Thứ Ba, 7 tháng 12, 2010

Vedan bồi thường thiệt hại: Tiền chưa đến tay dân

Nghĩ gì nhỉ ,  sự công bằng, pháp quyền ở VN dường như vẫn còn lờ mờ, và nhớ tới câu : 'bên tình bên lý bên nào nặng hơn' . Sự nhập nhằng giữa tình với lý khiến cho mọi nỗ lực thực thi pháp luật trở nên khó khăn. Trong khi đó, xã hội dân sự còn có chức năng khác đó là sự hỗ trợ, bổ sung cần thiết cho nhà nước là sự giám sát hiệu quả đối với hoạt động nhà nước.
- Người dân vẫn chưa nhận được tiền bồi thường của Vedan (VOV)-Việc chậm trễ này là do chính quyền tại các địa phương đang xử lý những thắc mắc của người dân-- Trước tết phải chi trả tiền bồi thường của Vedan (TT)-
-Đối thoại với luật sư của Vedan: Bên trong “cuộc chiến pháp lý”
picture(PL)- Những lời “bật mí” của luật sư cho thấy Vedan hầu như đã khai thác mọi lợi thế khách quan để gây sức ép đối với người dân nhưng sức mạnh của công luận và người tiêu dùng đã khống chế hoàn toàn chủ đích này của họ.
 - Chưa ai nhận được tiền Vedan bồi thường (RFA)- Gần 110 tỉ đồng Vedan bồi thường đợt 1 cho nông dân TP.HCM, Bà Rịa Vũng Tàu và Đồng Nai vẫn nằm im trong kho bạc gần ba tháng qua. Nhưng các nạn nhân bị thiệt hại kinh tế vì vụ ô nhiễm sông Thị Vải chưa ai cầm được đồng nào của Vedan. - - Vedan Hà Tĩnh lại tiếp tục gây ô nhiễm (Bee)- Chúng tôi đã làm đơn gửi đi khắp nơi nhưng không có ai về giải quyết, hôi thối lắm, sống như thế này người dân sao mà chịu được-Người dân không đồng ý cách chia tiền hỗ trợ của Vedan (Bee)- Nhiều người trong số này cũng không đồng tình theo cách phân chia vùng bị thiệt hại do viện MT-TN đưa ra.- Bộ TN-MT kiến nghị giải quyết nhanh chóng vụ Vedan (RFA)- Phải bồi thường nhanh chóng và không để xảy ra khiếu kiện đối với vụ Vedan, đó là kiến nghị của Bộ Tài Nguyên và Môi trường với chính phủ. -Đề nghị sớm chi trả tiền Vedan bồi thường thiệt hại cho dân (TT)-
-Vedan bồi thường thiệt hại: Tiền chưa đến tay dân (TT)-TT - Đã hơn ba tháng kể từ ngày Vedan chấp nhận yêu cầu của đại diện nông dân tỉnh Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu và TP.HCM, tiền bồi thường thiệt hại đợt 1, 50% trong số hơn 219 tỉ đồngđồng vẫn chưa đến được tay người dân. Chuyện chi trả đã chuyển sang vai chính quyền và hội nông dân các địa phương với quá nhiều việc phải giải quyết tiếp.

Ngay sau khi Vedan chuyển tiền đợt 1 (50% giá trị bồi thường) vào tài khoản, các cơ quan chức năng của TP.HCM, Bà Rịa - Vũng Tàu và Đồng Nai bắt tay ngay vào tính toán phương án chi trả cho người dân. Song do con số thiệt hại theo kê khai ban đầu để yêu cầu Vedan bồi thường lớn hơn nhiều so với số tiền mà hai bên thỏa thuận nên việc chi trả cho ai, bao nhiêu là cả một bài toán đau đầu.
Mỏi mòn chờ đợi
Ngày 16-11, chúng tôi có mặt tại xã Phước An, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai và chứng kiến cảnh người dân bị thiệt hại phải mỏi mòn chờ nhận tiền bồi thường của Vedan. Ông Nguyễn Văn Hiệp, ở ấp Bà Trường, nói: “Địa phương niêm yết danh sách tôi thiệt hại 1,4ha nuôi tôm nhưng đến nay vẫn chưa biết nhận tiền được bao nhiêu”. Theo ông Hiệp, khi đến hỏi chính quyền địa phương thì được trả lời đang chờ áp giá. Tương tự, ông Trúc, ông Lê Văn Tâm đang chật vật với nghề nuôi tôm cho hay: “Nghe nói Vedan bồi thường chứ có thấy đồng bạc nào đâu!”.

Không vì một vài hộ khiếu nại mà làm ảnh hưởng số đông
Theo ông Đoàn Văn Sơn, huyện Cần Giờ (TP.HCM) đang cố gắng để có thể giải quyết chi trả tiền bồi thường cho người dân vào cuối tháng 11. Ông Sơn nói: “Chúng tôi cũng rất nóng ruột, muốn tiền đến được với người dân sớm nhất, vì đây là tiền của dân. Nhưng do còn có khiếu nại nên trách nhiệm của chúng tôi là phải thẩm tra xác minh để việc chi trả được chính xác, công bằng. Nếu còn trường hợp nào chưa đồng tình thì huyện sẽ khoanh lại giải quyết sau, chứ không thể vì một vài hộ khiếu nại mà gây ảnh hưởng đến quyền lợi của số đông”.
Tại ấp Bàu Bông (xã Phước An), nhiều người dân sống bằng nghề đánh bắt rất bức xúc khi nhắc đến chuyện chờ nhận tiền bồi thường. Ông Đặng Văn Bình cho hay: “Nghe nói giữa tháng 11-2010 mới có tiền cho dân, ai cũng muốn có tiền để trả nợ nần, tính toán chuyện làm ăn nhưng chờ hoài chưa thấy tiền”. Ông Nguyễn Việt Lâm, chủ tịch Hội Nông dân xã Phước An, cho biết: “Thực tế bà con nông dân có tìm đến hội. Chúng tôi cũng giải thích hiện nay tỉnh và huyện đang tính toán cách áp giá cho từng loại hình nuôi trồng, đánh bắt. Chắc chắn trước tết âm lịch bà con sẽ nhận được tiền!”. Còn tại xã Long Thọ, huyện Nhơn Trạch, ông Lưu Văn Nghề - chủ tịch Hội Nông dân xã - cho biết việc rà soát danh sách hộ bị thiệt hại đã xong nhưng khi thử áp giá cho từng hộ đánh bắt, nuôi trồng thủy sản theo ba vùng ô nhiễm (đặc biệt nghiêm trọng, nghiêm trọng và vùng ô nhiễm) như cách tính của Viện Môi trường - tài nguyên xảy ra sự chênh lệch quá lớn giữa địa bàn xã với xã Phước An.
Theo đó, huyện Nhơn Trạch chỉ có hai xã Long Thọ và Phước An được bồi thường thiệt hại với tổng số tiền đợt 1 là 45 tỉ đồng, nếu tính theo ba vùng ô nhiễm thì Phước An chiếm hơn 40 tỉ đồng, Long Thọ chỉ còn chừng 5 tỉ đồng. Vì vậy việc áp giá bồi thường đang được tính theo một phương án khác để tiền bồi thường sẽ đến tay người dân trong tháng 12-2010.
Nhiều nông dân ở huyện Cần Giờ, TP.HCM cũng trong tình cảnh tương tự. Ông Bùi Văn Khành, nhà ở ấp Thạnh Hòa, cho biết gia đình ông có tên trong danh sách được bồi thường nhưng hiện vẫn mong ngóng từng giờ. Theo ông Khành, sau khi cơ quan chức năng công bố danh sách chi trả hồi cuối tháng 8 thì phát sinh khiếu nại, việc chi trả bị ách lại chờ xác minh. “Có người hồi kê khai và viết đơn kiện Vedan không rành chữ nghĩa, mượn đơn rồi viết theo mẫu, giờ té ngửa ra do thiệt hại nhiều mà kê khai ít” - ông Khành kể.
Mệt phờ với giải quyết khiếu nại
UBND huyện Cần Giờ đã niêm yết (lần 1) danh sách các hộ được chi trả để người dân cho ý kiến. Và gần như ngay lập tức, hàng chục hộ dân đã tìm đến Hội Nông dân Cần Giờ, Hội Nông dân TP.HCM khiếu nại rằng mình cũng thuộc diện phải được bồi thường. Đây là những hộ có hộ khẩu tại Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu và trong quá trình thống kê thiệt hại để đàm phán với Vedan các hộ này không kê khai, cũng không có ủy quyền cho các cá nhân đại diện đòi quyền lợi, nên Hội Nông dân TP.HCM không xem xét và hướng dẫn họ trở về địa phương nơi cư trú nhờ hỗ trợ.
Ngay cả những hộ có tên trong danh sách được bồi thường cũng phát sinh khiếu nại vì cho rằng diện tích, thời gian bị ảnh hưởng của nhiều hộ chưa chính xác, cơ quan chức năng địa phương phải thẩm tra, xác minh lại. Ông Phan Văn Phận, chủ tịch Hội Nông dân huyện Cần Giờ, cho biết để bảo đảm việc chi trả chính xác, huyện phải huy động cán bộ, chuyên viên đến từng xã, tiếp xúc từng người dân rồi căn cứ trên hồ sơ, xác minh trên thực địa nên mất rất nhiều thời gian, công sức.
Theo ông Nguyễn Văn Ngẫu - chủ tịch Hội Nông dân huyện Long Thành (Đồng Nai), tiền bồi thường đợt 1 của Vedan sẽ được chi trả và đến tay người dân vào cuối tháng 12-2010. Ông Ngẫu nói sở dĩ chậm hơn so với kế hoạch vì phải xác minh từng trường hợp làm nghề đánh bắt thủy sản bị thiệt hại mất rất nhiều thời gian. Riêng đối với những hộ dân nuôi trồng có diện tích, thửa đất thì có dễ dàng hơn nhưng cũng đang được niêm yết để xem người dân có thắc mắc hay không.
Một cán bộ có trách nhiệm ở Đồng Nai xác nhận với số tiền mà Vedan bồi thường đợt 1 (huyện Long Thành 15 tỉ đồng, Nhơn Trạch 45 tỉ đồng) dựa trên ba vùng ô nhiễm thì có sự chênh lệch rất lớn khi thử tính toán áp giá. “Vì vậy chủ trương của tỉnh Đồng Nai đang tính theo hướng áp giá hệ số bồi thường cho từng loại hình và tiếp tục lấy ý kiến dân trước khi áp giá chứ không phải bồi thường cho từng vùng ô nhiễm như trước đây” - vị này nói.
Phó chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Ao Văn Thinh nói tỉnh đang thử áp giá theo tiêu chí diện tích, hình thức nuôi (thâm canh, bán thâm canh, quảng canh), sau đó chờ xem ý kiến của dân rồi mới chi trả.

Nông dân Đặng Văn Bình (ấp Bàu Bông, xã Phước An, huyện Nhơn Trạch, Đồng Nai) lội vào ao tôm trơ đáy vì bị ô nhiễm nước thải của Vedan đến nay vẫn chưa nhận được tiền bồi thường - Ảnh: H.T.Vân
Chưa quyết được
Ông Đoàn Văn Sơn, phó chủ tịch UBND huyện Cần Giờ, cho biết hiện huyện đã chốt danh sách đợt 2 những hộ dân đủ điều kiện nhận tiền bồi thường và triển khai niêm yết tại UBND các xã. Kết quả thẩm tra cho thấy có một số trường hợp trong quá trình kê khai trước đây có sự chồng lấn về thời gian, diện tích bị thiệt hại nên phải điều chỉnh hoặc loại ra khỏi danh sách.
Trong khi đó, có những trường hợp ở thời điểm kê khai thiệt hại người dân đã bỏ đi làm xa không về kịp, hoặc vì không biết chữ và ngán ngại chuyện kiện cáo mà không tham gia đòi Vedan bồi thường cũng có khả năng được xem xét chi trả.
Chiều 16-11, ông Trần Văn Cường, phó giám đốc Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, cho biết ban chỉ huy thống kê thiệt hại đang tính toán, tìm các phương án chia tiền bồi thường của Vedan cho nông dân bốn xã của huyện Tân Thành.
Theo phương án ban đầu, xã Mỹ Xuân thiệt hại 77% được phân chia 32 tỉ đồng, thị trấn Phú Mỹ thiệt hại hơn 26% được nhận 9 tỉ đồng, còn hai xã Tân Phước và Phước Hòa lần lượt được nhận 7,2 tỉ đồng và 4,9 tỉ đồng với tỉ lệ thiệt hại gần 9%. Nhiều hộ nông dân ở hai xã Phước Hòa, Tân Phước không đồng tình và làm đơn đề nghị tính toán lại, bởi tiền chênh lệch giữa hai xã này với xã Mỹ Xuân lên tới chín lần.
Ngày 12-11, Ban chỉ huy thống kê thiệt hại kinh tế và môi trường tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Ban chỉ đạo huyện Tân Thành cùng chính quyền xã và đại diện các hộ dân đã họp bàn để tìm phương án trình UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu quyết định. Một lãnh đạo của phòng nông nghiệp huyện Tân Thành cho biết hiện có hai phương án chia tiền bồi thường của Vedan được xem là khả thi và dễ chấp nhận.
Phương án thứ nhất, lần lượt từ Mỹ Xuân - Phú Mỹ - Phước Hòa - Tân Phước, mỗi xã cách nhau 10% tiền chênh lệch, theo hướng giảm dần. Phương án thứ hai, số tiền Vedan bồi thường (hơn 53,6 tỉ đồng) tương đương 24,7% con số thiệt hại đã được thống kê, thẩm tra (hơn 216 tỉ đồng), như vậy mỗi hộ dân sẽ chia bằng cách lấy số tiền kê khai thiệt hại được niêm yết công khai trước đây nhân với tỉ lệ 24,7%. Chia tiền theo phương án nào thì đến nay vẫn chưa có quyết định cụ thể.


- Các tỉnh còn gặp khó trong chi trả đền bù của Vedan (SGTT)-Chưa chi trả tiền bồi thường thiệt hại của Vedan (TT)-
-Vẫn chưa chốt số hộ đòi Vedan bồi thường (TNO) UBND tỉnh Đồng Nai ngày 20.10 đã họp với các ban ngành liên quan để xem xét việc chi trả tiền bồi thường của Vedan cho người dân bị thiệt hại tại H.Long Thành và Nhơn Trạch. Theo Hội Nông dân Đồng Nai, sau khi Vedan chấp nhận bồi thường gần 120 ...Phát sinh hơn 500 hộ dân đòi Vedan VN bồi thườngLao động-Thêm nhiều hộ nông dân đề nghị Vedan bồi thườngVietnam Plus-Số hộ đòi Vedan bồi thường tăngNgười Lao Động-Sau khi Vedan chấp nhận bồi thường gần 120 tỉ đồng: 61 hộ dân khiếu nại (TT)-
Lùi thời hạn chi trả tiền bồi thường của Vedan - Bee  Có nhiều ý kiến khiếu nại của người dân cho rằng, việc phân vùng thiệt hại của Viện Môi trường và Tài nguyên TP.HCM chưa sát với thực tế.
TP.HCM: Phát sinh 500 đơn kiện Vedan Trong số 500 đơn phát sinh thêm này, có 431 đơn mà người khai không nằm trong vùng ô nhiễm do Vedan gây ra.--- Nông dân tố nhau “hậu” Vedan tại TPHCM (Dân trí)- - Phát sinh thêm đơn khởi kiện Vedan, đơn tố cáo lẫn nhau giữa những hộ dân… Câu chuyện giải quyết bồi thường “hậu” Vedan tại Cần Giờ (TPHCM) đang… rối như tơ vò. Hội Nông dân TPHCM vẫn còn nhiều việc phải làm liên quan tới vụ Vedan. ...

Dân ngoài vùng ô nhiễm muốn được bồi thườngHà Nội Mới
Nông dân Cần Giờ chưa nhận được tiền Vedan bồi thườngĐài Á Châu Tự Do--Tiền bồi thường từ công ty Vedan cho nông dân huyện Cần Giờ bị lùi 1 tháng thời gian chi trả đợt 1, từ tháng 9 qua tháng 10 sắp tới.
Cần Giờ có thêm 500 đơn kiếu nại bồi thường từ VedanThời báo Kinh tế Sài Gòn Online
Người Lao Động
Nông dân Cần Giờ chưa nhận được tiền Vedan bồi thường RFA -Tiền bồi thường từ công ty Vedan cho nông dân huyện Cần Giờ bị lùi 1 tháng thời gian chi trả đợt 1, từ tháng 9 qua tháng 10 sắp tới.
Nhà nước pháp quyền, xã hội dân sự và Vedan Tuan Viet Nam <<:: sợ bị rút nên lưu lại đây>>
Qua vụ Vedan người ta hiểu rõ hơn câu nói ví von “xã hội như một cỗ xe do kinh tế thị trường đẩy, nhà nước kéo, xã hội dân sự canh chừng”, mà ở Việt Nam này, cỗ xe vận hành chưa trơn tru.
Vedan: Bồi thường là xong?
Nông dân các tỉnh là nạn nhân của Vedan đã nhận tiền bồi thường. Thông tin về Vedan đang nhạt dần trên báo chí đồng nghĩa với việc vụ Vedan đang âm thầm khép lại.. Khi thời hiệu khởi kiện đã qua đi, vụ Vedan gần như đã xong, quyền lợi của người bị thiệt hại phần nào đã được đáp ứng nhưng hình như công lý chưa dõng dạc lên tiếng.
Qua vụ Vedan người ta hiểu rõ hơn câu nói ví von “xã hội như một cỗ xe do kinh tế thị trường đẩy, nhà nước kéo, xã hội dân sự canh chừng”. Nước ta xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa nên có thêm Đảng ngồi cầm lái. Qua vụ Vedan có thể thấy một cỗ xe vận hành chưa trơn tru và nhưng yếu tố trên chưa hoàn thành nhiệm vụ của mình.
Việt Nam đang nỗ lực xây dựng nhà nước pháp quyền. Trong khi đó, quyền con người là nguồn gốc đồng thời là mục đích của nhà nước pháp quyền.
Người dân họp bàn về bồi thường của Vedan.
Quyền con người không phải là cái gì đó trừu tượng và xa xôi, không đến mức trở thành vũ khí của thế lực nào đó, không đến mức lấy nó để đấu tranh với nhau. Nó hiện diện trong tất cả các lĩnh vực của đời sống trong đó lĩnh vực môi trường thể hiện bằng quyền được sống trong môi trường trong lành của người dân.<<:: đừng có sợ 2 tiếng NHÂN QUYỀN, hihi>>>
Cái quyền ấy quan trọng và thiết yếu đến mức người có quyền và người xâm phạm quyền và người bảo vệ quyền coi nó là chuyện bình thường có thể định giá bằng tiền.
Quyền con người sẽ chỉ dừng lại ở những tuyên bố chính trị hoặc nằm trên giấy, nếu không có những điều kiện để đảm bảo trong đó có những điều kiện pháp lý, những cơ chế pháp lý để bảo vệ nó.

Nộp phạt là xong, bồi thường là xong có phải Vedan và nhiều người nghĩ như vậy không?

Cơ quan nhà nước: “Chắc nó trừ mình ra”?
Nói đến nhà nước pháp quyền là nói đến vai trò của pháp luật cho dù nhà nước pháp quyền không trần trụi và thô thiển là nhà nước dùng pháp luật cai trị giống như nhà nước pháp trị đã tồn tại trong lịch sử.
Quyền con người trong lĩnh vực môi trường đã được ghi nhận trong Hiến pháp và pháp luật cụ thể là Luật Môi trường. Nhưng khi vụ Vedan vỡ lở, người ta mới thấy rằng nếu chỉ ghi nhận thôi thì chưa đủ mà cần có cơ chế để thực hiện và bảo vệ nó. Khi thiếu cơ chế pháp luật thì căn bệnh của bộ máy nhà nước như đùn đẩy trách nhiệm, đổ lỗi cho nhau, thậm chí giải quyết cho qua chuyện lại manh nha tái phát.
Khi quyền lợi bị xâm phạm người dân luôn có nhu cầu nhờ cậy nhà nước giúp đỡ cho dù trong nhà nước pháp quyền không có sự ban phát hoặc xin cho từ phía nhà nước hay “nhờ cậy” từ dân chúng. Trong vụ Vedan, vai trò của cơ quan chức năng dường như mờ nhạt. Mờ nhạt trong việc phát hiện chậm trễ, trong việc xử lý vi phạm và trong việc không hoàn thành nhiệm vụ đặt ra luật lệ để giải quyết.
Pháp luật, cụ thể là luật tố tụng dân sự đã quy định rõ trách nhiệm khởi kiện của cơ quan nhà nước. Thế nhưng, không có cơ quan nào dũng cảm đứng ra đảm nhiệm việc này bởi lẽ ai cũng nghĩ “chắc nó trừ mình ra”.
Ủy ban nhân dân tỉnh, Sở Tài nguyên môi trường có sự dè dặt đầy khôn ngoan khi không đứng ra khởi kiện. Họ là những người cấp phép hoạt động, kiểm tra, giám sát, xử phạt hành chính Vedan sau đó lại là người đứng ra khởi kiện dân sự đối với Vedan. Có cái gì đó không ổn ở đây nhất là khi Sở này thay vì đàng hoàng khởi kiện họ lại vận động nông dân chấp nhận bồi thường lấy “dĩ hòa vi quý làm trọng”. Quan còn ngại ra tòa thì dân nói “vô phúc đáo tụng đình” là điều dễ hiểu.
Khi công quyền không nhiệt tình thì người dân buộc phải tự đi tìm công lý. Quá trình đi tìm công lý cho vụ Vedan đáng lẽ ra cơ quan nhà nước phải là người tiên phong nhưng thực tế họ lại chỉ vào cuộc khi người dân đã làm quyết liệt và cơ quan nhà nước lúc này vào cuộc với vai trò là người cổ vũ.
Trong hành trang đi tìm công lý của nông dân người ta thấy thiếu thốn đủ thứ trong đó thiếu kiến thức pháp luật, thiếu sự đồng hành và gặp phải nhiều chướng ngại vật bởi lộ trình pháp lý chưa được khai thông. Tiếp cận công lý là một quyền con người trong nhà nước pháp quyền. Khi hành trình đến với công lý còn trở ngại thì rõ ràng nhà nước pháp quyền chưa rõ hình hài.
“Ngán” xã hội dân sự
Nhà nước bao giờ cũng muốn quyền lực nhà nước là thống soái, bao trùm lên toàn bộ xã hội. Nhưng trong bất cứ nhà nước pháp quyền nào, quyền lực nhà nước cần phải được giới hạn. Trong xã hội vẫn còn một khoảng trống dành cho xã hội dân sự.
Vedan chỉ chấp nhận bồi thường khi người tiêu dùng quay lưng lại với sản phẩm của DN này.
Các tổ chức xã hội tổ chức và hoạt động trên cơ sở tự nguyện đã hiện diện trong xã hội Việt Nam từ lâu nhưng thuật ngữ xã hội dân sự mới xuất hiện gần đây. Vì là mới nên sự tiếp nhận nó cũng nằm trong quy luật xuất hiện của cái mới. Đó là cần có thời gian để người ta làm quen và sự e dè đối với nó là điều dễ hiểu bởi nhiều người nghĩ xã hội dân sự như là thế lực đối trọng vời nhà nước.Trong khi đó, xã hội dân sự còn có chức năng khác đó là sự hỗ trợ, bổ sung cần thiết cho nhà nước là sự giám sát hiệu quả đối với hoạt động nhà nước. <<::: nói lên được chức năng này là rất mạnh dạn rồi >>>

Trong vụ Vedan, người ta thấy sự năng nổ, nhiệt tình, có hiệu quả của các tổ chức hội đoàn như Hội Nông dân, Hội luật gia, luật sư…trong việc giúp đỡ người dân kiện Vedan.
Khi Hiệp hội siêu thị, Hội bảo vệ người tiêu dùng vào cuộc bằng phong trào tẩy chay sản phẩm Vedan, khuyến khích người tiêu dùng sử dụng quyền lực của người có tiền đi mua hàng hóa là quyền lựa chọn, quyền mua hay không mua, quyền tẩy chay… thì Vedan xuống nước chấp nhận bồi thường. Đây phải chăng là sự ngẫu nhiên hay vai trò của xã hội dân sự đã phát huy hiệu quả?
Vedan có “ngán” xã hội dân sự hay không chỉ họ mới biết nhưng với những gì xảy ra, chúng ta hoàn toàn có thể thấy xã hội dân sự hữu ích như thế nào.
Khi Vedan chấp nhận bồi thường, sản phẩm của họ lại bán được. Người tiêu dùng Việt Nam đã có hành động rất “Fair Play”.
Nhu cầu về xã hội dân sự đã có, ý thức về nó đang tiềm ẩn trong mỗi thành viên trong xã hội. Điều cần làm là tổ chức bài bản, tạo điều kiện cho xã hội dân sự vận hành chuyên nghiệp đúng theo nghĩa tích cực của nó.
Đã có thời chúng ta dè dặt với cụm từ “kinh tế thị trường”, “nhà nước pháp quyền” và giờ đây là “xã hội dân sự”. Những thứ trên tồn tại trong cuộc sống hôm nay không phải đơn thuần do ý chí chủ quan. Nhưng để thừa nhận nó ở một quốc gia với những hoàn cảnh và điều kiện không giống nhau là cả một quá trình từ nhận thức đến ghi nhận trong Hiến pháp và pháp luật đến tạo điều kiện cho nó phát triển như mong muốn.
Sự thận trọng bao giờ cũng cần thiết. Nhưng khi cuộc sống đã đòi hỏi bằng những biểu hiện cụ thể như vụ Vedan thì đối với “xã hội dân sự”, chúng ta cần cho nó một sự chính danh.
Hoàng Chí Nguyên – Sự phát triển và trở lực của nó
Xã hội là một kết cấu bất ổn định, nếu hiểu theo nghĩa xã hội ổn đinh thì đó chỉ là chính trị ổn định mà thôi. Xã hội chịu sự tác động do sự vận động của bản thân nó và những tác động từ bên ngoài, Nó luôn vận động và phát triển không ngừng nghỉ bởi vì mỗi cá nhân, nhân tố cấu thành xã hội đó luôn vận động và thay đổi. Sức mạnh của xã hội là rất lớn, nó đủ sức phá vỡ mọi nhân tố nội hàm kìm giữ nó, bởi vậy, trong một quốc gia, nếu nhà nước kìm giữ xã hội thì xã hội sẽ loại bỏ nhà nước đó.
18.09.2010–Thời gian không chờ đợi chúng ta, nó trôi đi không ngừng nghỉ, không mệt mỏi, và chúng ta thì không bao giờ đủ sức để theo đuổi nó tới cùng. Nhận thức được điều đó, cùng với nhu cầu ngày càng tăng cao, con người hôm nay trở nên tất bật hơn bao giờ hết. Thời gian để chúng ta nhìn nhận các vấn đề trong cuộc sống ngày càng bị bó hẹp trong thời gian biểu dày đặc các vấn đề cần được giải quyết. Hơn 20 năm sống tại Việt Nam, lúc này tôi nghĩ rằng có thể giới thiệu với các bạn một vài điều gì đó qua thực tiễn và quan điểm của riêng mình.
Khung cảnh yên bình vẫn diễn ra thường ngày, mọi người đã quá quen với nó tới mức nếu có một điều gì được coi là bất thường xảy ra, ngay lập tức nó có một sức hút rất lớn, thu hút hàng trăm, hàng nghìn con mắt hiếu kỳ tập trung lại mà công việc dường như duy nhất của họ là để chiêm ngưỡng cho thỏa chí tò mò. Hãy hỏi những người lính cứu hỏa hay cảnh sát giao thông, họ biết rõ điều này. Con người sống trong một trật tự được sắp đặt và luật pháp đảm bảo sẽ trừng trị những kẻ muốn phá vỡ trật tự đó đa phần đều chấp nhận xã hội như vậy nếu xã hội ấy bình yên, họ ngoan ngoãn và thủy chung, tức là cam chịu và dễ bảo. Bởi vậy điều mà họ quan tâm hàng đầu trong cuộc sống là cố gắng làm việc, có địa vị và trở nên khá giả. Cũng như một cá nhân mong muốn mình có địa vị và quyền lực, nhà cầm quyền luôn mong muốn quyền lực của mình đạt tới mức tối đa. Vậy nên, nếu như không có sự đòi hỏi nào từ dân chúng, nhà cầm quyền sẽ cố gắng hạn chế tới mức thấp nhất quyền của “công dân”. Điều này đã được thể hiện rõ qua rất nhiều nhà nước trong lịch sử; trong chế độ phong kiến, khi một cá nhân hay tổ chức nào tiến hành tranh giành quyền lực, họ ra sức chê bai lực lượng thống trị hiện tại, hứa hẹn với dân chúng nhiều điều tốt đẹp. Khi giành được quyền lực, ban đầu họ sẽ cho ban hành và thực thi một phần nhỏ trong những lời hứa đó, theo thời gian, dân chúng thành những con cừu non sống trên bãi cỏ bình yên, không còn nhiều đòi hỏi về quyền lợi của mình nữa, những cá nhân cũng sống tách biệt về lợi ích hơn, chăm chăm vơ vét cho bản thân mình thì sẽ là lúc con sói cầm quyền ăn thịt những con cừu (nhân dân) kia. Những luật lệ hà khắc được ban ra, thuế tăng cao và mở rộng đối tượng, đàn cừu này không chỉ chết vì vết thương đổ máu mà còn chết vì cạn kiệt sức lực. Ở Đông Âu sau Thế chiến II, cũng là một ví dụ điển hình cho tình trạng trên, sau đó chính nhân dân chứ không phải thế lực bên ngoài là nhân tố chính đứng lên lật đổ chính quyền, xử tử những tên độc tài như Ceaucescu.
Ngày nay, những chế độ chính trị ở các quốc gia không mang một hình thái cụ thể rõ nét nào, nó đều thay đổi cho phù hợp với điều kiện của quốc gia đó cũng như xu hướng vận động chung của toàn thế giới. Xã hội tư bản không phản ánh đúng “nhà nước tốt nhất là nhà nước can thiệp ít nhất” nữa, Xã hội xã hội chủ nghĩa không còn “tất cả phải vào tập thể” nữa. Tất cả là pha trộn và tất cả là “Nhà nước Cộng hòa”. Nhưng chế độ cộng hòa là chế độ mà bất cứ quyền lực chính trị nào cũng không vượt khỏi tầm kiểm soát của nhân dân thì chưa có một nhà nước nào đạt tới. Điều mà chúng ta quan tâm lâu nay là nhà nước cộng hòa đó “cho phép” nhân dân được hưởng những quyền gì, tức là quyền của công dân đạt tới mức độ như thế nào. Trong nội bộ một quốc gia, khi niềm hân hoan với chế độ mới đã trở thành dĩ vãng, khi xã hội vận động và phát triển tích cực, mỗi cá nhân sẽ thực tế hơn với hiện tại. Họ nhìn nhận vấn đề một cách nghiêm túc, khách quan và đúng đắn hơn, những vấn đề nội tại được đưa ra bàn luận, mổ xẻ; người công dân biết đòi hỏi nhiều hơn những quyền lợi chính đáng của mình như quyển tự do và quyền bầu cử…vv. Động lực này dần hội tụ và tạo thành sức mạnh đáng kể tác động vào giới cầm quyền hiện tại, khi đó có hai cách giải quyết mà chính quyền thường sử dụng là thắt chặt luật pháp nhằm hạn chế, thủ tiêu lực lượng tư tưởng trên hoặc điều chỉnh luật pháp nhằm cân bằng những đòi hỏi của nhân dân với việc đảm bảo sự thống trị của mình. Cách thứ nhất dĩ nhiên là một sự hành xử không khôn khéo và điều này càng kích động vào dân chúng sự bất mãn với chính quyền, rất dễ dẫn tới chế độ bị thay đổi. Cách thứ hai là một sự thỏa hiệp sáng suốt, nó xoa dịu lòng dân, phá tan những tư tưởng bất mãn chống đối, phù hợp với sự phát triển của xã hội, điều này đảm bảo cho quyền lực của chế độ hiện tại.
Trên thế giới hiện nay, hầu hết các quốc gia đều sử dụng cách thứ hai; nhưng có một điểm đáng lưu ý rằng, ở những quốc gia phát triển, văn minh, khi đó quyền của công dân thường được đảm bảo, những đòi hỏi về quyền lợi thường chỉ mang tính giản đơn, tức là nhỏ lẻ và ở mức độ hạn chế, bởi vậy những đòi hỏi này khá dễ được chính quyền đáp ứng, hoặc trong trường hơp không được đáp ứng thì nó cũng không gây ra sự phẫn nộ trong dân chúng một cách rộng khắp và sâu sắc. Trái lại, ở những quốc gia kém phát triển, quyền lợi của người dân thường chưa được đảm bảo vững chắc, những đòi hỏi của một hoặc một số cá nhân lại mang lại lợi ích chung cho rất nhiều người hoặc nếu không thì những người khác cũng có lợi ích tương tự, do vậy nó thường được sự ủng hộ rộng khắp trong quần chúng nhân dân, những đòi hỏi này thách thức trực tiếp hoặc gián tiếp vào lợi ích của giới cầm quyền, vì vậy nó khó được chấp nhận, trong một số trường hợp, chính quyền còn dùng biện pháp chính trị và quân sự để phá vỡ hay dẹp bỏ những người đòi hỏi quyền lợi này, khi đó sự phẫn nộ trong dân chúng diễn ra rất mạnh mẽ, nó nhanh chóng lan rộng và đôi khi bị nâng lên vượt quá cả bản chất sự việc. Một chính quyền không được nhân dân ủng hộ, một chính quyền bị nhân dân đứng lên chống đối thì chính quyền đó chắc chắn không thể tự mình mà tồn tại được nữa. Đó là một nguyên nhân chủ quan giải thích tại sao ở những nước kém phát triển chính quyền dễ bị nhân dân lật đổ hơn ở các nước phát triển ngoài những nguyên nhân khác như thế lực bên ngoài hay các đảng phái chính trị chống phá lẫn nhau…
Tại Việt Nam, sau 35 năm đất nước được giải phóng đã có nhiều sự thay đổi trong các chính sách, đường lối của Đảng lãnh đạo. Ngày nay, nền kinh tế với những bước phát triển không ngừng, xã hội ngày càng tiến bộ, văn minh và hiện đại; ý thức người dân được nâng lên một tầm cao mới. Do đó nhận thức của người dân về quyền lợi chính đáng của mình cũng được nâng lên theo, người công dân đã biết đòi hỏi những quyền lợi chính đáng của mình, những quyền mà một công dân trong nhà nước cộng hòa được hưởng. Với sự phát triển của xã hội, người công dân ngày càng có tri thức và nhận thức cao hơn, họ biết được mình có những quyền gì và nhà nước đã trao cho họ quyền công dân như thế nào. Trái lại, nhà nước luôn muốn duy trì quyền lực của mình một cách tối đa nhất, do đó việc mở rộng quyền hạn của công dân là điều không dễ dàng, sự gò bó và ép buộc khi đó diễn ra tạo thành một lực cản không nhỏ đối với sự phát triển của xã hội. Nếu như chính quyền nhà nước không thay đổi, tức là không trao cho người công dân những quyền lợi chính đáng mà họ được hưởng, tức là nhà nước đang cản trở sự phát triển của xã hội thì xã hội sẽ mâu thuẫn với nhà nước lãnh đạo nó. Khi đó một sự xung đột sẽ diễn ra và nhà nước là kẻ thất bại bởi vì gốc cây đã lật thì hiển nhiên ngọn cây sẽ đổ. Đó là những lý lẽ hiển nhiên, nếu nhà nước không thay đổi, nhân dân sẽ thay đổi nhà nước, kẻ lạm quyền không thể tồn tại vì nó làm hại tới xã hội; xã hội đang phát triển mạnh mẽ, nhà nước kìm hãm sự phát triển đó thì dĩ nhiên xã hội sẽ buộc nhà nước thay đổi hoặc sẽ thay đổi nhà nước. Cách lựa chọn duy nhất của nhà nước khi đó là thay dổi chính mình để bản thân được tồn tại, tức là trao cho nhân dân nhiều quyền lợi chính đáng hơn hay quyền của công dân được mở rộng hơn.
Xã hội là một kết cấu bất ổn định, nếu hiểu theo nghĩa xã hội ổn đinh thì đó chỉ là chính trị ổn định mà thôi. Xã hội chịu sự tác động do sự vận động của bản thân nó và những tác động từ bên ngoài, Nó luôn vận động và phát triển không ngừng nghỉ bởi vì mỗi cá nhân, nhân tố cấu thành xã hội đó luôn vận động và thay đổi. Sức mạnh của xã hội là rất lớn, nó đủ sức phá vỡ mọi nhân tố nội hàm kìm giữ nó, bởi vậy, trong một quốc gia, nếu nhà nước kìm giữ xã hội thì xã hội sẽ loại bỏ nhà nước đó. Đó là tất yếu của sự phát triển.
(TNO) Chiều qua 14.9, Chủ tịch Hội Nông dân (HND) huyện Long Thành và Nhơn Trạch (Đồng Nai) xác nhận Công ty Vedan đã chuyển gần 60 tỉ đồng vào tài khoản để bồi thường (đợt 1) 5.043 hộ dân bị thiệt hại do ô nhiễm.
Vedan chuyển 50% tiền bồi thường cho nông dân Đồng Nai
Số tiền mà Vedan chuyển bồi thường cho hơn 5.000 nông dân bị thiệt hại trong đợt 1 là 60 tỷ đồng.
Phân chia tiền bồi thường của Vedan: Bà Rịa – Vũng Tàu đã xác định xong
Vedan vẫn chưa thoát khỏi viễn cảnh hầu tòa
Chiều qua 10.9, dù Công ty Vedan ký biên bản thỏa thuận với Hội Nông dân (HND) Đồng Nai bồi thường gần 120 tỉ đồng, nhưng vẫn chịu sự ràng buộc làm… bị đơn.
Vụ Vedan: Khi chính quyền gây sức ép với dân
Ông Nguyễn Vân Nam luật sư ủy quyền của nông dân Nguyễn Lam Sơn xác nhận việc rút đơn kiện Vedan. Vượt qua trở ngại, Đồng Nai vừa ký thỏa thuận với Vedan vào chiều 10/9, nhận bồi thường cả gói 119,5 tỷ đồng.
- Vedan đã đặt bút ký bồi thường cho nông dân Đồng Nai (Tuổi trẻ)
Đồng Nai: Không còn ai muốn kiện Vedan!
Ngoài ra, Vedan cũng cam kết thanh toán cho Viện Môi trường – Tài nguyên, đơn vị được Chính phủ giao tính toán thiệt hại.
3 hộ dân đã chấp nhận mức bồi thường của Vedan VOV
Chiều 10/9, Đại diện ủy quyền Nông dân tỉnh Đồng Nai và công ty Vedan ký văn bản cuối cùng về thỏa thuận bồi thường với số tiền 120 tỷ đồng.
Đồng Nai bù chênh lệch nếu hai nông dân kiện Vedan thắng 07/09/2010 22:54:57
Tỉnh Đồng Nai và Công ty Vedan Việt Nam chiều 7/9 đã tổ chức họp để thống nhất nhận số tiền gần 120 tỷ đồng bồi thường cho nông dân bị thiệt hại của hai huyện Long Thành và Nhơn Trạch từ phía Vedan.Nếu toà án phán quyết hai công dân trên được bồi thường với số tiền cao, tỉnh Đồng Nai có trách nhiệm thanh toán số tiền chênh lệch.
TIN LIÊN QUAN
Tại cuộc họp hai bên đã thống nhất là Vedan sẽ giao đủ số tiền gần 120 tỷ đồng cho đại diện tỉnh Đồng theo hai đợt như đề nghị của Công ty trước đó.
Riêng hai trường hợp là hộ anh Nguyễn Lam Sơn và bà Nguyễn Thị Ngọc Châu ở huyện Nhơn Trạch vẫn tiếp tục khởi kiện Vedan ra toà, Vedan cũng chấp nhận làm bị đơn trong vụ kiện này.Tuy nhiên, nếu toà án phán quyết hai công dân trên được bồi thường với số tiền cao hơn số tiền Viện Tài nguyên và Môi trường công bố trước đó, tỉnh Đồng Nai có trách nhiệm thanh toán số tiền chênh lệch cho hai hộ dân trên.
s
Nông dân huyện Long Thành đang điền vào phiếu yêu cầu thông tin của HND Đồng Nai.
Đại diện phía Vedan và tỉnh Đồng Nai cũng thống nhất chiều ngày 10/9 sắp tới, cùng với đại diện các đơn vị liên quan, hai bên sẽ ký kết việc trao và nhận số tiền gần 120 tỷ đồng từ phía Vedan cho tỉnh Đồng Nai.
Ông Lê Viết Hưng, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đồng Nai cho biết, tỉnh sẽ tiếp xúc và vận động trường hợp anh Nguyễn Lam Sơn và Nguyễn Thị Ngọc Châu nên rút đơn kiện và nhận tiền bồi thường.
Trao đổi về diễn biến vụ việc trên, anh Nguyễn Lam Sơn cho biết, để đảm bảo quyền lợi cho hơn 5.000 hộ dân khác anh cũng sẽ cân nhắc và tiến hành rút đơn kiện Công ty Vedan để nhận tiền bồi thường như thoả thuận.
S.Tuyên
- Hai năm nữa mới hết quyền kiện Vedan (PLTP)—Phát sinh đơn khởi kiện Vedan ở Long An
(03/09)Hôm qua 3.9, TAND huyện Long Thành (Đồng Nai) cho biết đã nhận thêm 4 đơn khởi kiện Vedan do một luật sư mang đến nộp vào ngày 1.9.
Ngày 10/9, sẽ mời Vedan đàm phán việc bồi thường
Hiện Sở TN-MT và Sở NN&PTNT đang hướng dẫn 2 huyện Long Thành, Nhơn Trạch trước ngày 9/9 sẽ thống kê thiệt hại thực tế của từng hộ dân
Đồng Nai sẽ ký nhận tiền bồi thường của Vedan Tiền Phong Online
TP – Chiều 7-9, UBND tỉnh Đồng Nai đã chủ trì cuộc họp đột xuất với Công ty Vedan thống nhất vấn đề ký nhận tiền bồi thường. Hai bên đã nhất trí vào chiều 10-9, UBND tỉnh Đồng Nai, các ngành liên quan và Công ty Vedan sẽ có buổi làm việc để tiếp nhận
Đồng Nai vận động nông dân chấp nhận Vedan bồi thườngĐài Á Châu Tự Do
Đồng Nai thống nhất nhận tiền Vedan bồi thườngNgười Lao Động
Đồng Nai nhận 120 tỷ đồng bồi thường của VedanVietnam Plus
Dân Trí -Hà Nội Mới -Báo Đồng Nai
tất cả 12 bài viết »

Đồng Nai giục nông dân chấp nhận bồi thường của Vedan
Các viên chức tỉnh Đồng Nai thúc giục nông dân chấp nhận tiền bồi thường của công ty Vedan, sau khi 5 ngàn hộ dân bị thiệt hại vì Vedan xả chất thải đã đồng ý nhận tiền bồi thường và rút lại đơn kiện, trong khi 19 hộ còn lại kiên quyết tiến hành vụ kiện.
Vẫn còn có hộ dân muốn kiện Vedan VNMEDIA(6/9/2010)
Mặc dù đã có tới 5000 hộ dân chấp nhận tiền đền bù của Vedan, nhưng hiện vẫn còn 2 hộ dân cương quyết kiện Vedan ra tòa. Như vậy, cho dù đã đồng ý chấp thuận 100% số tiền mà nông dân Đồng Nai yêu cầu bồi thường, nhưng Vedan vẫn chưa thoát khỏi nguy cơ bị kiện…
Không bỏ sót người dân nào bị thiệt hại
TT - Chiều 6-9, giám đốc Sở Tài nguyên – môi trường tỉnh Đồng Nai Lê Viết Hưng cho biết sau khi Hội Nông dân tỉnh xin ý kiến các ngành, quan điểm của sở là tiếp tục vận động những người dân chưa đồng ý rút đơn kiện Vedan, đồng thời rà soát, không bỏ sót người dân nào bị thiệt hại do Vedan mà không được bồi thường.
Phát sinh nhiều hộ dân muốn được bồi thường CafeF
Về mặt nguyên tắc, Vedan chỉ bồi thường cho 839 hộ dân đã có kê khai, có ủy quyền cho các đại diện làm đầu mối thương thảo, đòi bồi thường thiệt hại.
Đồng Nai mời Vedan đàm phán bồi thường
Tỉnh Đồng Nai sẽ đề nghị Vedan sẽ bồi thường cho những hộ dân đã chấp thuận nhận 119,5 tỉ đồng.
- Kiện Vedan để thức tỉnh lương tâm (RFA)
Vẫn bàn đến phương án kiện Vedan Thanh Niên
Hôm qua 1.9, Sở Tài nguyên – Môi trường (TN-MT) Đồng Nai tiếp tục chủ trì cuộc họp với các ban ngành bàn việc bồi thường của Vedan. Báo cáo của Hội Nông dân cho hay, sau khi lấy ý kiến người dân bị thiệt do ô nhiễm tại Long Thành và Nhơn Trạch (hơn
46 hộ dân Đồng Nai quyết kiện VedanNgười Lao Động
Tiếp tục vận động người dân chấp nhận bồi thường của Cty VedanTiền Phong Online
Gần “cạn” thời hiệu khởi kiện VedanVietNamNet
Đài Á Châu Tự Do
tất cả 6 bài viết »
Vụ án Vedan: ô nhiễm trong guồng máy lãnh đạo
Theo lẽ thường tình, một chính phủ do dân lựa chọn và bầu lên công khai, là một tập thể những người có khả năng điều hành và chịu trách nhiệm trước toàn dân về những vấn đề liên quan đến sức khoẻ, an ninh, an toàn của người dân. Thế mà vụ án Vedan kéo dài suốt 10 năm trời đằng đẵng, bây giờ mới đi đến bồi thường thiệt hại chứng tỏ rằng công ty này có một cái ô dù rất chắc che chở trên đầu, đến nay vì lẽ gì đó chiếc dù bị lủng mà bị mất bảo kê, thế thôi. Đại hội ĐCS sắp diễn ra trong một bối cảnh căng thẳng từ trong ra đến ngoài, ai cũng thấy dư luận phản hồi càng ngày càng bực bội, gay gắt hơn, nhiều tiếng nói phê bình thẳng từ trong hàng ngũ đảng viên, cho đến những bác nông dân bị oan khiên, bị đàn áp, trù dập trong bóng tối, những nhà trí thức đấu tranh dân chủ liên tục bị bắt bớ giam cầm, là một trong những yếu tố cho thấy dân tộc Việt Nam muốn đứng lên giành lại quyền sống.
Qua ba bài viết liên tục đó, tôi đã nêu và luôn nhắc lại một câu hỏi quan trọng: rằng “Nhà Nước VN có thật sự làm việc với công ty Vedan để bảo đảm rằng cơ sở sản xuất bột ngọt đã giải quyết dứt điểm vấn đề xử lý chất thải cực độc (có chứa hoá chất cyanure), từ nay dứt khoát không còn gây tác hại ô nhiễm trong môi trường sống xung quanh (đất, nước, không khí)?”. Đây là vấn đề mấu chốt của hiện tại và tương lai, bảo đảm cho đời sống dân cư xung quanh nhà máy. Thế nhưng chưa hề nghe ông Bộ Trưởng Phạm Khôi Nguyên lên tiếng xác nhận điều này trên báo chí truyền thông.
Tôi tự hỏi phải chăng Nhà Nước muốn phủi tay sau khi thành công trong việc dàn xếp đòi bồi thường. Thiết tưởng đây chỉ là cách giải quyết cho những thiệt hại gây ra trong quá khứ, hãy để yên cho các hộ dân nghèo làm việc với những người hiểu biết khoa học kỹ thuật để thẩm định chính xác mức độ thiệt hại. Đọc báo nghe nói các quan chức tỉnh Đồng Nai hãy còn lay hoay trong quá trình thẩm định, khi xưa thì muốn thúc đẩy người dân kiện tụng, nay thì lại muốn ngăn cản họ vì không thể đòi hỏi Vedan trả tiền nhiều hơn. Lúc đầu con số chỉ là 15 tỷ đồng, kỳ kèo mãi Vedan mới chịu nâng lên thành 120 tỷ, Nhà Nước cảm thấy “thế là đủ” nhưng người dân thì cứ đòi nhiều hơn, gấp chục lần (1000 tỷ). Vedan sau cùng đưa ra lời tuyên bố “dứt khoát không tranh luận những gì nằm ngoài ký kết với Nhà Nước”. Sự kiện này chứng tỏ Nhà Nước chỉ biết bàn luận về tiền bạc, phong bì, mà không hề nghĩ gì đến trách nhiệm bảo đảm môi trường sống trong tương lai.
Trên phương diện kỹ thuật, một khi công ty Vedan đăng ký đầu tư xây nhà máy tinh chế bột ngọt trên bờ sông Thị Vải (Đồng Nai) cách đây 15 năm, là họ đã có đầy đủ hồ sơ kỹ thuật trong đó xác định phương pháp vận hành tinh chế bột ngọt, đây chẳng là bí mật gì mới mẻ trên thị trường quốc tế. Vấn đề mấu chốt là quan chức kỹ thuật của Bộ Tài Nguyên Môi Trường có đủ khả năng để kiểm tra thẩm định hồ sơ kỹ thuật của Vedan hay không, ví dụ: hoạ đồ vận hành (FlowSheet), tiêu chuẩn kỹ thuật (Technical Specification), chi tiết kỹ thuật (Data Sheet), thiết kế, thiết bị, nguyên liệu, v.v. Các ông Nhà Nước đã nhắm mắt cho phép Vedan xây dựng nhà máy đi vào sản xuất, đương nhiên khi Vedan gây ra thảm hoạ môi trường thì các ông cũng có một phần trách nhiệm liên đới trong đó. Chúng ta hãy lật lại hồ sơ Bauxite Tây Nguyên thì sẽ hiểu ngay từ khởi đầu nhiều tiếng nói trí thức vang lên chính là muốn cảnh tỉnh Nhà Nước trong bổn phận và trách nhiệm mà họ phải làm, nhưng rốt cuộc Nhà Nước và Quốc Hội vẫn bưng tai bịt mắt.
Đứng trước những thái độ ù lỳ của quan chức Nhà Nước, người dân bắt buộc phải tự đặt câu hỏi: Chính quyền này có thật sự do dân bầu và vì dân mà làm việc không?.
Báo chí VN hay đem sự kiện Vedan ra so sánh với sự cố tràn dầu (vịnh Mexico) của cty BHP bên Hoà Kỳ để ca tụng tài lãnh đạo của Đảng, phát động “chiến tranh nhân dân” tẩy chay sản phẩm Vedan. Tuy nhiên sự so sánh khập khiễng này càng chứng tỏ thế yếu kém rõ rệt của chính quyền VN. Chúng ta thử quan sát kỹ thì thấy:
Tổng Thống B. Obama do toàn dân Hoa Kỳ bầu lên trong một cuộc vận động tranh cử quyết liệt và cam go, cực kỳ tốn kém, nhưng hoàn toàn dân chủ và tự do. Vì thế mà uy tín cuả ông lên rất cao, tuy ông mang giòng máu da đen trong người. Nhờ lòng tin của đại đa số dân chúng Mỹ mà ông đã thực hiện được nhiều cải cách trong nội bộ, từ việc cách chức chủ tịch tập đoàn GM để cứu vãn công nghiệp xe hơi Mỹ, cho đến thành công trong chương trình cải tổ y tế toàn quốc, ông dám quyết định rút quân đội Mỹ ra khỏi vũng lầy Iraq trước hạn kỳ, sau cùng ông đã làm áp lực mạnh để công ty BHP phải giải quyết dứt điểm sự cố tràn dầu, và chủ tịch công ty này phải từ chức sau đó. Dĩ nhiên nước Mỹ vẫn chưa thoát khỏi cơn khủng hoảng tài chính, nhưng nếu không có lòng tin của toàn dân đặt vào lãnh đạo thì nội tình Hoa Kỳ đã rối loạn từ lâu rồi, nguy cơ sụp đổ trước mắt.
Chừng nào lãnh đạo VN mới học được những bài học của xứ người? Bài học của đế quốc Mỹ!
L. Q. T.
Quebec 25-08-2010
Chỉ có 60 người muốn khởi kiện Vedan
28/08/2010 18:08:35- Ngày 28/8, Hội Nông dân (HND) tỉnh Đồng Nai tiếp tục tổ chức phát phiếu lấy ý kiến nông dân tại 2 xã Phước An, Long Thọ huyện Nhơn Trạch.Có 4.984/5044 phiếu đồng ý nhận tiền, 60 người muốn khởi kiện Vedan, đòi bồi thường.
Cuối buổi chiều, HND Đồng Nai đã thống kê được, số phiếu thu về là 2.955 phiếu, trong đó 2.942 phiếu đồng ý nhận số tiền 119,5 tỉ bồi thường của Vedan, chấp nhận rút đơn kiện. Có 8 phiếu để trống và 5 phiếu muốn khởi kiện Vedan. Do đó, mặc nhiên huyện Nhơn Trạch có 13 phiếu muốn khởi kiện Vedan.
Sau khi lấy ý kiến, chỉ có 60 nông dân của tỉnh Đồng Nai muốn khởi kiện Vedan
Sau khi lấy ý kiến, chỉ có 60 nông dân của tỉnh Đồng Nai muốn khởi kiện Vedan
Như vậy, tổng số nông dân được lấy ý kiến lần này là 5.044 phiếu, trong đó có 4.984 phiếu đồng ý nhận tiền, 60 người muốn khởi kiện Vedan, đòi bồi thường.
Dự kiến trong tuần tới, HND sẽ có báo cáo Tỉnh ủy, UBND tỉnh xin ý kiến chỉ đạo để xử lý việc nhận 119,5 tỉ hay khởi kiện Vedan.
Giáng Hương
Nông dân Đồng Nai muốn nhận 120 tỉ của Vedan
Hầu hết đều đồng ý rút đơn khởi kiện và chấp thuận ủy quyền cho HND huyện Long Thành, đứng ra nhận số tiền bồi thường
Đa số nông dân H.Long Thành (Đồng Nai) không kiện Vedan
Hội Nông dân H.Long Thành (Đồng Nai) hôm qua đã phát phiếu lấy ý kiến người dân vụ Vedan. Theo ghi nhận của PV, khi được hỏi khởi kiện hay nhận bồi thường 119,5 tỉ đồng, khoảng 2.000 hộ dân bị thiệt hại do Vedan xả thải đều đồng ý nhận bồi thường, không khởi kiện.
Dân chưa đồng thuận về số tiền bồi thường của Vedan Hà Nội Mới (HNM) – Ngày 27-8, xã Phước Thái và Long Phước (huyện Long Thành) bắt đầu phát phiếu hỏi ý kiến về đề nghị bồi thường gần 120 tỷ đồng của Công ty CPHH Vedan Việt Nam. Có 2.119 đơn được phát ra cho nông dân hai xã, trong đó chỉ có 5 đơn không chấp nhận Đa số nông dân H.Long Thành (Đồng Nai) không kiện VedanThanh Niên Đồng Nai: Đa số người dân đồng ý không kiện VedanSài gòn Giải Phóng Nhân Dân -VietNamNet -Lao động tất cả 11 bài viết »
Đồng Nai: Đã có 6 người dân không đồng ý mức bồi thường của Vedan Thứ Sáu, 27/08/2010, 20:37 (GMT+7) Ngày đầu tiên hỏi ý dân về vụ Vedan bồi thường 120 tỷ: Đồng Nai: Đã có 6 người dân không đồng ý mức bồi thường của Vedan TTO – Sáng 27-8, Hội Nông dân tỉnh Đồng Nai phối hợp cùng UBND huyện Long Thành phát phiếu lấy ý kiến nông dân ở xã Phước Thái, Long Phước về việc Vedan bồi thường gần 120 tỉ. Phiếu được gửi đến người dân có nội dung đồng ý, không đồng ý số tiền gần 120 tỉ và việc ủy quyền hay không ủy quyền cho Hội Nông dân đứng ra nhận tiền. Đa số người dân nhận phiếu lấy ý kiến chỉ đánh dấu vào và trả lại nơi phát phiếu. Sau đó, đại diện Hội Nông dân tỉnh và các cơ quan đoàn thể ở mỗi xã cùng nhau kiểm phiếu thống kê. Người dân bị thiệt hại do ô nhiễm ở xã Phước Thái huyện Long Thành ghi ý kiến của mình Ông Trần Văn Quang, phó chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Đồng Nai cho biết: “Qua kiểm tra phiếu cho thấy hầu hết người dân đều đồng ý với mức bồi thường gần 120 tỉ của Vedan đưa ra”. Theo ông Quang, ngày đầu tiên có 2.087 phiếu được người dân ở xã Phước Thái, Long Phước tiếp nhận và trả lại cho bộ phận thống kê, trong đó chỉ có 6 người dân không đồng ý với mức bồi thường của Vedan và quyết tâm kiện. Sau khi lấy ý kiến, hội nông dân sẽ tiếp tục rà lại danh sách xác định các hộ có thiệt hại để làm cơ sở bồi thường. Đồng thời thẩm tra lại các hộ có thiệt hại thực tế do ô nhiễm nguồn nước sông Thị Vải bị sót để đưa vào danh sách. Trả lời phóng viên Tuổi Trẻ việc có những hộ không đồng ý mức bồi thường trong khi Vedan chỉ chấp nhận chi tiền khi không có ai kiện, ông Trần Văn Quang cho hay sau khi phát phiếu lấy ý kiến ở hai xã Phước An, Long Thọ của huyện Nhơn Trạch, hội sẽ đề xuất với tỉnh làm việc với Vedan tìm hướng giải quyết các trường hợp vẫn kiện Vedan.
- Cựu Chánh tòa Đinh Văn Quế: Tỉnh Đồng Nai có thể kiện Vedan ra tòa (Tuần VN).
Đồng Nai phát phiếu lấy ý kiến người dân vụ Vedan Thanh Niên Theo dự kiến, hôm nay 27.8, Hội Nông dân huyện Long Thành (Đồng Nai) tiến hành phát khoảng 2.000 phiếu lấy ý kiến nông dân tại xã Phước Thái và Long Phước bị thiệt hại do Vedan xả thải. Nội dung lấy ý kiến bao gồm đồng ý hay không đồng ý số tiền bồi Đồng Nai lấy ý kiến dân đòi Vedan bồi thườngNgười Lao Động Vụ Vedan: Đồng Nai phát phiếu hỏi ý kiến dânHà Nội Mới Phát 6.000 phiếu hỏi ý dân nhận 120 tỉ hay kiện Vedan VNLao độngtất cả 9 bài viết »
Vào vùng tâm bão Nghi Xuân Thanh Niên (TNO) Sau cơn bão số 3, huyện Nghi Xuân chịu thiệt hại nặng nhất tỉnh Hà Tĩnh. Thống kê có 78 căn nhà bị sập hoàn toàn, gần 7.000 căn bị tốc mái, 80% hoa màu bị hư hại, đường dây điện cao thế bị tê liệt, hàng trăm cây cối bị gãy đôi, cột ăng ten Đài Ngỡ ngàng trước “binh đoàn xe bò” dọn bãoDân Trí Hà Tĩnh dạy HS bài học đầu tiên là… “chống bão”VietNamNet Dư âm kinh hoàng nơi bão đi quaDân Trítất cả 4 bài viết » Trung Quốc đứng đầu thế giới về thủy điện
Nhà máy thủy điện Tiểu Loan có công suất thiết kế 4,2 triệu kW, với tổng vốn đầu tư 40 tỷ NDT (gần 6 tỷ USD.
- TTXVN đổ tại tình trạng Nước trên hệ thống sông toàn quốc đang cạn kiệt hoàn toàn là “do những biến đổi khí hậu bởi hiện tượng El Nino” chớ không hề nói tới thủy điện, nạn phá rừng bừa bãi v.v.. – Khởi đầu với chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng (thiennhien.net) - Viết tiếp về việc phá rừng ở Vườn quốc gia Yôk Đôn: Vào rừng mới thấy đau lòng (LĐộng) - Thủy điện: Làm ăn kiểu ấy, chết dân ! (blog Mạnh Quân/SGTT) – Đà Nẵng: Ngư dân phản đối Dự án lấn biển Đa Phước (GDTĐ) – Bã thải Bauxit và tác động môi trường (VNN)
“Thế giới ngầm“ Tung Kuang: Thủ đoạn tinh vi, hậu quả nghiêm trọng (VnMedia) – Dùng đường ống ngầm đi sâu trong lòng đất để xả ra môi trường hàng trăm m3 nước thải chứa hóa chất độc hại ra sông Ghẽ (chảy ra sông Hồng) mỗi ngày, thủ đoạn của Tung Kuang được đánh giá là hết sức tinh vi. Nguy hiểm hơn, thứ nước độc hại của dòng sông này đang được nhà máy nước ngay cạnh đó lắng lọc rồi cung cấp cho người dân…
Vào ngày 14/04/2010 báo Sài Gòn Tiếp Thị đưa tin Cục cảnh sát môi trường phát hiện công ty Tung Kuang (Đài Loan) đổ trộm nước thải độc hại chưa qua xử lý xuống sông Cầu Ghẽ, Hải Dương. Phó tổng giám giám đốc công ty Tung Kuang nói rằng không biết gì về hệ thống xả trộm nước thải này, nhưng thừa nhận những vi phạm và hứa sẽ tuân thủ và hợp tác với cơ quan điều tra, song Tung Kuang cũng tỏ thái độ bất hợp tác khi bị yêu cầu cung cấp sơ đồ thiết kế hệ thống nước thải. Tung Kuang đi vào hoạt động từ năm 2003 và lãnh đạo Tung Kuang từng tuyên bố nhà máy được ứng dụng công nghệ xử lý chất thải hiện đại nhất miền Bắc. Tung Khuan thừa nhận sai phạm
TT – Ngày 15-4, Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường (C36), Bộ Công an làm việc với lãnh đạo Công ty cổ phần công nghiệp Tung Kuang (Đài Loan) về hành vi xả trộm nước thải độc hại không qua xử lý theo đường ống ngầm ra môi trường tại nhà máy sản xuất khung nhôm định hình.
Vụ Tung Kuang: Đình chỉ hoạt động và buộc xin lỗi dân
(VnMedia) – Hôm nay 21/4, Ủy ban Nhân dân tỉnh Hải Dương, Thanh tra Tổng cục Môi trường và các cơ quan liên quan đã có cuộc họp. Theo đó, các ý kiến đều thống nhất cần đình chỉ những hoạt động sản xuất liên quan đến xả nước thải của công ty Tung Kuang… Đặc biệt, Tung Kuang còn bị đề nghị phải chính thức xin lỗi ngưòi dân vì hành vi xả trộmnước thải, gây ô nhiễm môi trường. Vì thế, ngay trong sáng nay, phó Tổng Giám đốc Tung Kuang, ông Hsu Chih Cheng đã chính thức có lời xin lỗi nhân dân xã Cẩm Phúc (huyện Cẩm Giàng) và tỉnh Hải Dương về sự việc sai phạm của Chi nhánh Công ty tại Hải Dương. Đồng thời, lãnh đạo Tung Kuang cũng hứa sẽ phối hợp với các cơ quan Việt Nam để xử lý và giải quyết triệt để vấn đề này.Trong những năm qua, công ty Tung Kuang đã cố tình xây dựng và vận hành hệ thống đường cống ngầm để xả trộm một lượng lớn nước thải độc hại chứa nhiều loại hóa chất và kim loại chưa qua xử lý ra môi trường. Việc làm này đã gây bức xúc trong dư luận nhân dân xã Cẩm Phúc, huyện Cẩm Giàng, Tỉnh Hải Dương. Nhiều ý kiến cho rằng, do vụ Vedan đến nay vẫn chưa được giải quyết triệt để nên mới có hiện tượng “nhờn” thuốc, coi thường pháp luật như công ty Tung Kuang. Theo một nguồn tin riêng của VnMedia, trong đầu tuần tới, các cơ quan liên quan sẽ phối hợp với Cục Cảnh sát môi trường để họp bàn, xem xét mức độ vi phạm của Tung Kuang để quyết định chỉ phạt hành chính hay khởi tố vụ án. VnMedia sẽ tiếp tục thông tin đến bạn đọc diễn biến tiếp theo của vụ việc.
Đình chỉ hoạt động Tung Kuang tại Hải Dương
UBND tỉnh Hải Dương vừa ra quyết định đình chỉ tạm thời hoạt động sản xuất nhà máy của Tung Kuang tại Hải Dương
Việc phát triển thủy điện trên sông Đồng Nai với mức độ dày đặc có thể khiến con sông nội sinh lớn nhất Việt Nam thực sự lâm vào tình trạnh báo động đỏ.
Khai thác vàng trái phép trên núi Pa Phay (Hà Giang) vẫn chưa dừng VOV
Dù đã có 4 người chết, 1 người bị thương nặng do sập hầm nhưng tình trạng khai thác vàng trái phép ở đây vẫn diễn ra, bất chấp cảnh báo về nguy cơ sập hầm, ảnh hưởng đến tính mạng.
Nước mắt ở mỏ đá Hồng Lĩnh Bee
Mặc dù, tai nạn mỏ đá ở Hồng Lĩnh – Hà Tĩnh đang trên mức báo động, năm nào cũng có người bị chết vì sự thiếu an toàn lao động.
Cần ngăn chặn tình trạng phá điều ở Bình Phước VOV
Sau Lễ hội Quả điều vàng Việt Nam-Bình Phước 2010, nhiều người trồng điều tại Bình Phước đang phá bỏ điều để thay thế bằng những cây khác có giá trị kinh tế cao hơn. Đổi rừng lấy… cao su? VOV
Bài học phát triển nóng cà phê, hồ tiêu, điều, mía đường, quế, dứa, sắn… chạy theo lợi ích kinh tế trước mắt của những năm trước đây, đến nay vẫn còn để lại hậu quả nhiều địa phương chưa khắc phục xong. Liệu cây cao su có lặp lại “vết xe đổ” của các loại “cây vàng” trước đó?

Tổng số lượt xem trang