Hồ Cẩm Đào trả lời phỏng vấn của Washington Post
Nguồn: Washington Post
Lê Quốc Tuấn, X-Cafe chuyển ngữ
16.01.2011
Đây là một bản viết đầy đủ, không hề hiệu đính các câu trả lời bằng văn bản của Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào cho các câu hỏi bằng văn bản của tờ Washington Post và The Wall Street Journal. Những câu hỏi đã được gửi vào cuối tháng Mười Hai và những câu trả lời, bằng Anh ngữ, được chính phủ Trung Quốc giao cho Washington Post và Wall Street Journal vào ngày 16 tháng Giêng.
Ông quan niệm như thế nào về trạng thái hiện tại của mối quan hệ Mỹ-Trung ? Những lãnh vực nào ông thấy là hứa hẹn nhất của sự hợp tác đôi bên cùng có lợi giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ ? Ông thấy điều gì là những thử thách quan trọng cho sự phát triển lâu bền, lành mạnh và vững chắc của mối quan hệ Mỹ-Trung?
Hồ: Từ đầu thế kỷ 21, nhờ những nỗ lực phối hợp của cả hai nước, quan hệ Mỹ-Trung đã hưỏng được sự tăng trưởng ổn định. Kể từ khi Tổng thống Obama nhậm chức, chúng tôi đã duy trì liên hệ chặt chẽ thông qua việc trao đổi các chuyến viếng thăm, hội họp, điện đàm và thư tín. Chúng tôi đã đồng thuận để xây dựng một mối quan hệ Mỹ-Trung tích cực, hợp tác toàn diện trong thế kỷ 21 và cùng nhau, chúng tôi kiến lập một cơ chế mang tính chiến lược và đối thoại về kinh tế giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ. Trong hai năm qua, Trung Quốc và Hoa Kỳ đã tiến hành hợp tác thiết thực trong nhiều lĩnh vực như kinh tế, thương mại, năng lượng, môi trường, chống khủng bố, thực thi pháp luật và văn hóa. Hai nước đã duy trì liên hệ chặt chẽ và phối hợp trong việc giải quyết vấn đề của các điểm nóng quan trọng trong quốc tế và khu vực đồng thời giải quyết các thử thách đến toàn cầu, như vấn đề biến đổi khí hậu và cuộc khủng hoảng tài chính quốc tế. Tầm quan trọng chiến lược và tác động đến toàn cầu của quan hệ Mỹ Trung đã được tăng lên.
Trung Quốc và Hoa Kỳ có ảnh hưởng lớn trong các vấn đề quốc tế và gánh vác những trách nhiệm quan trọng trong việc giữ gìn hòa bình thế giới và thúc đẩy phát triển chung. Trong hoàn cảnh mới, các quyền lợi chung của hai nước chúng ta đã phát triển và mở rộng lĩnh vực hợp tác. Có tiềm năng rất lớn cho sự hợp tác cùng có lợi cho chúng ta cả trong việc thúc đẩy hợp tác trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương và trong việc cải thiện quản trị kinh tế toàn cầu và thúc đẩy tăng trưởng bền vững của nền kinh tế thế giới, qua việc mở rộng hợp tác trong kinh tế, thương mại và tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực như các nguồn năng lượng mới, năng lượng sạch, phát triển cơ sở hạ tầng hàng không và không gian và cả trong cuộc chiến đấu chống khủng bố, ngăn chặn việc phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt và những thách thức xảy ra như thiên tai, an ninh thực phẩm và các bệnh tật di truyền quan trọng.
Cả hai chúng ta đều giữ vững lập trường rằng, chúng ta sẽ cùng đạt được lợi ích từ một mối quan hệ Mỹ-Trung lành mạnh và sẽ cùng thua thiệt từ sự đối đầu. Chúng ta nên hành động vì lợi ích căn bản của hai dân tộc và tôn trọng lợi ích chung của hòa bình và phát triển của thế giới Chúng ta phải đứng dậy trưóc những thử thách, loại bỏ rối loạn, làm việc cho các mục tiêu chung và thúc đẩy sự tăng trưởng liên tục mối quan hệ của chúng ta. Tôi muốn nhấn mạnh đến bốn điểm sau đây.
Trước tiên, chúng ta nên gia tăng đối thoại và liên lạc đồng thời tăng cường sự tin cậy lẫn nhau về chiến lược. Thứ hai, chúng ta nên từ bỏ tinh thần Chiến tranh lạnh Bù trừ, nhìn sự phát triển của nhau một cách khách quan và hợp lý, tôn trọng sự lựa chọn con đường phát triển của nhau và theo đuổi sự phát triển chung thông qua hợp tác cùng có lợi. Thứ ba, chúng ta nên tôn trọng chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và quyền lợi phát triển của nhau và chú tâm đến các quan tâm chính của nhau. Và thứ tư, chúng ta nên thực hiện các nỗ lực không ngừng nghỉ để mở rộng các quyền lợi đồng quy của chúng ta để Trung Quốc và Hoa Kỳ sẽ là những đối tác cho sự hợp tác trong các khu vực rộng lớn hơn.
Không thể phủ nhận sự việc có một số khác biệt và các vấn đề nhạy cảm giữa chúng ta. Cả hai nước nên giữ đúng hướng trong việc phát triển mối quan hệ của chúng ta, tăng thêm các trao đổi, tăng cường lòng tin vào lẫn nhau, tìm kiếm nền tảng chung trong khi bảo lưu sự khác biệt, quán xuyến đúng các vấn đề khác biệt, nhạy cảm và cùng nhau thúc đẩy sự phát triển các quan hệ lâu dài, lành mạnh và vững chắc của Trung Quốc và Hoa Kỳ.
Bất chấp sự tăng trưởng liên tục của đầu tư nước ngoài tại Trung Quốc, một số công ty Mỹ đã phàn nàn về môi trường kinh doanh của Trung Quốc. Trung Quốc sẽ thực hiện những biện pháp nào để đảm bảo một sân chơi cho Mỹ và các công ty nước ngoài khác ở Trung Quốc?
Hồ: Việc sử dụng các đầu tư nước ngoài là một phần quan trọng trong chính sách cơ bản của Trung Quốc về sự mở cửa. Trong thập kỷ qua kể từ khi gia nhập WTO, Trung Quốc đã giữ trọn các cam kết của mình bằng cách xoá bỏ tất cả các quy định và luật lệ địa phương không phù hợp với quy định của WTO và dành cho các công ty nước ngoài một sự đối xử cấp nhà nước. Tất cả các công ty nước ngoài đăng ký tại Trung Quốc đều nang như các doanh nghiệp Trung Quốc. Các sản phẩm, hoạt động kinh doanh có tính đổi mới của họ tại Trung Quốc được hưởng các đối xử giống như các doanh nghiệp Trung Quốc. Các kế hoạch trọn gói và các biện pháp chính sách liên quan mà chính phủ Trung Quốc mang lại nhằm chống lại cuộc khủng hoảng tài chính quốc tế cũng đã cung cấp những cơ hội tốt cho sự phát triển của tất cả các doanh nghiệp ở Trung Quốc, gồm cả các công ty nước ngoài.
Trung Quốc sẽ giữ vững cam kết với chính sách cơ bản của nhà nước về sự mở cửa. Chúng tôi sẽ sử dụng vốn đầu tư nước ngoài một cách tích cực và hiệu quả , cải thiện cấu trúc, đa dạng hóa các hình thức của nó, và mở ra thêm nhiều kênh và các lĩnh vực để tạo điều kiện đầu tư. Trung Quốc sẽ tiếp tục hoàn thiện pháp luật và các quy định liên quan đến đầu tư nước ngoài, tăng cường bảo vệ quyền Sở Hữu Trí Tuệ, kịp thời giải quyết các mối quan tâm chính đáng của các công ty nước ngoài và tạo thuận lợi cho sự phát triển của các doanh nghiệp thuộc tất cả các loại ở Trung Quốc bằng cách cung cấp cho họ một môi trường pháp lý, chính sách ổn định và minh bạch, một môi trường thị trường mở cửa và nhất quán cũng như một môi trường hành chính tiêu chuẩn hóa và hiệu quả.
Theo ông, chúng ta có thể rút ra được bài học gì từ cuộc khủng hoảng tài chính quốc tế 2008? Những biện pháp hiệu quả nào Trung Quốc từng áp dụng để chống lại tác động của cuộc khủng hoảng đó?
Hồ: Cuộc khủng hoảng tài chính quốc tế này đã phản ánh sự thiếu sót các quy định trong đổi mới tài chính. Nguyên nhân gốc rễ của nó nằm ở sự khiếm khuyết nghiêm trọng của hệ thống tài chính hiện tại. Chủ yếu là như sau: Thứ nhất, hệ thống tài chính quốc tế đã không bắt kịp với sự phát triển mới nhất của kinh tế và tài chính toàn cầu hóa, không có khả năng giải quyết được các rủi ro và thách thức do các hoạt động lớn về tài chính mang lại. Thứ hai, các tổ chức tài chính quốc tế không phản ánh đầy đủ tình trạng thay đổi của các nước đang phát triển trong nền kinh tế thế giới và tài chính. Tính đại diện toàn cầu và khả năng thực thi của các tổ chức này cần phải được tăng cường hơn nữa. Thứ ba, hệ thống tài chính quốc tế đang ở trong tình trạng thiếu hụt nghiêm trọng các nguồn lực và phương tiện giải quyết cuộc khủng hoảng tài chính quốc tế và khả năng giải cứu của nó cần phải được xây dựng nên.
Tuy nhiên, trong hai năm qua sau khi nổ ra cuộc khủng hoảng tài chính, nhờ có những nỗ lực phối hợp của cộng đồng quốc tế và các thành viên G20, tiến bộ đã đạt được trong việc cải cách hệ thống tài chính quốc tế. Trung Quốc hy vọng rằng cộng đồng quốc tế sẽ cùng nhau hoạt động để tiếp tục thúc đẩy cải cách hệ thống tài chính quốc tế và tiến tới việc thành lập một trật tự tài chính quốc tế toàn bộ, quản lý tốt, đúng đắn và công bằng. Để đạt được tăng trưởng dài hạn và lành mạnh về kinh tế thế giới, chúng ta phải không chỉ giải quyết các vấn đề cụ thể như quản lý đúng đắn các mối quan hệ giữa khu vực tài chính và nền kinh tế thực, giữa sự đổi mới tài chính và giám sát, điều hành tài chính, giữa tiêu dùng và tiết kiệm, mà còn và quan trọng hơn, là xem xét những vấn đề cơ bản trong nền kinh tế thế giới ở cấp độ vĩ mô. Vấn đề nổi bật nhất trong tình trạng mất cân bằng về kinh tế của thế giới là sự phát triển mất cân bằng nghiêm trọng giữa Bắc và Nam. Cộng đồng quốc tế cần nỗ lực phối hợp để xây dựng một quan hệ đối tác toàn cầu mới, bình đẳng và cân bằng hơn cho sự phát triển, khuyến khích phát triển và các nước đang phát triển phải có sự hiểu biết lẫn nhau và phối hợp chặt chẽ hơn cũng như để thúc đẩy sự phát triển mạnh, bền vững và cân bằng của nền kinh tế thế giới.
Cuộc khủng hoảng tài chính quốc tế đã gây ra những khó khăn và thách thức chưa từng có cho Trung Quốc. Để giải quyết tác động của cuộc khủng hoảng và để duy trì tăng trưởng ổn định và tương đối nhanh chóng của nền kinh tế, Trung Quốc đã nhanh chóng điều chỉnh chính sách kinh tế vĩ mô, kiên quyết áp dụng các chính sách chủ động tài chính và chính sách tiền tệ tương đối dễ dàng, đưa ra một kế hoạch trọn gói để thúc đẩy nhu cầu trong nước và kích thích kinh tế tăng trưởng, tăng cường đáng kể sự đầu tư của chính phủ, thực hiện các kế hoạch điều chỉnh công nghiệp và tái kiện toàn trên quy mô lớn, thúc đẩy mạnh sự đổi mới khoa học và nâng cấp công nghệ, tăng trợ cấp an sinh xã hội trên mức đáng kể và đưa ra một chính sách việc làm tích cực hơn. Kết quả là, nền kinh tế của chúng tôi trong năm 2009 và 2010 duy trì ổn định và tăng trưởng tương đối nhanh chóng, đóng góp vào sự phục hồi kinh tế của khu vực và thế giới. Nhìn về phía trước, Trung Quốc sẽ lấy phát triển khoa học làm chủ đề chính và tập trung vào việc chuyển đổi mô hình phát triển kinh tế với tốc độ nhanh hơn.
Chúng tôi sẽ thực hiện một chính sách chủ động về tài chính và một chính sách tiền tệ thận trọng, tăng tốc việc tổ chức lại cơ cấu kinh tế, mạnh mẽ tăng cường sự đổi mới trong bản địa, thực hiện tốt tiến bộ trong bảo tồn năng lượng và giảm thiểu ô nhiễm, tiếp tục cải cách sâu xa và mở cửa, làm việc chăm chỉ để đảm bảo và cải thiện sinh kế của người dân, trông cậy vào những thành tựu trong việc giải quyết cuộc khủng hoảng tài chính quốc tế, duy trì ổn định và tăng trưởng kinh tế tương đối nhanh và thúc đẩy ổn định và hòa hợp xã hội. Trung Quốc sẽ theo đuổi chiến lược đôi bên cùng có lợi về sự mở cửa và sẵn sàng làm việc với Hoa Kỳ và cộng đồng quốc tế như một khối toàn bộ để tăng cường hợp tác thiết thực, xử lý đúng đắn các rủi ro và thử thách khác nhau và có nhiều đóng góp lớn hơn cho sự phục hồi chung của kinh tế thế giới.
Ông nghĩ sao về vai trò tương lai của đồng đô la Mỹ trên thế giới? Ông nhìn việc tạo cho đồng Nhân dân tệ trở thành một đồng tiền quốc tế như thế nào ? Một số người nghĩ rằng việc tăng giá đồng nhân dân tệ tăng giá có thể kiềm chế được nạn lạm phát của Trung Quốc, quan điểm của ông về điều ấy là gì?
Hồ: Hệ thống tiền tệ quốc tế hiện nay là sản phẩm của quá khứ. Là một đồng tiền dự trữ quan trọng, đồng đô la Mỹ đã được sử dụng ở một số lượng đáng kể trong thương mại toàn cầu, trong hàng hóa cũng như trong hầu hết các giao dịch đầu tư và tài chính. Các chính sách tiền tệ của Hoa Kỳ có tác động lớn đến tính thanh toán và dòng vốn toàn cầu do đó, tính thanh toán của đồng đô la Mỹ nên được giữ ở mức hợp lý và ổn định.
Phải mất một thời gian dài lâu để tiền tệ của một quốc gia được rộng rãi chấp nhận trên thế giới. Trung Quốc đã có những đóng góp quan trọng cho nền kinh tế thế giới trong các ý nghĩa về tổng sản lượng kinh tế và thương mại, và đồng Nhân dân tệ đã đóng một vai trò trong việc phát triển kinh tế thế giới. Nhưng làm cho Nhân dân tệ trở nên một loại tiền tệ quốc tế sẽ là một quá trình khá dài. Các chương trình thí điểm để dùng đồng Nhân dân tệ trong thanh toán thương mại và các giao dịch đầu tư qua biên giới là một bước cụ thể mà Trung Quốc đã thực hiện để đáp ứng với cuộc khủng hoảng tài chính quốc tế, với mục đích thúc đẩy thương mại và tạo thuận lợi cho đầu tư. Chúng cũng phù hợp với nhu cầu thị trường như đã được minh chứng bởi quy mô phát triển nhanh chóng của các giao dịch này.
Trung Quốc đã thông qua một gói kế hoạch để kiềm chế lạm phát, bao gồm cả việc điều chỉnh lãi suất. Chúng tôi đã áp dụng một chế độ quản lý tỷ giá hối đoái thả nổi dựa trên cung cầu của thị trường với sự tham khảo đến một số tiền tệ chọn lọc. Các thay đổi trong tỷ lệ hối đoái là kết quả của nhiều yếu tố, bao gồm cán cân thanh toán quốc tế và cung cầu của thị trường. Trong ý nghĩa này, lạm phát khó có thể là yếu tố chính trong việc xác định chính sách tỷ giá hối đoái.
Ông đánh giá thế nào về thành tựu của Trung Quốc trong giai đoạn Kế hoạch phát triển kinh tế và xã hội Năm Năm lần thứ mười một ? Có nguy cơ rằng nạn lạm phát ở Trung Quốc có thể ra khỏi vòng kiểm soát? Phải chăng việc cải cách chính trị của Trung Quốc bắt kịp với các bước cải cách kinh tế của mình?
Hồ: Giai đoạn Kế hoạch Năm năm lần thứ mười một là một một trong những giai đoạn thực sự sôi động trong quá trình phát triển của Trung Quốc. Đối mặt với những thay đổi phức tạp trong, ngoài nước, những rủi ro lớn và những thách thức, chúng tôi tôn trọng những Dự đoán mang tính khoa học về Phát triển, củng cố và cải thiện quy định vĩ mô, phát huy đầy đủ vai trò cơ bản của thị trường trong phân bổ nguồn lực, thực hiện những bước chủ động để hạn chế sự bất ổn và các yếu tố không lành mạnh trong hoạt động kinh tế, duy trì tăng trưởng ổn định và tương đối nhanh chóng nền kinh tế, ổn định và hòa họp xã hội.
Trong năm năm qua, GDP của Trung Quốc dự kiến sẽ có tốc độ phát triển trung bình hàng năm 11% và GDP bình quân đầu người dự kiến sẽ đạt 4.000 USD. Nông nghiệp phát triển nhanh và ngũ cốc tăng sản lượng trên một cơ sở liên tục. Tiến bộ quan trọng đã được thực hiện trong việc thay đổi cơ cấu về kinh tế. Việc phát triển các khu vực khác nhau đã trở nên cân bằng hơn. Đô thị hoá và phát triển nông thôn mới đã dần nâng cao. Tiến độ tốt đã đạt được trong việc bảo tồn năng lượng và giảm thiểu ô nhiễm. Ngoại thương được tăng trưởng ổn định và tương đối nhanh. Trong khi phát triển kinh tế, chúng tôi tiếp tục đặt quyền lợi của người dân lên ưu tiên và chú ý nhiều hơn vào việc phát triển các chương trình xã hội và cải thiện sinh kế của người dân. thu nhập bình quân đầu người của cư dân đô thị và nông thôn ước tính đã tăng với một tốc độ trung bình hàng năm trên 9,3% và tương ứng khoảng 8% trong năm năm qua. Dân số dưới mức nghèo khổ ở nông thôn đã suy giảm đáng kể. Giáo dục, xã hội, an ninh, y tế và các chương trình xã hội khác phát triển nhanh hơn. Nói tóm lại, những thành tựu đáng kể đã được thực hiện trong phát triển xã hội, chính trị, kinh tế xã hội chủ nghĩa của Trung Quốc và trong việc xây dựng một nền văn hoá bảo tồn. Đồng thời, chúng tôi nhận thức sâu sắc rằng Trung Quốc vẫn là nước đang phát triển lớn nhất trên thế giới và chúng tôi cần phải có những nỗ lực lâu dài và khó khăn nếu muốn xây dựng một xã hội tương đối thịnh vượng trong việc đạt được hiện đại hóa về cơ bản.
Sự gia tăng của mức giá tổng thể có một tính năng rất mạnh mẽ về cơ cấu, nhưng vẫn ỏ trên một sự chừng mực và có kiểm soát. Có một sự cân bằng cơ bản giữa toàn bộ cung cầu, và cơ sở vật chất là đủ mạnh để duy trì nguồn cung cấp thị trường và ổn định mức giá tổng thể. Chúng tôi có sự tự tin, điều kiện và khả năng ổn định mức giá tổng thể.
Chúng tôi đã luôn luôn cho rằng dân chủ của người dân là đời sống của chủ nghĩa xã hội. Không có dân chủ, sẽ không có hiện đại hóa xã hội chủ nghĩa. Phát triển nền dân chủ xã hội chủ nghĩa là một mục tiêu chúng tôi đã luôn luôn cam kết. Cải cách của Trung Quốc là một loại cải cách toàn diện, bao gồm sắp xếp lại cơ cấu kinh tế, tổ chức lại về chính trị, thay đổi laị về văn hóa và cơ cấu xã hội. Trong hơn 30 năm qua kể từ khi cải cách và mở cửa, tiến bộ đáng kể đã được thực hiện trong việc sắp xếp lại cơ cấu chính trị của Trung Quốc. Thực tế của việc Trung Quốc đã tận hưởng đưọc tăng trưởng kinh tế nhanh, ổn định và hòa hợp xã hội đã chứng minh rằng hệ thống chính trị của Trung Quốc là phù hợp với điều kiện quốc gia của Trung Quốc và đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế và xã hội về tổng thể.
Tái sắp xếp cơ cấu chính trị phải sâu sắc hơn trong quá trình phát triển kinh tế, xã hội và đáp ứng nhiệt tình ngày càng tăng của nhân dân trong việc tham gia vào các vấn đề chính trị. Tái sắp xếp cơ cấu chính trị mà chúng tôi theo đuổi ở Trung Quốc là nhằm thúc đẩy sự tự cải tiến và phát triển hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa. Chúng tôi sẽ tiếp tục mở rộng dân chủ của người dân và xây dựng một nước xã hội chủ nghĩa dưới sự cai trị của pháp luật phù hợp với hoàn cảnh đất nước của Trung Quốc. Chúng tôi sẽ đảm bảo rằng tất cả các công việc của nhà nước đều dựa trên pháp luật và các quyền hợp pháp cùng lợi ích của nhân dân sẽ được giữ gìn. Chúng tôi sẽ xác định các tổ chức, tiêu chuẩn, thủ tục dân chủ xã hội chủ nghĩa, mở rộng sự tham gia có trật tự của người dân trong các vấn đề chính trị ở từng cấp và trong mọi lĩnh vực, huy động và tổ chức nhân dân rộng rãi nhất để quản lý nhà nước và xã hội cũng như các chương trình kinh tế và văn hóa theo quy định của pháp luật và phấn đấu cho tiến bộ tiếp tục trong xây dựng chủ nghĩa xã hội văn minh chính trị.
Trung Quốc tuyên bố cam kết phát triển hòa bình. Nhưng trong năm qua, Trung Quốc đã trở nên quyết đoán hơn. Ông có nghĩ rằng điều này sẽ ảnh hưởng đến quan hệ của Trung Quốc với Hoa Kỳ và các nước láng giềng ở châu Á?
Hồ: Đi theo lộ trình phát triển hòa bình là một cam kết long trọng của nhân dân và chính phủ Trung Quốc đối với cộng đồng quốc tế. Đây là một chính sách mà chúng tôi sẽ luôn luôn tuân theo. Cụ thể, nó có nghĩa là chúng tôi sẽ đạt được sự phát triển đất nước qua sự làm việc chăm chỉ và sáng tạo của chúng tôi, qua cải cách và cải thiện tổ chức của chúng tôi và qua việc duy trì tình hữu nghị và hợp tác cùng có lợi với các nước khác.
Trung Quốc đã cam kết với một chính sách đối ngoại độc lập, hòa bình và đã phát triển tình hữu nghị hợp tác với tất cả các nước trên cơ sở của Năm nguyên tắc cùng tồn tại trong hòa bình. Chúng tôi bênh vực bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau giữa các nước. Cũng như các nước khác trên thế giới, Trung Quốc phải tôn trọng chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của riêng mình và phát triển các quyền lợi. Đồng thời, chúng tôi sẵn sàng xử lý đúng đắn những khác biệt và bất đồng trong quan hệ nhà nước với nhà nước theo các tiêu chí cơ bản trong quan hệ quốc tế và các nguyên tắc hiểu biết lẫn nhau, đối thoại, tham vấn và cùng nhau dàn xếp .
Trong những năm qua, quan hệ giữa Trung Quốc và các nước khác ở châu Á-Thái Bình Dương, trong đó có Hoa Kỳ và các nước láng giềng châu Á của chúng tôi, đã phát triển vững chắc và cùng nhau chúng ta đã góp phần vào sự phát triển trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Lòng tin tưởng lẫn nhau giữa Trung Quốc và các nước khác trong khu vực này đã sâu sắc trong phản ứng chung của chúng tôi trước các thách thức khó khăn, và sự hợp tác của chúng tôi đã liên tục mở rộng trong việc theo đuổi các kết quả cùng có lợi của chúng tôi. Hiện nay, các quan hệ giữa Trung Quốc và châu Á-Thái Bình Dương đang đối diện với các cơ hội chưa từng có. Trung Quốc đã sẵn sàng làm việc với các nước khác để nắm bắt cơ hội, đáp ứng những thách thức và thúc đẩy hòa bình phát triển trong khu vực và xa hơn nữa.
Quan điểm của Trung Quốc về sự căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên là gì ? Trung Quốc có tin rằng việc thống nhất bán đảo Triều Tiên sẽ mang lại ổn định hơn là duy trì tình trạng hiện tại ? Ông nhìn mục tiêu xây dựng vũ khí hạt nhân của Bắc Triều Tiên ra sao?
Hồ: Có một sự căng thẳng cao độ trên bán đảo Triều Tiên một vài tuần trước. Trung Quốc duy trì liên hệ chặt chẽ và phối hợp với các bên khác và thực hiện nỗ lực không ngừng để giúp giảm bớt căng thẳng và duy trì hòa bình ổn định trên bán đảo. Chúng tôi hối thúc miền Bắc và miền Nam bình tĩnh và thực hành kiềm chế, tránh những hành động có thể leo thang căng thẳng, làm xói mòn hòa bình ổn định trên bán đảo và thúc đẩy đi vào đối thoại, liên lạc càng nhanh càng tốt để tìm kiếm một giải pháp thích hợp. Chúng tôi cũng kêu gọi các bên có liên quan cùng làm việc để giảm bớt căng thẳng và đóng góp vào hòa bình ổn định trên bán đảo. Nhờ những nỗ lực chung giữa Trung Quốc và các bên, đã có dấu hiệu của thư giãn. Chúng tôi hy vọng rằng các bên có liên quan sẽ nắm bắt cơ hội để tham gia vào các hoạt động tương tác, tiếp tục quá trình đối thoại và tham vấn càng sớm càng tốt và đảm bảo rằng tình hình trên bán đảo sẽ di chuyển về phía trước theo một chiều hướng tích cực.
Là người hàng xóm thân thiết và người bạn của cả CHDCND Triều Tiên và Hàn Quốc, Trung Quốc hy vọng rằng Bắc và miền Nam sẽ cải thiện quan hệ và đạt được hòa giải, hợp tác thông qua đối thoại, tham vấn và cuối cùng nhận ra được độc lập và hòa bình thống nhất đất nước, và chúng tôi hỗ trợ những nỗ lực của họ trong vấn đề này. Đây là lợi ích cơ bản của cả hai miền Bắc và miền Nam và có lợi cho hòa bình và ổn định trên bán đảo.
Trung Quốc chú ý rất nhiều đến vấn đề hạt nhân của Bắc Triều Tiên. Chúng tôi ủng hộ việc đạt được phi hạt nhân hóa bán đảo một cách hòa bình thông qua đối thoại và tham vấn để duy trì hòa bình và ổn định của bán đảo và vùng Đông Bắc Á. Với mục đích này, Trung Quốc tích cực ủng hộ và thúc đẩy tiến trình đàm phán lục quốc. Chúng tôi hy vọng rằng, tiến hành từ lợi ích tổng thể và phi hạt nhân hóa bán đảo và hòa bình ổn định khu vực, các bên liên quan sẽ có biện pháp tích cực và tạo điều kiện cho việc nối lại các cuộc đàm phán lục quốc. Tôi tin rằng chừng nào các các bên còn tôn trọng lẫn nhau, tham gia vào tư vấn trên một căn bản công bằng, thực hiện Tuyên bố chung 19 tháng 9 một cách toàn diện và cân bằng thông qua đàm phán lục quốc, họ sẽ đi đến một giải pháp thích hợp đối với vấn đề hạt nhân của Triều tiên, đóng góp cho hòa bình lâu dài, ổn định trên bán đảo và Đông Bắc Á.