang đánh ở các tỉnh miền Bắc rồi. Chúng tôi được di chuyển khỏi trại Cổng Trời trước đó 1 tháng. Chúng tôi gồm 48 người miền Nam và 70 anh em biệt kích. 30 người ở Cổng Trời và 40 người ở trại Tuyên Quang dồn lên trên CổngTrời và sau đó chúng tôi đi cùng một chuyến về trại Thanh Cẩm. Các anh em biệt kích về trại Lam Sơn trong đó có anh Nguyễn Hữu Luyện.
Sở dĩ tôi biết nó đánh tan trại Cổng Trời là vì một nửa tù hình sự chạy thoát được còn một nửa thì bị bắt lại mang xuống trại Thanh Cẩm. Tôi gặp những người này kể lại tôi mới biết là trại Cổng Trời đã bị đánh tan và không còn ai ở đó nữa."
LM Nguyên Thanh kể lại ông và một số người khác rời trại trước nhóm của ông Trần Nhật Kim 5 ngày, và cũng về Thanh Cẩm sau đó:
"Cho đến 15 tháng 8 năm 1978 thì chúng tôi, tất cả là 32 người biệt kích và 38 tù nhân miền Nam đựơc sơ tán về trại Thanh Cẩm bởi vì Trung Cộng lúc ấy sắp sửa đánh 6 tỉnh miền Bắc. Trước khi được đưa về trại Thanh Cẩm Thanh Hóa thì chúng tôi đã bị bắt buộc phải làm ngày làm đêm đào hào ở các vùng chân núi."
Ngày 20 tháng 8 năm 1978, chúng tôi được di chuyển từ trại Cổng Trời về trại Thanh Cẩm vì khi đó quân đội Việt Nam và Trung Quốc đang đánh ở các tỉnh miền Bắc rồi.
Ông Trần Nhật Kim
Trung Quốc đánh Việt Nam khiến trại Cổng Trời đóng cửa là điều mừng cho người tù nhưng đối với những tù nhân đã được thả trước đó thì chính biến cố này lại đem phiền toái dồn dập đến với họ. Người tù Nguyễn Chí Thiện kể về trường hợp của ông:
"Khi Trung Quốc đánh miền Bắc vào tháng 2 năm 79 thì công an bắt đầu gọi tôi lên sở lên đồn liên tục, viết kiểm điểm đe dọa bắt bớ đủ thứ. Đến nước này tôi thấy nguy cơ nếu mà nó bắt lần nữa thì khó sống. Thế nên tôi quyết định phải gửi tất cả thơ tôi làm được trong vòng 15 năm ra ngoại quốc.
Tôi vào tòa đại sứ Anh ngày 16 tháng 7 năm 1979 lúc 9 giờ sáng để gửi tập thơ ra ngoài. Sự thực tôi làm thơ để mong gửi vào miền Nam cho dân chúng biết chế độ miền Bắc để thêm tinh thần chiến đấu. Có ai làm thơ để gửi ra ngoại quốc bao giờ?"

Bị bắt, bị bắt và bị bắt

Người cộng sản vốn đa nghi nên mỗi khi có sự cố nào xảy ra thì những người tù lại được lôi ra chiếu cố một cách cẩn thận. Cũng tương tự như nhà thơ Nguyễn Chí Thiện, ông Kiều Duy Vĩnh, một đại úy thời Pháp ở lại miền Bắc vì hoàn cảnh gia đình đã gần bỏ thây trong trại giam CổngTrời, mãi đến khi trại này không còn thì ông mới được thả về nhà. Tưởng được yên thân, nhưng khi Mỹ tấn công miền Bắc thì người được chiếu cố đầu tiên vẫn là ông, một tù nhân bị xem là nguy hiểm, ông kể:
"Tôi được thả về Hà Nội đến năm 1972, khi Mỹ lại bỏ bom tại miền Bắc thì tôi lại bị bắt! Bị bắt từ năm 1972 cho tới sau năm 1975 sau khi họ chiếm Sài Gòn thì năm 1976 tôi được về. Cả trước sau tôi tù 15 năm."
Khi được hỏi tại sao họ lại nghi nan một cách vô lý như vậy, trong khi ông bị cách ly hoàn toàn với bên ngoài thì đâu còn cơ hội nào để làm gián điệp cho dịch nữa? Ông Vĩnh bức xúc:
"Đấy! cộng sản họ hay vô cùng là ở chỗ ấy. Tôi làm gì? tay không một tấc sắt? Đi tù 10 năm về không còn một tí gì kể cả kinh tế không còn gì hết. Tôi đi làm thợ mộc làm cu li kiếm ăn. Tại sao lại thế nhỉ? Họ bảo, anh phải biết anh chứ! Anh là cái ngòi nổ thì tôi cứ cất đi là yên tâm hơn cả.
Mới vừa gần đây, vào tháng 8, sở công an Hà nội cử người hỏi thăm tôi, tôi bảo thẳng, ông bỏ trò lịch sự khôi hài ấy đi. Tôi 80 tuổi còn làm được gì mà hỏi thăm sức khỏe?
Ông Kiều Duy Vĩnh
Cái ấy là cảnh giác cách mạng mà lỵ! Tôi mới hỏi tội trạng gì? Tội phản cách mạng! mãi năm 1976 chiếm được Sài Gòn xong tôi mới sống yên ổn. Cho đến thế kỷ 21 này thì tôi mới không bị gọi lên công an chứ còn lúc nào cũng bị gọi ra sở để hỏi thăm sức khỏe."
Ngay cả hồi gần đây, tức là năm 2010 khi đã gần 80 ông Kiều Duy Vĩnh vẫn không được buông tha, ông kể:
"Mới vừa gần đây, vào tháng 8, sở công an Hà nội cử người hỏi thăm tôi, tôi bảo thẳng, ông bỏ trò lịch sự khôi hài ấy đi. Tôi 80 tuổi còn làm được gì mà hỏi thăm sức khỏe? Sự chuyên chính vô sản đến cực độ. Một anh già 80 thở không ra hơi vẫn bị hỏi thăm xem thế nào?"

Họ đã làm gì?

Thử lần về quá khứ xem những con người này mang tội gì mà đáng bị đối xử như vậy? Trước tiên là ông Phùng Văn Tại, một giáo sư dạy trong đại chủng viện hoàn toàn không có một hành động nào chống phá cách mạng hay tuyên truyền gây nguy hiểm cho chế dộ. Tội của ông là dạy cho chủng sinh theo tài liệu của Giáo Sư Dương Quảng Hàm, ông kể:
kdv200.jpg
Người tù nổi tiếng của trại giam Cổng Trời, đại úy Kiều Duy Vĩnh.
"Tôi dạy về giáo sử văn chương. Một trong những tội là dám dùng tài liệu cũ là dùng bộ sách Việt Nam Văn Học Sử Yếu của giáo sư Dương Quảng Hàm để dạy cho học sinh chủng sinh cho nên đấy là một cái cớ. Thêm nữa là tôi ra một bài văn, con hãy bình luận câu nói sau đây: Lao động là vinh quang theo quan điểm giáo hội công giáo. Bài đó tôi cho học sinh 7 điểm và đó là cái cớ. Trong những ý gạch đầu giòng trên bảng mà tôi cho học sinh làm bài."
Nhà thơ Nguyễn Chí Thiện cũng không khác với ông Phùng Văn Tại là mấy, ông dạy học sinh theo sự thật lịch sử mà cả thế giới biết, tuy nhiên đối với người Cộng sản thì việc này là cố tình phản tuyên truyền, nhà thơ kể:
"Khi bị bắt sự thực mà nói thì tôi không làm gì cả. Hôm ấy một ông bạn ông ấy là giáo viên dạy sử. Ông ấy ốm nhờ tôi dạy hộ một lớp bổ túc văn hóa mà lớp ấy ở trước nhà tôi ở phố Ga Hải Phòng. Tôi cũng tình cờ vào dạy giúp ông ấy có hai tiếng thôi. Tôi giảng về đại chiến thứ hai rằng sở dĩ Nhật đầu hàng là do hai quả bom nguyên tử của Mỹ nó bỏ xuống Hiroshima và Nagasaki. Thế nhưng bài giảng đó nó sai với sách giáo khoa. Sách giáo khoa nói do Liên Xô đánh tan quân Nhật ở Mãn Châu thì Nhật phải đầu hàng chứ không phải do Mỹ.
Tôi chỉ giảng như thế thôi. Mình cũng vô tình nhưng nó theo dõi mãi đến đầu năm 1961 nó bắt tôi ra tòa với tội là phản tuyên truyền. Khi ra tòa thì tôi cũng nói tôi giảng theo đúng lịch sử thôi. Lúc bấy giờ họ xử tôi hai năm tù nhưng tôi phải ở 3 năm rưỡi."
Dĩ nhiên trường hợp của ông Phùng Văn Tại và Nguyễn Chí Thiện không thể đại diện cho tất cả, nhưng với cách làm này chính quyền đã tạo ấn tượng không tốt cho các vụ bắt bớ khác, nhất là trong những vụ án chính trị vì bất đồng chính kiến.

Những lời hứa

Năm 1975 sau khi kiểm soát toàn bộ miền Nam, sĩ quan chế độ Sài Gòn được lệnh mang theo lương thực 10 ngày hoặc 30 ngày cùng các thứ cần dùng để đi học tập. Lời hứa 30 ngày đó đã trở thành kỷ niệm khó quên cho cả miền Nam khi không một người nào có cái may mắn được Nhà nước giữ lời hứa.
Thật ra, trước đó hơn 10 năm, ngay tại miền Bắc lời hứa tương tự đã được áp dụng với nhiều tu sĩ công giáo khi họ được lệnh đem theo quần áo cho mấy ngày đi học tập thôi...LM Chu Quang Tòng nhớ lại:
"Họ gọi họ bảo mình đem quần áo cho mấy ngày thôi. Trại giam lúc bấy giờ là Ty công an Hà Bắc tại Bắc Giang. Ngày 11 tháng 7 năm 1964 thì họ gọi lên cho biết là đi tàu suốt! Tức là lên trại giam Trung ương 2 Yên Bái, trại mà họ giam thiếu tướng De Castries."
Ông Đặng Chí Bình, một điệp viên bị giam nhiều năm trong các nhà tù miền Bắc kể lại những lệnh tập trung mà ông biết chế độ thường áp dụng:
"Mỗi lệnh tập trung là 3 năm, anh tốt thì về nhưng thực tế cái cách quỷ quái của họ làm thế nào mà biết tốt hay không tốt. Thường thường sau này tôi gặp rất nhiều người, có người 7 lệnh, mỗi lệnh 3 năm nên ở tù 21 năm! Rồi 5 lệnh, 4 lệnh chứ không có ai được về trong 3 năm cả."
Một nhân chứng khác cho biết giá trị lời hứa của các cán bộ trại giam như thế nào, tù binh Đỗ Lệnh Dũng cho biết kinh nghiệm của ông còn cay đắng hơn, ông nói:
"Chúng tôi có gặp một số tù binh ngày xưa. Điều làm chúng tôi sửng sốt nhất là có một vài anh viết đằng sau lưng áo bằng sơn. Tôi nhớ kỹ ảnh viết 1962. Sau đó tiếp xúc tôi mới biết đó là những anh em biệt kích bị bắt từ thời Ngô Đình Diệm khi các anh ấy xâm nhập ra Bắc.
Chúng tôi ở đó một thời gian rất ngắn, lại tiếp tục chuyển tới một trại khác làm công tác chuẩn bị đón tiếp anh em miền Nam ra. Xong công tác đó chúng tôi nghĩ sẽ được về như cán bộ trại giam đã hứa nhưng thực tế mãi tới năm 1985 tôi mới được thả, tức là tôi ở gần 11 năm.
Thậm chí còn sau anh em học tập cải tạo nữa. Đối với chính quyền miền Bắc tôi không có một sự tin tưởng nào vào những lời hứa của họ."
Đối với chính quyền miền Bắc tôi không có một sự tin tưởng nào vào những lời hứa của họ.
Ông Đỗ Lệnh Dũng
Còn không biết bao nhiêu người nữa là nạn nhân các lời hứa mây bay này. Mặc dù đã nhiều chục năm trôi qua, những người tù chính trị và gia đình họ vẫn còn ám ảnh bởi những gì mà các trại giam đã gây ra. Họ không phải là tù binh nên công ước Geneve không thể bảo vệ. Họ bị bắt và chịu đủ thứ hình phạt chỉ vì tư tưởng và niềm tin tôn giáo khác biệt với chế độ.
Sau khi Liên bang Xô Viết sụp đổ, nhiều nạn nhân trong tác phẩm Quần Đảo Ngục Tù của Aleksandr I. Soltzhenitsyn đã được phục hồi quyền công dân và xã hội buộc phải nhìn họ với đôi mắt khác với thời cộng sản. Những con người đó tuy mất mát tất cả sau bao nhiêu năm tù tội nhưng dù sao thì cuối cùng họ vẫn được đối xử công bằng hơn những nạn nhân Việt Nam, những con người tội nghiệp vẫn sống trong âm thầm không ai biết đến sau nhiều năm đất nước hoàn toàn thống nhất.
Trong lòng những nạn nhân này nghĩ gì và nếu được công khai trước dư luận thì họ sẽ nói gì?
Câu hỏi này sẽ được giải đáp trong bài thứ 10, cũng là bài cuối cùng trong loạt bài Trại Giam Cổng Trời.
------


Trại giam Cổng Trời tại Hà Giang có thể so sánh với bất cứ trại giam khắc nghiệt nào trên thế giới đã được nhiều nhân chứng kể lại qua 9 bài liên tiếp mà quý vị đã nghe qua.
AFP photo
Một cảnh sát bảo vệ nhà giam Phước Cơ - Vũng tàu hôm 01/3/2006 

Bài này tổng hợp tất cả ý kiến của những người trực tiếp liên quan đến trại giam Cổng Trời, hầu tìm ra câu trả lời thỏa đáng cho các nạn nhân mà tâm trí họ chưa bao giờ nguôi nỗi ám ảnh bao nhiêu năm qua.

Vết thương không thể lành

Đã bao nhiêu năm trôi qua rồi nhưng vết thương của những người còn sống từ trại giam Cổng Trời trở về vẫn không hề lành lại được. Họ chiêm bao hàng đêm về cuộc sống quá lâu và quá tàn bạo trong trại giam mang tên Cổng Trời.
Các loại gông cùm kinh khủng nhất đã được mang ra hành hạ họ. Những cái chết câm nín được chôn sau đồi Bà Then làm sao người tù có thể quên khi chính họ là người đào những nhát cuốc đầu tiên chôn những bạn tù bất hạnh?
Những con người hiền hòa như các vị linh mục, tu sĩ, giáo dân chưa bao giờ có ý tưởng chống lại Nhà nước cách mạng trong buổi bình minh của chủ nghĩa xã hội trên khắp đất nước Việt Nam. Họ là nạn nhân của một ý thức hệ, một chính sách cai trị chuyên chính và một tư tưởng duy ý chí đến cuồng tín.
Những nạn nhân mà các bức tường của trại giam Cổng Trời bao vây nhiều chục năm cho đến ngày nay vẫn đêm đêm mơ thấy gông cùm và trái tim họ vẫn luôn nhói đau bởi hậu quả của nhiều lần xiềng xích.

Hai nhà tù, hai cách ứng xử

Người tù Liên bang Xô Viết trong các trại giam Gulag đã trở về đời sống bình thường nhưng người tù Việt Nam vẫn chưa thoát ra được cái bóng đen quá khứ. Sổ hộ khẩu của họ tuy không đóng dấu sự khác biệt nhưng trong cuốn sổ thành kiến của từng cán bộ địa phương thì họ và gia đình vĩnh viễn không bao giờ được trắng án.
Những người bị giam giữ vì chiến đấu trực diện với quân đội miền Bắc tuy thua trận, bị tù đày nhưng họ đáng được đối xử với quy chế tù binh. Trong ý nghĩa nào đó họ có quyền được kính trọng sau khi trở về gia đình. Những chiếc thang xã hội không thể đạp họ và gia đình họ ra khỏi các nấc tiến thân và nhất là bản án nào cũng phải có ngày chấm dứt kể cả bản án tử hình.
Kéo dài thời gian giam giữ những người tù chính trị này là một cách trả thù không lương thiện. Sau bao nhiêu năm, những tưởng thời gian đã đủ chín muồi để những bản án này có thể được đem ra công khai để trả lại những gì mà các thế lực cuồng tín đã vượt qua cả lương tâm dân tộc để hành hạ những nạn nhân này trong quá khứ.
Qua những sự chịu đựng gian khổ ấy chúng tôi có cảm tưởng một cách thực tế là Giáo hội miền Bắc lớn mạnh lên bằng những đau khổ và sự bắt bớ.
LM Chu Quang Tòng
Đối với những người công giáo bị bắt, bị giam cầm tra tấn đến chết, nói theo người công giáo thì họ đã được Chúa trả công, còn những người may mắn sống sót thì sao? Ai sẽ trả công cho họ, và liệu họ có xứng đáng hưởng quyền tự do tín ngưỡng như bao văn bản mà Nhà nước đã không ngớt tuyên truyền cổ động hay không?

Lý tưởng truyền giáo, làm sao tiêu diệt?

Bởi lý tưởng tự do truyền đạo, khi được thả ra điều mà người linh mục quan tâm nhất vẫn là đàn chiên của mình. LM Nguyễn Hữu Lễ kể lại ngày ông ra trại đã chứng kiến những hình ảnh nhiều làng mạc công giáo của miền Bắc ngày xưa bây giờ ảm đạm và hoang phế chứng tỏ rằng sự sa sút của giáo hội công giáo trong nhiều họ đạo.
Tuy nhiên khi nhìn lại kết quả giữ đạo của giáo dân, LM Lễ nhận ra rằng cơ sở tôn giáo dù có bị xuống cấp do bị cấm đoán nhưng lòng sùng đạo của họ không hề suy giảm và điều này chứng tỏ chính sách tiêu diệt công giáo đã thất bại, LM Lễ nói:
"Sau khi tôi ra khỏi tù tôi ở lại miền Bắc thăm viếng nhiều nơi trong các giáo phận thì thấy nhiều nhà thờ bị phá tan hoang. Các chủng viện ngày xưa bây giờ chỉ còn cái nóc không thôi. Những nhà dạy giáo lý hồi xưa bây giờ trở thành hợp tác xã. Có chỗ thì nhốt bò, nhốt trâu có chỗ chứa lúa thóc.
Nói chung các cơ sở tôn giáo người ta đã cố gắng triệt phá. Nhưng điều tôi thấy rất rõ trong khi người ta cố gắng triệt hạ những cơ sở tôn giáo ấy thì niềm tin của người công giáo lại càng mạnh hơn."
000_APP2000041702054-250.jpg
Cuộc đột kích của bô đội miền Bắc năm 1976. AFP photo
Khi bị bắt là môt chủng sinh, lúc được thả ra thì LM Chu Quang Tòng ngay lập tức tìm mọi cách để tiếp tục con đường tu hành, ông nhận xét cộng đồng công giáo trong những năm sau này:
"Tôi có thể khẳng định giáo hội miền Bắc lúc bấy giờ sau khi bị bách hại tinh thần lại càng cao. Cái hướng của linh mục và anh em tu sĩ bị bắt được người ta đánh giá là niềm hy vọng về người công giáo. Người ta vui mừng lắm. Chúng tôi cũng khẳng định là hầu hết anh em chúng tôi đã đi tù. Anh em nào chưa chịu chức thì khi ra tù cũng chịu chức.
Qua những sự chịu đựng gian khổ ấy chúng tôi có cảm tưởng một cách thực tế là Giáo hội miền Bắc lớn mạnh lên bằng những đau khổ và sự bắt bớ.
Đây là niềm tin mà thật sự ra khi kể chuyện thì Nguyễn Chí Thiện, Vũ Thư Hiên …những người này chúng tôi đã ở chung với nhau cả rồi. Chúng ta phải khẳng định những bài thơ của Nguyễn Chí Thiện hay truyện “Đêm giữa ban ngày” của Vũ Thư Hiên đều trăm phần trăm đúng cả."

Đàn áp hay không?

Niềm tin mà người công giáo miền Bắc theo đuổi hàng trăm năm nay vẫn cứng cáp trước các thế lực muốn tiêu diệt nó. Những hoạt động tôn giáo nói chung hồi gần đây cho thấy sức sống của nhiều tín ngưỡng vẫn tiềm tàng trong lòng người dân, không thế lực nào có khả năng xoay chiều đời sống tâm linh bằng cách bách hại hay đàn áp.
LM Nguyễn Hữu Lễ nhận xét về điều này như sau:
"Tôi phải khẳng định nếu ai nói rằng chế độ cộng sản đàn áp tôn giáo thì câu đó chưa đúng. Họ chỉ đàn áp những tôn giáo nào phản kháng lại họ mà thôi. Còn những người trong tôn giáo nào hợp tác, đồng ý hoặc im lặng trước những sự bất công, tội ác của họ thì chẳng những họ không đàn áp, mà họ lại còn cho nhiều ân huệ hơn nữa".
Hà Nội chưa bao giờ từ bỏ ý tưởng khống chế tôn giáo bằng bất cứ phương tiện nào có thể. Vô thần và hữu thần chính là lò thuốc súng sẵn sàng bốc cháy bất cứ lúc nào nếu một trong hai phía mất kềm chế.
Nếu không tiêu diệt được tôn giáo thì người cộng sản sẽ tìm cách vô hiệu hóa nó.
Dành quyền duyệt xét phong chức là một ví dụ. Đối với hội thánh công giáo, mọi việc phong chức và bổ nhiệm đều phải qua Vatican duyệt xét thì mới được giáo hội thừa nhận. Việt Nam đã làm ngược lại và hội thánh từ nhiều chục năm nay vẫn buộc lòng phải chấp nhận, đó là: Ủy ban Tôn Giáo Nhà nước duyệt xét trước khi Vatican phong chức hay bổ nhiệm một vị trí nào đó trong giáo hội Việt Nam.
Đối với những trình tự ngược này không phải ai cũng nhận ra mục đích vô hiệu hóa của nhà nứơc đối với giáo hội, nhưng trong vai trò và hoàn cảnh như từ xưa đến nay, Vatican không thể làm gì hơn là thỏa hiệp trong một chừng mực có thể để hội thánh Việt Nam tiếp tục hoạt động.

Họ cần câu trả lời

Còn những nạn nhân của các vụ giết hại, đàn áp thì sao?
Chưa từng có người nào đứng ra đòi công lý khi chính họ hoặc thân nhân của họ bị cầm giữ trong các trại tù mà không qua xét xử. Nhà nước dửng dưng như không phải chính mình ra lệnh đàn áp và vì vậy chưa có bất cứ một động thái nào có thể nói là làm dịu bớt nỗi đau của những nạn nhân này.
Người dân luôn luôn có nhu cầu được lắng nghe và nếu chính quyền muốn giải tỏa những trở ngại giữa hai phía để đất nước có thể sống chung hòa thuận thì không lý gì người dân lại từ chối.
Bởi đây là một phần thưởng cho họ, với điều kiện duy nhất là phía đối diện phải thật tâm. Tất cả các vấn đề còn lại đều có thể chia sẻ. Một sự đền bù nào đó bù đắp cho những lầm than khốn khổ mà gia đình nạn nhân phải chịu đựng trong bao năm chăng?
Đối với gia đình ông Lưu Đức Tâm, một gia đình nạn nhân Cổng Trời từ những ngày đầu thì họ chỉ mong được yên thân đừng bị chính quyền nghi hoặc hay đố kỵ đã là hạnh phúc cho họ. Tất cả mọi chuyện hầu như còn nằm trên bàn thờ của cụ thân sinh nhưng một lời xin lỗi, thậm chí an ủi từ chính quyền xem ra còn quá xa vời, ông Tâm cho biết:
000_HKG2005112429144-250.jpg
Cổng trại giam Phước Cơ ở Vũng Tàu. AFP photo
"Nhà nước thì người ta bảo người ta đúng. Dựa trên cơ sở nào, pháp lý nào mà mình có thể làm được? Về phía người sống gia đình thấy vô vọng trong vấn đề này cho nên lực bất tòng tâm, cũng ráng chịu thế thôi chứ chẳng biết làm gì cả. Còn nói để xin được hay làm được một cái gì đấy thì thực tế mình chưa bao giờ nghĩ tới bởi vì nó vượt quá tầm tay của mình."
Đối với LM Nguyễn Hữu Lễ thì lời xin lỗi khan không đem lại được gì cho nạn nhân và ông không tin vào sự thành thật của giới chức cầm quyền:
"Thứ nhất nếu nói về một lời xin lỗi, xin lỗi khan thì rất dễ vì lời xin lỗi đó nó được thực hiện đến mức độ nào hay chỉ xin lỗi để trôi qua cái gân gà đang mắc trong cổ, không có giá trị gì cả.
Điều thứ hai giả sử chọn điều cho được tự do hành đạo thì tôi xin thưa thế này. Cái bản chất của chế độ đối với các tôn giáo tự nó đã nghịch với nhau. Chế độ chủ trương vô thần, còn các tôn giáo chủ trương hữu thần, tự bản chất của sự vô thần hữu thần đã không ngồi được với nhau.
Có ngồi với nhau chăng là một cuộc hôn nhân gượng ép để cho người ngoài thấy rằng cái cặp này có thể sống chung một mái nhà với nhau nhưng không thể nào nói rằng đây là một cuộc hôn nhân hạnh phúc được."
Cuộc hôn nhân mà LM Nguyễn Hữu Lễ gọi là gượng ép này dù sao cũng đã tồn tại trong nhiều chục năm qua. Lúc chua lúc đắng. Lúc máu chảy lúc lành lặn kéo da, thì tại sao không giữ lại và tìm giải pháp sống cùng như sống chung với lũ?
Trong khi chuẩn bị cho bài viết này chúng tôi đã phỏng vấn rất nhiều người, nói chuyện với những nạn nhân và gia đình họ trong và ngoài nước. Đã sử dụng hàng trăm trang tài liệu chỉ với mục đích duy nhất là trả lại sự thật cho một giai đoạn lịch sử. Giai đoạn mà người cộng sản Việt nam bị trượt theo đà tiến của cơn lốc cách mạng Xô Viết đến từ nước Nga xa xôi.
Cơn lốc này phá vỡ mọi tường lũy nhân bản của dân tộc để chiến thắng cho bằng được kẻ thù xâm lược và, tiếc thay sau đó lại trở thành kẻ thù của một số nạn nhân bị chính sách chuyên chính làm cho mù quáng.


Tổng số lượt xem trang