Thứ Năm, 14 tháng 7, 2011

“Sói biển” miệng cười, tay run nhận tiền vay!

-“Sói biển” miệng cười, tay run nhận tiền vay!
SGTT.VN - Sáng nay 14.7, cầm trên tay 300 triệu đồng do ngân hàng Đông Á, chi nhánh Quảng Ngãi giải ngân, "sói biển" Mai Phụng Lưu miệng cười như hoa nở, nhưng hai bàn tay anh run run. Tôi biết anh vui lắm. Vậy mà mới chiều hôm qua thôi, liên lạc với tôi qua điện thoại từ đảo Lý Sơn, anh Lưu bảo: "Chắc không dám vay tiền em ơi. Sợ trả không xuể...".
Sợ "trả không nổi" chú em ơi!
Niềm vui của vợ chồng anh Mai Phụng Lưu khi nhận tiền vay từ ngân hàng.
Chiều 13.7, khi tôi nghe ông Nguyễn Văn Nhựt Qúi, giám đốc chi nhánh ngân hàng Đông Á tại Quảng Ngãi, thông báo "nhân viên tín dụng của ngân hàng ra đảo gặp Mai Phụng Lưu để làm thủ tục giải ngân, nhưng anh Lưu không vay tiền". Buồn như mang chì trong... bụng, thế là công sức chạy đôn chạy đáo, đưa đón anh Lưu ra vào, đi đến làm thủ tục với ngân hàng của tôi thành công dã tràng.

Tôi gọi điện hỏi anh Lưu và anh xác nhận là có thật, vì "sợ trả không nổi, chú ơi!". Tâm sự của anh Lưu, tôi hiểu. Bởi chỉ còn hai tháng nữa, biển sẽ động. Trong khi đó, lúc có tiền trong tay, anh Lưu còn phải đi mua tàu cá. Sau đó phải sửa lại tàu theo đúng ý mình, rồi đi đăng ký, đăng kiểm tàu cá,... nhanh nhất cũng phải mất hơn một tháng, tàu cá của anh Lưu mới ra khơi được. Còn một tháng nữa, chuyến hải trình ra khơi liệu có suôn sẻ, liệu có cá đầy khoang trở về?
Đó là chưa kể phải đối mặt với bão giông, tàu Trung Quốc rượt đuổi và bao nhiêu rủi ro giữa đại dương mênh mông sóng gió.
Chị Phạm Thị Lan, vợ anh Lưu khi gọi điện cho tôi nói cũng có lý: "6 tháng còn lại trong năm, liệu có trả nổi cả gốc lẫn lãi 70 triệu đồng cho ngân hàng?". Chị tâm sự rằng, khi trước chị cũng lấy "hàng" của các đầu nậu cho tàu cá ra khơi. Cuối cùng tàu bị Trung Quốc bắt và khi trở về thì con tàu cuối cùng bị đầu nậu thu mất để cấn nợ. Từ đó, chị chạy "mờ mắt" buôn bán tỏi, hành trên đảo Lý Sơn, đến nay kiếm được 70-80 triệu đồng, nhưng túng thiếu vẫn hoàn túng thiếu, vì phải lo sinh hoạt cho gia đình, lo trả nợ cho đầu nậu. "Vì vậy chị sợ lắm. Thôi thì, để anh Lưu đi bạn cho tàu cá khác, kiếm được bao nhiêu hay bấy nhiêu. Nói thiệt, cha con ảnh ai cũng đồng ý vay, chỉ có chị là không muốn vay thôi". Có lẽ thương vợ nên anh cũng nghe theo chị!
Thế khao khát cầm lái một con tàu của chính mình sắm ra của anh Lưu thì sao? Anh Lưu từng tâm sự với tôi rằng, anh quyết chí ra Hoàng Sa trên chính con tàu của mình. Bởi Hoàng Sa đã ở trong lòng anh tự bao giờ. Bao ngày không ra Hoàng Sa, anh nhớ đảo Ông Già có hai ngôi mộ; nhớ từng gành san hô lung linh trong ánh chiều tà; nhớ những những đảo đầy rau câu chân vịt xanh rờn giữa mênh mông con nước...
Mặt khác, xét về kinh tế, nếu làm "thuyền trưởng thuê" thì chẳng được gì. Chuyến biển hợp tác lao động với Malaysia mới đây là một ví dụ. Ngư dân trên con tàu của anh lặn được trên 600kg hải sâm, bán ra gần 1 tỉ đồng, nhưng anh Lưu chỉ hưởng được 30 triệu đồng, sau đó đầu nậu cho thêm 10 triệu nữa. Nếu con tàu đó của anh Lưu, chắc chắn anh thu về ít nhất cũng 500 triệu đồng.
Chính vì khát khao đó, nên vào cuối giờ chiều hôm qua 13.7, anh Lưu quyết định vay tiền. Sáng này anh lên tàu cao tốc vào đất liền vay tiền.
Làm gì để ra khơi?
"Dù gì thì cũng phải tính đến nợ, chú em à. Mình phải làm sao để vừa có ăn, vừa trả nợ chứ không thì mất uy tín". Ngồi với nhau ở ngân hàng Đông Á, chi nhánh Quảng Ngãi, khi nhận được số tiền đã giải ngân, anh Lưu nói với tôi như vậy. Tôi hỏi anh, bây giờ mua tàu lớn hay tàu nhỏ, trầm tư trong giây lát "sói biển" gục gặc đầu, tính: "Bây giờ muốn đi dài ngày trên biển thì đóng tàu vài trăm CV cũng mất trên tỉ bạc. Còn mua tàu lớn cũng không đủ tiền, chỉ có mua tàu nhỏ trên dưới 500 triệu đồng là có khả năng".
"Tui đã nhắm tàu nào rồi. Khỏi đi đâu mất công. Trên đảo đang có tàu đóng 800 triệu đồng, giờ họ bán lại trên 500 triệu đồng, khoảng trên 400 CV (mỗi chuyến đi cần khoảng 1.000 cây đá và 6.000 lít dầu - PV).
Anh Lưu cho biết là nhận tiền về sẽ mua tàu ngày. Khoản thiếu hụt sẽ bù vào bằng việc bán tỏi ở nhà. Bên cạnh đó, gia đình sui gia với anh cũng hùn thêm 100 triệu đồng...
Trò chuyện với anh Lưu, tôi biết anh vẫn còn rất âu lo khoản tiền nợ ngân hàng. Vì vậy, trong làm ăn anh phải tính toán phương án thật kỹ trước khi ra khơi. Còn một tháng nữa trước khi biển động, anh sẽ tranh thủ đi một chuyến dài ngày. Sau đó về đảo rồi tùy tình hình thời tiết, có thể ra khơi xa hoặc đánh bắt gần bờ.
Anh tâm sự: "Cha con tui đánh bắt gần bờ, mỗi đêm cũng được 4 - 5 triệu đồng chứ không ít đâu. Có điều, máu của mình là máu đi đằng đẵng trên biển dài ngày mới thỏa, còn quanh quẩn quanh bờ, tù túng lắm!".
Khẳng định với tôi, anh Lưu cho biết, chậm nhất là 1,5 tháng nữa, anh sẽ có tàu ra khơi, thời gian đi biển từ 15-20 ngày, nếu thuận lợi, trời không động thì sẽ đi lâu hơn. "Khi trời động, nếu không ra khơi xa được, mấy cha con sẽ không cho tàu ngơi nghỉ mà sẽ hoạt động liên tục để có thu nhập mà sinh hoạt, trả cho ngân hàng chứ!". Nói rồi cười, rồi anh lại trầm ngâm: "Nếu lặn đêm không thuận lợi, sẽ chuyển sang nghề lưới. Nếu nghề lưới không thuận lợi, sẽ chuyển sang nghề nào mà dễ kiếm cá nhiều nhất. Ngoài ra, tôi sẽ mua bảo hiểm mạn tàu và bảo hiểm thuyền viên để làm của để dành về sau".
Tôi nhìn sang chị Lan, chị kiểm lại tiền mà mắt chị rưng rưng. Dù vậy mắt chị vẫn ánh lên những nét ưu tư...
bài và ảnh: PHẠM ANH
Vì sao anh Lưu có ý định không vay tiền khi anh được ngân hàng Đông Á cho vay vốn ưu đãi với lãi suất 14%/năm? Bên cạnh đó, báo SGTT sẽ tìm cách giúp cho anh khoảng 4%, còn lại thực chất anh chỉ trả lãi 10%/năm, phải chăng thủ tục của ngân hàng đã làm anh Lưu "nản"?
Trả lời câu này, giám đốc chi nhánh ngân hàng Đông Á tại Quảng Ngãi, Nguyễn Văn Nhựt Qúi cho biết: Điều trước tiên, việc cho anh Lưu vay dưới trần huy động, thì ngân hàng phải "bù lỗ". Tuy nhiên, đây là một việc làm hết sức thiết thực, giúp ngư dân Mai Phụng Lưu (và những ngư dân ở đảo Lý Sơn và một số vùng ở Quảng Ngãi có nhu cầu vay vốn) thực hiện khát khao ra khơi bám biển, để mưu sinh và tham gia vào việc bảo vệ chủ quyền biển, đảo của tổ quốc. Vì vậy, ngân hàng không tính toán thiệt hơn. Và chính vì cái ý nghĩa ấy mà ngân hàng muốn đồng tiền vay sử dụng đúng mục đích, nên phải cân nhắc rõ ràng và để cho anh Lưu "thấy trách nhiệm thêm mà cố gắng".
Ban đầu ngân hàng muốn anh Lưu tìm được tàu cá để mua, rồi "ba mặt một lời" giải ngân thẳng cho người bán. Hôm chứng kiến làm thủ tục đầu tiên, anh Lưu và ngân hàng cũng đã thỏa thuận là cứ 3 tháng trả lãi/lần, 6 tháng trả gốc/lần. "Chúng tôi luôn tạo điều kiện cho anh Lưu. Anh thấy thuận lợi, khó khăn như thế nào thì nói. Thế nhưng anh Lưu không yêu cầu gì...".
15 giờ chiều nay 14.7, ngân hàng Đông Á, chi nhánh Quảng Ngãi đã giải ngân 300 triệu đồng cho hai vợ chồng anh Mai Phụng Lưu, Phạm Thị Lan, tất cả đều bằng giấy bạc mệnh giá 500.000 đồng.
-
Được tặng bằng khen vì đã học tập và làm theo tấm gương Bác thế mà để cho ông Mai Phụng Lưu khốn khổ thế sao ??? Đến cái cần câu cơm cũng bị cướp mất ! Có cách nào giúp không vậy ?!-- Có rồi !!! nhưng vẫn khó khăn
--- Lưu muốn ra khơi, nhưng… (Lao động)


Sáng 8.7, Mai Phụng Lưu gọi điện cho tôi từ đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi), thông báo: “Chắc tôi bỏ cuộc quá anh. 300 triệu đồng người ta hứa cho tôi vay để mua tàu ấy, đến nay vẫn chưa lấy tiền được dù cả nhà tôi đã ký đầy đủ vào các văn bản vay mượn và cũng đã thế chấp cả sổ đỏ ngôi nhà đang ở của mình rồi.
Họ bảo phải lấy giấy tờ sở hữu chiếc tàu để thế chấp thì mới vay được, mà tiền thì chưa có, lấy đâu ra tàu!”. Vậy là, câu chuyện “gà có trước hay trứng có trước” đã nhập vô đời Lưu lần nữa.

Tôi chỉ còn biết an ủi Mai Phụng Lưu: “Cậu bình tĩnh, để tớ viết hoàn cảnh của cậu lên báo lần nữa xem sao? Biết đâu người ta lại cảm động và đặc cách cho cậu vay mà không cần “sổ đỏ con tàu” cũng nên”. Từ đầu dây bên kia, giọng Lưu buồn buồn, chắc chưa bao giờ anh buồn đến thế, kể cả 4 lần bị Trung Quốc bắt giam ngoài Hoàng Sa: “Mệt mỏi quá rồi anh. Tôi vay với lãi suất 14%, vay 300 triệu, mỗi năm  phải trả 42 triệu.
Dù biển có động, dù có bị “tàu lạ” vây đuổi không cho đánh cá ngoài Hoàng Sa thì cuối năm cũng phải trả lãi từng ấy tiền”. Tôi nói với Lưu rằng, bữa nay các ngân hàng đã “đóng chốt” hết rồi, không cho vay nữa, nếu có vay được thì lãi suất cũng ở trên trời, cậu vay với lãi suất như vậy, cũng là “ưu tiên” lắm rồi.
Cứ tưởng Mai Phụng Lưu sẽ “ngộ ra” câu chuyện ưu đãi mà tôi học mót từ buổi truyền hình trực tiếp từ Quy Nhơn hôm anh giao lưu với khán giả nhân buổi “Đồng hành cùng ngư dân bám biển” do Hội Doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao tổ chức ngày 28.6, ai ngờ anh nói điều này làm tôi chưng hửng: “Tôi biết là người ta ưu đãi, nhưng “ưu” kiểu đó, chắc đến mùa biển động thì mới lấy được tiền mua tàu. Mà tôi thì rất muốn ra khơi ngay trong lúc này, “nằm bờ” một ngày là người tôi như muốn rệu ra vậy”.
Cũng là do bức xúc mà “dỗi” thế thôi, ngân hàng bao giờ họ cũng nắm đàng chuôi, dù người đó có là Mai Phụng Lưu - người mà nhắc đến tên, từ lớn chí bé ở tỉnh Quảng Ngãi, thậm chí cả nước đều biết do “thành tích” 4 lần bị giam ngoài Hoàng Sa, giờ trắng tay và nợ đầm đìa.
Mai Phụng Lưu và vợ tại cảng Dung Quất, sau lần thứ tư anh bị bắt giam ở Hoàng Sa tháng 10.2010.  Ảnh: T.Đ
Mai Phụng Lưu và vợ tại cảng Dung Quất, sau lần thứ tư anh bị bắt giam ở Hoàng Sa tháng 10.2010. Ảnh: T.Đ
“Nghiện” Hoàng Sa
Bây giờ thì tôi mới hiểu vì sao Mai Phụng Lưu lại “nghiện” Hoàng Sa đến vậy. Anh “dỗi” ngân hàng hứa cho anh vay 300 triệu, cũng là do “nghiện” Hoàng Sa mà ra. Vì lo cho xong thủ tục để vay được tiền thì mùa mưa bão đã ập đến rồi. Mà với Lưu, vùng biển Hoàng Sa mới chính là “ngôi nhà” của anh và những bạn chài ở đảo Lý Sơn. Lưu tuổi Ngọ (1966), năm nay mới 45 tuổi, nhưng thuộc lòng Hoàng Sa đã 30 năm nay. “Mười lăm tuổi tôi đã theo cha đi biển rồi. Ông cũng chọn Hoàng Sa làm ngư trường quen thuộc của mình. Hồi ấy (những năm 80 của thế kỷ trước), dân Lý Sơn đi Hoàng Sa như đi chợ, có bị bắt bớ đánh đập, giam cầm như bây giờ đâu” - Lưu hồi tưởng.
Có lẽ trong số một ngàn thợ lặn của huyện đảo Lý Sơn đang hành nghề tại Hoàng Sa và Trường Sa hiện nay thì Mai Phụng Lưu là người có nhiều “duyên nợ” nhất với Hoàng Sa. Nhiều người ví Lưu là “sói biển”, riêng tôi thì chẳng thích ví anh như thế. Lang sói chi ở con người quá đỗi hiền lành này! Chính vì hiền như vậy, Lưu mới làm bạn với một cụ ông người Trung Quốc, ngay trên đảo “Cù Lao Ông Già” thuộc quần đảo Hoàng Sa. Cù Lao Ông Già là tên một hòn đảo được ngư dân Lý Sơn đặt cho cách nay đã 25 năm.
Anh nhớ lại: “Năm 1986, lần đầu tiên tôi ăn tết xa nhà và ở lại Hoàng Sa. Thấy trên một hòn đảo hoang vắng chỉ có mỗi một ngôi nhà, chúng tôi cho tàu ghé vào “ăn tết”. Từ trong ngôi nhà, một cụ ông, trạc ngoài 60 tuổi bước ra đón khách. Cả hai không biết tiếng của nhau, nhưng nhìn nhau thì biết đó là “người hiền”.
Chúng tôi “trò chuyện” bằng tay, biếu ông một ít mực vừa câu được, còn ông thì đãi chúng tôi thuốc lá và rượu. Khi đã ngà ngà, ông kéo tôi ra một góc đảo và chỉ vào hai nấm đất, rồi “nói” với tôi rằng “có thể người nằm dưới ngôi mộ hoang kia là dân Lý Sơn cũng nên”. Tôi cảm ơn ông và tất cả chúng tôi đều cúi đầu vái hai nấm đất.
Không biết tiếng Hoa nên chúng tôi không rõ tung tích của ông già, vì sao lại giạt ra giữa hòn đảo hoang vắng này? Chỉ biết rằng, vào những năm ấy, mỗi lần chúng tôi đi Hoàng Sa là đều tạt vô đây thăm ông, biếu một ít tỏi khô của Lý Sơn và thắp nhang lên hai nấm đất, đặt “chết” luôn cái tên hòn đảo là Cù Lao Ông Già”. Kỷ vật mà Mai Phụng Lưu mang về từ Cù Lao Ông Già là gốc của một cây phong ba lực lưỡng mà anh đang bày tại phòng khách nhà mình.
Lưu “nghiện” Hoàng Sa không hẳn là vì có kỷ niệm với Cù Lao Ông Già, mà đơn giản vì đó là ngư trường quen thuộc của anh. Lưu thuộc hải trình đến mức, giờ không cần la bàn, nhắm mắt lại anh cũng chạy “trúng” Hoàng Sa! Có một thứ tình cảm gắn bó ruột rà, máu huyết giữa con người với một vùng đất nào đấy mà không thể cắt nghĩa được vì sao. Mai Phụng Lưu với vùng biển Hoàng Sa là một trường hợp như thế.
Sau những lần bị bắt bớ, đánh đập và đòi tiền chuộc, những tưởng Lưu “chừa” mảnh đất Hoàng Sa, nhưng không, hễ tàu nổ máy ra khỏi cảng Lý Sơn, dù đã nói với vợ là đi Trường Sa nhưng khi đã khuất tầm nhìn, Lưu lại bẻ bánh lái, trực chỉ Hoàng Sa. “Hình như ổng có vợ bé ở ngoài Hoàng Sa thì phải” - chị Phạm Thị Lan đã lý giải cơn “nghiện” Hoàng Sa của chồng mình bằng một câu hờn ghen mát ruột như thế. Đó là nói những lần còn tàu, bây giờ thì Lưu trắng tay rồi, có “nghiện” Hoàng Sa cũng đành chịu trận.
Mai Phụng Lưu giăng lưới bãi cạn quanh đảo Lý Sơn cho đỡ nhớ biển.  Ảnh: T.Đ
Mai Phụng Lưu giăng lưới bãi cạn quanh đảo Lý Sơn cho đỡ nhớ biển. Ảnh: T.Đ
“Tôi phải ra khơi!”
Sau buổi giao lưu với khán giả Quy Nhơn ngày 28.6, Mai Phụng Lưu vội vã trở về Lý Sơn để lo các thứ giấy tờ liên quan đến món vay 300 triệu với mong muốn sớm được ra khơi. Gặp tôi ở Quảng Ngãi, Lưu khoe ngay: “Tôi thiệt thà quá anh, họ hỏi tôi cần bao nhiêu, tôi chỉ dám nói 300 triệu, thực ra với số tiền đó, cộng với thế chấp ngôi nhà được 200 triệu nữa thì chỉ mua lại con tàu cũ thôi. Còn lưới và đồ nghề khác, chẳng biết tính sao. Nhưng dù có khó khăn đến đâu đi nữa, tôi vẫn phải ra khơi!”. Quyết tâm “sắt đá” ấy của Mai Phụng Lưu đang gặp một bức tường thủ tục của ngân hàng.
Ra khơi với Mai Phụng Lưu vừa là khát vọng của một ngư phủ luôn xem biển là nhà, nhưng trong thẳm sâu lòng anh, đó còn là nhiệt tâm và trách nhiệm của một công dân yêu nước. Là bởi, cánh buồm của tàu Mai Phụng Lưu cũng như của tất cả ngư dân Việt Nam đi đến đâu là tổ quốc ta lại hiện lên tới đó.
Nhớ hôm tháng 10.2010, sau lần thứ tư anh bị bắt giam ngoài Hoàng Sa, Lưu về Lý Sơn cùng con tàu cũ nát nhưng là tàu thuê, người ta đã lấy lại con tàu, bỏ Lưu chơ vơ giữa đảo! Hằng ngày, để đỡ cơn khát biển, Lưu lại lấy một ít lưới ra bãi rạng của đảo Lý Sơn để giăng và bắt cá con. Từng vẫy vùng ngang dọc Hoàng Sa là thế, giờ “thất cơ lỡ vận”, Lưu đành bè bạn với cá con và bãi cạn. Chứng kiến cảnh ấy, bất cứ ai cũng cảm thấy xót lòng.
Mấy tháng nay, cả nước như phát sốt lên với “lòng yêu nước” sau các sự cố trên biển Đông. Biểu hiện về lòng yêu nước ấy ra sao thì mọi người đã rõ. Nhưng tôi đồ rằng, ở một góc trời của tổ quốc nơi đảo Lý Sơn, có một con “kình ngư” mang tên Mai Phụng Lưu đang kiệt sức vì nợ nần nhưng không thôi khát vọng ra khơi, thì chẳng mấy người hay. Chỉ cần mỗi người chung tay góp cho Lưu một chút lòng “yêu nước” của mình, ắt anh sẽ có một con tàu để ra khơi trở lại. Tôi nghĩ, giúp cho Mai Phụng Lưu trở lại với biển khơi, đó là thể hiện rõ nhất về tình yêu nước của mỗi người.
Khi tôi viết những dòng cuối cùng này thì Mai Phụng Lưu gọi điện thông báo về giải pháp ra khơi của anh: “Tôi đi vay nóng!”. Trời đang nóng 40 độ mà lại còn vay nóng nữa, chịu sao nổi Lưu ơi?
Trần Đăng

Tài trợ tín dụng cho “sói biển” Mai Phụng Lưu - BÁO TUỔI TRẺ

img
TT - Ngày 28-6 tại TP Quy Nhơn, báo Sài Gòn Tiếp Thị, Hội Doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao, Câu lạc bộ doanh nghiệp dẫn đầu và Quỹ hỗ trợ phát triển giáo dục đã phối hợp tổ chức đêm hội “Hàng Việt đồng hành cùng ngư dân bám biển” trong khuôn khổ Hội chợ hàng Việt Nam chất lượng cao năm 2011.

“Sói biển” Mai Phụng Lưu nhận khoản tín dụng và khẳng định sẽ tiếp tục bám biển  - Ảnh: Xuân Nguyên
Tại đêm hội, ông Trần Phương Bình, tổng giám đốc Ngân hàng Đông Á, đã trao khoản tài trợ tín dụng 20 tỉ đồng cho ngư dân các huyện Núi Thành (Quảng Nam) 7 tỉ đồng, Lý Sơn (Quảng Ngãi) 6,5 tỉ đồng, Phù Mỹ (Bình Định) 6,5 tỉ đồng.
Đặc biệt là khoản tài trợ tín dụng 300 triệu đồng cho “sói biển” Mai Phụng Lưu của huyện đảo Lý Sơn. Khoản tín dụng này được tài trợ trong ba năm với lãi suất 14%/năm.
Ngoài ra, các cá nhân, doanh nghiệp còn đóng góp hơn 1,5 tỉ đồng cho “Quỹ hỗ trợ ngư dân bám biển” để triển khai các hoạt động của chương trình.
XUÂN NGUYÊN

- Tiếp sức cho ngư dân giữ biển.PLTP  – Mong ước của một ngư dân trẻ (Thanh Niên)
“Sói biển” Mai Phụng Lưu đi làm thuê (TT)-
TT - Bà Phạm Thị Lan (vợ của thuyền trưởng Mai Phụng Lưu, trú xã An Hải, huyện Lý Sơn, Quảng Ngãi) vừa cho biết ông Lưu đã vào xã Bình Châu (huyện Bình Sơn) để làm thuê cho chủ tàu cá ở đây.
Đến ngày 27-3, ông Lưu đã cùng chủ tàu đi đánh bắt hải sản ở quần đảo Hoàng Sa. Theo bà Lan, sau khi tàu cá của gia đình bị nạn ở Hoàng Sa đợt năm 2010 được đưa về an toàn thì một chủ nợ ở huyện Bình Sơn đã thu tàu cá này để xiết nợ.
Sau bốn lần bị nước ngoài bắt giữ, hiện gia đình “sói biển” Mai Phụng Lưu đang nợ hơn 200 triệu đồng, sổ đỏ đất của gia đình cũng cầm cố ngân hàng để trả nợ sau những lần bị bắt giữ đó.
* Liên quan đến tàu QNg 66192 cùng sáu ngư dân mất tích trên vùng biển Hoàng Sa từ ngày
24-12-2010, UBND huyện Lý Sơn cho biết đã hỗ trợ trước mắt 4,5 triệu đồng cho mỗi nạn nhân và đang đề nghị cấp trên có thêm chính sách hỗ trợ.
Trong khi đó, chị Ngô Thị Việt (vợ thuyền trưởng Lê Minh Tân của tàu QNg 66192) cho biết sau khi biết tin anh Tân cùng tàu bị chìm ở Hoàng Sa, một số chủ nợ đến đòi xiết nhà để trả nợ. Hiện gia đình rất túng quẫn chưa biết xoay xở đâu ra tiền để trả nợ.
Đ.CƯỜNG - V.HÙNG
-Một ngư dân bỏ biển: Việt Nam mất dần lãnh thổ
André Menras Hồ Cương Quyết
Trong một bài trả lời trên VNExpress.net ngày 10-1-2011 vừa qua, dưới nhan đề Việt Nam không chấp nhận nền hòa bình lệ thuộc, Trung tướng Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam Nguyễn Chí Vịnh đã có những tuyên bố chắc nịch làm không ít người cảm thấy hởi lòng:
Chúng ta đang trong thời bình, vì thế phải duy trì bằng được hòa bình và hữu nghị với các nước láng giềng. Kể cả trong thời chiến, đánh thắng cũng để tìm kiếm hòa bình, hữu nghị. Tuy nhiên, hòa bình phải gắn với độc lập tự chủ. Một nền hòa bình lệ thuộc, không bình đẳng, mất độc lập tự chủ, bị xâm phạm chủ quyền lãnh thổ thì không bao giờ chúng ta chấp nhận. Khái niệm hòa bình nếu nghĩ sâu hơn chính là động lực để xây dựng sức mạnh bảo vệ đất nước.

Hòa bình của chúng ta không phải là cầu hòa, Việt Nam không chấp nhận hòa bình lệ thuộc. Khi ta đã làm tất cả những gì có thể để gìn giữ hòa bình mà nước khác cứ muốn xâm hại lợi ích của đất nước ta thì lúc đó, thế của ta sẽ như cánh cung kéo hết, đã buông dây cung thì đó là sức mạnh vô cùng to lớn của cả dân tộc để bảo vệ Tổ quốc mình.
Chủ quyền, độc lập tự chủ trước, hòa bình sau, vì không có độc lập tự chủ, mất chủ quyền lãnh thổ thì còn gì nữa đâu mà nói hòa bình? Quyền tự quyết của một đất nước là điều quan trọng nhất. Bác Hồ nói rồi, “Không có gì quý hơn độc lập, tự do”, mọi nỗ lực của Bác là có độc lập, tự do cho dân tộc. Có mối quan hệ giữa chủ quyền và hòa bình, muốn có hòa bình phải có chủ quyền lãnh thổ. Hai cái đó không thiếu được, tôi có một tư duy nhất quán về chuyện này. Hòa bình vừa là động lực để bảo vệ, xây dựng Tổ quốc, vừa là mục đích ta phải giữ. Nhưng chủ quyền phải được đặt lên hàng đầu” (http://vnexpress.net/GL/The-gioi/Tu-lieu/2010/10/3BA21037/).
Việc Chính phủ Việt Nam với tư cách Chủ tịch luân phiên ASEAN trong năm 2010 đã lèo lái vấn đề Biển Đông theo hướng đa phương hóa có lợi cho nước ta cũng như cho các nước Đông Nam Á có chủ quyền và lợi ích tại đây là một cố gắng thấy rõ.
Tuy nhiên, sự hào hứng cũng chỉ mới là một nửa. Mọi sự tuyên bố phải được thể hiện bằng hành động chứ không phải chỉ nằm lại trong tuyên bố, hay chỉ kiếm tìm trên bàn thương lượng rồi… đâu hoàn đấy.Về thực lực, không nên so sánh mình với Hải quân Malaysia từng đuổi tàu Ngư chính Trung Quốc phải bỏ chạy, bởi có lẽ nhà cầm quyền chúng ta có cái khó riêng mà người dân cần hết sức cảm thông. Song là người chủ thật sự của đất nước suốt đời gắn bó mạng sống của mình và gia đình, bà con chòm xóm mình với lãnh thổ lãnh hải, mọi hậu quả nặng nề mà người dân gánh chịu một khi đất nước bị xâm phạm cũng cần được nhà cầm quyền thấu hiểu và giúp đỡ cụ thể, không phải chỉ bằng những lời tuyên bố suông. Trong tình hình Biển Đông nổi sóng vì lũ hải tặc láng giềng, vùng biển của tổ tiên bị ngang nhiên cướp đoạt, ngư dân vì sinh kế dĩ nhiên phải bám lấy nguồn hải sản phong phú do kinh nghiệm lâu đời của cha ông truyền lại để đánh bắt, thế nhưng họ lại liên tiếp bị đánh giết, cướp bóc, giam cầm đến táng gia bại sản ngay trên hải phận của nước ta. Vậy mà họ chỉ được nghe những lời tuyên bố sướng tai, những lý lẽ hay ho trong các cuộc họp thượng đỉnh được báo chí hồ hởi đưa tin, trong khi trên thực tế chết chóc vẫn hoàn chết chóc, cùng kiệt càng thêm cùng kiệt, muốn trông chờ một lực lượng chuyên nghiệp của Nhà nước ứng cứu lúc cấp bách thì lại thấy lấp ló những đoàn tàu mới đây là cướp biển nay đang dương lá cờ “cứu nạn” trong những cuộc tìm kiếm chung giữa hai “đội tuần tra 4 tốt”… Họ làm sao có thể hởi lòng?
Ông André Menras, một nhà báo kỳ cựu người Pháp đã vì cuộc đấu tranh thống nhất của nhân dân Việt Nam mà từng phải ngồi tù trong khám lớn của chính quyền Sài Gòn; sau này vì yêu quý dân tộc ta mà xin nhập quốc tịch Việt Nam, và xin đổi sang họ Hồ của Chủ tịch Hồ Chí Minh dưới cái tên Hồ Cương Quyết. Con người gắn bó với đấtViệt và người Việt đến cỡ ấy dễ hiểu đã xúc động đến chừng nào khi thân hành ra đảo Lý Sơn gặp người anh hùng Mai Phụng Lưu để tìm hiểu vì sao ông lại công khai từ bỏ nghề đánh bắt trên vùng biển Hoàng Sa mà trước đấy, dù bốn lần bị Hải quân Trung Quốc bắt giam cũng như tài sản đi biển bị cướp lột sạch sanh vẫn chưa bao giờ ông có ý định bỏ cuộc. Chúng tôi coi bài báo của ông André Menras trực tiếp gửi đến cho BVN là đại biểu cho một tiếng nói thứ hai, tiếng nói không hởi lòng mà không phải ai cũng trông đợi, nhưng thiết nghĩ, những ai còn giữ được sự chính trực, còn có lương tâm với nước với dân, đều cần được biết và nghiền ngẫm thật nghiêm túc. Nghĩ như vậy, chúng tôi mạnh dạn cho dịch và công bố bài báo đầy tâm huyết của người bạn da trắng mang họ Hồ và tự hào mình có dòng máu Việt trong huyết quản. Tin tức về việc chính quyền huyện đảo Lý Sơn vừa đề xuất lên cấp trên cho ông Mai Phụng Lưu được vay 300 triệu đồng với lãi suất rất thấp để đóng thuyền trở lại nghề đi biển càng thôi thúc chúng tôi sớm công bố bài báo này.
Bauxite Việt Nam
Thực sự, những ngày gần đây, tin tức từ Việt Nam không phải là thật tốt đẹp cho người Việt và bạn bè của họ trên thế giới. Tôi vừa đọc được từ tờ báo SGTT ngày 06 Tháng 01 năm 2011 rằng ông Mai Phụng Lưu, chủ sở hữu của một con tàu đánh cá ở Lý Sơn, đã phải ngừng hoạt động do thiếu tiền trả nợ, hậu quả trực tiếp của việc bọn cướp biển Trung Hoa hoành hành trên vùng biển thuộc khu vực Hoàng Sa. Đây không phải là, như người ta có thể nghĩ, một việc vặt vãnh trong số biết bao việc khác, mà là một tín hiệu báo động đèn đỏ mới và khủng khiếp, nó bật sáng lên khi sự vẹn toàn lãnh hải và lãnh thổ của Việt Nam ở vào tình thế hiểm nguy.
clip_image002
Con người không hề ngán vùng vẫy trên vùng biển Hoàng Sa giờ đang ngày ngày ra đồng giúp vợ trồng tỏi ở Lý Sơn. Ảnh: VT.
Người đàn ông dũng cảm và giàu kinh nghiệm này, giữa tuổi đang đầy sức vóc, đã bốn lần bị lực lượng Hải quân của "những láng giềng tốt" bắt giữ, đánh đập, giam cầm, đòi tiền chuộc, thế rồi cuối cùng đành phải khuất phục. Chữ "bất khuất" từng là biểu tượng cho đất nước này qua nhiều thế kỷ trong con mắt của thế giới, phải chăng đã từ từ biến mất trong ngôn ngữ Việt Nam?
clip_image004
Khát vọng Lý Sơn. Ảnh: André Menras.
Nhưng không phải thế, bốn mươi bốn ngày bị giam giữ mới đây cùng với đoạn kết 4 ngày đêm lang thang trong bão giông mà không có trong tay những dụng cụ đi biển, không có sự hỗ trợ thực sự nào của Hải quân Việt Nam: tất cả những điều đó vẫn không hề làm nhụt quyết tâm của ông Lưu. Khi thoát cảnh cầm tù trở về, sau nhiều lần mặt giáp mặt với cái chết, vậy mà ông vẫn tuyên bố sẽ quay trở lại biển Hoàng Sa, vì đây là khu vực đánh cá của tổ tiên mình. Bởi vì người đàn ông đáng mặt đàn ông ấy không phải là loại người chịu buông xuôi. Không như một số bạn chài ở Lý Sơn, từ bỏ đánh bắt trong các vùng biển tổ tiên để lại này mà nay Bắc Kinh muốn cướp đoạt. Không như họ, ông đã không quay về vùng biển Trường Sa, xa hơn nhưng tạm thời ít nguy hiểm hơn. Người đàn ông này là một thủy thủ của nhân dân. Với ông, lời nói có ý nghĩa và có giá trị dấn thân: làm mới nói và nói là làm. Vậy thì tại sao ông lại phải bỏ biển nếu không phải là vì sợ hiểm nguy? Có phải chỉ vì các khoản nợ vô cớ chất lên lưng ông và những khó khăn vật chất mà những khoản nợ ấy kéo tới cho gia đình ông? Tôi không nghĩ rằng sự thể lại như vậy.
Lý do thực sự để từ bỏ, ông Mai Phùng Lưu sẽ không nói, báo SGTT sẽ không thể viết ra, chẳng tờ báo Việt Nam nào khác dám viết để mà bị thu hồi ngay lập tức. Nhưng lý do ấy lại rất đơn giản, rất dễ hiểu và phải được nói ra: ông Lưu đã hoàn toàn mất lòng tin vào các bài diễn văn hay ho, các lời tuyên bố rắn rỏi cũng như điệu bộ khoa trương của các nhà lãnh đạo chính trị. Giờ đây ông thấy rõ mình bị họ bỏ rơi, bị buộc phải chấp nhận thất bại nhục nhã của cả một đời trung thành với biển. Thậm chí ông còn cảm thấy sự kiên trì chống chọi của mình có thể trở thành phiền nhiễu cho cái câu lạc bộ "4 tốt và 16 chữ vàng" của Việt Nam… – Tôi xin nói thêm và có cân nhắc kỹ, rằng ông Lưu có đủ lý do xác đáng để thấy mình bị phản bội bởi những người có nhiệm vụ bảo vệ cho ông.
Điều này thật đã hiển nhiên khi ta xét qua một số lời tuyên bố và hoạt động chính thức cần được nhắc lại ở đây:
Trong bốn ngành kinh tế biển chỉ có ngư dân là lực lượng đặc thù phải bám biển, hoạt động trên diện rộng trong toàn bộ các vùng biển có chủ quyền lãnh thổ. Vì bản chất của ngư dân là phải bám biển nên đây là lực lượng không thay thế được, ngay cả trong tổ chức chiến tranh nhân dân trên biển. Ngoài chuyện mưu sinh của ngư dân, sự có mặt của ngư dân trên biển còn góp phần khẳng định chủ quyềnhọ chính là lực lượng đang tham gia việc bảo vệ chủ quyền”. “Quỹ này sẽ hỗ trợ ngư dân gặp rủi ro khi đánh bắt xa bờ như: gặp bão tố, bị “tàu lạ” đâm chìm, bị người nước ngoài bắt và tịch thu tàu bè, ngư cụ…” (Ông Nguyễn Chu Hồi, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Biển và Hải đảo tuyên bố);
Cần có quĩ ủng hộ ngư dân đánh bắt cá ở Hoàng Sa”… “sự hỗ trợ của các tổ chức nước ngoài” (Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Ngãi).
Vẫn biết là các lời tuyên bố như thế không phải là từ những người có trách nhiệm rất cao trong Đảng và Nhà nước vốn rất kiệm lời trong việc phát biểu công khai những vấn đề này, ngoại trừ Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết khi lên tiếng tại đảo Bạch Long Vĩ. Rất có thể những lời trích dẫn kia là thành thực vào lúc chúng được phát ngôn. Nhưng với kinh nghiệm, thì cũng phải thấy cho hết nhẽ, rằng những lời nói đó đều gắn liền mật thiết với phương pháp “đánh trống bỏ dùi”.
Tôi sẽ tránh làm độc giả nhớ đến những lời tuyên bố lặp đi lặp lại của Bộ Ngoại giao Việt Nam, sau mỗi cuộc tấn công xâm lược của Trung Quốc, lại khẳng định như một điệp khúc nhàm chán về chủ quyền ở Hoàng Sa và Trường Sa với "người đồng chí tốt" của mình, kẻ vẫn làm đui làm điếc, và cứ tiếp tục lặng lẽ ra đòn thật tồi tệ chống lại tất cả những ông Luu người Việt vẫn còn dám ngẩng cao đầu kiếm sống trong nhân phẩm trên biển và trên các hòn đảo của tổ tiên họ.
clip_image006
Truyền thống giữ biển đảo Hoàng Sa lâu đời của người dân Lý Sơn. Ảnh: André Menras.
Cũng nên nhớ lại tình tiết bi thảm khi chúng ta bặt tin tức của ông Lưu và 9 bạn đồng hành của ông – ấy là lúc họ được người anh em “Mười sáu chữ vàng” rộng lòng trả cho họ được tự do vào ngay giữa trận bão. Nhân dịp này, các nhà chức trách Việt Nam còn có màn trình diễn hay ho hơn nữa: sau hơn 3 ngày chơi trò ú tim thảm hại, giới chức cấp trung ương đá quả bóng trách nhiệm về cho cấp vùng, rồi mấy ông này lại chỉ xuống cấp địa phương, và cấp này than van về sự bất lực của họ vì thiếu phương tiện, các nhà hoạch định chính sách quốc gia bí ẩn nhân đó liền tìm thấy không có cơ hội nào tốt hơn để mời gọi bọn cướp biển kiêm cai ngục Trung Quốc cùng tìm kiếm tìm những người mất tích.
Và cuối cùng, trong cuộc đua của hội giả trang này, Việt Nam đã dám – cả gan đến tuyệt đỉnh – tự mình phiêu lưu trên không gian hàng hải riêng của mình với giấy phép do Trung Quốc cấp; và rồi lại là người Trung Quốc có công tìm ra và cứu vớt những người mất tích. Cảm ơn, vô cùng cám ơn, các đồng chí! Vụ này thật đáng được dâng tặng một bó hoa đẹp giống như bó hoa tặng cho Thuyền trưởng Trung Quốc của chiếc tàu hộ vệ tên lửa XIANGFAN hồi sáng 3 /12 khi nó cập cảng Tiên Sa thăm «hữu nghị» thành phố Đà Nẵng.
Vinh dự thay Hải quân Trung Quốc, tội nghiệp thay những ngư dân Việt Nam. "Ông anh! Chào mừng ông anh đã xông vào nhà tôi qua cửa lớn chính anh đã phá toang! Cho phép tôi giới thiệu với ông anh đây là vợ tôi… ". Mong sao khi họ đụng nhau trong vùng biển Hoàng Sa của Việt Nam, hai bên "đối tác tốt" sẽ không quên ném một bó hoa khác xuống biển để tưởng nhớ các ngư dân và những thủy thủ của miền Trung Việt Nam đã chết chìm bởi tay những “con tàu hữu hảo” trong những đêm đen và những ngày đỏ máu. Những con người đầy bản lĩnh và dũng cảm như ông Lưu sao lại có thể tham gia được vào tấn hài kịch buồn thảm đó?
Tôi đã từng đau đớn trải nghiệm cảnh những người ngư dân bị bỏ rơi (1). Tôi đã biết thế nào là sức ỳ của một bộ máy hành chính và chính quyền tại Việt Nam, họ hành động trái ngược hẳn với những lời tuyên bố, họ kiểm soát và ngăn trở mọi giúp đỡ thực sự, họ để mặc cho ngư dân không có chút hy vọng ở ngày mai, phải đơn thương độc mã đối diện với lũ yêu tinh Trung Quốc. Tôi vẫn còn giữ y nguyên một vài trong số những lời của một ông già ở An Vinh âu sầu nói nhỏ vào tai tôi trước khi tôi rời Lý Sơn: «Mấy năm nay bọn Tàu đã hoàn toàn làm chủ cả đảo lẫn biển. Rồi đây đến lượt Trường Sa và không chừng cả… Lý Sơn».
Sao người ta có thể bán rẻ tình hữu nghị của nhân dân Việt Nam cho những kẻ ngược đãi họ, trấn lột họ, và công nhiên làm nhục họ như vậy? Sao người ta có thể khom mình chiều theo một nền hòa bình kiểu Trung Hoa và để mặc cho chết dần từng chiến sĩ cuối cùng giữ gìn hòa bình vùng biển và đảo Việt Nam? Vì những mặc cả bí mật gì vậy? Cần phải chấm dứt ngay thứ ngôn ngữ nước đôi chỉ có lợi cho những kẻ xâm lược và cần phải chọn cách nói của sự thật và sự minh bạch. Phải chọn giữa một bên là những tàu chiến Trung Quốc và quân giết người đang xâm nhập vùng biển Việt Nam và một bên là an ninh của ngư dân miền Trung đang kiếm tìm phương tiện sinh sống chính đáng duy nhất của mình.
Khi ông Lưu phải từ bỏ việc đánh cá ở Hoàng Sa sau hơn ba mươi năm hoạt động trong vùng biển này, trong khi Chính phủ Việt Nam không cần tính đến hàng tỷ đồng để kỷ niệm 1000 năm Thăng Long song lại không moi đâu ra 600 triệu đồng trả các khoản nợ cho con người yêu nước dũng cảm ấy và để ông ta chìm đắm lạnh lẽo vào cảnh đói nghèo nhục nhã, thì chúng ta phải đặt ra câu hỏi: Ông Lưu liệu có bỏ cuộc nếu người ta trả các khoản nợ giúp ông? Ông Lưu liệu có bỏ cuộc nếu người ta cho phép đồng bào ông ở trong nước và nước ngoài trả các khoản nợ giúp ông và cho phép gửi đến ông những lá thư bày tỏ tấm lòng thông cảm? Cuối cùng, trách nhiệm về những hậu quả của việc bỏ cuộc này thuộc về ai? Ai đáng phải gánh lấy sự xấu hổ vì chuyện đó?
Khi nhà bị dột, đặt mấy cái chậu dưới từng máng nước vẫn không ngăn được tình trạng tồi tệ hơn. Chúng ta phải lợp lại mái nhà thôi.
Vào đêm trước Đại hội XI của Đảng Cộng sản Việt Nam, sau những vụ Bauxite, vụ [Huỳnh Ngọc Sĩ nhận hối lộ của] PCI, vụ Vedan, vụ InnoGreen, vụ Vinashin v.v., sự kiện Mai Phụng Lưu còn đặt ra một lần nữa hai câu hỏi vô cùng quan trọng:
1) Các nhà lãnh đạo Việt Nam có còn ý chí và dũng cảm nhận mang trên vai mình và mang trong danh dự cả vận mệnh của quốc gia và tài sản của nhân dân?
2) Nếu một số người trong họ còn có ý chí và lòng dũng cảm ấy, thì hệ thống chính trị-kinh tế hiện tại liệu có cho phép họ làm được điều đó?
Tôi đồ chừng rằng chẳng có ai trong những người tham dự đại hội dám đặt các câu hỏi này ra và có thể tự do trả lời những điều đó. Đối với tôi – một quan sát viên khiêm nhường, chỉ cần một câu trả lời thôi: Đã hoàn toàn đến lúc phải thay đổi. Phải thực sự thay đổi vì lợi ích của Việt Nam.
Để kết luận cho bài viết cay đắng này, xin bạn đọc cho phép tôi gửi đến ông Mai Phụng Lưu, đến gia đình ông và đến các bạn ngư dân của ông ở Lý Sơn và các nơi khác, đến tất cả những ai vẫn còn dám đi ra vùng biển Việt Nam ở Hoàng Sa, sự ngưỡng mộ của tôi trước lòng dũng cảm của họ. Trong tình hình bi thảm hiện tại, tôi coi họ là những đại diện xứng đáng cho nhân dân Việt Nam.
8-1-2011
HCQ
Nguyễn Huệ Chi dịch
Tác giả gửi trực tiếp cho BVN
(1) «Hoàng Sa: sếp đi vắng !» Bauxite Việt Nam 05/10/2010.
Nguyên văn tiếng Pháp (những câu tiếng Việt trong bài là do tác giả để nguyên, không chuyển ngữ):
Chaque fois qu’un pêcheur abandonne la mer, le Vietnam perd un peu de son territoire
André Menras Ho Cuong Quyet
Décidément, ces derniers temps les nouvelles du Vietnam ne sont pas très bonnes pour les Vietnamiens et leurs amis dans le Monde. Je viens d’apprendre par le journal SGTT du 06 01 2011 que M. Mai Phụng Lưu, patron d’un équipage de pêcheurs de Ly Son a dû arrêter son activité faute d’argent pour payer les dettes, conséquences directes de la piraterie chinoise dans la région d’Hoang Sa. Ce n’est pas, comme on pourrait le croire, un fait divers parmi tant d’autres mais un nouveau et terrible clignotant rouge qui s’allume en position danger pour l’intégrité territoriale du Vietnam.
Cet homme de courage et d’expérience, dans la force de l’âge, quatre fois capturé, frappé, détenu, rançonné par la marine de guerre des « bons voisins » a dû finalement se soumettre. Le mot «bất khuất» après avoir été pendant des siècles le symbole de ce pays aux yeux du Monde, disparaîtrait-il lentement de la langue vietnamienne ? Pourtant, les quarante quatre jours de la dernière détention avec en conclusion 4 jours et nuits d’errance sans instruments de navigation dans la tempête, sans véritable soutien de la marine vietnamienne: tout cela n’avait pas entamé la détermination de M. Lưu. A son retour de captivité, après avoir maintes fois regardé la mort en face, il avait même déclaré qu’il reprendrait la mer vers Hoang Sa parce que cette zone de pêche est celle de ses ancêtres. Car l’homme n’est pas du genre à baisser les bras. Il n’a pas, comme un certain nombre de ses amis pêcheurs de Ly Sơn, renoncé à pêcher dans ces eaux ancestrales que Pékin veut confisquer. Il ne s’est pas, comme eux, tourné vers la zone de Truong Sa, plus lointaine mais provisoirement moins dangereuse. Cet homme est un marin du peuple. Pour lui, les mots ont un sens et valeur d’engagement: il fait ce qu’il dit et dit ce qu’il fait. Alors, pourquoi a-t-il renoncé si ce n’est pas par peur du danger ? Est-ce seulement à cause des dettes injustement accumulées sur son dos et les difficultés matérielles qu’elles entraînent pour sa famille ? Je ne le crois pas.
La vraie raison du renoncement, M. Mai Phụng Lưu ne la dira pas, SGTT ne pourra pas l’écrire, ni quelqu’autre journal vietnamien sous peine de retrait immédiat. Mais elle est simple, facile à comprendre et doit être dite: M. Lưu a définitivement perdu confiance dans les beaux discours, les fermes déclarations et les gesticulations des dirigeants politiques. Il se sent par eux abandonné, forcé à accepter l’humiliante défaite de toute une vie de fidélité à la mer. Il sent même que son acharnement à résister devient peut-être gênant pour le club vietnamien des « 4 bons et 16 en or »…J’ajoute en pesant mes mots qu’il aurait toutes les bonnes raisons de se sentir trahi par ceux qui ont le devoir de le protéger.
Ceci est évident à l’examen de quelques déclarations et actions officielles qu’il faut rappeler ici :
Trong bốn ngành kinh tế biển chỉ có ngư dân là lực lượng mà đặc thù phải bám biển, hoạt động trên diện rộng trong toàn bộ các vùng biển có chủ quyền lãnh thổ. Vì bản chất của ngư dân là phải bám biển nên đây là lực lượng không thay thế được, ngay cả trong tổ chức chiến tranh nhân dân trên biển. Ngoài chuyện mưu sinh của ngư dân, sự có mặt của ngư dân trên biển còn góp phần khẳng định chủ quyềnhọ chính là lực lượng đang tham gia việc bảo vệ chủ quyền”. “Quỹ này sẽ hỗ trợ ngư dân gặp rủi ro khi đánh bắt xa bờ như: gặp bão tố, bị “ tàu lạ” đâm chìm, bị người nước ngoài bắt và tịch thu tàu bè, ngư cụ…” (Ông Nguyễn Chu Hồi, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Biển và Hải đảo tuyên bố)
Cần có quĩ ủng hộ ngư dân đánh bắt cá ở Hoàng Sa”…“sự hỗ trợ của các tổ chức nước ngoài”. (Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Ngãi).
Certes, ces déclarations ne viennent pas des très hauts responsables du Parti et de l’Etat qui, sur ce point, mis à part le Président Nguyễn Minh Triết à Bạch Long Vĩ, sont restés très économes de leurs propos publics. Il se peut même que les paroles citées plus haut aient été sincères au moment où elles ont été prononcées. Mais il faut bien constater à l’expérience qu’elles relèvent de la méthode «đánh trống bỏ dùi».
J’épargnerai au lecteur le rappel des déclarations répétées du ministère des affaires étrangères Vietnamien réaffirmant comme une rengaine après chaque agression chinoise la souveraineté sur Hoang Sa et Truong Sa à son «bon camarade» qui fait la sourde oreille et continue de distribuer tranquillement les mauvais coups contre tous les M. Lưu vietnamiens qui osent encore relever la tête pour gagner dignement leur vie sur la mer et les îles de leurs ancêtres.
Rappelez-vous aussi le tragique épisode où nous étions sans nouvelles de M. Luu et 9 de ses compagnons généreusement libérés en plein typhon par le frère des « 16 en or ». A cette occasion, les autorités vietnamiennes ont fait mieux encore dans le spectacle: après plus de 3 jours de cache-cache déplorables où les responsables au niveau central renvoyaient la balle à ceux du niveau régional qui à leur tour interpellaient le niveau local qui lui-même déplorait son impuissance faute de moyens, les décideurs occultes de la nation n’ont rien trouvé de mieux que d’inviter les pirates-geôliers chinois à une recherche commune des disparus. Et finalement, au cours de cette mascarade où le Vietnam osait- suprême audace !- s’aventurer sur son propre espace maritime avec l’autorisation chinoise, c’était aux chinois que revenait le mérite d’avoir retrouvé les disparus et de les avoir sauvés. Merci, grand merci, camarades ! Cela valait bien un beau bouquet de fleurs comme celui offert au capitaine chinois du tàu hộ vệ tên lưả XIANGFAN hồi sáng 3 /12 khi nó cập cảng Tiên Sa thăm «hữu nghị» TP Đà Nẵng. Honneur à la marine de guerre chinoise, malheur aux pêcheurs vietnamiens. « Grand frère, bienvenue dans ma maison dont tu as enfoncé la porte ! Permets-moi de te présenter mon épouse… ». En croisant dans les eaux vietnamiennes de Hoang Sa, j’espère que les deux « bons partenaires » n’ont pas oublié de jeter un autre bouquet de fleurs à la mer en la mémoire de tous pêcheurs et tous les marins du Centre Vietnam qui ont péri coulés par les bateaux amis dans les nuits sombres et les jours sanglants. Comment des hommes de caractère et de courage comme M. Lưu peuvent-ils vivre cette triste comédie?
J’ai déjà fait personnellement la douloureuse expérience de l’abandon des pêcheurs (1). J’ai mesuré la force d’inertie d’une administration et d’un pouvoir politique vietnamiens qui, contrairement à ses déclarations, contrôlent et empêchent toute aide réelle, laissent les pêcheurs seuls face à l’ogre chinois, sans espoir de lendemain. Je garde encore dans ma mémoire les quelques mots que m’avaient glissé, le cœur gros, un vieil homme de An Vinh avant mon départ de Ly Sơn: «Mấy năm nay bọn Tàu đã hoàn toàn làm chủ cả đảo lẫn biển. Rồi đây đến lượt Trường Sa và không chừng cả… Lý Sơn».
Comment peut-on brader ainsi l’amitié du peuple vietnamien à ceux qui le maltraitent, le dépouillent et le déshonorent aux yeux du Monde? Comment peut-on se plier à une paix chinoise en laissant périr un à un les derniers combattants pacifiques de la mer et des îles vietnamiennes. Pour quel marchandage secret ? Il faut cesser ce double langage qui ne profite qu’aux agresseurs et choisir celui de la vérité et de la clarté. Il doit choisir entre les navires de guerre chinois intrus et tueurs dans les eaux vietnamiennes et la sécurité des pêcheurs du Centre en quête de leur seul moyen d’existence légitime.
Quand M. Luu doit abandonner la pêche à Hoang Sa après plus de trente ans d’activité dans ces eaux alors que l’Etat vietnamien qui ne compte pas les milliards pour fêter les 1000 ans de Thang Long ne trouve pas 600 millions de dongs pour payer les dettes de ce brave pêcheur patriote et le laisse froidement sombrer dans l’humiliante misère, il faut se poser les questions: M. Luu aurait-il abandonné si on avait payé ses dettes? M. Luu aurait-il abandonné si on avait permis à ses compatriotes dans tout le pays et à l’étranger de payer ses dettes, de lui envoyer des messages de sympathie ? Finalement, à qui revient la responsabilité des conséquences de cet abandon ? Qui doit en porter la honte ?
Quand la maison prend l’eau, placer des bassines sous chaque gouttière n’empêche pas la situation d’empirer. Il faut changer le toit.
A la veille du XIème Congrès du PCV, après les affaires Bauxite, PCI, Vedan, Innogreen, Vinashin v v…, l’évènement Mai Phụng Lưu pose encore une fois deux questions centrales :
1) Les dirigeants vietnamiens ont-ils la volonté et le courage de porter au-dessus d’eux et honorablement le destin de la nation, propriété du peuple ?
2) Si certains d’entre eux avaient cette volonté et ce courage, le système politico-économique actuel leur permettrait-il de le faire ?
Je doute que les congressistes osent poser ces questions et puissent y répondre librement. Pour moi, modeste observateur, une seule réponse s’impose: Il est grand temps de changer. Changer vraiment pour le bien du Vietnam.
En conclusion de cet article amer, que le lecteur me permette d’adresser à M. Mai Phụng Lưu, à sa famille et à ses amis pêcheurs de Ly Son et d’ailleurs, à tous ceux qui osent encore sortir dans les eaux vietnamiennes de Hoang Sa, toute mon admiration pour leur courage. Dans cette tragique situation, je les considère comme de dignes représentants du peuple vietnamien.
(1) «Hoàng Sa: sếp đi vắng!» Bauxite VN 05/10/2010.


-Ông Mai Phụng Lưu xin vay 300 triệu đồng (TT)-

- “Sói biển” nằm bờ (08/01)

TT - “Sói biển” là biệt danh của ông Mai Phụng Lưu (thôn Tây, xã An Hải, huyện Lý Sơn, Quảng Ngãi). Trò chuyện với chúng tôi, ông Lưu nhìn ra mặt biển mênh mông và tâm sự: “Tàu thì không còn, mà có muốn ra khơi cũng không thể được nữa”.
Ông Mai Phụng Lưu trở về từ Hoàng Sa đầu tháng 10-2010 (ảnh chụp tại cảng Dung Quất) - Ảnh: Đ.NAM
Sinh ra nơi mép biển, lớn lên bằng lời ru của sóng, cái mặn mòi của biển gần như đã chảy trong huyết quản của ông. Giờ ông Mai Phụng Lưu đã ở tuổi 44, hơn 26 năm gắn bó với sóng gió biển Hoàng Sa, con người từng được bạn tàu mệnh danh là “sói biển” giờ đây bỗng chốc trở thành một anh... tưới rau.
Trắng tay
Nước da đã đỡ sạm đen so với những ngày đầu tháng 11-2010, khi ông vừa bước chân lên đất liền sau những ngày được thả về từ Hoàng Sa. Đó là lần thứ tư tàu của ông bị bắt tại Hoàng Sa.
“Từ đó đến nay ông đi lại chuyến biển nào chưa?”, nghe hỏi, ông Lưu buông thõng một câu: “Thất nghiệp rồi. Đã hơn hai tháng nay không được ra biển vì không có tàu, cũng không dám xin đi theo tàu bạn vì sợ mọi người nghĩ mình sẽ đem vận xui đến cho họ”.
Thấy tôi cứ tròn mắt ngạc nhiên, ông Lưu tiếp: “Sau khi bị bắt lần thứ tư, nợ chồng nợ lên đến trên 600 triệu đồng. Khi tàu vừa sửa xong, chủ nợ từ Quảng Ngãi đã ra Lý Sơn thu tàu. Đó là chưa kể khoản tiền vay 300 triệu đồng để chuộc lại người và tàu bị bắt giữ ba lần trước đó”. “Thế tiền hỗ trợ tàu bị nạn đâu?”. “Không có”.
Câu trả lời nhát gừng nghe quá xót xa. Ông Lưu chậm rãi tâm sự: “Ngày trước tàu mình chỉ có công suất 39CV. Sau này vì thường xuyên ra Hoàng Sa làm ăn nên tôi quyết định cải hoán tàu lên 135 CV mà không đăng ký, nên giờ không được Nhà nước hỗ trợ”.
Con tàu - cần câu cơm - đã không còn, giờ đây thuyền trưởng Mai Phụng Lưu đành phải ở nhà tưới rau, trỉa bắp, trồng tỏi cùng vợ đắp đổi qua ngày. Những hôm nhớ biển quá, ông Lưu lại vào nhà tìm mấy tay lưới rách rồi ra phía trước biển thả.
“Cũng chỉ để bắt vài con tôm, cái tép cho đỡ nhớ... Nhiều hôm nhìn con sóng vỗ trắng mũi thuyền neo trước vịnh mà nhớ Hoàng Sa quá chú à” - ông Lưu nói buồn buồn.
Là dân rặt chất biển, vậy mà khi nói chuyện với tôi, cái chất giọng “ăn sóng, nói gió” ngày nào tự dưng bay biến, nhường lại cho âm vực trầm: “Cuộc sống vốn khó, giờ không có tàu càng khó hơn, đứa con trai đầu là Tâm (Mai Văn Tâm) và thằng con rể là Hải (Bùi Văn Hải) phải xin đi bạn cho chủ tàu khác để mưu sinh. Đứa nữa là Hảo (Mai Văn Hảo) thì bỏ lên Tây nguyên hái cà phê thuê cho người ta.
Chỉ tội cho con bé út Tu (Mai Thị Tu) đang học lớp 10 Trường Lý Sơn, sau khi bị chủ nợ thu tàu, nó cũng “đứt” luôn đường học, bỏ vào Sài Gòn làm thuê kiếm sống, nhưng khó sống quá. Gần hai tháng nay nó về lại Quảng Ngãi phụ bán cơm kiếm ăn hằng ngày”.
Tôi hỏi: “Sao không tìm ngư trường khác để đánh bắt mà cứ đi Hoàng Sa?”. Ông Lưu kể: “Mỗi lần xuất bến, vợ tôi hay dặn dò hãy đi vùng biển Trường Sa. Nhưng không biết tại sao khi con tàu rẽ sóng ra khơi, khi cánh tay vẫy vẫy của vợ khuất hẳn thì tôi lại bẻ tay lái nhằm hướng đông bắc, nơi ngư trường Hoàng Sa thẳng tiến”.
Đến tận bây giờ ông cũng không thể nào lý giải được điều đó. Bởi như ông nói: “Biển Hoàng Sa như đã có sẵn trong đầu của tôi và của những ngư dân trên đảo Lý Sơn. Nó luôn hút tụi tôi hướng về đó”.
“Sói biển” Mai Phụng Lưu giờ đây chỉ là một anh nông dân trồng rau - Ảnh: Tấn Vũ
Khó hỗ trợ
Chủ tịch UBND huyện đảo Lý Sơn Trần Ngọc Nguyên cho biết trường hợp của ông Lưu rất khó hỗ trợ bởi không nằm trong quy chế hỗ trợ của Nhà nước (tàu bị nạn do thiên tai, bị tàu lạ đâm chìm...), đã vậy còn tự nâng cấp, cải hoán mà không đăng ký, đăng kiểm.
“Trong tuần tới chúng tôi sẽ làm việc với gia đình về số nợ hiện tại, lý do bị thu hồi nợ, nguyện vọng sắp tới để có hướng đề xuất tỉnh giải quyết” - ông Nguyên nói.
Còn ông Phan Huy Hoàng, phó giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Quảng Ngãi, cho rằng: “Hoàn cảnh ông Lưu lúc này là rất khó được hỗ trợ”. “Quảng Ngãi từng phát động xây dựng quỹ hỗ trợ ngư dân, quỹ này giúp gì cho những người như ông Lưu?”, nghe chúng tôi hỏi, ông Hoàng trả lời: “Nếu có quỹ hỗ trợ cho ngư dân thì trường hợp ông Lưu cũng không được xem xét do không nằm trong quy định”.
Nói rồi ông Hoàng bảo: “Tuy được phát động hỗ trợ hơn một năm nay nhưng hiện quỹ hỗ trợ ngư dân vẫn đang ở con số... 0 vì chưa có cá nhân, doanh nghiệp nào xung phong đóng góp. Trong khi muốn thành lập quỹ thì cấp tỉnh phải có 500 triệu đồng, huyện phải có 100 triệu đồng và cấp xã là 50 triệu đồng, mà tiền đó thì không biết lấy đâu ra”.
Theo ông Trần Ngọc Nguyên, cũng có một vài trường hợp tương tự như ông Lưu. Tuy nhiên khi hỏi về cuộc sống của những ngư dân này hiện thế nào thì ông Nguyên bảo “chưa rõ lắm”.
N.PHƯƠNG - Đ.NAM
4 lần tàu bị bắt
Năm 18 tuổi, ông Mai Phụng Lưu đã lênh đênh trên tàu ra biển đảo Hoàng Sa và Trường Sa đánh bắt. Tích cóp, dè sẻn trong chi tiêu, năm 22 tuổi ông Lưu đã tự mình sắm được chiếc tàu 95CV. Nhưng trời không chiều lòng người, trong một lần ra khơi tàu bị sóng dữ đẩy trôi dạt vào rặng san hô và chìm nghỉm.
Sau sự cố này, ông Lưu vay bạn bè, ngân hàng đóng mới tàu trị giá lên đến 600 triệu đồng. “Có lẽ con tàu này không thuận với mệnh của tui. Từ khi sắm tàu mới thì hai lần bị bắt giữ, bị phạt đến hơn 300 triệu đồng. Đã vậy còn bị tháo lấy hết máy móc, thiết bị và ngư cụ. Vậy là vay tiền nộp phạt, nên đành phải bán tàu”.
Một thời gian sau ông Lưu lại chạy vạy vốn liếng tìm mua con tàu khác với điều kiện sau mỗi lần đi biển về phải trả nợ dần, nếu không chủ nợ sẽ siết tàu. Vậy là gia đình ông lại rơi vào vòng xoáy “vay tiền - nộp phạt”. Và lần này số tiền mà ông Lưu nợ lên đến hơn 600 triệu đồng.
“Không thể trả nợ nổi nên người ta thu tàu lại” - ông Lưu ngậm ngùi bảo.
CÁT VŨ


Mai Phụng Lưu say đất (Đào Tuấn) Thuyền trưởng Mai Phụng Lưu thất nghiệp (SGTT) Nếu Việt Nam còn xem QĐ Hoàng Sa là của mình…? (Nguyễn Hữu Quý blog)
SGTT.VN - Bạn tôi làm ở công an tỉnh Quảng Ngãi, đang công tác ở đảo Lý Sơn, một buổi chiều cuối tháng 12.2010, gọi điện thông báo: “Mai Phụng Lưu thất nghiệp rồi. Ổng phải giao tàu cá cho đầu nậu vì mắc nợ nhiều quá”.
Thuyền trưởng Mai Phụng Lưu (áo sọc, giữa) trong ngày trở về đất liền (26.10.2010) sau 44 ngày đêm bị Trung Quốc bắt giữ và bị kẹt trên đảo vì gió bão. Ảnh: Minh Đức
Biết là khi tàu cá bị nước ngoài bắt lần thứ tư ngày 11.9, trước sau gì ông Lưu cũng trắng tay, thế nhưng, trước thông tin này, tôi cũng bất ngờ và xót xa, nên tôi đã đón tàu ra đảo...
Có lẽ một trong những người đi biển được nêu tên nhiều nhất trên các báo trong tháng 10.2010 là thuyền trưởng Mai Phụng Lưu bị phía Trung Quốc bắt giữ cùng chín ngư dân.
Ngư dân Nguyễn Đảng, gần 70 tuổi, là một trong chín thuyền viên đi trên tàu của Mai Phụng Lưu, trách: “Thằng cha Lưu đi biển thuộc từng hòn đảo, từng rặng san hô ngầm. Lái thuyền lượn quanh các đảo như người ta đi xe máy tránh ổ gà trên những đoạn đường quen gần nhà. Anh em đi với nó rất khoái. Nhưng cũng không có thằng cha nào can đảm như cha này, bị Trung Quốc bắt nhiều lần mà vẫn không ngán, vẫn ra khơi”.
Mai Phụng Lưu giờ ở tuổi 44, có thâm niên 30 năm sóng gió biển khơi, nhưng giờ như chim gãy cánh, khi ba tháng nay, không dám ra khỏi nhà. Trước đó, khi con tàu QNg 66 478 TS được thả về, Mai Phụng Lưu phải giao chiếc tàu cho đầu nậu vì ông mắc nợ đến 600 triệu đồng. Đó là chưa kể những khoản nợ sau ba lần bị Trung Quốc phạt tiền trước đó, mỗi lần 7 vạn nhân dân tệ, đã đẩy Mai Phụng Lưu vào con đường cùng kiệt. Đời người đi biển, con thuyền còn quan trọng hơn nhà vì còn thuyền thì có thể làm ra nhà. Mai Phụng Lưu không có thuyền đi biển, giống như người mất chân.
Vì nợ nần chồng chất, giờ đây thuyền trưởng Mai Phụng Lưu không còn thuyền đi biển, như người mất chân. Ảnh: TL SGTT
Hôm đến nhà thăm ông Lưu, tôi thấy ông cầm gàu múc nước tưới rau mà mắt không buồn nhìn cây rau. Hỏi bà Nguyễn Thị Lan, vợ ông Lưu, thì được biết, nhà có một con trai và con rể đi bạn cho người ta, một đứa khác thì phải lên Tây Nguyên hái càphê kiếm tiền. “Còn con bé út tên là Mai Thị Tu, đang học lớp 10, thấy nhà cực quá, đã vào Sài Gòn làm thuê, giờ thì về thành phố Quảng Ngãi bán cơm kiếm ăn hàng ngày”, bà Lan nói trong nước mắt.
Hôm ngồi nói chuyện với tôi, ông Lưu đã phải trở thế mấy lần, bởi trận đòn sau ngày bị bắt 11.9 đã làm cho “lưng của ông có vấn đề”. Nhưng ông nói, đau da thịt vẫn có thể chịu đựng được. Mai Phụng Lưu nói: “Vận mình xui xẻo, người ta kỵ lắm. Mình leo lên thuyền họ, lỡ có chuyện gì, mang tiếng chết”.
Phạm Anh
----------


Thứ Sáu, 31/12/2010, 08:22 (GMT+7)
Tặng bằng khen cho ngư dân Mai Phụng Lưu
TT - Tại hội nghị tổng kết bốn năm thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” sáng 30-12, Tỉnh ủy Quảng Ngãi đã trao tặng bằng khen cho thuyền trưởng tàu QNg 66478-TS Mai Phụng Lưu (thôn Tây, xã An Hải, huyện Lý Sơn) và biểu dương chín ngư dân khác.
Ông Lưu được trao bằng khen vì đã có nhiều năm liền tham gia bám biển Hoàng Sa khai thác thủy hải sản; dù bốn lần bị phía Trung Quốc bắt giữ, tịch thu phương tiện hành nghề, đòi tiền chuộc... nhưng vẫn kiên trì bám biển mưu sinh, góp phần khẳng định chủ quyền biển đảo, bảo vệ an ninh quốc gia trên biển.
N.PHƯƠNG

Tổng số lượt xem trang