- Giá cả tăng vùn vụt, với túi tiền eo hẹp, đời sống sinh viên ngày càng khó khăn vất vả... Có biết bao câu chuyện dở khóc dở cười từ bữa ăn của sinh viên thời "bão giá".
Cơm hai màu - cơm ba màu…
Sáng ra đi chợ hoặc đến bữa đặt chân vào quán cơm bụi, nhiều sinh viên không khỏi ngán ngẩm. Giữa thời "bão giá" hoành hành, chuyện thu vén sao cho mức chi tiêu không “vượt ngưỡng” khả năng tài chính của bản thân quả thực không hề đơn giản.
Bữa cơm đạm bạc của sinh viên thời bão giá. Thậm chí vào thời kỳ "cao điểm" như cuối tháng, sinh viên chỉ ăn cơm với rau
“Cứ đến bữa, hai đứa mình lại đùa nhau, hôm nay ăn cơm hai màu hay ba màu? Hai màu là cơm, rau, đậu. Ba màu là cơm, rau, trứng… Cũng có hôm có thịt, cá, nhưng mà… tần suất ít lắm”- Hồng Minh, SV ĐH Công đoàn cho hay.
“Mỗi tháng, bố mẹ ở quê gửi cho bảy- tám trăm ngàn, mình đi gia sư cũng được tám trăm đến một triệu. Vậy mà vẫn phải loay hoay tính toán… Cũng vì năm thứ 4 rồi, có rất nhiều khoản cần phải chi tiêu, chẳng biết cắt giảm khoản nào, đành “lạm” vào tiền ăn. Mà đồ ăn thức uống cứ tăng vùn vụt!” - Hồng Minh than thở.
Nếu như trước kia, với 20 ngàn đồng, Minh và bạn có thể thu xếp được một bữa ăn khá tươm tất, có khi lại cả hoa quả, thì bây giờ cả hanh đành chịu!
Cũng một nỗi bức xúc với thực trạng giá cả tăng chóng mặt, Thanh Hằng - ĐH Sư phạm cho biết: “Thịt cũng đã lên 8 nghìn một lạng. Ngay như trứng cũng tăng giá từ 3 đến 3 nghìn rưỡi một quả, mớ rau ngày xưa 2 nghìn, giờ cũng lên 3 nghìn. Bắp cải chỉ có 6 nghìn đồng/kg, giờ đã tăng lên 10 nghìn đồng, thậm chí có nơi còn bán 12 nghìn đồng/kg. Sắp tới mùa đông, rau xanh có khi còn đắt nữa! Cầm tiền đi chợ quanh đi quanh lại, rút cục lại mua rau, đậu, lạc...”.
Những hôm phải học cả ngày, Hằng không ăn cơm mà chỉ ăn bánh mì: “Một suất cơm bụi bây giờ thấp nhất cũng 10 nghìn. Thay vì ăn cơm, mình chỉ cần ăn một chiếc bánh mỳ 3 nghìn đồng là đủ. Hơn nữa, buổi trưa thường mình cũng không thấy... đói lắm”.
Nhịn ăn, ăn bánh mì, mì tôm để đối phó với "bão giá" dẫu biết là “hạ sách”, nhưng nhiều sinh viên vẫn phải áp dụng.
Hoàng, SV ĐH Mỏ - Địa chất cho hay: “Trước đây, chỉ cần ăn suất cơm 10.000 là đã có thể no, nhưng bây giờ mình phải ăn đến suất 20.000 mới đủ. Thường thì ăn cơm bữa trưa, còn bữa tối ăn tạm mì tôm cho đỡ đói. Lấy bữa nọ “đỡ” hộ bữa kia. Bây giờ mì tôm cũng tăng giá rồi!!!”.
“Kháng chiến trường kì”
Không ít sinh viên tếu táo gọi công cuộc chiến đấu với "bão giá" là cuộc “kháng chiến trường kì”. Bởi theo họ, giá cả chỉ có tăng. Nếu giảm thì cũng không biết bao giờ mới giảm?
Sinh viên đau đầu trong cơn bão giá
Để “kháng chiến” có hiệu quả, nhiều bạn chọn giải pháp “lược tạm” hoặc đơn giản hết mức một bữa trong ngày.
“Sáng ăn xôi 5.000 thì trưa ăn bánh mì tạm. Sáng nhịn, trưa ăn cơm thì tối mì tôm… Một tuần bảy ngày, thể nào cũng có vài áp dụng chế đố ăn “luân chuyển” như thế!- Hoàng Thị Lan, SV ĐH Lao động - Xã hội bật mí.
Một bộ phận khác thì chọn cách “góp gạo thổi cơm chung” cho tiết kiệm.
“Cả phòng mình cùng nấu cơm chung. Hơi đông, bất tiện nhưng tiền ăn rẻ hơn”- Thu Hường, ĐH KHTN ở trọ tại làng sinh viên Hacinco chia sẻ.
"Kháng chiến trường kì" nên không ít chuyện dở khóc dở cười đã xảy ra. Tâm, ĐH Thương mại kể: “Mình ở với hai người bạn nữa. Nói thật, bữa cơm nào cũng quanh đi quẩn lại trứng, cá khô, đậu. Ăn đạm bạc quen, mỗi lần về nhà bố mẹ nấu ngon cho con gái ăn, chẳng hiểu sao mình lại thấy… ớn. Ăn không thấy ngon nữa. Thế nhưng mình cũng không dám hé nửa lời, sợ bố mẹ lại xót con”.
Ăn uống thất thường, thiếu chất, nhiều bạn kể về những rắc rối ngày càng nhiều về sức khỏe.
“Gần đây mình luôn trong tình trạng chán ăn, không biết đói. Có khi cả ngày chỉ ăn một cái bánh mì vào buổi tối mà cũng chẳng thấy đói gì cả. Nhưng hễ ăn gì hơi “lạ” như ăn cơm, bún, miến gì là… biết ngay!” - Ngọc Trang, ĐH Sư phạm lo lắng.
Dù biết không tốt cho sức khỏe, dù biết “giảm béo, ăn kiêng, ngại nấu…” chỉ là những "lý do trời ơi", nhưng nhiều sinh viên vẫn phải trung thành với "cuộc kháng chiến trường kì" ấy.
Bác sĩ Lê Thị Hải, trưởng phòng khám và tư vấn Viện Dinh dưỡng quốc gia cho biết:
“Những bữa ăn tiết kiệm, không đủ chất như vậy chắc chắn sẽ không cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể, nhất là với các bạn trẻ đang ở độ tuổi phát triển và rất cần nhiều năng lượng.
Những bữa ăn như vậy còn gây ra bệnh thiếu máu, có thể nó sẽ không phát tác ngay bây giờ mà sẽ tích tụ lại lâu dài, gây suy nhược cơ thể”.
------
- Bộ GD&ĐT sẽ sản xuất phôi văn bằng, chứng chỉ (Bee)-
Đó là nội dung được quy định trong quyết định 5599 về quy trình cấp phát phôi VBCC vừa được Bộ GD&ĐT ban hành.
- TRƯỜNG CÓ CHẾ ĐỘ HỌC BỔNG CHO DU SINH Ở RHODE ISLAND
Bài viết của Hồ Nguyễn Anh Minh thực hiện từ 9h04' PM, ngày 24/02/2008, được biên tập, bổ sung và đưa lên blog. Đây là những bài viết nằm trong tập 2 của bộ sách: Làm thế nào để nhận học bổng du học ở Mỹ. Cần đọc thêm các bài liên quan ở các links trước
Rhode Island (RI) là một tiểu bang có diện tích cực kỳ nhỏ, nhỏ nhất nước Mỹ. Thủ phủ của RI là Providence, hầu như Providence chiếm hết diện tích tiểu bang. RI nằm ven bờ Đông nước Mỹ, thuộc Đông bắc Mỹ, và là một trong 13 bang đầu tiên thành lập nước Mỹ, có nền giáo dục thuộc loại hàng đầu nước Mỹ. Còn đặc biệt hơn là RI là tiểu bang ly khai ra khỏi thuộc địa Anh đầu tiên của nước Mỹ trước ngày độc lập Mỹ 2 ngày: 05/4/1776. Hầu hết phía đông và nam nó tiếp xúc với biển. Phía Bắc giáp với Massachusetts. Tây giáp với Connecticut.
Toàn bang RI theo College Board đến nay chỉ có và 11 trường college 2 và 4 năm đã được công nhận, nhưng trường nào cũng tốt. Tuy vậy ghi nhận cho đến nay có tới 6 trường có chế độ học bổng cho du học sinh và tuy là diện tích của RI chỉ vỏn vẹn có hơn 4.000km vuông, trong đó phần đất chỉ chiếm hơn 2.700 km vuông, còn lại 32.4% là nước, nhưng RI vẫn có 1 trường thuộc Ivy League.
1. Brown University Đây là 1 Ivy rất nỗi tiếng của 8 Ivies ở Mỹ.
Main Address:
Providence, RI 02912
(401) 863-1000
http://www.brown.edu/
2. Bryant University
Main Address:
1150 Douglas Pike
Smithfield, RI 02917-1291
(401) 232-6000
http://www.bryant.edu/
3. Johnson & Wales University
Main Address:
8 Abbott Park Place
Providence, RI 02903-3703
(401) 598-1000
http://www.jwu.edu/
4. Providence College
Main Address:
549 River Avenue
Providence, RI 02918-0001
(401) 865-1000
http://www.providence.edu/
5. Roger Williams University
Main Address:
One Old Ferry Road
Bristol, RI 02809
(401) 254-1040
http://www.rwu.edu/
6. Salve Regina University
Main Address:
100 Ochre Point Avenue
Newport, RI 02840-4192
(401) 847-6650
http://www.salve.edu/
Tranh thủ cho xong trong tháng này.
Tôi phải luôn nhắc đi, nhắc lại những dòng sau đây vì nó là kỹ năng tối thiểu để săn tìm học bổng ở Mỹ. Các bạn nào không tự làm được thì cũng đừng nên có hòai bảo sẽ có thể kiếm tìm học bổng ở Mỹ.
Có thể còn 1 số trường nữa có cho học bổng cho du học sinh, các bạn có thể tìm hiểu thêm. Các bạn hãy tự tìm kiếm các thông tin của các trường qua 3 nguồn sau:
1. Các bạn vào đây để search tên trường và đọc sơ qua thông tin của từng trường ở Collegeboard.
2. Kiểm tra trên Princetonreview thì vào đây để đăng ký, rồi sau đó search tên trường để tìm thêm thông tin đối chiếu với Collegeboard. Nếu các bạn không đăng ký thành viên của Princeton Review thì các bạn sẽ không đọc hết một kho thông tin rất phong phú của trang này viết về các trường.
3. Vào từng website chính thức mà tôi đã đưa link theo từng tên trường, sau đó đọc website để xem những yêu cầu nhập học cụ thể ra sao. Sau khi lượng sức mình thì kiểm tra xem trường ABC nào đó có chế độ full scholarship không? Nếu có thì làm hồ sơ cho full scholarship.
4. Các bạn cần tìm thêm những trường có tên trong 373 trường tốt nhất nước Mỹ, mà không có tên trong danh sách các trường tôi đưa ra ở mỗi tiểu bang để kiếm tiền học bổng nhé.
Tôi sẽ update thông tin khi nào rảnh cho từng trường. Chúc thành công.
Chúc các bạn chạy đua là hồ sơ xin học bổng Mỹ năm nay đạt nhiều thành quả tốt đẹp,
Asia Clinic, 13h08', ngày thứ Sáu, 02/12/2010