Chủ Nhật, 8 tháng 12, 2013

Tổng Bí thư: 'Đến Đường Tăng đi lấy kinh cũng phải hối lộ'


-THD: Người viết tiểu thuyết nhiều tập: Tổng bí thư: 'Sắp xử tham nhũng lớn, bà con hãy chờ xem' (VNN 7-12-13) -- Xin đợi hồi sau phân giải... Xin đợi hồi sau phân giải..
Dỗ dành người khiêng: Tổng bí thư: Bộ máy đúng là cồng kềnh (VNN 7-12-13) -- Ngồi chót vót trên bộ máy mà người dân đang è cổ ra khiêng, Tổng Bí Thư cúi xuống xoa đầu, an ủi.

-(BS HỒ HẢI)- -KINH VÔ TỰ VÀ SỰ GIÁC NGỘ CỦA THẦY TRÒ ĐƯỜNG TĂNG VỚI CHÍNH TRỊ VIỆT NAM

Ai đã từng đọc Tây Du Ký của Ngô Thừa Ân - một tác giả đời Đường của Trung Hoa viết về thời thịnh trị của Phật học - cũng đều nắm được chi tiết ở đoạn kết, khi Đường Tăng Tam Tạng đến được Tây Trúc để thỉnh kinh. Ở đây ông gặp được Phật Tổ Như Lai, và các đệ tử xin thỉnh kinh đem về hành đạo. Được Phật Tổ đồng ý, và giao cho 2 đệ tử là Bồ Tát Anan và Ca Diếp tặng kinh cho Tam Tạng.


Nhưng trước khi tặng kinh, Anan và Ca Diếp làm khó dễ, Đường Tăng bèn lấy cái chuông bằng vàng ròng, mà Vua Đường tặng cho ông trước khi lên đường đi thỉnh kinh hối lộ cho Anan và Ca Diếp. Sau đó Anan và Ca Diếp mới tặng bộ đại kinh vô tự - bộ kinh lớn không có chữ - và dặn dò là khi nào về đến Trung Nguyên thì hãy mở ra xem. Nhưng đi đến con suối thì thầy trò Tam Tạng phải lãnh thêm 1 kiếp nạn nữa để đủ số kiếp nạn mà trở thành Bồ Tát. Kiếp nạn ấy là trận lũ lụt làm cho toàn bộ đại kinh vô tự rơi xuống suối, thầy trò Tam Tạng phải vớt lên và đem phơi. Lúc ấy mới hay toàn bộ Đại kinh không có chữ!
Lúc ấy, thầy trò Tam Tạng mới chưng hửng và suy nghĩ: Tại sao kinh vô tự? Chỉ có Tề Thiên Đại Thánh là thông minh hơn người hiểu ý của Anan và Ca Diếp rằng: "Khi mi tu đắc đạo thì mi chỉ có hành, chứ không còn học. Khi mi đã hành thì tự mi viết ra kinh - sách giáo lý có tính triết học của nhà Phật - để răn đời. Còn nếu mi cần phải sao chép kinh của ta, tức là mi chưa đạt đạo". Vỡ lẽ này thấy trò Tam Tạng trở về Trung Nguyên để hành đạo và đắc đạo trở thành Bồ Tát, kể cả Trư Bác Giới đầy nhục dục.
Qua câu chuyện trên tác giả Ngô Thừa Ân còn muốn nhắn gửi đến các thầy tu theo Phật giáo rằng: Còn xây chùa, tìm chốn hoang sơn cùng cốc để lánh bụi trần để mà tu, thì chỉ mới học tu. Tu mà còn mở kinh ra đọc như con vẹt học nói cũng chỉ là mới học tu. Người tu đạt đạo là người phải dấn thân vào chốn phàm trần để hành sự giảng dạy triết lý uyên tha6mj của Phật học để đời giảm bớt điêu linh khốn khổ. Nên với những ai vẫn sống trên đời mà, tâm cứ tịnh như không, lấy sức mình giúp đời tốt đẹp hơn thì cũng là đắc đạo vậy - và họ còn hơn cả những ông thầy tu đangt học đạo ở chùa.
Câu chuyện Đường Tăng thỉnh kinh ở trên hôm nay được ông Tổng bí thư đảng cộng sản cầm quyền ở Việt Nam lấy câu chuyện Tây Du Ký này để giải thích cho những đại biểu nhân dân quận Ba Đình Hà Nội rằng: "Đến Đường Tăng đi thỉnh kinh mà cũng còn hối lộ,huống hồ chi người phàm là các đảng viên đảng cộng sản đang được đảng cầm quyền ban cho quyền định đoạt số mệnh quốc gia, dân tộc làm sao không có hối lộ?"
Cũng vậy, sáng nay ông phó chủ tịch ủy ban kinh tế Quốc hội Việt Nam cho rằng: hiến pháp mới khẳng định kinh tế nhà nước làm chủ đạo là đúng đắng. Nó cũng cho thấy nơi ăn chia của các vị là điều không có gì bàn cãi.
Đây là một cách ông Tổng bí thư đảng cầm quyền ở Việt Nam ngắt bớt chi tiết kinh vô tự, và sự giác ngộ của thầy trò Tam Tạng để che đậy một sự thật là, hầu hết các đảng viên và lãnh đạo đảng cộng sản ở Việt Nam đề hiểu rằng chính cái chủ nghĩa Marx Lenin mà các vị đang đi theo là kinh sách để tạo ra tha hóa và tham nhũng. Các vị đã ngộ ra hết, nhưng các vị vẫn cứ đi theo, mặc cho tổ quốc và dân tộc có điêu linh, khốn khổ. Vì kinh sách đó là lợi ích của các vị.
Asia Clinic, 12h27' Chúa nhựt, 08/12/2013

-Tổng Bí thư: 'Đến Đường Tăng đi lấy kinh cũng phải hối lộ'
Đề cập vấn nạn tham nhũng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nói: “Đến Đường Tăng đi lấy kinh cũng phải hối lộ, bước chân sang nước Phật đã phải hối lộ nên chúng ta phải xem xét, tỉnh táo, sáng suốt"...
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chia sẻ tại buổi tiếp xúc cử tri chiều 7/12 khi cử tri quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) phản ánh hàng loạt vụ việc đau lòng xảy ra trong ngành y tế thời gian qua.
Tổng Bí thư: 'Đến Đường Tăng đi lấy kinh cũng phải hối lộ'

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp xúc cử tri quận Hoàn Kiếm, Hà Nội chiều 7/12.
(Ảnh: Nguyễn Dũng) 

Chờ đợi Bộ trưởng Y tế trả lời chất vấn mà không thấy

Đề cập đến quốc nạn tham nhũng, cử tri Nông Quang Lộc, phường Hàng Mã cho rằng, vấn nạn này chưa được đẩy lùi, thậm chí còn hoạt động tinh vi hơn. Các Tổng công ty, tập đoàn nhà nước đâu đâu cũng có thể xuất hiện tham nhũng.

Ghi nhận những kết quả đạt được trong thời gian qua, khi lần đầu tiên xét xử về tham nhũng đã có án tử hình, song ông Lộc đề nghị các cơ quan về phòng chống tham nhũng cần hoạt động quyết liệt hơn nữa, và cần thu hồi lại số tiền đã bị tham nhũng để ngăn ngừa tình trạng “hi sinh đời bố, củng cố đời con”.

Coi lãng phí còn nguy hiểm hơn tham nhũng, nhiều cử tri Hoàn Kiếm cho rằng, người dân đang rất bức xúc trước thực trạng chi tiêu công lãng phí. Lãng phí xảy ra không ai chịu trách nhiệm nên cứ mặc sức chi tiêu. Cử tri đề nghị cần phải có chế tài xử lý người đứng đầu.

“Lãng phí như cháy nhà không thể thu lại được cái đã mất đi. Lãng phí thất thoát trong xây dựng cơ sở hạ tầng, đào lên rồi lấp xuống. Ngành này dẫm đạp lên ngành kia gây thất thoát lớn. Có công nhân nói với tôi rằng, nếu chúng con không đào đường lên thì không có lương” - cử tri Nguyễn Sang, phường Hàng Bông phản ánh.

Cử tri Trần Ngân Hoa, phường Hàng Buồm thì phản ánh tình trạng người dân, đặc biệt với những người vợ, người mẹ đang hết sức hoang mang sau một số vụ việc đau lòng xảy ra đối với ngành y tế trong thời gian qua.

Trước hàng loạt vụ việc xảy ra từ sản phụ tử vong sau quá trình sinh nở đến tử vong sau khi tiêm vacxin, rồi vụ việc ở thẩm mỹ viện Cát Tường… Cử tri đề nghị cần chỉ đạo ngành y tế tăng cường kiểm soát chặt chẽ hơn nữa, đặc biệt là nguồn gốc vacxin và việc tiêm phòng cũng như sinh nở.

Với hàng loạt vụ việc gây bức xúc dư luận, cử tri Nguyễn Trường Kỳ, phường Trần Hưng Đạo cho biết, lẽ ra Bộ trưởng Bộ Y tế phải đăng đàn trả lời chất vấn trước Quốc hội, cử tri rất chờ đợi nhưng lại không có.

“Y tế trong nhiều năm đã cố gắng, tuy nhiên còn nhiều vấn đề làm cho dư luận không đồng tình, thậm chí còn rất hoang mang, lo lắng. Tiêm chủng cho trẻ em gây chết người, nhân bản xét nghiệm, rồi vụ thẩm mỹ viện Cát Tường… ở đâu cũng thấy tiền. Đi cấp cứu phải nộp tiền trước mới được cấp cứu. Điều này hoàn toàn không thể chấp nhận được. Xã hội hóa y tế là cần thiết, nhưng thương mại hóa về y tế là không được” – ông Kỳ nói.

Nói về trách nhiệm, ông Kỳ dẫn dụ vụ Cát Tường, Bộ đổ trách nhiệm cho Sở, Sở đổ cho quận, rồi quận lại nói phường. Ông đề nghị cần cấp phép hành nghề trong lĩnh vực y tế, khi có sự cố xảy ra người cấp phép phải chịu trách nhiệm.

"Đến Đường Tăng đi lấy kinh cũng phải hối lộ"

Liên quan đến vấn đề y tế, gây bức xúc dư luận trong thời gian qua, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chia sẻ với ngành y tế vì liên tiếp những vụ việc đau lòng đã xảy ra.

“Cũng khổ cho Bộ trưởng Kim Tiến thật. Mặt lúc nào cũng buồn rười rượi. Nhưng cũng có nhiều việc nằm ngoài cái mình tính toán. Toàn những việc rất đau đầu, không đáng có. Tất cả cũng do đồng tiền, chạy theo lợi nhuận, coi thường giá trị con người. Đồng tiền trà đạp xuyên cả vào giáo dục, y tế, công tác đào tạo cán bộ. Cái gì cũng phải bôi trơn, cái gì cũng phải lót tay. Nó thành cái nếp rất khó chịu”– Tổng Bí thư nói.

Về vấn đề tham nhũng, lãng phí gây nhức nhối lớn, theo Tổng bí thư, tham nhũng là vấn đề của mọi chế độ, mọi quốc gia, mọi thời kỳ. Ngay thời bao cấp ngày xưa đã có như làm nhỏ ăn nhỏ, làm to ăn to, cầm ô thì phải mát cán, nhất thân nhì quen… 

“Đến Đường Tăng đi lấy kinh cũng phải hối lộ. Bước chân sang nước Phật đã phải hối lộ. Cho nên chúng ta phải xem xét, bình tĩnh, tỉnh táo sáng suốt. Tham nhũng đúng như các bác nói phải làm nhanh hơn, mạnh hơn, làm nghiêm hơn chứ không thể để xử lâu, xử nhẹ, án treo nhiều”.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho biết, công tác xét xử tham nhũng thời gian qua đã có nhiều chuyển biến. Nhiều vụ án tham nhũng lớn đã và đang được đưa ra xét xử. Ngăn ngừa tham nhũng tốt nhất là phòng ngừa đừng để nó xảy ra. Nhưng nếu nó xảy ra phải kiên quyết xử lý để răn đe.

“Lâu nay "phòng” chúng ta cũng yếu, “chống” cũng chưa quyết liệt. Khâu điều tra, khâu giám định tham nhũng dễ có tiêu cực, án treo cũng nhiều. Nhưng vừa rồi các bác thấy làm có nhanh hơn, mạnh hơn, nghiêm hơn không?” – Tổng Bí thư nói.

Cũng theo Tổng Bí thư, Ban chỉ đạo trung ương về phòng chống tham nhũng vừa hoạt động được gần 1 năm, và tháng 12 này sẽ họp kiểm điểm. Nhưng tinh thần là: “Nói vừa vừa thôi. Nói nhiều mà không làm được sẽ mất uy tín”.

Sau khi thành lập 7 đoàn thanh tra, cơ quan phòng chống tham nhũng còn phát hiện thêm một số vụ mới. Nhiều vụ án việc điều tra vô cùng phức tạp như vụ “Bầu” Kiên, Dương Trí Dũng. Song Tổng Bí thư khẳng định trong năm nay sẽ xét xử hai vụ án này. Ngoài 8 vụ án còn lại, sang năm sẽ tiếp tục xét xử hơn chục vụ án lớn khác.

Đặc biệt công tác xét xử án tham nhũng trước nay hầu như không có án từ hình, nhưng mới đây khi xét xử vụ án Ngân hàng Nông nghiệp đã có đến 2 án tử hình. Theo Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, sắp tới nếu một số vụ xét xử đúng khung hình phạt thì có thể sẽ còn có những án tử hình.
Theo Infonet  Tổng Bí thư: ‘Đến Đường Tăng đi lấy kinh cũng phải hối lộ’ (Infonet/VTC).
- Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng: Tham nhũng đã thành đường dây có tổ chức (TN). – Xử xong “Bầu” Kiên, Dương Chí Dũng sẽ tới lượt 41 đại án khác (Infonet). – Dương Chí Dũng: Con đường quan lộ – con đường tội tù (LĐ).

- Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp xúc cử tri quận Ba Đình, Hoàn Kiếm (Hà Nội): Đảng chịu trách nhiệm trước nhân dân về những quyết định của mình (QĐND). – Chống tham nhũng chưa như mong muốn (NLĐ). – Tổng Bí thư: “Cũng khổ cho Bộ trưởng Kim Tiến thật!”(Infonet).

- Dân tham và quan tham (BBC). – Nguyễn Quang Thân: Thừa gió bẻ… gỗ (PNTP).

- Sự cạnh tranh giữa các học thuyết công lý trong xã hội Việt Nam: Bài 1: Thực hư chuyện “có tiền mua tiên” cũng được(MTG).- Tổng Bí thư: Những gì giải quyết được phải giải quyết ngay (TT). “Có những điều tưởng như không sửa nhưng thật ra sửa rất quan trọng. Ví dụ như điều 4, gọi là giữ nguyên điều 4 ngày xưa, chúng ta vẫn khẳng định phải có vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản VN. Các thế lực xấu, thế lực thù địch rất muốn xóa bỏ điều này đi, mà cái sâu xa là muốn xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng, để thực hiện chế độ đa đảng, muốn thành lập đảng khác…”

- Nguyện vọng của nhân dân (TN). - Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng: Chấm dứt tình trạng thu hồi đất chỉ có lợi cho doanh nghiệp (TN). - Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Đồng tiền đã xuyên cả vào giáo dục, y tế (TP).- Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: “Bản Hiến pháp mới đã nói lên tiếng nói của 90 triệu đồng bào”(LĐ).

- Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Không ai thích thú gì đi khiếu kiện (TT).

- Tổng Bí thư: Phải răn đe để không muốn tham nhũng, không thể tham nhũng (TTXVN/DT). - Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Tham nhũng sẽ bị trị tận gốc! (ĐĐK). – Vụ Bệnh viện Hoài Đức: Chuyển đơn của bà Phan Thị Oanh đến VKSNDTP Hà Nội (ĐĐK). - Quyền lực và tham nhũng (GD&ĐT).- Phát sinh tham nhũng trong khai thác khoáng sản do thiếu minh bạch (CAND).- Tổng Bí thư: Phòng chống tham nhũng đang được làm quyết liệt (VOV).
- Tổng Bí thư: Tiêu cực trong ngành y tế, giáo dục.. là do đồng tiền (ANTĐ). - Tổng bí thư: Bộ máy đúng là cồng kềnh (VNN).
- Vụ việc xảy ra trong ngành y tế làm xấu hình ảnh thủ đô Hà Nội (PT). - Quảng Ngãi: Vì sao bệnh nhân tử vong sau tiêm thuốc? (DV).- “Ba chục ngàn không nhiều, chỉ là “trà” cho giáo viên!” (MTG).
- “Lâu nay chúng ta quá “dễ dãi” với các dự án” (LĐ). - Cần làm rõ có hay không xây nhà trên đất nông nghiệp? (KTĐT).





-Tổng Bí thư: “Tham nhũng đã thành dây, không chỉ là… ăn mảnh”(Dân trí) - “Tệ tham nhũng nguy hiểm và khó chịu đã thành khá phổ biến và thành đường dây rồi, chứ không phải chỉ một người ăn mảnh một mình… Sắp tới sẽ xử nhiều vụ lớn, bà con hãy chờ xem” – Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trao đổi với cử tri quận Tây Hồ.

Một tuần sau khi bế mạc kỳ họp Quốc hội thứ 6, chiều 6/12, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng có cuộc tiếp xúc cử tri đầu tiên tại quận Tây Hồ.
Bộ trưởng sợ chữ “tôi”?
Đánh giá nhiều nội dung quan trọng mà Quốc hội kỳ này đã làm được như sửa Hiến pháp, sửa luật Đất đai nhưng cử tri cũng thẳng thắn phê phiên chất vấn.
Cử tri Nguyễn Hồng Toán (phường Bưởi) khái quát, nội dung phiên chất vấn của Quốc hội kỳ họp vừa rồi có nhiều ý kiến thẳng thắng, quyết liệt nhưng có những vị tư lệnh còn né tránh. Ông Toán lấy ví dụ phần đăng đàn của Chánh án TAND tối cao Trương Hòa Bình, nội dung giải trình về xử lý án oan sai trong phiên trả lời chất vấn rất hời hợt, dù đây là vẫn đề liên quan tới sinh mạng con người, người dân vô cùng bức xúc.
Nội dung giải trình của một số tư lệnh ngành khác cũng được nhiều cử tri cho là chưa đạt yêu cầu. Trong đó, cử tri Nguyễn Bốn Bảy (phường Phú Thượng) còn gợi mở vấn đề văn hóa từ chức từ các phiên chất vấn và trả lời chất vấn.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu tại cuộc tiếp xúc cử tri quận Tây Hồ chiều 6/12.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu tại cuộc tiếp xúc cử tri quận Tây Hồ chiều 6/12.
Cử tri Nguyễn Kinh Thành (Yên Phụ) phân tích ở góc độ khác: "Không hiểu các Bộ trưởng, quan chức sợ chữ “tôi” đến mức nào mà không hề dùng, chỉ nói đến “Chính phủ, Bộ ngành sẽ có giải pháp. Cứ viện “chúng tôi” thì đến hết nhiệm kỳ, các vị ra khỏi văn phòng là phủi tay, không “tôi” nào chịu trách nhiệm”.
Ông Thành cảnh báo, chừng nào, chữ “tôi” chưa được cán bộ lãnh đạo dùng đến thì chưa giải quyết được mâu thuẫn trong xã hội. Bởi vì thành tích thì cá nhân ai cũng muốn nhận nhưng khuyết điểm và trách nhiệm cá nhân không ai nói đến.
Chia sẻ những bức xúc này, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng giải thích thêm, không được QH chất vấn thì khó có thể nói được. Nhưng người đứng đầu Đảng cũng nhấn mạnh, vấn đề trách nhiệm cá nhân thì phải rõ ràng, làm tốt thì được khen thưởng, khuyến khích, làm sai thì phải xử lý.
7 đoàn kiểm tra phát hiện thêm nhiều tham nhũng
Chuyển sang chủ đề luôn “nóng” – tham nhũng, cử tri Nguyễn Hồng Toán cho rằng, tham nhũng nhức nhối nhiều năm qua nhưng công tác phòng chống làm chưa tốt khi cán bộ sai phạm chủ yếu bị “khiển trách”. Ông đề nghị cho thôi việc với những cán bộ thuộc diện này.
Cử tri Nguyễn Bốn Bảy kiến nghị áp dụng các biện pháp mạnh hơn như quy định tham nhũng 1 tỷ đồng trở lên phải tử hình, cả người về hưu cũng phải kê khai tài sản để chống “hạ cánh an toàn”, bảo vệ người chống tham nhũng...
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thừa nhận, tham nhũng là nội dung lần nào tiếp xúc cử tri cũng được đề cập. Đảng, nhà nước cũng quyết tâm rất cao với nhiều biện pháp từ xây dựng luật, cơ chế chính sách, quy định những điều cấm Đảng viên không được làm, thành lập các Ban, bộ phận chuyên trách chống tham nhũng… Nhờ đó, tham nhũng đã được đẩy lùi một bước nhưng vẫn còn rất nhức nhối.
Tham nhũng, như Tổng Bí thư khái quát, hiện diễn ra theo hai cực, một cực thì phát hiện chậm, kéo dài, thông tin ban đầu tưởng như to bằng con voi, khi xử lại thành… đuôi chuột. Một cực khác thì đồng diễn ở bên dưới như ngứa ghẻ rất khó chịu. Tổng Bí thư nhắc lại ví dụ đã từng đề cập, người dân ra đến xã, phường cũng đã bị đòi hỏi có bôi trơn, lót tay nếu không thì không được việc…
“Tệ tham nhũng nguy hiểm và khó chịu đã thành khá phổ biến và thành đường dây rồi, chứ không phải chỉ một người ăn mảnh một mình, như chúng tôi hay nói là các nhóm cấu kết với nhau, rất khó xử” – Tổng Bí thư thừa nhận.
Phân tích bản chất của tham nhũng tồn tại cùng xã hội, còn quyền lực là còn tham nhũng, Tổng Bí thư cho rằng, cần có cơ chế trị tận gốc, dù không dễ.
Nhấn mạnh các biện pháp "phòng", Tổng Bí thư cũng nhắc đến số “đại án” tham nhũng mà Ban Chỉ đạo PCTNT TƯ, Ban Nội chính TƯ đưa vào diện giám sát, chỉ đạo chặt chẽ. “Sắp tới sẽ xử nhiều vụ lớn, bà con hãy chờ xem” – người đứng đầu Đảng nói.
Tổng Bí thư nêu cụ thể, vừa qua cơ quan chức năng đã xét xử hai vụ, tuyên hai án tử hình, nhiều cán bộ nhận án hàng chục năm tù. Hỏi ý kiến đánh giá của cử tri xem như vậy là nặng hay nhẹ, Tổng Bí thư cũng thông tin thời gian tới sẽ xử tiếp 8 vụ lớn, từ vụ bầu Kiên đến Dương Chí Dũng.
Ngoài ra, theo Trưởng Ban chỉ đạo Phòng chống tham nhũng TƯ, 7 đoàn kiểm tra của Ban Chỉ đạo cũng đã phát hiện thêm và “sẽ đưa ra xử hơn chục vụ nữa”.
Tổng bí thư cũng khẳng định sẽ hạn chế tình trạng án treo hoặc chỉ xử phạt hành chính....
Cử tri không hài lòng phần trả lời của các bộ trưởng
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp xúc cử tri quận Tây Hồ
Trung ương đang làm quyết liệt để chống tham nhũng
- --



-Không tham nhũng vặt - “vặt” miếng lớn(PetroTimes) - Chuyện “tham nhũng vặt” bây giờ hiếm gặp lắm vì đám cán bộ “tham nhũng vặt” kiểu ấy bây giờ ít ai ăn vậy. Họ vặt miếng nào ra miếng ấy. Mà “vặt” bôi trơn đậm hơn nhiều.
Năng lượng Mới số 279
Lãnh đạo Hải Phòng tạm đình chỉ công tác quan tòa thẩm phán Ngô Văn Anh - Chánh tòa Kinh tế - TAND TP Hải Phòng - để giải trình, làm rõ việc bị tố cáo nhận 130 triệu đồng của đương sự để chạy án.

Hóa ra việc bôi mà không trơn không phải là đặc sản Hà Nội mà Hải Phòng cũng có. Công dân Đồng Xuân Thép (trú tại quận Hồng Bàng, TP Hải Phòng), có đơn khởi kiện Công ty CP xây dựng 204 lên TAND TP Hải Phòng để đòi tiền thi công 3 công trình xấp xỉ 2 tỉ đồng.

TAND TP Hải Phòng mở phiên xét xử sơ thẩm, tuyên Công ty CP Xây dựng 204 phải trả cho ông Thép số tiền hơn 1,8 tỉ đồng. Sau đó, TAND Tối cao tại Hà Nội xử phúc thẩm, ra quyết định hủy bản án sơ thẩm để giải quyết lại vụ án.

Sau hơn 2 năm thụ lý hồ sơ và thay đổi thẩm phán, đến ngày 22/7/2013, TAND TP Hải Phòng mở lại phiên tòa do thẩm phán Ngô Văn Anh làm chủ tọa lại tuyên buộc ông Đồng Xuân Thép phải trả lại cho Công ty CP xây dựng 204 số tiền trên 5 tỉ đồng mặc dù trước khi mở phiên tòa, ông Ngô Văn Anh yêu cầu ông Thép chi 130 triệu đồng để “bôi trơn”. Sau đó, ông Thép còn gặp ông Lê Khắc Hạnh - Phó chánh án TAND TP Hải Phòng “bôi trơn” tiếp 30 triệu đồng cho ông Hạnh theo chỉ dẫn của ông Anh.

Bị thua kiện, ông Thép đã gặp ông Ngô Văn Anh đòi lại tiền 130 triệu đồng tiền “bôi trơn”. Ông Anh nói rằng vì bị ông Hạnh ép xử như vậy. Ông Anh đã trả lại 50 triệu đồng cho ông Thép và hứa sẽ đi đòi lại số tiền 50 triệu đưa cho ông Hạnh và 30 triệu nữa đưa cho một người khác trong Hội đồng xét xử để trả ông Thép. Các chứng cứ có trong tài liệu của ông Thép nộp Ban Nội chính Thành ủy Hải Phòng.

Mới đây, Cơ quan Điều tra VKSND Tối cao đã tống đạt quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, khám xét nơi làm việc và thực hiện lệnh bắt bị can để tạm giam về tội “môi giới hối lộ” đối với Nguyễn Duy Hải, 47 tuổi, một quan tòa cấp thấp, nguyên Thư ký TAND quận Đống Đa, TP Hà Nội. Cuối tháng 8/2013, Cơ quan Điều tra VKSND Tối cao nhận được đơn của ông Trịnh Văn Khả, trú tại xã An Nội, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam tố cáo ông Nguyễn Duy Hải nhận của ông Khả 55 triệu đồng để chạy án phúc thẩm, giảm nhẹ hình phạt cho em trai ông Khả là Trịnh Hùng Anh, phạm tội “Trộm cắp tài sản” và bị tuyên phạt 30 tháng tù giam. Khi phiên tòa kết thúc, Hải chủ động làm quen với ông Khả, giới thiệu là thư ký tòa án và hỏi ông Khả: “Muốn chạy giảm án cho em trai không?”. Thế là gia đình bị cáo mắc bẫy bôi trơn.Tiền mất mà án nặng vẫn mang.

Còn tại Ninh Bình, lực lượng Cảnh sát điền tra Công an tỉnh Ninh Bình bắt quả tang Vũ Đức Hùng, Phó chánh án TAND huyện Gia Viễn nhận 70 triệu đồng tiền “chạy án” của hai bị can ngay tại phòng làm việc. Khi bị bắt ông Hùng còn cố “vận động tham nhũng: Số tiền này tôi biếu các anh 50 triệu, còn phần tôi 20 triệu đồng. Tôi sẽ viết giấy ngay...”.

Nếu như không có vụ tóm gáy quả tang thì ngay sáng hôm sau ông thẩm phán này vẫn ngồi ghế Chủ tọa Hội đồng xét xử để xử một vụ án cố ý gây thương tích.

Hai bị cáo kể rằng, đã 4 lần họ được ông Hùng mời tới Tòa án huyện Gia Viễn để “làm việc”. Gặp họ, ông Hùng đe nẹt: Vụ án này của chúng mày là rất nặng, mức nhẹ nhất cũng phải 6-7 năm tù giam, nặng nhất là 15 năm tù giam. Nếu chúng mày muốn ở nhà làm ăn thì phải chạy cho tao đủ 70 triệu đồng để được giảm xuống mức án treo.

Đúng như lời hẹn, hai bị can đến phòng làm việc của ông Hùng. Những bọc tiền được mở ra, không giống với những lần trước, lần này 2 kẻ phạm tội được ông Phó chánh án pha trà mời đon đả, cười nói rôm rả: “Tao đảm bảo cho chúng mày là được án treo”. Ông Hùng đếm tiền toan cất đi thì cánh cửa bật tung.

Qua vài vụ “tham nhũng vặt” trên cho thấy một bộ phân công chức trong đó có những người từng “nhân danh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” đang thực sự thoái hóa. Chỉ với một số tiền “bôi trơn” không quá lớn, đám sai nha này sẵn sàng làm tất cả cốt sao vặt được nhiều hơn!

- Biến xe công thành… xe ông

- Vụ án oan: “Sẽ tố cáo đến cùng nếu điều tra viên không tự thú” (ĐSPL).-- Vụ án Nguyễn Thanh Chấn: Khi điều tra viên tự thú? (PNT).- Bộ Công an làm việc với gia đình Huỳnh Văn Nén (PLTP).

- Phá rừng làm thủy điện, mất mạng tại lũ trời (VNN). - Thủy điện không bồi thường xả lũ vì… chả liên quan! (VNN). - Thủy điện, thủy lợi hay…. thủy hại (VNN).

-- Né trả lời bức xúc của dân
- Hà Nội: Buông lỏng quản lý, đất công bị chiếm dụng (Giadinh.net).

- “Những công trình gian dối đây – thưa Bộ trưởng”: Đường nát ngay khi mới sử dụng (LĐ).

- Mô hình 3R và sự lãng phí 4 triệu USD trong 8 năm? (VTV).

- “Máy tính tự động phân luồng xanh” cho qua 600 bánh heroin (TT). - Vụ để “lọt” 600 bánh heroin qua Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất: Hải quan TPHCM khẳng định đã “làm đúng quy trình” (Tầm nhìn). - Lộ diện chủ lô hàng 229kg ma túy ‘lọt lưới’ (VNN). - 230 kg ma túy lọt qua Tân Sân Nhất “đúng quy trình” (KT). - Xung quanh vụ 600 bánh heroin chui lọt “lỗ kim” (PT).- Kinh tế Việt Nam “nguy cơ đi ngang nhiều năm” (VnEco).


**************************************


Phan Châu Thành - Tham nhũng ở Việt Nam: Thế hệ 3.0 và 4.0!
Phan Châu Thành
Tham nhũng thời nào và xã hội nào cũng có. Nó chỉ thể hiện và bị nhận diện để ngăn chặn theo cách khác nhau, do đặc thù và trình độ văn hóa, kinh tế của mỗi xã hội. Nó luôn biến đổi cùng với mức sống vật chất và phi vật chất (văn hóa, tinh thần và pháp lý) của xã hội đó.

Ở Việt Nam, giai đoạn từ 1945 đến 1975, tham nhũng đã có nhưng không quá nhiều và ở dạng còn sơ khai, là dạng lạm dụng quyền lực thô sơ, do động lực trực tiếp là THAM vật chất, và không cần phải nhũng để có được cái mình muốn. Đây là tham nhũng thế hệ 1.0, chỉ với quyền hạn, chức vụ và lòng tham là những kẻ tham nhũng thế hệ đầu này có thể trực tiếp CHIẾM ngay được những gì mình muốn. Đối tượng trực tiếp của thế hệ tham nhũng này là vật chất hay “quan hệ vật chất” (ép hủ hóa với người khác). Hiện tượng tham nhũng thế hệ 1.0 thường đơn lẻ, không có tổ chức, không có hệ thống.
Công cụ chống tham nhũng thế hệ 1.0 lúc đó rất hùng hậu là đạo đức xã hội và tấm gương của lãnh tụ, cùng sự nghiêm minh của hệ thống kỷ luật tuy thô sơ. Nhưng phải nói hệ thống pháp luật, công cụ, phương pháp và lực lượng chống tham nhũng của Thế hệ 1.0 đã hoàn thành khá xuất sắc ½ nhiệm vụ: chống tham nhũng vật chất. Còn ½ tham nhũng vì tham dục thì không bị chống vì đó không phải… tài sản chung XHCN. Nhưng theo những gì còn lưu truyền lại đến nay thì… trong suốt 30 năm đó rất-rất nhiều những chị Dậu đã tiếp tục bị các quan tham dục ức hiếp bằng quyền lực mà không có pháp luật che chở hay Ngô Tất Tố nào đứng ra bênh vực (các anh Dậu đều bị ốm, im lặng và không biết gì)… Cái “đạo đức” chống tham nhũng một nửa và bỏ qua chính đạo đức gốc suốt 30 năm đó đã lòi sang… văn hóa tham nhũng ở giai đoạn sau, đến tận hôm nay.
Sang giai đoạn 1976-1999, tức là từ sau giải phóng đất nước, tham nhũng phát triển tràn lan và sang cấp độ mới: 2.0, với các hình thức công khai nhũng nhiễu (từ quan chức) để đổi lấy vật chất (tài sản hối lộ) hay quan hệ từ người bị nhũng nhiễu. Người dân bị nhũng nhiễu ở mọi cơ quan và buộc phải “mua” công việc, chức vụ, quyền lợi mà họ nhiều khi chính đáng được hưởng. Hoạt động tham nhũng đặc thù Thế hệ 2.0 là TRAO ĐỔI BẮT BUỘC dù một bên không muốn. Văn hóa tham nhũng thế hệ này được công khai chấp nhận và gọi là văn hóa “CHẠY CHỌT”, “chạy” tất cả mọi thứ: quan hệ, bằng cấp, chức tước, đặc quyền và tất nhiên quyền sở hữu đất đai và tài sản công. Đối tượng trực tiếp của tham nhũng thế hệ 2.0 thường là những quyền, lợi và giá trị không phải là vật chất nhưng có thể đễ dàng đổi ra tiền, tài sản, vật chất… Công cụ và lực lượng chống tham nhũng thế hệ 2.0 đều tham gia tham nhũng công khai. Việc chống tham nhũng chỉ làm vì, chiếu lệ, theo kỳ đại hội…và không hề có kết quả vì pháp luật chống tham nhũng vẫn lạc hậu, chỉ qui những hoạt động làm thiệt hại vật chất trực tiếp mới là tham nhũng… Đây là giai đoạn phát triển cực thịnh và tồi tệ, ghê tởm nhất của văn hóa tham nhũng và “chống” tham nhũng xứ ta, suốt khoảng trên 25 năm: tham nhũng là bình thường!
Tham nhũng thế hệ 2.0 ở ta đến nay vẫn còn nhiều và khá tinh vi hơn tước kia, nhưng chỉ còn bị coi là tham nhũng vặt…
Từ khoảng 2000 đến nay những kẻ có điều kiện để tham nhũng – có chức có quyền - đều giàu có hơn nhiều, không tham nhũng vặt nữa. Tham nhũng do vậy đã phát triển qui mô hơn, thành các tổ chức, đường dây dọc ngang các tổ chức xã hội và các ngành kinh tế, tôi gọi là tham nhũng thế hệ 3.0! để nhắm tới những “quả” rất lớn. Để làm việc đó những kẻ tham nhũng Thế hệ 3.0 phải bày binh bố trận rất công phu và khá lâu từ trước khi hành động để chiếm các lợi thế “canh tranh”, chiếm những quyền lợi và giá trị phi vật chất, tài sản vô hình của cơ quan, công ty nhà nước như: quyền thương hiệu, quyền kinh doanh với công ty, quyền đại diện; quyền sở hữu một phân công ty (qua cổ phần hóa “bèo”); chiếm các tài sản vô hình như thương hiệu, quyền đại diện, thị trường và thị phần của công ty; chiếm quyền tiếp cận sớm các thông tin kinh doanh, đầu tư, nhân sự, chính sánh, tài chính…; quyền cài người của mình vào các vị trí chủ chốt từ trên xuống dưới….; quyền chọn các đối tác làm ăn với công ty không qua các tiêu chuẩn minh bạch (công ty sân sau), quyền đấu thầu…
Động từ chủ đạo của hoạt động tham nhũng thế hệ 3.0 là THIẾT KẾ và BỐ TRÍ, XÂY DỰNG và ĐẦU TƯ, có nghĩa là đằng sau mỗi đường dây và hệ thống tham nhũng đều có một vài ông trùm chủ chốt ở các vị trí quyền hành rất cao, chót vót…và các bộ óc sáng láng. Họ có thể kiểm soát mọi khía cạnh của hoạt động tham nhũng của mình một cách rất tinh vi, thường ở cấp độ và trình độ cao hơn, nhanh hơn những người có trách nhiệm chống tham nhũng rất nhiều. Về pháp lý mà nói, không cơ quan nào có thể có cơ sở mà bắt bẻ tính hợp pháp của một phi vụ của một đường dây tham nhũng thế hệ 3.0, trừ… một đường dây tham nhũng khác đanh cạnh tranh tồn tại trên cùng một “ngư trường đánh bắt” hay “nông trường bò sữa” là các dự án lớn và các tập đoàn nhà nước.
Nói tóm lại, tham nhũng thế hệ 3.0 bát đầu bằng những việc “vô hại” hay “có ích” là chiếm các giá trị vô hình, phi vật chất, giá trị tri thức, thông tin, kiến thức, quyền sở hữu các giá trị phi vật chất…của các tập đoàn, tổng công ty nhà nước cho các công ty “sân sau” và “người nhà”, rồi sau đó “đàng hoàng” và “hợp pháp” dùng các lợi thế đó để thắng thầu công khai, rồi thông qua các hợp đồng đầu tư, hợp tác cũng rất “công khai minh bạch” chuyển những khối tài sản khổng lồ của nhà nước sang các đối tác và các nhà thầu sân sau, chiến hữu, sau đó chia nhau tài sản tuồn ra và giải thể hay “mua lại” các công ty sân sau đó, tùy tình hình cụ thể… . Tại sao họ có thể làm vậy? Vì đó là những giá trị rất lớn mà các tập đoàn, công ty nhà nước không hề “phải” quản lý và có thể phân phát cho không, nhưng ai chiếm được và đã sẵn sàng để có thể dễ dàng biến chúng thành những khối tiền không lồ, “sạch sẽ”. Có nghĩa là họ đã rửa xong đồng tiền “bẩn” trước khi tham nhũng ra những đồng tiền đó. Và đó là không còn là những nhóm người nữa, mà là những tập đoàn tham nhũng “siêu quốc gia”…
Vì thế, các cơ quan chống tham nhũng hiện nay với luật pháp và lực lượng chống tham nhũng của thế hệ 1.0 hay 2.0 không thể “sờ” tới thế hệ 3.0 được (vì họ chỉ nhận và chia nhau tiền từ các đối tác xa lắc xa lơ ở các thời điểm khác xa hoàn toàn mà khó ai có thể có điều kiện và có đủ dũng cảm để lần ra manh mối).
Thế còn tham nhũng thế hệ 4.0? Vâng, chừng 5 năm gần đây xã hội ta cũng đã có những vụ tham nhũng trình độ cao hơn nữa đó. Đó là những tham nhũng nhằm thông đồng và can thiệp vào hệ thống làm ra chính sách, qui hoạch, luật lệ, qui định… từ cấp tỉnh đến trung ương, nhằm mang lợi ích không công bằng cho một nhóm nhỏ đã được chuẩn bị từ trước. Đó cũng là những tham nhũng để tạo ra dư luận xã hội qua các cơ quan thông tấn tham nhũng nhằm có lợi cho một nhóm nào đó. Tham nhũng thế hệ 4.0 của ta sẽ còn nở rộ và làm đau đầu dài lâu cả các chính phủ trong sạch nhất sau này (nếu có!).
Tham nhũng thế hệ 3.0 và 4.0 hiện nay hầu như chưa được đưa ra xét xử vụ nào ở xứ ta, vì làm sao xét và xử tham nhũng trình độ 3.0 hay 4.0 bằng luật chống tham nhũng Thế hệ 1.0 hay 2.0? Vì thế theo Luật thì “nước ta làm gì có tham nhũng!” Vụ PM 18 hay Đại lộ Đông Tây là dạng 2.0 còn khá thô thiển. Muốn chống tham nhũng thế hệ 3.0 và 4.0 vốn đang cùng tồn tại hiện nay ở ta rất đơn giản, nhưng CP không dám làm, muốn làm: chỉ cần học theo các bộ luật chống tham nhũng của các nước phát triển như Canada, Thụy điển , Sing, Phần lan…, bắt đầu từ minh bạch và kê khai tài sản quan chức… (Ối, thôi!)
Tham nhũng để gây ảnh hưởng lên, hay dựng lên những kẻ siêu tham nhũng – những người ở vị trí cao nhất trong xã hội có thể viết ra chính sách “phù tham nhũng”, là tham nhũng cấp cao nhất, thế hệ 5.0, ở ta có không? Tôi đành để câu hỏi “Lã Bất Vi” này cho thời gian trả lời thôi.
Tham nhũng chỉ có thể được ngăn chặn hữu hiệu bởi hệ thống chống tham nhũng thuộc thế hệ tương đương hoặc cao hơn. VN hiện nay tham nhũng hoành hành ở đủ mọi cấp độ cùng lúc, từ 1.0 đến 5.0 trong khi hệ thống pháp lý và nhân lực chống tham nhũng chỉ ở cấp độ 1.0 và 2.0… Đó là chưa kể đến tinh thần chống tham nhũng hiện nay: gần như bằng không – Zero.
Nếu ở giai đoạn 30 năm đầu lực lượng chống tham nhũng của VN rất mạnh nhưng cực tả, cực đoan, nhiều khi không cần dựa trên luật pháp, thì đến giai đoạn sau cả xã hội lại hầu như đầu hàng tham nhũng, chuyển sang thái cực ngược lại: cực loạn. Đến giai đoạn sau nữa thì sợ và tránh né tham nhũng, muốn ngăn chặn cũng bất lực hoàn toàn trước tham nhũng thế hệ 3.0. Với tham nhũng 4.0 thì xã hội hầu như không có khái niệm và thông tin để mà chống đỡ, nếu ai đó nhận thấy thì liền phải phủ nhận nó, nếu không thì nguy hiểm cận kề...
Những đường dây tham nhũng thế hệ 3.0 có rất nhiều trong mọi tập đoàn, tổng công ty nhà nước, còn loại 4.0 thì đang tồn tại như dạng “độc quyền” của những tầng lớp chóp bu và “thượng lưu” mà thôi. Khi tham nhũng 3.0 và 4.0 đã cùng nhau hoạt động thì hầu như chẳng Luật pháp nào động đến được.
Một ví dụ cụ thể là số tiền trên 86,000 tỷ đồng VNS vay rồi làm bốc hơi hết cũng là thông qua hệ thống và mạng lưới tham nhũng khổng lồ (gồm vài trăm công ty con) thế hệ 3.0 này. Luật pháp và lực lượng chống tham nhũng hiện nay (hạng 1.5!) chỉ có hy vọng “đánh đu” giữa các tập đoàn tham nhũng 3.0 hay 4.0 khi chúng cạnh tranh loại bỏ nhau, để lập công mà thôi. Nếu các tập đoàn tham nhũng thế hệ 3.0 và 4.0 đoàn kết với nhau (thỏa thuận ăn chia “ghế” xong), và thường là thế, thì xã hội ta “yên ổn” và “trong sạch” hoàn toàn, “chẳng có tham nhũng gì sất!”, chỉ có dân Việt ta, nước Việt ta là ngày càng mạt vận mà thôi.
Thực tế VN hiện nay là tham nhũng tràn lan mà chẳng thấy tham nhũng đâu cả (?) là vì như vậy đó: những kẻ tham nhũng thế hệ 3.0 và 4.0 lại là người được “tin cậy” giao “nhiệm vụ cao cả” là chống tham nhũng, nên họ chỉ tìm diệt tham nhũng thế hệ 1.0 và 2.0 “tượng trưng”, rồi lại phải nuôi cho “tham nhũng vặt” 1.0 và 2.0 sinh sôi đàn đống để mà có thể diệt nó, như Càn Long nuôi một lũ heo Hòa Thân, lâu lâu đem thịt vài “con”, vừa có của ăn vừa có công với thiên hạ… và cả có nơi đổ tội làm nghèo đất nước nữa chứ - cho những con heo con Hòa Thân tham nhũng thô thiển thế hệ 1.0+2.0 (chết là đáng lắm các con ơi!)
Vậy, tham nhũng ở VN có thể ngăn chặn được không?
Câu trả lời cũng đã rõ: Chỉ là người ta - Chính Phủ - có thực sự muốn ngăn chặn hay không? Với những gì Chính Phủ đã và đang trình diễn mấy chục năm nay (từ 1969?) thì là: không. KHÔNG.
Ai có thể ngăn chặn bản chất của chính mình?
Phan Châu Thành

Tổng số lượt xem trang