-Giấc mộng Trung Hoa: Tư duy nước lớn và vị thế chiến lược của Trung Quốc trong kỷ nguyên hậu Hoa Kỳ (Kỳ 20)
2. Bốn giai đoạn của đại chiến lược Trung Quốc
Trung Quốc là một nước lớn trên thế giới, bất luận là thịnh hay suy, trỗi dậy hay chìm xuống đều ảnh hưởng lớn đến thế giới. Đảng Cộng sản Trung Quốc trong chiến lược cứu quốc và hưng quốc đều có hai điểm đột phá đặc trưng. Cụ thể gồm 2 đặc trưng: một là, tính quốc tế của đại chiến lược Trung Quốc – quan hệ mật thiết với thế giới; hai là đại chiến lược Trung Quốc mang tính giai đoạn – là một quá trình phát triển. Quá trình phát triển của đại chiến lược Trung Quốc gồm bốn giai đoạn chiến lược, thể hiện qua bốn loại hình thái chiến lược.
Làm thế nào “tự lập với thế giới”: Chiến lược sinh tồn
Trước khi xây dựng nước Trung Quốc mới, vấn đề cơ bản cần giải quyết của đại chiến lược Trung Quốc là dân tộc Trung Hoa làm thế nào tự đứng vững giữa “rừng” các dân tộc trên thế giới. Giai đoạn đại chiến lược Trung Quốc này, thực chất là chiến lược cứu sống Trung Quốc, bảo đảm sự sinh tồn của cả dân tộc. Nội dung chủ yếu của giai đoạn này biểu hiện ở chiến lược cách mạng Trung Quốc. Từ khi lập quốc cho đến khi cải cách mở cửa, trong hoàn cảnh chiến lược bị cô lập, bị phong tỏa, vấn đề chiến lược là làm thế nào bảo vệ được sự tồn tại và độc lập của đất nước. Trong giai đoạn chiến lượcnày, tư tưởng Mao Trạch Đông là hình thái lý luận cơ bản của đại chiến lược Trung Quốc.
Làm thế nào “hội nhập thế giới”: Chiến lược phát triển
Sau thời kỳ “cách mạng văn hóa” chiến lược phát triển Trung Quốc chuyển hóa mang tính cơ bản chính là thực hành chiến lược cải cách mở cửa. Chiến lược cải cách mở cửa thực tế là chiến lược Trung Quốc hội nhập với thế giới, là sự chuyển biến chiến lược Trung Quốc từ chỗ độc lập với thế giới chuyển sang chủ động hội nhập với thế giới, là một lần nâng tầm chiến lược từ chiến lược sinh tồn đến chiến lược phát triển. Từ đó, Trung Quốc phát triển từ chỗ độc lập với thế giới bên ngoài, “nằm ngoài hệ thống quốc tế”, đã nhậpvào hệ thống bên trong của thế giới. Ở giai đoạn mới chiếnlược phát triển Trung Quốc, lý luận Đặng Tiểu Bình và tư tưởng quan trọng “3 đại diện” là hình thái lý luận cơ bản nhất.
Làm thế nào “dẫn đầu thế giới”: Chiến lược trỗi dậy
Sau khi bước vào giai đoạn mới, thế kỷ mới, Trung Quốc đã đẩy nhanh bước trỗi dậy của nước lớn. Thế kỷ mới, giai đoạn mới trên thực tế là Trung Quốc – nước lớn trỗi dậy, tăng tốc đuổi kịp những quốc gia phát triển nhất phương Tây, theo sát những quốc gia phát triển nhất trên thế giới, hướng tới mục tiêu giai đoạn dẫn đầu thế giới, từ hội nhập thế giới phát triển đến trỗi dậy dẫn đầu thế giới, đặt ra những yêu cầu mới đối với chiến lược lớn của Trung Quốc. Trong giai đoạn chiến lược này, quan điểm phát triển khoa học là hình thái lý luận cơ bản của chiến lược phát triển Trung Quốc.
Làm thế nào “lãnh đạo thế giới”: Chiến lược thủ lĩnh
Sự phát triển của Trung Quốc khoảng mấy chục năm nữa sẽ vượt qua nước Mỹ, đây là vấn đề nóng đang khiến người dân Mỹ cũng phải bàn tán. Trung Quốc và nước Mỹ hợp lại cùng lãnh đạo, quản lý và thống trị thế giới, đây là điều mà người Mỹ đã nêu ra đầu tiên. Sự phát triển kinh tế của Trung Quốc đã cho thấy năng lực và tiềm lực lãnh đạo thế giới, cho nên, sứ mệnh và nhiệm vụ lãnh đạo thế giới của Trung Quốc ngày càng rõ ràng và nặng nề. Chiến lược phát triển Trung Quốc từ chiến lược sinh tồn, chiến lược phát triển hội nhập thế giới, đến chiến lược trỗi dậy dẫn đầu thế giới, cuối cùng là đến chiến lược thủ lĩnh lãnh đạo thế giới, là quỹ đạo tất yếu của một dân tộc vĩ đại, một quốc gia vĩ đại. Chiến lược thủ lĩnh lãnh đạo thế giới là ranh giới và giai đoạn cao nhất của đại chiến lược Trung Quốc, cũng là cống hiến lớn nhất về chiến lược phát triển đối với Trung Quốc và thế giới.
Nhìn từ trên xuống có thể phân tích rõ rằng, việc xác lập và phát triển, chuyển biến và nâng cao đại chiến lược Trung Quốc là nhằm thích ứng, tuỳ theo yêu cầu và nhiệm vụ trong các thời kỳ lịch sử khác nhau của dân tộc và quốc gia mà thực hiện, tiến hành. Đất nước đối mặt với nhiệm vụ chiến lược là động lực thúc đẩy phát triển quốc gia; sự sáng tạo của đại chiến lược là sự đảm bảo cơ bản để hoàn thành nhiệm vụ chiến lược và thực hiên mục tiêu chiến lược quốc gia.
3. Ba bước của đại chiến lược Trung Quốc
Đại chiến lược Trung Quốc quyết định mục tiêu lớn của Trung Quốc. Mục tiêu lớn đấy như thế nào, nên có chiến lược lớn như thế nào?
Trung Quốc thế kỷ 21 với cương vị là một nước lớn trỗi dậy, phục hưng, thủ lĩnh, đại chiến lược Trung Quốc không chỉlà xây dựng Trung Quốc, mà còn xây dựng châu Á, xây dựngthế giới. Đại chiến lược Trung Quốc là gồm ba bước gộp lại:chiến lược quốc gia, chiến lược châu Á, chiến lược toàn cầu.Đây là ba bước cơ bản thống nhất hợp thành một hệ thống chiến lược. Đại chiến lược Trung Quốc chính là giữ cho yênổn đất nước mình, giữ cho yên ổn châu Á và giữ cho yên ổn thế giới. Chiến lược phát triển Trung Quốc thế kỷ 21 cần giải quyết ba vấn đề chính: xây dựng một Trung Quốc như thếnào, xây dựng một châu Á như thế nào, xây dựng một thế giới như thế nào?
Xây dựng một nước Trung Quốc như thế nào?
Xây dựng một Trung Quốc như thế nào là nội dung yêu cầu đầu tiên của chiến lược tạo dựng và xây dựng TrungQuốc. Chủ tịch Mao Trạch Đông lập nên nước Trung Quốc xãhội chủ nghĩa; lãnh đạo Đặng Tiểu Bình mở ra chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc, đều là xây dựng nền tảng cho chiến lược tạo dựng và xây dựng một Trung Quốc như thế nào? Nội dung của tầng lớp thứ nhất của đại chiến lược Trung Quốc chính là xây dựng một Trung Quốc như thế nào và làm thế nào để xây dựng Trung Quốc, thiết kế và cấu tạo của nó.
Trong bối cảnh Trung Quốc tiến lên theo hướng trỗi dậy và phục hưng; một số người làm ầm ỹ về thuyết “Mối đe doạ Trung Quốc”; một số nước lo ngại, nghi ngờ về sự phát triển trong tương lai của Trung Quốc; làm thế nào để xây dựng Trung Quốc, Trung Quốc làm một nước lớn trên thế giới như thế nào, là công việc cần có chiến lược rõ ràng; cần có chiến lược giải thích và chiến lược tuyên truyền. Nhưng không thể xác định mục tiêu chiến lược phục hưng và trỗi dậy của Trung Quốc chỉ hạn định ở sự trỗi dậy về kinh tế, làm nước lớn về kinh tế trên thế giới. Quan điểm cho rằng, Trung Quốc trỗi dậy không phải là hình thái ý thức trỗi dậy, không phải là lực lượng quân sự trỗi dậy, cũng không phải là khoa học kỹ thuật trỗi dậy mà là kinh tế trỗi dậy, chính là quan điểm “nước lớn về kinh tế”, “nước lớn về GDP”, đây là một dạng định hướng sai lầm chiến lược. Nếu định vị mục tiêu lớn của Trung Quốc như vậy, sự phục hưng vĩ đại của dân tộc Trung Hoa chỉ là phục hưng kinh tế, quan điểm như vậy thật là hại nước, oan dân.
Hiện nay, nếu không có hình thái ý thức về sự trỗi dậy của Trung Quốc, thì Trung Quốc là một nước có linh hồn nhưng không có phần hồn, có cân nặng nhưng lại không phát triển trí lực: một nước giàu mà không có “quân mạnh” là một nước lớn không có an toàn; một nước không có sáng tạo khoa học kỹ thuật không thể thực hiện nước lớn trỗi dậy về khoa học kỹ thuật, trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật đầu tiên sức sản xuất của thời đại kinh tế trí thức cũng không thể thành một cường quốc kinh tế. Lấy mục tiêu trỗi dậy của Trung Quốc chỉ nằm gọn ở trỗi dậy về kinh tế, chỉ có thể xây dựng một nước lớn “què chân” trên thế giới, một nước lớn trên thế giới như vậy sẽ không duy trì được lâu dài. Xây dựng một nước lớn như vậy đồng nghĩa với ý nghĩa cắt đứt sự hưng thịnh của dân tộc và sự trỗi dậy của Trung Quốc.
Xây dựng một châu Á như thế nào?
Trung Quốc ngày nay phát triển trong bối cảnh toàn cầu hóa, tiến bộ trong hoàn cảnh khu vực hóa. Trung Quốc muốnlà thủ lĩnh của Thế giới, đầu tiên phải là thủ lĩnh của châu Á.
Một nửa dân số trên Thế giới là nằm ở châu Á, cứ 10 nướclớn trên thế giới thì có 6 nước nằm trong khu vực châu Á, châuÁ chiếm 30% xuất khẩu toàn cầu. Trung Quốc muốn chiếm lĩnh thị trường thế giới đầu tiên phải chiếm lĩnh thị trườngchâu Á.
Kissinger nói: “Thể chế quốc tế vốn có đang biến đổi mang tính căn bản, trung tâm của thế giới đang chuyển dầntừ Đại Tây Dương sang Thái Bình Dương. Những nước quantrọng nhất đều đang nằm ở châu Á, hoặc tương lai sẽ chủyếu là các nước châu Á. Chúng ta cần phải quản lý chặt chẽ sự trỗi dậy của họ, nếu không họ có thể quản lý ngược lại chúng ta”
Có thể nói châu Á trong thế kỷ 21 là một khu vực có tiềm lực và sức sống mạnh mẽ nhất trên thế giới. Xây dựng mộtchâu Á như thế nào đồng nghĩa với xây dựng một thế giới như thế nào là điều rất quan trọng hiện nay.
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, người châu Âu đã tương đối thành công đối với tư duy chiến lược phát triển và xâydựng chiến lược của châu Âu, hiện nay liên minh các nướcchâu Âu đã đạt được nhiều thành công là minh chứng có sức thuyết phục nhất.
Thời đại chiến tranh giữa các nước châu Âu sớm đã kếtthúc, “châu Âu chiến quốc” nay đã đổi thành “liên minh châuÂu”, châu Âu đã thể hiện rõ sức mạnh và tiềm lực của mình trên trường quốc tế. Trong khi đó thì thời đại chiến quốc châuÁ vừa mới bắt đầu, ba nước Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độđang trình diễn “Tam quốc diễn nghĩa” phiên bản châu Á. Ởchâu Á muốn làm “bá chủ Trung Nguyên” không chỉ có mộtđến hai nước. Các nhà chính trị Ấn Độ cũng đã sớm tuyên bốrằng “thế kỷ 21 là thế kỷ của Ấn Độ”.
Xây dựng một châu Âu như thế nào, làm thế nào để xâydựng châu Âu, người châu Âu đã có chiến lược phát triển cho mình. Hơn nữa họ đã thông qua thực tiễn của đại chiến lược này mà gặt hái được những thành tựu đáng tự hào.
Xây dựng một châu Á như thế nào, làm thế nào để xâydựng châu Á, đối với vấn đề này người châu Á đã bắt đầu có những tư tưởng lớn trong suy nghĩ của họ. Những nhà lãnh đạocủa các nước Ôxtrâylia và Nhật Bản đã tranh luận để đề ra ýtưởng “Cộng đồng các nước châu Á”. Xây dựng châu Á cầnlấy kinh nghiệm đi trước của liên minh châu Âu, nhưng không phải là bản sao hoàn toàn về hình thức của liên minh các nướcchâu Âu. Xây dựng châu Á cần có những người dân châu Á có trí tuệ và sáng tạo. Sáng tạo trong “mục tiêu châu Á”,”hình thức châu Á”, “con đường châu Á”, “chiến lược châu Á”, đòi hỏi Trung Quốc phải phát huy tác dụng tối đa thế mạnh của mình.
Xây dựng một thế giới như thế nào
Thế giới cần một Trung Quốc như thế nào và Trung Quốc cần một thế giới như thế nào, đây là hai câu hỏi có quan hệ mật thiết với nhau. Xây dựng một Trung Quốc thành công là điều có lợi đối với xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn. Bên canh đó, xây dựng một thế giới như thế nào cũng là điều quan trong đối với xây dựng một Trung Quốc. Trung Quốc cần một thế giới như thế nào, Trung Quốc cần phát huy tác dụng để dẫn dắt lãnh đạo tạo nên một thế giới như thế nào, đây là câu hỏi cần phải trả lời trong đại chiến lược Trung Quốc thế kỷ 21.
Thực chất của chiến lược phát triển Trung Quốc là “chiếnlược quốc gia đứng đầu”, “chiến lược quốc gia thủ lĩnh”. Đại chiến lược Trung Quốc là phương lược lãnh đạo của Trung Quốc với thế giới, khi Trung Quốc trở thành quốc gia thủ lĩnh của thế giới, là phương lược để Trung Quốc lãnh đạo toàn thế giới sáng tạo thế giới mới. Vì vậy, tầng cao nhất và giới hạn cao nhất của đại chiến lược Trung Quốc là thiết kế lâu dài và quy hoạch tổng thể thế giới. Trung Quốc cần dẫn dắt thế giới, lãnh đạo thế giới tất phải quy hoạch và thiết kế thế giới.
Thế giới vô cùng quan trọng, không thể giao nó cho nước Mỹ
Kinh nghiệm lịch sử đã chứng minh rằng: đối với thế giới là quy hoạch và xây dựng, đối với quốc tế là sắp xếp và trật tự, đây là vấn đề quan hệ giữa chiến tranh và hòa bình, liênquan đến hạnh phúc con người. Châu Âu trong những năm 1815-1914, sau khi kết thúc cuộc chiến tranh của Napoleon đã duy trì được gần 100 năm thái bình, thế kỷ 19 là thời kỳ hoàng kim của sự phát triển ổn định văn minh của người phương Tây. Xuất hiện cục diện như vậy là do sau khi kết thúc chiếntranh Napoleon năm 1815, hội nghị Viên (Áo) đã có sự sắpđặt sáng suốt, trí tuệ đối với trật tự châu Âu và tái thiết châuÂu sau chiến tranh, làm cho châu Âu thế kỷ 19 trước sau duy trì được sự cân bằng quyền lực, từ đó có thể duy trì được hoà bình tương đối hàng trăm năm. Nhưng trong những năm 19141945 lại xảy ra hai cuộc chiến tranh ở châu Âu đem tai họa đến cho thế giới. Nguyên nhân quan trọng dẫn đến tình trạng đó là do sau Chiến tranh thế giới thứ Nhất, việc sắp xếp trật tự thế giới rất dở, kém xa hội nghị Viên năm 1815. Ngày 28 tháng 6 năm 1919 sau khi kết thúc lễ ký hiệp ước chấm dứt cuộc Chiến tranh thế giới thứ Nhất ký, tại cung điện Versailles, thủ đô Paris của nước Pháp, lúc đó một viên tướngngười Pháp nghe xong tin đó đã cảm khải nói rằng: “Đây chưa phải là hòa bình mà chỉ là 20 năm chiến tranh tạm nghỉ”. Sau đó, thực tiễn đã chứng minh lời dự báo của ông. Sự sắp xếpcủa Hội nghị hòa bình thế giới ở Paris làm châu Âu phải trả giá bằng bốn năm đại chiến đổi lấy 20 năm cuộc chiến tranh tạm nghỉ.
Trí tuệ chiến lược và cống hiến chiến lược của nước lớn tập trung biểu hiện ở chỗ thiết lập một cơ chế hoà bình và phát triển, trật tự và khuôn khổ cho thế giới, cũng có nghĩa là không chỉ giành được thắng lợi chiến tranh, mà còn cần giành thắng lợi hòa bình. Kinh nghiệm lịch sử đã chứng minh tạo nên chiến tranh dễ hơn nhiều so với việc kiến tạo nên hòa bình.
Sau cuộc chiến tranh lạnh, đáng lẽ là một thời cơ phù hợp có thể quy hoạch và xây dựng lại trật tự thế giới, mở ra cục diện mới, nhưng nước Mỹ lại đi theo con đường chủ nghĩa đơn phương, chủ nghĩa bá quyền. Như vậy nước Mỹ không chỉ làm cho quốc gia mình khốn đốn, mà còn làm cho thế giới rối loạn.
Giáo sư Josefson của Học viện chính trị Paul Kennedy,thuộc trường Đại học Havard đã phát biểu rằng: “Nguyên tắc của nước lớn trên thế giới không chỉ quan tâm lợi ích của bản thân mình, mà còn phải đi tìm phương pháp mang lại lợi ích cho mình và người khác. Một cường quốc lý tưởng trên thế giới cần phải theo đuổi lợi ích quốc gia ở góc nhìn rộng lớn hơn, cần phải có sự hấp dẫn kết hợp giữa sức mạnh mềm và sức mạnh cứng, cho nên nếu họ quan tâm đến đất nước mình, thì phải biết tăng cường sức mạnh mềm. Một cường quốc lý tưởng trên thế giới nên mở rộng phạm vi hơn nữa để nhìn nhận cơ chế quốc tế và cơ chế đó không chỉ phục vụ lợi ích của riêng nước mình, mà còn quan tâm đến lợi ích của nước khác”. Về điểm này, lãnh đạo thế giới, tiến hành xây dựng lại trật tự toàn cầu, thì Trung Quốc phù hợp hơn nước Mỹ.
Một nhà chính trị người Pháp từng nói với viên tướng Pháp rằng: “Chiến tranh quá là quan trọng, không thể giao cho tướng quân được”
Ông này trả lời: “Chính trị quan trọng quá, không thể giao nó cho chính khách được”
Một vị chuyên gia người Trung Quốc nói: “Thế giới quá quan trọng, không thể giao nó cho nước Mỹ. Trung Quốc phải là nhà thiết kế của thế giới, Trung Quốc cần quy hoạch thế giới, Trung Quốc cần dẫn dắt thế giới đến tương lai tốt đẹp hơn”.
Trung Quốc trong việc quy hoạch và xây dựng thế giới, cần phải đưa ra những thứ tốt hơn nước Mỹ. Trung Quốc trên cương vị thủ lĩnh của thế giới cần phải thực thi chính sách, cương lĩnh tốt hơn Mỹ. Trung Quốc đề xuất xây dựng “thế giới hài hòa” là cống hiến to lớn trong chiến lược xây dựng thế giới.
Kỳ sau: Chiến lược lớn của Trung Quốc: Trung Quốc cần học tập gì ở Mỹ
-Giấc mộng Trung Hoa: Tư duy nước lớn và vị thế chiến lược của Trung Quốc trong kỷ nguyên hậu Hoa Kỳ (Kỳ 21)
4. Chiến lược lớn của Trung Quốc: Trung Quốc cần học tập gì ở Mỹ
Trong tất cả những nước lớn trỗi dậy, kinh nghiệm củanước Mỹ có ý nghĩa nhất đối với Trung Quốc. Đặc điểm của nước Mỹ trỗi dậy là tốc độ, thuận lợi, ít phải trả giá, hiệu quả cao, là sự trỗi dậy thông minh nhất, trí tuệ nhất, nghệ thuật nhất và truyền kỳ nhất. Nước Mỹ trỗi dậy không chỉ đối diện với cuộc cạnh tranh về số lượng nhiều, mà còn lực lượngmạnh. Cùng cạnh tranh với Mỹ có các nước Đức, Nhật Bản, Nga, nhưng kết quả cuối cùng vẫn là nước Mỹ chiến thắng.
Kinh nghiệm trỗi dậy chủ yếu của nước Mỹ tập trung ở ba phương diện: một là kinh nghiệm đột phá sự kiềm chế, trỗi dậy thành công; thứ hai là kinh nghiệm kiềm chế những nước khác, bảo vệ bá quyền; thứ ba là kinh nghiệm ngăn chặn sựchia rẽ, bảo vệ thống nhất đất nước. Đường lối của nước Mỹ trên ba phương diện này đều là tài sản chiến lược quý giá mà Trung Quốc có thể học tập. Trung Quốc nghiên cứu kinh nghiệm kiềm chế nước khác, bảo vệ bá quyền của nước Mỹ là thông qua việc tìm hiểu thủ đoạn kiềm chế nước khác của Mỹ, xem xét làm thế nào có thể đối phó một cách có hiệu quả trước sự kiềm chế của Mỹ. Trên thế giới hiện nay, nước duy nhất có thể kiềm chế được sự trỗi dậy của Trung Quốc chính là nước Mỹ. Vì vậy, Trung Quốc muốn trỗi dậy thành công, cần học tập nước Mỹ, nghiên cứu nước Mỹ và đối phó với nước Mỹ. Trong vấn đề trỗi dậy của các nước lớn, thì Mỹ là người thầy tốt nhất của Trung Quốc.
Mỹ là nước lớn chiến lược
Có người đã so sánh giữa người Mỹ và người Nhật cho rằng trong những suy tính nhỏ thì người Mỹ không thể bằng người Nhật, nhưng về chiến lược lớn thì người Nhật không có tầm nhìn xa trông rộng như người Mỹ.
Nước lớn trỗi dậy là lớn về mặt chiến lược. Thành công về sự trỗi dậy của nước lớn là thành công của chiến lược lớn. Trong thời gian hơn 200 năm qua, nước Mỹ cũng không tránh khỏi những sai lầm đáng tiếc, nhưng rất ít xuất hiện hoặc có thể nói là không gây ra những sự cố, sai lầm về đường lối chính sách chiến lược có thế làm quốc gia lụn bại. Lịch sử trỗi dậy của nước Mỹ đã chứng minh rằng Mỹ là một nước lớn thành công trong chiến lược, là nước lớn với những chiến lược lớn.
Washington đề xướng “chủ nghĩa biệt lập: Chiến lược lớn “chủ nghĩa biệt lập” của nước Mỹ ra đời
Chủ nghĩa biệt lập có thể nói là một chiến lược lớn đầu tiên sau khi nước Mỹ thành lập, là hình thái đầu tiên và giai đoạn lịch sử đầu tiên của chiến lược lớn của Mỹ.
Trong nguồn gốc lịch sử sâu xa của Mỹ, chủ nghĩa biệt lập là truyền thống được hình thành nên trong thời đại Washington. Nó cho rằng “thế giới mới” (Tây bán cầu) ưu thếhơn thế giới cũ, không muốn liên hệ với châu Âu già cỗi hủbại, không muốn tham gia vào cuộc tranh chấp với châu Âu. Hàm nghĩa cơ bản của chủ nghĩa biệt lập chính là: Mỹ khôngtham gia vào công việc của châu Âu, Mỹ thực hiện chính sáchngoại giao biệt lập không bị sự kiềm chế của châu Âu. Chủ nghĩa biệt lập thực chất là thích ứng với độc lập quốc gia của Mỹ, kiên trì độc lập về ngoại giao của Mỹ. Cũng là một chiến lược phòng thủ trong tình hình nước Mỹ mới xây dựng và thực lực chưa đủ mạnh.
Tư tưởng chiến lược của chủ nghĩa biệt lập của Mỹ đạt được mức độ sâu sắc nhất trong diễn văn cáo từ của Tổng thống Washington ngày 17/9/1796. Trong cuốn “Bàn về nền dân chủ của Mỹ” xuất bản năm 1835, nhà bình luận chính trị Pháp A.D.Tocqueville đã viết: “Có hai nhân vật cho đến nay vẫn còn nảy sinh ảnh hưởng mang tính chỉ đạo đối với chính sách đối ngoại của Mỹ, một người là Washington và một người là Thomas Jefferson. Washington có một bức thư rất đáng ca ngợi gửi nhân dân Mỹ, chúng ta có thể coi nó như là di chúc của nhân vật vĩ đại này. Thư viết:
“Về mặt chính sách đối ngoại, nguyên tắc xử lý chủ yếu của chúng ta là mở rộng sự trao đổi mậu dịch của chúng ta với nước khác, cố gắng ít nảy sinh quan hệ chính trị với các nước khác. Đối với các hiệp ước mà chúng ta đã ký kết, chúng ta cần tuân thủ chúng. Nhưng chúng ta cũng chỉ dừng lại ở đây. Các nước châu Âu có lợi ích cơ bản liên quan đến nhau. Những lợi ích này không phải không liên quan đến chúng ta, chỉ là có quan hệ rất sơ sài. Vì vậy họ tất sẽ rơi vào vòng tranh chấp liên tục, nguồn gốc của tranh chấp về bản chất không liên quan đến chúng ta. Cho nên sau này việc dùng một đầu mối để liên kết sự biến động chính trị hàng ngày giữa chúng ta với châu Âu, hoặc liên kết với một châu Âu khi bạn khi thù là điều không sáng suốt.”
“Chúng ta tránh xa các nước khác và ở vào một vị trí địa lý riêng, sẽ thúc đẩy và cho phép chúng ta có thể vận dụng những đường lối khác với các nước. Nếu chúng ta với tư cách là một dân tộc đang tồn tại dưới sự lãnh đạo của một chính phủ lãnh đạo có hiệu quả, thế thì trong tương lai không xa, chúng ta có thể không bị tổn thất về vật chất do sự xâm lược của nước ngoài, có thể vận dụng lập trường trung lập khiến chúng ta bất cứ lúc nào cũng giữ được sự tôn trọng, có thể khiến các nước giao chiến khác vì không kiếm được lợi lộc gì từ đất nước chúng ta, mà không dám manh động khiêu khích nước ta, có thể căn cứ vào lợi ích và nguyên tắc chính nghĩa của chúng ta để lựa chọn chủ hòa hay chiến tranh.”
“Vì sao phải vứt bỏ ưu thế do vị trí địa lý độc đáo đưa tới? Vì sao phải rời bỏ căn cứ của mình để đi sang căn cứ của nước ngoài? Vì sao phải gắn vận mệnh của chúng ta với vận mệnhcủa một bộ phận châu Âu, để từ đó khiến hòa bình và phồn vinh của chúng ta bị lôi quấn vào dã tâm, sự đối kháng, sự lợihại và sự tùy tiện của người châu Âu.”
“Chính sách thực sự của chúng ta là tránh liên minh vĩnhviễn với bất kỳ nước nào. Ý tôi muốn nói là chúng ta phải nhưhiện nay hành động mà không chịu sự ràng buộc nào. Đề nghị không nên lý giải câu nói của tôi thành chủ trương không tuân thủ các hiệp định hiện có. Chân thực là phương sách tốt nhất trong tương lai. Trong việc nước hay việc riêng tôi đều tuân thủ câu cách ngôn này. Vì vậy tôi xin nhắc lại một lần nữa là chúng ta phải dựa vào nội dung của hiệp ước để tuân thủ các hiệp ước. Nhưng tôi cũng cho rằng việc mở rộng hoặc ký kết các hiệp ước khác đều là việc làm không cần thiết và không sáng suốt.”
“Phải luôn chú ý vận dụng các biện pháp thích đáng để khiến bản thân duy trì được tư thế phòng ngự mà nước khác phải tôn trọng, khi có nguy cơ bất ngờ có thể lợi dụng một cách an toàn liên minh tạm thời.”
Trước đó, Washington cũng đã nói một câu đáng khâm phục: “Một quốc gia thường có thói quen nhớ tới hận thù và thích nước khác, nó giống như là một sự nô lệ, tức trở thành nô lệ của sự yêu và ghét.” Trong hoạt động chính trị của Washington luôn lấy châm ngôn này làm kim chỉ nam. Trong khi hầu như tất cả các nước trên thế giới bị lôi cuốn vào chiếntranh thì ông vẫn giữa được hòa bình cho đất nước. Ông cho rằng lợi ích cơ bản của người Mỹ là quyết không để bị lôicuốn vào tranh chấp của châu Âu, lấy điều này làm nguyên tắc hành động của ông.
“Thomas Jefferson thì đi xa hơn, châm ngôn trong chính sách đối ngoại của ông là: Người Mỹ quyết không yêu cầu đặc quyền với nước khác, để tránh bản thân bị buộc phải nhường đặc quyền cho nước khác.”
“Chính sách đối ngoại của Mỹ là một chính sách đối ngoại được thực hiện rất tốt. Yêu cầu của chính sách này là làm gì cũng phải có sự lựa chọn, không phải cái gì cũng làm.”
Diễn thuyết cáo biệt mang tính chất di chúc chính trị của Washington là thư tuyên ngôn chiến lược của Mỹ, được gọi là cương yếu của nguyên tắc đối ngoại của chủ nghĩa cô lập của Mỹ. Giá trị chiến lược của nó không thua kém gì “Thuyết về quyền lợi biển” của Marhan. Di chúc chính trị của Washington là kết tinh trí tuệ chiến lược của các vị khai quốc công thần của Mỹ, là sự sáng tạo trí tuệ chiến lược của Mỹ vào thời đại đó, là tư tưởng chỉ đạo thực tiễn chiến lược trăm năm của Mỹ sau này. Di chúc chính trị của Washington là chiến lược lớn, phương châm lớn của Mỹ, cũng là tư tưởng lớn lý luận lớn chiến lược của Mỹ. Di chúc chính trị của Washington cũng nổi tiếng như bất kỳ tư tưởng chiến lược kinh điển nổi tiếng nào. Trong lịch sử tư tưởng chiến lược của Mỹ, Di chúc chiến lược của Washington và trước tác chiến lược của Marhan là hai tiêu chí cho việc từ chiến lược phòng thủ chuyển sang chiến lược bành trướng.
“Chủ nghĩa Monroe” ra đời: hình thành chiến lược lớn “chủ nghĩa bá quyền khu vực” của Mỹ
Nếu như nói chiến lược lớn của chủ nghĩa biệt lập mà Washington nêu trong diễn thuyết khi chào từ biệt là giai đoạn đầu tiên và hình thái đầu tiên của chiến lược lớn của Mỹ, thế thì chủ nghĩa Monroe là giai đoạn thứ hai và hình thái thứ hai của chiến lược lớn của Mỹ. “Chủ nghĩa biệt lập” trên thực tế là “chủ nghĩa độc lập” trong chiến lược lớn của Mỹ; chính là sau khi giành được độc lập từ trong sự thống trị của thực dân Anh, trong chính sách ngoại giao Mỹ đã độc lậpthoát ra khỏi hệ thống châu Âu và sự ràng buộc của châu Âu,không bị lôi cuốn vào tranh chấp của châu Âu, không thể trởthành quân cờ trong bàn cờ lớn của châu Âu. Cũng chính là việc nước Mỹ mới thành lập đã thực hiện chính sách ngoại giao độc lập tự chủ của mình. Còn chủ nghĩa Monroe chính là trên cơ sở độc lập ngoại giao của Mỹ, từ chủ nghĩa độc lập quốc gia đi lên chủ nghĩa bá quyền khu vực trên phạm vi châu Mỹ. Chủ nghĩa Monroe chính là chủ nghĩa bá quyền khu vực của Mỹ tại châu Mỹ, là chiến lược bá quyền khu vực của Mỹ tại châu Mỹ, là chiến lược tranh giành bá quyền châu Mỹ giữaMỹ và châu Âu, là chiến lược của Mỹ bài xích châu Âu rakhỏi châu Mỹ. Đây là giai đoạn quá độ, giai đoạn trung gian để Mỹ đi lên con đường bá quyền thế giới.
Chính sách đối ngoại của Mỹ sau khi dựng nước là tuân thủ nguyên tắc của chủ nghĩa biệt lập mà Washington chế định, không liên minh với bất kỳ quốc gia nào, không lôi cuốnvào công việc của châu Âu. Nhưng ngay từ đầu thế kỷ 19, Mỹ đã coi Mỹ Latinh là sân sau của mình, không cho phép nước khác nhảy vào. Năm 1823, Chính phủ Mỹ đưa ra “chủ nghĩaMonroe” nổi tiếng, không cho phép các nước châu Âu xây dựng đất thực dân ở châu Mỹ, tư tưởng hạt nhân của nó là “châu Mỹ là của người châu Mỹ”, trên thực tế là biến châu Mỹ thành của người Mỹ. Việc đưa ra “chủ nghĩa Monroe” là bước nhảy vọt lớn của chiến lược lớn của Mỹ, chính là bước nhảy vọt lớn từ chủ nghĩa độc lập quốc gia sang chủ nghĩa bá quyền khu vực.
Ngày 2/12/1823, Tổng thống Mỹ Monroe đã trình bày báo cáo về tình hình đất nước, nội dung chủ yếu về mặt ngoại giao nêu trong báo cáo được gọi là “Tuyên ngôn Monroe”, nội dung chủ yếu gồm 3 nguyên tắc cơ bản: thứ nhất, phản đốicác nước châu Âu lại tranh giành đất thuộc địa ở châu Mỹ; thứ hai, không can thiệp; thứ ba, hệ thống Mỹ-latinh.
Về nguyên tắc “phản đối các nước châu Âu lại tranh giành đất thuộc địa ở châu Mỹ, báo cáo nêu rõ: “Lục địa châu Mỹ từ hình thái tự do và độc lập mà nó giành được và duy trì,sau này không thể lại bị bất kỳ quốc gia châu Âu nào dùng làm đất thuộc địa”. Nguyên tắc này của Monroe tuy chứa đựng nguyên tắc chống chủ nghĩa thực dân, nhưng ý đồ thực sự của nó là đảm bảo quyền lợi bành trướng lãnh thổ của Mỹ,hạn chế các nước châu Âu tiến hành bành trướng ở châu Mỹ,phản đối bất kỳ nước châu Âu nào xây dựng đất thực dân mới và tiến hành chuyển nhượng đất thực dân ở châu Mỹ. Nguyên tắc này là nguyên tắc ngoại giao được thực hiện để đảm bảo việc bành trướng lãnh thổ của Mỹ ở châu Mỹ trong điều kiện thực lực của Mỹ chưa đủ mạnh.
Về nguyên tắc “không can thiệp”, bao gồm hai ý nghĩa:Thứ nhất, không cho phép các nước châu Âu can thiệp công việc của châu Mỹ, báo cáo nêu rõ “những chính phủ đã tuyênbố độc lập và duy trì độc lập, nếu bị bất kỳ các nước châu Âu tiến hành can thiệp để áp bức hoặc dùng các phương thức khác để kiểm soát số phận của những chính phủ này, thì chúng ta chỉ có thể cho rằng đó là biểu hiện không hữu hảovới Mỹ”. Thứ hai, Mỹ không can thiệp vào châu Âu, báo cáonêu rõ “đối với đất thuộc địa của bất kỳ nước châu Âu nào, chúng ta cũng chưa hề can thiệp và trong tương lai cũng không can thiệp”; nguyên tắc “không can thiệp” này cũng bao hàm 2 nguyên tắc “can thiệp” và “không can thiệp”, tức là nóiMỹ phản đối bất kỳ quốc gia châu Âu nào can thiệp vào công việc nội bộ của châu Mỹ, nhưng Mỹ lại có quyền can thiệp vào công việc của châu Mỹ, việc can thiệp vào công việc của châu Mỹ là quyền lợi riêng của Mỹ. Cho nên “Tuyên ngôn Monroe” trở thành công cụ để Mỹ phản đối các nước ngoài châu Mỹ can thiệp vào công việc của châu Mỹ.
Về nguyên tắc “hệ thống châu Mỹ”, báo cáo nêu rõ “chế độ chính trị liên minh giữa các nước có sự khác biệt lớn đối với chế độ chính trị của Mỹ… Chúng tôi cho rằng những ý đồ mở rộng chế độ của các nuớc sang bất kỳ mảnh đất nào trên bán cầu này đều nguy hại đến hòa bình và an ninh nước Mỹ”, báo cáo nêu rõ ” các nước liên minh không thể coi việc mở rộng chế độ chính trị sang bất kỳ một quốc gia nào ở châu lục này mà không nguy hại đến an ninh và hạnh phúc của chúng ta… vì vậy chúng ta cũng không thể đứng nhìn sự can thiệp với bất kỳ hình thức nào mà không có hành động gì”. Báo cáo ca ngợi chủ nghĩa cộng hòa của châu Mỹ. Coi châu Mỹ là một hệ thống hoàn toàn khác với chủ nghĩa chuyên chế quân chủcủa châu Âu. Đây chính là nguyên tắc “hệ thống châu Mỹ”tách rời giữa châu Mỹ và châu Âu. Hàm nghĩa của “hệ thống châu Mỹ” chính là “châu Mỹ là của người châu Mỹ”, nhưng thực chất của nó là “châu Mỹ là của người Mỹ”. Mục đích là ngăn ngừa và bài xích hơn nữa ảnh hưởng chính trị của cáccường quốc châu Âu ở Tây bán cầu, khiến châu Mỹ và châuÂu “không tiếp xúc với nhau”, dọn đường cho việc Mỹ bành trướng sang Tây bán cầu.
Báo cáo này đại diện cho chính sách của Chính phủ Mỹ đối với Mỹ-Latinh, trước đó Mỹ không thương lượng với các nước Mỹ-Latinh đã lấy tư cách là người bảo hộ để phát biểu báo cáo này. Chủ nghĩa Monroe là sự tồn tại thực tế về ý đồ của các đồng minh thánh chiến của thế lực phản động quốc tế vũ trang can thiệp vào Mỹ-Latinh, là cuộc cạnh tranh quyết liệt giữa Mỹ và Anh đối với châu Mỹ-Latinh, là công cụ bảo vệ giai cấp tư bản Mỹ và là sản phẩm của lợi ích bành trướng trong tương lai trong tình hình quốc tế phức tạp xảy ra xung đột gay gắt giữa Mỹ và Nga.
Tuyên ngôn Monroe đã trở thành nguyên tắc cơ bản của chính sách đối ngoại của Mỹ. Tuyên ngôn Monroe đã tuyên truyền tư tưởng dân chủ cộng hòa của giai cấp tư sản, phảnđối chế độ chuyên chế quân chủ phong kiến châu Âu, về khách quan ủng hộ sự độc lập của các nước Mỹ-Latinh, ngăn ngừa dã tâm của các cường quốc Anh, Pháp, Nga mở rộng thếlực chính trị kinh tế sang châu Âu, điều này có ý nghĩa tiến bộ nhất định. Nhưng “Tuyên ngôn Monroe” giương con bài “châu Mỹ là của người châu Mỹ”, trên thực tế coi châu Mỹ thuộc phạm vi thế lực của Mỹ, bài xích các cường quốc châuÂu, đặc biệt là thế lực của Anh, trên thực tế Mỹ có ý đồ thiết lập sự thống trị của Mỹ ở khu vực Mỹ-Latinh và tranh bá vớicác cường quốc châu Âu. Cùng với sự phát triển của lịch sử nước Mỹ, Tuyên ngôn Monroe đã trở thành công cụ để Mỹ tiến hành bành trướng xâm lược châu Mỹ, phục vụ cho việc thực hiện “châu Mỹ là của người Mỹ”. Mỹ dưới ngọn cờ của chủ nghĩa Monroe đã tiến hành bành trướng lãnh thổ mạnh mẽ ở lục địa châu Mỹ. Trong thập kỷ 30-40 của thế kỷ 19, Mỹ đã giành lấy Texas từ Mexico; từ 1842-1844, Mỹ đã bài xích Anh ra khỏi Oregon; từ 1846-1848, Tổng thống Mỹ Jame.K.Polk phát động chiến tranh xâm lược Mexico, chiếm trên một nửa lãnh thổ Mexico. Từ 1819-1853, thông qua việc cướp đoạt, thôn tính, mua giá rẻ ở khu vực Bắc Mỹ, Mỹ đã mở rộng lãnh thổ thêm khoảng 2 triệu km2, tức khoảng 80% tổng diện tích lãnh thổ Mỹ trước năm 1819, bao gồm vùng đất đai rộng lớn của 6 bang hiện nay là California, Nevada, Utah,Colorado, Arizona, New Mehico. Đến trước giữa thế kỷ 19,lãnh thổ Mỹ đã kéo dài từ dải đất hẹp ở 13 bang Đại Tây Dương mở rộng ra bờ biển Thái Bình Dương.
Chủ nghĩa Monroe là tuyên ngôn nói rõ người Mỹ sẽ thay thế châu Mỹ làm chủ châu Mỹ, nó đã kết hợp khéo léo lợi íchcủa Mỹ với lợi ích của châu Mỹ khi đó. Đặc điểm của chủ nghĩa Monroe là “song phản nhất độc”: lấy chế độ dân chủcộng hòa để phản đối chế độ chuyên chê quân chủ châu Âu, lấy độc lập dân tộc để phản đối sự thống trị thực dân châu Âu;tức lấy hai phản đối để lôi kéo châu Mỹ, bài xích châu Âu, từ đó giữ lại châu Mỹ cho người Mỹ, do Mỹ độc tôn kiểm soát châu Mỹ.
“Thuyết quyền lợi biển” của Marhan: chiến lược lớn của Mỹ hướng ra biển
Giai đoạn ba và hình thái thứ ba của chiến lược lớn của Mỹ lấy “thuyết quyền lợi biển” của Marhan là tiêu chí. “Thuyết quyền lợi biển” khiến chiến lược lớn của Mỹ từ chiến lược bá quyền châu Mỹ, mở rộng sang xây dựng chiến lược biển trở thành “đế quốc Thái Bình Dương”. Khi chủ nghĩa tư bản Mỹ bước vào giai đoạn đế quốc chủ nghĩa, chính là lúc lãnh thổ Mỹ từ hướng Tây mở rộng sang bên bờ Thái Bình Dương. Mỹ đã vượt ra khỏi lục địa Bắc Mỹ, hoàn thành tiếntrình Tây tiến từ Đại Tây Dương tiến sang Thái Bình Dương. Do đất đai ở phía Tây đã khai thác hết, thị trường trong nước đã phân chia nhau hết, mâu thuẫn giai cấp ngày càng gay gắt, các nhà tư bản lũng đoạn Mỹ đã hướng sự xâm lược ra phía biển. Nhưng lúc này lãnh thổ thế giới đã bị các nước thực dân cũ chia nhau hết, chỉ còn lại ba quốc gia bán độc lập là Trung Quốc, Braxin và Thổ Nhĩ Kỳ. Ba nước này khi đó là ba nước yếu, là đối tượng để các nước tranh giành gay gắt. Mỹ yêu cầu phân chia lại thế giới. Khi đó ở Mỹ xuất hiện một loạt những người theo chủ nghĩa bành trướng như Marhan, Roosevelt, Henry Lodge … và hình thành nên thế lực chính trị xã hội. Họ tuy không đông người, nhưng có địa vị xã hội, khả năng hoạt động mạnh. Roosevelt lúc đầu đảm nhận chức trợ lý Bộ trưởng hải quân, sau đó đảm nhận chức Phó tổng thống, tổng thống. Henry Lodge đã từng là thượng nghị sĩ nhiều năm,đã từng đảm nhiệm chức Chủ tịch Ủy ban đối ngoại Thượng viện Mỹ. Họ thường tuyên truyền “thuyết đế quốc Thái Bình Dương”, tập trung phản ánh tham vọng bành trướng đối ngoại mạnh mẽ của các tập đoàn tài chính phố Uôn. Họ đều có ảnh hưởng lớn đến việc chế định và thực hiện chính sách ngoại giao của Mỹ. Họ tự cho rằng phải trung thành với lý luận về quyền lợi biển và “thuyết đế quốc Thái Bình Dương” mà Marhan tuyên truyền, coi Marhan là người sáng tạo ra chính sách lớn. Họ ra sức chủ trương mở rộng hải quân, tranh giànhcác căn cứ, xưng bá ở biển. Điều gọi là “chính sách lớn” chủ yếu là chỉ tranh giành Cuba, chiếm lĩnh các căn cứ ở vùng biển Caribê, đào thông kênh đào Panama, giành lấy các đảo Hawai, Philippin ở Thái Bình Dương… xây dựng đế quốc Thái Bình Dương. Cuối thế kỷ 19, để thực hiện chính sách này, Mỹ đã thực hiện một loạt các cuộc xâm lược. Việc Mỹ phát động chiến tranh với Tây Ban Nha và thúc đẩy chính sách mở cửa chính là sự thách thức về ưu thế trỗi dậy của Mỹ với các đế quốc thực dân già cỗi, để giành lấy và mở rộng ảnh hưởng quốc tế của Mỹ.
Roosevelt thiết kế “chủ nghĩa thế giới”: đỉnh cao của chiến lược lớn của Mỹ
Lý tưởng và việc thiết kế “chủ nghĩa thế giới” của Roosevelt trước khi kết thúc Chiến tranh thế giới thứ Hai là giai đoạn thứ tư và hình thái thứ tư của chiến lược lớn của Mỹ.
Sau Chiến tranh thế giới thứ Nhất, chiến lược hướng ra thế giới của Wilson bị thất bại. Nhưng những cố gắng của Wilson có thể coi là một sự thử nghiệm của Mỹ. Tiến trình của Chiến tranh thế giới thứ Hai đã cung cấp cơ hội tốt cho Mỹ xây dựng bá quyền thế giới. Sau năm 1943, Roosevelt đã nêu rõ “quyền lực mà Mỹ giành được là quyền lực về đạo nghĩa, chính trị, kinh tế và quân sự”, “mang lại cho Mỹ trách nhiệm lãnh đạo cộng đồng quốc tế và những cơ hội kèm theo nó”. Trước khi kết thúc Chiến tranh thế giới thứ Hai, tập đoàn lãnh đạo Mỹ mà đại diện là Roosevelt và Hunll đã đưa ra một số ý tưởng và cách làm để “xây dựng lại trật tự thế giới sau chiến tranh”, sau này được nhà sử học Arthur Schlesinger gọi là “chủ nghĩa thế giơi”. Họ cho rằng chiến tranh đã làm cho kết cấu thế lựctruyền thống của châu Âu bị phá hoại nghiêm trọng, việc duy trì trật tự thế giới cần phải dựa vào Mỹ, Liên Xô và Anh. Mỹ cần và có thể thông qua tổ chức Liên Hợp Quốc để bảo vệ cục diện an ninh tập thể, thay thế cho sự cân bằng thế lực và phạm vi thế lực của các nước lớn, đảm bảo địa vị lãnh đạo của Mỹ trên thế giới. Thời kỳ đầu sau chiến tranh, “chủ nghĩa thế giới” và “chủ nghĩa lý tưởng” mà Roosevelt ôm ấp vẫn lànguyên tắc cơ bản của chính sách ngoại giao của Mỹ. Đến đầu năm 1946, những ý kiến về tính chất thế giới sau chiến tranh và phương châm của Mỹ đối với Liên Xô đã dần dần hình thành. Những ý kiến thuộc dòng chính của Mỹ cho rằng Liên Xô đã từ đồng minh trong thời chiến trở thành đối thủ tranh giành bá quyền của Mỹ, Liên Xô đã không còn là đối tác hợp tác, mà là đối tượng cần kiềm chế.
Quỹ đạo phát triển của chiến lược lớn sau khi xây dựngnước Mỹ là một quá trình tiến lên cùng thời đại. Đây là một quá trình từ chiến lược độc lập ngoại giao quốc gia của chủ nghĩa cô lập, phát triển đến chiến lược bá quyền khu vực châu Mỹ của chủ nghĩa Monroe, rồi lại phát triển đến chiến lược đế quốc biển vượt ra châu Mỹ đi ra biển, cuối cùng trong chiến lược “chủ nghĩa thế giới” lấy xưng bá thế giới sau chiến tranh làm mục tiêu đã đạt được đỉnh cao. Trong quá trình này, chiến lược lớn của Mỹ đã thích ứng với nhu cầu trỗi dậy của Mỹ, dẫn dắt thực tiễn trỗi dậy của Mỹ. Sự trỗi dậy thành công của Mỹ là thành công của các tư tưởng chiến lược.
Văn hóa Mỹ không phải là văn hóa “phi chiến lược”
Chuyên gia chiến lược học nổi tiếng Chung Lão trong cuốn “Nghiên cứu chiến lược” đã nói: người Mỹ chú trọng kỹ thuật không chú trọng tư tưởng, chú trọng quản lý không chú trọng chiến lược, vì vậy văn hóa chiến lược của Mỹ là một loại văn hóa “phi chiến lược” và đưa ra bối cảnh độc đáo của việc hình thành văn hóa chiến lược của Mỹ: thứ nhất, từ khi dựng nước đến nay, về địa lý, Mỹ luôn cách biệt với thế giới bên ngoài; thứ hai, trong quá trình khai khẩn đất đai, người Mỹ luôn phải đối diện với những vấn đề của đời sống hiện thực bức thiết, hình thành nên tâm lý chỉ tìm đến những lợi ích trước mắt; thứ ba, nước Mỹ không có truyền thống lịch sử lâu đời, cho nên cả nước từ trên xuống dưới đều thiếu ý thức về lịch sử; thứ tư, Mỹ là xã hội công nghiệp hóa cao độ, người Mỹ hầu như đều là các kỹ sư, cho nên đối với bất cứ vấn đề gì cũng tìm cách giải đáp mang tính kỹ thuật. Nhận thức này không phù hợp với thực tế của quá trình hình thành chiến lược của Mỹ.
Văn hóa chiến lược của một quốc gia trước hết biểu hiện ở việc theo đuổi chiến lược của quốc gia này. Mục tiêu của người Mỹ có tính chiến luợc rất mạnh mẽ. Những thực dân đầu tiên của người Mỹ khi đến vùng đất mới, lý tưởng của họ chính là muốn trên mảnh đất mới thiết lập một đất nước mới, hy vọng có thể dựa vào sự chỉ bảo của Thượng đế để xây dựng những thành phố trên mảnh đất này, trở thành tấm gương cho thiên hạ. Những tri thức mà người Mỹ trong giai đoạn đầu theo đuổi bao gồm trên hai mặt: một là hướng tới Thượng đế để theo đuổi tín ngưỡng tinh thần siêu việt; hai là hướng tới thế tục tìm kiếm kinh nghiệm và tri thức lý tính huyền bí trong thế giới vật chất. Một quần thể chiến lược và mục tiêu chiến lược như vậy đã quyết định văn hóa chiến lược mà họ sùng bái và sáng tạo.
Văn hóa chiến lược hình thành sau khi dựng nước của Mỹ có nhiều sáng tạo ảnh hưởng sâu sắc đến thế giới. Ví dụ, sự sáng tạo chiến lược trong cách mạng độc lập của Mỹ, sự sáng tạo chiến lược trong chiến tranh thống nhất của Mỹ, sự sáng tạo chiến lược trong chính sách mới của Roosevelt, sự thiết kế của Mỹ đối với thế giới sau Chiến tranh thế giới thứ Hai… Cho dù trên mặt đối nội hay đối ngoại đều có nhiều sáng tạo đi trước lịch sử, đi trước thế giới. Những dấu ấn chiến lược và quỹ đạo phát triển chiến lược lớn của Mỹ đều chứng minh Mỹlà nước lớn chiến lược, cường quốc chiến lược. Điều quan trọng hơn là văn hóa chiến lược của một quốc gia, tính chiến lược văn hóa của một quốc gia phải được biểu hiện ở thực tiễn chiến lược, tư duy chiến lược và ở việc giải quyết những đề tài chiến lược của quốc gia đó. Một quốc gia không giỏi về mặt chiến lược sẽ không thể là một quốc gia trỗi dậy thành công. Mỹ tuy là quốc gia có lịch sử ngắn nhất trong các nước lớn trỗi dậy, nhưng quá trình hình thành chiến lược chấn hưng đất nước của Mỹ lại rất độc đáo. Mỹ tuy là quốc gia sùng bái kỹ thuật và chú trọng thực dụng, nhưng Mỹ cũng là quốc gia phát triển về mặt chiến lược. Mỹ tuy có nhược điểm chỉ theo đuổi lợi ích trước mắt, nhưng Mỹ cũng có ưu điểm có cách nhìn nhận sâu xa. Cho nên văn hóa Mỹ không phải là văn hóa “phi chiến lược”.
Nghệ thuật “trỗi dậy với giá rẻ” của Mỹ
Đặc điểm trỗi dậy của Mỹ là tốc độ nhanh, giá thành rẻ. So với cái giá mà một số nước lớn phải trả để tiến hành trỗi dậy mà vẫn “không trỗi dậy được” thì cái giá trỗi dậy của Mỹ là rẻ nhất.
Mỹ sở dĩ có thể trỗi dậy là do môi trường địa lý thuận lợi, đây là một nhân tố quan trọng. Người nào đầu tiên đến nước Mỹ đều cảm thấy ngỡ ngàng vì sự hoành tráng của nước Mỹ. Nước Mỹ nằm ở giữa hai đại dương lớn nhất thế giới, với diện tích 9,3 triệu km2, sông ngòi ao hồ chằng chịt, rừng rậm um tùm, đồng bằng phì nhiêu, thảo nguyên mênh mông, khoáng sản phong phú và nguồn tài nguyên biển phong phú của hai đại dương. Mỹ đã có nhân tố “địa lợi”. Lê Nin đã từng nói Mỹ ở vào vị trí địa lý an toàn nhất thế giới. Trong lịch sử nhân loại, chưa có bất kỳ nước lớn nào sau khi dựng nước, có thể đầu tư một lượng tài nguyên rất nhỏ vào an ninh quốc gia, lại có thể tránh được nỗi lo về an ninh đến từ bên ngoài trong một thời gian dài. Sau khi chiến tranh Nam-Bắc chấm dứt năm 1865, lãnh thổ Mỹ chưa bao giờ lại nổ ra một cuộc chiến tranh với quy mô lớn. Trong vòng hơn 120 năm từ cuộc chiến tranh đôi phó với Anh lần thứ hai (năm 1812-1815) cho đến nổ ra sự kiện Trân Châu Cảng, chủ quyền và lãnh thổ Mỹ hầu như không bị đe dọa. Chỉ sau khi xuất hiện vũ khí sát thương với quy mô lớn như vũ khí hạt nhân … thì sự an toàn về mặt địa lý của Mỹ mới không còn nữa. Các cuộc tiến công khủng bố làm dao động tâm lý “cảng an toàn” của Mỹ.
Sự trỗi dậy của Mỹ sở dĩ nói là sự trỗi dậy với giá rẻ không chỉ ở ưu thế về môi trường địa lý, điều quan trọng hơn là quá trình trỗi dậy của Mỹ đã thể hiện một sự trỗi dậy rất trítuệ, rất nghệ thuật và rất thông minh. Đương nhiên, sự trỗi dậy của Mỹ cũng rất “xảo quyệt”, trên một số mặt còn rất bỉ ổi và tàn nhẫn. Mọi người đều biết rõ nghệ thuật cũng như sự xảo quyệt của Mỹ trong khi trỗi dậy.
Mỹ không chỉ giỏi trong trỗi dậy, mà còn giỏi cả trong kiềm chế
Quá trình trỗi dậy của một nước lớn hầu như luôn là một quá trình kiềm chế và đột phá kiềm chế. Trong lịch sử thế giới cận đại, trong cuộc chạy đua tranh giành địa vị quốc gia đứng đầu, có 3 thành công điển hình của việc đột phá sự kiềm chế của quốc gia đứng đầu cũ để trở thành quốc gia đứng đầu mới: thứ nhất, Hà Lan đột phá sự kiềm chế của Tây Ban Nha để trở thành đế quốc thương mại; thứ hai, Anh đột phá sựkiềm chế của các nước trong lục địa châu Âu (bao gồm Hà Lan, Pháp, Tây Ban Nha) để xây dựng quốc gia công nghiệp; thứ ba, Mỹ đột phá sự kiềm chế của Anh để trở thành đế quốc hùng mạnh nhất thế giới.
Trong quá trình trỗi dậy của Mỹ, địa vị thế mạnh của Anh không nổi bật như Mỹ hiện nay. Trước hết Anh không kiềm chế được sự độc lập của Mỹ, sau đó không thể chiếm lại Mỹ trong cuộc chiến tranh năm 1812 (vì Anh lo lắng lục địa châuÂu lại nổ ra chiến tranh), tiếp đó lại không thể làm cho nền kinh tế Mỹ bị sụp đổ sau chiến tranh. Nhưng điều này khôngcó nghĩa là các cường quốc châu Âu như Anh … thừa nhận sự trỗi dậy của Mỹ, mà là tiếp tục tìm cách gây sức ép với Mỹ. Có thể nói cuộc đấu tranh giữa kiềm chế và chống kiềm chế là xuyên suốt toàn bộ quá trình trỗi dậy của các nước lớn, mà sự trỗi dậy của Mỹ chính là một quá trình không ngừng đột phá sự kiềm chế của Anh.
Việc Mỹ trỗi dậy trong sự kiềm chế đã thể hiện đầy đủ trí tuệ, thông minh, xảo quyệt và bỉ ổi kiểu Mỹ. Kể từ khi có các cuộc canh tranh giữa các quốc gia trên phạm vi thế giới đến nay, cái giá mà Mỹ phải trả cho sự trỗi dậy là cái giá rẻ nhất, cái giá để duy trì bá quyền cũng là cái giá rẻ nhất. Trong hai cuộc chiến tranh thế giới, nhìn vào nội dung thể hiện trực tiếp thì đó là cuộc tranh giành giữa Anh là quốc gia bá quyền thếgiới cũ và Đức là nước thách thức mới. Nhìn vào giá trị và ý nghĩa cuối cùng của cuộc chiến tranh thì đó là việc thực hiện sự thay đổi bá quyền giữa Mỹ và Anh. Mỹ đã không tranh màđược, hoặc có thể nói tranh it nhưng được nhiều. Đây chẳng phải là nghệ thuật cạnh tranh sao. Từ năm 1898-1920, Mỹ không chỉ giành được quyền chủ đạo ở khu vực châu Mỹ, mà còn thực hiện được sự hòa giải mang tính lịch sử đối với Anh, quốc gia bá quyền hiện thực và quốc gia bá quyền trong tương lai đã liên kết thành đồng minh. Sau Chiến tranh thế giới thứ Hai, Mỹ bước lên địa vị quốc gia bá quyền, cùng với Liên Xôtiến hành cuộc chiến bảo vệ bá quyền kéo dài nửa thế kỷ. Đối với Mỹ, thực chất của Chiến tranh Lạnh chính là cuộc chiến bảo vệ bá quyền. Tôn Tử nói :”bất chiến nhi khuất nhân chi binh” (không đánh mà vẫn chiến thắng), Mỹ là nước “không đánh mà vẫn chiến thắng”, là nước lấy Chiến tranh Lạnh để giành chiến thắng, tạo nên một kỳ tích về cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn trong lịch sử cận đại của thế giới.
Mỹ có hai thành công mang tính chiến lược: thứ nhất, thực hiện thuận lợi sự trỗi dậy của một nước lớn; thứ hai, kiềm chế có hiệu quả sự trỗi dậy của một nước lớn khác thách thức địa vị bá quyền của Mỹ. Mỹ là nước vừa giỏi về trỗi dậy, cũng giỏi về kiềm chế. Có thể nói Mỹ là mô hình của việc “thực hiện sự trỗi dậy của nước lớn” và “kiềm chế sự trỗi dậy của nước lớn”. Cho dù nghiên cứu sự trỗi dậy của Mỹ từ một cường quyền hay tìm hiểu các phương pháp của Mỹ lấy cường quyền để áp chế trỗi dậy, thì đều là điều có ý nghĩa đối với nghệ thuật trỗi dậy của Trung Quốc. Trung Quốc phải học tập trí tuệ và nghệ thuật “trỗi dậy theo kiểu Mỹ”, kiềm chế sự sảo quyệt, ti tiện và tàn bạo trong sự trỗi dậy theo kiểu Mỹ. Sáng tạo nên mô hình mới văn minh nhất thế giới về sự trỗi dậy của nước lớn tính chất trỗi dậy là “trỗi dậy phi bá quyền”, đạo đức trỗi dậy là “trỗi dậy cao thượng”, con đường trỗi dậy là “trỗi dậy một cách hòa bình”, trí tuệ trỗi dậy là “trỗi dậy một cách nghệ thuật”.
Hạ thấp giá thành: giữ ổn định
Nước lớn trỗi dậy cần tài nguyên chiến lược. Một nước lớn muốn lớn hơn nữa thì tài nguyên chiến lược mà nó có thể sử dụng thậm chí dùng vào “đánh bạc” cũng có hạn. Việc tiêu hao lớn nhất tài nguyên chiến lược của một quốc gia là tiêu hao trong đấu tranh nội bộ và tiêu hao trong tranh giành ở bên ngoài. Nhưng trên hai mặt này Mỹ đều giảm tiêu hao một cách có hiệu quả, tiết kiệm nhiều tài nguyên. Biện pháp quan trọng để Mỹ có thể tiết kiệm tài nguyên chiến lược, đó chính là giữ ổn định tình hình trong nước và quốc tế.
Nhà sử học Pháp Tocqueville đã từng nói:”Hơn 60 nămnay … mọi dân tộc châu Âu nếu không bị chiến tranh phá hoại thì cũng bị suy thoái vì vấn đề đối nội, chỉ có người Mỹ vẫnbình an vô sự. Hầu như toàn bộ châu Âu đều bị đảo lộn vì các cuộc cách mạng, còn người Mỹ thì không bị nảy sinh những động loạn này.”
Học giả người Mỹ gốc Hoa, Khổng Hoa Nhuận cũng chỉ ra rằng:”Tại không ít các nước khác, những thay đổi chính trị đã đưa tới xung đột giai cấp và đối kháng về phân phối kinh tế, trong con mắt người Mỹ điều này là sự rối loạn không mang tính chất của chủ nghĩa cộng hòa. Mối quan hệ căng thẳng này cũng tồn tại ở Mỹ, nhưng nó không bị bùng lên, được xử lý ổn thỏa. Người Mỹ không thể hiểu nổi tại sao giữa ba bốn nước như Pháp, Anh … lại cứ tranh nhau như vậy. Chỉ có Mỹ cứ bước thẳng tới tương lai.”
So với các nước lớn khác, trong quá trình trỗi dậy, trạng thái chiến tranh của Mỹ có thời gian ngắn nhất và có thời gianhòa bình dài nhất. Điều này hình thành nên sự khác biệt rõ rệt đối với nước Anh. Trong 75 năm từ 1688-1763, đế quốc Anh hầu như có một nửa thời gian là đánh nhau. Trong quá trình trỗi dậy, Mỹ sở dĩ có được môi trường hòa bình dài như vậy một mặt là do môi trường địa lý độc đáo của Mỹ, khiến Mỹ có được sự đảm bảo an ninh mà trời phú cho; mặt khác cũng do sau khi dựng nước, trong thời gian dài Mỹ thực hiện chính sách ngoại giao theo chủ nghĩa cô lập, không “dính líu” vàocông việc của châu Âu. Vì vậy trong khi cuộc đấu tranh giai cấp trong nội bộ châu Âu diễn ra rầm rộ và cuộc cạnh tranhgiữa các cường quốc châu Âu diễn ra gay gắt, thì Mỹ lại có điều kiện tập trung tinh lực tiến vào tương lai. Sự trái ngượcnày giữa Mỹ và châu Âu đã dự báo sự suy thoái của châu Âu và sự trỗi dậy của Mỹ. Có thể thấy việc kiên trì giữ ổn định, không để xẩy ra động loạn, hạ thấp cái giá phải trả của những biến động trong nước và hạ thấp giá thành trong cạnh tranh quốc tế, chính là nhân tố quan trọng để Mỹ có thể trỗi dậy với giá rẻ.
“Trai cò tranh nhau: ngư ông đắc lợi”
Con đường trỗi dậy của Mỹ là được xây dựng trên đống đổ nát của sự cạnh tranh tàn sát lẫn nhau giữa các nước lớnkhác. Đối với Mỹ, con đường trỗi dậy tranh giành bá quyền thế giới của Mỹ là sự trỗi dậy với giá thành rẻ nhất; nhưng giá thành mà thế giới phải chịu đựng lại là cái giá đắt nhất. Trong quá trình này, các thủ đoạn cạnh tranh của Mỹ là vừa thâm hiểm, vừa độc ác, vừa quỷ quái, vừa hung dữ.
Ngay từ 1941, khi phát xít Hítle tiến công Liên Xô, Tổng thống Truman đã từng bày tỏ chính sách mà Mỹ thực hiệngiữa Đức và Liên Xô là:”Nếu chúng ta thấy Đức đang thắng trong cuộc chiến tranh này thì chúng ta sẽ ủng hộ Nga. Khi Nga thắng trong cuộc chiến tranh này, chúng ta cũng nên giúpđỡ Đức. Việc sử dụng phương pháp như vậy chúng ta có thể khiến cả hai tàn sát nhau đến cùng.”
Các chính trị gia Mỹ khi tổng kết mưu lược của Mỹ đã nói: Mỹ luôn là cầu thủ dự bị trong cuộc thi đấu chính trị thế giới. Mỹ luôn ở phía sau, đợi khi hai bên đấu nhau kiệt sức thì mới nhảy vào thu dọn tàn cục. Trong hai cuộc chiến tranh thế giới, Mỹ đều là nước nhảy vào sau cùng. Cống hiến của kẻ tham chiến cuối cùng chỉ là làm bẻ gãy ngọn rơm trên lưng con lạc đà, nhưng chiến lợi phẩm thu được lại là cả con lạc đà.
Nhìn vào kết quả cuối cùng và ý nghĩa của hai cuộc chiến tranh thế giới trong thế kỷ 20, có thể thấy hai cuộc chiến tranh này nổ ra là để phục vụ cho Mỹ. Nhìn bề ngoài hai cuộc chiếntranh thế giới là hai lần thách thức của Đức đối với địa vị bá chủ thế giới, là hai lần bảo vệ của Anh đối với địa vị bá chủ thế giới, nhưng trên thực tế là sự thay thế dần dần của Mỹ đối với Anh. Thắng lợi của hai cuộc chiến tranh thế giới là thắng lợi của Anh, nhưng là thắng lợi của kẻ suy bại, là thắng lợi đổi từ việc làm tăng nhanh sự suy bại của mình, là chiến thắng trong sự thảm bại. Trong chiến tranh Anh đã chiến thắng, đãthắng Đức, nhưng Anh đã thua trong địa vị quốc gia, đã thua Mỹ. Kẻ thắng lợi thực sự trong hai cuộc chiến tranh thế giớilà Mỹ. Chính Anh đã bỏ hết sức lực ra đánh bại Đức vì Mỹ,và Đức cũng vì Mỹ mà đánh Anh. Mô hình Mỹ thay Anh là rất cao thủ và xảo quyệt. Anh phải trả cái giá chiến lược cho việc Mỹ giành lấy bá quyền thế giới. Anh là nước thắng lợi trong hai cuộc chiến tranh thế giới, nhưng lại mất đi đế quốc của mình, mất đi địa vị đứng đầu thế giới, đem ngôi báu bá quyền thế giới dâng cho Mỹ. “Trai cò tranh nhau, ngư ông đắc lợi”. Mỹ chính là ngư ông đặc lợi.
Trong hợp tác và liên minh với Anh, Mỹ đã thay thế địa vị của Anh. Cuộc cạnh tranh chiến lược, cuộc đọ sức chiến lược giữa Mỹ và Anh được thông qua hợp tác chiến lược vàliên minh chiến lược để thực hiện. Đây là vận may chiến lược, kỳ tích chiến lược, nét đặc sắc chiến lược của Mỹ.
Chuần bị chiến tranh: không ảo tưởng
Với sự chỉ đạo của tư duy chiến lược “không có kẻ thù và bạn bè vĩnh viễn, chỉ có lợi ích quốc gia vĩnh viễn”, trong quá trình trỗi dậy cho dù là đối với kẻ thù hay bạn bè, Mỹ đều có sự chuẩn bị chiến tranh đầy đủ, bao gồm cả đối với đồng minh Anh trong cuộc Chiến tranh thế giới thứ Nhất.
Sau Chiến tranh thế giới thứ Nhất, Mỹ đứng trước cục diện tranh giành bá quyền trên biển giữa Anh và Nhật Bản. Năm 1919, hội nghị của các tướng lĩnh hải quân Mỹ đã thảo luận về thái độ mà Anh có thể vận dụng. Hội nghị cho rằng Mỹ và Anh tồn tại khả năng xung đột, khi Anh đánh Mỹ, Nhật Bản sẽ nhanh chóng đứng về phía Anh. Tháng 3/1920, Mỹ đã chế định hai kế hoạch tác chiến: “Kế hoạch màu da cam” tác chiến với Nhật Bản ở Thái Bình Dương, là lần sửa đổi thứ hai đối với “kế hoạch màu da cam” chế định năm 1911; “Kế hoạch tác chiến màu đỏ-da cam” tác chiến với Anh và Nhật Bản ở Thái Bình Dương và Đại Tây Dương. Nhìn vào kế hoạch tác chiến của hải quân Mỹ có thể thấy việc đồng minh Anh-Nhật có tồn tại hay không không những có ảnh hưởng trực tiếp đến bố trí chiến lược của Mỹ và so sánh lực lượng của Mỹ ở khu vực Thái Bình Dương, mà còn ảnh hưởng đến địa vị chiến lược toàn cầu của Mỹ. Mỹ tất phải bố trí hạm đội của Mỹ ra cả hai đại dương để sử dụng.
Trong báo cáo hàng năm từ 1922-1924 của Phòng kế hoạch tác chiến của Bộ hải quân Mỹ đã có phán đoán như sau: Nhật Bản và Anh vẫn là hai nước có thể tranh giành vớiMỹ về quyền kiểm soát biển. Điểm đối lập có thể đưa tới việc Mỹ có thể giao chiến với cả hai nước, hoặc một trong hai nước vẫn tồn tại. Việc chuẩn bị chiến tranh của hải quân Mỹ trước hết là nhằm vào Nhật Bản, việc tiến hành chiến tranh với Anh hoặc với liên minh Anh-Nhật là bước chuẩn bị thứ hai.
Nhìn vào tình hình quốc tế trong thập kỷ 20-30 của thế kỷ 20 cho thấy đối tượng tác chiến có nhiều khả nhất của Mỹ vẫn là Nhật Bản. “Chiến tranh màu da cam là cuộc chiến tranh được coi là dễ xảy ra nhất”, “chiến tranh màu da cam” cũng trở thành kế hoạch tác chiến chủ yếu nhất của quân đội Mỹ, Trong hơn 10 năm chế định kế hoạch này, tuy có sửa đổi vài lần, nhưng nội dung chủ yếu “đơn độc tiến hành cuộc chiến tranh với Nhật Bản ở Thái Bình Dương” vẫn không thay đổi.
Cuối thập kỷ 30 của thế kỷ 20, Mỹ mới dần dần thay đổi tư duy chiến lược của mình. Tháng 2/1938 đã tiến hành sửa đổi “Kế hoạch màu da cam”, ngoài việc vẫn giữ cách tư duy cơ bản tiến hành chiến tranh với Nhật Bản ở Thái Bình Dương, đã bước đầu đánh giá đến mối đe dọa của Đức vàItalia ở bên bờ Đại Tây Dương. Tháng 2/1939, Roosevelt đề nghị tăng cường căn cứ hải quân lên thành 16 căn cứ, trong đó số lượng căn cứ ở khu vực Thái Bình Dương nhiều gấp 3 lầnso với khu vực Caribe. Điều này phản ánh tư duy chiến lược lấy Thái Bình Dương làm trọng điểm vẫn chưa thay đổi triệtđể. Chỉ đến tháng 3/1939, khi Đức chiếm toàn bộ Tiệp Khắc, đưa ra yêu cầu lãnh thổ đối với Ba Lan, thì đến tháng 4/1939,Ủy ban liên hợp hải-lục quân Mỹ mới đưa ra báo cáo nêu rõ nếu cả hai bờ đại dương đều bị đe dọa, thì nên vận dụng thế thủ ở Thái Bình Dương, bảo lưu đầy đủ lực lượng quân đội, lấy Hawai làm căn cứ, thực hiện phòng vệ theo ‘”tam giácchiến lược” (Hawai – Alaska-Panama). Điều này có nghĩa là tư duy cơ bản của “kế hoạch màu da cam” tiến hành chiến tranh với Nhật ở Thái Bình Dương đã hủy bỏ, trở thành bước ngoặt trong sự thay đổi tư duy chiến lược của Mỹ. Trên cơ sởnày, tháng 6.1939, Ủy ban liên hợp hải-lục quân Mỹ đã chế định kế hoạch tác chiến mới – “Kế hoạch cầu vồng”. Kế hoạch này đặt ra 5 tình huống và đưa ra 5 phương án đối vớicuộc chiến tranh ở Thái Bình Dương và Đại Tây Dương có thể trong tương lai. Trong đó phương án “Cầu vồng-5″ đặt giả thiết Mỹ, Anh và Pháp liên hợp tác chiến, cùng với việc đảmbảo phòng vệ ở Tây bán cầu, sớm đưa quân Mỹ đến Đông ĐạiTây Dương, đồng thời đưa quân đến châu Âu và châu Phi, hợp đồng với quân Anh và quân Pháp tiến hành tiến công chiếnlược đối với Đức và Italia. Tại Thái Bình Dương, trong khi duy trì phòng ngự chiến lược, đợi cho đến khi đánh bại các nước ở trục trung tâm, mới có thể quay lại tiến hành tiến công chiến lược đối với Nhật Bản ở Thái Bình Dương. Phương án “Cầu vồng-5″ rất gần với kế hoạch chiến tranh mà Mỹ tiến hành trong Chiến tranh thế giới thứ Hai, đánh dấu việc hình thànhdần dần tư tưởng chiến lược “Châu Âu số một”. Phương châmchiến lược lớn “Châu Âu số một” được chính thức xác định khi Bộ Tổng tham mưu quân đội Anh và Mỹ liên hợp vạch ra kế hoạch “ASC-1″. Sự chỉ đạo chiến lược của Mỹ được biểu hiện rất mạnh trong tính dự báo chiến tranh, tính kiên quyết chuẩn bị chiến tranh trong chiến lược quân sự của Mỹ và có thể căn cứ vào sự thay đổi của tình hình quốc tế, kịp thời thay đổi đối tượng tác chiến, kịp thời thay đổi phương châm tác chiến, từ đó nắm chắc quyền chủ động chiến lược. Thành công chiến lược quân sự của Mỹ đã phát huy tác dụng đặc biệt đối với sự trỗi dậy thành công của Mỹ.
Im lặng chờ thời: xuất hiện chậm
Trong nghệ thuật trỗi dậy của Mỹ, có một điều cần biết đó là “im lặng chờ thời mang đặc sắc Mỹ”, đó là ngay cả khi điều kiện làm lãnh tụ thế giới đã chín muồi, cũng không vội xuất đầu lô diện.
Học giả Khổng Hoa Nhuận đã từng nói: “Lịch sử biến đổi thế giới từ năm 1913-1945 cũng là lịch sử biến đổi vai trò thếgiới của Mỹ. Châu Âu đã từng là trung tâm quan hệ quốc tế của các nơi trên thế giới bao gồm cả Mỹ, nhưng sau Chiến tranh thế giới thứ Nhất đã mất đi địa vị bá quyền. Những năm tháng sau năm 1917, đã đánh dấu việc Mỹ trỗi dậy trở thành lãnh tụ của thế giới. Ngay cả khi không sử dụng sức mạnh quân sự để thực sự phát huy vai trò lãnh đạo, thì Mỹ cũng cung cấp tài nguyên kinh tế và văn hóa để xác định và duy trì trật tự thế giới. Vào giữa thập kỷ 30 của thế kỷ 20, việc Mỹ lẩn tránh lãnh đạo thế giới hoặc hợp tác quốc tế và trở về với chủ nghĩa dân tộc và chủ nghĩa đơn phương trên thực tế là một ngoại lệ. Nhưng ngay cả khi đó, như theo cách nói của Joseph Nye, vẫn có thể thấy được Mỹ sớm muộn cũng ‘thể hiện sự lãnh đạo’. Khi Chiến tranh thế giới thứ Hai sắp kết thúc, Roosevelt và bạn bè mong muốn Mỹ trỗi dậy từ trong chiến tranh và trở thành quốc gia mạnh nhất thế giới. Khác với Chiến tranh thế giới thứ Nhất, sau Chiến tranh thế giới thứ Hai, Mỹ quyết tâm muốn lãnh đạo thế giới. Lần này Mỹ muốn xây dựng một trật tự quốc tế có thể làm tăng thêm lợi ích của Mỹ, khiến Mỹ không chỉ có thể nâng cao quyền thế và tăng thêm của cải cho mình, mà cũng có thể mở rộng giá trị quan của Mỹ ra toàn thế giới. Mỹ không thể lại lẩn tránh trách nhiệm nước lớn, mà nên chấp nhận quyền lãnh đạo để xây dựng trật tự kinh tế quốc tế theo chủ nghĩa tự do
-lấy tự do mậu dịch và ổn định tỷ giá hối đoái làm cơ sở, sáng tạo ra sự phồn vinh mà các dân tộc chưa từng có. Mỹ cần lãnh đạo thế giới để ngăn ngừa sự phục hồi của cườngquyền Đức-Nhật, ngăn ngừa sự trỗi dậy của các cường quyềnkhác bắt chước các phần tử phát xít Đức và chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản.
“Im lặng chờ thời” mang đặc sắc Mỹ chính là truyền thống chủ nghĩa cô lập thâm căn cố đế của Mỹ. Sức mạnh của truyền thống này rất lớn, nên ngay cả khi Mỹ có đủ sức mạnh lãnh đạo thế giới, khi một loạt các nhân vật tinh anh của Mỹ cần phải xuất hiện trước thế giới, thì vẫn bị cản trở bởi truyền thống này. “Bi kịch Wilson” xuất hiện sau Chiến tranh thế giới thứ Nhất là một ví dụ điển hình.
Sau khi sức mạnh kinh tế Mỹ đứng đầu thế giới, thời gian để Mỹ từ “im lặng chờ thời” đi lên cương vị lãnh đạo thế giới phải mất nửa thế kỷ. Cuộc chiến tranh Mỹ-Tây Ban Nha năm 1898 là một tiêu chí quan trọng của sự chuyển biến ngoại giao từ chủ nghĩa cô lập sang chủ nghĩa thế giới. Chính sách mở cửa của Trung Quốc đưa ra năm 1899 và những đánh giá của Roosevelt đối với chủ nghĩa Monroe lại tăng cường thêm sự chuyển biến này. “Nguyên tắc 14 điểm” về việc xử lý vấn đề hòa bình sau chiến tranh mà Wilson đưa ra đầu năm 1918 trên thực tế là kế hoạch tranh bá thế giới, cũng là kế hoạch đòi hỏi Mỹ phải lãnh đạo thế giới. Trong đó có 3 điều khoản đều là điều khoản tranh giành bá quyền thế giới: thứ nhất, hủy bỏđiều ước bí mật, đó là để ngăn ngừa các cường quốc châu Âu chia nhau thế giới sau lưng Mỹ; thứ hai, nhấn mạnh tự quyết dân tộc, điều này là muốn làm tan rã hệ thống thực dân cũ củacác cường quốc châu Âu; thứ ba, kiến nghị xây dựng “Quốc liên”, với ý đồ kiểm soát hệ thống an ninh quốc tế sau Chiến tranh thế giới thứ Nhất. Sự phá sản của kế hoạch tranh bá này là do tuy về mặt kinh tế và quân sự Mỹ đã là cường quốc, nhưng trên mặt chính trị quốc tế và ngoại giao Mỹ vẫn còn yếu. Các nước lớn khác trên thế giới còn chưa chuẩn bị tốt cho việc chấp nhận Mỹ lãnh đạo và chủ đạo thế giới. Vì vậy, Wilson tuy “đánh thắng trong chiến tranh”, nhưng lại “mất đi hòa bình”, tuy vẽ nên triển vọng tốt đẹp cho thế giới nhưng lại không thể thực hiện được nó.
Sau Chiến tranh thế giới thứ Hai, Roosevelt thông qua việc xây dựng liên minh chống phát xít, đã thành công xây dựng được cơ cấu an ninh quốc tế mà Wilson chưa làm được-Liên Hợp Quốc, và thông qua nguyên tắc “5 nước lớn nhất trí” và từ đó hình thành nên “quyền phủ quyết của nước lớn”, đảm bảo quyền chủ đạo của Mỹ ở Liên Hợp Quốc. Trong Chiến tranh thế giới thứ Hai, các ngành kinh tế Mỹ, đặc biệt là côngnghiệp quốc phòng đều phát triển nhanh chóng. Đến năm 1945, thu nhập quốc dân của Mỹ đã tăng hơn gấp đôi; tổng tải trọng của các tàu biển đạt 57 triệu tấn, chiếm 2/3 tổng tải trọng của thế giới; số lượng vàng và các kim loại quý hiếm khác cũng chiếm tới 59% của thế giới; đồng đô la Mỹ đã trở thành đồng tiền mạnh nhất thế giới. Trong thương mại thế giới, Mỹ cũng ở vào địa vị lũng đoạn. Thực lực quân sự Mỹkhông chỉ cắm sâu vào lục địa châu Âu, mà còn chiếm giữ nhiều căn cứ chiến lược quan trọng khác trên thế giới. Việc lũng đoạn vũ khí hạt nhân càng khiến Mỹ trở thành cường quốc quân sự có khả năng răn đe mạnh nhất. Thực lực hùng mạnh trên các mặt chính trị, quân sự và kinh tế đã tạo điều kiện cho việc Mỹ đóng vai trò chính trên sân khấu chính trịthế giới, lấp vào chỗ trống mà các nước châu Âu để lại. Nhưng tuy có thực lực lãnh đạo thế giới, nhưng đòi hỏi phảicó dã tâm và quyết sách chiến lược lãnh đạo thế giới. Điều này quyết định Mỹ liệu có thoát ra khỏi “chủ nghĩa cô lập” truyền thống hay không. Do sau Chiến tranh thế giới thứ Nhất, chủ nghĩa quốc tế của Wilson đã từng bị thất bại, để tránh sai lầm cũ, ngay khi trong thời chiến, chính quyền Roosevelt đã bắt tay vào việc chuẩn bị về mặt chính sách và dư luận cho giai đoạn hậu chiến. Sau sự kiện Trân ChâuCảng, Chính phủ Mỹ đã thành lập Ủy ban tư vấn chính sách đối ngoại thời hậu chiến do Ngoại trưởng Hull và Thứ trưởng ngoại giao Welles làm chủ tịch và phó chủ tịch ủy ban, chế định chính sách xây dựng trật tự thế giới sau chiến tranh. Tại hội nghị giữa những người đứng đầu 3 cường quốc Mỹ-Xô-Anh, Roosevelt đã chuyển hóa những chính sách này thành những biện pháp cụ thể sau chiên tranh, tìm cách biến đồng minh thời chiến thành thể chế hợp tác của thế giới sau chiến tranh do Mỹ chủ đạo. Những cố gắng của những người như Ngoại trưởng Hull khiến công chúng Mỹ tin rằng việc xây dựng trật tự kinh tế quốc tế sau chiến tranh, việc khôi phục lại thể chế mậu dịch tự do đa phương là việc làm không thể thiếu của Mỹ sau chiến tranh. Bộ trưởng tài chính Morgenthou đã từng chỉ rõ tại Thượng viện rằng Mỹ cần phải xây dựng một thể chế thế giới, để các doanh nghiệp có thể dựa theo nguyên tắc thương mại tiến hành buôn bán và đầu tư quốc tế. Đến khi kết thúc chiến tranh, trong nước Mỹ vẫn có người chủ trươngkhông can thiệp vào công việc của châu Âu, Chính phủ Mỹđã có lần dự định thu nhỏ lực lượng ở châu Âu. Nhưng sự suythoái của các nước Tây Âu khiến các nhà quyết sách Mỹ nhậnđịnh rằng: hoặc cứ để cho châu Âu xảy ra động loạn chính trị kinh tế nghiêm trọng, từ đó đe dọa đến hệ thống Tư bản chủ nghĩa thế giới, hoặc xuất hiện can thiệp với quy mô lớn. Với sức mạnh và lợi ích chiến lược toàn cầu của Mỹ đã khiến Mỹ chọn phương án sau. Vì thế mới có “Hiệp định tài chính Mỹ-Anh” tháng 12/1945 và các biện pháp khác viện trợ Tây Âu.
Mỹ cảnh giác như thế nào đối với “cái bẫy chiến lược”
Một đặc điểm quan trọng của Mỹ là luôn duy trì cảnh giác chiến lược cao độ đối với thế lực nước ngoài. Truyền thống chiến lược này được hình thành từ thời khai quốc công thần Washington.
Washington nói: Phải luôn duy trì cảnh giác đối với âm mưu của nước ngoài.
Năm 1796, trong diễn văn chào từ biệt, Washington đã nhắc nhở nhân dân Mỹ rằng: “Cần phải xóa bỏ những cảm giác khó chịu thâm căn cố đế đối với các nước cá biệt và cũng phải xóa bỏ những tình cảm tốt đẹp đối với các quốc gia khác.Không có gì quan trọng hơn điều này… Để đối phó với âm mưu quỷ kế của thế lực nước ngoài… một dân tộc tự do cần luôn duy trì cảnh giác. ” Lời nói này của Washington là lời khuyên răn sâu sắc đối với nhân dân Mỹ, là sự cảnh cáo về ý thức phải luôn lo lắng về hậu họa, là sự tổng kết kinh nghiệm đấu tranh trong cuộc đời của Washington, cũng là kết tinh trí tuệ chiến lược của vị khai quốc công thần.
Đối với Washington mà nói, thế lực nước ngoài luôn có âm mưu qủy kế, một dân tộc tự do không chỉ phải duy trì cảnh giác, mà còn phải luôn luôn duy trì cảnh giác, không phút nào nơi lỏng.
Đương nhiên đối với thế lực nước ngoài, đối với vấn đề quốc tế không thể chỉ dùng “thuyết âm mưu” để nhìn nhận vấn đề, nhưng cũng không thể chỉ dùng “thuyết phi âm mưu” để nhìn nhận. Thế giới này luôn có âm mưu quỷ kế, cho nên cảnh giác là điều cần thiết và phải như Washington yêu cầu nhân dân Mỹ – luôn luôn duy trì cảnh giác.
“Cái bẫy của Bismarck” và “đánh giá của De Gaulle”
Trong sự cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn, cách nói của Washington “âm mưu quỷ kế” của nước ngoài hay được nhắc đến. “Cái bẫy của Bismarck” là một ví dụ điển hình. Trong chiến tranh Phổ-Pháp năm 1870-1871, nước Phổ đã đánh bại nước Pháp, hoàng đế Pháp cũng bị bắt, nhưngtrong nội bộ Đức khi đó nẩy sinh chia rẽ nghiêm trọng vềchính sách đối với Pháp. Đại sứ đầu tiên của Đức ở Pháp Hans Von Amim chủ trương khôi phục chế độ hoàng đế ở Pháp. Bismarck thì xuất phát từ mục tiêu chiến lược muốn cô lập, làm rối loạn và suy yếu nước Pháp để sau này Pháp khó màcó thể cạnh tranh được với Đức, nên đã chủ trương khôi phục thể chế cộng hòa của Pháp. Bismarck cho rằng một chính quyền theo thể chế cộng hòa không ổn định sẽ luôn ở vàotrạng thái bị cô lập ở châu Âu, nơi mà chế độ quân chủ đang chiếm địa vị thống trị. Năm 1872, trong một diễn thuyết,Bismarck đã nói: “Đối với các vương triều của liên hợp châuÂu, ngọn núi lửa Pari (chỉ chính quyền theo thể chế cộng hòa của Pháp) không có gì nguy hiểm, nó tự nhen lên và cũng tự tàn lụi đi.” Bismarck kiên trì việc để Pháp xây dựng chế độ cộng hòa, để Pháp giống như một ngọn núi lửa, suốt ngày phun ra âm thanh dân chủ, rơi vào động loạn và không ổn định. Đây là trạng thái lý tưởng có lợi cho Đức. Còn Von Amim thì kiên trì chủ trương của mình, cuối cùng bị cách chức và bị gán cho tội phản quốc.
Âm mưu của Bismarck, sau 70 năm đã được De Gaulle phân tích một cách rõ ràng. De Gaulle cho rằng nguyên nhân quan trọng đưa tới thất bại chiến lược của Pháp là do đấu tranh gay gắt giữa các đảng phái, là do nội các liên tục thay đổi, khiến đất nước suy yếu; chính chế độ nghị viện của nước Cộng hòa thứ ba đã đưa tới việc trong 65 năm từ 1875-1940, nước Pháp đã thay đổi chính phủ 102 lần, trong khi đó Anh chỉ thay đổi chính phủ có 20 lần, và Mỹ chỉ thay đổi 14 đời tổng thống. De Gaulle nhiều lần thấy rằng một vị thủ tướng vừa lên đã bị phê phán liên tục. “Tuy cố hết sức nhưng vị thủ tướng đó vẫn không đối phó được, càng không thể nói đến việc nắm toàn cục. Nghị viện không ủng hộ ông ta, chỉ làm những việc hại ông ta. Các bộ trưởng trong nội các cũng là kẻ thù của ông ta. Dư luận, báo chí, đảng phái đều coi thủ tưởng là đối tượng phê phán trách móc. Mọi người đều biết ông ta chỉ cầm quyền được thời gian ngắn. Bản thân ông ta cũng biết trước điều đó.”
Hậu di chứng của Bismarck kéo dài đến tận cuối thập kỷ 50 của thế kỷ 20. Nội các của nước Cộng hòa thứ tư xác lập năm 1947 cũng không ra làm sao; từ năm 1947-1958 đã nảy sinh ra 24 khóa nội các, bình quân mỗi nội các chỉ tồn tại hơn 5 tháng, trong đó có 2 nội các chỉ tồn tại có 1 ngày, đó là chính phủ Pinot tồn tại từ 17-18/2/1955 và chính phủ Binet tồn tại từ 17-18/10/1957. De Gaulle chủ trương nghị viện phải có quyền lập pháp và quyền giám sát đối với chính phủ, nhưng không thể thay thế chính phủ chấp chính. Chính phủ phải có chức có quyền và ổn định. Do chính phủ lâm thời luôn bị nghị viện chi phối khiến De Gaulle tức giận từ chức ngày 20/1/1946, cho đến tháng 9/1958, hiến pháp nước cộng hòa thứ năm được thông qua, đã tăng cường mạnh mẽ quyền lực của tổng thống và đến tháng 12/1958, sau khi làm tổng thống nhiệm kỳ đầu tiên, De Gaulle mới có thể thực hiện được hoài bão chính trị của mình.
Việc tích cực thúc đẩy xây dựng dân chủ mang đặc sắc Trung Quốc là một nhiệm vụ quan trọng. Còn việc một số thế lực nước ngoài kêu gọi Trung Quốc phải thực hiện đại dân chủ theo kiểu Mỹ, lấy đại dân chủ để làm rối loạn Trung Quốc, làm trì trệ Trung Quốc, thì đó chỉ là một âm mưu. Về điều này Trung Quốc phải nhớ lời cảnh cáo của Washington, đó là phải luôn duy trì cảnh giác đối với âm mưu quỷ kế của thế lực nước ngoài.
Phải luôn đề phòng Mỹ: Vận mệnh lịch sử của “thuyết âm mưu” và “thuyết cài bẫy”
Vấn đề chiến lược đầu tiên của dân tộc Trung Hoa hướng tới thế giới trong thế kỷ 21 là hướng tới Mỹ, đối tượng mà Trung Quốc cần hợp tác nhất là Mỹ, đối tượng cần cảnh giác nhất cũng là Mỹ.
Mỹ là quốc gia luôn duy trì cảnh giác đối với âm mưu của thế lực nước ngoài, nhưng cũng là nước rất thành thạo trong việc sử dụng âm mưu quỷ kế và đặt ra những cái bẫy chiến luợc. Mỹ đã từng sử dụng chạy đua vũ trang làm cái bẫy chiến lược để đối phó với Liên Xô. Mỹ là đối thủ cũ trong Chiến tranh Lạnh, có truyền thống thực hiện Chiến tranh Lạnh. Chiến tranh Lạnh trên thực tế là cuộc chiến về những cái bẫy,là cuộc chiến về những âm mưu. Đối với Trung Quốc mà nói, không thể không đề phòng Mỹ.
Những nơi mà Mỹ đặt bẫy để đối phó với Trung Quốc không ít. Mỹ có thể đặt ra cái bẫy chính trị, có thể xuất khẩu và đầu tư dân chủ, khiến Trung Quốc rối loạn. Mỹ có thể đặt ra cái bẫy kinh tế, gây nên những cuộc khủng hoảng về tài chính, gây nên những cuộc chiến tranh về tiền tệ, cuốn đi những đồng tiền thấm đẫm mồ hôi nước mắt mà nhân dân Trung Quốc phải vất vả mới kiếm được. Mỹ có thể đặt ra cái bẫy về quân sự, tại một số khu vực điểm nóng xung quanh Trung Quốc, lôi kéo Trung Quốc vào những cuộc chiến tranh không bao giờ chiến thắng. Mỹ có thể đặt ra những cái bẫy về ngoại giao, khiêu khích các mối quan hệ, tạo nên mâu thuẫn, xây dựng liên minh đối phó với Trung Quốc. Tháng 1/2007, Trưởng phòng chính sách đối ngoại của Trung tâm cải cáchchâu Âu của Mỹ M. Leonard đã cho rằng năm 2020 là ranh giới của thế kỷ 21, Trung Quốc thay Mỹ trở thành thể kinh tế lớn nhất thế giới. Chính trị toàn cầu từ đơn cực chuyển sang chính trị đa cực. Chính sách “cân bằng thế lực” mà Mỹ thực hiện có hai nội dung: duy trì địa vị “nhất siêu” của Mỹ và tại mỗi khu vực đều thông qua phương thức ủng hộ chính quyền dân chủ để duy trì cân bằng thế lực khu vực. Ví dụ tại châuÂu, Mỹ coi Liên minh châu Âu là lực lượng để cân bằng vàkiềm chế Nga. Tại châu Á, Mỹ liên minh với Ôxtrâylia, ẤnĐộ, Nhật Bản … để kiềm chế Trung Quốc. Một học giả đã cho rằng thành tựu quan trọng nhất của thực lực mềm Trung Quốc là Bắc Kinh đã có thể ngăn ngừa sự hình thành của bất kỳ liên minh quốc tế nào để kiềm chế sự trỗi dậy của Trung Quốc về chiến lược. Thế giới từ nay về sau sẽ không có “liên minh chống Mỹ”, nhưng thế giới sau này liệu có phải nhất định không có “liên minh chống Trung Quốc” hay không?
Văn hóa nhân loại tiến triển theo một quá trình lâu dài từ văn hóa Hobbesian, đến văn hóa Locke rồi tiến lên văn hóa Kant, cũng là một quá trình gian nan trắc trở. Trong quá trình này, nếu như mất đi sự cảnh giác đối với âm mưu của thế lực bên ngoài, tất sẽ gặp phải rủi ro. Cho nên phải luôn cảnh giác và phê phán “thuyết âm mưu” và “thuyết cài bẫy”. Các chuyên gia cố vấn càng không thể ảo tưởng dùng “thuyết phi âm mưu” thậm chí “thuyết về sứ mạng lịch sử” để mê hoặc dân chúng.
Hãy ghi nhớ lời của Washington “Để đối phó với âm mưu của thế lực nước ngoài, một dân tộc tự do cần luôn duy trì cảnh giác.” Trung Quốc nên giương cao ngọn cờ lớn “thuyết hợp tác”, “thuyết hữu hảo”, “thuyết đối tác”, hội tụ nhiều nhận thức chung trong cộng đồng quốc tế. Nhưng Trung Quốc cũng không thể không nghe thấy tiếng chuông cảnh giác về “thuyết kiềm chế”, “thuyết âm mưu”, “thuyết cài bẫy”. Luôn duy trì cảnh giác đối với thế lực nước ngoài.