Ông Lý Quang Diệu làm Thủ tướng đầu tiên của Singapore với nhiệm kỳ từ 1959-1988.
-Lời Vàng Của Họ Lý
Nguyễn-Xuân Nghĩa - Tuần báo Sống Ngày 150421
"Vùng Oanh Kích Tự Do"
Lý Quang Diệu vẫn có lý: “Ghê Tởm” và “Thú Vật”
Hôm 23 Tháng Ba, quốc phụ của Singapore là Lý Quang Diệu qua đời. Trừ phi ở trên hoang đảo hay một hành tinh khác thì người Việt nào cũng biết tin này. Bà con trong nước còn bị bội thực và bão hòa về mối giao tình của ông Lý với lãnh đạo Hà Nội.
Con Tạo hay ông Trời – chắc là ông, chứ đàn bà thì không quái như vậy – vốn chơi khăm nên cho ông ra đi một tháng trước khi người Việt ghi nhớ biến cố 1975, đúng 40 năm trước. Vì thế, các cây bút đa sự đều gãi đầu đến rụng tóc để liên kết hai chuyện ấy với nhau….
Khách có kẻ cứ đến tuần là ôm vò rượu cùng mấy gói đồ nhậu tới nhà người viết. Đặt vò rượu lên quầy, khách có cái cười khẩy làm cho Ba Giai Tú Xuất đất Hà thành ngày xưa phải đỏ mặt vì thẹn: “Nhà em rụng hết tóc rồi, nên khỏi gãi. Chứ với mái tóc bồng bềnh và cái đầu quý quải thì nhà bác sẽ cột thế nào chuyện ông Lý của người vào cái đận 30 Tháng Tư của ta?”
Đểu siêu hạng!
Thì đây.
Nhà văn Phạm Thị Hoài là người tìm ra thư hồi đáp của ông Lý cho bà Thatcher trong thư khố của Margaret Thatcher Foundation. Và còn phiên dịch lá thư như sau (xin cảm tạ Phạm Thị Hoài):
-Thư Lý Quang Diệu gửi Margaret Thatcher về vấn đề thuyền nhân Việt Nam
Phạm Thị Hoài Wednesday, 01 April 2015 12:46
-Lời Vàng Của Họ Lý
Nguyễn-Xuân Nghĩa - Tuần báo Sống Ngày 150421
"Vùng Oanh Kích Tự Do"
Lý Quang Diệu vẫn có lý: “Ghê Tởm” và “Thú Vật”
* Thủ tướng Margaret Thatcher và Lý Quang Diệu - 1985 *
Con Tạo hay ông Trời – chắc là ông, chứ đàn bà thì không quái như vậy – vốn chơi khăm nên cho ông ra đi một tháng trước khi người Việt ghi nhớ biến cố 1975, đúng 40 năm trước. Vì thế, các cây bút đa sự đều gãi đầu đến rụng tóc để liên kết hai chuyện ấy với nhau….
Khách có kẻ cứ đến tuần là ôm vò rượu cùng mấy gói đồ nhậu tới nhà người viết. Đặt vò rượu lên quầy, khách có cái cười khẩy làm cho Ba Giai Tú Xuất đất Hà thành ngày xưa phải đỏ mặt vì thẹn: “Nhà em rụng hết tóc rồi, nên khỏi gãi. Chứ với mái tóc bồng bềnh và cái đầu quý quải thì nhà bác sẽ cột thế nào chuyện ông Lý của người vào cái đận 30 Tháng Tư của ta?”
Đểu siêu hạng!
Thì đây.
***
Theo phép người xưa, làm gì thì cũng phải dẫn câu “Tử viết” – thầy nói. Với nhiều người thì ông Lý là bậc thầy, và ông không chỉ nói mà còn viết hồi ký nữa. Vì vậy, xin nói chuyện“Lý viết”.
Đây là nhận xét của Lý Quang Diệu về biến cố 1975: “Dù việc Hoa Kỳ can thiệp vào Việt Nam đã thất bại, nhưng việc ấy đã mua thời gian cho phần còn lại của Đông Nam Á.”
Khách cau mày hỏi gặng: “Ông Lý viết vậy chứ ai đã trả cho chuyện mua bán ấy?” - Còn ai trồng khoai đất này? Dân ta chứ ai!
Cũng trong cuốn Hồi ký (tập hai, xuất bản năm 2000) có tựa đề là “From Third World to First – The Singapore Story 1965-2000”, Lý Quang Diệu nhắc lại như sau:
“Năm 1965, khi quân đội Mỹào ạt vào miền Nam Việt Nam thì Thái Lan, Mã Lai Á và Phi Luật Tân đang bị đe dọa bên trong từ các nhóm võ trang nổi loạn của cộng sản. Và các cơ sở chìm của cộng sản vẫn hoạt động tại Singapore. Việc Hoa Kỳ vàoViệt Nam đã giúp các nước không cộng sản tại Đông Nam Á có cơ hội chấn chỉnh nội tình. Đến năm 1975 thì tình hình các xứ này đã khả quan hơn nên họ có thể đương cự cộng sản” (!).
Xin thành thật khai báo rằng chấm than ở trên đây là của người viết. Nhưng ông Lý còn đi xa hơn vậy khi nhận xét:
“Nếu như Hoa Kỳ không can thiệp [vào Việt Nam] thì ý chí chống cự của các quốc gia này có thể tiêu mòn và nhiều phần thì Đông Nam Á biến thành cộng sản. Các nền kinh tế thị trường mới nổi của khối ASEAN đã được nuôi nấng trong những năm chiến tranh Việt Nam.”
Nuôi nấng bằng gì? Xương máu người Việt ư? Đau thật! Khách ngậm ngùi ôm vò rượu trông như quảng cáo sữa Mẹ Bồng Con.
Đau nhất là sau khi mồ côi Liên Xô và chưa kịp lăn vào vòng tay chờ đợi của Bắc Kinh, Hà Nội đã ôm hôn thắm thiết Lý Quang Diệu. Hai chục năm sau khi đảng ta ca bài đại thắng thì Việt Nam được gia nhập khối ASEAN này, vào năm 1995! Ngày nay, cả nước được nghe kể rằng Lý Quang Diệu đánh giá lãnh đạo Việt Nam cao như thế nào.
Toàn những lời nức nở.
***
Nức nở nhất mà người dân đã quên rồi là thái độ của Singapore và lập trường của Lý Quang Diệu về hồ sơ thuyền nhân Việt Nam.
Sau khi làn sóng thuyền nhân bùng phát, chế độ Hà Nội bèn nương theo tổ chức chương trình “bán chính thức” cho đám người Việt gốc Hoa mà họ muốn đẩy ra ngoài sau khi tống tiền thật đậm. Mỗi người mấy lượng vàng chứ không ít. Thấy công cuộc làm ăn khấm khá, công an của nhiều tỉnh bèn ăn theo từ gốc: nhận vàng để làm giấy tờ cho người giả là gốc Hoa, rồi mới cho phép đóng ghe vượt biên theo diện bán chính thức.
Làn sóng thuyền nhân dồn dập đã gây sốc cho các nước Đông Nam Á, dội đến tận Úc Châu và lan tới Anh quốc.
Là đảo quốc đất chật người đông, tài nguyên không có trừ cái đầu trên, Singapore không nhận người vượt biển đi tìm tự do như mấy xứ lân bang. Cùng lắm thì chỉ cho một số rất nhỏ tạm trú ngắn hạn khi được một xứ khác, hoặc Cao ủy Tỵ nạn HCR của Liên hiệp quốc, nhận vào xứ khác.
Vì vậy, thời đó, ông Lý bị coi là thiếu từ tâm. May là năm 1979 có một thuyền tỵ nạn được thương thuyền Roach Bank của Anh vớt được trên đường tới Đài Loan.
Nói rằng “may” là vì đấy là cơ hội đặt cái tâm cho đúng chỗ.
Đài Loan quyết liệt từ chối nhận nạn dân Việt Nam do tầu hàng của Anh muốn đổ cho mình. Chuyện gay go đến độ Thủ tướng Anh là Margaret Thatcher phải cầu cứu Lý Quang Diệu. Nhờ ông nói với Đài Loan nhận dùm.
Nhà văn Phạm Thị Hoài là người tìm ra thư hồi đáp của ông Lý cho bà Thatcher trong thư khố của Margaret Thatcher Foundation. Và còn phiên dịch lá thư như sau (xin cảm tạ Phạm Thị Hoài):
Ngày 5/6/1979
Thưa Thủ tướng,
Cảm ơn bà về bức thư ngày 30 tháng Năm.
Vấn đề người tị nạn này rất nghiêm trọng và có lẽ sẽ còn tồi tệ hơn.
Tháng trước, tại một hội nghị quốc tế ở Jakarta [Indonesia] ngày 15-16 tháng Năm, đại diện Việt Nam đã tuyên bố rằng Việt Nam sẽ cho phép 10.000 người di tản hợp pháp mỗi tháng. Ông ta ước chừng dè dặt là có khoảng 600.000 người muốn ra đi. Phần lớn cho rằng con số ấy có thể lên đến gần một triệu.
Bà có đề nghị tôi thỉnh nguyện chính phủ Đài Loan nhận những người tị nạn trên con tàu "Roach Bank". Vì quan điểm của chính nước tôi trong vấn đề người tị nạn Việt Nam, tôi không thực sự là người thích hợp để đưa ra yêu cầu đó. Chính sách của Đài Loan không khác gì chính sách của Singapore. Tuy nhiên, tôi sẽ đề nghị họ cân nhắc việc đưa ra một ngoại lệ, ngoại lệ duy nhất, cho những người tị nạn trên tàu "Roach Bank". Tôi không lạc quan về kết quả, vì tôi biết rằng nếu họ chấp nhận thì cử chỉ đó sẽ kéo theo hàng ngàn người tị nạn khác.
Tôi tin rằng những tin tức về vấn đề người tị nạn trên truyền thông và từ các phát ngôn viên của các chính phủ phương Tây chỉ làm lợi cho chính quyền Việt Nam. Chú trọng vào những giải pháp có thể đặt ra, chẳng hạn nước nào sẽ đảm nhận những người tị nạn nào và bao nhiêu, truyền thông đã biến họ thành đối tượng cho sự đổ lỗi lẫn nhau giữa các chính quyền phi cộng sản. Các nước này sẽ đảm bảo được quyền lợi của mình hơn, nếu tập trung năng lượng vào việc vạch trần sự bỉ ổi của chính quyền Việt Nam. Phải nói, phải nhắc đi nhắc lại, cho nhân dân và các nhà lãnh đạo trên toàn thế giới biết rằng chính quyền nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam chính là kẻ tích cực xúc tiến cuộc di tản ồ ạt này, gây thiệt hại nặng nề cho các nước Đông Nam Á.
Chúng ta phải đẩy họ vào thế thủ. Các nhà lãnh đạo Việt Nam không phải là những kẻ điên rồ vô lý như kiểu Idi Amin [nhà độc tài xứ Uganda của Châu Phi]. Họ có đầu óc lạnh lùng tính toán, không hề biết động lòng với chính đồng bào mình, nhưng họ làm phép tính giữa chi phí và lời lãi thu về thì rất nhanh. Chỉ có nguy cơ bị cộng đồng quốc tế ruồng bỏ mới khiến họ phải suy xét lại đường lối hiện tại. Từ giờ đến lúc đó, họ sẽ còn tung ra hàng ngàn người tị nạn mỗi tuần.
Kính thư
Lý Quang Diệu
Chúng ta có một đánh giá chính thức và chính xác của Lý Quang Diệu về lãnh đạo Hà Nội:“Bỉ Ổi. Họ có đầu óc lạnh lùng tính toán, không hề biết động lòng với chính đồng bào mình”. Chi tiết này thì người Hà Nội lại quên, hay đã ung dung tự xóa trong ký ức tập thể.
Khách ngồi bên bỗng đỏ ngầu đôi mắt: Trong thảm cảnh thuyền nhân của ta ba thập niên trước thì giữa cái tội thiếu từ tâm của Lý Quang Diệu với cái tội thừa độc ác của Hà Nội, cái nào nhẹ như lông chim hồng, cái nào nặng tựa núi Thái Sơn?
Chưa hết đâu. “Lý viết” còn dài!
***
Tại buổi dạ tiệc mừng Thủ tướng Gia Nã Đại là Pierre Trudeau vào ngày tám Tháng Giêng năm 1983, Thủ tướng Lý Quang Diệu đã nhắc đến giao tình lâu đời giữa hai người, từ năm 1968, và nức nở ngợi ca thành tích của ông Trudeau. Nhưng trong bài diễn văn trước khi nâng ly, Việt Nam cũng có chỗ đứng chói lọi. Đôi khi chữ “lọi” cũng có nghĩa là lọt ra ngoài khớp. Hay chẳng giống ai!
Hãy nghe Lý Quang Diệu nhắc tới lần trước, khi Thủ tướng Canada thăm viếng Đông Nam Á vào năm 1971.
“Thưa Thủ tướng, nhiều chuyện đã thay đổi từ lần cuối mà ngài thăm viếng khu vực này. Ngày nay, Đông Nam Á đã khác; là một thế giới khác. Lần trước, khi ngài dự hội nghị các nguyên thủ của tổ chức Thịnh vượng chung vào năm 1971, việc hai chiến hạm Liên Xô xuất hiện tại Eo biển Singapore đã gây chấn động. Ngày nay, sự hiện diện của hạm đội Xô viết trên vùng biển này, nhờ các căn cứ ở Việt Nam, đã thành lẽ thường tình. Năm 1971, khi cuộc chiến dai dẳng tại Việt Nam đang lắng dần, nhiều người đã dại khờ tin rằng việc Hoa Kỳ chấm dứt can thiệp có thể đem lại hòa bình cho vùng này. Ngày nay thì mình thấy rõ hơn. Nạn tắm máu tại Đông Dương vẫn tiếp tục vì Việt Nam, nhờ hậu thuẫn của Liên bang Xô viết, đã mở cuộc chiến qua Cambốt để thống trị xứ này.”
Theo truyền thống và tầm nhìn, Lý Quang Diệu trình bày với Thủ tướng Trudeau cục diện quốc tế tại Đông Nam Á và ca tụng Canada bằng một cú đà đao... thấu phổi Hà Nội.
“Việc Canada yểm trợ nỗ lực của ASEAN để mưu tìm giải pháp chính trị cho cuộc chiến tại Cambốt là một sự cam kết vững mạnh và bền bỉ. Việc Canada mở cửa và đón nhận khoảng 85 ngàn thuyền nhân từ Đông Dương là một kinh nghiệm làm những kẻ lạnh lùng tính toán nhất cũng phải bồi hồi. Canada không giống như những kẻ đã dạy luân lý cho nước Mỹ về cuộc chiến tại Việt Nam mà họ lại chẳng làm gì cho các thuyền nhân khi một chế độ cộng sản có hành động ghê tởm và thú vật với chính người dân của họ. Vì vậy, chúng tôi kính trọng Canada.”
Nhiều người có thể phẫn uất như Tú Bà phải cọc - và lồng lộn chất vấn: ông Lý thần tượng của chúng tôi mà nói vậy trong buổi quốc yến khoản đãi Thủ tướng Canada?
Xin cứ vào Thư khố Quốc gia của Singapore để tìm ra lời vàng ý ngọc đó của Lý Quang Diệu.
Người viết này vốn có công tâm nên phải tra Từ điển Anh-Việt của Viện Ngôn Ngữ Hà Nội cho vô tư. Bộ từ điển này dịch hai chữ “nasty” và “brutish” là “ghê tởm” và “thú vật”.
Thú thật!
-Thư Lý Quang Diệu gửi Margaret Thatcher về vấn đề thuyền nhân Việt Nam
Phạm Thị Hoài Wednesday, 01 April 2015 12:46
Trong tác phẩm Bên Thắng Cuộc, chương "Nạn kiều", nhà báo Huy Đức nhắc tới "Phương án II", "một kế hoạch 'được phổ biến miệng để giữ bí mật', theo đó: người di tản được đóng vàng để công an mua thuyền hoặc đóng thuyền cho đi mà không sợ bị bắt hay gây khó khăn. Việc thực hiện Phương án II chỉ do ba người là bí thư, chủ tịch và giám đốc công an tỉnh quyết định. Công an được giao làm nhiệm vụ đứng ra thu vàng và tổ chức cho người di tản."[1] Đó là thời điểm từ giữa năm 1978 đến giữa năm 1979, khi chiến dịch bài Hoa ở Việt Nam dâng cao và chiến tranh biên giới Việt-Trung bùng nổ. Những người vừa mất nơi sinh sống, vừa mất hết tiền của vào tay chính quyền để ra đi "hợp pháp" trong vòng bí mật và không ít cũng sẽ mất mạng trên biển trong kế hoạch này phần lớn là người Việt gốc Hoa.
Lý Quang Diệu. ẢNH TODAYONLINE.COM
Phương án bí mật, chưa bao giờ được chính quyền Việt Nam thừa nhận này, được đánh giá từ một nguồn bất ngờ khác: bức thư của cố Thủ tướng Singapore vừa qua đời, gửi cho cố Thủ tướng Anh ngày 5/6/1979, đăng trên trang Margaret Thatcher Foundation.
Chúng ta đã biết rằng Lý Quang Diệu ủng hộ sự xích lại gần nhau của Trung Quốc và Hoa Kỳ sau Chiến tranh Việt Nam để kiềm chế ảnh hưởng của Liên Xô. Ông cũng biện bạch cho Pol Pot, rằng Khmer Đỏ là một phương án cần thiết, chẳng qua chỉ bị giới truyền thông cường điệu lên thành ma quỷ[2].Về xung đột biên giới Việt-Trung, ông cho rằng nếu Trung Quốc không dạy cho Việt Nam một bài học thì giờ này Liên Xô đã bành trướng thế lực ra toàn Đông Nam Á, rằng các nước trong khu vực đều hưởng lợi từ đòn phủ đầu của người Tàu. Khi ấy, Đặng Tiểu Bình đã coi ông là cố vấn và mô hình Singapore đã trở thành hình mẫu của Trung Hoa hiện đại. Họ Lý và họ Đặng gặp nhau hai lần, trò chuyện kéo dài, nồng ấm và trân trọng lẫn nhau, ngày 12 và 13/11/1978, trong chuyến thăm đầu tiên của nhà lãnh đạo Trung Quốc tại Singapore. Trước đó một tháng, nhanh chân hơn, ngày 16/10/1978, Thủ tướng Việt Nam Phạm Văn Đồng cũng đến Singapore tiếp kiến Lý Quang Diệu. Nhưng cuộc trò chuyện giữa họ Lý và họ Phạm, theo miêu tả của một nhà ngoại giao Singapore chứng kiến cả ba cuộc gặp mặt[3], diễn ra lạnh lẽo.
Cuối năm 1978, đầu năm 1979, hàng trăm ngàn thuyền nhân Việt Nam trở thành một vấn nạn quốc tế. Khác với nhiệt tình cứu giúp những năm trước, các nước trong khu vực bắt đầu lo ngại, từ chối, thậm chí xua đuổi và có cả trường hợp nổ súng vào thuyền nhân Việt Nam. Các nước phương Tây bắt đầu đùn đẩy nhau trách nhiệm bảo lãnh. Anh quốc đóng một vai trò, vì điểm đến của những nạn kiều gốc Hoa này trước hết là Hồng Kông, trong khi Anh quốc chỉ sẵn lòng tiếp nhận tổng cộng chưa đầy 2000 người. Trước áp lực của công luận, Thủ tướng Anh Margaret Thatcher thậm chí đã tính đến việc mua một hòn đảo ở Thái Bình Dương cho thuyền nhân Việt Nam định cư. Dự định này bị Lý Quang Diệu phản đối, vì lo ngại nó sẽ trở thành một đảo quốc, cũng của những người Tàu tha phương, cạnh tranh với Singpore.[4]
Ngày 23/5/1979, một chiếc thuyền với 293 người tị nạn Việt Nam được con tàu chở hàng Roachbank của Anh trên đường từ Singapore đến Đài Loan cứu vớt, đến Cao Hùng ngày 27/5. Song chính quyền Đài Loan từ chối không cho họ nhập cảnh, tàu Roachbank không được phép cập cảng.[5] Bà Margaret Thatcher đã nhờ đến Thủ tướng Singapore để gây áp lực với chính quyền Đài Loan, trước khi nước Anh phải đối diện với trách nhiệm bảo trợ những con người trong bước đường cùng đó. Toàn văn bức thư trả lời của Lý Quang Diệu như sau:
Ngày 5/6/1979
Thưa Thủ tướng,
Cảm ơn bà về bức thư ngày 30 tháng Năm.
Vấn đề người tị nạn này rất nghiêm trọng và có lẽ sẽ còn tồi tệ hơn.
Tháng trước, tại một hội nghị quốc tế ở Jakarta ngày 15-16 tháng Năm, đại diện Việt Nam đã tuyên bố rằng Việt Nam sẽ cho phép 10,000 người di tản hợp pháp mỗi tháng. Ông ta ước chừng dè dặt là có khoảng 600,000 người muốn ra đi. Phần lớn cho rằng con số ấy có thể lên đến gần một triệu.
Bà có đề nghị tôi thỉnh nguyện chính phủ Đài Loan nhận những người tị nạn trên con tàu "Roach Bank". Vì quan điểm của chính nước tôi trong vấn đề người tị nạn Việt Nam, tôi không thực sự là người thích hợp để đưa ra yêu cầu đó. Chính sách của Đài Loan không khác gì chính sách của Singapore. Tuy nhiên, tôi sẽ đề nghị họ cân nhắc việc đưa ra một ngoại lệ, ngoại lệ duy nhất, cho những người tị nạn trên tàu "Roach Bank". Tôi không lạc quan về kết quả, vì tôi biết rằng nếu họ chấp nhận thì cử chỉ đó sẽ kéo theo hàng ngàn người tị nạn khác.
Tôi tin rằng những tin tức về vấn đề người tị nạn trên truyền thông và từ các phát ngôn viên của các chính phủ phương Tây chỉ làm lợi cho chính quyền Việt Nam. Chú trọng vào những giải pháp có thể đặt ra, chẳng hạn nước nào sẽ đảm nhận những người tị nạn nào và bao nhiêu, truyền thông đã biến họ thành đối tượng cho sự đổ lỗi lẫn nhau giữa các chính quyền phi cộng sản. Các nước này sẽ bảo đảm được quyền lợi của mình hơn, nếu tập trung năng lượng vào việc vạch trần sự bỉ ổi của chính quyền Việt Nam. Phải nói, phải nhắc đi nhắc lại, cho nhân dân và các nhà lãnh đạo trên toàn thế giới biết rằng chính quyền nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam chính là kẻ tích cực xúc tiến cuộc di tản ồ ạt này, gây thiệt hại nặng nề cho các nước Đông Nam Á.
Chúng ta phải đẩy họ vào thế thủ. Các nhà lãnh đạo Việt Nam không phải là những kẻ điên rồ vô lý như kiểu Idi Amin[6]. Họ có đầu óc lạnh lùng tính toán, không hề biết động lòng với chính đồng bào mình, nhưng làm phép tính giữa chi phí và lời lãi thu về thì rất nhanh. Chỉ có nguy cơ bị cộng đồng quốc tế ruồng bỏ mới khiến họ phải phản suy xét lại đường lối hiện tại. Từ giờ đến lúc đó, họ sẽ còn tung ra hàng ngàn người tị nạn mỗi tuần.
Kính thư
Lý Quang Diệu
Với những lời thẳng thừng không một chút màu mè ngoại giao này, vị nguyên thủ Singapore khó có thể hãnh diện về trái tim nhân đạo của mình, song sự tỉnh táo sắc bén của ông quả là xứng đáng với huyền thoại Lý Quang Diệu. Làm thế nào một người hoàn toàn đứng ngoài như ông, ngay ở thời điểm đó, có thể nhận ra thực chất của chính sách kiếm lời trên lưng thuyền nhân của chính quyền Việt Nam, khi phần lớn người Việt chúng ta cho đến giờ phút này vẫn không biết gì, hoặc có biết cũng không thể tin hay không muốn tin vào cái gọi là Phương án II, như đã dẫn ở đầu bài?
Bức thư này, dù chỉ như một ghi chú nhỏ, là một bổ sung vào những trang còn trống của lịch sử thuyền nhân Việt Nam, và, bất chấp sự khó chịu của rất nhiều người Việt, nó còn cho thấy chính Việt Nam những năm tháng ấy cũng đã góp phần không nhỏ để xung đột Việt-Trung biến thành bạo lực, rồi đến lượt nó bạo lực lại nhả độc ngấm sâu trong lòng người Việt như thế nào.
1 Huy Đức, Bên Thắng Cuộc, OsinBook 2012, tr. 123
2 John Pilger, "The Long Secret Alliance: Uncle Sam and Pol Pot", Covert Action Quarterly, 1997
3 Lee Chiong Giam, "Reflection in Bits and Pieces", trong The Little Red Dot: Reflections by Singapore's Diplomats, World Scientific Publishing Company, tr. 211
4 The Sydney Morning Herald, 31/12/2009
5 Thông tin trên trang của Cao ủy Tị nạn LHQ
6 Nhà độc tài Uganda, được mệnh danh là "Đao phủ châu Phi"
-
-Lý Quang Diệu qua đời, ngoài nhân dân Singapore ca ngợi hết lời, tốn nhiều giấy mực còn có biết bao người trên thế giới kể cả người Việt Nam trong nước và nước ngoài cũng "theo hội chứng đám đông" đưa ông lên tận mây xanh, xếp ông thuộc "thánh". Một viên ngọc quý, hiếm không tỳ vết. Nhưng có đúng như vậy không?
Thực ra, đã là con người, ai cũng có những cái đúng cái sai, cái mạnh cái yếu trong hành xử, trước ánh nắng mặt trời bao giờ phiá sau cũng có cái bóng, ông Lý Quang Diệu không ngoại lệ.
Xin được giới thiệu bàì viết của Quốc Phương đăng trên BBC Việt ngữ về "chính sách của Singapore lúc ấy do ông Lý Quang Diệu làm Thủ tướng đã ban hành một số luật pháp quá nhẫn tâm nếu như không muốn nói tới chữ "tàn ác, dã man" đối với thuyền nhân tỵ nạn cộng sản Việt Nam trong những năm 1975, 76.... 1980s sau sự kiện 30-4-1975.
Lâm Hoàng Mạnh sưu tầm
Cựu thuyền nhân (Boat person) 6-1979
Tuy nhiên, cũng cần 'thông cảm' và 'công bằng' đối với ông Lý Quang Diệu vì ông không phải là lãnh đạo duy nhất ở Đông Nam Á đã nói 'không' với nhiều trường hợp thuyền nhân cần tìm chỗ 'đáp lên bờ' và 'tị nạn' khẩn cấp vì các lý do thiết yếu, vẫn theo lời nhân chứng.
Trao đổi với BBC hôm 28/3/2015, một nhân chứng trong chương trình người Việt tự cứu thuyền nhân trên Biển Đông, được biết tới là chương trình 'Máu chảy ruột mềm' những năm nửa cuối thuộc thập niên 1970, sau diễn biến 30/4 ở Sài Gòn, trước hết nói với BBC về cảm nghĩ của mình trước tin vị quốc phụ của Singapore vừa tạ thế.
"Tôi nghĩ là ông Lý Quang Diệu vừa qua đời, thì thế hệ sau này chắc là ai cũng ca ngợi ông ấy hết," Sư cô Chân Không, từ Đạo tràng Làng Mai, một cộng đồng Phật giáo Việt Nam, tại Tây Nam nước Pháp nói.
Tôi thấy gần như 99% ai cũng ca ngợi, dĩ nhiên trong những câu ca ngợi họ cũng nói là nhờ chính sách sắt đá, thì thôi, thì tôi muốn để cho qua, nhưng muốn hỏi một nhân chứng chân thực thì hồi năm 1976, 1977, lúc đó thuyền nhân (Việt Nam) đang bị cư xử rất tàn tệ ở SingaporeSư cô Chân Không, Làng Mai, Pháp
"Và tôi thấy gần như 99% ai cũng ca ngợi, dĩ nhiên trong những câu ca ngợi họ cũng nói là nhờ chính sách sắt đá, thì thôi, thì tôi muốn để cho qua, nhưng muốn hỏi một nhân chứng chân thực thì hồi năm 1976, 1977, lúc đó thuyền nhân (Việt Nam) đang bị cư xử rất tàn tệ ở Singapore.
"Lúc đó tôi đang ở Singapore để trong chương trình Đại hội Tôn giáo Thế giới vì Hòa Bình (World Conference on Religion and Peace) họ mời Sư ông (Thích Nhất Hạnh) làm giám đốc chương trình 'Máu chảy, Ruột mềm', và Sư ông mời tôi qua làm phụ tá, với 8 người đệ tử của Sư ông, cư sỹ nữa, thì đi qua hết để làm.
"Lúc đó, báo chí đăng tin có một tàu Nhật vớt 99 thuyền nhân ghé tạm Singapore để trao hàng và đi các nước khác để giao hàng nữa, thì ở đó (Singapore) họ không cho vô và họ bắt tàu Nhật đó phải đóng thuế 1 triệu USD thì họ mới cho tạm để ghé giao hàng rồi mới đi, thì khi mà tàu đi mà đem đủ 99 thuyền nhân đó rồi, thì họ mới cho đi.
"Tôi nhớ chung chung là một thuyền nhân được một người đánh cá ở Singapore mà vớt và cho vào bờ, thì sẽ bị phạt 5.000 đô-la Singapore, và một người đánh cá mà phạt năm ngàn thì sống làm sao nổi?"
'Những người có lòng'
Nhân chứng này tường thuật tiếp về cách thức mà những người muốn cứu giúp các thuyền nhân Việt Nam tới Singapore đã phải sử dụng ra sao, kể cả liên kết với 'giới ngoại giao' của 'một nước thứ ba' để đối phó với luật pháp và chính sách nhập cư của đảo quốc Đông Nam Á dưới thời ông Lý Quang Diệu.Ông Lý Quang Diệu được coi là bậc 'quốc phụ', là người có công kiến thiết Singapore hậu thuộc địa.
"Nhưng mà trong khi đó, cũng có những người đánh cá có lòng, và có những người Phật tử Việt Nam có lòng, mấy vị đó là vợ của những người Hoa Kỳ, hay người của các nước khác, là vợ của những vị đó, những bà đó có một ít tiền vì chồng cũng khá giả, thành ra mới lại nói với mấy người đánh cá Singapore, nói là anh mà vớt được một thuyền nhân, thì tôi cho anh 100 đô-la, rồi anh báo tin âm thầm cho chúng tôi biết," Sư cô Chân Không, người đã có hẳn một cuốn sách với tựa đề 'Con đường mở rộng' trong đó có một chương nói về thuyền nhân Việt Nam ở Singapore, nói tiếp với BBC.
"Rồi chúng tôi mới âm thầm lấy xe, vì họ khá giả, họ lấy xe nhà, mà chở tới tòa Đại sứ Pháp, thì ở trong Tòa đại sứ Pháp lúc bấy giờ cũng có một người thư ký rất 'chịu chơi', lén vô mở cửa cho thuyền nhân. Mỗi lần vớt được 3 thuyền nhân, 5 thuyền nhân, thì mấy bà ấy phải hùn tiền nhau, mỗi bà 100 đô-la, để cho 500 đô-la hay 300 đô-la, rồi chở vô tòa Đại sứ Pháp rồi khóa cửa lại như là mấy người này nhảy vào hay sao 'không biết'.
"Sáng hôm sau, Tòa Đại sứ mở cửa nói 'Có ba tên nhập cảnh bất hợp pháp, thì họ phải báo tin cho Singapore biết, 'có ba người này (chúng) tôi không biết, toàn nói tiếng Việt không, (họ) nói chúng tôi thuyền nhân, 'chúng tôi mò từ biển, tụi tôi đi bộ lên'.
"Ông Đại sứ Pháp là một người rất có lòng, lúc đó, ông tên là Jacques Gasseau, ông khai báo với cảnh sát Singapore là có 3 người nhập cư bất hợp pháp ở trong lãnh thổ Pháp, thì chúng tôi sẽ làm giấy tờ để cho mấy người bay được đi Pháp."
Theo nhân chứng này, nhiều lần các nhà vận động Việt Nam đã tiến hành các cuộc họp báo ở quốc tế hay khu vực, vận động công khai tới chính quyền của ông Lý Quang Diệu, nhưng dường như nhà lãnh đạo này đã trong suốt thời gian dài không thay đổi chính sách với thuyền nhân Việt Nam, ngược lại được cho là còn 'trục xuất' nhiều nhà hoạt động trong các chương trình 'Cứu giúp thuyền nhân', trong đó có Thiền sư Nhất Hạnh và các trợ lý.
'Đẩy ngược ra biển'
Vấn đề không chất vấn thảm cảnh thuyền nhân đối với một lãnh tụ của một quốc gia khác, tôi nghĩ rằng vấn đề đó cũng thường xảy ra, người ta cũng không muốn vì quyền lợi quốc gia, vì vấn đề bang giao, cho nên người ta cũng không muốn đưa một vấn đề khó xử hoặc là khó trả lờiÔng Trần Đông, Văn khố Thuyền nhân VN, Australia
Cũng hôm 28/3/2015, một đại diện của Tổ chức Văn Khố Thuyền Nhân Việt Nam xác nhận với BBC rằng Singapore trong thời gian lãnh đạo của ông Lý Quang Diệu đã có các chính sách 'push back policy', tức là đẩy lại ra biển những người thuyền nhân tị nạn từ Việt Nam từ cuối thập niên 1970's, kể cả những trường hợp được cho là cần 'hỗ trợ nhân đạo khẩn cấp', mà chỉ nhận những hồ sơ tị nạn nào đã được các nước thứ ba tiếp nhận về nguyên tắc cho tị nạn 'xong xuôi'.
Hôm thứ Bảy, ông Trần Đông, một người chuyên tìm hiểu về thuyền nhân trên Biển Đông từ tổ chức này, nói với BBC:
"Vấn đề đó cũng là phản ánh sự thật, nhưng không riêng gì ở Singapore có chính sách gọi là 'push back policy' đẩy ngược tàu thuyển ra biển, Malaysia cũng sử dụng như vậy, Thái Lan cũng sử dụng như vậy, chỉ có hai quốc gia không áp dụng, đó là Indonesia và Philippines. Cho nên đối với Indonesia và Philippines thì thuyền nhân tới là họ nhận hết."
Theo ông Đông, Singapore cũng có một số nỗ lực nhất định, tuy nhiên cũng có những 'giới hạn' về chính sách.
Ông nói: "Singapore cũng đã có những nỗ lực tiếp nhận thuyền nhân, thế nhưng giới hạn của Singapore là trại tị nạn ở tại Singapore chỉ dành cho những thuyền nhân được các quốc gia khác nhận cho đi định cư.
"Thí dụ nếu một tàu quốc tế nào đó vớt thuyền nhân, quốc gia đó nhận cho những người ở trên tàu đi định cư, thì như vậy Singapore tiếp nhận cho họ ở tạm tại Singapore trong một khoảng thời gian ngắn vài ba tháng, để làm thủ tục đi định cư."
Theo người đã nhiều năm sưu tầm tư liệu về thuyền nhân Việt Nam trên Biển Đông, việc Đảng và nhà nước Cộng sản Việt Nam trong nhiều lần tiếp xúc với ông Lý Quang Diệu đã không bao giờ nhắc tới chính sách này của ông và Singapore dưới thời mà ông cầm quyền là một điều 'dễ hiểu' trong ngoại giao.Các con số thống kê còn chưa thống nhất, khi có những gợi ý cho rằng có thể từ vài chục ngàn tới cả trăm ngàn thuyền nhân từ VN đã có thể bị tai nạn và tử nạn trên Biển Đông.
Ông Trần Đông nói: "Về vấn đề không chất vấn thảm cảnh thuyền nhân đối với một lãnh tụ của một quốc gia khác, tôi nghĩ rằng vấn đề đó cũng thường xảy ra, người ta cũng không muốn vì quyền lợi quốc gia, vì vấn đề bang giao, cho nên người ta cũng không muốn đưa một vấn đề khó xử hoặc là khó trả lời đối với lãnh tụ của một quốc gia là quốc khách của mình được mời đến.
"Cho nên tôi nghĩ là người ta không đặt ra các vấn đề đó, thì những vấn đề đó cũng là sự thường thôi."
'Như một bài toán'
Hôm thứ Bảy, nhân chứng từ cộng đồng Phật giáo Việt Nam tại Pháp, Làng Mai, giải thích với BBC vì sao chính quyền của ông Lý Quang Diệu đã không chiếu cố những trường hợp, dù được cho là 'chỉ một, hay hai cá nhân' đơn lẻ trong số các thuyền nhân là 'trẻ em, con nít, phụ nữ, hay người già, người bị bệnh nặng' để họ được lên bờ vào Singapore tiếp nhận 'hỗ trợ khẩn cấp', mà trái lại, lại bị 'đẩy ngược ra biển', mặc dù nhiều cuộc họp báo, vận động khi đó đã được cho là chuyển thông tin tới quốc tế và chính quyền của ông bằng nhiều cách thức.
Sư cô Chân Không, trợ lý của Thiền sư Nhất Hạnh trong chương trình cứu giúp thuyền nhân Việt Nam trên Biển Đông, nói:
"Tôi nghĩ là ông Lý Quang Diệu chỉ nghĩ trong đầu như một bài toán thôi. Ông không có cơ hội để thấy được những đứa con nít mà thoi thóp ở trong tay mẹ mà không còn nước, không có nước, không thức ăn, đang đói, đang khát.
Tôi nghĩ là ông Lý Quang Diệu chỉ nghĩ trong đầu như một bài toán thôi. Ông không có cơ hội để thấy được những đứa con nít mà thoi thóp ở trong tay mẹ mà không còn nước, không có nước, không thức ăn, đang đói, đang khátSư cô Chân Không, Làng Mai, Pháp
"Ông chỉ thấy việc của Singapore như một bài toán, một nước mà không có tài nguyên thiên nhiên, thì chỉ có một cách là đem tiền vô càng nhiều, càng tốt, chỉ nhận những công dân có tiền nhiều, đầu tư nhiều, vậy thôi.
"Thành ra ông ấy không có thì giờ tiếp xúc với sự thật... Ông Lý Quang Diệu, ông ấy tiếp xúc với những bài toán kinh tế của nước ông, một đất nước không có tài nguyên gì hết, thì ông ấy phải làm việc trên cái lý thuyết đó thôi."
Nhân chứng từ Pháp còn cho hay trong các thời kỳ cao điểm của 'thuyền nhân Việt Nam' trên Biển Đông và Đông Nam Á, Singapore vừa áp dụng chính sách đẩy thuyền nhân 'ngược trở ra biển', vừa được cho là 'mở cửa, trải thảm' đỏ tiếp các công dân quốc tế, khu vực vào Singapore sống để có 'thẻ xanh', 'vô dân', 'nhập quốc tịch', nếu có tài lực từ '300 nghìn tới 500 nghìn Mỹ Kim trở lên'.
Bình luận về điều được cho là 'chính sách hai mặt' về nhập cư này của chính quyền của ông Lý Quang Diệu thời gian đó, ông Trần Đông từ Australia nói:
"Khi người ta quyết định một chính sách, thì người ta đặt quyền lợi quốc gia của người ta ở trên hết.
"Và khi một điều xảy ra mà trở thành một gánh nặng cho quốc gia của người ta và người ta khó có thể kham nổi, thì người ta có quyền từ chối," nhà quan sát từ Tổ chức Văn khố Thuyền nhân Việt Nam nói với BBC.-
********************
Điện tín được Wikileaks tung ra hôm 14/12 tóm tắt cuộc trò chuyện vào năm 2007 giữa ông Lý Quang Diệu với đại sứ Mỹ tại Singapore khi đó là bà Patricia L. Herbold và phó trợ lý Ngoại trưởng Thomas Christensen.
Điện tín cho biết tại cuộc gặp hôm 16/10/2007, ông Lý nhận xét với hai vị khách là sự ổn định trong khu vực sẽ được cải thiện thêm nếu Asean biết “hành động cùng nhau”.
Tuy nhiên, ông nói rằng Asean lẽ ra không nên nhận Miến Điện, Campuchia, Lào và Việt Nam vào làm thành viên trong thập niên 90.
Đó là vì các thành viên cũ của Asean chia sẻ các giá trị chung và bài Cộng sản. Các giá trị này, theo ông, đã bị các thành viên mới vào “làm vẩn đục”, và các thành viên mới sẽ không hành xử như các thành viên cũ do họ có nhiều vấn đề về kinh tế và xã hội.
Ba nước Đông Dương
Điện tín cho biết ông Lý tỏ ra lạc quan về Việt Nam. Ông nhận xét người Việt Nam là những người “sáng dạ, học hỏi nhanh”, và sẽ đóng góp cho sự phát triển của Asean.
Bên cạnh đó, ông Lý nhận xét Việt Nam không muốn thấy ảnh hưởng của Trung Quốc quá lớn mạnh tại Asean.
Về Campuchia, ông Lý nhận xét nước này vẫn chưa hồi phục và thoát ra khỏi lịch sử khó khăn của họ, trong khi hệ thống chính trị lại quá tập trung vào một mình Thủ tướng Hun Sen.
Ông Lý nhận xét Lào là “tiền đồn” cho Trung Quốc; nói rằng Lào báo cáo lại mọi diễn biến tại tất cả các cuộc họp của Asean cho Trung Quốc.
‘Đần độn’
Theo bức điện tín, ông Lý Quang Diệu tỏ ra đặc biệt coi thường giới lãnh đạo Miến Điện.
Ông nói với hai vị khách Mỹ là giới lãnh đạo Miến “đần độn” và “ngu dốt”, và nói họ đã “quản lý tồi” các nguồn lực tự nhiên dồi dào của nước này.
Ông ví nói chuyện với chính quyền quân nhân Miến Điện chẳng khác gì “nói chuyện với người chết”.
Ông Lý nhận xét Trung Quốc có ảnh hưởng mạnh nhất tới thể chế Miến Điện, và đã thâm nhập rất sâu vào nền kinh tế Miến.
Ông Lý Quang Diệu, năm nay 87 tuổi, vốn nổi tiếng hay nói thẳng và có các đánh giá mạnh bạo về quan hệ quốc tế, mặc dù ông hay tránh lăng mạ công khai giới lãnh đạo nước ngoài.
Ông là Thủ tướng Singapore từ năm 1959 đến 1990, và vẫn giữ chức cố vấn cao cấp cho Thủ tướng hiện nay là con trai ông Lý Hiển Long.
Lý Quang Diệu. ẢNH TODAYONLINE.COM
Phương án bí mật, chưa bao giờ được chính quyền Việt Nam thừa nhận này, được đánh giá từ một nguồn bất ngờ khác: bức thư của cố Thủ tướng Singapore vừa qua đời, gửi cho cố Thủ tướng Anh ngày 5/6/1979, đăng trên trang Margaret Thatcher Foundation.
Chúng ta đã biết rằng Lý Quang Diệu ủng hộ sự xích lại gần nhau của Trung Quốc và Hoa Kỳ sau Chiến tranh Việt Nam để kiềm chế ảnh hưởng của Liên Xô. Ông cũng biện bạch cho Pol Pot, rằng Khmer Đỏ là một phương án cần thiết, chẳng qua chỉ bị giới truyền thông cường điệu lên thành ma quỷ[2].Về xung đột biên giới Việt-Trung, ông cho rằng nếu Trung Quốc không dạy cho Việt Nam một bài học thì giờ này Liên Xô đã bành trướng thế lực ra toàn Đông Nam Á, rằng các nước trong khu vực đều hưởng lợi từ đòn phủ đầu của người Tàu. Khi ấy, Đặng Tiểu Bình đã coi ông là cố vấn và mô hình Singapore đã trở thành hình mẫu của Trung Hoa hiện đại. Họ Lý và họ Đặng gặp nhau hai lần, trò chuyện kéo dài, nồng ấm và trân trọng lẫn nhau, ngày 12 và 13/11/1978, trong chuyến thăm đầu tiên của nhà lãnh đạo Trung Quốc tại Singapore. Trước đó một tháng, nhanh chân hơn, ngày 16/10/1978, Thủ tướng Việt Nam Phạm Văn Đồng cũng đến Singapore tiếp kiến Lý Quang Diệu. Nhưng cuộc trò chuyện giữa họ Lý và họ Phạm, theo miêu tả của một nhà ngoại giao Singapore chứng kiến cả ba cuộc gặp mặt[3], diễn ra lạnh lẽo.
Cuối năm 1978, đầu năm 1979, hàng trăm ngàn thuyền nhân Việt Nam trở thành một vấn nạn quốc tế. Khác với nhiệt tình cứu giúp những năm trước, các nước trong khu vực bắt đầu lo ngại, từ chối, thậm chí xua đuổi và có cả trường hợp nổ súng vào thuyền nhân Việt Nam. Các nước phương Tây bắt đầu đùn đẩy nhau trách nhiệm bảo lãnh. Anh quốc đóng một vai trò, vì điểm đến của những nạn kiều gốc Hoa này trước hết là Hồng Kông, trong khi Anh quốc chỉ sẵn lòng tiếp nhận tổng cộng chưa đầy 2000 người. Trước áp lực của công luận, Thủ tướng Anh Margaret Thatcher thậm chí đã tính đến việc mua một hòn đảo ở Thái Bình Dương cho thuyền nhân Việt Nam định cư. Dự định này bị Lý Quang Diệu phản đối, vì lo ngại nó sẽ trở thành một đảo quốc, cũng của những người Tàu tha phương, cạnh tranh với Singpore.[4]
Ngày 23/5/1979, một chiếc thuyền với 293 người tị nạn Việt Nam được con tàu chở hàng Roachbank của Anh trên đường từ Singapore đến Đài Loan cứu vớt, đến Cao Hùng ngày 27/5. Song chính quyền Đài Loan từ chối không cho họ nhập cảnh, tàu Roachbank không được phép cập cảng.[5] Bà Margaret Thatcher đã nhờ đến Thủ tướng Singapore để gây áp lực với chính quyền Đài Loan, trước khi nước Anh phải đối diện với trách nhiệm bảo trợ những con người trong bước đường cùng đó. Toàn văn bức thư trả lời của Lý Quang Diệu như sau:
Ngày 5/6/1979
Thưa Thủ tướng,
Cảm ơn bà về bức thư ngày 30 tháng Năm.
Vấn đề người tị nạn này rất nghiêm trọng và có lẽ sẽ còn tồi tệ hơn.
Tháng trước, tại một hội nghị quốc tế ở Jakarta ngày 15-16 tháng Năm, đại diện Việt Nam đã tuyên bố rằng Việt Nam sẽ cho phép 10,000 người di tản hợp pháp mỗi tháng. Ông ta ước chừng dè dặt là có khoảng 600,000 người muốn ra đi. Phần lớn cho rằng con số ấy có thể lên đến gần một triệu.
Bà có đề nghị tôi thỉnh nguyện chính phủ Đài Loan nhận những người tị nạn trên con tàu "Roach Bank". Vì quan điểm của chính nước tôi trong vấn đề người tị nạn Việt Nam, tôi không thực sự là người thích hợp để đưa ra yêu cầu đó. Chính sách của Đài Loan không khác gì chính sách của Singapore. Tuy nhiên, tôi sẽ đề nghị họ cân nhắc việc đưa ra một ngoại lệ, ngoại lệ duy nhất, cho những người tị nạn trên tàu "Roach Bank". Tôi không lạc quan về kết quả, vì tôi biết rằng nếu họ chấp nhận thì cử chỉ đó sẽ kéo theo hàng ngàn người tị nạn khác.
Tôi tin rằng những tin tức về vấn đề người tị nạn trên truyền thông và từ các phát ngôn viên của các chính phủ phương Tây chỉ làm lợi cho chính quyền Việt Nam. Chú trọng vào những giải pháp có thể đặt ra, chẳng hạn nước nào sẽ đảm nhận những người tị nạn nào và bao nhiêu, truyền thông đã biến họ thành đối tượng cho sự đổ lỗi lẫn nhau giữa các chính quyền phi cộng sản. Các nước này sẽ bảo đảm được quyền lợi của mình hơn, nếu tập trung năng lượng vào việc vạch trần sự bỉ ổi của chính quyền Việt Nam. Phải nói, phải nhắc đi nhắc lại, cho nhân dân và các nhà lãnh đạo trên toàn thế giới biết rằng chính quyền nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam chính là kẻ tích cực xúc tiến cuộc di tản ồ ạt này, gây thiệt hại nặng nề cho các nước Đông Nam Á.
Chúng ta phải đẩy họ vào thế thủ. Các nhà lãnh đạo Việt Nam không phải là những kẻ điên rồ vô lý như kiểu Idi Amin[6]. Họ có đầu óc lạnh lùng tính toán, không hề biết động lòng với chính đồng bào mình, nhưng làm phép tính giữa chi phí và lời lãi thu về thì rất nhanh. Chỉ có nguy cơ bị cộng đồng quốc tế ruồng bỏ mới khiến họ phải phản suy xét lại đường lối hiện tại. Từ giờ đến lúc đó, họ sẽ còn tung ra hàng ngàn người tị nạn mỗi tuần.
Kính thư
Lý Quang Diệu
Với những lời thẳng thừng không một chút màu mè ngoại giao này, vị nguyên thủ Singapore khó có thể hãnh diện về trái tim nhân đạo của mình, song sự tỉnh táo sắc bén của ông quả là xứng đáng với huyền thoại Lý Quang Diệu. Làm thế nào một người hoàn toàn đứng ngoài như ông, ngay ở thời điểm đó, có thể nhận ra thực chất của chính sách kiếm lời trên lưng thuyền nhân của chính quyền Việt Nam, khi phần lớn người Việt chúng ta cho đến giờ phút này vẫn không biết gì, hoặc có biết cũng không thể tin hay không muốn tin vào cái gọi là Phương án II, như đã dẫn ở đầu bài?
Bức thư này, dù chỉ như một ghi chú nhỏ, là một bổ sung vào những trang còn trống của lịch sử thuyền nhân Việt Nam, và, bất chấp sự khó chịu của rất nhiều người Việt, nó còn cho thấy chính Việt Nam những năm tháng ấy cũng đã góp phần không nhỏ để xung đột Việt-Trung biến thành bạo lực, rồi đến lượt nó bạo lực lại nhả độc ngấm sâu trong lòng người Việt như thế nào.
Phạm Thị Hoài
1 Huy Đức, Bên Thắng Cuộc, OsinBook 2012, tr. 123
2 John Pilger, "The Long Secret Alliance: Uncle Sam and Pol Pot", Covert Action Quarterly, 1997
3 Lee Chiong Giam, "Reflection in Bits and Pieces", trong The Little Red Dot: Reflections by Singapore's Diplomats, World Scientific Publishing Company, tr. 211
4 The Sydney Morning Herald, 31/12/2009
5 Thông tin trên trang của Cao ủy Tị nạn LHQ
6 Nhà độc tài Uganda, được mệnh danh là "Đao phủ châu Phi"
-
-Lý Quang Diệu qua đời, ngoài nhân dân Singapore ca ngợi hết lời, tốn nhiều giấy mực còn có biết bao người trên thế giới kể cả người Việt Nam trong nước và nước ngoài cũng "theo hội chứng đám đông" đưa ông lên tận mây xanh, xếp ông thuộc "thánh". Một viên ngọc quý, hiếm không tỳ vết. Nhưng có đúng như vậy không?
Thực ra, đã là con người, ai cũng có những cái đúng cái sai, cái mạnh cái yếu trong hành xử, trước ánh nắng mặt trời bao giờ phiá sau cũng có cái bóng, ông Lý Quang Diệu không ngoại lệ.
Xin được giới thiệu bàì viết của Quốc Phương đăng trên BBC Việt ngữ về "chính sách của Singapore lúc ấy do ông Lý Quang Diệu làm Thủ tướng đã ban hành một số luật pháp quá nhẫn tâm nếu như không muốn nói tới chữ "tàn ác, dã man" đối với thuyền nhân tỵ nạn cộng sản Việt Nam trong những năm 1975, 76.... 1980s sau sự kiện 30-4-1975.
Lâm Hoàng Mạnh sưu tầm
Cựu thuyền nhân (Boat person) 6-1979
Ông Lý Quang Diệu trong thời kỳ nắm quyền lãnh đạo ở Singapore trước đây đã từng theo đuổi một chính sách được cho là 'sắt đá' có lúc, có phần gây bất lợi cho một số thuyền nhân Việt Nam, những người đã từ bỏ đất nước trên những con thuyền trên Biển Đông, theo lời nhân chứng nói với BBC.
Tuy nhiên, cũng cần 'thông cảm' và 'công bằng' đối với ông Lý Quang Diệu vì ông không phải là lãnh đạo duy nhất ở Đông Nam Á đã nói 'không' với nhiều trường hợp thuyền nhân cần tìm chỗ 'đáp lên bờ' và 'tị nạn' khẩn cấp vì các lý do thiết yếu, vẫn theo lời nhân chứng.
Trao đổi với BBC hôm 28/3/2015, một nhân chứng trong chương trình người Việt tự cứu thuyền nhân trên Biển Đông, được biết tới là chương trình 'Máu chảy ruột mềm' những năm nửa cuối thuộc thập niên 1970, sau diễn biến 30/4 ở Sài Gòn, trước hết nói với BBC về cảm nghĩ của mình trước tin vị quốc phụ của Singapore vừa tạ thế.
"Tôi nghĩ là ông Lý Quang Diệu vừa qua đời, thì thế hệ sau này chắc là ai cũng ca ngợi ông ấy hết," Sư cô Chân Không, từ Đạo tràng Làng Mai, một cộng đồng Phật giáo Việt Nam, tại Tây Nam nước Pháp nói.
Tôi thấy gần như 99% ai cũng ca ngợi, dĩ nhiên trong những câu ca ngợi họ cũng nói là nhờ chính sách sắt đá, thì thôi, thì tôi muốn để cho qua, nhưng muốn hỏi một nhân chứng chân thực thì hồi năm 1976, 1977, lúc đó thuyền nhân (Việt Nam) đang bị cư xử rất tàn tệ ở SingaporeSư cô Chân Không, Làng Mai, Pháp
"Và tôi thấy gần như 99% ai cũng ca ngợi, dĩ nhiên trong những câu ca ngợi họ cũng nói là nhờ chính sách sắt đá, thì thôi, thì tôi muốn để cho qua, nhưng muốn hỏi một nhân chứng chân thực thì hồi năm 1976, 1977, lúc đó thuyền nhân (Việt Nam) đang bị cư xử rất tàn tệ ở Singapore.
"Lúc đó tôi đang ở Singapore để trong chương trình Đại hội Tôn giáo Thế giới vì Hòa Bình (World Conference on Religion and Peace) họ mời Sư ông (Thích Nhất Hạnh) làm giám đốc chương trình 'Máu chảy, Ruột mềm', và Sư ông mời tôi qua làm phụ tá, với 8 người đệ tử của Sư ông, cư sỹ nữa, thì đi qua hết để làm.
"Lúc đó, báo chí đăng tin có một tàu Nhật vớt 99 thuyền nhân ghé tạm Singapore để trao hàng và đi các nước khác để giao hàng nữa, thì ở đó (Singapore) họ không cho vô và họ bắt tàu Nhật đó phải đóng thuế 1 triệu USD thì họ mới cho tạm để ghé giao hàng rồi mới đi, thì khi mà tàu đi mà đem đủ 99 thuyền nhân đó rồi, thì họ mới cho đi.
"Tôi nhớ chung chung là một thuyền nhân được một người đánh cá ở Singapore mà vớt và cho vào bờ, thì sẽ bị phạt 5.000 đô-la Singapore, và một người đánh cá mà phạt năm ngàn thì sống làm sao nổi?"
'Những người có lòng'
Nhân chứng này tường thuật tiếp về cách thức mà những người muốn cứu giúp các thuyền nhân Việt Nam tới Singapore đã phải sử dụng ra sao, kể cả liên kết với 'giới ngoại giao' của 'một nước thứ ba' để đối phó với luật pháp và chính sách nhập cư của đảo quốc Đông Nam Á dưới thời ông Lý Quang Diệu.Ông Lý Quang Diệu được coi là bậc 'quốc phụ', là người có công kiến thiết Singapore hậu thuộc địa.
"Nhưng mà trong khi đó, cũng có những người đánh cá có lòng, và có những người Phật tử Việt Nam có lòng, mấy vị đó là vợ của những người Hoa Kỳ, hay người của các nước khác, là vợ của những vị đó, những bà đó có một ít tiền vì chồng cũng khá giả, thành ra mới lại nói với mấy người đánh cá Singapore, nói là anh mà vớt được một thuyền nhân, thì tôi cho anh 100 đô-la, rồi anh báo tin âm thầm cho chúng tôi biết," Sư cô Chân Không, người đã có hẳn một cuốn sách với tựa đề 'Con đường mở rộng' trong đó có một chương nói về thuyền nhân Việt Nam ở Singapore, nói tiếp với BBC.
"Rồi chúng tôi mới âm thầm lấy xe, vì họ khá giả, họ lấy xe nhà, mà chở tới tòa Đại sứ Pháp, thì ở trong Tòa đại sứ Pháp lúc bấy giờ cũng có một người thư ký rất 'chịu chơi', lén vô mở cửa cho thuyền nhân. Mỗi lần vớt được 3 thuyền nhân, 5 thuyền nhân, thì mấy bà ấy phải hùn tiền nhau, mỗi bà 100 đô-la, để cho 500 đô-la hay 300 đô-la, rồi chở vô tòa Đại sứ Pháp rồi khóa cửa lại như là mấy người này nhảy vào hay sao 'không biết'.
"Sáng hôm sau, Tòa Đại sứ mở cửa nói 'Có ba tên nhập cảnh bất hợp pháp, thì họ phải báo tin cho Singapore biết, 'có ba người này (chúng) tôi không biết, toàn nói tiếng Việt không, (họ) nói chúng tôi thuyền nhân, 'chúng tôi mò từ biển, tụi tôi đi bộ lên'.
"Ông Đại sứ Pháp là một người rất có lòng, lúc đó, ông tên là Jacques Gasseau, ông khai báo với cảnh sát Singapore là có 3 người nhập cư bất hợp pháp ở trong lãnh thổ Pháp, thì chúng tôi sẽ làm giấy tờ để cho mấy người bay được đi Pháp."
Theo nhân chứng này, nhiều lần các nhà vận động Việt Nam đã tiến hành các cuộc họp báo ở quốc tế hay khu vực, vận động công khai tới chính quyền của ông Lý Quang Diệu, nhưng dường như nhà lãnh đạo này đã trong suốt thời gian dài không thay đổi chính sách với thuyền nhân Việt Nam, ngược lại được cho là còn 'trục xuất' nhiều nhà hoạt động trong các chương trình 'Cứu giúp thuyền nhân', trong đó có Thiền sư Nhất Hạnh và các trợ lý.
'Đẩy ngược ra biển'
Vấn đề không chất vấn thảm cảnh thuyền nhân đối với một lãnh tụ của một quốc gia khác, tôi nghĩ rằng vấn đề đó cũng thường xảy ra, người ta cũng không muốn vì quyền lợi quốc gia, vì vấn đề bang giao, cho nên người ta cũng không muốn đưa một vấn đề khó xử hoặc là khó trả lờiÔng Trần Đông, Văn khố Thuyền nhân VN, Australia
Cũng hôm 28/3/2015, một đại diện của Tổ chức Văn Khố Thuyền Nhân Việt Nam xác nhận với BBC rằng Singapore trong thời gian lãnh đạo của ông Lý Quang Diệu đã có các chính sách 'push back policy', tức là đẩy lại ra biển những người thuyền nhân tị nạn từ Việt Nam từ cuối thập niên 1970's, kể cả những trường hợp được cho là cần 'hỗ trợ nhân đạo khẩn cấp', mà chỉ nhận những hồ sơ tị nạn nào đã được các nước thứ ba tiếp nhận về nguyên tắc cho tị nạn 'xong xuôi'.
Hôm thứ Bảy, ông Trần Đông, một người chuyên tìm hiểu về thuyền nhân trên Biển Đông từ tổ chức này, nói với BBC:
"Vấn đề đó cũng là phản ánh sự thật, nhưng không riêng gì ở Singapore có chính sách gọi là 'push back policy' đẩy ngược tàu thuyển ra biển, Malaysia cũng sử dụng như vậy, Thái Lan cũng sử dụng như vậy, chỉ có hai quốc gia không áp dụng, đó là Indonesia và Philippines. Cho nên đối với Indonesia và Philippines thì thuyền nhân tới là họ nhận hết."
Theo ông Đông, Singapore cũng có một số nỗ lực nhất định, tuy nhiên cũng có những 'giới hạn' về chính sách.
Ông nói: "Singapore cũng đã có những nỗ lực tiếp nhận thuyền nhân, thế nhưng giới hạn của Singapore là trại tị nạn ở tại Singapore chỉ dành cho những thuyền nhân được các quốc gia khác nhận cho đi định cư.
"Thí dụ nếu một tàu quốc tế nào đó vớt thuyền nhân, quốc gia đó nhận cho những người ở trên tàu đi định cư, thì như vậy Singapore tiếp nhận cho họ ở tạm tại Singapore trong một khoảng thời gian ngắn vài ba tháng, để làm thủ tục đi định cư."
Theo người đã nhiều năm sưu tầm tư liệu về thuyền nhân Việt Nam trên Biển Đông, việc Đảng và nhà nước Cộng sản Việt Nam trong nhiều lần tiếp xúc với ông Lý Quang Diệu đã không bao giờ nhắc tới chính sách này của ông và Singapore dưới thời mà ông cầm quyền là một điều 'dễ hiểu' trong ngoại giao.Các con số thống kê còn chưa thống nhất, khi có những gợi ý cho rằng có thể từ vài chục ngàn tới cả trăm ngàn thuyền nhân từ VN đã có thể bị tai nạn và tử nạn trên Biển Đông.
Ông Trần Đông nói: "Về vấn đề không chất vấn thảm cảnh thuyền nhân đối với một lãnh tụ của một quốc gia khác, tôi nghĩ rằng vấn đề đó cũng thường xảy ra, người ta cũng không muốn vì quyền lợi quốc gia, vì vấn đề bang giao, cho nên người ta cũng không muốn đưa một vấn đề khó xử hoặc là khó trả lời đối với lãnh tụ của một quốc gia là quốc khách của mình được mời đến.
"Cho nên tôi nghĩ là người ta không đặt ra các vấn đề đó, thì những vấn đề đó cũng là sự thường thôi."
'Như một bài toán'
Hôm thứ Bảy, nhân chứng từ cộng đồng Phật giáo Việt Nam tại Pháp, Làng Mai, giải thích với BBC vì sao chính quyền của ông Lý Quang Diệu đã không chiếu cố những trường hợp, dù được cho là 'chỉ một, hay hai cá nhân' đơn lẻ trong số các thuyền nhân là 'trẻ em, con nít, phụ nữ, hay người già, người bị bệnh nặng' để họ được lên bờ vào Singapore tiếp nhận 'hỗ trợ khẩn cấp', mà trái lại, lại bị 'đẩy ngược ra biển', mặc dù nhiều cuộc họp báo, vận động khi đó đã được cho là chuyển thông tin tới quốc tế và chính quyền của ông bằng nhiều cách thức.
Sư cô Chân Không, trợ lý của Thiền sư Nhất Hạnh trong chương trình cứu giúp thuyền nhân Việt Nam trên Biển Đông, nói:
"Tôi nghĩ là ông Lý Quang Diệu chỉ nghĩ trong đầu như một bài toán thôi. Ông không có cơ hội để thấy được những đứa con nít mà thoi thóp ở trong tay mẹ mà không còn nước, không có nước, không thức ăn, đang đói, đang khát.
Tôi nghĩ là ông Lý Quang Diệu chỉ nghĩ trong đầu như một bài toán thôi. Ông không có cơ hội để thấy được những đứa con nít mà thoi thóp ở trong tay mẹ mà không còn nước, không có nước, không thức ăn, đang đói, đang khátSư cô Chân Không, Làng Mai, Pháp
"Ông chỉ thấy việc của Singapore như một bài toán, một nước mà không có tài nguyên thiên nhiên, thì chỉ có một cách là đem tiền vô càng nhiều, càng tốt, chỉ nhận những công dân có tiền nhiều, đầu tư nhiều, vậy thôi.
"Thành ra ông ấy không có thì giờ tiếp xúc với sự thật... Ông Lý Quang Diệu, ông ấy tiếp xúc với những bài toán kinh tế của nước ông, một đất nước không có tài nguyên gì hết, thì ông ấy phải làm việc trên cái lý thuyết đó thôi."
Nhân chứng từ Pháp còn cho hay trong các thời kỳ cao điểm của 'thuyền nhân Việt Nam' trên Biển Đông và Đông Nam Á, Singapore vừa áp dụng chính sách đẩy thuyền nhân 'ngược trở ra biển', vừa được cho là 'mở cửa, trải thảm' đỏ tiếp các công dân quốc tế, khu vực vào Singapore sống để có 'thẻ xanh', 'vô dân', 'nhập quốc tịch', nếu có tài lực từ '300 nghìn tới 500 nghìn Mỹ Kim trở lên'.
Bình luận về điều được cho là 'chính sách hai mặt' về nhập cư này của chính quyền của ông Lý Quang Diệu thời gian đó, ông Trần Đông từ Australia nói:
"Khi người ta quyết định một chính sách, thì người ta đặt quyền lợi quốc gia của người ta ở trên hết.
"Và khi một điều xảy ra mà trở thành một gánh nặng cho quốc gia của người ta và người ta khó có thể kham nổi, thì người ta có quyền từ chối," nhà quan sát từ Tổ chức Văn khố Thuyền nhân Việt Nam nói với BBC.-
********************
Wikileaks: Lý Quang Diệu nói gì về Việt Nam?Điện tín cho biết ông Lý tỏ ra lạc quan về Việt Nam. Ông nhận xét người Việt Nam là những người “sáng dạ, học hỏi nhanh”, và sẽ đóng góp cho sự phát triển của Asean.Bên cạnh đó, ông Lý nhận xét Việt Nam không muốn thấy ảnh hưởng của Trung Quốc quá lớn mạnh tại Asean.- khối Asean lẽ ra không nên nhận Việt Nam, Lào, Campuchia và Miến Điện vào làm thành viên trong thập niên 90.
Một điện tín ngoại giao mới được tiết lộ trên trang Wikileaks cho biết cựu Thủ tướng Lý Quang Diệu của Singapore đã từng nói rằng khối Asean lẽ ra không nên nhận Việt Nam, Lào, Campuchia và Miến Điện vào làm thành viên trong thập niên 90.
Ông Lý Quang Diệu còn nhận xét giới lãnh đạo Miến Điện là “đần độn” và “ngu dốt”.Điện tín được Wikileaks tung ra hôm 14/12 tóm tắt cuộc trò chuyện vào năm 2007 giữa ông Lý Quang Diệu với đại sứ Mỹ tại Singapore khi đó là bà Patricia L. Herbold và phó trợ lý Ngoại trưởng Thomas Christensen.
Điện tín cho biết tại cuộc gặp hôm 16/10/2007, ông Lý nhận xét với hai vị khách là sự ổn định trong khu vực sẽ được cải thiện thêm nếu Asean biết “hành động cùng nhau”.
Tuy nhiên, ông nói rằng Asean lẽ ra không nên nhận Miến Điện, Campuchia, Lào và Việt Nam vào làm thành viên trong thập niên 90.
Đó là vì các thành viên cũ của Asean chia sẻ các giá trị chung và bài Cộng sản. Các giá trị này, theo ông, đã bị các thành viên mới vào “làm vẩn đục”, và các thành viên mới sẽ không hành xử như các thành viên cũ do họ có nhiều vấn đề về kinh tế và xã hội.
Ba nước Đông Dương
Điện tín cho biết ông Lý tỏ ra lạc quan về Việt Nam. Ông nhận xét người Việt Nam là những người “sáng dạ, học hỏi nhanh”, và sẽ đóng góp cho sự phát triển của Asean.
Bên cạnh đó, ông Lý nhận xét Việt Nam không muốn thấy ảnh hưởng của Trung Quốc quá lớn mạnh tại Asean.
Ông Lý nhận xét Lào là “tiền đồn” cho Trung Quốc; nói rằng Lào báo cáo lại mọi diễn biến tại tất cả các cuộc họp của Asean cho Trung Quốc.
‘Đần độn’
Theo bức điện tín, ông Lý Quang Diệu tỏ ra đặc biệt coi thường giới lãnh đạo Miến Điện.
Ông nói với hai vị khách Mỹ là giới lãnh đạo Miến “đần độn” và “ngu dốt”, và nói họ đã “quản lý tồi” các nguồn lực tự nhiên dồi dào của nước này.
Ông ví nói chuyện với chính quyền quân nhân Miến Điện chẳng khác gì “nói chuyện với người chết”.
Ông Lý nhận xét Trung Quốc có ảnh hưởng mạnh nhất tới thể chế Miến Điện, và đã thâm nhập rất sâu vào nền kinh tế Miến.
Ông Lý Quang Diệu, năm nay 87 tuổi, vốn nổi tiếng hay nói thẳng và có các đánh giá mạnh bạo về quan hệ quốc tế, mặc dù ông hay tránh lăng mạ công khai giới lãnh đạo nước ngoài.
Ông là Thủ tướng Singapore từ năm 1959 đến 1990, và vẫn giữ chức cố vấn cao cấp cho Thủ tướng hiện nay là con trai ông Lý Hiển Long.