Thứ Sáu, 3 tháng 12, 2010

Vụ lũ bùn ở Cao Bằng: Đền hơn 600 triệu đồng cho dân

--- Vụ lũ bùn ở Cao Bằng: Đền hơn 600 triệu đồng cho dân (TNO) -
Hôm 2.12, Công ty khoáng sản luyện kim Cao Bằng cho biết đã hoàn tất việc kiểm đếm thiệt hại do lũ bùn từ bể chứa thải của mỏ sắt Nà Lũng tràn vào khu dân cư, nhà cửa và ruộng vườn của người dân xã Duyệt Trung (thị xã Cao Bằng).
- Phạt 100 triệu đồng công ty gây lũ bùn tại Cao Bằng (VOV)-
Ngoài ra, công ty phải khắc phục toàn bộ hậu quả do trận lũ bùn gây ra như: nạo vét toàn khối lượng bùn thải tại ruộng, vườn và trong nhà dân.
UBND tỉnh Cao Bằng vừa ra quyết định số 2152 xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty Cổ phần Khoáng sản và Luyện kim Cao Bằng vì đã có hành vi vi phạm trong lĩnh vực bảo vệ môi trường trong việc để xảy ra lũ bùn tại mỏ sắt Nà Lũng, xã Duyệt Trung thị xã Cao Bằng.

Theo Quyết định này, ngoài việc phải nộp phạt 100 triệu đồng, Công ty Cổ phần Khoáng sản và Luyện kim Cao Bằng phải khắc phục toàn bộ hậu quả do trận lũ bùn gây ra như: nạo vét toàn khối lượng bùn thải tại ruộng, vườn và trong nhà dân... để trả lại hiện trạng. Việc khắc phục hậu quả phải xong trước ngày 31/12/2010.
Hiện Công ty Cổ phần Khoáng sản và Luyện kim Cao Bằng đang nghiêm túc thực hiện Quyết định của UBND tỉnh. Hàng ngày, công ty đã huy động hơn 400 công nhân và phương tiện máy móc để khắc phục sự cố lũ bùn. Với những diện tích đất nông nghiệp không thể canh tác Công ty này cam kết đền bù toàn sản lượng cho bà con đến khi diện tích đất này phục hồi như cũ. Đối với những diện tích đất ruộng và vườn không thể khắc phục Công ty sẽ mua lại của bà con theo giá thỏa thuận giữa hai bên./.
Theo TTXVN
--Lũ bùn ở Cao Bằng gây hậu quả nặng nề về sinh thái (TT)-
Vụ “bùn đỏ” tại Cao Bằng: Đề nghị phạt doanh nghiệp gây vỡ đập 100 triệu đồng (SGGP 12-11-10) -thd- Tức là còn ít hơn thu nhập một tháng của một anh tài xế taxi ở Mỹ! 
- --Nạo vét “bùn đỏ” đưa trở lại bãi quặng Thanhnien Online -Sáng qua 10.11, UBND tỉnh Cao Bằng và Tập đoàn than khoáng sản Việt Nam, Công ty khoáng sản luyện kim Cao Bằng đã thống nhất phương án khắc phục sự cố lũ bùn khu chứa chất thải khai khoáng sắt tràn vào khu dân cư và ruộng vườn ở xã Duyệt Trung.
>> Đến tháng 12 vẫn chưa thể nạo vét hết “bùn đỏ”
-Xem TKV khắc phục lũ bùn (Bee)-Bùn thải sẽ được hút lên các bể chứa trên bờ, trộn với đất khô thành chất thải rắn rồi chở về các hố chôn lấp của nhà máy.
Người dân nói gì về bùn đỏ ở Cao bằng (BBC)

clip_image001
Sự cố bùn đỏ ở Hungary nhắc nhở tính rủi ro trong việc khai thác khoáng sản
Báo trong nước đưa tin đại diện của Công ty Than và Khoáng sản Việt Nam (TKV) chính thức nhận trách nhiệm trong vụ lũ bùn đỏ ở Cao Bằng.
Ông Phùng Mạnh Đắc, Phó Tổng giám đốc TKV được báo Tuổi trẻ trích lời nói rằng, “chúng tôi hỗ trợ tạm người dân bị thiệt hại từ 3 đến 6 triệu đồng mỗi hộ”.
Quan chức TKV coi sự cố tràn bùn ở Cao Bằng “không phải là vấn đề lớn, nghiêm trọng”.
Chỉ có một vài vấn đề phải xử lý và đang được xử lý”, ông Đắc nói.
Tuy nhiên người địa phương có cái nhìn khác. Bà Lê Thị Oanh là người dân bị ảnh hưởng bởi lũ bùn đỏ trong mấy ngày qua ở xã Duyệt Trung, tỉnh Cao Bằng. Trao đổi với BBC Việt ngữ hôm 8/11, bà nói tai nạn tràn bùn lần này là to lớn, hậu quả để lại lâu dài.
Lê Thị Oanh: Gia đình tôi bùn chỉ vào đến giếng và vườn thôi. Những gia đình khác bị bùn đỏ tràn vào nhà thì vất vả quá. Bây giờ đất không cào được ra, có chỗ bùn ngập trong nhà tới một mét. Gỡ ra khó lắm. Và không biết gỡ ra đưa về đâu. Cần phải giúp những người dân này, khắc phục sạch bùn cho họ . Có những hộ đến bây giờ chưa bước chân được vào nhà. Và cũng không làm cách nào để cào ra được. Làm thế nào để giúp những người khó khăn ấy thoát ra khỏi cái bùn. Bùn kinh khủng luôn.

BBC: Thưa bà bùn đỏ mùi gì, có độc hại không?
Lê Thị Oanh: Không có mùi gì nhưng nó keo kinh khủng luôn. Chân dính xuống kéo lên, lấy xà phòng rửa một nước không bao giờ sạch được.
BBC: Ví dụ bùn tràn vào vườn và giếng nước thì làm cách nào để làm sạch, thưa bà?
Lê Thị Oanh: Bây giờ cũng chịu thôi. Công ty môi trường người ta không cho cào ra suối. Nhà tôi có suối đằng sau, nhưng họ nói là không được đổ ra suối, để nguyên để công ty luyện kim khắc phục hậu quả. Ở sau vườn nhà tôi có chỗ bùn ngập đến 1 mét. Hầu như nhà nào cũng vậy. Không biết đẩy đi đâu. Nói chung dân gặp khó khăn nhiều.
BBC: Bà nói đến cuộc sống của người dân gặp khó khăn trong những ngày qua, vậy khó khăn ở chỗ nào, thưa bà?
Lê Thị Oanh: Thứ nhất là ruộng vườn không làm được gì cả. Có những người cấy xong rồi người ta bao quanh hết ruộng để trồng rau. Thế mà bây giờ nước bùn đỏ tràn vào nó kéo hết cả rau, cả những cái tường bao đi. Nói chung là họ thiệt hại nhiều. Cái vụ này nó sâu như thế, bùn ngập một mét thì làm thế nào để khắc phục được.
BBC: Thế nơi ở của họ có bị ảnh hưởng không?
Lê Thị Oanh: Những nhà nào bùn tràn vào mình vận động họ tự khắc phục thì họ sẽ khắc phục. Không khắc phục được thì mình phải di dời họ ra đâu, chứ ở cạnh suối họ làm thế nào. Bùn đỏ quánh như bột vậy. Xong nó keo lại. Rửa khó lắm. Nó có hóa chất, người ta rửa quặng xong – đất rơi ra đó là bùn đấy ông ạ.
BBC: Nó có gì độc hại không, thưa bà?
Lê Thị Oanh: Có chứ. Trước đây chỉ cần nước đục tràn vào ruộng lúa thôi, là coi như cây lúa không lên được. Trước đây có tình trạng tràn vào ô ruộng mà họ phải đền bù cho dân ba năm liền đấy. Chưa nói đến kiểu bùn đặc sệt như bùn hôm nay. Quá kinh khủng.
BBC: Tính ra bao nhiêu hộ bị ảnh hưởng thưa bà?
Lê Thị Oanh: Ô nhiều lắm. Tính ra cái xã Duyệt Trung bị ảnh hưởng gần hết, hai bên khe suối, ruộng, rồi nhà dân.
BBC: Nghe nói trước đây đã có vài lần nước màu đỏ tràn ra nhưng không nặng như bây giờ?
Lê Thị Oanh: Hàng năm mỗi dịp mưa nhiều, cái bãi quặng khi họ làm xong nhân đà mưa thì họ xả theo, thì nó ra bùn nhưng ra không đáng kể. Chỉ ngập đến mắt cá thôi nhưng rửa đã thấy khó khăn lắm rồi. Bây giờ có chỗ sâu 1 mét, chỗ sâu hơn, trung bình thì 1 mét. Vậy phải chở đi đâu cho nó hết cái bùn đó.
BBC: Xí nghiệp khai thác khoáng sản Cao Bằng nói họ bồi thường cho dân mỗi hộ từ 3 đến 6 triệu đồng, như vậy có đủ không thưa bà?
Lê Thị Oanh: Biết thế nào cho đủ. Đối với những nhà phải bỏ của chạy lấy người, họ mất mát nhiều thứ lắm, gia súc gia cầm chẳng hạn. Ba triệu đồng chẳng thấm gì đối với gia đình người ta mất nhiều.
BBC: Vậy những gia đình sống gần chỗ rửa quặng của công ty luyện kim coi như chấp nhận cuộc sống trong đó tai họa lúc nào cũng rình rập?
Lê Thị Oanh: Vâng đúng rồi. Ngày xưa các ông còn vô trách nhiệm nữa cơ. Khi họp dân, các ông dặn rằng khi báo động nước to, nghe thấy tiếng “ào” là bà con phải chạy. Tôi ở ngay sát khu rửa quặng đây, nếu nước tràn lúc đêm hôm làm sao chúng tôi chạy được. Nghe không lọt lỗ tai ông ạ. Khi họp hành bọn tôi cũng nói nhiều. Kiểu ăn nói với dân như vậy là hơi vô trách nhiệm đấy. Đây này có thửa ruộng bùn ngập hàng mét ngay cạnh nhà tôi. Hai vợ chồng người chủ lấy máy bừa xăng để gỡ bùn đi, ba bốn ngày hôm nay, rồi cả người làm giúp thêm nữa mà vẫn không gạt hết bùn ra khỏi cái thửa ruộng ấy.
Chưa có lời giải cho hậu quả bùn đỏ Cao Bằng? (RFA)-Sự cố lũ bùn đỏ ở tỉnh Cao Bằng xảy ra hôm thứ 6 tuần trước cho đến giờ vẫn còn chưa được khắc phục xong.
-----------
Cơ quan Công an đang tích cực điều tra vụ vỡ đập chắn bùn đỏ cand.com
Ngay sau khi vỡ đập số 4, XN Khai thác quặng sắt Nà Lũng đã khẩn trương khắc phục sự cố bằng cách dùng máy xúc múc khoảng 400m3 đất gia cố đập. Lực lượng CSMT làm việc với lãnh đạo xã Duyệt Trung cùng kiến nghị: Xí nghiệp sớm khắc phục hậu quả của lũ ...
Doanh nghiệp gây “lũ bùn đỏ” sẽ bị truy tố, nếu...VietNamNet
Đến tháng 12 vẫn chưa thể nạo vét hết “bùn đỏ”Thanh Niên
Không có hoá chất độc hại trong bùn đấtLao động

--TKV chặn suối khắc phục hậu quả lũ bùn (Bee)-Phía TKV sẽ chặn cửa suối Nà Chúa, dùng máy hút bùn từ dòng suối trở lại đập chứa thải của Xí nghiệp khai thác quặng sắt Nà Lũng. -Đến tháng 12 vẫn chưa thể nạo vét hết “bùn đỏ” Thanhnien Online -Hôm qua 9.11, đã là ngày thứ 4 sự cố lũ bùn xảy ra, nhiều hộ dân bị ảnh hưởng bởi lũ bùn vẫn chưa thể ổn định lại cuộc sống. Nếu không khắc phục, phải đóng cửa mỏ (SGTT 8-11-10) --
-TKV nhận trách nhiệm “sự cố” lũ bùn ở Cao Bằng (Bee 09/11/2010) Xí nghiệp đã nhiều lần bị xử phạt vì xả thải ra môi trường, ngoài ra còn bị nhắc nhở gia cố đập nhưng chây ỳ không chịu thực hiện. -TKV nhận trách nhiệm (TT)-
- - Đóng cửa mỏ nếu không xử lý tốt môi trường (Thanh Niên) ông Nguyễn Hoàng Anh cho biết: “Cơn lũ bùn là hoàn toàn do Xí nghiệp khai thác quặng Nà Lũng gây ra. Vì vậy, ngoài phải chịu mức phạt theo pháp luật quy định, xí nghiệp này còn phải có trách nhiệm với những người dân chịu thiệt hại”. -- Lũ bùn của TKV ập xuống Cao Bằng (Quê Choa) tổng hợp, Họp bất thường để giải quyết hậu quả lũ bùn đỏ (SGTT) -Nếu Xí nghiệp khai thác quặng Nà Lũng còn vi phạm và không triệt để khắc phục hiệu quả thì Chính quyền tỉnh sẽ kiên quyết đóng cửa mỏ. -“Lũ bùn đỏ” gây hại như thế nào? (Bee)-“Lũ bùn đỏ” ở Cao Bằng vừa qua là đất kết hợp với quặng sắt mịn trong quá trình tuyển rửa quặng nguyên khai thành quặng tinh.
Bùn thải do vỡ đập khai thác quặng không độc hại (VOV)-Xí nghiệp khai thác quặng sắt Nà Lũng chỉ dùng nước tẩy rửa đất bám quanh quặng.--- Đau đầu giải quyết lũ bùn đỏ (Vietnamnet)
-Vì sao đập chắn nước thải bị thủng? Thanhnien Online -Sự cố vỡ đập khu khai khoáng tại Cao Bằng làm “bùn đỏ” tràn ngập khu dân cư đang thu hút sự quan tâm đặc biệt của dư luận. Bộ Tài nguyên - Môi trường và lực lượng Cảnh sát môi trường đã vào cuộc điều tra.  -"Lũ bùn đỏ" Cao Bằng: DN "tiết kiệm", bất chấp hậu quả? (VietNamNet 8-11-10) - "Đây chỉ là một mỏ khai thác nhỏ, còn bao nhiêu mỏ lớn nữa ở Cao Bằng đứng trước nguy cơ này?", đại biểu QH Hoàng Thị Binh, Chủ tịch MTTQ tỉnh lo lắng sau sự cố bùn đỏ tràn vào nhà dân.
-Tẩu tán "lũ bùn đỏ" ra sông (Bee)-Xí nghiệp khai thác quặng sắt Nà Lũng đã dùng máy bơm bơm nước từ sông vào dồn bùn ra một con suối nhỏ để đưa ra sông Bằng  -

- Vụ lũ bùn ở Cao Bằng: Sự cố đáng ngờ (TT)-TT - Đến ngày 7-11, hậu quả lũ bùn do thủng chân đập chứa chất thải của Xí nghiệp khai thác quặng sắt Nà Lũng (xã Duyệt Trung, thị xã Cao Bằng) đêm 5-11 vẫn chưa được khắc phục.
Vụ thủng đập này khiến hàng ngàn mét khối bùn đổ ập chảy xuống dòng suối dài hơn 5km, làm thiệt hại nhà cửa, hoa màu, ô nhiễm nguồn nước và ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của nhiều hộ dân.

Dân hứng chịu thiệt hại
Tại hiện trường cho thấy bùn quánh đặc, đỏ ngầu, dày hơn 1m, chảy từ chân đập loang rộng, vùi lấp các cánh đồng, theo dòng suối tràn vào khu dân cư. Đường vào Xí nghiệp khai thác quặng sắt Nà Lũng cũng tràn ngập toàn bùn đỏ, một chiếc máy xúc đang cố gắng xúc từng đợt bùn để mở đường cho xe và người đi qua.
Ông Nguyễn Văn Túc (xóm 4, Nà Gà, Duyệt Trung) cho biết từ khi Xí nghiệp khai thác quặng sắt Nà Lũng hoạt động, dòng suối nơi đây trở nên đỏ quạch, tôm cá chết sạch và không thể dùng được nước suối làm nước sinh hoạt. Chính con suối này chảy ra sông Bằng là con sông lớn cung cấp nước sinh hoạt và sản xuất cho hàng vạn người dân. Đây là bùn từ nước tuyển rửa quặng nên người dân rất lo ngại bị ảnh hưởng đến sức khỏe.
Ông Lê Ngọc Quang, phó chủ tịch UBND thị xã Cao Bằng, cho biết đây không phải là lần đầu tiên người dân ở hạ nguồn mỏ sắt Nà Lũng bị ngập bùn. Xí nghiệp đã nhiều lần xả bùn làm ngập ruộng và gây thiệt hại cho dân.
Có cống ngầm dưới đáy đập?
Theo ông Lê Hồng Hải, chánh thanh tra Sở Tài nguyên - môi trường, sáng 7-11 sở đã có cuộc làm việc với Xí nghiệp khai thác quặng sắt Nà Lũng để xác định nguyên nhân của vụ lũ bùn và tìm giải pháp khắc phục. Ông Hải cho biết xí nghiệp thừa nhận sự cố là do bờ đập xây dựng từ năm 2005 nhưng không được gia cố lu lèn một cách cẩn thận nên móng đập bị thủng. Tuy nhiên, một số công nhân lại cho biết dưới đáy đập có một cống lớn dùng để xả thải, mỗi khi có mưa lũ thì lượng bùn đất trong đập sẽ theo đó ra sông Bằng.
Thông tin từ những công nhân trùng khớp với thông tin của ông Lê Hồng Hải: năm 2008, xí nghiệp này bị xử phạt 70 triệu đồng do hành vi xả thải trộm. Theo ông Hải, khi làm việc với nhóm công nhân xả thải vào năm 2008, có người nói lãnh đạo xí nghiệp nghe dự báo thời tiết sẽ có mưa lũ về nên ra lệnh cho xả thải trước. Thế nhưng năm đó mưa lũ lại không về nên hành động xả thải trộm này bị lộ và bị bắt quả tang.
Ông Đoàn Ngọc Báu, chi cục phó Chi cục Bảo vệ môi trường, nói: “Năm 2005, Xí nghiệp khai thác quặng sắt Nà Lũng tự ý xây dựng đập chắn thải số 4 (bể bị thủng), đồng thời đập này nằm ngoài phạm vi đất được cấp. Dù đây là đập cấp quốc gia nhưng xí nghiệp không hề có bản vẽ thiết kế cũng như báo cáo tác động môi trường. Việc làm này bị thanh tra Sở Tài nguyên - môi trường lập biên bản xử phạt và yêu cầu hoàn chỉnh mọi thủ tục. Tuy nhiên đến hôm qua, khi được lãnh đạo Sở Tài nguyên - môi trường yêu cầu, xí nghiệp vẫn chưa có các thủ tục nói trên.
Tính đến chiều tối qua, con đường dân sinh vào mỏ Nà Lũng vẫn bị ách tắc, bùn vẫn nằm “ăn vạ” trên hoa màu và trong nhà dân. Biện pháp duy nhất để khắc phục tình trạng tắc đường là dùng máy bơm bơm nước từ sông vào rồi sử dụng máy xúc bùn đổ ra một con suối nhỏ và... đưa ra sông Bằng - nguồn nước của hàng vạn người dân. Sau khi đi kiểm tra đập chắn thải bị vỡ - tác nhân gây ra cơn lũ bùn, Chủ tịch UBND tỉnh Cao Bằng Nguyễn Hoàng Anh chỉ đạo phải dừng ngay việc bơm nước đẩy bùn ra sông Bằng.

Không độc hại?
Chiều 7-11, Phó chủ tịch UBND tỉnh Cao Bằng Nông Văn Páo cho biết các cơ quan chức năng của tỉnh đang tập trung xử lý trận lũ bùn xảy ra trên địa bàn xã Duyệt Trung. Theo ông Páo, nguyên nhân gây ra lũ bùn không phải vỡ đập của Xí nghiệp khai thác quặng sắt Nà Lũng mà là rò rỉ dưới lòng đất. Đập chắn này được xây dựng từ lâu và tạo thành một hồ chứa lớn “to như một quả núi”.
Nước thải tuyển rửa quặng lâu ngày tích tụ vào lòng hồ, xói mòn xuống lòng đất tạo thành các lỗ rò rỉ ra môi trường. Từ các lỗ rò rỉ ngầm này, bùn chảy vào rừng rồi chảy ra suối, tràn vào nhà dân, phá hủy hoa màu thì mới phát hiện được. Đến nay tỉnh Cao Bằng vẫn chưa đo đếm hay ước lượng chính xác có bao nhiêu mét khối bùn tràn ra môi trường. Hiện các dòng suối, ruộng và nhà dân quanh khu vực đều bị ngập bùn.
Sau khoảng 10 giờ kể từ khi phát hiện trận lũ bùn, các lỗ rò rỉ đã được khắc phục, bịt lại từ trong lòng hồ chứa. Đối với số bùn tràn ra ngoài, tỉnh đã điều phương tiện và huy động người dọn dẹp, trước hết là khu vực nhà dân và cứu hoa màu. Sở Tài nguyên - môi trường đã thực hiện nhiệm vụ đánh giá, đo kiểm mức độ độc hại của bùn và xác định bùn này không gây ô nhiễm về mặt hóa học, chỉ là bùn đất đơn thuần chảy ra, ô nhiễm môi trường chủ yếu là gây bẩn cho khu vực xung quanh.
Ông Đinh Ngọc Đăng, phó chủ tịch kiêm tổng thư ký Hội Khoa học và công nghệ mỏ VN - cũng đánh giá bùn này không độc hại. Ông Đăng nói thêm ông chưa nhận được thông tin về vụ việc, chưa thị sát thực địa nên chưa đánh giá được chính xác tình hình. Tuy nhiên, với thông tin ban đầu về sự cố đập chắn nước thải tuyển rửa quặng của Xí nghiệp khai thác quặng sắt Nà Lũng làm bùn tràn vào nhà dân thì ông Đăng nhận định không có nguy hiểm về mặt hóa chất.
Trong khi đó, một lãnh đạo Tổng hội Địa chất VN cho rằng quặng sắt với quặng bôxit đều giống nhau, đều có các nguyên tố độc hại bên trong, khi tuyển rửa sẽ có các chất kim loại nặng, ví dụ như chì (có ảnh hưởng đến con người). Vị lãnh đạo này cho rằng qua sự cố gây ra lũ bùn ở Cao Bằng, cần tiếp tục đưa ra những cảnh báo về độ an toàn của hồ chứa, đập chắn đối với các dự án khai thác quặng.

Bùn đỏ tràn ngập xã Duyệt Chung - Cao Bằng Đài Á Châu Tự Do
Bùn đỏ hôm nay vẫn ngập khắp ruộng đồng, vườn tược, giếng nước, nhà cửa người dân xã Duyệt Chung, thị xã Cao Bằng, sau khi hàng ngàn mét khối từ thượng nguồn tràn xuống từ đêm thứ sáu. Đập chắn nước thải rửa quặng sắt của xí nghiệp Nà Lũng bị vỡ, ...
Lũ bùn đỏ tấn công khu dân cưThanh Niên
Cao Bằng: "Lũ bùn đỏ" tấn công hàng trăm hộ dânBáo Đất Việt
Lũ bùn tấn công, người dân Cao Bằng hoảng loạnVietNamNet
-Bùn đỏ ngập đường khiến việc đi lại hết sức khó khăn - Ảnh: Cao Bắc
Lũ bùn đỏ tấn công khu dân cư Đêm 5.11, đập chắn nước thải tuyển rửa quặng sắt bị vỡ kéo theo hàng ngàn khối bùn đất từ thượng nguồn đổ xuống, tràn lấp ruộng đồng hoa màu, vườn tược, nhà cửa của người dân xã Duyệt Chung (thị xã Cao Bằng). Người dân đang rất hoang mang vì lo sợ bùn thải sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
Hôm qua 6.11, có mặt tại Duyệt Chung, chúng tôi nhận thấy nhiều người dân vẫn chưa hết bàng hoàng trước trận lũ bùn đỏ ập về trong lúc trời không đổ một giọt mưa nào. Vừa hối hả cào từng lớp bùn đặc quánh, dọn dẹp lại nhà cửa, chị Mã Thị Bạch (xóm Nà Kéo) vừa kể: “Cơn lũ đến nhanh quá! Tôi đang đi họp tổ dân phố thì nghe có tiếng người hét gọi Bạch ơi về ngay, nhà mày ngập hết rồi! Tôi vội chạy về thì thấy bùn từ đâu tràn về ngập vào đầy nhà. Hoảng hồn, tôi chỉ kịp bê cái tivi và mấy bộ quần áo, chăn màn chạy lên đường. Một lúc sau, bùn đỏ đã ngập quá đùi, không thể sơ tán được gì nữa, đồ đạc vẫn nguyên trong nhà, mấy chục con gà mắc kẹt trong lồng cũng không kịp sơ tán, chết cả”.
Tìm hiểu nguyên nhân, chị Bạch và cư dân trong xóm được biết cơn lũ bùn xuất hiện do sự cố vỡ đập chắn nước thải tuyển rửa quặng của Xí nghiệp khai thác quặng sắt Nà Lũng (thuộc Công ty khoáng sản luyện kim Cao Bằng).
Bùn đỏ tràn khắp cánh đồng
Con đường vào Xí nghiệp khai thác quặng sắt Nà Lũng tràn ngập toàn bùn đất. Hàng chục người và xe máy dồn tắc vì không qua được dòng suối nhỏ đã bị bùn đỏ đặc quánh ngập quá đầu gối. Cạnh đó, một máy xúc đang cố gắng dùng gàu gạt dòng bùn đỏ quạch, đặc sánh để thông đường cho dân đi lại. Dọc hai bên bờ suối dài khoảng 2 km, bùn đỏ tràn ngập khắp những cánh đồng lúa và hoa màu, vùi lấp giếng nước của dân.
Tại xóm 4 Nà Gà (xã Duyệt Trung), ông Nguyễn Văn Túc đang cố gắng dùng xẻng xúc đống bùn dày đặc bám đầy sân và giếng nước.

Ngôi nhà của Chị Bạch ngập sâu trong bùn đỏ - Ảnh: Cao Bắc
Ông cho hay những hộ dân sống gần bờ suối đã bị bùn đỏ vùi lấp hết ruộng đất ven suối.
Theo những người dân sinh sống lâu năm ở đây, dòng suối này trước kia vốn trong xanh, cung cấp nước sinh hoạt và sản xuất cho cả vùng, nhưng từ ngày xí nghiệp khai thác quặng đi vào hoạt động, con suối bỗng trở nên đỏ quạch, không những không thể dùng sinh hoạt mà đến cả cá tôm cũng chết sạch. Điều đáng nói hơn, con suối này còn chảy ra sông Bằng - nơi cung cấp nước sinh hoạt và sản xuất cho cư dân ven sông.
Không phải lần đầu Mỏ quặng Nà Lũng được đưa vào khai thác những năm 1990. Quặng sắt sau khi được đào bới sẽ được phun nước rửa sạch. Nước thải chảy xuống, lắng bùn tại những cái đập lớn. Hiện nay có 4 đập chắn nước thải, đập chắn số 4 là đập cuối cùng trước khi nước xả ra suối. Tuy vậy, nó được đắp bằng đất, trông hết sức sơ sài, thiếu chắc chắn.
Trao đổi với chúng tôi, ông Lê Ngọc Quang, Phó chủ tịch UBND thị xã Cao Bằng, cho biết đây không phải lần đầu tiên người dân khu vực hạ nguồn của mỏ Nà Lũng bị ngập bùn. Trước đó, mỏ đã nhiều lần xả bùn làm ngập đồng ruộng và gây thiệt hại cho dân. Chính quyền địa phương đã yêu cầu phía công ty khắc phục hậu quả. Nhiều lần công ty này hứa sẽ có biện pháp chấm dứt tình trạng trên, nhưng đến nay, sự cố vẫn tái diễn. Hiện nay, công ty đang huy động máy xúc khơi thông bùn trên đoạn đường vào mỏ, sẽ dùng máy bơm nước rửa nhà cho những hộ bị bùn ngập vào nhà.
Lo ảnh hưởng tới sức khỏe
Nhưng vấn đề không phải chỉ vét hết bùn là xong. “Vì đây không phải loại bùn thông thường mà là bùn từ việc tuyển rửa quặng, có thể chứa các chất hóa học, kim loại nặng gây độc hại tới sức khỏe con người, cây trồng và vật nuôi. Chúng tôi rất lo ngại, nếu không có biện pháp vệ sinh, giải độc hiệu quả, sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của mọi người”, chị Bạch nói.
Hiện nay chính quyền và người dân đang nỗ lực nạo vét bùn đất ra khỏi khu vực dân sinh nhưng với khối lượng bùn đỏ nhiều như thế này không ai có thể nạo vét hết trong ngày một ngày hai. Hơn nữa, những dòng bùn thải công nghiệp này có ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe người dân cũng cần được các cơ quan chức năng giải đáp. Và liệu rằng những cơn lũ bùn kinh hoàng như thế này có còn bất ngờ ập đến nữa không? Câu hỏi này chỉ có các cơ quan chức năng tỉnh Cao Bằng và đơn vị khai thác quặng mới trả lời được.
Cao Bắc
Bổ sung thiết kế an toàn cho hồ chứa bùn đỏ (Bee)-Để tránh chảy tràn giữa trong và ngoài hồ, xung quanh hồ chứa sẽ có hệ thống kênh chống tràn rộng 2m và sâu 2m.--Bổ sung thiết kế an toàn cho hồ bùn đỏ (TT)-Cao Bằng: Vỡ đập chắn thải, dân lo sợ nạn “bùn đỏ” (TT)-
"Lũ bùn đỏ" tấn công hàng trăm hộ dân Cao Bằng (Bee)-06/11/2010 21:00:59
Đêm 5/11, hàng trăm hộ dân ở xã Duyệt Trung, thị xã Cao Bằng hoang mang lo sợ vì “cơn lũ bùn đỏ” bất ngờ ập đến, vùi lấp hàng chục ha ruộng lúa, hoa màu và tràn vào làm ngập một số nhà dân.

Lũ bùn xuất hiện do sự cố vỡ đập chắn nước thải tuyển rửa quặng của xí nghiệp khai thác quặng sắt Nà Lũng, xã Duyệt Trung, thị xã Cao Bằng (thuộc Công ty khoáng sản luyện kim Cao Bằng).


Sáng 6/11, phóng viên TTXVN có mặt tại hiện trường, con đường vào xí nghiệp khai thác quặng sắt Nà Lũng bị ách tắc, hàng chục người và xe máy dồn tắc vì không qua được dòng suối nhỏ đã bị bùn đỏ đặc quánh ngập quá đầu gối. Cạnh đó, một chiếc máy xúc đang cố gắng dùng gàu gạt dòng bùn đỏ quặch, đặc sánh để thông đường cho dân đi lại. Dọc hai bên bờ suối dài khoảng 2 km, bùn đỏ đã tràn ngập khắp những cánh đồng lúa và hoa màu, vùi lấp nhiều giếng nước của người dân.

Chị Mã Thị Bạch, xóm Nà Kéo cho biết tối hôm qua, không biết bùn từ đâu tràn vào đầy nhà. "Tôi hoảng hồn chỉ kịp bê cái ti vi và mấy bộ quần áo, chăn màn chạy lên đường. Một lúc sau, bùn đỏ đã ngập quá đùi, không thể sơ tán được gì nữa, đồ đạc vẫn nguyên trong nhà, hơn 20 con gà mắc kẹt trong lồng cũng không kịp sơ tán, chết cả”.

Ngoài nhà chị Bạch còn nhiều nhà dân khác tại xóm Nà Kéo cũng bị bùn đỏ tràn vào nhà, hoặc vùi lấp chuồng trại của gia súc, ao vườn…nhưng rất may không có thiệt hại về người.

Hiện nay, người dân và chính quyền địa phương đang khẩn trương dùng mọi phương tiện để thoát nước và đưa số bùn đất ra khỏi nhà dân và thông đường. Tuy nhiên, đến nay điều mà người dân lo ngại nhất là đây không phải là bùn thải thông thường, nó là bùn do chất thải công nghiệp tạo ra nên chứa rất nhiều chất độc hại có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ của con người và đồng ruộng canh tác.

Ông Lê Ngọc Quang, Phó Chủ tịch UBND thị xã Cao Bằng cho biết: Đây không phải lần đầu tiên tình trạng này xảy ra, hiện nay, chính quyền thị xã đã yêu cầu xí nghiệp khai thác quặng sắt Nà Lũng phải có trách nhiệm phối hợp với người dân để sớm khắc phục hậu quả do cơn lũ bùn này gây ra. Trước mắt là giải phóng một số lượng lớn bùn đất tràn vào các hộ dân, sau đó phải khẩn trương bơm nước tẩy rửa lượng bùn tràn vào đồng ruộng. Về lâu dài, xí nghiệp này cũng phải có biện pháp khử độc do bùn thải công nghiệp gây ra, đồng thời có chính sách bồi thường cho các gia đình bị thiệt hại.

Hiện nay, các cơ quan chức năng đang tiến hành thanh tra nhằm tìm ra nguyên nhân của vụ vỡ đập trên.
---------
- Bất lực nhìn lâm tặc rầm rộ phá rừng (Dantri)--Thủy điện xả lũ: Ai vi phạm phải chịu trách nhiệm (VietNamNet)- Tại cuộc họp báo chiều nay, Bộ trưởng Cao Đức Phát cho biết, "về ý kiến cho rằng việc xả lũ hồ sông Ba Hạ không đúng quy trình, thì ai vi phạm quy định phải chịu trách nhiệm”.

Tổng số lượt xem trang