Thứ Ba, 21 tháng 4, 2015

Metro Việt Nam bị truy thu thuế hơn 500 tỷ đồng

-Metro Việt Nam bị truy thu thuế hơn 500 tỷ đồng
21/04/2015
Sau 2 tháng thanh tra, ngành tài chính đã phát hiện nhiều vi phạm tại Công ty TNHH METRO Cash & Carry VietNam (Metro Việt Nam), yêu cầu xử lý, truy thu nộp vào ngân sách Nhà nước 507 tỷ đồng.
Trao đổi với phóng viên Thanh Nien online sáng nay 21/4, Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế Bùi Văn Nam cho biết ,đoàn thanh tra của cơ quan này vừa hoàn tất kết luận thanh tra tại Công ty TNHH METRO Cash & Carry VietNam (Metro Việt Nam), xác định có nhiều vi phạm. Đợt thanh tra này kéo dài hơn 2 tháng với các nội dung thanh tra về việc chấp hành pháp luật về chính sách thuế, trong đó tập trung làm rõ có hay không dấu hiệu chuyển giá, trốn thuế.
  Ảnh minh họa
  Metro vi phạm nhiều quy định về thuế tại Việt Nam
Theo ông Nam, lực lượng thanh tra của Tổng cục đã phát hiện nhiều vi phạm tại doanh nghiệp này và yêu cầu xử lý, truy thu cho ngân sách nhà nước hơn 500 tỉ đồng. Trong đó, có tiền giảm lỗ, truy thu thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng (VAT)…

Metro hoạt động tại Việt Nam từ năm 2002 với số vốn đầu tư ban đầu 78 triệu USD. Sau 12 năm, doanh thu tại Việt Nam tăng gấp 24 lần nhưng doanh nghiệp liên tục báo lỗ, với lý do doanh thu chưa bù đắp giá vốn hàng mua và chi phí bỏ ra. Theo cơ quan thuế, Metro chưa từng nộp thuế thu nhập doanh nghiệp, và chỉ báo lãi duy nhất năm 2010 (116 tỷ đồng).

Tháng 8/2014, Tập đoàn Metro thông báo kế hoạch bán lại Metro Việt Nam của Thái Lan với giá 800 triệu USD. Đến nay, thương vụ vẫn chưa ngã ngũ.

Ngoài Metro, cuối năm 2014, cơ quan thuế cũng cho biết sẽ tiến hành thanh tra một loạt các doanh nghiệp FDI có dấu hiệu chuyển giá.


>> 
Xử phạt Metro Thăng Long bán mực ống nhiễm khuẩn 
>> Cổ đông tập đoàn của tỉ phú Thái từ chối mua METRO Việt Nam 
>> Thanh tra 19 điểm kinh doanh của Metro 

-Metro liên tục bị lỗ từ khi thành lập
Kể từ khi thành lập năm 2001, Metro Cash&Carry chỉ có lãi năm 2010 nhưng chuyển lỗ từ các năm khác nên vẫn chưa nộp thuế thu nhập. Không chỉ Coca Cola Việt Nam thua lỗ không đóng thuế, Công ty trách nhiệm hữu hạn Metro Cash & Carry Việt Nam (Metro), sau 11 năm mở rộng đến 19 trung tâm bán sỉ trên cả nước nhưng do lỗ nên đến nay cũng không nộp thuế thu nhập doanh nghiệp.

Nhiều năm trước, Cục Thuế TPHCM đã liệt Metro vào “danh sách đen” do lỗ từ năm này qua năm khác.

Metro lỗ do mở rộng đầu tưTheo thống kê của Cục Thuế TPHCM, dù doanh thu tăng liên tục qua các năm nhưng kết quả kinh doanh của công ty này lỗ triền miên. Cụ thể, năm 2007 doanh thu đạt hơn 6.607 tỉ đồng, nhưng số lỗ là 157 tỉ đồng. Năm 2008 doanh thu vọt lên 8.175 tỉ đồng, số lỗ lên đến hơn 190 tỉ đồng. Năm 2009 doanh thu đạt 8.728 tỉ đồng, số lỗ cũng rất ấn tượng: 160 tỉ đồng.
Từ khi thành lập (2001) đến nay, chỉ duy nhất năm 2010 công ty này khai có lãi 116 tỉ đồng, nhưng do được chuyển lỗ của những năm trước đó nên đến nay doanh nghiệp này cũng chưa đóng một đồng thuế thu nhập doanh nghiệp nào. Đến năm 2011 Metro lại khai lỗ 89 tỉ đồng.
Bà Trần Thị Lệ Nga, cục phó Cục Thuế TPHCM, phân tích lý do khiến doanh nghiệp này thua lỗ kéo dài là do phải tập trung mở rộng đầu tư. “Theo đề án của Metro ngay từ khi thành lập thì doanh nghiệp này sẽ xây dựng 20 trung tâm bán sỉ trên cả nước. Tiến độ xây dựng rất gấp rút, đặc biệt những năm gần đây có năm Metro mở mới đến hai trung tâm. Tính đến hết năm 2012 Metro đã có 19 trung tâm bán sỉ trên cả nước” - bà Nga cho biết.
Cũng theo bà Nga, khi được cơ quan thuế mời lên làm việc, doanh nghiệp này trình bày rằng chi phí để đầu tư một trung tâm bán sỉ rất lớn, tương đương 300-400 tỉ đồng, bao gồm chi phí đầu tư cho trang thiết bị, tiền thuê đất, đền bù, giải tỏa, quản lý...
“Metro giải thích những năm gần đây do số lượng siêu thị mở mới quá nhiều, cạnh tranh gay gắt nên phải mất trung bình ba năm kể từ khi thành lập mới có lãi. Nhưng khi chi nhánh thành lập trước có lãi phải choàng gánh cho trung tâm thành lập sau. Hơn nữa do tiến độ đầu tư gấp rút, do vậy các trung tâm mở trước choàng gánh không nổi cho trung tâm sau dẫn đến tình trạng thua lỗ kéo dài” - bà Nga kể lại.
Metro cũng nói rằng việc liên tục đầu tư mở rộng đã nằm trong đề án từ khi thành lập, hơn nữa thời gian rất gấp rút vì giấy phép hoạt động của Metro chỉ có 50 năm. Trong giấy phép hoạt động cũng ghi rõ rằng Metro được cấp phép hoạt động theo từng giai đoạn cho đến khi xây dựng hoàn chỉnh. Do vậy những năm qua doanh nghiệp này cứ đầu tư gối đầu, đầu tiên mở Metro Bình Phú (quận 6, TP.HCM), năm đầu tiên mở cửa trung tâm này lỗ, năm sau đó có lời. Vừa có lời lại mở Metro An Phú (quận 2), năm 2004 lại mở Metro Hà Nội. Đến năm 2005 Metro Cần Thơ ra đời. Năm 2006 đến lượt Metro Hải Phòng. Cá biệt năm 2007 nơi này cho ra đời hai trung tâm bán sỉ ở Đồng Nai và Hà Nội.

Đầu tư bằng vốn đi vay
Do nhiều năm thua lỗ, đến nay Metro Cash & Carry Việt Nam đã lỗ lũy kế 598 tỉ đồng, sau khi chuyển lỗ qua các năm thì đến năm 2012 số lỗ còn 254 tỉ đồng trên tổng vốn đầu tư ban đầu là 78 triệu USD. Do thua lỗ kéo dài nên thời gian qua doanh nghiệp này mới chỉ nộp thuế giá trị gia tăng, môn bài, tiền thuê đất, thuế nhà thầu. Còn thuế thu nhập doanh nghiệp cơ quan thuế chưa thu được đồng nào. Theo bà Nga, năm 2010 Tổng cục Thuế đã thành lập đoàn đi kiểm tra tại Metro, kết quả cho thấy kê khai đầy đủ, bán hàng có xuất hóa đơn, có thuế nhà thầu, riêng thuế thu nhập doanh nghiệp còn lỗ.
Trả lời câu hỏi liên tục thua lỗ như vậy thì vốn ở đâu để doanh nghiệp này tiếp tục đầu tư mở rộng trong khi chi phí đầu tư một trung tâm bán sỉ không hề nhỏ, lãnh đạo Cục Thuế TPHCM cho biết Metro Cash & Carry Việt Nam giải trình rằng việc đầu tư dựa trên nguồn vốn vay từ một ngân hàng châu Âu và một tổ chức tài chính của Đức.
Về nghi án kê đội giá trang thiết bị để nâng khống vốn đầu tư, Cục Thuế TPHCM cho biết việc nhập thiết bị lạnh Metro ký hợp đồng trực tiếp với một đối tác ở Hong Kong, Singapore chứ không thông qua công ty mẹ và cũng không nhập khẩu từ công ty mẹ. Riêng việc có giao dịch liên kết với những đối tác này hay không thì Cục Thuế sẽ kiểm tra lại.
Theo Tuổi trẻ

 
‘Tỏ mặt’ ông lớn ngoại ‘hậu thuẫn’ các doanh nghiệp Việt Nam (TP 10-12-12)

Nhiều người sẽ phải bất ngờ, khi các "ông lớn" đứng sau cổ đông lớn của một số doanh nghiệp Việt Nam lại là những doanh nghiệp "có máu mặt" ở nước ngoài.
Fraser&Neave - cổ đông ngoại lớn nhất của Vinamilk
Đó tập đoàn đồ uống lớn nhất Singapore và là một đại gia bất động sản "có máu mặt" do ông Lý Hiển Dương (Lee Hsien Yang), con trai cựu Thủ tướng Singapore Lý Quang Diệu và em trai đương kim Thủ tướng Lý Hiển Long, làm Chủ tịch.

Em trai đương kim Thủ tướng Singapore là Chủ tịch Fraser&Neave
Em trai đương kim Thủ tướng Singapore là Chủ tịch Fraser&Neave.
 


Fraser&Neave (F&N) thông qua công ty con F&N Dairy Investment đầu tư vào Việt Nam từ rất sớm. Với 700 tỷ đồng đầu tư ban đầu, qua 7 năm, công ty đã thu về gần 650 tỷ đồng tiền cổ tức và nay thì giá trị lượng cổ phiếu này có thị giá gần 7.000 tỷ đồng. Với 9,53% cổ phần, F&N là cổ đông nước ngoài lớn nhất của Vinamilk.
Fraser&Neave cùng với Heineken mỗi bên đang nắm tới 40% cổ phần của Asia Pacific Breweries (APB) - công ty đang sản xuất các loại bia mang thương hiệu Tiger, Heineken, Anchor… tại khu vực Đông Nam Á. Tại thị trường Việt Nam, APB nắm 70% cổ phần của Công ty Nhà máy bia Việt Nam (VBL).
Không chỉ là đại gia trong lĩnh vực thực phẩm và đồ uống, Fraser&Neave còn được biết đến là một đại gia bất động sản với các dự án bất động sản trải từ London, Paris, Dubai tới Singapore. Trong đó, đáng chú ý phải kể tới trung tâm mua sắm Centrepoint thuộc khu Orchad Road tại Singapore hay khu dân cư Riverside bên bờ sông Thames tại Anh.
Richard Chandler - tỷ phú đứng sau cổ đông lớn nhất của FPT
Ông là Richard Chandler - người đứng đầu Richard Chandler Corporation (Singapore) - tập đoàn sở hữu Orchid Fund, cổ đông lớn nhất của FPT với tỷ lệ 9,8%.
Theo Forbes, Richard Chandler (53 tuổi, người New Zealand) sở hữu khối tài sản trị giá 4,6 tỷ USD, là người giàu thứ hai của nước này và 230 trên thế giới. Năm 2008, ông đến Singapore định cư và trở thành một trong 4 tỷ phú giàu nhất quốc đảo sư tử.
Tỷ phú Richard Chandler nổi tiếng với việc mua lại các công ty gặp khó khăn và tái cơ cấu hệ thống quản trị doanh nghiệp tại đây để tạo ra lợi nhuận bền vững. Quỹ Mandolin Fund của tỷ phú này là cổ đông lớn nhất ở công ty gỗ Trung Quốc - Sino Forest sau khi chi 195 triệu USD để mua 19,5% cổ phần tại đây. Tháng 7/2011, Richard Chandler đầu tư 85 triệu USD vào LNG Junior Energy World Corporation của Australia. Thương vụ đó hiện giúp số tài sản của quỹ tăng thêm 40%. Đầu năm nay, ông cũng tiếp tục rót 160 triệu USD vào công ty khai thác và chế biến lâm sản Australia - Gunns.

Tỷ phú Richard Chandler
Tỷ phú Richard Chandler.
 


Ngoài đầu tư, vị tỷ phú này còn rất quan tâm đến trách nhiệm cộng đồng. Ông đã thành lập một quỹ từ thiện trị giá 100 triệu USD nhằm nâng cấp hệ thống giáo dục tại các nước đang phát triển.
Với FPT, Orchid Fund (quỹ thuộc Tập đoàn Richard Chandler Corporation) đã mua hơn 20 triệu cổ phiếu và trở thành cổ đông lớn nhất khi giá chứng khoán này quanh mức 50.000 đồng.
Được biết, trước khi đầu tư vào FPT, quỹ đầu tư này tham gia vào Công ty Masan, với tổng số tiền 100 triệu đôla (cũng khoảng 20 triệu cổ phiếu, chiếm gần 4% vốn điều lệ). Khi mua, giá cổ phiếu Masan cũng khoảng 50.000 đồng (tương đương với mua FPT), còn hiện tại là 120.000 đồng.
Navis Capital rót hơn 550 tỷ đồng vào Thủy sản Gò Đàng
Ông lớn đó là Navis Capital, thông qua công ty con tại Singapore đã sở hữu xấp xỉ 49% cổ phần của Gò Đàng.
Cuối tháng 11/2012, công ty Singapore Panga Holdco đã thực hiện mua lại 2,8 triệu cổ phiếu AGD của CTCP Gò Đàng (Godaco) với giá 63.000 đồng/cổ phiếu, tương ứng tổng giá trị gần 180 tỷ đồng. Sau đó, công ty này đã tiếp tục phát hành riêng lẻ 6 triệu cổ phiếu cho Panga Holdco cũng với mức giá trên.

 


Sau đợt chào bán này, vốn điều lệ của Godaco tăng từ 120 tỷ lên 180 tỷ đồng. Trong đó, Panga Holdco là cổ đông lớn nhất nắm 8,8 triệu cổ phiếu, tương đương 48,89% cổ phần. Tổng cộng, Panga Holdco đã rót 554 tỷ đồng, tương đương 26,5 triệu USD vào Godaco.
Panga Holdco là công ty do Navis Asia Fund VI Management Company Ltd lập ra để đầu tư vào Godaco. Đây là quỹ đầu tư do Navis Capital (Malaysia) quản lý.
Godaco hoạt động trong lĩnh vực thủy sản với các sản phẩm chính là nghêu sò; cá tra, basa và mực, bạch tuộc… Công ty là một trong những doanh nghiệp xuất khẩu nhuyển thể 2 mảnh (nghêu, sò...) lớn nhất.
Sau khi Panga Holdco đầu tư vào Godaco thì lượng cổ phiếu lưu hành ngoài thị trường còn chưa tới 8% (tính theo vốn điều lệ mới).
Theo Nguyễn Đóa
Bee
Mập mờ hàng hiệu (NLĐ 10-12-12)

Bài phát biểu (của đại diện World Bank) tại Hội nghị Nhóm tư vấn Các nhà Tài trợ cho Việt Nam 2012 (WB 10-12-12) -- Giới truyền thông quốc tế đang chú ý đến câu này: "Xu hướng tăng trưởng tiếp tục giảm xuống trong những năm qua – năm nay là tăng trưởng thấp nhất kể từ năm 1999 - cho thấy nền kinh tế đang mất đi một số động lực mà những cản trở về cơ cấu đã và đang làm ảnh hưởng đến tăng trưởng và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế." Các nhà tài trợ quan ngại về nợ xấu (TT 10-12-12)
Đấu thầu thuốc: đừng vì lợi ích nhóm (SGTT 10-12-12)
Các tổ chức đầu tư đang chịu áp lực thoái vốn (LĐ 10-12-12)
Bà Phạm Chi Lan: Vốn kinh doanh của các DNNN có thể lớn hơn nhiều con số thống kê
Theo bà Phạm Chi Lan, việc đổi mới mô hình quản lý DNNN cần tập trung và thực hiện trước hết và chủ yếu ở cấp trung ương.
- Vốn ODA cam kết cho Việt Nam năm 2013 gần 6,5 tỷ USD (Gafin). – Việt Nam tiếp tục nhận được tài trợ 2,6 tỉ USD từ Nhật Bản(GD&TĐ). – Làm sao giải ngân nguồn vốn ODA cho hiệu quả? (TTXVN).
- Thủ tướng: Sẽ xử lý nghiêm các vi phạm tại ngân hàng thương mại (Gafin). – Giao dịch liên quan của ngân hàng: “Tảng băng chìm” cần được bóc tách (Vietstock). - Tiền mặt đang làm nền kinh tế quá tải! (Petrotimes). - Hội nghị nhóm tư vấn các nhà tài trợ cho Việt Nam: Dọn nợ nần của doanh nghiệp nhà nước (TP). – Các nhà tài trợ đã thay đổi cách nhìn về Việt Nam (VOV). – ”Rót” vốn ODA vào Việt Nam, các nhà tài trợ băn khoăn điều gì? (NDHMoney). – Cần lòng tin và sự cải tổ (DV). – Các nhà tài trợ cam kết cho vay gần 6,5 tỉ USD (PLTP).
- Việt Nam quyết vượt thu nhập thấp (DV).
- Không sử dụng ngân sách Nhà nước trả nợ thay doanh nghiệp (SGGP).
- Các ‘ông lớn” ngân hàng tiếp tục hạ mạnh lãi suất huy động kỳ hạn dài (CafeF). – Tổng giám đốc Sacombank: Áp trần lãi suất cho vay – không nên cào bằng (StockBiz). – 9 ngân hàng lọt top 50 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam năm 2012(StockBiz).
- Mặt bằng lãi suất tiếp tục giảm (VTV). – Lãi suất huy động tiếp tục giảm (VNN). – Lãi suất huy động tiếp tục giảm (Vef).
- Vợ ông Đặng Thành Tâm muốn rút hết vốn khỏi Navibank (DT). – VietinBank hút vốn vay 65 triệu USD từ 4 ngân hàng lớn(TP).
- Cận cảnh bức tranh tài chính DN bất động sản niêm yết (ĐTCK). – Đồng loạt hô hào cứu BĐS vào 2013 (Petrotimes/Vef). –Khách sạn 1 tỉ USD thành bãi phế thải (Vef).
- Tập đoàn Dầu khí vẫn là doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam (VOV).
- Đường sắt Nhổn – ga Hà Nội: Đề nghị rà soát lại các gói thầu (TT).
- Cao su thiệt lớn vì xuất hàng thô (DV).
- Cơ hội cho XK mực, bạch tuộc sang Nga (NNVN).
- Dưa hấu bán rẻ như cho (NNVN).
- Ai cứu… nông dân? (NNVN).
- Nhu cầu lao động cuối năm giảm sút (Petrotimes).
- Chọn mô hình xử lý nợ xấu (Vietstock). – Mua bán nợ: Tắc nghẽn do nhiều rào cản (VinaCorp).
- BĐS mạnh tay xả hàng tồn cuối năm (VinaCorp). – Bộ trưởng Vương Đình Huệ: Sẽ có gói giải pháp tài khóa “phá băng” BĐS(Vietstock). – Nhà giàu “đang khóc” (SGĐT). – Năm 2013: Bất động sản sẽ rẻ hơn giá thành (TP). – Thiếu hàng chục triệu mét vuông nhà ở (ĐT/ Vietstock). - “Rã đông” bất động sản bằng lãi suất (PLTP). - Đồng loạt hô hào cứu BĐS vào 2013 (VEF).
- Trung Nguyên vs Nestlé: Cuộc chiến cà phê hòa tan (ĐTCK/ Vietstock). – Starbucks vào Việt Nam: Thì sao! (CafeF). - Người trồng cà phê tiếp tục lao đao (DV).
- NVB: Vợ ông Đặng Thành Tâm đăng ký thoái toàn bộ hơn 14,82 triệu cổ phiếu (CafeF).
- Nhiều ngành tiếp tục hứng chịu khó khăn (Vietstock). - Ngành than thất thu khiến GDP giảm 3% (DV).
- Ôtô, xe máy ế ẩm (TT).
- Thu hồi giấy phép mạng ảo của Đông Dương Telecom (Vietstock). – Công ty sui gia Thủ tướng bị rút giấy phép (DLB).
- Hàng hiệu Ý gian lận: Nhân viên áp tải nhận diện chủ hàng thật sự (TN).
- Mưu sinh từ đồng vốn nhỏ – Kỳ 15: Triệu phú gà tây (TN). - Giày da, điện tử thưởng cao nhất hai tháng lương (PLTP). - Thị trường lịch năm 2013: ‘Tung’ nhiều mẫu mới để hút khách (Petrotimes).
- TTCK: Khi niềm tin bị rẻ rúng (Vietstock).
- Giết mổ gia cầm, thu nhập… khủng (NĐT).
- Hoa Vi mở trung tâm nghiên cứu và phát triển ở Phần Lan (RFI).











Tổng số lượt xem trang