Thứ Hai, 3 tháng 1, 2011

MỘT THẾ GIỚI HẬU-HOA KỲ (THE POST-AMERICAN WORLD): 1- Sự nổi dậy của Phần còn lại

-MỘT THẾ GIỚI HẬU-HOA KỲ (THE POST-AMERICAN WORLD): Sự nổi dậy của Phần còn lại
Kỳ 1: Sự nổi dậy của Phần còn lại
Đây không phải là một cuốn sách viết về sự xuống dốc của Mỹ mà đúng hơn là một cuốn sách viết về sự nổi lên của tất cả mọi người khác. Là cuốn sách về một chuyển biến vĩ đại đang xảy ra khắp nơi trên thế giới, một cuộc chuyển biến mà, cho dù đã thường được bàn bạc đến, nhưng vẫn còn bị hiểu một cách nghèo nàn. Điều này là chuyện tự nhiên. Những thay đổi, ngay cả các đại dương khi thay đổi, cũng xảy ra từng bước. Dù nói đến một kỷ nguyên mới, thế giới của chúng ta dường như vẫn là một thế giới chúng ta vốn quen biết. Nhưng thực ra, thế giới ấy rất khác biệt.

Có ba cuộc thay đổi quyền lực căn bản đã xảy ra trong năm trăm năm vừa qua, làm thay đổi đến gốc rễ sự phân phối quyền lực khiến tái tạo lại khuôn dạng của đời sống quốc tế - về chính trị, kinh tế và văn hóa. Đầu tiên là sự nổi dậy của thế giới Tây phương, một tiến trình đã khởi đi từ thế kỷ mười lăm và đột nhiên gia tốc vào cuối thế kỷ mười tám. Thay đổi này đã tạo nên hiện đại như chúng ta hằng biết: khoa học và kỹ thuật, thương mại và tư bản chủ nghĩa, các cuộc cách mạng về nông nghiệp và kỹ nghệ. Chuyển đổi này cũng tạo nên vị thế thống trị lâu dài về chính trị của các quốc gia phương Tây.
Thay đổi lần thứ hai, xảy ra vào những năm cuối của thế kỷ thứ mười chín, là sự nổi dậy của Hoa Kỳ. Không lâu sau khi kỹ nghệ hóa, Hoa Kỳ đã trở nên quốc gia quyền lực nhất kể từ sau đế quốc La Mã, và là quốc gia duy nhất hùng mạnh hơn cả bất cứ liên minh nào giữa các quốc gia khác. Trong gần hết thế kỷ vừa qua, Hoa Kỳ đã ở vị thế thống trị toàn cầu về kinh tế, chính trị, khoa học và cả văn hóa. Trong hai mươi năm qua, vị thế thống trị ấy từng không có đối thủ, một hiện tượng chưa từng có trong lịch sử hiện đại.
Hiện nay, chúng ta đang sống qua cuộc chuyển dịch quyền lực lần thứ ba của kỷ nguyên hiện đại. Cuộc chuyển dịch này có thể gọi tên là “Sự nổi dậy của những phần còn lại”. Trải qua vài thập niên qua, các đất nước trên khắp thế giới đã chứng kiến các mức tăng trưởng kinh tế vốn chưa từng tưởng tượng đến. Mặc dù thế giới đã trải qua các thăng trầm, trồi sụt nhưng chiều hướng toàn bộ vẫn là sự đi lên dù không có tham vọng. Tăng trưởng này từng được nhìn thấy rõ ràng nhất ở Á Châu nhưng không hề giới hạn ở khu vực đó. Đấy là lý do vì sao sẽ không diễn tả đúng nếu ta gọi tên sự thay đổi này là “Sự nổi dậy của Á Châu”. Trong năm 2006 và 2007, 124 quốc gia đã tăng trưởng ở mức 4 phần trăm hoặc hơn. Con số ấy bao gồm hơn 30 quốc gia ở Phi châu, hai phần ba lục địa này. Antoine van Agtmael, nhà quản trị tài chính từng tạo nên ý nghĩa “các thị trường mới nổi”, đã nhận diện 25 công ty có nhiều khả năng sắp là những công ty đa quốc gia của cả thế giới. Danh sách của ông bao gồm bốn công ty thuộc Brazil, Mexico, South Korea và Đài Loan; ba công ty thuộc Ấn Ðộ, hai công ty thuộc Trung Quốc và một công ty thuộc Argentina, Chile, Malaysia và South Africa.
Hãy nhìn chung quanh. Tòa nhà cao nhất thế giới hiện nay ở Taipei, và toà nhà này chẳng bao lâu sẽ bị thay thế bởi một tòa cao ốc khác đang xây ở Dubai. Người giàu nhất thế giới là một người Mexican, và liên doanh của họ là người Trung Quốc. Máy bay lớn nhất thể giới được chế tạo ở Nga và Ukraine, nhà máy luyện kim hàng đầu của họ đang được xây dựng ở Ấn Ðộ và các nhà máy lớn nhất của họ đều ở trung Quốc. Căn cứ vào nhiều tính toán, London hiện trở thành trung tâm tài chính dẫn đầu, và Các Tiểu Vương quốc Ả rập thống nhất (UAE-United Arab Emirates) là chốn cư ngụ của các quỹ đầu tư vốn giàu có nhất. Một thời từng là những phẩm chất hoàn hảo, thần tượng Hoa Kỳ đã bị chiếm mất bởi những người ngoại quốc. Vòng đu quay lớn nhất thế giới là ở Singapore. Sòng bạc tốt nhất thế giới không phải ở Las Vegas mà là ở Macao, cũng là sòng bạc đã qua mặt Vegas trong lượng tiền cờ bạc hàng năm. Kỹ nghệ phim ảnh lớn nhất, gồm cả lượng phim được sản xuất và số ticket bán ra, là Bollywood chứ không phải là Hollywood. Ngay cả việc mua sắm, dịch vụ mua sắm lớn nhất của Hoa Kỳ đã trở nên toàn cầu. Trong mười thương xá mua bán lớn nhất thế giới, chỉ có một thương xá là ở Hoa Kỳ, cái lớn nhất thế giới là ở Bắc Kinh. Các danh sách như thế có thể thay đổi, nhưng thực là một ấn tượng khi chỉ mới mười năm trước, Mỹ đứng đầu trong rất nhiều, nếu không muốn nói là, tất cả các hạng mục ấy.
Chắc sẽ là một điều kỳ cục nếu chỉ tập chú vào sự tăng trưởng của giàu có thịnh vượng trong khi vẫn còn hàng trăm triệu con người sống trong nghèo nàn tuyệt vọng. Nhưng thực ra, con số người sống bằng một đồng bạc (mỹ kim) hay thấp hơn thế một ngày đã tuột dốc từ 40 phần trăm trong năm 1981 còn 18 phần trăm vào năm 2004 và được ước tính sẽ xuống còn 12 phần trăm vào năm 2015. Chỉ riêng tăng trưởng của Trung Quốc đã nâng hơn 400 triệu con người khỏi cảnh bần hàn. Nghèo khó đang xuống dần trong những quốc gia chiếm 80 phần trăm dân số cả thế giới. 50 quốc gia nơi những người nghèo khổ nhất thế giới đang sống là các trường hợp bi thảm cần đến sự lưu ý khẩn thiết. Trong 142 nước còn lại - gồm Trung Quốc, India, Brazil, Nga, Indonesia, Turkey, Kenya và South Africa - những người nghèo đang dần thẩm thấu vào những nền kinh tế có sản phẩm và tăng trưởng. Lần đầu tiên trong biết bao lâu, chúng ta đang chứng kiến một sự tăng trưởng toàn cầu đích thực. Điều này sẽ tạo nên một hệ thống quốc tế trong đó các quốc gia trên thế giới không còn là những kẻ quan sát hoặc những đối tượng mà là những người tham dự trong quyền hạn của chính mình. Đây chính là sự ra đời của một nền trật tự thế giới đích thực.
Một khía cạnh có liên quan của kỷ nguyên này là sự phân tán quyền lực từ các nhà nước đến các diễn viên khác. “Phần còn lại” đang nổi lên bao gồm nhiều diễn viên không thuộc về nhà nước. Các nhóm và các cá nhân đã được giao phó quyền lực, các loại tôn ti thứ bậc, trung ương hóa và chỉ đạo đang bị xói mòn. Các chức năng từng phải chi phối bởi chính phủ nay được chia xẻ với các bộ phận quốc tế như Tổ Chức Thương Mại Thế giới (WTO) hay Liên Hiệp Âu Châu (European Union). Các nhóm không chính phủ đang mọc nhanh hàng ngày trong tất cả các lãnh vực ở tất cả các nước. Vốn đầu tư và các tập đoàn di chuyển hết nơi này sang nơi khác, tìm kiếm nơi tốt đẹp nhất để làm ăn, trả ơn cho một số chính phủ đồng thời cũng trừng phạt một số chính phủ khác. Những kẻ khủng bố như Al Qaeda, băng đảng ma túy, các cuộc bạo loạn và các loại vũ trang phiến loạn đang tìm chỗ để hoạt động trong những kẽ hở và các xó xỉnh của hệ thống quốc tế. Quyền lực đang chuyển dịch ngang, dọc, trên, dưới ra khỏi chính quyền nhà nước. Trong một không gian như thế, các ứng dụng truyền thống của quyền lực quốc gia, cả về quân sự và kinh tế, đã trở nên kém hiệu quả hơn.
Hệ thống quốc tế mới nổi sẽ khá là khác biệt so với những gì chúng ta từng thấy trước đây. Một trăm năm trước, có một trật tự đa cực điều khiển bởi một tập hợp các chính phủ Âu châu, hệ thống ấy luôn luôn thay đổi các đồng minh, ganh đua, các tính toán sai lầm và chiến tranh. Rồi đến thế giới lưỡng cực trong thời chiến tranh lạnh, khá ổn định hơn trong nhiều phương diện.
Ở tầm mức quân sự-chính trị, chúng ta vẫn ở trong một thế giới siêu quyền lực đơn thể. Nhưng trong tất cả các chiều kích khác - kỹ nghệ, tài chính, giáo dục, xã hội, văn hóa - sự phân phối quyền lực sẽ chuyển dịch, ra khỏi vị trí thống trị của Hoa Kỳ. Điều này không có nghĩa là chúng ta tiến đến một thế giới chống lại Mỹ. Nhưng chúng ta chuyển vào một Thế giới hậu Hoa kỳ, một thế giới được định đoạt và điều khiển từ nhiều nơi và bởi nhiều con người.
Những thay đổi này sẽ đem đến các loại cơ hội và thử thách nào? Chúng sẽ báo trước điều gì cho Hoa Kỳ và vị trí thống trị của đất nước này? Kỷ nguyên mới này sẽ như thế nào trong các ý nghĩa của chiến tranh và hòa bình, kinh tế và thương mại, tư tưỏng và văn hóa?
Nói tóm lại, sống trong một thời đại Thế giới Hậu Hoa Kỳ sẽ có ý nghĩa như thế nào?

Tổng số lượt xem trang