-Rắc rối
Ông Cù Huy Hà Vũ quả là người có thể tạo ra những rắc rối bất ngờ. Mới đây, tôi thấy trên mạng, thư của ông gửi cho ông Nguyễn Minh Triết và đài VOA đề nghị tham gia quá trình tố tụng. Chuyện đề nghị ông Nguyễn Minh Triết tham gia tố tụng quá tầm phào và dễ giải quyết, bởi vì Viện Kiểm sát đã có thể là một đại diện bảo vệ quyền lợi hợp pháp của Nhà nước Việt Nam. Nhưng chuyện đề nghị đài VOA tham gia tố tụng là một chuyện hấp dẫn và chưa từng có tiền lệ, theo như sự hiểu biết của tôi.
Tôi chưa được đọc văn bản cáo trạng của Viện Kiểm sát nên không rõ trong đấy viết cụ thể như thế nào. Nhưng theo thư đề nghị của ông Cù Huy Hà Vũ, trong cáo trạng có đưa ra hai bài đài VOA phỏng vấn ông Cù Huy Hà Vũ, và như vậy đài VOA là cơ quan có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan. Luận điểm này không phải không có cơ sở. Chẳng hạn báo Tuổi trẻ và Thanh niên từng là cơ quan có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan khi phóng viên của họ bị truy tố trong vụ PMU. Điểm khác biệt ở đây chỉ là đài VOA là một cơ quan truyền thông của nước ngoài.
Tôi thấy chuyện này khá rắc rối. Đài VOA không phải là một cơ quan truyền thông thông thường. Đài VOA là một cơ quan truyền thông của Mỹ, đại diện cho nước Mỹ và thể hiện chính sách của Chính quyền Mỹ. Tôi giả sử như Tòa án Việt Nam tuyên án ông Cù Huy Hà Vũ vi phạm điều 88 Bộ Luật Hình sự, và như vậy là đã gián tiếp tuyên bố đài VOA hoạt động tuyên truyền chống Nhà nước Việt Nam, cũng có nghĩa là đấy là tuyên bố Chính quyền Mỹ có chính sách tuyên truyền chống lại Nhà nước Việt Nam. Tôi chưa từng thấy một vụ việc nào tương tự như vậy xảy ra, ngay cả trong thời kỳ chiến tranh Lạnh giữa Liên Xô và Mỹ. Liệu một phán quyết của Tòa án như vậy có thể coi là một tuyên bố chiến tranh được không? Người ta có thể nói bên này tuyên truyền chống bên kia, nhưng một phán quyết của Tòa án là một vấn đề không đơn giản.
Vấn đề bây giờ nằm trong chân người Mỹ. Nếu Chính quyền Mỹ coi các dissident là những người cần được hậu thuẫn thì sẽ nhúng mũi vào chuyện này. Nếu Chính quyền Mỹ có các quyền lợi quan trọng khác thì bỏ ngoài tai chuyện này, có phản ứng thì chỉ theo phong cách chiếu lệ cho phải phép. Như vậy tùy theo cách phản ứng của Mỹ mà có thể thấy được sự thật thế này hay thế khác. Nếu Mỹ nhúng mũi vào thì đài VOA sẽ tăng uy tín lên rất nhiều, và đài VOA sẽ là cái ô để che cho các dissident. Một vấn đề không thú vị chút nào cho Chính quyền Việt Nam. Giả sử Mỹ nhúng mũi vào và Mỹ sẽ tham gia vào quá trình tố tụng. Liệu Việt Nam có cho phép hay không? Liệu Việt Nam có thể ra một phán quyết mà nội dung của nó gián tiếp khẳng định rằng Mỹ đang tuyên truyền chống Việt Nam? Nếu như vậy thì sao Bộ Ngoại giao Việt Nam không lên tiếng phản đối đài VOA đang tuyên truyền chống Việt Nam ngay từ khi bài phỏng vấn được phát sóng? Đâu là quan điểm chính thức của Nhà nước Việt Nam?
Phiên tòa xử ông Cù Huy Hà Vũ không khéo lại thành một tấn phong cho ông Cù Huy Hà Vũ thì thật là...
Hôm nay (30/12/2010), một số trang mạng tiếng Việt đã đăng tải đề nghị của tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ gửi Chủ tịch nước Việt Nam. Tờ đơn này được luật sư Nguyễn Thị Dương Hà, vợ và là người bào chữa cho ông Cù Huy Hà Vũ, nhận từ tay thân chủ tại trụ sở B14 của Bộ Công An (Hà Nội) sáng ngày 27/12/2010.
Trong lá đơn này, tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ đã chính thức đề nghị Chủ tịch Việt Nam tham gia tố tụng với tư cách là người thay mặt Nhà nước Việt Nam « để bảo vệ quyền lợi và lợi ích hợp pháp » của bên nguyên. Bởi vì, ông Cù Huy Hà Vũ bị truy tố vì tội tuyên truyền chống Nhà nước Việt Nam. Như vậy, đối tượng bị hại trong vụ án này là Nhà nước Việt Nam, mà căn cứ theo Hiến pháp Việt Nam, Chủ tịch Nước, người đứng đầu Nhà nước, là người thay mặt Nhà nước về đối nội và đối ngoại.
Cũng trong phần biên bản ghi lời khai của thân chủ của luật sư Nguyễn Thị Dương Hà, ngoài phần đề nghị gửi Chủ tịch Việt Nam, còn có thư ông Cù Huy Hà Vũ đề nghị Đài tiếng nói Hoa Kỳ (VOA) tham gia vào vụ án với tư cách là « bên có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan ». Lý do được đưa ra là vì hai bài phỏng vấn ông Cù Huy Hà Vũ của Đài tiếng nói Hoa Kỳ, « Chiến tranh Việt Nam và ngày 30/4 dưới mắt tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ » và « Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ từ khởi kiện Thủ tướng đến yêu cầu xóa bỏ Điều 4 Hiến pháp », nằm trong số 10 tài liệu mà bản cáo trạng đã dùng để buộc tội.
Ông Cù Huy Hà Vũ bị cơ quan an ninh Việt Nam bắt giữ ngày 5/11/2010 và đến ngày 17/12/2010, Viện Kiểm sát thành phố Hà Nội đã ra cáo trạng để truy tố ông vì tội tuyên truyền chống Nhà nước Việt Nam, với khung hình phạt từ 3 đến 12 năm tù. Sau gần hai tháng bị giam giữ, giai đoạn điều tra được coi là đã hoàn tất, bên cạnh đó ông Cù Huy Hà Vũ không được khỏe, do mắc bệnh tim bẩm sinh, gia đình đã và đang kiến nghị để ông được tại ngoại trong thời gian chờ xét xử.
Luật sư Nguyễn Thị Dương Hà, vợ và người bào chữa chính thức của ông Cù Huy Hà Vũ, cũng khẳng định bà đã làm mọi thủ tục cần thiết trước pháp luật và hiện đang chờ đợi sự phản hồi của chính quyền và đặc biệt là từ phía Chủ tịch Nước đối với đề nghị kể trên của bị cáo. Sau đây là tiếng nói của luật sư Nguyễn Thị Dương Hà.
Trong lá đơn này, tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ đã chính thức đề nghị Chủ tịch Việt Nam tham gia tố tụng với tư cách là người thay mặt Nhà nước Việt Nam « để bảo vệ quyền lợi và lợi ích hợp pháp » của bên nguyên. Bởi vì, ông Cù Huy Hà Vũ bị truy tố vì tội tuyên truyền chống Nhà nước Việt Nam. Như vậy, đối tượng bị hại trong vụ án này là Nhà nước Việt Nam, mà căn cứ theo Hiến pháp Việt Nam, Chủ tịch Nước, người đứng đầu Nhà nước, là người thay mặt Nhà nước về đối nội và đối ngoại.
Cũng trong phần biên bản ghi lời khai của thân chủ của luật sư Nguyễn Thị Dương Hà, ngoài phần đề nghị gửi Chủ tịch Việt Nam, còn có thư ông Cù Huy Hà Vũ đề nghị Đài tiếng nói Hoa Kỳ (VOA) tham gia vào vụ án với tư cách là « bên có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan ». Lý do được đưa ra là vì hai bài phỏng vấn ông Cù Huy Hà Vũ của Đài tiếng nói Hoa Kỳ, « Chiến tranh Việt Nam và ngày 30/4 dưới mắt tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ » và « Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ từ khởi kiện Thủ tướng đến yêu cầu xóa bỏ Điều 4 Hiến pháp », nằm trong số 10 tài liệu mà bản cáo trạng đã dùng để buộc tội.
Ông Cù Huy Hà Vũ bị cơ quan an ninh Việt Nam bắt giữ ngày 5/11/2010 và đến ngày 17/12/2010, Viện Kiểm sát thành phố Hà Nội đã ra cáo trạng để truy tố ông vì tội tuyên truyền chống Nhà nước Việt Nam, với khung hình phạt từ 3 đến 12 năm tù. Sau gần hai tháng bị giam giữ, giai đoạn điều tra được coi là đã hoàn tất, bên cạnh đó ông Cù Huy Hà Vũ không được khỏe, do mắc bệnh tim bẩm sinh, gia đình đã và đang kiến nghị để ông được tại ngoại trong thời gian chờ xét xử.
- Ba văn bản liên quan đến vụ án Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ
Kính gửi BBT Bauxite Việt Nam,
Tôi, Cù Thị Xuân Bích, em gái TS Cù Huy Hà Vũ vừa nhận được đơn đề nghị của anh Vũ gửi tới Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết, tôi trân trọng đề nghị BVN cho đăng để những người quan tâm đến vụ án đuợc biết.
Cám ơn,
Cù Thị Xuân Bích
-Ts. Cù Huy Hà Vũ tố cáo những người bắt ông
VRNs (27.12.2010) – Sài Gòn – Như chúng ta đã biết, tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ đã chính thức bị khởi tố với tội danh tuyên truyền chống phá nhà nước. Phóng viên Thomas Việt , VRNs đã có cuộc trao đổi với luật sư Nguyễn Thị Dương Hà, qua cuộc phỏng vấn này luật sư Dương Hà cho biết luật sư Dương Hà, luật sư Trần Đình Triển và luật sư Trần Lâm chính thức được làm luật sư bào chữa cho tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ.
Luật sư Dương Hà cũng cho biết là vừa gửi đơn hỏi Viện Trưởng viện kiểm sát nhân dân tối cao đã nhận được đơn tố cáo của tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ gửi ngày 15/11/2010 thông qua ông Ngọc, nhân viên an ninh điều tra chưa.
Kính mời quý độc giả cùng theo dõi cuộc trao đổi này.
Gia đình ông Cù Huy Hà Vũ mời thêm hai luật sư sau khi ông bị truy tố về tội “Tuyên truyền chống phá Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, theo Khoản 1, điểm C, điều 88, Bộ luật Hình sự.
Đó là luật sư Trần Lâm và Trần Vũ Hải.Trước đó bà Lê Thị Dương Hà đã mời luật sư Trần Đình Triển bào chữa cho chồng.
Nói chuyện với BBC chiều ngày 20/12, luật sư Trần Lâm cho biết những diễn tiến mới nhất của vụ án.