Thứ Ba, 18 tháng 1, 2011

DF-21D sẽ làm thay đổi chiến lược hải quân Mỹ?

-DF-21D sẽ làm thay đổi chiến lược hải quân Mỹ?
VietnamDefence - Mỗi khi xuất hiện điểm khủng hoảng trên trái đất, một trong những mệnh lệnh đầu của của Washingtonlà cử đến khu vực đó một tàu sân bay ở gần nhất.
Nhưng có lẽ Hải quân Mỹ sẽ phải xem xét lại vai trò của các tàu sân bay với tư cách thành tố trung tâm của Hạm đội Thái Bình Dương Mỹ vì Trung Quốc đang phát triển các chương trình chế tạo tên lửa đường đạn chống tàu sân bay (ASBM) và máy bay tiêm kích tàng hình đầu tiên.

Ngày mai, chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào sẽ tới Mỹ hội kiến với TT Mỹ Barack Obama. Ngay trước cuộc gặp thượng đỉnh, nhà lãnh đạo Trung Quốc đã kêy gọi từ bỏ tâm lý “chiến tranh lạnh”, còn ngoại trưởng Mỹ Hillary Rodham Clinton tuần trước tuyên bố rằng, sự thiếu lòng tin xuất phát từ cả hai phía.

Tháng trước, Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương Mỹ xác nhận sự tồn tại ở Trung Quốc của một tên lửa đường đạn có khả năng tiêu diệt mục tiêu di chuyển trên biển ở cự ly 900 hải lý. Trong khi Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ thăm Bắc Kinh, Trung Quốc đã tiến hành thử nghiệm máy bay tiêm kích tàng hình J-20.

Các chuyên gia quân sự đánh giá khác nhau về vai trò của các chương trình quân sự mới của Trung Quốc. Nhà khoa học Trung Quốc Dean Cheng, đại diện cho Trung tâm nghiên cứu Heritage Foundation cho rằng, Hải quân Mỹ phải chú ý các chương trình này và xem xét lại vai trò của các tàu sân bay. “Cái gì là mục đích của các tàu sân bay? Phóng các máy bay từ boong tàu. Cái gì là mục đích của các máy bay trên hạm? Tấn công và giành ưu thế trên không. Có lẽ, những thứ đó có thể làm bằng cả các phương tiện khác”, chuyên gia này nói.

Giáo sư lịch sử quốc tế của Học viện Chiến tranh Mỹ, chuyên gia về hải quân Trung Quốc Bernard Cole cũng cho rằng, tên lửa đường đạn mới của Trung Quốc cần được Hải quân Mỹ chú ý đúng mức. Các chuyên gia nói rằng, bản thân tiêm kích tàng hình của Trung Quốc sẽ không phải là mối đe dọa lớn đối với các tàu sân bay Mỹ, nhưng việc tác chiến với chúng có thể thu hút một phần lực lượng máy bay trên hạm khỏi việc thực hiện các nhiệm vụ khác.

Vài đô đốc hồi hưu có thâm niên phục vụ lâu tại Hạm đội Thái Bình Dương Mỹ nói rằng, còn quá sớm để nói đến ngày tàn của các tàu sân bay. “Nếu như các vị hỏi tôi, liệu các tàu sân bay có phải là loại vũ khí lỗi thời không, tôi sẽ trả lời - không. Hiện chưa có các bằng chứng thực tế cho thấy Trung Quốc đã có thể ché tạo được loại tên lửa đó”, Phó đô đốc hồi hưu Paul McCarthy, Tư lệnh Hạm đội 7 Mỹ đóng ở Nhật Bản trong những năm 1985-1986, nói.

Tháng trước, Đô đốc Robert Willard nhận xét rằng, tên lửa DF-21D đã đạt đến giai đoạn đưa vào sử dụng, nhưng có lẽ sẽ cần một số năm nữa để thử nghiệm hoàn thiện. Dẫu sao thì sự xuất hiện của tên lửa này sẽ đem lại cho Trung Quốc những khả năng quân sự chưa từng có. Sức mạnh quân sự Trung Quốc đang gia tăng cùng với tiềm lực kinh tế của họ. Một tên lửa phóng từ mặt đất và tiêu diệt mục tiêu di động trên biển với tốc độ 30 hải lý/h là một thành tựu lớn. Đáp lại mối đe dọa tên lửa của Trung Quốc, mấy chục tàu Hải quân Mỹ được trang bị các radar và hệ thống phòng thủ chống tên lửa tinh vi.

Nhưng một số chuyên gia cho rằng, mối đe dọa tên lửa từ phía Trung Quốc là “trò làm điệu” và nghi ngờ khả năng của Trung Quốc chế tạo các công nghệ đó. “Tiêu diệt mục tiêu di chuyển trên biển là nhiệm vụ rất khó khăn. Chúng ta không phải run sợ trước sự kiêu ngạo và huênh hoang của Trung Quốc”, Đô đốc hồi hưu James Lyons, chỉ huy Hạm đội Thái Bình Dương Mỹ năm 1987, tuyên bố.

Hiện nay, Hải quân Mỹ đang có trong biên chế chiến đấu 11 tàu sân bay, trong đó có 2 tàu đóng tại căn cứ chính của Hạm đội Thái Bình Dương Mỹ ở San Diego. Các thủy binh thích nói về các tàu sân bay của mình như về “90.000 tấn ngoại giao”. Năm 2015, Mỹ sẽ hạ thủy tàu sân bay thứ 12 mang tên cựu TT Mỹ Gerald Ford, trị giá 8 tỷ USD. 

Hải quân Mỹ trân trọng truyền thống tàu sân bay của mình. Chuyên gia Dean Cheng nói rằng, kể cả trong quá khứ, người ta đã định viết văn mộ chí cho các tàu sân bay. “Người ta nói địa điểm trú đóng an toàn nhất của một con tàu là bến cảng, nhưng đó không phải là chỗ để vì nó mà các vị đóng nên những con tàu ”, chuyên gia Heritage Foundation bình luận.

  • Nguồn: signonsandiego.com, 17.1.2011; MP, 18.01.11.

Tổng số lượt xem trang