TPO – Trả lời chất vấn trước Ủy ban thường vụ Quốc hội chiều 26 – 3, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Thanh Bình cho biết, có dư luận về việc chạy chức, chạy quyền nhưng chỉ ra cụ thể rất khó.
Cầm tay chỉ việc, công chức cũng lắc đầu
Chiều nay, 26 – 3, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Thanh Bình trả lời chất vấn trước Ủy ban thường vụ Quốc hội.
Bộ trưởng Nguyễn Thái Bình cho biết, về quy chế tuyển dụng công chức, đã phân cấp cho đơn vị sự nghiệp, theo hình thức thi tuyển hoặc xét tuyển, áp dụng thống nhất trong từng bộ, tỉnh, trên cơ sở đề cao năng lực, chuyên môn, nghiệp vụ, căn cứ vào kết quả học tập, phỏng vấn trực tiếp…, bước đầu tạo sự cạnh tranh trong đào tạo cán bộ, đáp ứng yêu cầu.
Tuy nhiên, không ít đại biểu lại cho rằng, còn quá nhiều điều đáng bàn trong việc tuyển dụng công chức, viên chức.
Ông Lê Như Tín – Phó chủ tịch Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội nêu thực tế, gần đây, cơ quan điều tra ở các tỉnh phía Nam phát hiện hơn 200 cán bộ ở cơ sở thuê người học, thi hộ. Nhiều tỉnh thành khác cũng có hiện tượng tương tự. Như vậy, bằng thật, chất lượng giả được bổ sung vào hồ sơ tuyển dụng và hồ sơ đề bạt, bổ nhiệm.
Nhiều thứ trưởng do nhiều việc Nhiều đại biểu cho biết, thực hiện Nghị quyết về việc cải cách bộ máy hành chính, trong khi tổ chức bộ máy đầu mối của cơ quan giảm đi thì tổng biên chế không giảm, mà còn tăng thêm. Cũng có đại biểu cho rằng, nhiều bộ hiện nay có quá nhiều thứ trưởng, trong khi quy định chỉ là bốn. Bộ trưởng Nguyễn Thanh Bình cho rằng, không có quy định cứng về số thứ trưởng. Công việc quá nhiều khiến thứ trưởng cũng phải tăng thêm. |
Đó là chủ yếu nghiên cứu hồ sơ, dựa vào bằng cấp là chính mà chưa coi trọng năng lực thực sự. Áp lực bằng cấp vô hình chung đã làm cán bộ chạy điểm, mua bằng, thuê học, thuê thi” – Ông Tín nói.
Trả lời vấn đề này, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Thanh Bình cho rằng, trong quá trình tuyển dụng kết hợp giữa Bộ Nội vụ và Bộ Giáo dục Đào tạo, thực tế có diễn ra sự việc như đã nói. “Chúng tôi sẽ tính toán, hạn chế tình trạng học giả bằng thật” – Ông Bình nói.
Chưa hết, nhiều đại biểu cũng thắc mắc việc một số tỉnh, thành phân biệt đối xử khi tuyển công chức đối với người học công lập, dân lập. Theo Bộ trưởng Bình, trong lúc chưa có các quy định mới, Bộ Nội vụ chủ trì phối hợp với Bộ Tư pháp, Bộ Giáo dục và Đào tạo, tuyển dụng cán bộ, công chức theo Luật Cán bộ Công chức, Viên chức, không phân biệt loại hình đào tạo.
“Chỉ khi nào Bộ Giáo dục phân biệt loại hình đào tạo, chúng ta mới phân chia” – Ông Bình nói.
Bộ trưởng Bình cũng cho biết, trước đây, thường thi chung sau đó mới xét, nhưng bây giờ tuyển dụng theo chính chuyên ngành của từng nơi tuyển dụng. Trong đó, ngoài những kiến thức chung, còn một nội dung thi phù hợp với vị trí làm việc.
Bức xúc trước việc có người xin việc làm phải tốn có khi lên tới hàng trăm triệu đồng, đại biểu Bùi Thị An chất vấn: Khi tuyển dụng, nhiều dư luận trong xã hội cho rằng, một số vị trí phải tốn rất nhiều tiền, từ hàng trăm triệu trở lên. "Đồng chí, với tư cách bộ trưởng, có biết việc đó không? Có việc đó không và có thì đồng chí có giải pháp gì để triệt tiêu nó?"
Bộ trưởng Nguyễn Thái Bình trả lời, đây cũng là một nội dung mà khi ông về Bộ Nội vụ, có những dư luận như thế. "Đây là một nội dung mang tính chất bức xúc nhưng trong thực tế, chỉ ra thì báo cáo với đại biểu là thật khó".
"Báo cáo với các đại biểu, chúng tôi tiếp thu ý kiến này để có nghiên cứu có cơ chế để đảm bảo công tác tuyển dụng, sử dụng cán bộ theo nguyên tắc công khai, minh bạch, công tâm, khách quan góp phần khắc phục, hạn chế những khiếm khuyết, những mặt mà dư luận xã hội đang quan tâm" - Bộ trưởng Bình nói.
Bộ trưởng Nguyễn Thái Bình trả lời, đây cũng là một nội dung mà khi ông về Bộ Nội vụ, có những dư luận như thế. "Đây là một nội dung mang tính chất bức xúc nhưng trong thực tế, chỉ ra thì báo cáo với đại biểu là thật khó".
"Báo cáo với các đại biểu, chúng tôi tiếp thu ý kiến này để có nghiên cứu có cơ chế để đảm bảo công tác tuyển dụng, sử dụng cán bộ theo nguyên tắc công khai, minh bạch, công tâm, khách quan góp phần khắc phục, hạn chế những khiếm khuyết, những mặt mà dư luận xã hội đang quan tâm" - Bộ trưởng Bình nói.
Bộ trưởng Bộ Nội vụ cho biết, sẽ trình lên chính phủ, trao quyền cho UBND tỉnh, tránh việc rườm rà khi quyết định chuyển đổi vị trí công tác của công chức, viên chức.
Sẽ tăng lương, đảm bảo quyền lợi cho cán bộ
Một vấn đề cũng được nhiều đại biểu quan tâm là tiền lương, chính sách cho cán bộ, viên chức. Bộ trưởng Nguyễn Thái Bình cho hay, đang xây dựng đề án nâng mức lương tối thiểu theo nhu cầu tối thiểu.
“Tính đến thời điểm này, ban chỉ đạo cải cách tổng thể tiền lương giai đoạn 2011/2012 đến 2020 cơ bản đã có lộ trình, có bước đi để đạt mức tối thiểu. Những cái này còn phải thông qua chính phủ, Bộ chính trị…".
Ông Bình cũng cho biết, tổng số cán bộ công chức, viên chức, lực lượng vũ trang, tính đến cuối 2011, là 2.832.000 người, người chiếm 3,26% dân số. Nếu tính lực lượng hưởng lương trợ cấp từ ngân sách nhà nước là 7.500 ngàn người.
Bộ trưởng Bộ Nội vụ cũng cho biết, trong cải cách chính sách tiền lương phấn đấu đạt mức tối thiểu theo nhu cầu tối thiểu thì mới tính đến việc cải cách ngạch, bậc lương.
Bên cạnh đó, Bộ Nội vụ sẽ mời lãnh đạo các địa phương, vùng miền để soạn thảo đề án sửa đổi nghị định để cải cách tiền lương, chăm lo chế độ cho cán bộ, công chức, viên chức của các cấp xã, phường, cơ sở…
“Trước mắt, có thể sửa đổi bổ sung một số điều về phụ cấp cho cán bộ không chuyên trách ở phường, thôn, bản phù hợp với tình hình thực tế” – Ông Bình nói.
Nhiều đại biểu cũng đề nghị bộ trưởng trả lời trước việc tạo dựng chính sách thu hút nhân tài, việc tiếp tục triển khai chủ trương thí điểm không xây dựng hội đồng nhân dân huyện, quận, phường trên 10 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Bộ trưởng Bộ nội vụ cho biết, tiếp thu, ghi nhận ý kiến đồng thời sớm tham mưu cho chính phủ để sớm có hướng chỉ đạo.
Trường Phong
-Bộ trưởng Nội vụ: “Có nghe tin chạy việc tốn nhiều tiền”
Dân Trí
(Dân trí) – “Dư luận về việc “chạy việc” tốn nhiều tiền của, bản thân tôi có nghe. Nội dung phản ánh mang tính bức xúc nhưng trong thực tế chỉ ra được thật khó” – Bộ trưởng Nội vụ Nguyễn Thái Bình trả lời một câu hỏi khó trong phiên chất vấn chiều 26/3 ...
Lo chuyện "học giả, bằng thật"Thanh Niên
Bộ trưởng Nội vụ nêu giải pháp nâng cao chất lượng công chứcBáo điện tử Chính phủMấy điều tâm huyết với Đại hội
- Trung tướng Nguyễn Quốc Thước, nguyên ủy viên Ban chấp hành Trung ương, đóng góp ý kiến về quy trình và việc lựa chọn nhân sự tại Đại hội Đảng XI, diễn ra tuần tới.
LTS: Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng đã cận kề. Trên 3 triệu đảng viên và trên 80 triệu người con dân Việt đang đặc biệt quan tâm theo dõi, đặt niềm tin vào các đại biểu.
VietNamNet trân trọng giới thiệu bài viết của Trung tướng Nguyễn Quốc Thước, ủy viên Ban chấp hành Trung ương khóa VI. Góc nhìn của tác giả có thể có nhiều chỗ cần tranh luận thêm, song ông cũng mạnh dạn nêu lên với tinh thần "việc của Đảng cũng là việc của quốc gia", bằng tâm huyết của một đảng viên 64 năm tuổi Đảng và niềm tin tưởng Đại hội sẽ thực sự trở thành ngày hội lớn của dân tộc.
1. Về chọn người vào cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đảng
1. Về chọn người vào cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đảng
Về tiêu chuẩn vào Ban chấp hành Trung ương (BCH TƯ), đã có quy định, nhưng vẫn có tính chất chung chung. Tôi đề nghị ủy viên BCH TƯ phải là những người ưu tú nhất về mọi mặt trong số trên 3 triệu đảng viên, có bản lĩnh, ý chí, đủ sức đương đầu với mỗi cơn bão táp, dám hy sinh lợi ích cá nhân, có tinh thần xả thân của người lãnh đạo cầm cờ xung trận bảo vệ lợi ích của dân, của Tổ quốc, có tinh thần chiến đấu kiên cường, có trí tuệ tầm cao, vì lợi ích của dân, của Đảng, được thể hiện ở đạo đức phẩm chất và năng lực điều hành, tập hợp lực lượng trong thực tế, trong cương vị, nhiệm kỳ, được nhân dân, đảng viên tin cậy.
Đại biểu dự ĐH đảng bộ Gia Lâm, Hà Nội năm 2010. Ảnh: LAD |
Tóm lại, những người công chẳng có gì nhưng lại đầy tham vọng cá nhân, những vấn đề mờ ám mà nhân dân, những người xung quanh đặt nhiều câu hỏi không được làm rõ. Xin nhấn mạnh lại, ủy viên BCH TƯ phải là những ngọn cờ tiêu biểu nhất của dân, của Đảng. Hết sức cảnh giác những kẻ mị dân, mị Đảng để chui sâu, leo cao để phản dân, phản Đảng.
Riêng các đồng chí chủ chốt trong Bộ Chính trị, đề nghị BCH TƯ khóa XI phải chọn những người tiêu biểu nhất, tinh túy nhất, phẩm chất nhất, năng lực nhất, uy tín nhất trong dân, trong Đảng. Phải là ngọn cờ tập hợp lực lượng trong số ủy viên Ban chấp hành Trung ương vừa được bầu.
Riêng các đồng chí chủ chốt trong Bộ Chính trị, đề nghị BCH TƯ khóa XI phải chọn những người tiêu biểu nhất, tinh túy nhất, phẩm chất nhất, năng lực nhất, uy tín nhất trong dân, trong Đảng. Phải là ngọn cờ tập hợp lực lượng trong số ủy viên Ban chấp hành Trung ương vừa được bầu.
Đặc biệt, vị trí Tổng bí thư và thường trực Ban Bí thư, các chức danh mà dự kiến Bộ Chính trị sẽ trình ra Quốc hội để Quốc hội quyết định như: Thủ tướng, Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội (Xin nhắc lại ủy viên Trung ương không có quyền áp đặt cho Quốc hội ai sẽ là Thủ tướng, Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội).
Những đồng chí mà phiếu trúng cử BCH TƯ ở mức trung bình hoặc thấp (tuy đã quá bán) nếu được đưa vào Bộ Chính trị thì Bộ Chính trị sẽ mất uy tín ngay trước Đảng, trước dân. Muốn giới thiệu (giới thiệu chứ chưa phải đã bầu) vào Bộ Chính trị, ít nhất số phiếu trúng Ban chấp hành Trung ương phải 80% trở lên.
2. Về quy trình giới thiệu và bầu
Bầu BCH TƯ phải có số dư ít nhất là 20% để Đại hội rộng đường lựa chọn. Riêng danh sách BCH TƯ giới thiệu cũng không đóng khung trong số dự kiến số lượng BCH TƯ XI phải có số dư và các đại biểu có quyền giới thiệu thêm những người mà đại biểu tín nhiệm.
Về điểm này, phải có quy trình để những người được giới thiệu không bị gạt ra với lý do không kịp thẩm tra để buộc Đại hội phải bầu trong số BCH TƯ X giới thiệu, như vậy thì chẳng có dân chủ. Người giới thiệu phải chịu trách nhiệm trước Đại hội là đủ (không kiêm nhiệm các kỳ đại hội mà tôi dự lấy lý do như trên nên một số người tốt, người có chất lượng, uy tín, nhưng với kiểu làm như vậy nên đã bị gạt ra).
Khi lập danh sách để bầu thì phải gộp thành một danh sách thống nhất theo thứ tự A, B, C…, không được lập danh sách BCH TƯ 10 giới thiệu riêng, danh sách các đại biểu tự giới thiệu riêng, như vậy là không dân chủ, không bình đẳng về quyền của đại biểu (những kỳ đại hội tôi dự đều làm kiểu như trên, vô hình trung là gợi ý cho đại biểu số giới thiệu cứng và số có thể là quân xanh).
Một người đã được giới thiệu, trừ trường hợp quá trình có vấn đề thì không được loại, không được rút để tôn trọng ý kiến của người giới thiệu.
Tóm lại, bầu phải có số dư tối thiểu 20%, phải dành nhiều thời gian để đại biểu tìm hiểu cặn kẽ, chọn người đúng tiêu chuẩn.
Phải đả phá chủ nghĩa cơ cấu, chủ nghĩa vùng miền, địa phương, ban, bộ... Phải có một căn cứ chung nhất là tiêu chuẩn. Ví dụ, có ngành nào không có ủy viên thì đã có vài chuyên gia giỏi, nếu cứ tư tưởng vùng, miền, ban, ngành thì BCH TƯ, Bộ Chính trị không phải là một tổ chức tinh túy mà chỉ mang tính chất chia phần. Phải quán triệt tư tưởng cơ bản của Bác Hồ: Nước Việt Nam ta là một, dân tộc Việt Nam ta là một. Nếu ai có tư tưởng chia phần thì những người đó phải gạt ra.
Về việc bầu Tổng bí thư và các ủy viên Bộ Chính trị (mà sau này sẽ là những người mà BCH TƯ sẽ lựa chọn để giới thiệu ra Quốc hội quyết định bầu Chủ tịch, Thủ tướng, Chủ tịch Quốc hội), trước khi bầu phải có số dư.
Bầu Tổng bí thư nhất thiết phải chọn 2 đến 3 người trong số những người có tín nhiệm nhất để BCH TƯ XI bầu. Người được giới thiệu nhất thiết không được rút, đề phòng thủ thuật dẫn đến việc bầu mang tính chất hình thức.
Với các chức danh dự kiến sẽ được Trung ương giới thiệu để Quốc hội bầu, cũng cần thăm dò trong BCH TƯ để dân chủ lựa chọn, như lựa chọn Tổng bí thư phải là sự giới thiệu của BCH TƯ.
Những người được Trung ương giới thiệu để bầu, nhất thiết không được rút.
Trên đây là những điều tâm huyết mong sao Đảng ta thực sự là ngọn cờ tiêu biểu, ngọn cờ hành động mạnh, thống nhất, đoàn kết, được toàn Đảng, toàn dân tín nhiệm để tiếp tục đưa đất nước ta tiếp tục thực sự đi theo con đường mà Bác Hồ đã vạch cho Đảng, cho dân tộc.
Nguyễn Quốc Thước