-Thịt heo độc gây thần kinh, mục xương xuất hiện quanh TP.HCM
Thịt lợn tiêm thuốc ngủ trước khi giết mổ chắc chắn tồn đọng chất độc. Người ăn loại thịt này thường xuyên sẽ hỏng thận, hại thần kinh, mục xương...
Quảng trường đi bộ đầu tiên ở Việt Nam lung linh sắc màu về đêm
Thịt heo độc gây thần kinh, mục xương xuất hiện quanh TP.HCM---
-
-Cảnh báo thịt lợn siêu nạc có chứa chất độc
Theo bà Bàng, tình hình này thường xảy ra tại các thành phố nhỏ và đặc biệt là các vùng nông thôn.
Theo các nhà khoa học, chất Clenbuterol (thường hay gọi là "bột thịt nạc") là chất nhằm giúp tăng việc đốt cháy mỡ và phát triển cơ. Ngoài ngành chăn nuôi, chất này còn là loại doping được ưa thích trong giới vận động viên và nằm trong danh sách cấm của các liên đoàn thể thao thế giới.
Giới y khoa cảnh báo Clenbuterol rất nguy hiểm đối với sức khỏe. Nếu ăn phải có thể gây ngộ độc cấp với các triệu chứng: run cơ, đau tim, tim đập nhanh, tăng huyết áp, choáng váng, thậm chí tử vong. Chất độc thường tập trung trong nội tạng của gia súc như gan, cật,…
Mẫn Chi (theo AP)
-Cảnh báo gạo làm từ… nhựa (21/01)
Thịt lợn tiêm thuốc ngủ trước khi giết mổ chắc chắn tồn đọng chất độc. Người ăn loại thịt này thường xuyên sẽ hỏng thận, hại thần kinh, mục xương...
Hàng loạt vụ việc tiêm thuốc an thần và bơm nước vào bụng lợn trước khi đem bán bị phát hiện khiến người dân hoang mang, lo sợ. Mới đây nhất, Công an TP Biên Hòa (Đồng Nai) và Chi cục Thú y Biên Hòa bắt quả tang một cơ sở bơm nước vào bụng lợn đã được tiêm thuốc ngủ trước khi bơm nước.
Theo cơ quan chức năng, loại thuốc thường được tiêm vào lợn trước khi đem bán thịt có tên Prozil 20 ml, Prozil fort, có tác dụng an thần, giảm đau, chống co giật. Thuốc này tác động lên hệ thần kinh trung ương, chống các chứng co giật, an thần, giảm đau khi đẻ, mổ, thiến hoạn lợn. Nó cũng có tác dụng chống sốc, chống stress cho lợn nái quậy phá trong khi sinh. Thuốc an thần Prozil là loại thuốc dùng chữa bệnh cho động vật, chỉ sử dụng theo chỉ định của bác sĩ.
Người tiêu dùng lo sợ, không biết điều gì sẽ xảy ra nếu ăn nhầm phải thịt con lợn đã được tiêm thuốc này. Tiến sĩ dược khoa Nguyễn Hữu Đức, ĐH Y TP HCM, cho biết: "Hiện nay nhiều người chăn nuôi tiêm Prozil (acepromazine) cho lợn thịt nhằm mục đích an thần cho chúng trước khi giết mổ, để lợn không bị kích động, giẫy giụa la hét trong quá trình vận chuyển đến lò mổ, gây sụt cân, bầm dập làm giảm giá".
Theo ông Đức, đây là việc làm hết sức nguy hiểm, bởi bất cứ loại thuốc nào cũng có khả năng tích lũy trong cơ thể sống và gây hại. Đặc biệt, nhiều loại thuốc an thần có thời gian tồn đọng trong cơ thể rất dài. Prozil là tên biệt dược của acepromazine. Hoạt chất acepromazine có thể gây các phản ứng có hại, trong đó có tác dụng gây hạ huyết áp trầm trọng vì làm giãn mạch ngoại biên nếu sử dụng liều cao hoặc quá liều.
Tiến sĩ Nguyễn Hữu Đức khẳng định, nếu người chăn nuôi tiêm thuốc an thần cho lợn trước khi giết mổ, chắc chắn thuốc còn tồn đọng trong thịt và người ăn thịt này sẽ bị nhiễm độc.
"Điều đáng lo ngại hơn là liều lượng thuốc an thần được tiêm vào cơ thể lợn không thể kiểm soát. Nếu lợn bị tiêm thuốc an thần quá liều, thuốc càng trở thành chất độc, dẫn tới nguy hiểm cho sức khỏe người tiêu dùng".
Cũng liên quan tới vấn đề này, một số chuyên gia chống độc cho biết, nếu dư lượng thuốc chưa được lợn đào thải hết, khi người ăn phải loại thịt lợn này, dư lượng thuốc sẽ xâm nhập cơ thể, gây rối loạn tiêu hóa. Người liên tục ăn phải thịt lợn có thuốc an thần sẽ mắc các bệnh về thận, thần kinh...
Đặc biệt, trẻ em ăn phải thịt lợn tiêm thuốc an thần sẽ chịu ảnh hướng rất lớn vì trẻ hấp thụ thực phẩm rất nhanh, nên hấp thụ thuốc rất nhanh. Lượng chất độc được hấp thụ vào cơ thể nếu lớn sẽ khiến trẻ bị nhiễm độc dẫn đến rối loạn giấc ngủ, đần độn, quấy khóc.
Bác sĩ thú y Nguyễn Thị Lương, phụ trách Phòng khám thú y Bích Lương (Hồ Tùng Mậu, Từ Liêm, Hà Nội), cũng từng trả lời trên báo chí: Loại thuốc an thần được dùng tiêm vào lợn trước khi thịt khi tích tụ trong người sẽ làm hại thận, thần kinh, gây ra các hội chứng đãng trí, run tay chân, thậm chí có thể bị hỏng xương như mục xương. Người ăn thịt lợn bị tiêm thuốc an thần Prozil tích lũy lâu ngày sẽ đãng trí, lờ đờ, mệt mỏi, run tay, trầm uất và mất ngủ.
Ngày 19/4/2015, Đội cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường Công an TP Biên Hòa (Đồng Nai) cho biết vừa phối hợp với Chi cục Thú y TP Biên Hòa bắt quả tang một cơ sở bơm nước vào bụng heo đã được tiêm thuốc ngủ trước khi đưa đi tiêu thụ. Tối 18/4/2015, lực lượng liên ngành ập vào cơ sở kinh doanh tại số 563, tổ 9, ấp 3, xã An Hòa, TP Biên Hòa, do ông Phan Văn Vui (46 tuổi, ngụ xã An Hòa) làm chủ, phát hiện năm thanh niên đang bơm nước vào bụng heo.Thời điểm bị kiểm tra, có tổng cộng 120 con heo, nhiều con nằm bất động dưới nền nhà. Trong số đó, 30 con heo đã bị bơm nước xong chuẩn bị được đưa đi tiêu thụ.
Trước đó ngày 27/10/2014, Đoàn kiểm tra liên ngành TP.Biên Hòa (Đồng Nai) đã bất ngờ kiểm tra cơ sở chăn nuôi của ông Vũ Xuân Hải, ngụ tại tổ 31, khu phố 7, phường Long Bình, TP.Biên Hòa. Đoàn đã bắt quả tang cơ sở này đang tổ chức bơm nước vào bụng heo trước khi đưa đi tiêu thụ. Tại hiện trường, 9 người đang tham gia bơm nước cho hơn 200 con heo thịt, trong đó 42 con đã được bơm nước.Các đối tượng này chích thuốc cho heo ngủ rồi dùng nguồn nước giếng khoan ngay tại khu chăn nuôi bơm vào bụng heo.
Theo kienthuc.net.vn
Quảng trường đi bộ đầu tiên ở Việt Nam lung linh sắc màu về đêm
Thịt heo độc gây thần kinh, mục xương xuất hiện quanh TP.HCM---
-
-Cảnh báo thịt lợn siêu nạc có chứa chất độc
Mặc dù Trung Quốc vô cùng nghiêm khắc trong việc sử dụng chất Clenbuterol vào thức ăn gia súc nhưng các chuyên gia về nông nghiệp và thực phẩm cho rằng tình trạng này hiện vẫn đang lan rộng.
“Đây là một vấn đề rất lớn. Khá ít thông tin về chuyện này được công khai nên nhiều người nghĩ nó không nghiêm trọng”- Bà Bàng Trân Quân, chuyên gia phân tích cao cấp tại chi nhánh Trung Quốc của Ngân hàng Rabobank phát biểu trên AP hôm 24/1.Theo bà Bàng, tình hình này thường xảy ra tại các thành phố nhỏ và đặc biệt là các vùng nông thôn.
Thịt chứa chất Clenbuterol nếu ăn phải có thể gây ngộ độc cấp với các triệu chứng: run cơ, đau tim, tim đập nhanh, tăng huyết áp, choáng váng, thậm chí tử vong (ảnh minh họa: khoahoc) |
Giới y khoa cảnh báo Clenbuterol rất nguy hiểm đối với sức khỏe. Nếu ăn phải có thể gây ngộ độc cấp với các triệu chứng: run cơ, đau tim, tim đập nhanh, tăng huyết áp, choáng váng, thậm chí tử vong. Chất độc thường tập trung trong nội tạng của gia súc như gan, cật,…
Trong tình trạng hiện nay, khi mà người tiêu dùng ngần ngại và cố gắng tránh xa những thực phẩm có nhiều mỡ thì vô hình chung đã đẩy các thực phẩm siêu nạc bán chạy. Và như thế, việc cố gắng tạo ra những sản phẩm càng ít mỡ càng tốt lại trở lên phổ biến. Và việc sử dụng "bột thịt nạc" mang lại lợi ích kinh tế vô cùng lớn cho giới kinh doanh.
"Trong tình hình người tiêu dùng ngày càng ngần ngại trước các loại thức ăn nhiều dầu mỡ, các khối thịt có lớp nạc sát da, mỡ mỏng dính bán rất chạy. Đó là lý do nhiều người bán đòi thịt chứa Clenbuterol từ các nông trại”- Ôn Bằng, biên tập trang tiếng Hoa của website The Pig Site chuyên về ngành thịt heo thế giới, nhận định.
Ông Bằng cũng cho biết thêm, không chỉ có thịt heo, thịt bò và cả thịt rắn cũng nhiễm Clenbuterol.
Theo thống kê của các cơ quan y tế Trung Quốc cho hay năm ngoái, 13 người phải nhập viện do ăn thịt rắn chứa “bột thịt nạc” ở Thâm Quyến. Tháng 2/2009, 70 người đổ bệnh vì lòng heo bẩn tại Quảng Châu. Trước đó, 300 người nhập viện tại Thượng Hải.
"Trong tình hình người tiêu dùng ngày càng ngần ngại trước các loại thức ăn nhiều dầu mỡ, các khối thịt có lớp nạc sát da, mỡ mỏng dính bán rất chạy. Đó là lý do nhiều người bán đòi thịt chứa Clenbuterol từ các nông trại”- Ôn Bằng, biên tập trang tiếng Hoa của website The Pig Site chuyên về ngành thịt heo thế giới, nhận định.
Ông Bằng cũng cho biết thêm, không chỉ có thịt heo, thịt bò và cả thịt rắn cũng nhiễm Clenbuterol.
Theo thống kê của các cơ quan y tế Trung Quốc cho hay năm ngoái, 13 người phải nhập viện do ăn thịt rắn chứa “bột thịt nạc” ở Thâm Quyến. Tháng 2/2009, 70 người đổ bệnh vì lòng heo bẩn tại Quảng Châu. Trước đó, 300 người nhập viện tại Thượng Hải.
Mẫn Chi (theo AP)
-Cảnh báo gạo làm từ… nhựa (21/01)
TTO - Ngày 20-1, Tuần báo Hong Kong cho biết có một loại gạo giả làm từ khoai lang, khoai tây, nhựa tổng hợp độc hại đã được bày bán ở thị trường thành phố Thái Nguyên - thủ phủ tỉnh Sơn Tây.
Tuần báo Hong Kong tại Hong Kong trích nguồn truyền thông Singapore cho biết hỗn hợp trên được tạo hình giống như hạt gạo. Đáng sợ nhất là các loại bột khoai tây và khoai lang được kết dính thành “hạt gạo” bằng loại nhựa resin độc hại cho sức khỏe người tiêu dùng.
“Gạo này tất nhiên là khác gạo thường vì nó rất cứng ngay cả khi đã được nấu”, một chuyên gia thực phẩm cho biết.
Một nhà hàng Trung Quốc cảnh báo nếu ai ăn phải lượng “gạo nhựa” tương đương ba bát cơm, họ đã cho vào bụng một túi nilông.
Trong khi đó, giới thương nhân cho rằng vì “gạo nhựa” rất rẻ nên có khả năng nhiều người hám lợi vẫn bán với khối lượng lớn dưới hình thức trộn cùng gạo thật.
Trước đó, truyền hình Trung Quốc từng cảnh báo một công ty ở Tây An, cũng thuộc tỉnh Sơn Tây, đã sản xuất gạo nhái một loại gạo nổi tiếng thơm ngon ở đây bằng cách thêm hương liệu hóa chất.
Hồi tháng 8-2010, tờ Nhật báo Thượng Hải cũng đưa tin Thái Lan tuyên bố điều tra một loại gạo nhái gạo thơm Thái Lan được bán ở Trung Quốc. Quan chức Đại sứ quán Thái Lan cho biết 90% gạo Thái là hàng Trung Quốc làm giả và được sản xuất chủ yếu ở tỉnh Giang Tây. Hai loại gạo này nhìn bề ngoài không phân được nếu chưa nấu.
PHAN ANH
Hàng nông sản, và giờ đây là gạo giả Trung Quốc trở thành nỗi ám ảnh cho người tiêu dùng - Ảnh: Green Peace |
“Gạo này tất nhiên là khác gạo thường vì nó rất cứng ngay cả khi đã được nấu”, một chuyên gia thực phẩm cho biết.
Một nhà hàng Trung Quốc cảnh báo nếu ai ăn phải lượng “gạo nhựa” tương đương ba bát cơm, họ đã cho vào bụng một túi nilông.
Trong khi đó, giới thương nhân cho rằng vì “gạo nhựa” rất rẻ nên có khả năng nhiều người hám lợi vẫn bán với khối lượng lớn dưới hình thức trộn cùng gạo thật.
Trước đó, truyền hình Trung Quốc từng cảnh báo một công ty ở Tây An, cũng thuộc tỉnh Sơn Tây, đã sản xuất gạo nhái một loại gạo nổi tiếng thơm ngon ở đây bằng cách thêm hương liệu hóa chất.
Hồi tháng 8-2010, tờ Nhật báo Thượng Hải cũng đưa tin Thái Lan tuyên bố điều tra một loại gạo nhái gạo thơm Thái Lan được bán ở Trung Quốc. Quan chức Đại sứ quán Thái Lan cho biết 90% gạo Thái là hàng Trung Quốc làm giả và được sản xuất chủ yếu ở tỉnh Giang Tây. Hai loại gạo này nhìn bề ngoài không phân được nếu chưa nấu.
PHAN ANH