Thứ Ba, 7 tháng 12, 2010

Nhà sáng lập Wikileaks đã bị bắt

-Julian Assange, sinh năm 1971, quốc tịch Úc
- Nhà sáng lập Wikileaks đã bị bắt (Bee)-Không lâu sau khi đồng ý ra trình diện cảnh sát, nhà sáng lập Wikileaks, ông Julian Assange đã bị bắt vào lúc 9h (giờ GMT). - Ông chủ Wikileaks bị bắt ở London(BBC) -WikiLeaks Founder Julian Assange Arrested in London TIME- After Swedish authorities issued two arrest warrants in his name, WikiLeaks' Julian Assange has turned himself in to British police to face sex-crimes allegations
WIKILEAKS : Cảnh sát Anh bắt giữ Julian Assange, người sáng lập WikiLeaks (RFI)-

Theo AFP, hôm nay, 07/12/2010, Jlian Assange, người sáng lập ra website WikiLeaks, đã ra trình diện cảnh sát và bị bắt. Interpol đã phát lệnh truy nã Julian Assange theo yêu cầu của tư pháp Thụy Điển. Theo Stockholm, Julian Assange bị nghi ngờ phạm tội hiếp dâm.  - WikiLeaks founder Julian Assange arrested in Britain LONDON (Reuters) - WikiLeaks founder Julian Assange handed himself in to British police on Tuesday after Sweden issued a warrant for his arrest over allegations of sex crimes, London's Metropolitan Police said.- WikiLeaks founder arrested in UK (Financial Times)- Julian Assange has been arrested in London under a Swedish warrant alleging rape, unlawful coercion and sexual molestation. He denies the charges and claims they are politically motivated - Nhà sáng lập WikiLeaks bị bắt (TNO) Vào lúc 9 giờ 30 (giờ GMT, 16 giờ 30, giờ VN) hôm nay 7.12, nhà sáng lập trang web WikiLeaks là ông Julian Assange (ảnh) đã bị bắt tại London (Anh). Đó là một vụ bắt giữ “được hẹn trước”, khi ông Assange - người mang quốc tịch Úc - đến đồn cảnh ...
Chủ WikiLeaks ra "tự thú"VietNamNet
Ông chủ WikiLeaks bị bắt ở AnhDân Trí
Cha đẻ WikiLeaks Julian Assange bị bắt tại AnhHà Nội Mới
- Nhà sáng lập Wikileaks đã bị bắt (Bee)-07/12/2010 18:51:42
- Không lâu sau khi đồng ý ra trình diện cảnh sát, nhà sáng lập Wikileaks, ông Julian Assange đã bị bắt vào lúc 9h (giờ GMT) ngày 7/12.
TIN LIÊN QUAN


Hãng AP dẫn lời các luật sư của ông Assange đã bị bắt khi vừa xuất hiện tại một đồn cảnh sát ở London. Dự kiến ông này sẽ ra trình diện trước một tòa án ở London vào chiều cùng ngày.
Người phát ngôn của cảnh sát Anh cho hay: “Sáng nay, chúng tôi đã bắt giữ ông J. Assange theo yêu cầu của giới chức Thụy Điển vì cáo buộc cưỡng hiếp và quấy rối tình dục. Trước đó, tòa án Thụy Điển đã ra lệnh truy nã quốc tế với ông J. Assange”.
Trà My (tổng hợp)
- All About Assange: Obama May Need to Resign and Other WikiLeaks Weekend Updates TIME--More developments surrounding Julian Assange and the classified documents he WikiLeak-ed erupted over the weekend

 - WikiLeaks founder to talk to UK police: lawyerLONDON (Reuters) - A lawyer for WikiLeaks founder Julian Assange said on Monday he and his client were in the process of arranging to meet British police. Nga và Trung Quốc theo tiết lộ Wikileaks (BBC) - Hoa Kỳ vẫy vùng trong mạng lưới WikiLeaks (Nguyễn Xuân Nghĩa) Nguoi-Viet Online-
Ðược thành lập từ cuối năm 2006, mạng lưới WikiLeaks sớm trở thành hiện tượng có ảnh hưởng toàn cầu. Ban đầu chỉ là một trung tâm thu thập và phổ biến thông tin công cộng trong mục tiêu sơ khởi là phơi bày sự thật về các chế độ độc tài trên thế giới.
-Wikileaks 'nướng cháy' hàng loạt quan chức ngoại giao Mỹ (Đất Việt)-
Washington chuẩn bị thuyên chuyển nhân viên ngoại giao với quy mô lớn. Đó là những người bị "lộ" trong vụ Wikileaks tung 250.000 mật điện... truyền thông Mỹ đưa tin.
 -Interpol truy nã Assange, nhưng kiểu nào? Mr.Do Blog
- Ngân hàng Thụy Sỹ đóng băng tài khoản của ông chủ WikiLeaks (Bee)- Thêm vào đó, lệnh bắt giữ Assange đã bí mật tới nước Anh trong chiều 6/12

- Wikileaks: Top Chinese official doesn't believe GDP figures Telegraph
China's economic figures are unreliable and not to be trusted, according to Li Keqiang, one of the country's most senior officials.
- Wikileaks - cú lừa thế giới của tình báo Mỹ? (Đất Việt)-
Wikileaks đang được nhiều nhà phân tích liên tưởng tới 'Chiến dịch thịt băm' trong chiến tranh thế giới thứ hai, khi tình báo Anh cũng sắp đặt vụ 'rò rỉ tài liệu tối mật' để lừa Hitler.
- Người sáng lập trang mạng Wikileaks sẽ được giúp đỡ (VOV)-
Ngày 6/12, Chính phủ Australia thông báo, người sáng lập trang mạng Wikileaks sẽ nhận được sự giúp đỡ của các lãnh sự quán Australia nếu ông này bị bắt ở nước ngoài. 
-Làm ngoại giao thì được, lừa dối nhân dân thì không
TT - Câu chuyện tung ra nhiều tài liệu nhạy cảm trên WikiLeaks quả thật nóng ran trong những ngày qua, nhất là khi nó liên quan đến thế giới ngoại giao vốn kín kẽ. Đúng sai trong vấn đề này là câu chuyện còn nhiều bàn cãi.
Wikileaks tung danh sách mật về an ninh (BBC)
Website chuyên rò rỉ thông tin Wikileaks đưa ra một danh sách dài các địa điểm và cơ sở mà Hoa Kỳ cho là tối quan trọng về mặt an ninh.
Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ hồi tháng 2/2009 đã yêu cầu tất cả các sứ quán Mỹ ở hải ngoại tổng hợp các địa điểm mà nếu mất chúng thì an ninh quốc gia của Mỹ sẽ bị đe dọa.
Trong danh sách này có các đường ống, trung tâm viễn thông và giao thông liên lạc.
Một số cơ sở nằm ở Anh quốc, như trạm vệ tinh và nhà máy của hãng hàng không BAE Systems.
Đây có lẽ là tài liệu gây tranh cãi nhất trong các văn bản mà Wikileaks từng công bố.
- Mỹ thực hiện cải tổ lớn sau vụ WikiLeaks (VOV)-Đài Tiếng Nói Việt Nam
Tiếp tục khắc phục những hậu quả sau vụ trang mạng WikiLeaks tiết lộ hàng trăm nghìn điện tín ngoại giao nội bộ, Chính phủ Mỹ đã lên kế hoạch thực hiện một cuộc cải tổ lớn trong ngành ngoại giao, quân đội và tình báo.
WikiLeaks tiết lộ danh sách cơ sở “trọng yếu với an ninh Mỹ”
(Dân trí) - Một bản danh sách dài các cơ sở lớn trên khắp thế giới được Mỹ cho là “trọng yếu với an ninh quốc gia” đã được trang mạng WikiLeaks tiết lộ. Theo những tiết lộ của WikiLeaks, vào tháng 2/2009, Bộ Ngoại giao Mỹ đã yêu cầu tất cả các cơ quan ...

Chính phủ Mỹ cảnh báo sinh viên nên tránh xa WikileaksĐài Tiếng Nói TPHCM
Báo giới lên tiếng bênh vực WikiLeaks Tin nhanh
Khi trang web WikiLeaks - với việc tiết lộ hàng loạt thông tin mật trong các bức điện tín gửi nhiều đại sứ quán Mỹ khắp thế giới - bị chính phủ Mỹ và nhiều nước khác chỉ trích nặng nề - thì không ít nhà báo đã lên tiếng bảo vệ những nỗ lực của ...
Điểm nóng tuần qua: Quyền lực của InternetVnEconomy
Quả bom WikiLeaksThanh Niên
Mỹ siết chặt chia sẻ thông tin mậtĐài Tiếng Nói TPHCM
Vụ điện tín Hoa Kỳ: Lãnh đạo Trung Quốc ra lệnh hack vào Google (Boxit) những người quen đã nói với các nhà ngoại giao Mỹ rằng các cuộc tấn công chống lại Google đã được cơ quan cầm quyền hàng đầu ở Trung Quốc và một nhà lãnh đạo cấp cao ra lệnh, yêu cầu hành động sau khi tìm thấy các kết quả tìm kiếm đã chỉ trích ông ta, các bản ghi nhớ bị rò rỉ của chính phủ Mỹ cho thấy.
WikiLeaks tiết lộ thông tin về Trung Quốc (Thanh Niên)

 
Chỉ một tuần, WikiLeaks đã biến đổi thế giới vietnamnet.
Làn sóng thông tin mật được tiết lộ, khiến các nhà lãnh đạo thế giới nổi cơn thịnh nộ và cái tên WikiLeaks nổi lên trong vòng một tuần nay.
Mỹ, WikiLeaks phát động chiến tranh du kích
Chiều chủ nhật trước, một lượng thông tin mật của chính phủ Mỹ lớn nhất từ trước tới nay đã được đưa lên các trang web của những tờ báo lớn tại Mỹ và châu Âu, cung cấp cho độc giả những chi tiết chưa từng có về Iran, Triều Tiên, Afghanistan và Nga.




Suốt cả một tuần lễ, dòng thông tin đã trở thành một “cơn lốc” lật tung mọi ngóc ngách bí mật về cách các nhà ngoại giao Mỹ và những chính phủ nước ngoài nhìn nhận thế giới. Theo những bức điện tín bí mật gửi đi từ đại sứ quán Mỹ, Ảrập Xêút đã muốn Washington đánh bom Iran, Anh thì “có những quan ngại sâu sắc về an ninh và an toàn của các vũ khí hạt nhân Pakistan", và Nga thì bị coi là “quốc gia mafia”.

Nhưng có lẽ điều lúng túng nhất với Hillary Clinton, Ngoại trưởng Mỹ, người chịu trách nhiệm cuối cùng về nội dung hầu hết các bức điện tín mật được tiết lộ tính đến thời điểm này, là bức điện công bố cho thấy, Washington có một chiến dịch thu thập thông tin kiểu như hoạt động gián điệp với Tổng thư ký LHQ Ban Ki-moon cùng các lãnh đạo LHQ khác, cũng như của các đại diện tại Hội đồng Bảo an đến từ Trung Quốc, Nga, Anh và Pháp.

Bà Clinton đã cố gắng thanh minh với báo chí về hoạt động trên - yêu cầu nhà ngoại giao Mỹ tìm kiếm thông tin, số hiệu thẻ tín dụng, hộ chiếu của các quan chức LHQ, thậm chí là cả mẫu ADN - với cá nhân Tổng thư ký LHQ.

Một thông tin gây sửng sốt được rò rỉ từ các bức điện tín mật là, Ảrập Xêút thúc giục Mỹ “đánh rắn đánh dập đầu”, tiến hành một chiến dịch quân sự nhằm vào chương trình hạt nhân Iran. Nó cho thấy một cảm giác rằng, các nhà lãnh đạo thế giới không phải quá phi thường mà là quá con người, và những quan điểm cá nhân trong những con người quyền lực ấy thường hoàn toàn trái ngược với những gì họ nói trước công chúng, rằng những thông tin từ các bức điện tín quá hấp dẫn, và có lẽ cũng quá nguy hiểm.

Phản ứng lập tức của Ngoại trưởng Mỹ là lên án mạnh mẽ và tuyên bố “tất cả các nước, gồm cả Mỹ, đều phải có những cuộc đối thoại riêng tư, trung thực với những quốc gia khác”.

Cựu ứng viên tổng thống Mỹ của đảng Cộng hoà, Mike Huckabee muốn xử tử Bradley Manning, chuyên viên phân tích tình báo quân đội Mỹ, 23 tuổi, người đang bị giam ở một căn cứ quân sự tại Virginia, và đối mặt với phiên toà cáo buộc tội tải các file tài liệu trong khi đang thực hiện nhiệm vụ ở Iraq.

Còn nữ chính khách đang nổi Sarah Palin thì kêu Julian Assange, nhà sáng lập ra trang web Wikileaks là “hoạt động chống Mỹ với bàn tay đẫm máu” và thúc giục truy lùng Assange như trùm khủng bố Bin Laden.

Một số nhà lãnh đạo bị phơi bày điểm yếu từ các bức điện tín không tin tính chân thực của thông tin. Ví dụ như có bức điện cho biết, Nga sử dụng các thành viên mafia để thực hiện một số hoạt động như buôn bán vũ khí. Thậm chí trước khi bức điện tín mật được tiết lộ, Thủ tướng Nga Vladimir Putin đã nói: "Một số chuyên gia tin rằng, ai đó đang lừa gạt WikiLeaks, rằng danh tiếng của nó đã bị xói mòn vì mục tiêu chính trị”.

Một ngày sau đó, trong bức điện tín mật, quan chức ngoại giao Mỹ đã nói đến những nghi ngờ về việc Thủ tướng Italia, Silvio Berlusconi, có thể “được hưởng lợi cá nhân và khá hậu hĩ” từ các hợp đồng, thoả thuận bí mật với Putin.

Tổng thống Iran Ahmadinejad cũng phủ nhận rằng, các quốc gia Ảrập vùng Vịnh đối lập với chế độ của ông và nhấn mạnh: “Chúng tôi không nghĩ thông tin này bị rò rỉ. Chúng tôi nghĩ nó được tổ chức để xuất bản trên một nguyên tắc cơ bản là phục vụ mục tiêu chính trị”.

Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan cũng không giữ được kiên nhẫn, thậm chí còn dọa sẽ khởi kiện về các cáo buộc tham nhũng.

Tình trạng tham nhũng lan tràn tại Afghanistan đã được tiết lộ, bao gồm cả một vụ việc xảy ra năm ngoái, khi phó Tổng thống Ahmad Zia Massoud đã bị chặn lại và thẩm vấn ở Dubai khi ông tới vương quốc này với 52 triệu USD tiền mặt.

Tại Anh, đã có lời kêu gọi Mervyn King, Thống đốc Ngân hàng Anh, từ chức sau khi một bức điện tín cho thấy, trong cuộc trao đổi ngắn với Đại sứ Mỹ tại London, Louis Susman, ông đã bày tỏ sự lo lắng về việc “thiếu kinh nghiệm”, “thiếu chiều sâu” củaThủ tướng David Cameron và Bộ trưởng Tài chính George Osborne.

Và ít nhất, một thông tin mật bị rò rỉ đã mang tia hy vọng về một tương lai hòa bình hơn trên bán đảo Triều Tiên khi cho biết, Trung Quốc sẵn sàng chấp nhận thống nhất hai miền Triều Tiên dưới sự kiểm soát của Hàn Quốc và tự mình giữ khoảng cách với Bình Nhưỡng, mà Bắc Kinh mô tả là hành xử như “một đứa trẻ hư”.

Bức điện tín mật cho biết nội dung cuộc trao đổi giữa thứ trưởng Ngoại giao Hàn Quốc và quan chức cấp cao Trung Quốc. Theo đó, hai quan chức cấp cao của Trung Quốc nói với ông rằng, họ tin là cần thống nhất hai miền Triều Tiên dưới sự kiểm soát của Seoul, và quan điểm này được giới lãnh đạo Bắc Kinh tán thành. Trong khi đó, một thứ trưởng Ngoại giao của Bắc Kinh đã trao đổi với quan chức Mỹ rằng, Bình Nhưỡng đã hành xử như một “đứa trẻ hư” để thu hút sự chú ý của Washington vào tháng 4/2009 bằng việc thử hàng loạt tên lửa.

Trong suốt cả tuần lễ, chính quyền Mỹ đã tăng cường áp lực với WikiLeaks. Hôm thứ ba, họ tuyên bố điều tra xem trang web này có vi phạm luật hoạt động gián điệp hay không. Một ngày sau đó, họ đã thành công khi buộc Amazon phải ngừng cung cấp dịch vụ hosting cho WikiLeaks, buộc trang web phải tìm đến máy chủ ở châu Âu.

Joe Lieberman, Chủ tịch Ủy ban An ninh nội địa Thượng viện Mỹ, nói bất kỳ công ty hay tổ chức nào khác “chứa chấp” WikiLeaks cần lập tức chấm dứt quan hệ với họ.

Hôm thứ sáu, trang web WikiLeaks bị tấn công lần thứ ba trong tuần này.
Thái An (Theo Guardian, AP)
 - Công chức Mỹ bị cấm truy cập WikiLeaks (RFI)- Vào lúc Julian Assange, chủ nhân mạng điện tử gây tranh cãi bị truy nã về tội cưỡng dâm trẻ em, website WikiLeaks còn bị nhiều sức ép khác uy hiếp sinh lộ. Khó khăn nguy hiểm nhất không phải xuất phát từ các chinh phủ mà do phản ứng của tư nhân. Cụ thể là công ty dịch vụ tài chính trên mạng Paypal quyết định không nhận chuyển tiền hỗ trợ cho WikiLeaks.- Chính phủ Mỹ cảnh báo sinh viên nên tránh xa Wikileaks (VOV)-
Chính phủ Mỹ mới đây cảnh báo những sinh viên nào có ý định xin vào làm việc trong các cơ quan Chính phủ, không nên tiếp xúc với các trang tài liệu do mạng Wikileaks tiết lộ.
- WikiLeaks và ngành ngoại giao

WikiLeaks và ngành ngoại giao: “Trước sau gì cũng là chuyện tiền!”

Đợt thứ nhì của những tài liệu bí mật được WikiLeaks đưa ra công luận đang tiếp tục làm hồng đôi má của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, đồng thời gây khó khăn đủ loại, kể cả hình sự, cho sáng lập viên của trạm web này, ông Julian Assange.
Đợt thứ nhất được phổ biến là các tài liệu quân sự về chiến tranh tại Iraq và Afghanistan, không có gì mới, nghĩa là không có gì mà giới chống chiến tranh đã không đề cập đến trước đây. Như nhận xét của Karen Kwiatkowski, các tài liệu này không gây bối rối cho chính quyền bằng chính những tiết  lộ của tướng Mc Crystal trong bài phỏng vấn ông của tờ Rolling Stones. Tuy vậy, ai cho phép mày giải mật tài liệu quốc phòng, trạm WikiLeaks bèn bị tin tặc tấn công liên tục khiến phải tá túc tại amazon.com. Giờ, để tránh hệ lụy gì đó,  amazon.com lại tuyên bố cắt đứt mọi quan hệ với WikiLeaks khiến trạm này phát biểu là nếu có vấn đề với Điều 1 Tu bổ của Hiến pháp Hoa Kỳ (tự do ngôn luận) đến mức phải như vậy thì có lẽ amazon.com không nên ở trong ngành bán sách nữa làm gì.
Nặng nề hơn là TNS John McCain phê bình tờ New York Times về việc báo này loan tin các tiết lộ của WikiLeaks hay Đại biểu QH Peter King đòi liệt WikiLeaks vào danh sách các tổ chức khủng bố. Xin nói thêm là đại biểu King là người từng nồng nhiệt ủng hộ tổ chức MEK (Iran) và thắm thiết ôm hôn tổ chức IRA (Ireland). Điệu này, chẳng mấy chốc mà CIA sẽ xếp ông Assange vào hàng “mục tiêu chính đáng” (legitimate target), xin khuyên ông có lẩn ở đâu cũng nên tránh vùng biên giới Pakistan kẻo máy bay không người lái lại tặng một tên lửa.
Nói gì thì cũng thẹn, tốt hết là im lặng làm ngơ nhưng thế đâu có đủ. Chính quyền Mỹ  đang toan tính truy tố ông Assange về tội gián điệp, là tội tử hình chứ chẳng phải đùa. Trong khi chờ đợi, thì một   công tố viên Thụy Điển đã ra lệnh cho Interpol truy nã ông về tội hiếp dâm và cưỡng bách tình dục. Ông Assange, 39 tuổi (chứ không phải 35), là một trung niên người Úc sung sức chứ không phải là một Hans Blix (Chủ tịch Ủy ban Khám xét Vũ khí của LHQ từng bị phao tin là có tình nhân đồng tính vì các phúc trình của cơ quan ông đứng đầu không thuận lợi cho đường lối gây hấn của Hoa kỳ). Nhưng việc cưỡng bách tình dục thật ra thế nào thì còn rất mù mờ. Các đơn thưa xâm phạm tiết hạnh này rút đi rút lại và rút ra rút vào. Có thể nghe đâu tội danh là “quan hệ tình dục bất ngờ” (sex by surprise, ai có sang Thụy Điển thì nên đứng đằng xa và ra hiệu rõ ràng trước khi đến gần để quan hệ) hay “quan hệ với người thành niên đồng thuận mà không dùng (bao cao su) bảo vệ”! Tội danh này hẳn không thể áp dụng vào trường hợp ông Cù Huy Hà Vũ bị bắt quả tang với lại những hai bao cao su có qua quá trình sử dụng.
Vậy thì tựa ở trên “Tất cả cũng vì tiền thôi!” là ở chỗ nào? Bài viết này xin thuật lại và tóm tắt một báo cáo ngoại giao được Justin Raimondo để ý đến. Đó là trao đổi giữa Đại sứ Hoa kỳ và Đại sứ Trung quốc về chuyện căn cứ không quân Manas của NATO tại Kyrgyzstan. Căn cứ này là trạm tiếp vận cho chiến trường Afghanistan và ta biết tiếp vận là một nhu cầu thiết yếu. Như câu nói của các nhà quân sự, ai cũng có thể lăng xăng về chiến lược chiến thuật, chỉ có tay chơi thứ thiệt mới lo được về tiếp vận. Kyrgyzstan là một lãnh thổ cũ của Liên xô, lại sát nách Trung quốc ( chung cùng một cõi Thiên Sơn), nay lại cần thiết cho Hoa kỳ cho nên câu chuyện này rất là… Tam (siêu cường) quốc, giữa một từng là siêu cường, một siêu cường hiện duy nhất và một siêu cường sắp sửa.
kyrgyz students at manas (ảnh AP)
Bà Đại sứ Mỹ (Gfoeller)  hỏi thẳng ông Đại sứ Trung quốc (Zhang) là có phải các ông định “mua” lại căn cứ Manas để đuổi chúng tôi đi với giá 3 tỉ USD? Ông Zhang vân vê tà áo một hồi trước câu hỏi (chứ không phải là quan hệ) bất ngờ này rồi trả lời, nếu thật mà dư luận Trung quốc mà biết được thì có mà loạn! Theo ông thì Trung quốc có 200 triệu người không có việc, hàng triệu người tàn tật v.v. cần sự giúp đỡ của chính quyền mà 3 tỉ tính ra là 3 USD một đầu người, mang mà cho nước ngoài thì quần chúng sẽ nổi dậy cách mạng ngay! 3 tỉ ở đây là doanh số giữa hai quốc gia chứ không phải là tiền viện trợ của Trung quốc. Nước ông cũng không muốn tranh giành ảnh hưởng chính trị cố hữu của Nga tại Kyrgyzstan và có lẽ câu này nói khéo Hoa kỳ, kiểu nếu như Nga sang mở căn cứ ở El Salvador để tiếp tế cho mặt trận chống khủng bố ở Venezuela ấy mà.  Trung quốc cũng chỉ muốn tăng cường trao đổi thương mãi, nói cách khác là mở thêm ở Bishkek nhiều cửa hàng bán cái gì cũng chỉ có 99 xu. Còn nếu Hoa kỳ muốn giữ Manas thì ông cũng có lời khuyên, nên trao cho Kyrgyzstan 150 triệu đang viện trợ của Hoa kỳ bằng tiền mặt, tiền tươi, là xong! Mảy xìn hà mảy xìn, mảy dầu xìn là hông có tiền, hổng có tiền là hổng có mua tiên hay là thuê bao căn cứ. “Trước sau gì  cũng là chuyện tiền!” Nhà chuyên gia tâm lý sành đời này phát biểu. Đến đây, một phụ tá của ông Zhang không dằn lòng (ngoại giao) được thốt lên một câu mà bà Gfoeller có lẽ không hiểu tính cách mai mỉa, “Thế tại sao Mỹ không bỏ 5 tỉ ra mà mua đứt (ảnh hưởng ở địa phương) của Trung quốc và Nga?” Câu chuyện này xảy ra trước khi quần chúng lật đổ Tổng thống Bakiyev (4-2010). Kết thúc có hậu của đổi chác và trả giá giữa các siêu cường này là Hoa kỳ vẫn giữ được căn cứ Manas nhờ duy trì viện trợ 150 triệu và sau khi tăng giá thuê căn cứ Manas hàng năm lên gấp ba, từ 20 thành 60 triệu USD.
Tuy nhiên chuyện tiền, và rất nhiều tiền, lem nhem, và rất lem nhem, như thế nào chắc phải đợi đợt công bố tài liệu kín lần thứ ba (và sắp tới) của WikiLeaks về một ngân hàng lớn bậc nhất ở Mỹ, nghe đâu là Bank of America.
© Đỗ Kh.
© Đ àn Chim Việt

-- Video: Bên trong căn hầm ở Thụy Điển

Khám phá boongke chứa máy chủ Wikileaksvnexpress-Các máy chủ đang cung cấp dịch vụ cho Wikileaks hiện đặt trong hầm sâu 30 mét trong núi đá, chống được bom hạt nhân, và cánh cửa duy nhất dẫn vào hầm làm bằng kim loại dày tới nửa mét.
 
- WikiLeaks dọa công bố tài liệu mật của Mỹ về UFO (Bee)-
Những thông tin mật về UFO chưa từng được công bố trước đây có thể được tiết lộ trên trang WikiLeaks trong thời gian sắp tới.
- Binh sĩ Hoa Kỳ không được lên trang mạng WikiLeaks (RFA)- Bộ chỉ huy quân đội Mỹ tại Iraq đang cố gắng ngăn chận binh sĩ Hoa Kỳ ở đây đọc các tài liệu ngoại giao do WikiLeaks post lên mạng bằng một khuyến cáo quốc phòng trên trang web quân đội rằng tìm đọc những tài liệu đó là phạm pháp.
- QUỐC TẾ: Trang web WikiLeaks ngày càng khó truy cập (RFI)- Trong khi người sáng lập WikiLeaks, Julian Assange vẫn bị truy nã, trang web này từ hôm qua rất khó truy cập vì bị tin tặc tấn công liên tục, có nguy cơ phải đóng cửa. Do người sử dụng internet hầu như không thể truy cập được vào địa chỉ thường lệ, nên WikiLeaks từ sáng thứ sáu đã phải chuyển sang Thụy Sĩ với địa chỉ wikileaks.ch
- Julian Assange, chủ nhân WikiLeaks là ai ? (RFI)- Được lập ra cách nay bốn năm, website WikiLeaks đã trở nên nổi tiếng trên toàn thế qua việc công bố các tài liệu mật của chính quyền Mỹ. Chủ nhân của website này là ông Julian Assange, công dân Úc, hiện giờ đang bị Interpol truy nã với tội danh hiếp dâm.


--


- Top Chinese officials led Google hacking: WikiLeaks
NEW YORK (Reuters) - The hacking of Google Inc that led the Internet company to briefly pull out of China was orchestrated by two members of China's top ruling body, according to U.S. diplomatic cables released by WikiLeaks and cited by The New York Times on Saturday.
- Nhà sáng lập WikiLeaks bất ngờ xuất hiện trở lại (Bee)- Bất chấp những nỗ lực truy bắt gắt gao của Thụy Điển và Mỹ, nhà sáng lập WikiLeaks, Assange đã xuất hiện trở lại.- Ông trùm WikiLeaks: Thăng trầm cuộc đời và những lần thoát hiểm (Dân Việt) Kể cả những năm làm tổng biên tập của một trang web đình đám, cuộc sống của Julian vẫn kín tiếng và… khắc khổ. Dường như đó là sự chuẩn bị kỹ càng cho ngày WikiLeaks gây chấn động thế giới.- Nước Mỹ kiểm soát các công ty như thế nào? Đông A- WikiLeaks hoạt động trở lại sau khi đổi tên miền (Bee)- Trước đó, WikiLeaks cho biết trang web của tổ chức này đã bị công ty cho thuê máy chủ có trụ sở tại Mỹ cắt hợp đồng

WikiLeaks muốn "bóc trần" Trung Quốc, Nga như Mỹ
Trang WikiLeaks chật vật tìm cách duy trì hoạt động
Bị tấn công từ nhiều phía, trang mạng nổi tiếng WikiLeaks vẫn cố gắng chật vật tìm cách duy trì hoạt động cuả mình.

WikiLeaks "cầu bơ cầu bất"
EveryDNS, nhà cung cấp tên miền Wikileaks.org cho WikiLeaks đã quyết định rút lại "dịch vụ" của mình sau khi website này một lần nữa trở thành mục tiêu của các vụ tấn công qua mạng.
-Sweden Seeks Sex-Crime Charges Against WikiLeaks' Julian Assange TIME
After prosecutors dropped their case against him, the elusive founder of WikiLeaks again faces extradition to Sweden on sex-crimes charges
- WikiLeaks: How the U.S. Helped Bring in a 'Merchant of Death' TIME
The case of global merchant of death Victor Bouts vexed not only U.S. relations with Russia but Washington's relations with a key Asian ally, Thailand
- Đại sứ Mỹ ở Đức có thể mất chức vì WikiLeaks (RFA)- Các nhà lập pháp thuộc đảng đương quyền Đức hôm nay yêu cầu Washington bãi chức đại sứ Mỹ tại Đức, ông Philip Murphy liên quan đến những điều ông bày tỏ trong các điện văn ngọai giao mật bị WikiLeaks tiết lộ đã khiến cả hai chính phủ rơi vào tình cảnh bối rối
- WikiLeaks fights to stay online amid attacks The Independent -
The French government has moved to ban WikiLeaks from French servers, part of a series of moves threatening the group's presence on the internet.
WikiLeaks forced to relocate website (Financial Times)-
The whistle-blower site is left scrambling to stay live after companies providing its technical underpinnings withdraw support following a week of sustained attacks from hackers
- WikiLeaks out for hours after U.S. firm pulls plug
PARIS (Reuters) - An American company that had been directing traffic to the WikiLeaks website withdrew its services late Thursday, making the site invisible for several hours.
Bắc Kinh nhận nguồn tin mật hồi năm 2008 cho thấy Bình Nhưỡng có một cơ sở hạt nhân ngầm dưới nước trong lãnh hải của mình, tài liệu mật của Wikileaks cho hay.
- WikiLeaks: Triều Tiên có nhà máy hạt nhân dưới nước (Bee)-
Theo tài liệu của WikiLeaks, Triều Tiên có một cơ sở hạt nhân bí mật nằm dưới nước ở một địa điểm ven biển.
-The Irony of Wikileaks James P. RubinThere’s no question that many of the Wikileaks documents are a great read. These diplomatic conversations between American officials and leaders from the Arab world, China, and Europe provide important insights about the subtleties of U.S. policy and the complexities of dealing with different personalities and governments around the world. But the disclosures are not just interesting; they are also ironic. That’s because they undermine the very worldview that Julian Assange and his colleagues at Wikileaks almost certainly support. (Click Here to view a slideshow of the silliest, scariest, and most NSFW Wikileaks.)
Thụy Điển và Mỹ đẩy nhanh quá trình bắt "cha đẻ" WikiLeaks (Bee 03/12/2010) Thụy Điển đã công bố lệnh bắt giữ mới với nhà sáng lập trang WikiLeaks, ông Julian Assange.
-Trò Chơi Phản Gián? - Lữ Giang tvvn.org
Vụ Wikileaks đang gây nhiều tranh luận và đây cũng là một bài học nữa cho người Việt chống cộng.
Hôm 18.11.2010, ông Alan Camitz, một thẩm phán tại tòa án khu vực Stockholm ở Thụy Điển đã ra lệnh cho Julian Assange, người Úc, đang ở Thụy Điển, phải lưu lại ở xứ này vì bị nghi ngờ tội hiếp dâm và xâm phạm tình dục hai phụ nữ. Ông nói Assange đang bị câu lưu vắng mặt (detain in absentia) và một trát truy nã quốc tế (international arrest warrant) sẽ được ban hành.


Được biết, vào tháng 7 vừa qua, Julian Assange đã cho tung lên website Wikileaks.org của ông khoảng 92.000 tài liệu mật về cuộc chiến tranh Afghanistan. Hôm 17.10.2010, Julian Assange lại cho tung thêm 400.000 tài liệu mật liên quan đến cuộc chiến Iraq. Đây là những tài liệu chưa hề được tiết tộ.

Ngày 21.8.2010, văn phòng Công tố viện Thụy Điển cũng đã phát lệnh truy nã Julian Assange về tội hiếp dâm, nhưng chỉ vài giờ sau đó lệnh này đã được thu hồi với lý do không đủ yếu tố để buộc tội.

Người Việt chống cộng thường hay bị đánh lừa do những tin tình báo giả có, thật có, do CIA và Việt Cộng tung ra, nên thường trúng kế địch. Ngay cả những những tài liệu giả do văn công Việt Cộng viết về Vũ Ngọc Nhạ, Phạm Ngọc Thảo, Phạm Xuân Ẩn, v.v., người Việt chống cộng cũng tin là thật và trích dẫn búa xua để phang nhau!

Trong vụ Wikileaks, để làm sáng tỏ vấn đề, trước hết, chúng tôi xin nói qua vai trò của Julian Assange và những tin mật mà đương sự đã tung ra, sau đó thử bàn xem CIA định chơi trò gì.

VÀI DÒNG VỀ JULIAM ASSANGE

Julian Paul Assange sinh năm 1971, là một nhà hoạt động internet và nhà báo người Úc. Ông ta cũng là một sinh viên vật lý và toán học, một hacker và một lập trình viên máy tính.

Trong suốt thời thơ ấu, ông đã di chuyển chỗ ở và trường học hàng chục lần, học tại một vài trường đại học khác nhau ở Úc. Từ năm 2003 đến 2006, ông nghiên cứu vật lý và toán học tại Đại học Melbourne nhưng không nhận một văn bằng nào.

Cuối những năm 1980, ông là thành viên của nhóm hacker (tin tặc) “International Subversives”. Đến năm 1992, hacker Assange đã bị buộc đến 24 tội liên quan đến hoạt động tin tặc.

Wikilieaks được thành lập năm 2006 và Assange là một trong 9 thành viên của Hội đồng tư vấn, là phát ngôn viên và là tổng biên tập của website này. Ông tuyên bố ông sẽ luôn giữ quyền kiểm duyệt và thông qua cuối cùng mọi văn bản trước khi đưa lên trang web.

Giống như bao người làm việc cho trang web Wikileaks.org, Assange không được nhận thù lao từ công việc ông làm.

Năm 2009, Assange đã được giải báo chí của Tổ Chức Ân Xá Quốc Tế với loạt bài mang tên "The Cry of Blood" viết về một vụ thảm sát tại Kenya. Tại lễ trao giải, Assange đã nói: “Đó là một sự phản ánh can đảm về xã hội Kenya, một loạt tội ác đã được đưa lên mặt báo. Nhờ sự hỗ trợ hết sức đắc lực của các tổ chức và quỹ quốc tế như Oscar, KNHCR, chúng ta đã đưa ra ánh sáng các vụ giết người man rợ ở Kenya...". Ông nói thêm: "Tôi biết rằng những tổ chức này sẽ không ngừng đấu tranh, và chúng tôi cũng vậy, cho tới khi công lý được thực thi”.

Năm 2008, ông cũng giành được giải của The Economist với bài "Chỉ Số Kiểm Duyệt". Ngoài ra, ông còn giành một số giải thưởng truyền thông khác.

Theo Assange, Wikileaks đã cho công bố số tài liệu mật nhiều hơn tất cả số báo chí trên thế giới cộng lại. Ông nói: “Những thông tin bị kiểm soát chặt chẽ, đều được Wikileaks khai thác, nếu so về mảng tin này, chúng tôi hơn phần còn lại của báo chí thế giới”.

Assange là người luôn ủng hộ tính “minh bạch” và “khoa học” trong hoạt động báo chí. Ông luôn nói rằng “bạn không thể xuất bản một ấn phẩm về vật lý nếu không công bố lên đó đầy đủ dữ liệu về các con số, về các cuộc thí nghiệm, đó cũng là tiêu chuẩn của báo chí”.

WIKILEAKS TIẾT LỘ NHỮNG GÌ?

Hôm 26.7.2010, với đầu đề "Nhật ký chiến tranh Kabul" (Kabul War Diary), WikiLeaks.org đã phát đi hơn 92.000 tài liệu mật về cuộc chiến tại Afghanistan trong giai đoạn 2004 - 2009. Các tài liệu cho thấy cuộc chiến 9 năm tại Afghanistan là một cuộc chiến gây tranh cãi, trong đó có những vụ sát hại thường dân Afghanistan chưa bao giờ được đưa tin, các chiến dịch bí mật truy quét lực lượng phiến quân Taliban của lính Mỹ, mối lo ngại của NATO về việc Pakistan và Iran đang giúp lực lượng Taliban ở Afghanistan...

Một tài liệu dài ba trang đề ngày 2.2.2010 có tiêu đề "Chuyện gì xảy ra nếu nước ngoài coi Mỹ là ‘nhà xuất khẩu khủng bố’ ". Tài liệu dẫn lời của David Headley, một người Mỹ gốc Pakistan, và một số người khác nói rằng Mỹ là quốc gia xuất khẩu khủng bố. Headley đã từng bị buộc tội do thám để hỗ trợ cho vụ tấn công khủng bố ở Mumbai năm 2008 làm 160 người chết.

Ngày 23.10.2010, WikiLeaks lại công bố hơn 400.000 trang tài liệu liên quan đến cuộc chiến Iraq từ 1.1.2004 đến 31.12.2009. Khối tài liệu khổng lồ này tiết lộ nhiều vụ tra tấn và giết hại dã man người Iraq do chính bàn tay của quân lính và cảnh sát Iraq, dưới sự hậu thuẫn của Mỹ và quân đồng minh.

Một em bé Iraq bị mất cả cha lẫn mẹ tại Tal Afar ngày 18.1.2005. Cha mẹ em bị lính Mỹ bắn chết trong xe khi không dừng lại theo hiệu lệnh. Bốn em nhỏ trong xe không bị thương.

Thường dân Iraq bị giết hại vô tội vạ tại các trạm kiểm soát; binh lính Mỹ cho nổ tung cả một tòa nhà dân sự vì nghi ngờ có một kẻ nổi dậy ẩn nấp trên mái nhà.

Năm 2006, một người Iraq bị lính Mỹ bắn tỉa hạ gục chỉ vì đơn giản là mặc bộ quần áo rộng. Người này, trớ trêu thay, sau đó được nhận dạng là phiên dịch viên của quân đội Mỹ. Tháng 7/2007, từ trực thăng, lính Mỹ xả súng giết chết 26 người Iraq, trong đó có một nửa là dân thường. Có trường hợp, kính chắn gió từ một chiếc xe tạo ra ánh sáng phản chiếu, nhưng thủy quân lục chiến Mỹ tưởng ánh sáng đó phát ra từ ống ngắm súng, và họ sẵn sàng nả súng bắn chết một phụ nữ trong xe, bắn bị thương chồng cô và 3 con.

Kênh truyền hình Al-Jazeera cho biết, theo các hồ sơ mật mà WikiLeaks tiết lộ, ít nhất 109.000 người, trong đó có tới 63% là dân thường, đã thiệt mạng ở Iraq trong khoảng thời gian Mỹ và đồng minh đưa quân vào quốc gia này từ tháng 3/2003 đến cuối năm 2009. Wikileaks khẳng định rằng, các lực lượng Mỹ đã lập danh sách những người Iraq tử vong, mặc dù Mỹ nhiều lần công khai bác bỏ việc này.

Wikileaks còn công bố nhiều thông tin gây chấn động, đó là tù binh Iraq bị lực lượng liên quân tra tấn dã man, các chỉ huy Mỹ đã “nhắm mắt làm ngơ” trước những hành động tra tấn, lạm dụng và thậm chí sát hại các tù nhân Iraq.

Wikileaks ghi nhận có 95 người bị bịt mắt và nhốt chung trong một căn phòng chật chội. Nhiều người mang dấu tích bị tra tấn, trong đó có dấu bỏng thuốc lá, vết bầm tím và vết thương hở. Các nghi can bị tra tấn bằng gậy gộc, ống nước, dây cáp, dao, sốc điện, thậm chí có người còn bị móc mắt...

Một người đàn ông bị giam ở Husaybah bị bịt mắt và đánh đập liên tục suốt 3 ngày, nhưng trong báo cáo ghi “không cần điều tra thêm”. Năm 2009, lực lượng Mỹ phát hiện các đoạn băng video quay cảnh hàng chục binh lính Iraq cùng bắn chết một tù binh ngay trên đường phố ở Tal Afar, nhưng báo cáo vụ việc ghi “Đã kết thúc hồ sơ”!

Tờ Guardian của Anh bình luận: “Chính quyền Mỹ đã không điều tra hàng trăm báo cáo về những vụ ngược đãi, tra tấn, hãm hiếp và thậm chí giết người mà thủ phạm là binh lính và cảnh sát Iraq”.

Các tài liệu còn tiết lộ những trường hợp cướp, giết, hiếp, trong đó có cả một băng ghi hình về những trò đồi bại này của binh sĩ Iraq.

Tờ New York Times cho biết, “có một số vụ lạm dụng được quân đội Mỹ can thiệp, nhưng phần lớn chúng bị làm ngơ”. Các binh sỹ Mỹ đã nói với giới chức của họ về những vụ này nhưng rồi nhận được câu trả lời là chuyển trách nhiệm điều tra cho giới chức Iraq.

LÀM SAO LẤY ĐƯỢC TÀI LIỆU MẬT?

WikiLeaks cho biết: "Hầu hết các tài liệu được viết bởi binh lính và cơ quan tình báo có nhiệm vụ nghe báo cáo qua điện đàm từ chiến trường. Nhưng các báo cáo cũng bao gồm thông tin liên quan từ tình báo của thủy quân lục chiến, các Sứ quán Mỹ, báo cáo về tham nhũng và các hoạt động phát triển ở Afghanistan. Mỗi báo cáo có thời gian và địa điểm chính xác của sự kiện mà quân đội Mỹ cho là quan trọng".

WikiLeaks không không tiết lộ nguồn gốc của tài liệu mật, nhưng theo nhiều chuyên gia, những thông tin này có thể từ Bradley Manning, một nhà phân tích tình báo quân đội Mỹ, hiện tại đang bị giam giữ để chờ xét xử về tội cung cấp thông tin quốc phòng trái phép. Ông bị bắt vào tháng 5 khi phát hành đoạn video quay cảnh một cuộc tấn công bằng trực thăng Apache của Mỹ tại Iraq làm một dân thường bị chết. Một cựu tin tặc cho biết ông Manning kể rằng ông đã chuyển các băng video của quân đội và 260 nghìn thông điệp mật của các sứ quán Mỹ cho WikiLeaks.

Ngày 25.8.2010, ông George Little, đại diện của CIA, đã trả lời CNN như sau: "Những kiểu tài liệu chỉ mang tính phân tích như thế này rõ ràng là được lấy từ các thành viên “Red Cell” của CIA. Tuy nhiên, những tài liệu kiểu này thì không có gì là "bom tấn" hay quá nguy hại cả. Nó chỉ đơn thuần mang đến một chút khiêu khích và thử thách đối với những quan điểm trái ngược nhau mà thôi".

“Red Team” hay "Red Cell" được CIA thành lập sau vụ tấn công 11.9.2001 để đánh giá những hiệu quả của các chiến thuật của chính phủ Hoa Kỳ hay cá nhân. Tài liệu của "Red Cell" không chứa đựng những đánh giá của chính quyền Mỹ.

PHẢN ỨNG CỦA NHÀ CẦM QUYỀN

Trả lời phóng viên AFP, Đại tá David Lapan, phát ngôn viên Ngũ Giác Đài cho biết Ngũ Giác Đài đã thành lập một Đội Đặc Nhiệm gồm 120 viên chức có nhiệm vụ tiến hành nghiên cứu các dữ liệu “để xác định xem những tác động có thể xảy ra là gì”.

Phóng viên David Loyn của BBC ở Kabul cho rằng việc công bố tài liệu này sẽ làm Toà Bạch Ốc xấu hổ và giận dữ. Ông nói: "Tài liệu này cho thấy viện trợ không có hiệu lực, chính sách chính trị ngây thơ lúc ban đầu và Taliban là kẻ thù cứng đầu thế nào. Người Mỹ đã hiểu nhầm điều đó cho tới hôm nay".

Tướng Jim Jones, cố vấn an ninh quốc gia Mỹ, nói rằng việc công bố tài liệu trên "đặt mạng sống của người Mỹ và các đối tác vào chỗ nguy hiểm.” Nhưng ông cho rằng những tài liệu này không ảnh hưởng đến cam kết của Mỹ về việc tăng cường quan hệ đối tác với Pakistan và Afghanistan.

Tuy nhiên, CIA và Ngũ Giác Đài đã hạ thấp sự tác hại của các tài liệu do Wikilesks công bố. Ông George Little, phát ngôn viên của CIA, cho rằng tài liệu mà Wikileaks công bố không tiết lộ thông tin nào quá đặc biệt. Ông nói: "Những kiểu thông tin phân tích như thế này rõ ràng là chỉ nhằm khơi dậy suy nghĩ và các quan điểm trái chiều mà thôi".

Trong bức thư gửi Thượng nghị sỹ Levin, Bộ Trưởng Quốc Phòng Gates nói: "Những lo sợ hậu quả sau khi 77.000 trang tài liệu về cuộc chiến Afghanistan đã bị thổi phồng". Ông viết tiếp: “Các đánh giá ban đầu của chúng tôi chỉ ra rằng không có dấu hiệu của việc nguy hại đến an ninh quốc gia, đồng thời những tin tức tình báo về các vấn đề nhạy cảm không bị tiết lộ ở đây”. Theo ông, điều này cho thấy, những tài liệu này không bao gồm những thông tin nhạy cảm nhất.

Bộ trưởng Gates lưu ý rằng tuy các tài liệu đề cập đến tên “những người Afghanistan đã hợp tác với CIA” không phải là tài liệu tình báo mật nhưng nó lại chỉ ra họ là những người đã đoạn tuyệt với Taliban.

TÁC DỤNG THẬT SỰ CỦA TÀI LIỆU ĐƯỢC TIẾT LỘ LÀ GÌ?

Không ai nghĩ rằng ông Bradley Manning, một nhà phân tích tình báo quân đội Mỹ đang bị giam giữ hay nhóm “Red Cell” có thể để lộ ra gần nửa triệu tài liệu như thế. Nhiều người tin rằng đây là những tài liệu do chính CIA tung ra qua nhiểu hình thức khác nhau và mượn bàn tay của Wikileaks để gây áp lực vào ba chính phủ Afghanistan, Iraq và Pakistan, đòi hỏi các chính phủ này phải đi theo đường lối của Hoa Kỳ từng giai đoạn. Giai đoạn áp dụng “các biện pháp mạnh” tại Iraq như từ trước đến nay phải được chấm dứt hay giảm xuống để hai phái Shiah và Sunni có thể ngồi lại với nhau tạo một không khí hoà hoản cho Mỹ rút. Chính phủ Afghanistan phải tăng cường lực lượng để lãnh trách nhiệm khi Mỹ và Đồng Minh ra đi kể từ tháng 7 năm 2011. Pakistan phải giúp Mỹ làm cho lực lượng của Taliban yếu đi để chính phủ Afghanistan có thể tồn tại ít ra hai năm sau khi Mỹ rời khỏi nước này.

Tài liệu được tiết lộ cũng để cho dân chúng Mỹ thấy rằng không thể thắng hai cuộc chiến quá tốn kém ở Afghanistan và Iraq, và đã đến lúc Mỹ phải ra đi như trong chiến tranh Việt Nam.

Pakistan cho rằng việc tung tài liệu bí mật ra là hoàn toàn không thích hợp và phủ nhận mối liên hệ với Taliban, mặc dầu trong thực tế Pakistan phải bắt cá hai tay để khi Mỹ bỏ Afghanistan và Taliban chiếm đất nước này, Pakistan vẫn còn có ảnh hưởng. Vã lại, Taliban đã dọa rằng nếu chính phủ Pakistan để cho Mỹ mở các cuộc hành quân chống Taliban trên đất Pakistan, Taliban sẽ biến nước này thành vũng máu.

Tại Iraq, văn phòng của Thủ Tướng Maliki đã đưa ra một thông báo lên án gay gắt trước hành động của WikiLeaks. Thông báo nhấn mạnh: "Tài liệu này đã không đưa ra được được bất kỳ bằng chứng nào cho thấy các tù nhân bị ngược đãi trong thời gian 4 năm Thủ tướng Nouri al-Maliki đứng đầu Chính phủ Iraq”.

Chúng ta nhớ lại, khi chuẩn bị bỏ miền Nam Việt Nam, năm 1972 cơ quan phản gián Mỹ đã cho phổ biến rộng rãi cuốn “The Politics of Heroin: CIA complicity in the global drug trade” của Alfred W. McCoy, trong đó tố cáo các chính phủ VNCH - đệ nhất cũng như đệ nhị - đều buôn thuốc phiện lậu.

Cuốn sách nói năm 1955 Ngô Đình Diệm cấm thuốc phiện ở miền Nam, nhưng năm 1958 Cố vấn Ngô Đình Diệm Nhu cho mở lại các tiệm hút thuốc phiện và liên lạc với tập đoàn Trung Quốc tại Chợ Lớn để thiết lập một mạng lưới phân phối mới.

Năm 1963 sau khi Mỹ ra lệnh lật đổ và giết ông Diệm, năm 1965 Nguyễn Cao Kỳ và Nguyễn Ngọc Loan đã giao cho Nguyễn Thanh Tùng - còn gọi là Mai Đen - phụ trách hoạt động buôn lậu thuốc phiện giữa Lào và Sài Gòn.

Năm 1970 Việt Nam mở cuộc hành quân qua Kampuchia. Không quân Việt Nam đã vận chuyển thuốc phiện và heroin trên các chuyến bay hàng ngày của họ từ Kampuchia đến Nam Việt Nam.

Tổng Thống Thiệu đã ký hợp đồng cho phép vận chuyển thuốc phiện để tập đoàn Trung Quốc tại Sài Gòn - Chợ Lớn có thể chở thuốc phiện đến Nam Việt Nam và biến thành morphine, v.v.

Cuốn sách này có thể được coi là thuộc loại phản gián, vì đã đưa ra những sự kiện không cần chứng minh, nhưng nó có tác dụng làm xấu đi hình ảnh VNCH nơi dân chúng Mỹ. Nhóm Linh Mục Trần Hữu Thanh tưởng là tài liệu thật, đã dùng cuốn sách đó để phát động phong trào chống tham nhũng, làm cho hình ảnh VNCH bị bôi đen hơn.

Vào đầu năm 2009, hai tập sách được nói là “tài liệu tối mật” của CIA được công bố, một mang tên là “CIA and the House of Ngo: Covert Action in South Vietnam, 1954-1963” và một mang tên “CIA and the Generals: Covert Support to the Military Government in South Vietnam”. Trên mỗi tập đều có ghi rõ “SECRET” (Bí Mật). Nhưng đọc kỹ lại thì thấy đây chỉ là trò đánh lận con đen của CIA. Hai tập này không phải là hai tập “tài liệu tối mật” của CIA mà chỉ là hai tập sách của Thomas L. Abern, Jr tóm lược những tài liệu mật (classified) và không mật (unclassified) liên quan đến việc Mỹ can thiệp vào Việt Nam đã được công bố từ trước, chỉ có một số nhỏ mới được công bố ngày 23.3.1999. Mục đích của trò đánh lận con đen này là nói với Hà Nội rằng Mỹ không phản bội VNCH nhưng phải bỏ VNCH vì người miền Nam bất tài.

Ngày nay, để rút ra khỏi Afghanistan và Iraq, Hoa Kỳ đã dùng Wikileaks để chơi đòn phản gián, bôi xấu hai cuộc chiến đã được họ phát động, mở đường cho việc rút quân.

Daniel Ellsberg, một nhà phân tích nổi tiếng người Mỹ, đã nói rằng “những việc Assange làm là để bảo vệ người dân Mỹ, là nhằm đưa ra ánh sáng các tài liệu mà người dân có quyền được biết, cũng như pháp luật có quyền được điều chỉnh”.

Nhưng rất tiếc, Assange chỉ đưa ra có một phần sự thật, còn phần sự thật quan trọng hơn, đó là những bí ẩn khiến Hoa Kỳ mở cuộc tấn công vào Iraq lại không được nói đến.

Ngày 23.11.2010

Lữ Giang
Wikileaks trả lời phỏng vấn tạp chí Time
Đàn Chim Việt: Hôm thứ Ba, qua Skype, từ một địa điểm bí mật, TBT và là người sáng lập trang mạng Wikileaks, Julian Assange, đã có cuộc trả lời phỏng vấn tạp chí Time. Đích thân TBT của Time, Richard Stengel, đã thực hiện cuộc phỏng vấn này. Trong cuộc phỏng vấn này, Julian Assange đã kêu gọi Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton từ chức.



Julian Assange, quốc tịch Úc, một cựu hacker nổi tiếng, đã công bố trên trang mạng của mình hơn 250.000 tài liệu mật, chủ yếu là các thư tín ngoại giao của Mỹ từ 250 cơ Đại sứ quán và Lãnh sự gây sốc cho cả thế giới. Những tài liệu đụng chạm tới những lãnh đạo hàng đầu của thế giới như Tổng thư ký Liên hợp Quốc, Tổng Thống và thủ tướng Nga, Tổng thống Sarkozy của Pháp, Thủ tướng Đức…
Đây là đợt công bố tài liệu mật lần thứ 3 trong năm nay và là lần có số lượng lớn nhất.
Interpol đã phát lệnh truy nã với Julian Assange. Tin cuối cùng cho hay Julian Assange có thể đang ở miền Nam nước Anh.
——————————————————-
Richard Stengel (TBT tạp chí Time): Nhận xét của ông về ảnh hưởng của đợt tiết lộ thông tin mới nhất? Cá nhân ông trông đợi gì ở đợt tiết lộ thông tin này?

Ông Julian Assange
: Tôi có thể thấy sự quan tâm của báo giới và phản ứng từ các chính phủ là rất lớn, lớn đến nỗi chúng tôi (WikiLeaks) cũng không thể hiểu nổi…
Có quá nhiều những chuyển động ngầm chúng ta không thể theo dõi được, nhưng ít ra chúng ta có thể thấy sự thay đổi to lớn trong các nhận xét về một số quốc gia. Những sự thay đổi này sẽ mang đến những cách hòa giải mới.
Time: Một trong những tác động của đợt tiết lộ thông tin là việc Bộ Quốc phòng và Bộ Ngoại giao Mỹ đang tìm cách chôn giấu những bí mật kín kẽ hơn nữa và cố gắng ngăn chặn những vụ rò rỉ thông tin tương tự xảy ra trong tương lai. Ông nghĩ sao về điều này?
Julian Assange: Tôi nghĩ đây là một điều tích cực. Từ năm 2006 WikiLeaks đã làm việc với một triết lý: những tổ chức nào hoạt động mờ ám phải bị đưa ra ánh sáng.
Và khi đã đối diện với công chúng thì những tổ chức này có hai lựa chọn: một là cải cách sao cho họ có thể tự hào mà công khai các hành động của mình; hai là đóng kín cửa lại, chia rẽ, nghi ngờ lẫn nhau và tự làm thui chột khả năng của mình.
Đối với tôi, đây là một ảnh hưởng rất tốt: một tổ chức có thể trở nên lành mạnh, công khai và hiệu quả, hoặc nó có thể trở thành một tổ chức đầy âm mưu, bí mật và kém hiệu quả.
Time: Về ngoại giao và quan hệ quốc tế, trong trường hợp nào, theo ông, việc giữ bí mật là cần thiết?

Julian Assange: Vâng, dĩ nhiên chúng tôi đã giữ bí mật về những người cung cấp thông tin, điều này là rất khó khăn. Giữ bí mật là điều quan trọng nhưng không nên dùng nó để bao che cho những việc làm xấu…
Câu hỏi đặt ra ở đây không phải là “Điều này có nên được giấu kín hay không?” mà là “Ai có trách nhiệm giữ bí mật? Ai có trách nhiệm công khai một số bí mật khác?”.
Chúng tôi tự thấy mình có trách nhiệm đưa những vấn đề đã đăng tải trong thời gian qua đến với công chúng.
Time: Phản ứng của ông về tuyên bố của Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton rằng ông đã đưa nhiều sinh mạng vào vòng nguy hiểm (với việc công bố các tài liệu), và về việc Bộ Tư pháp Mỹ đang tìm cách truy tố ông? Ông có từng phạm tội danh gì đáng bị truy tố chưa?
Julian Assange: Trong lịch sử bốn năm của WikiLeaks chưa có một cá nhân nào bị giết, bị hành hung hoặc cầm tù vì những thông tin của chúng tôi. Đây là một kỷ lục nếu so với những tổ chức mà chúng tôi đưa ra ánh sáng, những người có liên quan đến cái chết của hàng trăm ngàn, có thể là hàng triệu người.
Time: Ông phán xét các hành động của mình cả trong quá khứ và hiện tại như thế nào? Có phải ông đang tìm cách phạm luật để giúp chỉ ra những lỗ hổng của luật không?
Julian Assange: Không, hoàn toàn không. Chúng tôi hoàn toàn tuân thủ pháp luật, nói chính xác hơn chúng tôi đang phanh phui những tổ chức tìm cách vi phạm pháp luật. Pháp luật không phải là thứ mà những người quyền lực nói ra, không phải là lời của một vị tướng, của Hillary Clinton hay bất cứ ai… Không rõ lần này Tòa án tối cao Mỹ sẽ tiếp tục phán quyết dựa trên hiến pháp hay sẽ xem xét đánh giá lại bản hiến pháp này.
Còn về luật gián điệp 1917 Bộ trưởng tư pháp Eric Holder muốn sử dụng (để truy tố WikiLeaks), điều luật này bị cho là vi hiến và bị gạt ra ngoài từ lâu. Ngay cả khi ông Holder sử dụng nó thành công thì đó cũng vẫn là một thắng lợi cho WikiLeaks, vì báo chí Mỹ sẽ bị bó buộc nhiều hơn nữa và nhiều người sẽ chạy sang phía chúng tôi.
Time: Ông nói mục tiêu kế tiếp của ông là các đại gia trong giới kinh doanh và Phố Wall. Sẽ có những gì được tiết lộ?
Julian Assange: Mục tiêu của chúng tôi là tất cả những tổ chức đang tìm cách che giấu các hoạt động mờ ám… Chúng tôi có rất nhiều tài liệu mà vì nhiều lý do vẫn chưa thể xử lý được, nhưng chúng tôi đang tìm cách đẩy nhanh quy trình xử lý chúng. Những tài liệu sắp được công bố về các ngân hàng là kết quả làm việc trong bốn năm nay, có khoảng 10.000 tài liệu như vậy.
Bản dịch tiếng Việt của báo Tuổi Trẻ
Xem thêm chi tiết cuộc phỏng vấn bằng tiếng Anh tại đây
----
- Lawyer for WikiLeaks's Assange denies warrant validLONDON/STOCKHOLM (Reuters) - The lawyer acting for WikiLeaks founder Julian Assange denied on Thursday that Sweden had issued a valid European arrest warrant for alleged sex crimes, despite Stockholm's insistence that legal difficulties with the warrant were resolved.

Tổng số lượt xem trang