VRNs – (08.01.2011) – Báo Đức Mẹ HCG - Vợ tôi bảo tôi:
- Con gà con, lại là con gà chết nữa thì có là gì đâu mà anh phải làm cho to chuyện.
Vốn thuộc trường phái râu quặm, nghĩa là mang sẵn bản tính sợ vợ, tôi có dám to chuyện đâu. Tôi câm miệng như hến, nhưng uất ức không chịu được. Đến nỗi tôi phải kể chuyện này ra đây, không thì bị stress mà ốm o gầy mòn mất:
- Con gà con, lại là con gà chết nữa thì có là gì đâu mà anh phải làm cho to chuyện.
Vốn thuộc trường phái râu quặm, nghĩa là mang sẵn bản tính sợ vợ, tôi có dám to chuyện đâu. Tôi câm miệng như hến, nhưng uất ức không chịu được. Đến nỗi tôi phải kể chuyện này ra đây, không thì bị stress mà ốm o gầy mòn mất:
Vợ chồng tôi là bạn học cùng lớp, bằng tuổi nhau. Học xong lớp 9, tôi phải nghỉ học, đi làm mướn cho nhà Hường (vợ tôi bây giờ). Còn Hường thì học lên, có bằng tú tài đàng hoàng, nhưng thi vào đại học ba năm không đậu. Hường đẹp lắm. Đối với tôi thì hoa hậu thế giới cũng thua Hường xa lơ xa lắc, nhưng chẳng có tay kỹ sư, bác sĩ nào ỏ ê đến Hường. Thế là ế. Ơn Trời, nhờ vậy tôi cưới được Hường. Cô chủ nhỏ lấy anh chồng vai u thịt bắp, lực điền thất học làm thuê. Tôi mừng hơn trúng số độc đắc.
Vợ chồng chí thú làm ăn, quyết tâm sinh sản có trách nhiệm theo phương pháp tự nhiên. Nhưng người muốn không bằng Trời muốn. Đầu ba năm sinh con trai, cuối ba năm sinh con gái. Cả hai đứa con mang hai mươi lăm phần trăm dòng máu cha, hai mươi lăm phần trăm dòng máu mẹ, còn năm mươi phần trăm là của Ogino (lý do: bể kế hoạch).
Trở lại chuyện Con Gà Con.
Bé Minh Ngọc khóc, tưởng không ai dỗ được. Nó khóc tấm tức, khóc bỏ bữa ăn trưa, khóc làm cả nhà khó chịu, ăn không ngon. Tôi nổi sùng:- Im đi, có nín không thì bảo? Lớn rồi, năm nay vào lớp một rồi còn mít ướt, không sợ các bạn cười cho.
Nó vẫn khóc. Hường ngọt ngào:
- Bé Ngọc ngoan nào. Vào ăn cơm đi, chiều nay mẹ cho qua nhà bà ngoại chơi.
Nó hất tay mẹ nó ra, nức nở.
Mẹ tôi (không biết chữ, nên không học tâm lý giáo dục cũng chẳng biết phương pháp sư phạm là gì) vào cuộc:
- Nào, con đau chỗ nào? Để bà xoa cho. Hay là con bị bạn bắt nạt, hay con sợ cô giáo?
Nó khóc to hơn:
- Bé Ngọc ngoan nào. Vào ăn cơm đi, chiều nay mẹ cho qua nhà bà ngoại chơi.
Nó hất tay mẹ nó ra, nức nở.
Mẹ tôi (không biết chữ, nên không học tâm lý giáo dục cũng chẳng biết phương pháp sư phạm là gì) vào cuộc:
- Nào, con đau chỗ nào? Để bà xoa cho. Hay là con bị bạn bắt nạt, hay con sợ cô giáo?
Nó khóc to hơn:
- Không.
- Vậy thì sao nào? Con nói nhỏ cho bà nghe, một mình bà thôi. Bà giúp con mà.
Nó òa lên:
- Con gà của Bé chết rồi.
Tôi mau mắn:
- Để ba mua cho con con gà đẹp hơn, lớn hơn.
Hường đế vào:
- Mẹ mua cho con hai, ba, bốn con còn được.
Nó gào toáng lên:
- Không, con gà cánh tiên của Bé cơ.
Mẹ tôi ôm nó vào lòng, hôn lên khuôn mặt nhòe nhoẹt nước mắt của nó:
- Đúng rồi! Con gà cánh tiên là bạn của con. Con thương con gà cánh tiên của con cơ mà, con gà khác đâu có thay thế được. Trăm con gà khác thì Bé Ngọc của bà cũng chẳng cần phải không? Nhưng con gà của con đâu rồi?
Cơn khóc của nó đã dịu đi:
- Anh Bo vất ra ngoài bụi chuối kia kìa.
Mẹ tôi dỗ dành:
- Sao lại vất ra bụi chuối? Con gà là bạn thì phải “chôn cất” tử tế chứ. Bà sẽ lấy giấy báo quấn nó lại, cho nó vào trong hộp carton, rồi chôn nó ngoài vườn. Nhưng con phải ăn cơm đi đã. Rồi anh Bo, con và bà nữa làm đám tang co gà cánh tiên. Con chịu không?
Cầm tô cơm trên tay, mặt nó đã tươi tỉnh trở lại. Nó hỏi:
- Bà nội ơi! Có cắm thánh giá trên mộ con gà như trên mộ ông nội không? Bà nội!
- Có chứ, mẹ tôi trả lời như đã có sẵn câu trả lời từ lâu.
- Chúa có thương con gà không? Bà nội!
- Chúa thương con thì Chúa cũng thương con gà của con chứ, phải không?
- Vậy con gà của con có được lên thiên đàng không? Bà nội!
- Vậy thì sao nào? Con nói nhỏ cho bà nghe, một mình bà thôi. Bà giúp con mà.
Nó òa lên:
- Con gà của Bé chết rồi.
Tôi mau mắn:
- Để ba mua cho con con gà đẹp hơn, lớn hơn.
Hường đế vào:
- Mẹ mua cho con hai, ba, bốn con còn được.
Nó gào toáng lên:
- Không, con gà cánh tiên của Bé cơ.
Mẹ tôi ôm nó vào lòng, hôn lên khuôn mặt nhòe nhoẹt nước mắt của nó:
- Đúng rồi! Con gà cánh tiên là bạn của con. Con thương con gà cánh tiên của con cơ mà, con gà khác đâu có thay thế được. Trăm con gà khác thì Bé Ngọc của bà cũng chẳng cần phải không? Nhưng con gà của con đâu rồi?
Cơn khóc của nó đã dịu đi:
- Anh Bo vất ra ngoài bụi chuối kia kìa.
Mẹ tôi dỗ dành:
- Sao lại vất ra bụi chuối? Con gà là bạn thì phải “chôn cất” tử tế chứ. Bà sẽ lấy giấy báo quấn nó lại, cho nó vào trong hộp carton, rồi chôn nó ngoài vườn. Nhưng con phải ăn cơm đi đã. Rồi anh Bo, con và bà nữa làm đám tang co gà cánh tiên. Con chịu không?
Cầm tô cơm trên tay, mặt nó đã tươi tỉnh trở lại. Nó hỏi:
- Bà nội ơi! Có cắm thánh giá trên mộ con gà như trên mộ ông nội không? Bà nội!
- Có chứ, mẹ tôi trả lời như đã có sẵn câu trả lời từ lâu.
- Chúa có thương con gà không? Bà nội!
- Chúa thương con thì Chúa cũng thương con gà của con chứ, phải không?
- Vậy con gà của con có được lên thiên đàng không? Bà nội!
- Hẳn nhiên rồi. Nếu trên thiên đàng không có cỏ cây hoa lá, chim muông gà vịt… thì các thánh anh hài chơi vui sao được?
Khuôn mặt bé Minh Ngọc rạng rỡ tiếng cười.
Tôi nói với vợ tôi:Khuôn mặt bé Minh Ngọc rạng rỡ tiếng cười.
- Em coi. Mẹ tuyệt vời biết bao.
Vợ tôi bảo tôi:
- Con gà con, lại là con gà chết nữa thì có là gì đâu mà anh phải làm cho to chuyện.
Tôi câm như hến.
Mẹ tôi nhỏ nhẹ:
- Vợ con nói đúng. Con gà chết hay con bò chết cũng là chuyện nhỏ. Có điều đừng bao giờ, dù chỉ một lần, coi tâm hồn trẻ thơ là chuyện nhỏ.
- Vợ con nói đúng. Con gà chết hay con bò chết cũng là chuyện nhỏ. Có điều đừng bao giờ, dù chỉ một lần, coi tâm hồn trẻ thơ là chuyện nhỏ.
Ngu lão nhân, gx Đền Thánh Giuse An Bình.