Thứ Tư, 19 tháng 1, 2011

MỘT THẾ GIỚI HẬU HOA KỲ (THE POST-AMERICAN WORLD) 6- Sức Mạnh Hoa Kỳ

-MỘT THẾ GIỚI HẬU HOA KỲ (THE POST-AMERICAN WORLD)(Tiếp theo)

Sức Mạnh Hoa Kỳ
Kỳ 1

Vào ngày 22 tháng Sáu năm 1897, khoảng bốn trăm triệu người trên thế giới, nghĩa là một phần tư nhân loại, được nghỉ một ngày. Ngày đó là ngày Kỷ niệm lần thứ Sáu mươi ngày đăng quang của Nữ Hoàng Anh Victoria. Dịp Lễ Mừng Sáu Mươi năm đã kéo dài năm ngày trên biển và đất liền, nhưng đỉnh cao của buổi lễ là cuộc diễu hành và lễ tạ ơn vào ngày 22 tháng Sáu. Mười một vị thủ tướng các thuộc địa tự quản của Anh quốc đều cùng các hoàng thân, công chúa, các đại sứ và các phái đoàn từ mọi phần còn lại của thế giới đều tham dự. Một cuộc diễu binh của năm mươi nghìn quân nhân gồm các kỵ binh nhẹ Gia Nã Đại, lực lượng kỵ binh từ New South Wales, bộ binh súng trường từ Naples, đội quân lạc đà từ Bikaner, Gurkhas từ Nepal và nhiều binh chủng khác nữa. Đấy đúng là một niềm “Tự hào La mã” như một sử gia đã ghi lại.


Lễ Kỷ niệm Sáu mươi năm được đánh dấu bởi các thứ phô trương lòe loẹt trên khắp hang cùng ngõ hẻm của đế quốc này. James Morris đã viết lại rằng “Ở Hyderabad, cứ mười tội phạm thì có một người được thả tự do”. Ông viết ”Có tiệc lớn ở đại sảnh Rangoon, chiêu đãi ở cung điện của Sultan ở Zanibar, bắn súng chào ở Vịnh Table, một buổi khoản đãi vĩ đại ở Freetown, biểu diễn hợp xướng ở Happy Valley tại Hong Kong”. Tại Bagalore đã dựng tượng của nữ hoàng và ở Vishakapattnam có được một toà thị chính mới. Tại Singapore, một pho tượng của ngài Stamford Raffles được dựng nên giữa Padang và một đài nước phun được xây ngay giữa hoa viên công cộng ở Thượng Hải (dù không phải là một thuộc địa của Anh). Hàng chục ngàn học sinh tuần hành qua các đường phố Ottawa vẫy cờ Anh. Và nhiều, nhiều nữa…

Ở thủ đô Luân Đôn, cậu trai tám tuổi Arnold Toynbee, cỡi trên vai người bác của mình, háo hức nhìn đám rước. Toybee, người sau này trở nên một sử gia nổi tiếng nhất trong thời đại của mình, đã nhớ lại là việc ngắm nhìn đám rước ấy có cảm giác như thể mặt trời đã “đứng sững giữa chốn thiên đàng, như thể vầng thái dương đã từng đứng yên ở đấy theo lệnh Thiên Chúa”. “Tôi còn nhớ lại bầu không khí ấy”, ông viết, đó là cái không khí của “Thế đấy, chúng ta đang ở trên đỉnh cao của thế giới, và chúng ta đã đạt đến đỉnh điểm này để ở đấy mãi mãi. Dĩ nhiên, có một thứ gọi tên là lịch sử, nhưng đối với ai khác thì lịch sử là một điều gì không thích thú lắm. Còn chúng tôi lại thoải mái không phải lo gì về tất cả những thứ ấy, tôi tin chắc như thế”.

Thế nhưng, dĩ nhiên, lịch sử đã xảy ra với Anh Quốc. Câu hỏi cho một siêu quyền lực của thời đại chúng ta là, liệu bài học lịch sử có xảy đến với nước Mỹ hay không? Phải chăng điều ấy đã xảy ra? Không hề có phép suy diễn nào tương tự như nhau, nhưng Anh Quốc trong những ngày hoàng kim của mình là sự tương đồng nhất với vị trí của Hoa Kỳ từng đạt được trong thời hiện đại ngày nay. Khi chúng ta băn khoăn tự hỏi phải chăng và làm thế nào mà các sức mạnh của thay đổi sẽ ảnh hưởng đến nước Mỹ, thật đáng để lưu ý sâu sắc đến kinh nghiệm của Đại đế quốc Anh.

Có rất nhiều sự lập lại đương thời về tình trạng tiến thoái lưỡng nan của Anh Quốc. Nhưng vụ can thiệp quân sự gần đây của Hoa Kỳ vào Somalia, Afghanistan và Iraq đều tương đương với những can thiệp quân sự của Anh Quốc vào ba thập niên trước. Tình trạng tiến thoái lưỡng nan có tính căn bản chiến lược của việc trở nên một tay chơi toàn cầu thực sự trên vũ đài thế giới thật giống nhau một cách đáng ngạc nhiên. Nhưng cũng có những khác biệt căn bản giữa Anh Quốc khi ấy và Hoa Kỳ hiện nay. Ở Anh Quốc, khi đất nước này nỗ lực để duy trì vai trò siêu quyền lực của mình, thử thách lớn nhất là kinh tế chứ không phải chính trị. Còn đối với Hoa Kỳ là ngược lại.

Tầm với của Anh Quốc

Trong thế giới ngày nay, ngay cả việc tưởng tượng ra tầm vóc lớn lao của Đế quốc Anh cũng là một điều khó. Đất nước này, có tầm cao che phủ khoảng một phần tư đất đai, bao gồm một phần tư dân số của địa cầu. Mạng lưới thuộc địa, lãnh thổ, căn cứ quân sự và cửa biển của London trải dài khắp địa cầu, và đế quốc này được bảo vệ bởi Hải Quân Hoàng Gia, một lực lượng hải chiến vĩ đại nhất trong lịch sử. Trong dịp lễ Kỷ niệm Sáu mươi năm, 165 tàu chiến chở bốn mươi ngàn thủy thủ và ba ngàn súng ống được trưng bày ở Portsmouth - một lực lượng hải quân lớn chưa từng thấy. Trải qua một phần tư niên kỷ trước đó, đế quốc được nối liền bởi 170 ngàn dặm biển bởi dây cáp đại dương cùng 662 ngàn dặm cáp trên không và chôn ngầm dưới lòng đất. Các tàu bè của Anh Quốc đã từng hưởng được tiện ích của công cuộc khai triển được mạng lưới tuyền thông toàn cầu đầu tiên qua kỹ thuật điện báo. Đường hỏa xa và kênh đào (quan trọng nhất là kênh đào Suez) đã khắc đậm sâu khả năng giao tiếp của hệ thống. Thông qua tất cả những điều này, Đế Quốc Anh đã tạo nên hệ thống thị trường toàn cầu thực sự đầu tiên.

Người Mỹ thường nói về sức quyến rũ của nền văn hoá và các tư tưởng của mình nhưng “sức mạnh tinh thần” thực sự đã được khởi đi với Anh quốc trong thế kỷ thứ mười chín. Nhờ vào đế quốc của mình, tiếng Anh đã phát triển rộng rãi như một ngôn ngữ quốc tế, được dùng đến từ Caribbean đến Cairo, từ Cape Town đến Calcutta. Văn chương Anh trở nên quen thuộc ở mọi nơi chốn – Shakespear, Sherlock Holmes, Alice in the Wonderland, Tom Brown’s School days. Những câu chuyện và nhân vật Anh trở nên một phần hệ trọng trong văn hóa quốc tế hơn là của bất cứ đất nước nào khác.

Do đó, các giá trị Anh cũng thế. Sử gia Claudio Véliz đã vạch rõ rằng trong thế kỷ mười bảy, Anh Quốc và Tây Ban Nha, hai quyền lực đế quốc của thời đại, đã cùng nỗ lực xuất khẩu các tư tưởng và hiện thực của mình đến các thuộc địa Tây Phương. Tây Ban Nha muốn Công cuộc Chống Cải cách Tôn giáo (Counter-Reformation) được trở nên vững chắc ở Tân Thế Giới; Anh Quốc muốn chủ nghĩa Đa nguyên tôn giáo (religious plularism) và Tư bản được đâm chồi nẩy lộc. Kết quả là, các tư tưởng của Anh quốc đã chứng tỏ là được phổ biến hơn của Tây Ban Nha. Thực tế, các hình thái vận động và tham dự của các xã hội hiện đại đã thấm đẫm với những giá trị của đất nước kỹ nghệ đầu tiên của thế giới. Không ai có thể chối cãi rằng Anh Quốc đã là một nhà xuất khẩu thành công nhất về văn hóa của mình trong lịch sử nhân loại. Hiện nay chúng ta đang nói về Giấc Mơ Hoa Kỳ (American Dream), nhưng trước đây đã từng có một “lối sống Ăng Lê” - một lối sống đã từng được ngắm nhìn, thán phục và được bắt chước trên khắp thế giới. Thí dụ như, những ý tưởng về luật chơi công bằng, tinh thần thể thao và nghiệp dư được đề nghị từ Giáo sư Thomas Arnold, nhà giáo dục Anh nổi tiếng, hiệu trưởng trường Rugby (nơi hình thành tác phẩm Tom Brown’s School Days), đã ảnh hưởng sâu đậm đến tác giả người Pháp Baron de Courbertin - người đã tổ chức các cuộc thi Olympic hiện đại vào năm 1896. Nhà văn Ian Buruma đã diễn tả chính xác rằng Olympics chính là một thứ “hình trang đồng quê của người Anh”.

Không phải là tất cả, nhưng đa số những điều này từng được nhìn nhận hồi tháng Sáu năm 1897. Anh quốc đã khó có thể bị bỏ riêng ra trong sự so sánh giữa đế quốc của họ và La Mã. Tờ Le Figaro của Paris đã công bố rằng bản thân Rome đã “bằng, nếu không muốn nói là vượt qua được, các quyền lực cai trị và điều phối các quyền lợi của người dân ở Canada, Australia, India, vùng Atlantic và Địa Trung Hải”. Tờ Kreuz-Zeitung ở Berlin, vốn thường phản ánh quan điểm của giới ưu tú chống Anh Quốc, đã diễn tả đế quốc này như một sức mạnh “không thể tấn công được”. Ngang qua Atlantic, tờ The New York Times tràn trề bộc lộ rằng “Chúng ta là một phần, và là một phần vĩ đại, của Đế quốc Anh, vốn dường như đã mang sẵn số phần phải cai trị hành tinh này”.

Sự Suy sụp của Anh Quốc

Vị trí được tán dương của Anh Quốc thật đã mỏng manh hơn là vẻ bề ngoài của nó. Chỉ hai năm sau đợt lễ kỷ niệm sáu mươi năm, Anh Quốc dính vào cuộc chiến tranh Boer, một mối tranh chấp đã đánh dấu thời điểm bắt đầu suy sụp của quyền lực toàn cầu này, theo nhiều học giả đã đánh giá. London đã chắc rằng mình có thể dễ dàng thắng được cuộc chiến tranh này. Cuối cùng là, quân đội Anh đã vừa thắng được một trận tương tự chống lại những thầy tu Hồi giáo ở Sudan, dù đã bị đông hơn gấp hai. Trong trận Omdurman, chỉ trong 5 giờ giao tranh, Anh quốc đã gây thương tích đến 48 nghìn nhân mạng các thầy tu Hồi giáo mà chỉ tổn thất 48 binh sĩ về phần mình. Nhiều người ở Anh đã tưởng tượng rằng trận chiến với Boer sẽ còn dễ hơn như thế nữa. Nói cho cùng, như một đại biểu quốc hội đã mô tả, trận chiến với Boer chỉ là một loại “cả đế quốc Anh chống lại 30 ngàn nông dân”.

Về mặt ngoài, trận chiến là một cuộc chiến đấu vì những nguyên nhân cao cả: các quyền lợi của những người dân nói tiếng Anh của South Africa, vốn đang bị cư xử như công dân thứ hạng bởi Boers, những di dân cai trị gốc Đức, (Boer là từ ngữ tiếng Đức, tiếng Nam Phi cho từ “nông dân”). Nhưng cuộc chiến này đã không thoát khỏi sự chú ý của London rằng, sau khi khám phá ra mỏ vàng ở khu vực này vào năm 1886, Nam Phi đã sản xuất ra một phần tư lượng vàng cung cấp cho cả thế giới. Người Nam Phi đã tấn công phủ đầu trước và cuộc chiến đã mở màn vào năm 1899.

Mọi thứ đã diễn tiến tệ hại với Anh quốc ngay tự khởi đầu. Anh quốc có nhiều quân, vũ khí tốt và đã đưa vào chiến trường những tướng giỏi (gồm Lord Kitchener, người anh hùng của trận Omdurman). Nhưng phía Boers đã bảo vệ mình một cách nồng nhiệt. Am hiểu địa thế, có được sự ủng hộ của dân da trắng đồng thời áp dụng thành công được các chiến thuật du kích dựa vào tốc độ và sự lén lút. Năng lực phi thường của quân Anh không có ý nghĩa gì nhiều trên trận địa, và những vị chỉ huy Anh quốc đã dựa vào những chiến thuật dã man - đốt phá các làng mạc, lùa thường dân vào trong những khu trại tập trung (chiến thuật đầu tiên từng được áp dụng trên thế giới), chuyển thêm nhiều quân vào chiến trường. Kết quả là, Anh quốc có đến 450000 quân trong khu vực phía nam Phi châu, đánh lại một lực lượng phiến quân 45 ngàn người.

Phía Boers đã không thể cầm cự mãi mãi với quân Anh, thành ra họ đã đầu hàng vào năm 1902. Nhưng trong một ý nghĩa rộng lớn, Anh quốc đã thua cuộc. Mất 45 ngàn quân, chi tiêu nửa tỉ bảng Anh, phải dàn quân đến mức tối đa để chỉ khám phá ra sự bất lực quá lớn và thất bại trong nỗ lực tham chiến của mình. Hơn thế nữa, các chiến thuật tham chiến tàn nhẫn của họ đã tạo một hình ảnh đen tối trong cái nhìn của cả thế giới. Ở trong nước, tất cả những điều này đã tạo nên, hoặc đã phô bày ra, các chia rẽ trầm trọng về vai trò toàn cầu của Anh. Bên ngoài nước, tất cả các quyền lực lớn – Pháp, Đức, Hoa Kỳ - đều chống lại các hành vi của London. “Họ không có bạn nữa” nhà sử gia Lawrence James đã viết như thế về Anh quốc vào năm 1902.

Chuyển cảnh nhanh đến ngày nay. Một loại siêu quyền lực vô cùng mạnh mẽ khác, một quân đội bất khả đánh bại, thắng được cuộc chiến dễ dàng ở Afghanistan và đã tiếp tục trong một điều họ tưởng chắc là một cuộc chiến đơn giản tương tự khác, đó là cuộc chiến chống lại chế độ khép kín của Saddam Hussein ở Iraq. Kết quả là: một chiến thắng bước đầu bằng quân sự theo sau với một cuộc đấu tranh gian khổ, chứa chất đầy những ngớ ngẩn về chính trị, quân sự và đối diện với sự phản đối gay gắt trên trường quốc tế. Sự giống nhau là rõ ràng; Hoa Kỳ chính là Đế quốc Anh, cuộc chiến tranh ở Iraq là cuộc chiến tranh De Boer – và nhìn xa rộng ra, tương lai của Hoa Kỳ trông thật ảm đạm. Bất kể kết quả gì từ Iraq, các tổn thất thiệt hại đã là hết sức lớn lao. Hợp Chủng Quốc Hoa kỳ đã vươn xa quá tay, đã mất hướng, quân đội bị áp lực, hình ảnh của đất nước này đã bị ô uế. Những quốc gia ngỗ ngáo như Iran và Venezuela cùng những quốc gia lớn như Nga và Trung Quốc đang tận dụng sự vô ý và vận rủi của Hoa kỳ. Bản nhạc đế quốc suy tàn quen thuộc lại tự xướng lên một lần nữa. Lịch sử lại đang tái diễn.

Tuy nhiên, bất kể sự tương tự ra sao, các trường hợp cụ thể là hoàn toàn không như nhau. Anh quốc là một siêu quyền lực lạ thường. Các sử gia đã từng viết hàng trăm cuốn sách để lý giải làm thế nào mà London đã có thể theo đuổi một số chính sách ngoại giao để thay đổi được vận mạng của mình. Một số sử gia cho rằng chỉ cần London tránh khỏi được cuộc chiến tranh Boer. Một số khác cho rằng phải chi họ tránh xa Phi Châu ra. Niall Ferguson giải thích một cách khiêu khích rằng, nếu Anh Quốc đứng bên ngoài Đệ Nhất thế chiến (và có lẽ cũng sẽ chẳng có một cuộc thế chiến nếu như Anh quốc không dự phần), họ đã có thể duy trì được vị trí quyền lực vĩ đại của mình. Có một số sự thật bên trong lối lý giải này (Đệ nhất Thế chiến thực đã làm Anh quốc khánh tận), nhưng để đặt vào đúng thứ tự một cách chính trị, thật đáng phải nhìn vào lịch sử từ một góc độ khác. Đế chế bao la hùng vĩ của Anh quốc là sản phẩm của những trường hợp độc đáo. Niềm băn khoăn không phải là làm sao mà Anh quốc suy tàn mà chính là làm thế nào mà Anh quốc đã thống trị được dài lâu như họ đã từng. Hiểu được Anh Quốc đã chơi nước bài gì - nước bài đã trở nên suy nhược dần theo thời gian - sẽ giúp làm rõ được con đường trước mặt của Mỹ Quốc.

(Còn tiếp)

i. Theo Pax Britannica: Climax of an Empire của James Morris (New York: Harcourt Brace, 1980)
ii. Trích từ "An Edwardian Warning: The Unraveling of a Colosus của Karl Meyer, World Policy Journal 17, no. 4 (Winter 2000/2001) tr 47-57.
iii. Theo Empire:The Rise and Demise of the British World Order and the Lessons for Global Power của Niall Ferguson (New York: Basic Books, 2002), 268.
iv. Theo The Rise and the Fall of the British Empire của Lawrence James (New York: St. martin's Press, 1966) tr. 212
v. Theo Paul Kenedy "Why did the British Empire last so long ?" trong Strategy and Diplomacy, 1870 - 1945: Eight Studies (London:Allen & Unwin, 1984), tr. 197-218.



(Tiếp theo)

Sức Mạnh Hoa Kỳ

Kỳ 2

Cuộc vươn dậy Lạ thường của Sức mạnh Anh Quốc

Anh Quốc từng là một đất nước giàu có từ hàng nhiều thế kỷ (và từng là một quyền lực vĩ đại hầu như trong suốt thời gian đó), nhưng chỉ là một siêu quyền lực về kinh tế chỉ trong hơn một thế hệ. Chúng ta thường lầm lẫn trong việc xác định thời cực thịnh của Anh Quốc bằng những biến cố lớn lao của thời đế chế, chẳng hạn như cuộc Lễ mừng Sáu Mươi Năm, vốn khi ấy được xem như một dấu ấn của quyền lực. Thực ra, tính đến năm 1897, những năm tháng huy hoàng nhất của Anh Quốc đã ở trong quá khứ. Thời cực thịnh của Anh Quốc là một thế hệ trước đó, từ năm 1845 đến 1870. Khi ấy, Anh Quốc làm nên hơn 30 phần trăm GDP toàn cầu. Tiêu thụ năng lượng của Anh là năm lần lớn hơn Hoa Kỳ và 155 lần hơn Nga. Anh Quốc tiêu biểu cho một phần năm giao thương của cả thế giới và hai phần năm của các loại giao thương về kỹ nghệ. Và đã đạt được tất cả những thành quả này chỉ với một dân số bằng 2 phần trăm dân số thế giới.


Vào năm 1820, khi dân số và nông nghiệp là yếu tố quyết định của GDP, nền kinh tế của Pháp đã lớn hơn của Anh Quốc. Vào cuối những năm 1870, Hoa Kỳ từng ngang bằng với Anh Quốc trong hầu hết các tính toán về kỹ nghệ và thực sự đã vượt qua Anh Quốc vào đầu những năm 1880, khi Đức đuổi kịp vào mười lăm năm sau. Vào lúc Đệ Nhất thế chiến, kinh tế Hoa Kỳ gấp hai lần Anh Quốc, Pháp và Nga cũng lớn hơn. Vào năm 1860, Anh Quốc sản xuất ra 53 phần trăm sắt thép của cả thế giới (đó là một chỉ dấu của sự vững mạnh siêu hạng về kỹ nghệ trong thời gian ấy); đến năm 1914, đất nước này làm ra ít hơn 10 phần trăm.

Dĩ nhiên, có nhiều cách để đo lường sức mạnh. Về chính trị, London vẫn là thủ đô của cả thế giới trong thời Đệ Nhất thế chiến. Xuyên qua địa cầu, vượt khỏi Âu châu, mệnh lệnh của London là không thể so sánh và hầu như không thể chống lại được. Anh Quốc đã đạt được một đế chế trong một giai đoạn trước cả thời khởi đầu của chủ nghĩa quốc gia, do đó đã có ít trở ngại trong việc duy trì và kiểm soát những khu vực xa xôi. Sức mạnh trên biển của họ là vô địch trong suốt hơn một thế kỷ. Đất nước này cũng từng chứng tỏ rất giỏi về nghệ thuật đế chế.
Kết quả là, Anh quốc vẫn thống trị về ngân hàng, vận chuyển, bảo hiểm và các đầu tư. London vẫn là một trung tâm của tài chính thế giới và đồng bảng Anh vẫn còn là đồng tiền dự trữ của thế giới. Ngay cả vào năm 1914, Anh Quốc vẫn đầu tư vốn tư bản ra bên ngoài gấp hai lần hơn Pháp, đối thủ ngang ngửa mình và năm lần hơn Hoa Kỳ. Chính kết quả của các đầu tư này và các loại “giao thương không nhìn thấy” đã che khuất sự suy tàn của Anh Quốc trong một số phương diện.

Tuy nhiên, thực tế là kinh tế của Anh Quốc đã đi xuống. Vào những ngày tháng đó, cơ xưởng kỹ nghệ vẫn tiêu biểu cho phần lớn kinh tế của một quốc gia và các hàng hoá mà Anh Quốc sản xuất ra lại tiêu biểu cho quá khứ hơn là tương lai. Năm 1907, họ sản xuất ra một số lượng xe đạp gấp bốn lần hơn Hoa Kỳ, nhưng Hoa Kỳ làm ra số lượng xe ô tô nhiều hơn họ gấp mười hai lần. Trong kỹ nghệ hóa học, trong sản xuất các thiết bị khoa học và các lãnh vực khác, khoảng cách biệt cũng thấy rõ. Chiều hướng tổng thể rõ ràng là: Mức phát triển của Anh Quốc đã tụt giảm từ 2.6 phần trăm trong những ngày cực thịnh của mình xuống 1.9 phần trăm từ năm 1885 trở đi và còn tiếp tục suy giảm. Trong khi đó, Hoa Kỳ và Đức tăng trưởng ở mức khoảng 5 phần trăm. Từng là một mũi nhọn trong cuộc cách mạng kỹ nghệ lần thứ nhất, Anh Quốc đã kém tài trí hơn trong cuộc cách mạng lần thứ hai.

Các học giả đã từng tranh luận về nguyên nhân sự suy tàn của Anh Quốc ngay từ khi cuộc tụt dốc bắt đầu. Một số tập chú vào địa lý chính trị, một số khác vào các yếu tố kinh tế như sự đầu tư kém vào các máy móc và cơ xưởng mới, các quan hệ nhân công tồi và sự thiếu hụt các kỹ năng về tiếp thị. Chủ nghĩa tư bản Anh Quốc trở nên cứng nhắc và lỗi thời. Kỹ nghệ của Anh Quốc đã được hình thành chỉ ở tầm mức như những hãng xưởng nghèo nàn với các tay nghề thủ công hơn là các nhà máy lớn được tổ chức theo lối kỹ nghệ hóa tiên tiến đang bung lên ở các nước Đức và Hoa Kỳ. Lại còn có những dấu hiệu của các vấn nạn về văn hóa nữa. Một nước Anh giàu có đã đánh mất đi những tập trung của mình vào một nền giáo dục thực tiễn. Khoa học và địa dư lệ thuộc vào văn chương và triết lý. Xã hội Anh vẫn duy trì một lối phân chia kiểu phong kiến, được mang lại từ tầng lớp quý tộc chủ đất. Giới ưu tú này khinh thị khoa học và kỹ nghệ quá sức đến mức các doanh nhân thành công còn tự làm cho mình trở nên các loại quý tộc giả mạo, với các loại nhà cửa kiểu thôn dã và ngựa, đồng thời còn che đi tất cả các dấu tích nguồn gốc của tiền bạc. Thay vì học ngành hóa học hay kỹ nghệ điện, con cái họ lại bỏ ra bao ngày tháng ở Oxbridge để nhai văn chương, lịch sử cổ đại La mã và Hy Lạp.

Có lẽ là không một điều thất bại nào trong những điều trên là thực sự nghiêm trọng. Paul Kennedy đã vạch ra rằng sự thống trị của Anh Quốc trong thế kỷ thứ mười chín là sản phẩm của hàng loạt những trường hợp hết sức bất thường. Danh sách các sức mạnh sẵn có của họ - địa dư, dân số, tài nguyên – đã hợp lý để trông đợi một tăng trưởng từ 3 đến 4 phần trăm GDP của toàn cầu, nhưng phần chia của họ đã tăng lên đến 10 lần hơn con số ấy. Khi những tình huống khác thường ấy giảm nhẹ đi – khi các các nước phương Tây vướng vào công cuộc kỹ nghệ hóa, khi Đức thống nhất, khi Hoa Kỳ giải quyết được mối phân rẽ phía nam của mình – Anh Quốc bắt đầu đi xuống. Nhà lập pháp Anh Leo Amery nhìn thấy rõ điều này từ năm 1905. “Làm sao đảo quốc nhỏ này có thể giữ được dài lâu trong cuộc cạnh tranh với những nước đang nhanh chóng trở nên một loại đế chế như các nước lớn và giàu có Hoa Kỳ và Đức?” Ông đã từng đặt câu hỏi. “Làm sao mà chúng ta với bốn mươi triệu dân có thể đọ sức với một quốc gia lớn gần gấp hai chúng ta?”. Đó cũng là câu hỏi mà hiện nay nhiều người đang đặt ra về Hoa Kỳ trước sự đi lên của Trung Quốc.

Chính trị giỏi, Kinh tế tồi

Anh Quốc đã lèo lái để duy trì vị trí như một quyền lực hàng đầu thế giới trong nhiều thập niên sau khi họ mất đi thống trị về kinh tế, nhờ vào một phối hợp của ngoại giao tài giỏi và dự phóng chiến lược khôn khéo. Trước đây, khi nhìn thấy cân bằng quyền lực dịch chuyển, London đã thi hành một quyết định quan yếu khiến đã gia hạn được ảnh hưởng của mình thêm được nhiều thập niên: họ đã chọn hòa hợp chính mình vào sự vươn dậy của Hoa Kỳ thay vì thử thách lại. Trong nhiều thập niên sau 1880, qua hết sự kiện này đến sự kiện khác, London đã nhượng bộ với sự tăng trưởng và quyết đoán của Washington. Thật không dễ dàng cho London để nhường sự kiểm soát cho một thuộc địa cũ của mình, một quốc gia từng đánh nhau qua hai cuộc chiến tranh (cuộc chiến tranh năm 1812 và cuộc Chiến tranh Cách mạng), một quốc gia từng ủng hộ những người ly khai trong cuộc chiến tranh Dân sự thời gian đó. Thế mà, Anh Quốc dứt khoát nhượng lại Bán cầu Tây phương cho nước thuộc địa cũ của mình, bất kể đến chính quyền lợi của riêng mình ở đấy.

Đó là một nước cờ tuyệt vời có tính chiến lược. Nếu như, giữa tất cả những mục tiêu khác của mình, Anh Quốc từng kháng cự lại sự vươn dậy của Hoa Kỳ, chắc Anh Quốc đã kiệt sức. Trong tất cả những nhầm lẫn của họ qua nửa thế kỷ sau, chiến lược của London về Hoa Kỳ - một chiến lược từng được chấp hành bởi tất cả chính phủ Anh kể từ những năm 1880 - mang ý nghĩa rằng Anh Quốc sẽ tập chú vào các mặt trận quan trọng khác. Kết quả là, Anh Quốc vẫn còn làm chủ được mặt biển, kiểm soát được những đường hàng hải và các tuyến lưu thông với "năm khu vực trọng yếu" được cho là có thể khóa chặt cả thế giới - Singapore, Cape của Africa, Alexandria, Gibraltar và Dover.

Anh Quốc duy trì được sự kiểm soát trong đế chế của mình và ảnh hưởng đến quốc tế mà không bị nhiều chống đối trong nhiều thập niên. Sau Đệ nhất Thế chiến, Anh Quốc tiếp quản được hơn 1.8 triệu dặm vuông đất đai và 13 triệu thần dân mới, chủ yếu trong vùng Trung Đông. Tuy nhiên, khoảng cách giữa vai trò chính trị và năng lực kinh tế vẫn nở lớn. Dù đế chế vẫn gặt hái được lợi nhuận từ ban đầu nhưng đến thế kỷ hai mươi đã có một sự mất mát lớn trong ngân quỹ của Anh Quốc. Kinh tế Anh Quốc choáng váng. Đệ Nhất Thế chiến hao tốn hơn 40 tỉ, và Anh Quốc, từng là một chủ nợ lớn nhất thế giới, sau đó đã phải mang nợ lên đến 136 phần trăm tổng số sản lượng nội địa. Sự gia tăng gấp mười lần trong mức nợ chính phủ có nghĩa là vào giữa những năm 1920, chỉ riêng khoản trả nợ tiền lời đã ăn vào nửa ngân sách của chính phủ. Anh Quốc đã từng muốn duy trì quân đội và sau trận thế chiến, muốn mua lại hạm đội của Đức với giá rẻ đồng thời lại vẫn duy trì được địa vị của mình là một quyền lực hàng hải hàng đầu. Nhưng vào năm 1936, chi tiêu quốc phòng của Đức đã cao hơn Anh Quốc gấp ba lần. Cùng năm đó, Ý xâm lăng Abyssinia, Mussolini cũng đã điều một lực lượng năm mươi ngàn quân vào Lybia - mười lần đông hơn quân Anh đang canh giữ vùng kênh Suez. Chính vì những tình huống này - cộng với ký ức về một trận thế chiến vừa qua khiến hơn bảy trăm ngàn thanh niên Anh chết - đã dẫn đến việc chính phủ Anh của những năm 1930 phải đối diện với chủ nghĩa phát xít, để phải đi đến các lối suy nghĩ hy vọng và nhượng bộ với sự đối đầu.

Các quan ngại về tài chính hiện giờ chi phối đến chiến lược. Quyết định biến Singapore trở thành một "căn cứ hải quân vĩ đại" là một mô phỏng tuyệt vời cho tình huống này. Anh Quốc đã nhìn thấy vùng "Gibralta phương Đông" này như một trở ngại chiến lược giữa Ấn Độ dương và Thái Bình dương khiến ngăn cản các di chuyển về phương Tây của Nhật Bản. (Anh Quốc có được sự lựa chọn duy trì tình trạng đồng minh với Tokyo - thuận lợi hơn - nhưng Hoa Kỳ và Úc đã chống lại). Chiến lược là hợp lý. Tuy nhiên, tài chính bấp bênh của Anh đã không có đủ ngân sách để thực hiện. Khu vực sửa chữa đóng tàu quá nhỏ cho một đội tàu nên có thể được đảm trách bởi người Nhật. Năm 1942, khi Nhật tấn công, Singapore thất thủ chỉ trong một tuần lễ.

Đệ nhị thế chiến chính là những cái đinh cuối cùng đóng vào cỗ quan tài của sức mạnh kinh tế Anh Quốc. (Vào năm 1945, GDP của Hoa Kỳ cao hơn Anh Quốc mười lần). Tuy nhiên, dù là như thế, Anh Quốc vẫn còn một ảnh hưởng đáng kể, một phần nhờ vào tham vọng và năng lực phi thường của Winston Churchill. Khi ta cân nhắc đến việc Hoa Kỳ đã phải chi trả gần như tất cả các tổn hại của phe Đồng minh và Nga chịu hầu hết mát mát về nhân mạng, phải cần đến một ý chí hết sức cao cường để giữ cho Anh Quốc ở lại trong hàng ba cường quốc quyết định số phận của cả thế giới sau chiến tranh. Bức ảnh chụp Roosevelt, Stalin và Churchill ở hội nghị Alta vào tháng Hai năm 1945 là một điều gì có tính đánh lạc hướng. Thực không hề có "Tam Cường" tại Yalta. Chỉ có "Nhị Cường" cộng với một chính khách vô cùng thông minh đã giữ được mình và đất nước của mình ở trong cuộc chơi, để Anh Quốc duy trì tốt đẹp được nhiều yếu tố của một quyền lực vĩ đại vào đến cuối thế kỷ thứ hai mươi.

Dĩ nhiên là điều ấy phải trả bằng một cái giá. Để thu hồi món nợ của mình từ London, Hoa Kỳ đã tiếp quản được hàng chục căn cứ của Anh ở Caribbean, Canada, Ấn Độ dương và Thái Bình dương. "Đế chế Anh đã trao lại cho ông chủ tiệm cầm đồ Hoa Kỳ - niềm hy vọng duy nhất của chúng ta", một đại biểu quốc hội đã từng tuyên bố như thế. Nhà kinh tế học John Maynard Keynes là người giận dữ nhất, đã mô tả Đạo Luật Thuê-Vay (Lend-Lease act) là một cố gắng nhằm "móc mắt của đế chế Anh". Những nhà quan sát bình tĩnh hơn đã nhìn điều này như một điều không tránh khỏi. Arnold Toynbee, một sử gia nổi tiếng khi ấy, đã an ủi người Anh rằng "cánh tay của Hoa Kỳ sẽ nhẹ nhàng hơn nhiều so với Nga, Đức, Nhật, những nước mà tôi cho rằng sẽ là các chọn lựa khác".

Điểm cơ bản chính là Anh Quốc đã làm hỏng quyền lực toàn cầu vĩ đại của mình không phải vì chính trị mà chính là vì kinh tế tồi. Đất nước này đã có một ảnh hưởng lớn lao trên toàn cầu nhưng nền kinh tế suy yếu tự cấu trúc. Và đất nước này đã làm cho sự thể trở nên tồi tệ hơn từ các sửa chữa kém cỏi - cứ liên tục theo đuổi rồi lại buông bỏ về những tiêu chuẩn vàng (gold standards), áp dụng các loại thuế hoàng gia, tăng mãi các món nợ chiến tranh to lớn. Sau Đệ nhị Thế Chiến, Anh Quốc đã theo đuổi một chương trình kinh tế có tính xã hội chủ nghĩa, chương trình Beveridge, vốn quốc hữu hoá và quản lý chặt chẽ phần lớn các bộ phận kinh tế. Điều này có lẽ cũng dễ hiểu như là một phản ứng với tình hình tơi tả của đất nước, nhưng vào những năm 1960 và 1970 chương trình này đã khiến Anh Quốc đi đến tình trạng đình trệ - mãi đến khi Margaret Thatcher đã giúp đưa nền kinh tế Anh trở lại vào những năm 1980.

Bất chấp sự suy sụp suốt bảy năm trong khu vực kinh tế liên quan của mình, London vẫn tham dự được bàn tay yếu ớt của mình với sự khôn khéo chính trị đầy ấn tượng. Lịch sử của đất nước này mang lại các bài học quan trọng cho Hoa Kỳ.


i. Những sự thực về tình hình kinh tế của Anh Quốc phần lớn có từ Paul Kenedy, The Rise and Fall of Great
Powers (New York, Random House, 1987), tr. 151-200. Madison and Barnett (xem dưới đây) cũng là các nguồn hữu ích.


ii. Lý thuyết về sự suy thoái này của Anh Quốc được trình bày rõ ràng chi tiết trong The Collapse of British Power của Correlli Barnett (Gloucestershire: Sutton Publishing, 1997).


iii. Theo Niall Fegurson trong The Pity of War (New York, Penguin Books, 1998).


iv. Theo The Rise and Fall of Great Power của Kennedy.


v. Theo Rise and Fall of the British Empire của James.



Sức Mạnh Hoa Kỳ

Kỳ 3 (Tiếp theo)

Thời kỳ dài lâu của Hoa Kỳ

Tuy nhiên, thật quan yếu để ghi nhận rằng yếu tố quan trọng cho sự suy tàn của Anh Quốc - sự suy thoái không thể đảo ngược được về kinh tế - không thực sự áp dụng được vào Hoa Kỳ ngày nay. Tình trạng vô địch về kinh tế của Anh Quốc tồn tại trong vài thập niên. Nền kinh tế vô song của Hoa Kỳ đã kéo dài hơn 130 năm. Kinh tế Hoa Kỳ từng là nền kinh tế lớn nhất thế giới từ giữa những năm 1880 và vẫn tồn tại đến ngày nay. Trong thực tế, Hoa Kỳ đã liên tục giữ một phần chia GDP của toàn cầu từ thời gian ấy. Với một ngoại lệ ngắn của thời cuối những năm 1940 và 1950 – khi tất cả các phần còn lại của thế giới kỹ nghệ hóa đã bị hủy diệt, phần chia của Hoa Kỳ còn tăng đến 50 phần trăm ! – Hoa Kỳ được tính là một phần tư đầu ra của cả thế giới trong cả thế kỷ (32 phần trăm vào năm 1913, 26 phần trăm vào năm 1960, 22 phần trăm vào năm 1980, 27 phần trăm vào năm 2000 và 26 phần trăm vào năm 2007). Có thể suy giảm nhưng không đáng kể lắm trong hai thập niên tới. Vào năm 2005, hầu hết các ước tính đều cho rằng kinh tế Hoa Kỳ vẫn lớn gấp đôi kinh tế Trung Quốc trong khuôn khổ của GDP danh nghĩa (nominal GDP),(mặc dù trong các ý nghĩa về lực khuyến mãi, khoảng cách còn nhỏ hẹp hơn).


Khác biệt này giữa Hoa Kỳ và Anh Quốc có thể được nhìn thấy trong gánh nặng ngân sách quốc phòng của họ. Nước Anh cai quản biển cả chứ không bao giờ cai quản đất đai được. Quân đội Anh Quốc từng là một quân đội nhỏ nhưng có hiệu quả, như thủ tướng Đức Otto von Bismark từng phán rằng, nếu như quân Anh dám xâm lăng Đức, ông chỉ cần giao cho cảnh sát bắt giữ. Trong khi đó, lợi thế của Anh Quốc trên mặt biển - có trọng tải lớn hơn hải quân của hai nước lớn kế tiếp gom lại - đã có được với những phí tổn hết sức tổn hại đến ngân quỹ. Ngược lại, quân đội Hoa Kỳ, thống lĩnh trên tất cả mọi phương diện – mặt đất, trên không, trên biển và không gian - và đã chi phí bằng hơn ngân sách của mười bốn nước kế đó cộng lại, tính ra bằng gần 50 phần trăm chi tiêu quốc phòng của cả toàn cầu. Một số người còn cho rằng tính toán ấy vẫn đánh giá thấp quân đội Hoa kỳ vốn đang dẫn đầu cả thế giới còn lại, bởi vì tính toán ấy chưa có phần của chiều kích khoa học và nền công nghệ Hoa Kỳ. Hợp chủng quốc Hoa Kỳ chi nhiều hơn tất cả thế giới cộng lại về nghiên cứu và phát triển quốc phòng. Và, quan trọng hơn nữa, Hoa Kỳ thực hiện được tất cả những điều này mà không hề phải bị nhẵn túi. Chi tiêu quốc phòng tính theo phần trăm GDP hiện nay là 4.1 phần trăm, thấp hơn là trong suốt thời chiến tranh lạnh. (Dưới thời Eisenhower, con số này tăng đến 10 phần trăm của GDP). Bí ẩn ở đây chính là mẫu thức. Khi GDP Hoa Kỳ tăng trưỏng lớn dần, lớn dần lên, các chi phí vốn từng là sự nặng nề đã trở nên khả thi. Cuộc chiến tranh ở Iraq có thể là một nỗ lực hay một thảm kịch là tuỳ vào góc nhìn của quý bạn. Tuy nhiên, dù là gì đi nữa, cuộc chiến ấy không hề làm Hoa Kỳ khánh tận. Cuộc chiến đã từng là một sự hao tốn, nhưng cái giá cho cả Iraq và Afghanistan - 125 tỉ một năm - chỉ tiêu biểu cho ít hơn 1 phần trăm GDP, so sánh với cuộc chiến tranh Việt Nam, tốn 1.6 phần trăm GDP của Hoa Kỳ và nhiều hơn hàng chục ngàn sinh mạng quân nhân.

Sức mạnh quân sự Hoa Kỳ không phải là nguyên nhân cho sức mạnh của họ mà chính là hậu quả. Nhiên liệu của sức mạnh đó chính là nền tảng kinh tế và công nghệ của Hoa Kỳ, vốn vẫn còn rất mạnh mẽ. Hoa Kỳ có đối đầu với các thử thách lớn hơn, sâu sắc hơn và rộng khắp hơn là đất nước này đã từng đối diện trong lịch sử của mình, và sự nổi dậy của phần thế giới còn lại thực sẽ có nghĩa là Hoa Kỳ sẽ phải mất đi một số phần chia GDP toàn cầu. Nhưng tiến trình đó sẽ hoàn toàn không giống như suy sụp của Anh Quốc trong thế kỷ thứ hai mươi, khi đất nước này mất đi khả năng dẫn đạo trong sáng kiến, năng lực và tinh thần doanh nghiệp. Chừng nào còn nắm được và điều chỉnh được với các thử thách đang đối diện với mình, Mỹ sẽ vẫn tồn tại như một nền kinh tế quan trọng, sinh động ngay tại tuyến đầu của cuộc cách mạng kế tiếp về khoa học, công nghệ và kỹ thuật.


Tương lai là Ở đây

Khi tìm cách giải thích nước Mỹ sẽ làm ăn ra sao trong một thế giới mới, đôi khi tôi nói rằng "Cứ nhìn chung quanh". Tương lai đang ở ngay đây. Trong hai mươi năm qua, nền toàn cầu hóa đã trở nên sâu xa và rộng khắp. Nhiều quốc gia đang làm ra hàng hóa, công nghệ truyền thông đã giúp làm sân chơi trở nên trơn tru, vốn đầu tư đã di chuyển tự do được qua khắp thế giới. Và Hoa Kỳ đã hưởng được mối lợi lớn lao từ những khuynh hướng này. Kinh tế của Hoa Kỳ đã tiếp nhận được hàng trăm tỉ đô la đầu tư – việc hiếm có cho một quốc gia có nhiều vốn đầu tư của chính mình. Các công ty của họ đã đi vào kỹ nghệ và các quốc gia khác với thành công rất lớn, sử dụng công nghệ và quy trình mới, tất cả để thúc đẩy để tận cùng. Bất chấp hai thập niên đồng Mỹ kim quá đắt đỏ, xuất khẩu của Hoa Kỳ vẫn giữ được vị trí của mình.

Kết quả cuối cùng, tăng trưởng GDP đã ở mức trung bình là hơn 3 phần trăm trong suốt hai mươi lăm năm, rõ ràng cao hơn so với Âu châu (Nhật Bản là 2.3 phần trăm trong cùng thời gian ấy). Tăng trưởng năng xuất, thần dược của kinh tế hiện đại, đã là hơn 2.3 phần trăm trong hơn một thập niên cho đến nay, lại cũng là 1 phần trăm cao hơn so với mức tăng trưởng bình quân của Âu châu. Hoa Kỳ hiện được Diễn đàn Kinh tế Thế giới xếp hạng là nền kinh tế cạnh tranh nhất thế giới. Xếp hạng này đã từng đánh giá như thế hàng năm kể từ 1979, và vị trí của Hoa Kỳ đã từng ổn định, đôi khi có suy giảm một chút trong những năm gần đây so với các nước nhỏ ở Âu châu như Thụy điển, Đan Mạch và Phần Lan (những nước mà tổng dân số chỉ vào khoảng hai mươi triệu, nhỏ hơn dân số bang Texas). Quỹ đạo tăng trưởng siêu việt của Hoa Kỳ có thể đã đuối dần và có lẽ tăng trưởng của họ sẽ trở nên “bình thường” hơn đối với một nước kỹ thuật tiến bộ cho những năm sắp tới. Nhưng điểm chung chính là, Mỹ là một nền kinh tế năng động cao ở các đỉnh cao, dù kích cỡ quá khổ của họ.

Hãy nhìn vào các kỹ nghệ cho ngày mai. Công nghệ nano (nanotechnology)- một ngành khoa học ứng dụng hướng đến việc kiểm soát vật chất ở quy mô nguyên tử hoặc phân tử - đang được xem như sẽ đưa đến các thành quả mang tính đột phá trong năm mươi năm tới. Tôi được biết rằng, vào một thời điểm nào đó trong tương lai, chính các hộ gia đình sẽ tạo nên các sản phẩm từ nguyên liệu thô, và thương mại chỉ đơn giản thực hiện những công thức để biến các nguyên tử thành ra hàng hoá. Cho dù đây chỉ là một sự tiên đoán cường điệu, nhưng điều đáng nhận thấy chính là bằng mọi đánh giá có thể tưởng tượng ra được, Hoa Kỳ đang thống lĩnh khu vực công nghệ nano này. Hoa Kỳ có nhiều trung tâm chuyên biệt về nano hơn ba nước kế đó (Đức, Anh và Trung Quốc) cộng lại, và nhiều trung tâm này tập chú vào những chủ đích rõ ràng với các ứng dụng có giá trị tiếp thị và các khả năng thực tiễn rất cao - như Emory-Georgia Tech Nanotechnology Center fot Personalized and Predictive Oncology. Ở mức giá trao đổi trên thị trường, tài trợ công nghệ nano của chính phủ Hoa Kỳ gấp hai lần so với nước cạnh tranh đứng sau mình là Nhật bản. Và trong khi Nhật, Trung Quốc và Đức đóng góp một phần khá lớn các bài viết nghiên cứu trong ngành khoa học nano cùng các chủ đề về kỹ thuật, Hoa Kỳ lại phát hành nhiều bằng sáng chế về công nghệ nano hơn tất cả các nước khác trên thế giới gộp lại, nêu bật sức mạnh khác thường của Hoa Kỳ trong việc biến một lý thuyết trừu tượng thành các sản phẩm thực dụng.

Hãng Lux, dẫn đạo bởi Gs. Michael Holman, đã xây dựng một ma trận (matrix) để đánh giá tính cạnh tranh tổng thể của công nghệ nano. Bản phân tích của họ không chỉ về hoạt động trong công nghệ nano mà còn về khả năng "tạo được sự tăng trưởng từ việc ứng dụng sáng kiến khoa học". Bản phân tích này tìm thấy rằng một số quốc gia chi tiêu nhiều trong công cuộc khảo cứu không thể biến nền khoa học của họ thành công việc giao thương được. Các quốc gia "tháp Ngà" này có các ngân sách khảo cứu thật ấn tượng, các bài viết và ngay cả các bằng sáng chế nhưng vì nguyên nhân sao đó đã không xoay sở để chuyển đổi những thành quả này thành các khái niệm và hàng hoá thị trường được. Trung Quốc, Pháp và ngay cả Anh Quốc đều nằm trong danh sách này. Tuyệt đối 85 phần trăm trị giá các đầu tư về công nghệ nano đã đổ về Hoa Kỳ.

Công nghệ Sinh học - một phạm vi rộng mô tả việc sử dụng các hệ thống sinh học để làm ra các sản phẩm về y khoa, nông nghiệp và kỹ nghệ - đã là một ngành kỹ thuật bạc tỉ. Ngành công nghệ này, cũng đang bị thống trị bởi Hoa Kỳ. Hơn 3.3 tỉ tiền vốn đầu tư đổ vào các công ty kỹ nghệ sinh học của Mỹ trong năm 2005, trong khi đó các công ty ở Âu châu chỉ nhận được một nửa số ấy. Cổ phần theo sau đó (nghĩa là sau-IPO [Initial Public Offering - Cổ phần Phát hành ra công chúng lần đầu]) ở Hoa Kỳ trị giá bảy lần cao hơn ở Âu châu. Và trong khi IPO của Âu châu thu hút nhiều tiền mặt hơn vào năm 2005, hoạt động IPO dễ thay đổi - vào năm 2004, giá trị IPO của Mỹ cao hơn Âu châu đến bốn lần. Với công nghệ nano, các công ty Mỹ biến ý tưởng thành ra các sản phẩm bán được và sinh lời cao. Lợi tức từ công nghệ sinh học Mỹ lên đến 50 tỉ trong năm 2005, năm lần cao hơn Âu châu và tiêu biểu cho 76 phần trăm lợi tức của cả toàn cầu.
Dĩ nhiên, cơ xưởng nhà máy, từng rời bỏ nước Mỹ, di chuyển đến các nước đang phát triển và đã biến Mỹ trở nên một nền kinh tế dịch vụ. Điều này khiến nhiều người ở Âu châu và Mỹ lo sợ, những người băn khoăn tự hỏi đất nước của mình sẽ hưởng được gì nếu mọi thứ đều “sản xuất ở Trung Quốc”. Nhưng nền sản xuất Á Châu phải được nhìn trong một khung cảnh của một nền kinh tế toàn cầu, trong đó các nước như Trung Quốc đã từng trở nên một phần quan trọng của mạng lưới cung cấp- nhưng vẫn chỉ là một phần.

James Fallows, cây bút của tờ Atlantic Monthly đã bỏ ra một năm trời ở Trung Quốc để quan sát kỹ các nhà máy chết người ấy và ông đã mang lại một giải thích thuyết phục - một giải thích được giới thương nhân Trung Quốc hiểu rõ - về việc làm thế nào mà sự di chuyển sản xuất ra bên ngoài (outsourcing) đã làm gia tăng tính cạnh tranh của Hoa Kỳ. Hầu hết người Mỹ, ngay cả giới thông thạo về quản trị, chưa hề nghe qua về “đường cong nụ cười”. Nhưng các nhà máy cơ xưởng Trung Quốc biết rất rõ. Đặt tên cho một nụ cười hình uốn cong trong một họa hình đơn giản của những năm 1970 của một khuôn mặt cười tươi J, đường cong này biểu thị sự phát triển của một sản phẩm, từ khái niệm đến bán hàng. Từ góc cao bên trái của đường cong nụ cười là sự khởi đầu của một khái niệm và và thiết kế kỹ thuật ở giai tầng cao - sản phẩm này sẽ hoạt động và có hình dáng ra sao. Xuống dần theo đường cong là chi tiết bản vẽ kỹ thuật. Phần thấp nhất của nụ cười cong là quy trình sản xuất, lắp ráp, đóng gói vận chuyển. Đi cao dần lên sang phía bên phải là quy trình phân phối, tiếp thị, bán lẻ, hợp đồng dịch vụ và buôn bán các loại phụ kiện, phụ tùng. Fallows đã quan sát thấy quy trình như thế tại hầu hết các cơ xưởng. Trung Quốc đảm nhiệm phần trũng của đường cong nụ cười còn Mỹ đảm nhiệm phần hai đầu – là nơi làm ra tiền. “Cách đơn giản để giải thích điều này – rằng đồng tiền thực sự nằm tại thương hiệu (brand name) cộng với sự bán lẻ - rõ ràng là hợp lý, ông đã viết, “nhưng các ám chỉ thực là hết sức sáng tỏ”. Một thí dụ sống động nhất của quy trình này chính là cái iPod: hầu hết sản phẩm này được chế tạo ở bên ngoài nước Mỹ, nhưng phần lớn giá trị cộng thêm vào lại do Aple Inc. ở California dành được. Công ty đạt được lợi nhuận 30 mỹ kim trên một iPod 30 gigabyte vốn được bán lẻ là 299 Mỹ kim (vào cuối năm 2007). Lợi nhuận của công ty là 36 phần trăm trên giá ước tính bán sỉ 224 Mỹ kim. (Cộng thêm vào đó sẽ là lợi nhuận bán lẻ nếu sản phẩm này được bán từ một cửa hàng của Apple). Tổng cộng giá trị các cơ phận là 144 Mỹ kim. (Ngược lại, các nhà máy sản xuất Trung Quốc chỉ có lợi nhuận khoảng một vài phần từ sản phẩm này của Apple).

(Còn tiếp)



Sức Mạnh Hoa Kỳ

Kỳ 4 (Tiếp theo)

Kỹ nghệ tuyệt hảo nhất của Hoa Kỳ

"Nhưng mà", những kẻ còn lo lắng sẽ nói "quý vị chỉ đang nhìn vào một bức tranh chụp thoáng nhanh của hiện tại mà thôi. Nền kỹ nghệ của Hoa Kỳ đang nhanh chóng bị ăn mòn khi đất nước này đang mất đi các nền tảng công nghệ và khoa học". Theo nhận xét của một số người, sự xuống dốc của khoa học là triệu chứng của một tình trạng suy tàn lớn hơn về văn hóa. Một đất nước từng tán thành đạo đức của Thanh giáo về sự tự chế (delayed gratification) đã trở thành một quốc gia hé lộ cho thấy sự tán thành sảng khoái tức thời. Chúng ta đang mất đi niềm ham thích trong những sự cơ bản – toán học, chế tạo, siêng năng làm việc, cần kiệm – và trở nên một xã hội hậu kỹ nghệ chú trọng đến tiêu thụ và an hưởng, “Nhiều người sẽ tốt nghiệp ở Hoa Kỳ vào năm 2006 với các văn bằng có liên quan đến tập luyện thể thao hơn là các văn bằng kỹ thuật điện”, Jeffrey Immelt, giám đốc điều hành hãng General Electric đã cho biết, “Thành ra, nếu chúng ta muốn trở thành một thủ đô về đấm bóp của thế giới, thì rõ ràng là chúng ta đang ở đúng đường rồi”.


Không một thống kê nào diễn tả được mối lo này hơn là những số liệu thống kê cho thấy sự suy thoái trong kỹ nghệ. Vào năm 2005, Hiệp hội Hàn Lâm Quốc gia đã đưa ra một báo cáo cảnh báo rằng chẳng bao lâu nữa, Hoa Kỳ sẽ mất đi vai trò đặc quyền là một trung tâm khoa học của cả thế giới. Bản báo cáo cho biết, vào năm 2004, ở Trung Quốc có 600.000 kỹ sư tốt nghiệp, Ấn độ 350.000 trong khi Hoa Kỳ chỉ có 70.000. Các con số này lập đi lập lại trong hàng trăm cuốn sách, bài viết và các trang blog, kể cả trong một bài đặc biệt về chủ đề này – bài Congressional Record, trên tờ Fortune và trên các bài diễn văn của cây cổ thụ của ngành công nghệ như Bill Gates. Và thật ra, con số này có lẽ đã là nguyên nhân gây ra sự tuyệt vọng. Hoa Kỳ có hy vọng gì khi mà cứ giữa mỗi kỹ sư Hoa Kỳ có năng lực lại có 11 người là Trung Quốc hay Ấn Độ ? Bản báo cáo cho thấy, với chi phí đào tạo một nhà hoá học hay kỹ sư ở Hoa Kỳ, một công ty có thể thuê được 5 hóa học gia nhiệt thành được đào tạo tốt từ Trung Quốc, hoặc 11 người kỹ sư ở Ấn độ.

Vấn nạn duy nhất chính là những con số đó hoàn toàn sai. Carl Bialik, một ký giả của tờ Wall Street Journal và một số học giả đã điều tra sự thể. Lập tức, họ tìm ra rằng các con số tốt nghiệp từ Á Châu này bao gồm cả những người tốt nghiệp từ những chương trình học 2 hoặc 3 năm - những sinh viên có được chứng chỉ tốt nghiệp từ những bài vở đơn giản về kỹ thuật. Một số giáo sư ở trường Pratt School of Engineering tại Đại học Duke đã đi Trung Quốc và Ấn Độ để thu thập các dữ liệu từ các nguồn tư nhân cũng như chính phủ đồng thời phỏng vấn nhiều thương nhân và học giả. Họ đã đi đến kết luận rằng loại đi số tốt nghiệp các chương trình hai hoặc ba năm đưa con số của Trung Quốc xuống còn chừng 350.000, và ngay cả con số này cũng giảm bớt nhiều từ cách xác định chữ “kỹ sư” vốn thường bao gồm cả những người sửa chữa kỹ thuật và cơ khí ô tô. Bialik ghi nhận rằng National Science Foundation, khi theo sát những con số thống kê này đã đưa các con số của Trung Quốc xuống còn chừng 200.000 một năm. Ron Hira, một giáo sư về chính sách công cộng tại Rochester Institute of Technology đưa ra con số tốt nghiệp người Ấn Độ vào khoảng từ 120.000 đến 130.000 một năm. Điều này có nghĩa là , tính theo đầu người, Hoa Kỳ thực đã đào tạo nhiều kỹ sư hơn là Trung Quốc và Ấn Độ.

Và các con số ấy không hề nhắc gì đến chất lượng đào tạo. Là một người từng lớn lên ở Ấn Độ, tôi đánh giá đúng đắn được những ưu điểm của trường IIT (Indian Institute of Technology) trường kỹ thuật nổi tiếng của đất nước này. Sức mạnh lớn nhất của trường này chính là họ thực hiện một kỳ thi nhập học khó khăn, ganh đua nhất thế giới. Ba trăm ngàn học sinh dự thi, chỉ có năm ngàn được trúng tuyển - một tỉ lệ nhập học của 1.7 phần trăm (so với tỉ lệ 9 hoặc 10 phần trăm của các trường như Harvard, Yale và Princeton). Sinh viên đủ điểm đậu là những người thông minh, sáng sủa nhất trong hàng tỉ người. Đặt vào bất cứ hệ thống giáo dục nào, họ cũng xuất sắc. Thực ra, nhiều sinh viên trường IIT chắc chắn là hạng thứ, với trang bị xoàng, giảng viên khác nhau và các bài vở thiếu sáng kiến. Rajiv Sahney, người đã theo học trường IIT, sau đó là trường Caltech, đã cho biết “Lợi thế chủ yếu của trường IIT là kỳ thi tuyển nhập học, vốn được thực hiện một cách siêu đẳng để tuyển chọn các sinh viên cực kỳ thông minh. Còn về dạy học và trường sở, không thể so sánh được với bất cứ trường kỹ thuật tử tế nào ở Hoa Kỳ”. Và một khi vượt ra ngoài khỏi trường IIT và các đại học ưu tú kiểu đó - vốn cho tốt nghiệp dưới 10 ngàn sinh viên hàng năm - chất lượng giáo dục cấp cao ở Trung Quốc và Ấn Độ vẫn còn hết sức nghèo nàn, khiến đó là nguyên nhân vì sao rất đông sinh viên đã rời bỏ sứ sở để đi học ở ngoại quốc.

Các số liệu đã xác định những ấn tượng có tính giai thoại này. Vào năm 2005, viện McKinsey đã thực hiện một nghiên cứu về “Thị trường Lao động mới nổi lên” và tìm thấy một mẫu (chứng liệu) của hai mươi tám quốc gia mức lương thấp có khoảng 33 triệu chuyên viên trẻ đang sẵn có để tuyển dụng, so sánh với chỉ 15 triệu trong mẫu (chứng liệu) của tám quốc gia trả lương cao (Hoa Kỳ, Anh Quốc, Đức, Nhật Bản, Úc, Canada, Ireland và Nam Triều Tiên). Nhưng có bao nhiêu người trong số những chuyên viên trẻ này ở các quốc gia trả lương thấp có đủ năng khiếu cần thiết để thi thố trong một thị trường toàn cầu ? “Chỉ một phần trong số này có thể làm việc thành công ở một nước khác”, bản báo cáo với dẫn chứng các giải thích chủ yếu về chất lượng giáo dục nghèo nàn đã cho thấy như thế. Ở cả Trung Quốc và Ấn Độ, bản báo cáo ghi nhận, ngoài con số nhỏ của các trường thượng hạng, chất lượng và số lượng giáo dục là thấp. Chỉ có 10 phần trăm sinh viên Ấn Độ có được các loại giáo dục hậu đại học. Do đó, bất chấp một nhu cầu rất cao về các kỹ sư, vẫn chỉ có một số tương đối nhỏ được đào luyện tử tế. Mức lương của những người được đào tạo kỹ sư tại những quốc gia ấy tăng 15 phần trăm hàng năm, một chỉ dấu chắc chắn cho thấy là số cầu vượt quá số cung. (Nếu bạn là người chủ thuê mướn người làm, và bạn có thể tìm được hàng ngàn các kỹ sư được đào tạo giỏi ra trường hàng năm, chắc bạn sẽ không tăng lương cho người làm việc đến mức 15 phần trăm hết năm này qua năm khác).

Giáo dục cao hơn chính là kỹ nghệ tốt nhất của Hoa Kỳ. Có hai thứ hạng trường đại học trên thế giới. Trong một của hai thứ hạng ấy, theo một nghiên cứu có chất lượng được thực hiện bởi các nhà khảo cứu Trung Quốc, tám trong mười trường đại học hàng đầu của thế giới là ở Hoa Kỳ. Ở các nước khác, 7 trường có phẩm chất hơn của Times Higher Educational Supplement ở London. Sau đó, con số không thay đổi nữa. Trong hàng hai mươi trường hàng đầu, mười bảy trên mười một trường là ở Hoa Kỳ; trong năm mươi trường đứng đầu ba mươi tám trường ở Hoa Kỳ. Nội dung cứ thế không thay đổi. Với 5 phần trăm dân số thế giới, Hoa Kỳ rõ ràng thống trị một nền giáo dục cao hơn, có 42 hoặc 68 phần trăm trường đại học đứng hàng đầu của thế giới (tùy vào bản nghiên cứu nào mà bạn dùng để đánh giá). Không có lãnh vực nào mà lợi thế của Hoa Kỳ quá mạnh như thế.

"Tương lai của các Trường Đại Học ở Châu Âu", một báo cáo năm 2006 của Centre for European Reform có bản doanh ở London chỉ ra rằng Hoa Kỳ đầu tư 2.6 phần trăm GDP của mình vào nền giáo dục cao hơn, so sánh với 1.2 phần trăm ở châu Âu và 1.1 phần trăm ở Nhật Bản. Tình hình khoa học còn đặc biệt đáng sợ. Một danh sách của 1000 nhà khoa học máy tính giỏi nnất thế giới được tốt nghiệp ở đâu cho thấy mười trường học giỏi nhất đều là của Mỹ. Hoa Kỳ chi tiêu vào lĩnh vực Nghiên cứu và Phát triển vẫn cao hơn Âu châu, và sự hợp tác của họ giữa kinh doanh và các viện đào tạo giáo dục là không nơi nào trên thế giới có thể so sánh được. Cho đến nay, Mỹ vẫn là điểm thu hút với giới sinh viên học sinh, chiếm 30 phần trăm tổng số sinh viên nước ngoài trên toàn cầu. Tất cả các thuận lợi này không dễ dàng xoá bỏ, bởi vì cấu trúc của các trường đại học ở Nhật bản và Âu châu - đa số điều hành bởi quan liêu, nhà nước - có lẽ khó có thể thay đổi. Và trong khi Trung Quốc, Ấn độ đang mở thêm nhiều truờng mới, không phải dễ dàng để tạo được các đại học có hạng trên thế giới trong một vài thập niên. Đây là con số thống kê về các kỹ sư mà có lẽ quý bạn chưa tùng nghe qua. Ở Ấn Độ, các trường Đại học cho tốt nghiệp giữa 35 và 50 tiến sĩ ngành khoa học máy tính hàng năm; ở Hoa Kỳ con số đó là 1000.

Học cách Suy nghĩ

Nếu các Đại học ở Hoa Kỳ là hàng đầu, ít người tin rằng điều ấy có thể được nói về các ngôi trường của mình. Mọi người biết rằng hệ thống truờng học ở Mỹ đang khủng hoảng và học sinh của mình đặc biệt kém về toán và khoa học, hết năm này qua năm khác trong các xếp hạng quốc tế. Nhưng các con số thống kê ở đây, dù không sai lầm vẫn cho thấy một điều gì hơi khác. Vấn nạn thực sự của Hoa Kỳ là điều không phải thuộc về sự xuất chúng mà là về sự truy cập. Từ khởi đầu của mình vào năm 1995, các Khuynh hướng Toán Học Quốc tế và Nghiên cứu Khoa học (TIMSS, Trends in International mathematic and Science Study) đã trở thành chuẩn mực để so sánh các chương trình giáo dục trên cả nước. Kết quả gần đây nhất, từ năm 2003, đưa Hoa Kỳ dứt khoát vào giữa hàng tiền đạo. Hoa Kỳ thắng điểm trung bình của hai mươi bốn nước bao gồm trong bản nghiên cứu. Học sinh lớp tám giỏi hơn học sinh lớp bốn (hai lớp được dùng để đánh giá) nhưng vẫn tụt sau các hạng tương ứng ở những nước như Hòa Lan, Nhật và Singapore. Báo chí đã thuật lại tin này với một thiên hướng có thể đoán trước được về sự thảm thương: "Quả bom kinh tế nổ chậm: thiếu niên Hoa Kỳ nằm trong hạng tồi về toán" tờ Wall Street Journal tường thuật.

Nhưng dù cho điểm toán và khoa học của Mỹ kém xa các nước đứng đầu như Singapore và Hongkong, các điểm trung bình tổng thể ẩn chứa sự khác biệt sâu sắc về chủng tộc, khu vực và kinh tế xã hội. Các học sinh thiểu số và nghèo đứng hạng rất thấp dưới mức trung bình của Hoa Kỳ, trong khi, như một nghiên cứu ghi nhận, "các học sinh thuộc các khu vực giáo dục vùng nông thôn phong phú của Hoa Kỳ xếp hạng gần ngang các học sinh ở Singapore, nước hàng đầu thắng điểm dễ dàng trong thứ hạng toán của hệ thống TIMSS" . Đây là những học sinh về sau này sẽ tiếp tục đua tranh và lấp vào các vị trí hiếm hoi trong các trường đại học hàng đầu của Mỹ. Thí dụ như, sự khác biệt giữa các điểm trung bình trong các khu vực giáo dục nghèo và giàu có trong phạm vi nước Mỹ là bốn đến năm lần lớn hơn khác biệt giữa điểm trung bình toàn quốc giữa Mỹ và Singapore. Nói một cách khác, Mỹ là một quốc gia lớn và khác nhau với một vấn nạn có thực về bất bình đẳng. Trải qua thời gian, điều này sẽ chuyển dịch thành một vấn nạn có tính cạnh tranh, bởi vì, nếu chúng ta không thể giáo dục và huấn luyện một phần ba dân số lao động để có thể tranh đua trong một nền kinh tế của kiến thức, điều đó sẽ lôi cả nước đi xuống. Nhưng chúng ta biết được điều gì có hiệu quả. Đội quân to lớn của các sinh viên trong các trường đại học đứng năm hàng đầu của Hoa kỳ được xếp ngang hàng với các sinh viên giỏi nhất thế giới. Họ làm việc chăm chỉ và có một đời sống ngoại khóa và lịch học tập cao, như bất cứ ai từng đến một khu làng đại học ở Ivy League có thể minh xác được.

Tôi đã trải qua bậc tiểu học, trung học ở Mumbai, tại Cathedral and John Connon School, một trường xuất sắc. Phương pháp của trường này (ba mươi năm trước đây) phản ánh lối dạy học đuợc mô tả như là kiểu "Người châu Á ", trong đó phần thưởng được dựa vào trí nhớ và bài kiểm tra liên tục.Thực ra đây là phương pháp sư phạm cũ của Anh và Âu châu, một lối sư phạm mà hiện nay được mô tả là kiểu người châu Á. Tôi còn nhớ đã phải học thuộc lòng một số lượng cực lớn các bài vở, nôn mửa ra vào các bài thi rồi lập tức quên tất. Khi đi học bậc cao đẳng ở Hoa Kỳ, tôi đối diện với một thế giới hoàn toàn khác. Trong khi hệ thống của Mỹ quá thả lỏng về sự nhớ thuộc và tính khắt khe - dù là ở môn thi ca hay toán học - hệ thống này lại giỏi hơn nhiều trong việc phát triển các tính năng quan trọng của tinh thần, cái mà chúng ta cần đến để thành công trong đời sống. Các hệ thống giáo dục khác dạy mình đi thi, hệ thống giáo dục Hoa Kỳ dạy ta biết suy nghĩ.

Chắc chắn rằng phẩm chất này sẽ giải thích tại sao Mỹ sản xuất ra quá nhiều giới doanh thương, các nhà sáng chế và những người mạo hiểm. Ở Mỹ, con người được phép trở nên bạo dạn, dám thử thách, chịu thất bại và tự đứng lên. Chính là nước Mỹ, chứ không phải Nhật Bản đã sản sinh ra hàng tá những người đoạt giải Nobel. Tharman Shanmugaratnam, gần đây là bộ trưởng giáo dục của Singapore, đã giải thích sự khác nhau giữa quốc gia của ông và Hoa Kỳ. "Chúng ta đều có các chế độ nhân tài", Shanmugaratnam nói, "của quý vị là một chế độ nhân tài về tài năng; của chúng tôi là một chế độ nhân tài về thi cử. Chúng tôi biết rèn luyện nhân tài để ứng thí. Quý vị biết cách sử dụng tài năng con người đến toàn diện nhất. Cả hai đều quan trọng, nhưng có một số phần của trí thức mà chúng tôi không được thử thách tốt - như sự sáng tạo, óc hiếu kỳ, ý hướng mạo hiểm, tham vọng. Hơn hết, Mỹ có được một nền văn hóa về sự học hỏi đã thử thách được hiểu biết có tính truyền thống, ngay cả có phải thử thách đương đầu với thế quyền. Đây là những khu vực mà Singapore phải học từ nước Mỹ".

Đấy là một nguyên nhân mà gần đây các giới chức Singapore đã đến thăm các trường sở của Mỹ để học cách tạo nên một hệ thống có thể nuôi dưỡng và mang lại sự khéo léo, suy nghĩ nhanh nhạy và giải quyết vấn đề. Như tờ Washington Post tường thuật vào tháng Ba năm 2007, những nhà nghiên cứu từ các trường giỏi nhất của Singapore đã đến Học viện Khoa Học, một trường công lập rất thu hút tại Virginia, để khảo sát các phương pháp dạy học của Mỹ . Khi các sinh viên "nghiên cứu những cây thảo mộc tí hon, sự biến đổi có tính di truyền vào một buổi trưa gần đây, vẽ những chiếc lá và ghi chép các dữ liệu xuống", những người khách Singapore đã "ghi lại thời gian bao lâu mà các giáo sư đợi học sinh trả lời được câu hỏi, các học sinh phát biểu bao nhiêu lần và bảo vệ các quan điểm của họ như thế nào". Har Hui Peng, một vị khách từ Viện Hwa Chong của Singapore đã có ấn tượng, như tờ Post thuật lại "Chỉ bằng cách quan sát, quý vị có thể thấy các học sinh nhập cuộc hơn, thay vì cứ được nhồi nhét suốt ngày". Har nói. Bài báo tiếp tục, "[ở Singapore], bà cho biết, các phòng học luôn đầy nhưng ảm đạm, và các sinh viên thông minh nhưng do dự tình nguyện trả lời câu hỏi. Để khuyến khích tính tự phát, Hwa Chong hiện nay dựa 10 phần trăm điểm của mỗi học sinh vào việc tham gia phát biểu".

Trong khi Mỹ kinh ngạc về các năng khiếu thi cử của Á Châu, các nước Á châu đến Hoa Kỳ để tìm ra cách làm sao cho trẻ con của mình biết nghĩ. Các trường hàng đầu ở Bắc Kinh và Thượng Hải đang tập chú vào các tổ nhóm khảo cứu độc lập, ganh đua khoa học và tinh thần doanh nghiệp" Rosaline Chia, một nhà giáo khác trong chuyến đi thăm Mỹ nói. "Có lẽ chúng tôi cần phải nuôi dưỡng điều ấy nhiều hơn - đối thoại giữa thầy và trò". Những thay đổi ấy không đến dễ dàng. Thực ra Nhật Bản gần đây đã thử cải thiện tính mềm dẻo của hệ thống giáo dục bằng cách cắt bỏ các lớp học bắt buộc vào Thứ Bảy và tăng thêm thời gian hướng vào các nghiên cứu chung, những thứ mà học sinh và người dạy có thể cùng theo đuổi sở thích của riêng mình. "Nhưng việc chuyển dịch đến yutori kyoiku, hay giáo dục thoải mái của Nhật" tờ báo cho biết "đã bị dội ngược lại về căn bản từ những phụ huynh cứ lo lắng rằng con cái mình học không đủ và điểm thi cứ bị tụt giảm". Nói một cách khác, chỉ đơn giản thay đổi chương trình giảng dạy - một nỗ lực từ trên xuống - chỉ dẫn đến sự đề kháng chống lại. Văn hóa Hoa Kỳ tán dương và củng cố khả năng giải quyết khó khăn, tra vấn quyền lực và suy nghĩ khác thường. Họ cho phép con ngưòi được vấp ngã để có thể cho họ một cơ hội lần hai, lần ba. Họ ban thưởng những người tự làm nên và lập dị. Đây là những lực lượng ở dưới đáy tầng vốn không thể sản xuất ra từ sắc lệnh của chính phủ được.

(Còn tiếp)

Sức Mạnh Hoa Kỳ

Kỳ 4 (Tiếp theo)

Kỹ nghệ tuyệt hảo nhất của Hoa Kỳ

"Nhưng mà", những kẻ còn lo lắng sẽ nói "quý vị chỉ đang nhìn vào một bức tranh chụp thoáng nhanh của hiện tại mà thôi. Nền kỹ nghệ của Hoa Kỳ đang nhanh chóng bị ăn mòn khi đất nước này đang mất đi các nền tảng công nghệ và khoa học". Theo nhận xét của một số người, sự xuống dốc của khoa học là triệu chứng của một tình trạng suy tàn lớn hơn về văn hóa. Một đất nước từng tán thành đạo đức của Thanh giáo về sự tự chế (delayed gratification) đã trở thành một quốc gia hé lộ cho thấy sự tán thành sảng khoái tức thời. Chúng ta đang mất đi niềm ham thích trong những sự cơ bản – toán học, chế tạo, siêng năng làm việc, cần kiệm – và trở nên một xã hội hậu kỹ nghệ chú trọng đến tiêu thụ và an hưởng, “Nhiều người sẽ tốt nghiệp ở Hoa Kỳ vào năm 2006 với các văn bằng có liên quan đến tập luyện thể thao hơn là các văn bằng kỹ thuật điện”, Jeffrey Immelt, giám đốc điều hành hãng General Electric đã cho biết, “Thành ra, nếu chúng ta muốn trở thành một thủ đô về đấm bóp của thế giới, thì rõ ràng là chúng ta đang ở đúng đường rồi”.

Không một thống kê nào diễn tả được mối lo này hơn là những số liệu thống kê cho thấy sự suy thoái trong kỹ nghệ. Vào năm 2005, Hiệp hội Hàn Lâm Quốc gia đã đưa ra một báo cáo cảnh báo rằng chẳng bao lâu nữa, Hoa Kỳ sẽ mất đi vai trò đặc quyền là một trung tâm khoa học của cả thế giới. Bản báo cáo cho biết, vào năm 2004, ở Trung Quốc có 600.000 kỹ sư tốt nghiệp, Ấn độ 350.000 trong khi Hoa Kỳ chỉ có 70.000. Các con số này lập đi lập lại trong hàng trăm cuốn sách, bài viết và các trang blog, kể cả trong một bài đặc biệt về chủ đề này – bài Congressional Record, trên tờ Fortune và trên các bài diễn văn của cây cổ thụ của ngành công nghệ như Bill Gates. Và thật ra, con số này có lẽ đã là nguyên nhân gây ra sự tuyệt vọng. Hoa Kỳ có hy vọng gì khi mà cứ giữa mỗi kỹ sư Hoa Kỳ có năng lực lại có 11 người là Trung Quốc hay Ấn Độ ? Bản báo cáo cho thấy, với chi phí đào tạo một nhà hoá học hay kỹ sư ở Hoa Kỳ, một công ty có thể thuê được 5 hóa học gia nhiệt thành được đào tạo tốt từ Trung Quốc, hoặc 11 người kỹ sư ở Ấn độ.

Vấn nạn duy nhất chính là những con số đó hoàn toàn sai. Carl Bialik, một ký giả của tờ Wall Street Journal và một số học giả đã điều tra sự thể. Lập tức, họ tìm ra rằng các con số tốt nghiệp từ Á Châu này bao gồm cả những người tốt nghiệp từ những chương trình học 2 hoặc 3 năm - những sinh viên có được chứng chỉ tốt nghiệp từ những bài vở đơn giản về kỹ thuật. Một số giáo sư ở trường Pratt School of Engineering tại Đại học Duke đã đi Trung Quốc và Ấn Độ để thu thập các dữ liệu từ các nguồn tư nhân cũng như chính phủ đồng thời phỏng vấn nhiều thương nhân và học giả. Họ đã đi đến kết luận rằng loại đi số tốt nghiệp các chương trình hai hoặc ba năm đưa con số của Trung Quốc xuống còn chừng 350.000, và ngay cả con số này cũng giảm bớt nhiều từ cách xác định chữ “kỹ sư” vốn thường bao gồm cả những người sửa chữa kỹ thuật và cơ khí ô tô. Bialik ghi nhận rằng National Science Foundation, khi theo sát những con số thống kê này đã đưa các con số của Trung Quốc xuống còn chừng 200.000 một năm. Ron Hira, một giáo sư về chính sách công cộng tại Rochester Institute of Technology đưa ra con số tốt nghiệp người Ấn Độ vào khoảng từ 120.000 đến 130.000 một năm. Điều này có nghĩa là , tính theo đầu người, Hoa Kỳ thực đã đào tạo nhiều kỹ sư hơn là Trung Quốc và Ấn Độ.

Và các con số ấy không hề nhắc gì đến chất lượng đào tạo. Là một người từng lớn lên ở Ấn Độ, tôi đánh giá đúng đắn được những ưu điểm của trường IIT (Indian Institute of Technology) trường kỹ thuật nổi tiếng của đất nước này. Sức mạnh lớn nhất của trường này chính là họ thực hiện một kỳ thi nhập học khó khăn, ganh đua nhất thế giới. Ba trăm ngàn học sinh dự thi, chỉ có năm ngàn được trúng tuyển - một tỉ lệ nhập học của 1.7 phần trăm (so với tỉ lệ 9 hoặc 10 phần trăm của các trường như Harvard, Yale và Princeton). Sinh viên đủ điểm đậu là những người thông minh, sáng sủa nhất trong hàng tỉ người. Đặt vào bất cứ hệ thống giáo dục nào, họ cũng xuất sắc. Thực ra, nhiều sinh viên trường IIT chắc chắn là hạng thứ, với trang bị xoàng, giảng viên khác nhau và các bài vở thiếu sáng kiến. Rajiv Sahney, người đã theo học trường IIT, sau đó là trường Caltech, đã cho biết “Lợi thế chủ yếu của trường IIT là kỳ thi tuyển nhập học, vốn được thực hiện một cách siêu đẳng để tuyển chọn các sinh viên cực kỳ thông minh. Còn về dạy học và trường sở, không thể so sánh được với bất cứ trường kỹ thuật tử tế nào ở Hoa Kỳ”. Và một khi vượt ra ngoài khỏi trường IIT và các đại học ưu tú kiểu đó - vốn cho tốt nghiệp dưới 10 ngàn sinh viên hàng năm - chất lượng giáo dục cấp cao ở Trung Quốc và Ấn Độ vẫn còn hết sức nghèo nàn, khiến đó là nguyên nhân vì sao rất đông sinh viên đã rời bỏ sứ sở để đi học ở ngoại quốc.

Các số liệu đã xác định những ấn tượng có tính giai thoại này. Vào năm 2005, viện McKinsey đã thực hiện một nghiên cứu về “Thị trường Lao động mới nổi lên” và tìm thấy một mẫu (chứng liệu) của hai mươi tám quốc gia mức lương thấp có khoảng 33 triệu chuyên viên trẻ đang sẵn có để tuyển dụng, so sánh với chỉ 15 triệu trong mẫu (chứng liệu) của tám quốc gia trả lương cao (Hoa Kỳ, Anh Quốc, Đức, Nhật Bản, Úc, Canada, Ireland và Nam Triều Tiên). Nhưng có bao nhiêu người trong số những chuyên viên trẻ này ở các quốc gia trả lương thấp có đủ năng khiếu cần thiết để thi thố trong một thị trường toàn cầu ? “Chỉ một phần trong số này có thể làm việc thành công ở một nước khác”, bản báo cáo với dẫn chứng các giải thích chủ yếu về chất lượng giáo dục nghèo nàn đã cho thấy như thế. Ở cả Trung Quốc và Ấn Độ, bản báo cáo ghi nhận, ngoài con số nhỏ của các trường thượng hạng, chất lượng và số lượng giáo dục là thấp. Chỉ có 10 phần trăm sinh viên Ấn Độ có được các loại giáo dục hậu đại học. Do đó, bất chấp một nhu cầu rất cao về các kỹ sư, vẫn chỉ có một số tương đối nhỏ được đào luyện tử tế. Mức lương của những người được đào tạo kỹ sư tại những quốc gia ấy tăng 15 phần trăm hàng năm, một chỉ dấu chắc chắn cho thấy là số cầu vượt quá số cung. (Nếu bạn là người chủ thuê mướn người làm, và bạn có thể tìm được hàng ngàn các kỹ sư được đào tạo giỏi ra trường hàng năm, chắc bạn sẽ không tăng lương cho người làm việc đến mức 15 phần trăm hết năm này qua năm khác).

Giáo dục cao hơn chính là kỹ nghệ tốt nhất của Hoa Kỳ. Có hai thứ hạng trường đại học trên thế giới. Trong một của hai thứ hạng ấy, theo một nghiên cứu có chất lượng được thực hiện bởi các nhà khảo cứu Trung Quốc, tám trong mười trường đại học hàng đầu của thế giới là ở Hoa Kỳ. Ở các nước khác, 7 trường có phẩm chất hơn của Times Higher Educational Supplement ở London. Sau đó, con số không thay đổi nữa. Trong hàng hai mươi trường hàng đầu, mười bảy trên mười một trường là ở Hoa Kỳ; trong năm mươi trường đứng đầu ba mươi tám trường ở Hoa Kỳ. Nội dung cứ thế không thay đổi. Với 5 phần trăm dân số thế giới, Hoa Kỳ rõ ràng thống trị một nền giáo dục cao hơn, có 42 hoặc 68 phần trăm trường đại học đứng hàng đầu của thế giới (tùy vào bản nghiên cứu nào mà bạn dùng để đánh giá). Không có lãnh vực nào mà lợi thế của Hoa Kỳ quá mạnh như thế.

"Tương lai của các Trường Đại Học ở Châu Âu", một báo cáo năm 2006 của Centre for European Reform có bản doanh ở London chỉ ra rằng Hoa Kỳ đầu tư 2.6 phần trăm GDP của mình vào nền giáo dục cao hơn, so sánh với 1.2 phần trăm ở châu Âu và 1.1 phần trăm ở Nhật Bản. Tình hình khoa học còn đặc biệt đáng sợ. Một danh sách của 1000 nhà khoa học máy tính giỏi nnất thế giới được tốt nghiệp ở đâu cho thấy mười trường học giỏi nhất đều là của Mỹ. Hoa Kỳ chi tiêu vào lĩnh vực Nghiên cứu và Phát triển vẫn cao hơn Âu châu, và sự hợp tác của họ giữa kinh doanh và các viện đào tạo giáo dục là không nơi nào trên thế giới có thể so sánh được. Cho đến nay, Mỹ vẫn là điểm thu hút với giới sinh viên học sinh, chiếm 30 phần trăm tổng số sinh viên nước ngoài trên toàn cầu. Tất cả các thuận lợi này không dễ dàng xoá bỏ, bởi vì cấu trúc của các trường đại học ở Nhật bản và Âu châu - đa số điều hành bởi quan liêu, nhà nước - có lẽ khó có thể thay đổi. Và trong khi Trung Quốc, Ấn độ đang mở thêm nhiều truờng mới, không phải dễ dàng để tạo được các đại học có hạng trên thế giới trong một vài thập niên. Đây là con số thống kê về các kỹ sư mà có lẽ quý bạn chưa tùng nghe qua. Ở Ấn Độ, các trường Đại học cho tốt nghiệp giữa 35 và 50 tiến sĩ ngành khoa học máy tính hàng năm; ở Hoa Kỳ con số đó là 1000.

Học cách Suy nghĩ

Nếu các Đại học ở Hoa Kỳ là hàng đầu, ít người tin rằng điều ấy có thể được nói về các ngôi trường của mình. Mọi người biết rằng hệ thống truờng học ở Mỹ đang khủng hoảng và học sinh của mình đặc biệt kém về toán và khoa học, hết năm này qua năm khác trong các xếp hạng quốc tế. Nhưng các con số thống kê ở đây, dù không sai lầm vẫn cho thấy một điều gì hơi khác. Vấn nạn thực sự của Hoa Kỳ là điều không phải thuộc về sự xuất chúng mà là về sự truy cập. Từ khởi đầu của mình vào năm 1995, các Khuynh hướng Toán Học Quốc tế và Nghiên cứu Khoa học (TIMSS, Trends in International mathematic and Science Study) đã trở thành chuẩn mực để so sánh các chương trình giáo dục trên cả nước. Kết quả gần đây nhất, từ năm 2003, đưa Hoa Kỳ dứt khoát vào giữa hàng tiền đạo. Hoa Kỳ thắng điểm trung bình của hai mươi bốn nước bao gồm trong bản nghiên cứu. Học sinh lớp tám giỏi hơn học sinh lớp bốn (hai lớp được dùng để đánh giá) nhưng vẫn tụt sau các hạng tương ứng ở những nước như Hòa Lan, Nhật và Singapore. Báo chí đã thuật lại tin này với một thiên hướng có thể đoán trước được về sự thảm thương: "Quả bom kinh tế nổ chậm: thiếu niên Hoa Kỳ nằm trong hạng tồi về toán" tờ Wall Street Journal tường thuật.

Nhưng dù cho điểm toán và khoa học của Mỹ kém xa các nước đứng đầu như Singapore và Hongkong, các điểm trung bình tổng thể ẩn chứa sự khác biệt sâu sắc về chủng tộc, khu vực và kinh tế xã hội. Các học sinh thiểu số và nghèo đứng hạng rất thấp dưới mức trung bình của Hoa Kỳ, trong khi, như một nghiên cứu ghi nhận, "các học sinh thuộc các khu vực giáo dục vùng nông thôn phong phú của Hoa Kỳ xếp hạng gần ngang các học sinh ở Singapore, nước hàng đầu thắng điểm dễ dàng trong thứ hạng toán của hệ thống TIMSS" . Đây là những học sinh về sau này sẽ tiếp tục đua tranh và lấp vào các vị trí hiếm hoi trong các trường đại học hàng đầu của Mỹ. Thí dụ như, sự khác biệt giữa các điểm trung bình trong các khu vực giáo dục nghèo và giàu có trong phạm vi nước Mỹ là bốn đến năm lần lớn hơn khác biệt giữa điểm trung bình toàn quốc giữa Mỹ và Singapore. Nói một cách khác, Mỹ là một quốc gia lớn và khác nhau với một vấn nạn có thực về bất bình đẳng. Trải qua thời gian, điều này sẽ chuyển dịch thành một vấn nạn có tính cạnh tranh, bởi vì, nếu chúng ta không thể giáo dục và huấn luyện một phần ba dân số lao động để có thể tranh đua trong một nền kinh tế của kiến thức, điều đó sẽ lôi cả nước đi xuống. Nhưng chúng ta biết được điều gì có hiệu quả. Đội quân to lớn của các sinh viên trong các trường đại học đứng năm hàng đầu của Hoa kỳ được xếp ngang hàng với các sinh viên giỏi nhất thế giới. Họ làm việc chăm chỉ và có một đời sống ngoại khóa và lịch học tập cao, như bất cứ ai từng đến một khu làng đại học ở Ivy League có thể minh xác được.

Tôi đã trải qua bậc tiểu học, trung học ở Mumbai, tại Cathedral and John Connon School, một trường xuất sắc. Phương pháp của trường này (ba mươi năm trước đây) phản ánh lối dạy học đuợc mô tả như là kiểu "Người châu Á ", trong đó phần thưởng được dựa vào trí nhớ và bài kiểm tra liên tục.Thực ra đây là phương pháp sư phạm cũ của Anh và Âu châu, một lối sư phạm mà hiện nay được mô tả là kiểu người châu Á. Tôi còn nhớ đã phải học thuộc lòng một số lượng cực lớn các bài vở, nôn mửa ra vào các bài thi rồi lập tức quên tất. Khi đi học bậc cao đẳng ở Hoa Kỳ, tôi đối diện với một thế giới hoàn toàn khác. Trong khi hệ thống của Mỹ quá thả lỏng về sự nhớ thuộc và tính khắt khe - dù là ở môn thi ca hay toán học - hệ thống này lại giỏi hơn nhiều trong việc phát triển các tính năng quan trọng của tinh thần, cái mà chúng ta cần đến để thành công trong đời sống. Các hệ thống giáo dục khác dạy mình đi thi, hệ thống giáo dục Hoa Kỳ dạy ta biết suy nghĩ.

Chắc chắn rằng phẩm chất này sẽ giải thích tại sao Mỹ sản xuất ra quá nhiều giới doanh thương, các nhà sáng chế và những người mạo hiểm. Ở Mỹ, con người được phép trở nên bạo dạn, dám thử thách, chịu thất bại và tự đứng lên. Chính là nước Mỹ, chứ không phải Nhật Bản đã sản sinh ra hàng tá những người đoạt giải Nobel. Tharman Shanmugaratnam, gần đây là bộ trưởng giáo dục của Singapore, đã giải thích sự khác nhau giữa quốc gia của ông và Hoa Kỳ. "Chúng ta đều có các chế độ nhân tài", Shanmugaratnam nói, "của quý vị là một chế độ nhân tài về tài năng; của chúng tôi là một chế độ nhân tài về thi cử. Chúng tôi biết rèn luyện nhân tài để ứng thí. Quý vị biết cách sử dụng tài năng con người đến toàn diện nhất. Cả hai đều quan trọng, nhưng có một số phần của trí thức mà chúng tôi không được thử thách tốt - như sự sáng tạo, óc hiếu kỳ, ý hướng mạo hiểm, tham vọng. Hơn hết, Mỹ có được một nền văn hóa về sự học hỏi đã thử thách được hiểu biết có tính truyền thống, ngay cả có phải thử thách đương đầu với thế quyền. Đây là những khu vực mà Singapore phải học từ nước Mỹ".

Đấy là một nguyên nhân mà gần đây các giới chức Singapore đã đến thăm các trường sở của Mỹ để học cách tạo nên một hệ thống có thể nuôi dưỡng và mang lại sự khéo léo, suy nghĩ nhanh nhạy và giải quyết vấn đề. Như tờ Washington Post tường thuật vào tháng Ba năm 2007, những nhà nghiên cứu từ các trường giỏi nhất của Singapore đã đến Học viện Khoa Học, một trường công lập rất thu hút tại Virginia, để khảo sát các phương pháp dạy học của Mỹ . Khi các sinh viên "nghiên cứu những cây thảo mộc tí hon, sự biến đổi có tính di truyền vào một buổi trưa gần đây, vẽ những chiếc lá và ghi chép các dữ liệu xuống", những người khách Singapore đã "ghi lại thời gian bao lâu mà các giáo sư đợi học sinh trả lời được câu hỏi, các học sinh phát biểu bao nhiêu lần và bảo vệ các quan điểm của họ như thế nào". Har Hui Peng, một vị khách từ Viện Hwa Chong của Singapore đã có ấn tượng, như tờ Post thuật lại "Chỉ bằng cách quan sát, quý vị có thể thấy các học sinh nhập cuộc hơn, thay vì cứ được nhồi nhét suốt ngày". Har nói. Bài báo tiếp tục, "[ở Singapore], bà cho biết, các phòng học luôn đầy nhưng ảm đạm, và các sinh viên thông minh nhưng do dự tình nguyện trả lời câu hỏi. Để khuyến khích tính tự phát, Hwa Chong hiện nay dựa 10 phần trăm điểm của mỗi học sinh vào việc tham gia phát biểu".

Trong khi Mỹ kinh ngạc về các năng khiếu thi cử của Á Châu, các nước Á châu đến Hoa Kỳ để tìm ra cách làm sao cho trẻ con của mình biết nghĩ. Các trường hàng đầu ở Bắc Kinh và Thượng Hải đang tập chú vào các tổ nhóm khảo cứu độc lập, ganh đua khoa học và tinh thần doanh nghiệp" Rosaline Chia, một nhà giáo khác trong chuyến đi thăm Mỹ nói. "Có lẽ chúng tôi cần phải nuôi dưỡng điều ấy nhiều hơn - đối thoại giữa thầy và trò". Những thay đổi ấy không đến dễ dàng. Thực ra Nhật Bản gần đây đã thử cải thiện tính mềm dẻo của hệ thống giáo dục bằng cách cắt bỏ các lớp học bắt buộc vào Thứ Bảy và tăng thêm thời gian hướng vào các nghiên cứu chung, những thứ mà học sinh và người dạy có thể cùng theo đuổi sở thích của riêng mình. "Nhưng việc chuyển dịch đến yutori kyoiku, hay giáo dục thoải mái của Nhật" tờ báo cho biết "đã bị dội ngược lại về căn bản từ những phụ huynh cứ lo lắng rằng con cái mình học không đủ và điểm thi cứ bị tụt giảm". Nói một cách khác, chỉ đơn giản thay đổi chương trình giảng dạy - một nỗ lực từ trên xuống - chỉ dẫn đến sự đề kháng chống lại. Văn hóa Hoa Kỳ tán dương và củng cố khả năng giải quyết khó khăn, tra vấn quyền lực và suy nghĩ khác thường. Họ cho phép con ngưòi được vấp ngã để có thể cho họ một cơ hội lần hai, lần ba. Họ ban thưởng những người tự làm nên và lập dị. Đây là những lực lượng ở dưới đáy tầng vốn không thể sản xuất ra từ sắc lệnh của chính phủ được.

(Còn tiếp)

Sức Mạnh Hoa Kỳ

Kỳ 4 (Tiếp theo)

Kỹ nghệ tuyệt hảo nhất của Hoa Kỳ

"Nhưng mà", những kẻ còn lo lắng sẽ nói "quý vị chỉ đang nhìn vào một bức tranh chụp thoáng nhanh của hiện tại mà thôi. Nền kỹ nghệ của Hoa Kỳ đang nhanh chóng bị ăn mòn khi đất nước này đang mất đi các nền tảng công nghệ và khoa học". Theo nhận xét của một số người, sự xuống dốc của khoa học là triệu chứng của một tình trạng suy tàn lớn hơn về văn hóa. Một đất nước từng tán thành đạo đức của Thanh giáo về sự tự chế (delayed gratification) đã trở thành một quốc gia hé lộ cho thấy sự tán thành sảng khoái tức thời. Chúng ta đang mất đi niềm ham thích trong những sự cơ bản – toán học, chế tạo, siêng năng làm việc, cần kiệm – và trở nên một xã hội hậu kỹ nghệ chú trọng đến tiêu thụ và an hưởng, “Nhiều người sẽ tốt nghiệp ở Hoa Kỳ vào năm 2006 với các văn bằng có liên quan đến tập luyện thể thao hơn là các văn bằng kỹ thuật điện”, Jeffrey Immelt, giám đốc điều hành hãng General Electric đã cho biết, “Thành ra, nếu chúng ta muốn trở thành một thủ đô về đấm bóp của thế giới, thì rõ ràng là chúng ta đang ở đúng đường rồi”.

Không một thống kê nào diễn tả được mối lo này hơn là những số liệu thống kê cho thấy sự suy thoái trong kỹ nghệ. Vào năm 2005, Hiệp hội Hàn Lâm Quốc gia đã đưa ra một báo cáo cảnh báo rằng chẳng bao lâu nữa, Hoa Kỳ sẽ mất đi vai trò đặc quyền là một trung tâm khoa học của cả thế giới. Bản báo cáo cho biết, vào năm 2004, ở Trung Quốc có 600.000 kỹ sư tốt nghiệp, Ấn độ 350.000 trong khi Hoa Kỳ chỉ có 70.000. Các con số này lập đi lập lại trong hàng trăm cuốn sách, bài viết và các trang blog, kể cả trong một bài đặc biệt về chủ đề này – bài Congressional Record, trên tờ Fortune và trên các bài diễn văn của cây cổ thụ của ngành công nghệ như Bill Gates. Và thật ra, con số này có lẽ đã là nguyên nhân gây ra sự tuyệt vọng. Hoa Kỳ có hy vọng gì khi mà cứ giữa mỗi kỹ sư Hoa Kỳ có năng lực lại có 11 người là Trung Quốc hay Ấn Độ ? Bản báo cáo cho thấy, với chi phí đào tạo một nhà hoá học hay kỹ sư ở Hoa Kỳ, một công ty có thể thuê được 5 hóa học gia nhiệt thành được đào tạo tốt từ Trung Quốc, hoặc 11 người kỹ sư ở Ấn độ.

Vấn nạn duy nhất chính là những con số đó hoàn toàn sai. Carl Bialik, một ký giả của tờ Wall Street Journal và một số học giả đã điều tra sự thể. Lập tức, họ tìm ra rằng các con số tốt nghiệp từ Á Châu này bao gồm cả những người tốt nghiệp từ những chương trình học 2 hoặc 3 năm - những sinh viên có được chứng chỉ tốt nghiệp từ những bài vở đơn giản về kỹ thuật. Một số giáo sư ở trường Pratt School of Engineering tại Đại học Duke đã đi Trung Quốc và Ấn Độ để thu thập các dữ liệu từ các nguồn tư nhân cũng như chính phủ đồng thời phỏng vấn nhiều thương nhân và học giả. Họ đã đi đến kết luận rằng loại đi số tốt nghiệp các chương trình hai hoặc ba năm đưa con số của Trung Quốc xuống còn chừng 350.000, và ngay cả con số này cũng giảm bớt nhiều từ cách xác định chữ “kỹ sư” vốn thường bao gồm cả những người sửa chữa kỹ thuật và cơ khí ô tô. Bialik ghi nhận rằng National Science Foundation, khi theo sát những con số thống kê này đã đưa các con số của Trung Quốc xuống còn chừng 200.000 một năm. Ron Hira, một giáo sư về chính sách công cộng tại Rochester Institute of Technology đưa ra con số tốt nghiệp người Ấn Độ vào khoảng từ 120.000 đến 130.000 một năm. Điều này có nghĩa là , tính theo đầu người, Hoa Kỳ thực đã đào tạo nhiều kỹ sư hơn là Trung Quốc và Ấn Độ.

Và các con số ấy không hề nhắc gì đến chất lượng đào tạo. Là một người từng lớn lên ở Ấn Độ, tôi đánh giá đúng đắn được những ưu điểm của trường IIT (Indian Institute of Technology) trường kỹ thuật nổi tiếng của đất nước này. Sức mạnh lớn nhất của trường này chính là họ thực hiện một kỳ thi nhập học khó khăn, ganh đua nhất thế giới. Ba trăm ngàn học sinh dự thi, chỉ có năm ngàn được trúng tuyển - một tỉ lệ nhập học của 1.7 phần trăm (so với tỉ lệ 9 hoặc 10 phần trăm của các trường như Harvard, Yale và Princeton). Sinh viên đủ điểm đậu là những người thông minh, sáng sủa nhất trong hàng tỉ người. Đặt vào bất cứ hệ thống giáo dục nào, họ cũng xuất sắc. Thực ra, nhiều sinh viên trường IIT chắc chắn là hạng thứ, với trang bị xoàng, giảng viên khác nhau và các bài vở thiếu sáng kiến. Rajiv Sahney, người đã theo học trường IIT, sau đó là trường Caltech, đã cho biết “Lợi thế chủ yếu của trường IIT là kỳ thi tuyển nhập học, vốn được thực hiện một cách siêu đẳng để tuyển chọn các sinh viên cực kỳ thông minh. Còn về dạy học và trường sở, không thể so sánh được với bất cứ trường kỹ thuật tử tế nào ở Hoa Kỳ”. Và một khi vượt ra ngoài khỏi trường IIT và các đại học ưu tú kiểu đó - vốn cho tốt nghiệp dưới 10 ngàn sinh viên hàng năm - chất lượng giáo dục cấp cao ở Trung Quốc và Ấn Độ vẫn còn hết sức nghèo nàn, khiến đó là nguyên nhân vì sao rất đông sinh viên đã rời bỏ sứ sở để đi học ở ngoại quốc.

Các số liệu đã xác định những ấn tượng có tính giai thoại này. Vào năm 2005, viện McKinsey đã thực hiện một nghiên cứu về “Thị trường Lao động mới nổi lên” và tìm thấy một mẫu (chứng liệu) của hai mươi tám quốc gia mức lương thấp có khoảng 33 triệu chuyên viên trẻ đang sẵn có để tuyển dụng, so sánh với chỉ 15 triệu trong mẫu (chứng liệu) của tám quốc gia trả lương cao (Hoa Kỳ, Anh Quốc, Đức, Nhật Bản, Úc, Canada, Ireland và Nam Triều Tiên). Nhưng có bao nhiêu người trong số những chuyên viên trẻ này ở các quốc gia trả lương thấp có đủ năng khiếu cần thiết để thi thố trong một thị trường toàn cầu ? “Chỉ một phần trong số này có thể làm việc thành công ở một nước khác”, bản báo cáo với dẫn chứng các giải thích chủ yếu về chất lượng giáo dục nghèo nàn đã cho thấy như thế. Ở cả Trung Quốc và Ấn Độ, bản báo cáo ghi nhận, ngoài con số nhỏ của các trường thượng hạng, chất lượng và số lượng giáo dục là thấp. Chỉ có 10 phần trăm sinh viên Ấn Độ có được các loại giáo dục hậu đại học. Do đó, bất chấp một nhu cầu rất cao về các kỹ sư, vẫn chỉ có một số tương đối nhỏ được đào luyện tử tế. Mức lương của những người được đào tạo kỹ sư tại những quốc gia ấy tăng 15 phần trăm hàng năm, một chỉ dấu chắc chắn cho thấy là số cầu vượt quá số cung. (Nếu bạn là người chủ thuê mướn người làm, và bạn có thể tìm được hàng ngàn các kỹ sư được đào tạo giỏi ra trường hàng năm, chắc bạn sẽ không tăng lương cho người làm việc đến mức 15 phần trăm hết năm này qua năm khác).

Giáo dục cao hơn chính là kỹ nghệ tốt nhất của Hoa Kỳ. Có hai thứ hạng trường đại học trên thế giới. Trong một của hai thứ hạng ấy, theo một nghiên cứu có chất lượng được thực hiện bởi các nhà khảo cứu Trung Quốc, tám trong mười trường đại học hàng đầu của thế giới là ở Hoa Kỳ. Ở các nước khác, 7 trường có phẩm chất hơn của Times Higher Educational Supplement ở London. Sau đó, con số không thay đổi nữa. Trong hàng hai mươi trường hàng đầu, mười bảy trên mười một trường là ở Hoa Kỳ; trong năm mươi trường đứng đầu ba mươi tám trường ở Hoa Kỳ. Nội dung cứ thế không thay đổi. Với 5 phần trăm dân số thế giới, Hoa Kỳ rõ ràng thống trị một nền giáo dục cao hơn, có 42 hoặc 68 phần trăm trường đại học đứng hàng đầu của thế giới (tùy vào bản nghiên cứu nào mà bạn dùng để đánh giá). Không có lãnh vực nào mà lợi thế của Hoa Kỳ quá mạnh như thế.

"Tương lai của các Trường Đại Học ở Châu Âu", một báo cáo năm 2006 của Centre for European Reform có bản doanh ở London chỉ ra rằng Hoa Kỳ đầu tư 2.6 phần trăm GDP của mình vào nền giáo dục cao hơn, so sánh với 1.2 phần trăm ở châu Âu và 1.1 phần trăm ở Nhật Bản. Tình hình khoa học còn đặc biệt đáng sợ. Một danh sách của 1000 nhà khoa học máy tính giỏi nnất thế giới được tốt nghiệp ở đâu cho thấy mười trường học giỏi nhất đều là của Mỹ. Hoa Kỳ chi tiêu vào lĩnh vực Nghiên cứu và Phát triển vẫn cao hơn Âu châu, và sự hợp tác của họ giữa kinh doanh và các viện đào tạo giáo dục là không nơi nào trên thế giới có thể so sánh được. Cho đến nay, Mỹ vẫn là điểm thu hút với giới sinh viên học sinh, chiếm 30 phần trăm tổng số sinh viên nước ngoài trên toàn cầu. Tất cả các thuận lợi này không dễ dàng xoá bỏ, bởi vì cấu trúc của các trường đại học ở Nhật bản và Âu châu - đa số điều hành bởi quan liêu, nhà nước - có lẽ khó có thể thay đổi. Và trong khi Trung Quốc, Ấn độ đang mở thêm nhiều truờng mới, không phải dễ dàng để tạo được các đại học có hạng trên thế giới trong một vài thập niên. Đây là con số thống kê về các kỹ sư mà có lẽ quý bạn chưa tùng nghe qua. Ở Ấn Độ, các trường Đại học cho tốt nghiệp giữa 35 và 50 tiến sĩ ngành khoa học máy tính hàng năm; ở Hoa Kỳ con số đó là 1000.

Học cách Suy nghĩ

Nếu các Đại học ở Hoa Kỳ là hàng đầu, ít người tin rằng điều ấy có thể được nói về các ngôi trường của mình. Mọi người biết rằng hệ thống truờng học ở Mỹ đang khủng hoảng và học sinh của mình đặc biệt kém về toán và khoa học, hết năm này qua năm khác trong các xếp hạng quốc tế. Nhưng các con số thống kê ở đây, dù không sai lầm vẫn cho thấy một điều gì hơi khác. Vấn nạn thực sự của Hoa Kỳ là điều không phải thuộc về sự xuất chúng mà là về sự truy cập. Từ khởi đầu của mình vào năm 1995, các Khuynh hướng Toán Học Quốc tế và Nghiên cứu Khoa học (TIMSS, Trends in International mathematic and Science Study) đã trở thành chuẩn mực để so sánh các chương trình giáo dục trên cả nước. Kết quả gần đây nhất, từ năm 2003, đưa Hoa Kỳ dứt khoát vào giữa hàng tiền đạo. Hoa Kỳ thắng điểm trung bình của hai mươi bốn nước bao gồm trong bản nghiên cứu. Học sinh lớp tám giỏi hơn học sinh lớp bốn (hai lớp được dùng để đánh giá) nhưng vẫn tụt sau các hạng tương ứng ở những nước như Hòa Lan, Nhật và Singapore. Báo chí đã thuật lại tin này với một thiên hướng có thể đoán trước được về sự thảm thương: "Quả bom kinh tế nổ chậm: thiếu niên Hoa Kỳ nằm trong hạng tồi về toán" tờ Wall Street Journal tường thuật.

Nhưng dù cho điểm toán và khoa học của Mỹ kém xa các nước đứng đầu như Singapore và Hongkong, các điểm trung bình tổng thể ẩn chứa sự khác biệt sâu sắc về chủng tộc, khu vực và kinh tế xã hội. Các học sinh thiểu số và nghèo đứng hạng rất thấp dưới mức trung bình của Hoa Kỳ, trong khi, như một nghiên cứu ghi nhận, "các học sinh thuộc các khu vực giáo dục vùng nông thôn phong phú của Hoa Kỳ xếp hạng gần ngang các học sinh ở Singapore, nước hàng đầu thắng điểm dễ dàng trong thứ hạng toán của hệ thống TIMSS" . Đây là những học sinh về sau này sẽ tiếp tục đua tranh và lấp vào các vị trí hiếm hoi trong các trường đại học hàng đầu của Mỹ. Thí dụ như, sự khác biệt giữa các điểm trung bình trong các khu vực giáo dục nghèo và giàu có trong phạm vi nước Mỹ là bốn đến năm lần lớn hơn khác biệt giữa điểm trung bình toàn quốc giữa Mỹ và Singapore. Nói một cách khác, Mỹ là một quốc gia lớn và khác nhau với một vấn nạn có thực về bất bình đẳng. Trải qua thời gian, điều này sẽ chuyển dịch thành một vấn nạn có tính cạnh tranh, bởi vì, nếu chúng ta không thể giáo dục và huấn luyện một phần ba dân số lao động để có thể tranh đua trong một nền kinh tế của kiến thức, điều đó sẽ lôi cả nước đi xuống. Nhưng chúng ta biết được điều gì có hiệu quả. Đội quân to lớn của các sinh viên trong các trường đại học đứng năm hàng đầu của Hoa kỳ được xếp ngang hàng với các sinh viên giỏi nhất thế giới. Họ làm việc chăm chỉ và có một đời sống ngoại khóa và lịch học tập cao, như bất cứ ai từng đến một khu làng đại học ở Ivy League có thể minh xác được.

Tôi đã trải qua bậc tiểu học, trung học ở Mumbai, tại Cathedral and John Connon School, một trường xuất sắc. Phương pháp của trường này (ba mươi năm trước đây) phản ánh lối dạy học đuợc mô tả như là kiểu "Người châu Á ", trong đó phần thưởng được dựa vào trí nhớ và bài kiểm tra liên tục.Thực ra đây là phương pháp sư phạm cũ của Anh và Âu châu, một lối sư phạm mà hiện nay được mô tả là kiểu người châu Á. Tôi còn nhớ đã phải học thuộc lòng một số lượng cực lớn các bài vở, nôn mửa ra vào các bài thi rồi lập tức quên tất. Khi đi học bậc cao đẳng ở Hoa Kỳ, tôi đối diện với một thế giới hoàn toàn khác. Trong khi hệ thống của Mỹ quá thả lỏng về sự nhớ thuộc và tính khắt khe - dù là ở môn thi ca hay toán học - hệ thống này lại giỏi hơn nhiều trong việc phát triển các tính năng quan trọng của tinh thần, cái mà chúng ta cần đến để thành công trong đời sống. Các hệ thống giáo dục khác dạy mình đi thi, hệ thống giáo dục Hoa Kỳ dạy ta biết suy nghĩ.

Chắc chắn rằng phẩm chất này sẽ giải thích tại sao Mỹ sản xuất ra quá nhiều giới doanh thương, các nhà sáng chế và những người mạo hiểm. Ở Mỹ, con người được phép trở nên bạo dạn, dám thử thách, chịu thất bại và tự đứng lên. Chính là nước Mỹ, chứ không phải Nhật Bản đã sản sinh ra hàng tá những người đoạt giải Nobel. Tharman Shanmugaratnam, gần đây là bộ trưởng giáo dục của Singapore, đã giải thích sự khác nhau giữa quốc gia của ông và Hoa Kỳ. "Chúng ta đều có các chế độ nhân tài", Shanmugaratnam nói, "của quý vị là một chế độ nhân tài về tài năng; của chúng tôi là một chế độ nhân tài về thi cử. Chúng tôi biết rèn luyện nhân tài để ứng thí. Quý vị biết cách sử dụng tài năng con người đến toàn diện nhất. Cả hai đều quan trọng, nhưng có một số phần của trí thức mà chúng tôi không được thử thách tốt - như sự sáng tạo, óc hiếu kỳ, ý hướng mạo hiểm, tham vọng. Hơn hết, Mỹ có được một nền văn hóa về sự học hỏi đã thử thách được hiểu biết có tính truyền thống, ngay cả có phải thử thách đương đầu với thế quyền. Đây là những khu vực mà Singapore phải học từ nước Mỹ".

Đấy là một nguyên nhân mà gần đây các giới chức Singapore đã đến thăm các trường sở của Mỹ để học cách tạo nên một hệ thống có thể nuôi dưỡng và mang lại sự khéo léo, suy nghĩ nhanh nhạy và giải quyết vấn đề. Như tờ Washington Post tường thuật vào tháng Ba năm 2007, những nhà nghiên cứu từ các trường giỏi nhất của Singapore đã đến Học viện Khoa Học, một trường công lập rất thu hút tại Virginia, để khảo sát các phương pháp dạy học của Mỹ . Khi các sinh viên "nghiên cứu những cây thảo mộc tí hon, sự biến đổi có tính di truyền vào một buổi trưa gần đây, vẽ những chiếc lá và ghi chép các dữ liệu xuống", những người khách Singapore đã "ghi lại thời gian bao lâu mà các giáo sư đợi học sinh trả lời được câu hỏi, các học sinh phát biểu bao nhiêu lần và bảo vệ các quan điểm của họ như thế nào". Har Hui Peng, một vị khách từ Viện Hwa Chong của Singapore đã có ấn tượng, như tờ Post thuật lại "Chỉ bằng cách quan sát, quý vị có thể thấy các học sinh nhập cuộc hơn, thay vì cứ được nhồi nhét suốt ngày". Har nói. Bài báo tiếp tục, "[ở Singapore], bà cho biết, các phòng học luôn đầy nhưng ảm đạm, và các sinh viên thông minh nhưng do dự tình nguyện trả lời câu hỏi. Để khuyến khích tính tự phát, Hwa Chong hiện nay dựa 10 phần trăm điểm của mỗi học sinh vào việc tham gia phát biểu".

Trong khi Mỹ kinh ngạc về các năng khiếu thi cử của Á Châu, các nước Á châu đến Hoa Kỳ để tìm ra cách làm sao cho trẻ con của mình biết nghĩ. Các trường hàng đầu ở Bắc Kinh và Thượng Hải đang tập chú vào các tổ nhóm khảo cứu độc lập, ganh đua khoa học và tinh thần doanh nghiệp" Rosaline Chia, một nhà giáo khác trong chuyến đi thăm Mỹ nói. "Có lẽ chúng tôi cần phải nuôi dưỡng điều ấy nhiều hơn - đối thoại giữa thầy và trò". Những thay đổi ấy không đến dễ dàng. Thực ra Nhật Bản gần đây đã thử cải thiện tính mềm dẻo của hệ thống giáo dục bằng cách cắt bỏ các lớp học bắt buộc vào Thứ Bảy và tăng thêm thời gian hướng vào các nghiên cứu chung, những thứ mà học sinh và người dạy có thể cùng theo đuổi sở thích của riêng mình. "Nhưng việc chuyển dịch đến yutori kyoiku, hay giáo dục thoải mái của Nhật" tờ báo cho biết "đã bị dội ngược lại về căn bản từ những phụ huynh cứ lo lắng rằng con cái mình học không đủ và điểm thi cứ bị tụt giảm". Nói một cách khác, chỉ đơn giản thay đổi chương trình giảng dạy - một nỗ lực từ trên xuống - chỉ dẫn đến sự đề kháng chống lại. Văn hóa Hoa Kỳ tán dương và củng cố khả năng giải quyết khó khăn, tra vấn quyền lực và suy nghĩ khác thường. Họ cho phép con ngưòi được vấp ngã để có thể cho họ một cơ hội lần hai, lần ba. Họ ban thưởng những người tự làm nên và lập dị. Đây là những lực lượng ở dưới đáy tầng vốn không thể sản xuất ra từ sắc lệnh của chính phủ được.

(Còn tiếp)

____________________

i. Trích dẫn của Immelt xuất hiện nguyên thủy từ một cuộc phỏng vấn với tạp chí Globalist "A CEO's
Responsobilities in the Age of Globalization", March 17, 2006.


ìi. Bialik đã viết hai bài trong chủ đề này trên Wall Street Journal: " Outsourcing Fears Help Inflate Some
Numbers", Aug, 26, 2005 và "Sounding the Alarm with a Fuzzy Stat", Oct 27, 2005. The Duke Study


ìi. Theo The Emerging Global Market: Part 2 - The Supply of Offshore Talent in Services (McKinsey Global
Institute, June 2005).


iv. Theo Alan S. Brown và Linda LaVine Brown "What are Science &Math Test Scores Really Telling US? " Bent
of Tau Beta Pi, Winter 2007, pp. 13-17.


v. Theo Michael Alison Chandler "Asian Educators Looking to London for an Edge", Washington Post, March 19,
2007



Sức Mạnh Hoa Kỳ

Kỳ 5


Vũ khí Bí mật của Hoa Kỳ

Các lợi thế của Hoa Kỳ có thể nhìn thấy rõ ràng khi so sánh với Á Châu, vốn là một lục địa với đa phần là những quốc gia đang phát triển. Với Âu Châu, sự chênh lệch mỏng nhẹ hơn là nhiều người Mỹ từng biết. Khu vực Âu châu đã từng phát triển nhanh chóng ở mức độ ấn tượng, vào khoảng tốc độ tính theo đầu người gần tương đương với Hoa Kỳ từ năm 2000. Khu vực này có được một nửa số lượng các đầu tư nước ngoài, tự hào về năng lực sản xuất của mình mạnh mẽ như nền sản xuất của Hoa Kỳ và đã tạo được 30 tỉ thặng dư thương mại từ tháng Giêng đến tháng Mười vào năm 2007. Trong chỉ số Cạnh tranh WEF, các nước Âu châu chiếm bảy trong mười hàng đầu. Châu Âu có các khó khăn của họ - tỉ lệ thất nghiệp cao, thị trường lao động cứng nhắc - nhưng cũng có các lợi thế, bao gồm hệ thống y tế và hưu bổng linh động, hiệu quả về tài chính. Quan trọng hơn cả, Âu châu đại diện cho sự thử thách ngắn hạn đáng kể với Hoa Kỳ trong khu vực kinh tế.


Nhưng Âu châu có một bất lợi quan trọng. Hay, nói cho đúng hơn, Hoa Kỳ có một lợi thế quan yếu trên Âu châu và hầu hết các quốc gia phát triển. Hoa Kỳ là một sức mạnh có tính nhân khẩu học. Nicholas Eberstadt, một học giả tại American Enterprise Institute, ước định rằng dân số Hoa Kỳ sẽ tăng hơn 65 triệu vào năm 2030, trong khi Âu châu vẫn "gần như đình trệ". Âu châu, Eberstadt ghi nhận, "vào khi ấy sẽ có hơn gấp đôi các công dân cao niên hơn 65 tuổi so với trẻ em dưới 15 tuổi, nghĩa là những chỉ hướng mạnh mẽ về một tương lai già cỗi. (Ít trẻ em trong hiện tại có nghĩa là ít người làm việc về sau này). Ngược lại, ở Hoa Kỳ, lượng trẻ con sẽ tiếp tục át đảo số người cao tuổi. Bộ phận dân số của Liên Hiệp Quốc ước tính rằng tỉ lệ giữa người trong độ tuổi đi làm và các công dân cao niên sẽ giảm từ 3:8:1 trong hiện tại xuống 2:4:1 vào năm 2030. Ở Hoa Kỳ, con số này sẽ giảm từ 5:4:1 xuống còn 3:1:1. Một số khó khăn về nhân khẩu này có thể sẽ được cải thiện nếu giới cao niên ở Âu châu chọn giải pháp làm việc nhiều hơn, nhưng cho đến nay thì không và các chiều hướng cho thấy khó thay đổi ngược lại" . Phương cách duy nhất để đảo ngược sự xuống dốc về nhân khẩu này là Âu châu phải thu nhận nhiều di dân hơn. Người Âu châu bản xứ thực đã ngưng không còn sinh sản để thay thế chính mình nữa từ năm 2007, do đó ngay cả việc muốn duy trì dân số hiện hữu cũng đã phải cần đến một lượng di dân có mức độ. Muốn tăng trưởng lại phải cần nhiều hơn nữa. Nhưng các xã hội châu Âu dường như không có khả năng tiếp nhận và đồng hóa được con người từ các văn hóa xa lạ và không quen thuộc, đặc biệt là từ những khu vực nông thôn và lạc hậu trong các nước Hồi Giáo. Vấn đề bên nào có lỗi ở đây - xã hội hay người di dân - là không thích hợp. Thực tại chính trị là Âu châu đang đi đến việc tiếp nhận di dân ít đi vào thời điểm mà tương lai kinh tế của họ dựa vào khả năng tiếp nhận nhiều hơn. Trong khi đó, Mỹ đang tạo nên một quốc gia toàn cầu đầu tiên, hình thành từ tất cả các màu da, chủng tộc và nguồn gốc, cùng sống làm việc trong một sự hài hòa đáng kể.

Ngạc nhiên thay, nhiều quốc gia Châu Á - trừ Ấn độ - lại đang ở trong tình huống nhân khẩu còn tệ hơn cả Âu Châu. Tỉ lệ sinh sản ở Nhật, Đài Loan, Triều Tiên, Hongkong và Trung Quốc đang ở mức rất thấp so với tỉ lệ thay thế của 2.1 lần sinh sản cho phụ nữ, và các ước tính cho thấy rằng các nước Á Châu sẽ đối diện với một suy giảm có tầm cỡ trong dân số lao động vào nửa thế kỷ sắp tới. Dân số tuổi lao động ở Nhật đã suy giảm; vào năm 2010 Nhật sẽ có ba triệu người làm việc ít hơn so với năm 2005. Dân số lao động ở Trung Quốc và Triều Tiên cũng suy giảm trong vòng thập niên tới. Goldman Sachs tiên đoán rằng tuổi trung bình của Trung Quốc sẽ gia tăng từ ba mươi ba tuổi trong năm 2005 lên đến bốn mươi lăm tuổi vào năm 2050, một con số già cỗi đáng kể của dân số. Vào năm 2030, Trung Quốc có thể có số người già trên sáu mươi hơn số trẻ em dưới mười lăm tuổi. Và các quốc gia ở Á Châu cũng có nhiều vấn nạn về di dân như các quốc gia Âu châu. Nhật bản đối diện với sự thiếu hụt lớn về tiềm năng người làm việc bởi vì đất nước này đã không nhập đủ số di dân lại còn không cho phép phụ nữ được tham gia đầy đủ trong lực lượng lao động.

Ảnh hưởng của nạn dân số già cỗi rất đáng lo ngại. Trước tiên, là gánh nặng về tiền hưu trí - ít người làm việc nhưng lại phải hỗ trợ nhiều người cao tuổi hơn. Thứ nhì là, như nhà kinh tế học Benjhamin Jones đã cho thấy, hầu hết các nhà sáng chế phát minh - và đa số đông đảo những người đoạt giải thưởng Nobel - thực hiện hầu hết các công trình của mình trong khoảng tuổi từ ba mươi đến bốn mươi bốn. Nói một cách khác, một dân số lao động ít hơn, có nghĩa là ít các tiến bộ về khoa học, công nghệ và quản trị hơn. Thứ ba, khi hạn tuổi lao động đi từ những người cần kiệm đến những người tiêu tiền, sẽ tạo những phân rẽ khốc liệt đến mức độ tiết kiệm và đầu tư của cả nước. Đối với những thành phần làm việc ở các nước kỹ nghệ tiền tiến - vốn đã ổn định hơn, thoả mãn hơn và không có thiên hướng phải làm việc nhiều - thì nạn yếu kém về nhân khẩu quả là một căn bệnh giết người.

Người bản địa, dân số da trắng Mỹ có tỉ lệ sinh sản thấp như những người da trắng bản xứ ở Âu Châu. Nếu không có di dân, mức tăng trưởng GDP của Mỹ trong một phần tư thế kỷ vừa qua chắc cũng tương tự như Âu Châu. Sự sắc bén của Mỹ trong sáng kiến áp dụng cái mới đa phần là một sản phẩm của di dân. Sinh viên ngoại quốc và di dân chiếm đến 50 phần trăm số lượng người làm công tác khảo cứu trong nước và, trong năm 2006, họ đã đạt được 40 phần trăm các văn bàng tiến sĩ trong ngành khoa học, kỹ thuật và 65 phần trăm trong ngành khoa học máy tính. Vào năm 2010, các học sinh ngoại quốc sẽ đạt được hơn 50 phần trăm của tất cả các bằng tiến sĩ trong mọi ngành học ở Hoa Kỳ. Trong ngành khoa học, con số ấy sẽ gần đến 75 phần trăm. Hơn một nửa các khởi động ở khu Silicon Valley có một người là di dân hoặc thế hệ người Mỹ thứ nhất. Sức bùng nổ đầy tiềm năng mới của Mỹ, sự sắc bén của họ trong công nghệ nano, sinh học, năng lực sáng tạo tương lai - tất cả đều nương tựa vào các chính sách di dân. Nếu nước Mỹ có thể giữ được những con người mình đào tạo ở lại trong nước, cái mới sẽ xuất hiện ở đấy. Nếu những người này rời đi, trở về nước, cái mới sẽ đi theo họ.

Di dân cũng mang lại cho nước Mỹ một phẩm chất hiếm của một đất nước giàu có: háo hức và đầy năng lực. Khi đất nước này trở nên thịnh vượng, xung lượng này đi tới và thay thế những nhược điểm. Nhưng Mỹ đã tìm được một phương cách để giữ mình luôn có sức sống từ dòng chảy của những con người đi tìm một đời sống mới trong một thế giới mới. Đấy là những con người làm việc miệt mài nhiều giờ, hái trái cây dưới sức nóng thiêu đốt, rửa chén, xây nhà, làm ca đêm lau chùi dọn rác. Họ đến Hợp chủng Quốc Hoa Kỳ trong những điều kiện khủng khiếp, rời bỏ gia đình, cộng đồng, chỉ vì muốn làm việc và đi về phía trước. Nước Mỹ đã từng lo lắng rất nhiều về những người di dân này - dù họ đến từ Ái Nhĩ Lan hay Ý, Trung Quốc hay Mễ. Nhưng những người di dân này đã trở nên xương sườn của thành phần làm việc ở Mỹ, con cái và cháu chắt của họ đã gia nhập vào dòng chính của Mỹ. Hoa Kỳ đã có khả năng khơi dòng được năng lượng này, quản trị được sự dị biệt, đồng hóa được những người mới đến và tiến về phiá trước một cách thuận lợi về kinh tế. Cuối cùng, đây chính là những gì đã tạo cho đất nước này khác với các kinh nghiệm ở Anh Quốc và tất cả các bài học lịch sử của các sức mạnh kinh tế vĩ đại đã từng trở nên béo phì và lường biếng rồi tụt lại phía sau khi họ phải đối diện với sự gia tăng của những đất nước đói kém, mất mùa hơn.


Bức Tranh Vĩ mô

Nhiều chuyên gia, học giả, ngay cả một số chính khách từng lo lắng về một tập hợp các con số thống kê đã báo trước điều xấu cho Hoa Kỳ. Mức tiết kiệm là con số không, mức thâm thủng hiện tại, thiếu hụt giao thương và thâm thủng ngân sách đều cao, lợi tức bình quân không tăng lên được, và các hứa hẹn giải quyết thì không chống đỡ nổi. Đây là những lo lắng có cơ sở và phải được giải quyết từ Washington. Nếu cơ chế kinh tế của Hoa Kỳ là sức mạnh chủ lực của mình thì cơ chế chính trị lại là nhược điểm cơ bản của họ. Nhưng các con số có thể chẳng cho chúng ta biết được tất cả những gì chúng ta cần biết. Các thống kê kinh tế mà chúng ta dựa vào chỉ cho chúng ta thấy những biện pháp không thích hợp, có tính tương đối của một nền kinh tế. Đa phần được hình thành trong cuối thế kỷ mười chín nhằm diễn tả một loại kinh tế kỹ nghệ với những hoạt động bị giới hạn vào các biên giới. Hiện nay chúng ta sống trong một thị trường toàn cầu liên hợp, với các cuộc cách mạng về các công cụ tài chính, công nghệ và giao thương. Có lẽ rằng chúng ta chưa đo lường đúng đắn được mọi thứ.

Chẳng hạn như, đã thường là một quy luật về kinh tế vĩ mô rằng trong một nền kinh tế kỹ nghệ tiến bộ có một thứ được gọi là Tỉ lệ thất nghiệp không Gây ra lạm phát (NAIRU- The nonaccelerating inflation rate of unemployment). Về căn bản, điều này có nghĩa là tỉ lệ thất nghiệp không thể rơi xuống thấp hơn một số mức độ, thường được giữ ở mức 6 phần trăm, mà không kéo theo nạn lạm phát gia tăng. Nhưng trong hai thập niên vừa qua, trong nhiều quốc gia Tây phương, đặc biệt là Hoa Kỳ, đã có tỉ lệ thất nghiệp xuống thấp hơn cả mức mà các kinh tế gia từng nghĩ đến. Hay là hãy nhìn vào mức thâm thủng hiện nay của Mỹ - trong năm 2007 đã đạt đến mức 800 tỉ, hay 7 phần trăm GDP - lẽ ra đã không thể chống đỡ được ở mức 4 phần trăm của GDP. Thâm thủng hiện nay đang ở mức nguy hiểm, nhưng chúng ta cũng nên nhớ rằng tính trọng đại của nó có thể được giải thích một phần từ thực tế là trên khắp thế giới có một sự thặng dư về vốn tiết kiệm và Hoa Kỳ vẫn còn giữ được sự ổn định khá khác thường và là một nơi có sức thu hút để đầu tư vào.

Richard Cooper của trường đại học Harvard còn lập luận rằng tỉ suất dành dụm của Mỹ đã bị tính toán sai, khiến đã vẽ nên một bức tranh không đúng về số nợ tín dụng khủng khiếp và các nợ nhà không kham nổi. Cooper lý luận, dù rằng nhiều hộ gia đình thực phải sống dưới mức trung bình nhưng bức tranh nhìn mạnh mẽ hơn ở tổng thể. Dành dụm tư nhân của Hoa Kỳ, bao gồm dành dụm từ các hộ gia đình (một tỉ số thấp “thường được trích dẫn” là vào khoảng 2 phần trăm thu nhập cá nhân) và dành dụm tập thể, đạt đến 15 phần trăm trong năm 2005. Nói một cách khách quan, sự suy giảm của dành dụm cá nhân đã giảm đi từ chính dành dụm tập thể. Quan trọng hơn nữa, toàn bộ khái niệm về “dành dụm quốc gia” có thể đã bị mất thời gian tính, không phản ánh được thực tế của các hình thức sản xuất mới. Trong một nền kinh tế mới, tăng trưởng đến từ “tập hợp nhưng con người tạo ra hàng hóa và sản phẩm mới, chứ không phải từ sự tích lũy vốn” vốn là quan trọng hơn trong đầu thế kỷ hai mươi. Tuy nhiên chúng ta vẫn tập chú vào việc đánh giá đồng vốn. Cooper viết rằng, hệ thống tài khoản quốc gia (national accounts) vốn bao gồm GDP và các đánh giá truyền thống về sự dành dụm quốc gia “được làm thành công thức ở Anh Quốc và Mỹ vào những năm 1930, vào cao điểm của thời đại kỹ nghệ”.

Các kinh tế gia xác định sự dành dụm là loại lợi tức, thay vì đi vào sự tiêu dùng lại được dùng để tạo nên sự chi xài khả thi cho tương lai. Phương cách đánh giá hiện tại tập chú vào vốn vật chất và nhà cửa. Cooper lý luận rằng loại đánh giá này là lạc hướng. Cách chi tiêu về giáo dục được coi như “sự tiêu thụ”, nhưng trong một nền kinh tế có nền tảng trên kiến thức, giáo dục có chức năng như sự tiết kiệm – chính sự dành dụm chi xài ngày hôm nay để tăng vốn nhân lực và nuôi dưỡng lợi tức và sức chi xài trong tương lai. Trong khi đó, các loại Nghiên cứu và Phát triển (R&D) tư nhân hoàn toàn không hề được tính vào tài khoản quốc gia, mà lại xem như một thứ chi phí thương mại trực tiếp – cho dù hầu hết các nghiên cứu đều cho thấy rằng các công trình Nghiên Cứu và Phát Triển đều mang lại lãi ròng cao, cao hơn cả các đầu tư vào gạch ngói và bê tông, vốn đang được tính bằng các định giá hiện tại như của tiết kiệm. Do đó Cooper đã tính các loại hàng hóa lâu bền (consumer durables), giáo dục và các công trình Nghiên cứu/Phát Triển như của cải tiết kiệm (savings), khiến mang lại cho Hoa Kỳ một tỉ lệ tiết kiệm cao đáng kể. Lối đánh giá mới này trên quốc tế cũng sẽ nâng cao con số của các quốc gia khác, nhưng sự đóng góp về giáo dục, nghiên cứu/phát triển và các mặt hàng hóa xử dụng lâu bền vào tổng thể tiết kiệm "ở Hoa Kỳ là cao hơn nhiều so với hầu hết các nước khác, có lẽ chỉ trừ một số ít các nước ở Bắc Âu".

Với tất cả những phân chia này, Hoa Kỳ vẫn còn những vấn nạn nghiêm trọng. Nhiều khuynh hướng có liên quan đến bức tranh kinh tế vĩ mô là đáng lo ngại.

Bất chấp tỉ lệ dành dụm như thế nào, Hoa Kỳ đã rơi sụp nhanh từ hai thập niên qua. Bằng tất cả các tính toán, hệ thống chăm sóc sức khoẻ (medicare) đang đe dọa làm khánh tận ngân quỹ liên bang. Cú thay đổi từ thặng dư sang thâm thủng giữa năm 2000 và 2008 có những ám chỉ hết sức nghiêm trọng. Hơn thế nữa, thu nhập của hầu hết các gia đình chậm lại hoặc ngưng đọng. Bất bình đẳng gia tăng là đặc điểm quan trọng của thời đại mới, nung nấu bởi ba lực lượng - kiến thức kinh tế, công nghệ thông tin và nền toàn cầu hóa. Có lẽ điều đáng lo nhất là, Hoa Kỳ đang vay mượn đến 80 phần trăm từ thặng dư dành dụm của cả thế giới để sử dụng vào việc chi xài cho chính mình. Nói một cách khác, chúng ta đang bán tài sản của mình cho người ngoại quốc để mua thêm vài ly cà phê sữa mỗi ngày. Các khó khăn này đang tích lũy vào một thời điểm xấu, bởi vì, chính từ sức mạnh của mình, kinh tế Hoa Kỳ đang đối diện với những thử thách mạnh nhất của mình trong lịch sử.


_________________________

i. Những bài viết gần đây của Eberstadt cho thấy một bối cảnh rõ ràng về các khuynh hướng nhân khẩu trong các khu vực khác nhau cùng các tác động của chúng trên các nên kinh tế tương ứng. "Born in The USA" American

ii. Interest, May/June 2007; "Critical Cross-Cutting Issues Facing NorthEast Asia: Regional Demographic Trends and Prospects" Asia Policy (Jan 2007) và "Healthy Old Europe" Foreign Affair 86, no 3 (May/June 2007):55-68.


iii. Theo Richard N. Cooper "Living with Global Imbalances: A Contrarian View" Policy Briefs in International Economics (Institutue for International Economics, Nov. 2005)




- MỘT THẾ GIỚI HẬU HOA KỲ (THE POST AMERICAN WORLD)
Frareed Zakaria
Người dịch: Lê Quốc Tuấn

Sức Mạnh Hoa Kỳ

Kỳ 6

Mọi người đều tham dự cuộc chơi

Cho tôi được bắt đầu bằng một suy diễn rút ra từ quần vợt, môn thể thao ưa thích của tôi. Những người Hoa Kỳ say mê quần vợt từng ghi nhận một chiều hướng lo ngại gần đây: sự đi xuống của Mỹ trong giải vô địch quần vợt. Aron Pilhofer của tờ New York Times đã đăng tải những con số. Ba mươi năm trước đây, Hoa Kỳ có được một nửa số ứng viên (128 cầu thủ tham dự) trong giải US Mở rộng. Vào năm 1982, 78 trong số 128 tay vợt là người Mỹ. Năm 2007 chỉ có 20 tay vợt vào được vòng lựa, một con số phản ánh chính xác khuynh hướng tụt hậu qua hai mươi lăm năm. Hàng triệu phân tử trên màn hình máy tính đã tận hiến vào sự băn khoăn tại sao Hoa Kỳ lại có thể tụt hậu quánh xa và quá nhanh như thế. Câu trả lời nằm trong một tập hợp khác của các con số. Trong những năm 1970, khoảng hai mươi lăm nước gởi cầu thủ đến dự giải US Mở rộng. Ngày nay, vào khoảng ba mươi lăm nước gửi đi, nghĩa là tăng lên 40 phần trăm. Các nước như Nga, Nam Triều Tiên, Serbia và Úc ngày nay đang sản xuất ra các tay vợt đẳng cấp quốc tế, và Đức, Pháp cùng Spain đang rèn luyện nhiều cầu thủ hơn bao giờ. Vào những năm 1970, các nước khối Anglo Saxon - Mỹ, Anh và Úc - thống trị tuyệt đối môn quần vợt. Vào năm 2007, mười sáu tay vợt vào vòng chung kết là từ mười nước khác nhau. Nói cách khác, không phải là Mỹ đã trở nên dở đi trong hai thập niên qua. Mà chính là, bỗng nhiên, mọi người đều tham dự cuộc chơi.


Nếu môn quần vợt có thể là không đáng kể, hãy nhìn vào một môn chơi lớn hơn. Vào năm 2005, thành phố Nữu Ước nhận được một lời cảnh cáo. Hai mươi bốn trên hai mươi lăm công phiếu phát hành lần đầu ra công chúng (IPO - initial public offering) lớn nhất năm đó đã được chào mời ở những nước khác hơn là Mỹ. Điều này thật là giật mình. Các thị trường vốn tư bản của Mỹ lâu nay từng là thị trường dễ hoán chuyển, lớn nhất và sâu nhất trên thế giới. Thị trường này từng tài trợ sự thay đổi trong ngành kỹ nghệ trong những năm 1980, cuộc cánh mạng công nghệ của những năm 1990 và các tiến bộ đang xảy ra của ngành sinh học. Chính tính lỏng năng động của các thị trường này giữ cho thương mại Hoa Kỳ trở nên nhanh nhạy. Nếy Hoa Kỳ mất đi mối thuận lợi đặc biệt này thì đây là một tin rất xấu. Sự lo lắng lớn lao đến nỗi Thị trưởng Michael Bloomberg và Nghị sĩ Chuck Schumer của Uỷ ban McKinsey and company phải thực hiện một bản báo cáo định giá tính cạnh tranh tài chính của Nữu Ước. Bản báo cáo này được đưa ra hồi cuối năm 2006.

Đa số bàn luận về vấn đề này tập trung vào sự điều tiết quá mức của Mỹ, đặc biệt với các luật lệ sau vụ Enron như đạo luật Sarbanes-Oxley, và các mối đe doạ thường trực của kiện tụng tranh chấp lơ lửng trên môi trường thương mại ở Hoa Kỳ. Những điều tìm được này đúng nhưng không thực sự hiểu được những gì đã chuyển dịch thương mại ở ngoài nước. Mỹ đang thực hiện làm ăn thương mại như bình thường. Nhưng những người khác đang tham dự cuộc chơi. Luật Sarbanes-Oxley và các biện pháp quy định tương tự sẽ không thể có được cái tác động của chúng nếu như những điều luật lệ này không phải để đáp ứng cho thực tế rằng hiện đang có các thay thế. Những gì đang thực xảy ra ở đây, cũng như ở mọi lãnh vực khác là đơn giản: cuộc nổi dậy của những thành phần còn lại. Tổng số tất cả chứng khoán, công phiếu, tiền ký quỹ, các khoản nợ và các công cụ khác - như các cổ phiếu tài chính, bằng cách nói khác - vẫn vượt quá tổng số của bất cứ khu vực nào khác, nhưng các khu vực khác cũng nhìn thấy cổ phiếu tài chính của mình tăng lên nhanh chóng hơn nhiều. Điều này đặc biệt đúng trong sự vươn dậy của Á Châu - ở mức 15.5 phần trăm tăng trưởng hàng năm giữa các năm 2001 và 2005 - nhưng ngay cả khu vực Âu châu cũng vượt qua Mỹ, với tốc độ khoảng 6.5 phần trăm. Tổng số doanh thu thương mại và ngân hàng của Âu Châu là 98 tỉ trong năm 2005 gần ngang bằng với 109 tỉ doanh thu của Mỹ. Năm 2001, 57 phần trăm các công phiếu phát hành lần đầu ra công chúng xảy ra tại thị trường trao đổi hối đoái Mỹ, năm 2005 chỉ có 16 phần trăm. Vào năm 2006 Mỹ nắm được chưa đến một phần ba tổng số công phiếu phát hành lần đầu ra công chúng của năm 2001, trong khi thị trường trao đổi Âu châu tăng số lượng công phiếu này lên đến 30 phần trăm, và ở Á Châu (trừ Nhật) con số là gấp đôi. Công phiếu phát hành lần đầu ra công chúng là quan trọng vì chúng phát sinh ra "doanh thu tái diễn đáng kể cho thị trường chủ nhà" đồng thời đóng góp vào các nhận thức về sự rung động thị trường.

Sự kiện nước ngoài đang ký công phiếu phát hành lần đầu ra công chúng chỉ là một phần của câu chuyện. Những nguồn gốc mới căn cứ vào các công cụ tài chính nằm bên dưới như cổ phiếu hoặc chi trả tiền lời đang ngày càng trở nên quan trọng hơn đối với các quỹ đầu tư mạo hiểm, ngân hàng, các nhà bảo hiểm và tính năng động tổng thể của các thị trường quốc tế. Và người tham dự thống lĩnh trên các thị trường khế ước tài chính (derivatives market) trên thế giới là London. Thị trường trao đổi hối đoái London chiếm đến 40 phần trăm thị trường khế ước hối đoái và 34 phần trăm thị trường khế ước của trao đổi hối đoái. (Hoa Kỳ chỉ nắm được 16 và 4 phần trăm tương ứng của hai thị trường này). Toàn bộ trao đổi hối đoái Âu Châu đại diện cho hơn 60 phần trăm của các khế ước về lãi suất tiền lời, trao đổi ngoại tệ, vốn cổ phần và các loại có liên quan đến tài trợ tài chính. Các cuộc phỏng vấn của McKinsey với các nhà lãnh đạo thương mại toàn cầu cho thấy rằng Âu Châu không chỉ thống trị về các sản phẩm khế ước hiện có mà còn cả về sự sáng tạo ra các khế ước mới nữa. Các loại sản phẩm khế ước duy nhất mà Âu Châu theo vết Mỹ là các loại sản phẩm hàng hóa, vốn được tính là loại doanh thu tổng thể thấp nhất giữa các thứ loại khế ước chính.

Có một số nguyên nhân đặc biệt cho sự xụp đổ này. Nhiều cổ phần khổng lồ lần đầu bán ra công chúng trong năm 2005 và 2006 là dạng tư nhân hóa các công ty quốc doanh ở Âu châu và Trung Quốc. Những loại của Trung Quốc thường đi vào HongKong, còn những loại của Nga và Đông Âu đi vào thị trường London. Năm 2006, ba cổ phần lớn nhất tất cả đều đến từ các thị trường mới nổi. Nhưng đây là một phần của một chiều hướng lớn rộng hơn. Các nước và các công ty hiện nay có được các lựa chọn mà trước đây họ chưa từng có. Các thị trường vốn bên ngoài nước Mỹ - chính yếu là ở Hongkong và London - đều năng động và quản lý giỏi khiến cho phép các công ty vận dụng được các yếu tố khác như các múi giờ (time zones), tính đa dạng và chính trị vào các tính toán của mình.

Hoa Kỳ không làm ăn tệ hơn lệ thường. Hoa Kỳ vẫn hoạt động như mình vẫn luôn từng - có lẽ với một kiêu ngạo có tính tiềm thức rằng mình vẫn là đầu đàn. Các nhà lập pháp Mỹ vẫn ít khi nghĩ đến phần còn lại của thế giới khi soạn thảo luật pháp, các quy chế và chính sách. Các quan chức Mỹ ít khi tham chiếu đến chuẩn mực toàn cầu, và khi đất nước này phải đi đến việc thực thi một điều gì khác biệt, thì quan trọng là cả phần còn lại của thế giới sẽ phải phục vụ cho sự ngoại lệ của mình. Mỹ là quốc gia duy nhất trên thế giới ngoài Liberia và Myanmar, không dùng hệ thống metric. Khác hơn cả Somalia, Mỹ đơn độc không phê chuẩn Thông Ước quốc tế về Quyền trẻ em. Trong thương mại Mỹ không cần đến các tiêu chuẩn. Đấy là đất nước đã dạy cho thế giới biết làm thế nào để trở nên chủ nghĩa tư bản. Nhưng hiện nay, mọi người đang chơi ván cờ của Mỹ và chơi để chiến thắng.

Trong ba mươi năm vừa qua, Mỹ có mức thuế kinh doanh thấp nhất trong những quốc gia kỹ nghệ. Ngày nay, Mỹ là nước có mức cao thứ nhì. Mức thuế của Mỹ đã không hề tăng lên, nhưng các nước khác đã giảm xuống. Chẳng hạn như, Đức, từng là một người tin tưởng mãnh liệt vào hệ thống sưu thuế cao, đã cắt giảm thuế (bắt đầu từ năm 2008) để đáp ứng với các thay đổi từ các nước phía đông của mình như Slovakia và Austria. Lối cạnh tranh này giữa các nước kỹ nghệ hóa hiện đang trải rộng. Không phải là một cuộc đua xuống đáy - các nước vùng Scandinavian có thuế cao, dịch vụ tốt và tăng trưởng mạnh - nhưng là một truy tìm cho sự tăng trưởng. Lề luật của Hoa Kỳ thường là linh động hơn và thị trường thân thiện hơn các nước khác. Điều ấy không còn đúng nữa. Hệ thống tài chính London phải bị đại tu vào năm 2001, với một đơn thể duy nhất thay thế cho một mớ hỗn độn nháo nhào các lề luật, một nguyên nhân giúp bộ phận tài chính London hiện đang đánh bại New York trong một số đánh giá. Toàn bộ chính phủ Anh làm việc nỗ lực để tạo cho London thành một trung tâm toàn cầu, trong khi đó, Washington bỏ thì giờ và năng lực của mình ra để đánh thuế New York hầu có thể gởi doanh thu đi các nơi còn lại của đất nước. Những người điều động từ Poland, Shanghai đến Mumbai đang di chuyển hàng ngày để tạo cho hệ thống của mình thu hút hơn với các nhà đầu tư và công xưởng trên khắp thế giới. Ngay cả trong lãnh vực di dân, Liên hiệp Âu Châu đang sáng tạo ra một loại "thẻ xanh" mới, nhằm thu hút các công nhân khéo tay từ các nước phát triển.

Việc đứng đầu lâu quá cũng có những tiêu cực của nó. Thị trường Hoa Kỳ đã từng quá lớn đến nỗi người Mỹ luôn từng biết rằng tất cả các nước khác của thế giới sẽ gặp khó khăn để mà hiểu được. Chúng ta chưa từng trao đổi từ việc học hỏi các ngôn ngữ, văn hóa và thị trường ngoại quốc. Hiện nay điều này có thể khiến Hoa Kỳ trở nên bất lợi về cạnh tranh. Hãy nhìn vào việc Anh Ngữ phát triển khắp thế giới như một ẩn dụ. Người Mỹ đã từng thích thú với tiến trình này bởi vì chúng làm cho họ dễ dàng hơn trong việc đi du lịch và làm ăn ở ngoại quốc. Nhưng đối với những người địa phương, tiến trình này cho phép họ am hiểu và vươn đến được hai nền văn hóa và thị trường. Họ có thể nói được tiếng Anh nhưng đồng thời cũng nói được tiếng Phổ thông (Mandarin), Ấn ngữ hay tiếng Bồ đào nha. Họ có thể thẩm thấu vào trong thị trường Mỹ nhưng cũng có thể đi vào nội địa các thị trường Trung Quốc, Ấn độ hay Ba Tây. (Và trong tất cả các nước này, các thị trường không nói tiếng Anh vẫn còn là những thị trường lớn nhất). Ngược lại, người Mỹ chỉ có thể bơi trong một đại dương. Họ chưa từng phát triển khả năng để di chuyển vào trong một thế giới con người khác.

Chúng ta chưa từng chú ý đến sự kiện những phần còn lại của thế giới đang nổi dậy nhanh chóng như thế nào. Hầu hết các nước kỹ nghệ hóa - và cả một phần lớn của các nước chưa kỹ nghệ hóa - từng có các dịch vụ điện thoại di động tốt hơn của Mỹ. Ở khắp các nước kỹ nghệ hóa, từ Canada đến Pháp, Nhật bản, sóng truyền tin rộng (broadband) nhanh hơn và rẻ hơn, và Hoa Kỳ hiện đứng hàng mười sáu thế giới về sự thâm nhập sóng truyền tin rộng tính theo đầu người. Người Mỹ luôn luôn được các chính trị gia của mình cho biết rằng điều duy nhất mà chúng ta phải học từ các hệ thống y tế của các nước khác là chúng ta cần phải biết ơn hệ thống y tế của chúng ta. Hầu hết người Mỹ không thèm để ý đến thực tế là một phần ba các trường công lập của chúng ta hoàn toàn không hữu hiệu (bởi vì con em của họ đi học ở các trường của hai phần ba còn lại). Hệ thống luật pháp Hoa Kỳ hiện luôn được xem là một phí tổn quá lớn cho việc làm ăn, nhưng chưa một ai dám đề xuất bất cứ thay đổi nào về hệ thống này. Tiền giảm nợ nhà cho việc ăn ở của chúng ta tốn kém đến một chi phí choáng người là 800 tỉ một năm và chúng ta được bảo cho biết rằng số tiền ấy là quan trọng cần thiết để hỗ trợ cho những người chủ nhà. Ngoại trừ sự việc Margaret Thatcher từng xóa bỏ món nợ đó ở Anh Quốc, do đó đất nước này có được tỉ lệ người chủ nhà ngang với Hoa Kỳ. Tin rằng mình là "số một", chúng ta ít khi nào chịu nhìn quanh và lưu ý đến các lựa chọn và thay đổi khác. Nhưng học hỏi nơi các nước còn lại không còn là vấn đề của đạo lý hay chính trị nữa. Càng ngày, sự việc này càng thuộc về khả năng cạnh tranh.

Hãy xem xét kỹ nghệ sản xuất xe hơi. Trong cả một thế kỷ sau 1984, hầu hết các xe hơi sản xuất ở Bắc Mỹ đều chế tạo từ Michigan. Từ năm 2004, Michigan đã bị thay thế bởi Ontario, Canada. Nguyên nhân đơn giản: chăm sóc y tế. Ở Mỹ, các nhà sản xuất xe hơi phải chi khoảng 6500 đô la cho mỗi công nhân cho các chi phí bảo hiểm và y tế. Nếu di chuyển cơ xưởng sang Ontario Canada, nơi có hệ thống bảo hiểm sức khỏe do chính phủ đài thọ, chi phí chỉ còn chừng 800 đô la một công nhân. Vào năm 2006, General Motors đã chi 5.2 tỉ bạc cho hóa đơn y tế và bảo hiểm cho các công nhân hưu trí và hiện hành của mình. Con số đó làm tăng thêm 1.500 đô la vào giá mỗi chiếc xe GM bán ra. Đối với hãng Toyota, vốn có nhiều công nhân ngoại quốc và ít các công nhân Mỹ về hưu hơn, chi phí y tế, bảo hiểm ấy chỉ là 186 đô la cho mỗi chiếc xe. Đây không phải là một quảng cáo cho hệ thống bảo hiểm y tế của Canada, nhưng thực đã làm rõ cho thấy rằng các chi phí của hệ thống y tế Hoa Kỳ đã gia tăng đến một mức độ khiến gây ra sự bất lợi đáng kể về cạnh tranh trong việc thuê mướn công nhân Hoa Kỳ. Các công ăn việc làm sẽ không đi đến các nước như Mexico mà đi đến những nơi có thể tìm được các công nhân có giáo dục và được huấn luyện tốt: đấy là những mối lợi khôn ngoan mà những người chủ tìm đến chứ không phải sự trả lương rẻ. Trói buộc chăm sóc y tế vào việc thuê mướn công nhân có những hậu quả tiêu cực khác. Không như các công nhân khác nơi các nước kỹ nghệ hóa, công nhân Mỹ sẽ bị mất bảo hiểm y tế nếu họ mất việc làm, khiến họ lo lắng hơn là việc cạnh tranh với nước ngoài, thương mại và toàn cầu hóa. Khảo sát của PEW cho thấy các thành phần này ở Mỹ lo sợ nhiều hơn là các công nhân ở Đức, Pháp, có lẽ vì nguyên nhân này.

Trong nhiều thập niên, các công nhân Mỹ, dù ở trong các công ty ô tô, xưởng thép, hay ngân hàng, đã có được những lợi thế hết sức lớn so với các công nhân khác: đặc quyền tiếp cận được đến vốn tư bản của Hoa Kỳ. Họ có thể sử dụng nguồn vốn đó để mua công nghệ và huấn luyện mà không một ai có được - do đó đã sản xuất ra các loại sản phẩm mà không một ai có thể làm được ở những cái giá hết sức cạnh tranh. Lối tiếp cận đặc biệt đó hiện đã không còn. Cả thế giới bơi lội trong bể vốn, và đột nhiên người công nhân Mỹ phải tự hỏi chính mình, họ có thể là gì hơn được những người khác? Đấy không phải chỉ là tình trạng tiến thoái lưỡng nan cho các công nhân mà còn cho các công ty nữa. Điều quan trọng hiện nay không phải là các công ty sẽ so sánh ra sao với quá khứ của chính mình (ta có làm tốt hơn trước đây hay không?) mà là làm sao có thể so sánh được ngay trong hiện tại với các nơi nào khác (ta đang làm được gì so với những người khác?). Sự so sánh không còn đi theo chiều dọc mà đi theo chiều ngang của không gian.

Khi các công ty Mỹ đi ra nước ngoài, họ thường mang theo vốn và bí quyết (know-how). Nhưng hiện nay, khi đi ra nước ngoài, họ khám phá ra rằng những người bản xứ đã có tiền và bí quyết sẵn rồi. Ở đấy không còn là một loại Thế giới Thứ Ba nữa. Thế thì những công ty Mỹ sẽ mang gì đến Ấn Độ hay Brazil ? Lợi thế cạnh tranh của Mỹ là những gì ? Đó là một câu hỏi mà giới thương nhân Mỹ từng tưởng rằng mình không bao giờ có lời giải đáp. Câu giải đáp nằm trong những điều mà nhà kinh tế học Martin Wolf từng ghi nhận. Mô tả thế giới thay đổi, ông đã viết rằng các nhà kinh tế thường thảo luận về hai khái niệm căn bản, vốn tư bản và lao động. Nhưng những thứ này hiện nay là hàng hóa, rộng rãi sẵn có cho tất cả mọi người. Những gì tạo nên khác biệt cho các nền kinh tế hiện nay là năng lượng và sáng kiến. Một đất nước phải là cội nguồn của các sáng kiến hay năng lượng (như dầu hoả, than đá, khí đốt v.v...). Hoa Kỳ từng là và có thể là cội nguồn liên tục và quan trọng của cả thế giới về các ý tưởng mới, lớn nhỏ, kỹ thuật, sáng tạo về kinh tế và chính trị. Nhưng để làm được như thế, Hoa Kỳ cần phải thực hiện những thay đổi rõ rệt.


-MỘT THẾ GIỚI HẬU HOA KỲ (THE POST-AMERICAN WORLD)
Fareed Zakaria
Người dịch: Lê Quốc Quân

Sức Mạnh Hoa Kỳ

Kỳ 7

Một nền Chính trị không làm gì cả

Hoa kỳ có một lịch sử của sự lo lắng là mình sẽ bị mất đi sự sắc bén của mình. Lần này tối thiểu đã là một cơn sóng lo lắng lần thứ tư kể từ năm 1945. Đợt lo lắng đầu tiên là vào cuối những năm 1950, hậu quả sau khi Xô Viết phóng vệ tinh Sputnik. Lần thứ hai là vào những năm 1970, khi giá dầu cao và sự tăng trưởng chậm đã thuyết phục người Mỹ tin rằng Tây Âu và Saudi Arabia là các sức mạnh của tương lai, và Tổng thống Nixon đã điềm báo về sự giáng sinh của một thế giới đa cực. Lần gần đây nhất đã đến vào giữa những năm 1980, khi hầu hết các chuyên gia đều tin rằng Nhật bản sẽ là siêu quyền lực thống trị về kinh tế và công nghệ của tương lai. Những lo lắng trong các trường hợp như thế này có sự thể hiện thông minh và rất rõ rệt. Nhưng không một tình huống nào đã trở thành sự thật. Nguyên nhân là vì cơ chế Hoa Kỳ đã được chứng tỏ là một cơ chế mềm dẻo, có khả năng xoay sở, đàn hồi và có thể sửa chữa những khuyết điểm đồng thời có thể chuyển hướng các chú ý của mình. Một sự tập chú vào sự suy yếu của kinh tế Mỹ sẽ đưa đến kết quả là ngăn chặn được sự suy yếu đó. Vấn nạn của ngày nay là cơ chế chính trị Hoa Kỳ có lẽ có nhiều khả năng tạo nên các liên minh rộng rãi để giải quyết được các vấn đề phức tạp.


Những khác thường về kinh tế tại Hoa Kỳ ngày nay là có thực, tuy nhiên, nhìn tổng thể, chúng không phải là sản phẩm của sự thiếu hiệu quả trầm trọng trong nền kinh tế Hoa Kỳ, cũng như không phải là phản ánh của sự suy sụp về văn hóa. Chúng là hậu quả của các chính sách đặc trưng của chính phủ. Các chính sách khác nhau có thể di chuyển Hoa Kỳ tương đối nhanh chóng và dễ dàng vào một nền tảng ổn định hơn nhiều. Một tập hợp các cải cách khôn ngoan có thể được ban hành ngày mai để cắt bớt các chi tiêu và trợ cấp phí phạm, tăng thêm dành dụm, mở rộng các đào luyện trong khoa học và công nghệ, bảo đảm quỹ hưu bổng, tạo nên được một quy trình di dân có hiệu quả và đạt được các hiệu quả đáng kể trong việc xử dụng năng lực. Các chuyên gia về chính sách không hề có các bất đồng lớn về tất cả những vấn đề này, và không một giải pháp được đề nghị nào phải cần đến sự hy sinh làm gợi nhớ lại thời gian khó khăn của chiến tranh mà chỉ có các điều chỉnh đúng mức về các cải biến sẵn có. Tuy nhiên, vì chính trị, những sự việc này trông như có vẻ bất khả. Cơ chế chính trị Hoa Kỳ đã đánh mất khả năng về những thỏa hiệp trên bình diện rộng, và cũng đã mất đi cái khả năng chấp nhận một số niềm đau trong hiện tại để đạt được nhiều hơn trong tương lai.

Khi đi vào thế kỷ hai mươi mốt, Hoa Kỳ không phải là một nền kinh tế yếu kém tự căn bản hay một xã hội sa sút. Nhưng Hoa Kỳ đã phát triển một nền chính trị rất không hiệu quả. Một nền chính trị lỗi thời - khoảng 225 tuổi - cứng nhắc và quá khổ mà sự khởi đầu đã bị trói buộc bởi tiền bạc, các quyền lợi đặc trưng, một hệ thống truyền thông duy cảm và các đội nhóm tấn công vào ý thức hệ. Hậu quả là những tranh cãi hiểm độc không ngừng nghỉ về các chi tiết - chính trị như trò tuồng - rất ít giá trị trong hành động hòa hợp thực tế. Một đất nước với tiến trình chính trị "có thể làm được" hiện đang nặng nề với loại chính trị "không làm gì cả, hình thành cho các cuộc ẩu đả phe phái hơn là thực sự giải quyết vấn đề. Trong tất cả các phạm vi - sự gia tăng của các mối lợi quyền đặc thù, các vận động chính trường, việc chi tiền của chính phủ - tiến trình chính trị đã trở nên có tính quá phe phái và thiếu hiệu quả trong ba thập niên qua.

Thật là một sự trái khoáy phi thường khi thiên về loại chính trị đảng phái ma mãnh và chống lại những lời kêu gọi có giá trị về lưỡng đảng. Một số nhà khoa học về chính trị từ lâu đã mong rằng các đảng phái chính trị Hoa Kỳ được giống như các đảng phái ở Âu châu - thuần tuý lý tưởng và chặt chẽ về nguyên tắc. Vâng, điều ấy đã xảy ra - càng lúc càng có ít những người dung hòa ở cả hai phía - và hậu quả là sự tắc nghẽn. Cơ chế quốc hội của Âu châu hoạt động tốt với những đảng phái có người ủng hộ. Trong cơ chế này, nhánh chỉ đạo luôn luôn kiểm soát nhánh lập pháp, do đó một đảng có quyền thế có thể triển khai nghị sự của mình dễ dàng. Thủ tướng Anh Quốc không cần đến hỗ trợ nào của đảng đối lập; ông ta có được một đảng cầm quyền đa số trên danh nghĩa. Ngược lại, cơ chế của Hoa Kỳ là một loại cơ chế chia xẻ quyền lực, có các chức năng chồng chéo, kiểm hãm và cân bằng. Tiến trình đòi hỏi đến những hợp tác rộng rãi giữa các đảng phái và các chính khách dám vượt lên khỏi những giới hạn. Đấy là nguyên nhân vì sao James Madison không tin tưởng vào các đảng phái chính trị. Xem họ như cá mè một lứa với tất cả những gì "giả tạo" và cho rằng họ sẽ mang đến một mối nguy hại cho thành phần Cộng hoà Mỹ trẻ tuổi.

Tôi hiểu rằng những lời phàn nàn này nghe cao cả nhưng mềm yếu. Và tôi hiểu rằng đã từng có một tính cách đảng phái bẩn thỉu, lâu dài ở Mỹ, ngay cả trong thời đại của Madison. Nhưng cũng có rất nhiều tính lưỡng đảng, đặc biệt là trong thế kỷ vừa qua. Phản ứng với sự cay đắng chính trị của cuối thế kỷ mười chín - lần cuối cùng từng có hai cuộc bầu cử có kết quả quá suýt soát - nhiều nhà lãnh đạo Mỹ đã cố gắng tạo nên các sức mạnh cho một chính phủ tốt đẹp và có khẳ năng giải quyết được vấn đề. Robert Brooking thành lập Viện Brookings ở Washington vào năm 1916 vì ông muốn có được một tổ chức "hoàn toàn không lệ thuộc vào các quyền lợi chính trị và tiền tài... để có thể thu thập, diễn giải và đặt ra được trước đất nước một hình thái thống nhất, các sự thực kinh tế có tính nền tảng". Hội đồng Đối ngoại, được hình thành năm năm sau đó, cũng đạt đến được sự vượt quá tính đảng phái một cách có ý thức. Người chủ bút đầu tiên tờ tạp chí của họ, Foreign Affairs, đã từng bảo viên phụ tá rằng một người nên công khai xác định mình là một người Dân chủ, và một người kia nên lập tức bắt đầu vận động cho đảng Cộng hòa. Ngược lại với các sự kiện đó là một khối tư vấn mới hình thành, tổ chức Heritage Foundation có tính bảo thủ, với người phó chủ tịch Burton Pines từng thú nhận rằng "Vai trò của chúng tôi là để cung cấp cho các nhà soạn thảo chính sách bảo thủ với các lập luận để ủng hộ phía chúng tôi".

Khó khăn là ở chỗ tiến trình ấy trong bất cứ vấn đề quan trọng nào - Y tế, An sinh Xã hội, thay đổi thuế khóa - sẽ phải cần đến sự thoả hiệp của cả hai phía. Trong chính sách đối ngoại, xây dựng nên một chính sách chiến lược cho Iraq, hay một chính sách cho Iran, Bắc Hàn hay Trung Quốc sẽ cần đến một sự thoả hiệp đáng kể từ hai phía. Điều này đòi hỏi đến một dự phóng lâu dài. Và điều ấy có khả năng là khó xảy ra. Những ai ủng hộ các giải pháp nhạy cảm và thoả hiệp với lập pháp sẽ thấy mình bị cách ly khỏi tầng lớp lãnh đạo đảng, mất đi các quỹ tài trợ từ các nhóm có quyền lợi đặc biệt đồng thời thường xuyên bị tấn công bởi những người "cùng phe" với mình trên hệ thống phát thanh và truyền hình. Cơ chế cung cấp các khích lệ lớn lao để có thể đứng vững hoặc quay lại bảo hộ nhóm của mình rằng mình đã từ chối không cúi đầu trước kẻ thù. Điều ấy tốt cho việc gây quỹ, nhưng thật kinh khủng cho việc cai trị.

Trong một số phương diện, thử thách thực sự cho Hoa Kỳ chính là ngược lại những gì đã đối diện với Anh Quốc trong năm 1900. Sức mạnh kinh tế của Anh đã suy tàn trong khi họ vẫn cố gắng duy trì ảnh hưởng chính trị hết sức mạnh mẽ quanh thế giới. Ngược lại, kinh tế và xã hội Hoa Kỳ lại đang có năng lực giải quyết các áp lực kinh tế và cạnh tranh mà họ gặp phải. Họ có thể điều chỉnh, và bền bỉ áp dụng. Thử thách chính của Hoa Kỳ là chính trị - và không chỉ với người Mỹ trên tổng thể mà cả đặc biệt với Washington. Washington có thể điều chỉnh và thích nghi với một thế giới mà các nước khác đang đi lên hay không? Hoa Kỳ có thể đáp ứng với những thay đổi trong quyền lực về kinh tế và chính trị hay không? Thách thức này còn khó khăn trong chính sách đối ngoại hơn là trong đối nội. Washington có thể thực sự bao gồm được một thế giới của các tiếng nói và quan điểm khác biệt? Đất nước này có thể phát đạt trong một thế giới mà mình không được thống trị nữa hay không?

(Kỳ tới: American Purpose – Mục đích của Hoa Kỳ)

Tổng số lượt xem trang