Thứ Ba, 11 tháng 1, 2011

Kinh tế rối ren và thầy tu "lộn xộn"

“There’s no way you can understand Vietnam unless you can see the frenetic activity and the happiness that’s here,” said Peter Ryder, the chief executive of Indochina Capital, an investment company. “It’s one of the reasons the government gets away with its incompetence. After 100 years of war and starvation, people never thought life would be this good.”
-
Kinh tế rối ren và thầy tu "lộn xộn": Vietnam's muddled economy and 'meddlesome priest' (Foreign Policy 10-1-11) -- Bị đưa lên Foreign Policy là không tốt!

Will Inboden Tqvn2004 chuyển ngữ Theo tờ Foreign Policy
Hai tin tức phát đi từ Việt Nam trong vài ngày qua cho thấy những thách thức đáng kể mà quốc gia đầy hứa hẹn này vẫn phải đối mặt. Những câu chuyện này, thoạt nhìn, tưởng như không có điểm gì chung. Tin thứ nhất, từ tờ Washington Post, liên quan một vụ việc kinh hoàng, trong đó tên côn đồ mang danh an ninh Việt Nam đã tấn công một nhà ngoại giao Hoa Kỳ đang cố gắng tới thăm một linh mục Công Giáo bất đồng chính kiến, ông Nguyễn Văn Lý, người đang chịu sự quản thúc tại gia.
Tin thứ hai, từ New York Times, mô tả những bất ổn kinh tế đang cản trở Việt Nam, khi mà các doanh nghiệp quốc doanh Việt Nam và đồng tiền thiếu ổn định của quốc gia này đối mặt với thực tế khắc nghiệt của thị trường tài chính quốc tế. Phía sau hai câu chuyện nói trên là cùng một chủ đề: Trách nhiệm của Đảng Cộng Sản Việt Nam, đảng duy nhất lãnh đạo Việt Nam, và sự độc đoán già yếu của nó.
Phần lớn các cuộc tranh luận hiện thời về mô hình phát triển của Trung Quốc (và cả Nga) với chủ nghĩa tư bản độc tài đã bỏ qua một thực tế là có những quốc gia khác, chẳng hạn như Việt Nam, đang cố gắng theo đuổi con đường tương tự. Họ đã có cả thành tựu lẫn thất bại. Kể từ khi Bộ Chính trị của Việt Nam khánh thành phương án "đổi mới" chấp nhận tự do hóa nền kinh tế vào năm 1986, quốc gian này đã phát triển với tốc độ trung bình 7 phần trăm / năm. Đằng sau những con số ấn tượng là vô số công dân Việt Nam có đời sống được cải thiện đáng kể trong hai thập kỷ qua.
Tuy nhiên, như nhà kinh tế Herb Stein (đã qua đời) đã tuyên bố trong luật cùng tên của mình: "Nếu cái gì không thể tiếp tục mãi mãi, thì nó sẽ dừng lại". Đó là trường hợp của những hy vọng về tăng trưởng bền vững trong một hệ thống dễ vỡ như của Việt Nam, nơi mà Đảng Cộng sản vẫn lên kế hoạch cho nhiều hoạt động kinh tế và cố gắng trong tuyệt vọng để bảo vệ các doanh nghiệp nhà nước khỏi các luật chơi của thị trường. Tin tức trên tờ Time bao gồm những thống kê cho thấy sự kém hiệu quả của các doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam: Các doanh nghiệp này hấp thụ 40 phần trăm vốn đầu tư trong nước, nhưng chỉ sản xuất 25 phần trăm của tổng sản phẩm quốc nội. Sự phân bổ nguồn vốn sai lầm như vậy có hậu quả tai hại, chẳng hạn như lạm phát, xếp hạng tín dụng bị hạ thấp, lãi suất tăng, và thị trường chứng khoán đình trệ.
Trường hợp của Cha Lý miêu tả căn bệnh độc tài đảng trị ở Việt Nam một cách sinh động hơn so với các con số thống kê kinh tế. Cùng với sư thầy Thích Quảng Đô bên Phật Giáo, người cũng bị quản thúc tại gia - vâng, đúng ra là quản thúc tại chùa, Cha Lý là một trong những nhà hoạt động nhân quyền và bất đồng chính kiến nổi bật ở quốc gia này. Linh mục này đã bị cầm tù và được thả nhiều lần trước đây, chủ yếu do áp lực của quốc tế, và những chỉ trích trực diện của ông đối với chính quyền thường xuyên kích thích để Đảng CS hiển thị một cách dại dột những thói xấu của mình. Chẳng hạn như gần đây nhất, các nhân viên an ninh Việt Nam đã tấn công thành viên của Tòa đại sứ Hoa Kỳ, ông Christian Marchant, chỉ vì ông này cố gắng vào thăm nhà Cha Lý. Liệu có phải những nhân viên an ninh bạo tàn đó đã làm theo lệnh của một Ủy viên Bộ Chính Trị bực tức, đang gào lên "ai giúp tôi loại bỏ cái thằng cha linh mục lộn xộn kia không"? Hay hành động đó chẳng qua là một "hành vi quá khích của quan chức địa phương"? Dù diễn giải theo hướng nào đi nữa, thì vụ tấn công quan chức ngoại giao Hoa Kỳ này cũng là một điều không hay làm tổn thương đến chính phủ Việt Nam.
Một điều trớ trêu là, cả hai sự kiện tồi tệ về nhân quyền và về kinh tế này lại diễn ra vào lúc có sự gia tăng quan hệ chiến lược giữa Hoa Kỳ và Việt Nam. Những mối quan hệ được cải thiện, bắt đầu từ thời Clinton, và được tiếp tục dưới thời Bush và Obama, là một xu hướng đang hoan nghênh và cần được tiếp tục như một phần của chính sách chiến lược lớn của Hoa Kỳ tại Châu Á. Nhưng một chính sách địa chính trị khôn ngoan cần bao hàm tất cả mọi khía cạnh của mối quan hệ. Như chính quyền Bush đã chứng minh: có thể vừa ép Việt Nam mạnh mẽ về cải thiện nhân quyền, trong khi vẫn tăng cường các mối quan hệ song phương trên nhiều mặt. Thậm chí nhiều hơn như vậy, về lâu về dài, một Việt Nam tôn trọng cácquyền tự do kinh tế, chính trị và tôn giáo của người dân sẽ là một đối tác đáng tin cậy hơn đối với Hoa Kỳ, và có lẽ thậm chí trở thành một chương thành công khác trong câu chuyện về tự do ở châu Á.
Bài báo trên tờ Times kết thúc với một quan sát lạc quan rằng Việt Nam sẽ vượt qua những thách thức kinh tế mới nhất vì nó có những người dân năng động, dễ phục hồi, và tận tụy. Những ai đã đến thăm hay sống tại Việt Nam trong những năm gần đây đều có thể làm chứng rằng người dân Việt Nam quả thực là một viên ngọc: duyên dáng, chăm chỉ, lạc quan. Đó là lý do tại sao Việt Nam sẽ không bao giờ đạt đến tiềm năng của mình dưới một chính phủ vô trách nhiệm, luôn cố gắng để bịt miệng những công dân sáng tạo nhất, can đảm nhất của mình, như Cha Lý.


Tình hình Việt Nam: An Island of Economic Instability in Asia (NYT 9-1-11) -- Một hòn đảo kinh tế bất ổn ở châu Á. (Sau vài tiếng đồng hồ thì đổi tựa thành: Vietnam Confronts Economic Quagmire) WHOA! ◄◄ 
-Tờ New York Times: Việt Nam đối mặt với vũng lầy kinh tế

Thomas Fuller
VIETNAM-articleLarge.jpg
Bất chấp tăng trưởng tiếp tục, nền kinh tế Việt Nam đang gặp những vấn đề mà tầng lớp lao động sẽ gánh chịu. Với Đại Hội Đảng diễn ra vào Thứ Ba tới tại Hà Nội, cả Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, pháo đài tư bản chủ nghĩa, sẽ đều trang hoàng đón sự kiện.
Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam - Cờ đỏ búa liềm đang bay trên thành phố Hồ Chí Minh, pháo đài dường như không thể dập tắt của chủ nghĩa tư bản Việt Nam, đánh dấu sự bắt đầu vào hôm thứ Ba tới của đại hội toàn quốc của Đảng Cộng Sản Việt Nam, một sự kiện được tổ chức năm năm một lần để lên đường hướng cho quốc gia đã chứng kiến một phép lạ kinh tế trong những thập niên gần đây.
Nhưng lần này, mọi thứ sẽ khác. Trong một khu vực mà các chính phủ đang căng phồng dự trữ ngoại hối và lạm phát vẫn còn tương đối nhẹ nhàng, thì Việt Nam là một hòn đảo của sự bất ổn kinh tế.
Nền kinh tế Việt Nam vẫn tăng trưởng ở mức 7 phần trăm một năm, nhưng lạm phát hai con số đối với mặt hàng thực phẩm và nhu yếu phẩm khác đang làm khổ tầng lớp lao động, và góp phần dẫn đến quyết định hạ mức xếp hạng vay nợ nước ngoài (sovereign debt) của một cơ quan xếp hạng tín dụng hàng đầu thế giới dành cho Việt Nam. Tiền nội tệ của Việt Nam liên tục nằm dưới mức giá hối đoái chính thức, tạo ra một thị trường chợ đen phát triển mạnh cho vàng và đô la.
Và một trong những tập đoàn kinh tế nhà nước lớn nhất của quốc gia này đang rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán, với các khoản nợ tương đương với hơn 4 phần trăm tổng sản lượng của đất nước.
"Chúng tôi đang ở mép vực; không còn nhiều chỗ cho những sai lầm", ông Lê Anh Tuấn, trưởng nhóm nghiên cứu tại Dragon Capital, một công ty đầu tư ở Việt Nam. "Câu chuyện Việt Nam sẽ phụ thuộc nhiều vào việc chính phủ hiểu đến đâu nguồn gốc của vấn đề để có thể sửa chữa nó."
Những vấn đề, theo như nhiều doanh nhân và nhà kinh tế, bắt nguồn từ sự phụ thuộc nặng nề của Việt Nam vào các doanh nghiệp nhà nước, mặc dù quốc gia này đã mở cửa nhiều hơn đối với các doanh nghiệp tư nhân, thành phần kinh tế mà đã mở rộng nhanh chóng và đem lại nhiều lợi nhuận.
Trong nhiều năm, chính phủ coi đội tiên phong của nền kinh tế chính là mạng lưới rộng lớn các công ty nhà nước, các tập đoàn lớn mà Đảng Cộng sản có thể sử dụng để lèo lái quốc gia đến thịnh vượng.
Cánh tay vươn dài của các doanh nghiệp nhà nước, ngay cả sau khi làn sóng tư nhân hóa đã diễn ra hàng loạt, vẫn rất ấn tượng. Người tiêu dùng ở Việt Nam dễ dàng dành cả ngày làm kinh doanh với chính phủ: trả một hóa đơn điện thoại di động, gửi séc tại ngân hàng, mua sắm tại một siêu thị địa phương, đổ xăng xe và ăn trưa tại một khách sạn ưa thích.
Nhưng vấn đề dường như rất khó chữa ở Vinashin, công ty nhà nước đang mắc nợ sâu, đã làm nổi bật những thiếu sót của việc dựa quá nhiều vào doanh nghiệp nhà nước của Việt Nam.
Từ nhiệm vụ cốt lõi là đóng tàu, Vinashin đã mở rộng ra khoảng 450 doanh nghiệp mà không làm ra lợi nhuận và không phù hợp để quản lý, bao gồm spa, lắp ráp xe máy và bất động sản. Trên bờ vực phá sản với các khoản nợ tổng cộng 4,5 tỷ USD, công ty này hiện nay dường như đang được sự giải cứu của chính phủ: nó đã được miễn nộp thuế trong năm nay và sẽ được vay vốn không có lãi suất, theo báo cáo của báo chí Việt Nam.
Như một thước đo cho sự kém hiệu quả của các doanh nghiệp nhà nước, các công ty quốc doanh ở Việt Nam sử dụng 40 phần trăm vốn đầu tư trong nước nhưng chỉ sản xuất 25 phần trăm của tổng sản phẩm quốc nội.
Các nhà kinh tế nói một cách lờ mờ rằng cách mà chính phủ giải quyết cuộc khủng hoảng Vinashin và sự thiếu nhất quán giữa các quan chức kinh tế hàng đầu đã làm niềm tin vào đồng nội tệ và vào thị trường nói chung bị xói mòn. Thị trường chứng khoán Việt Nam là một trong số những thị trường [kinh doanh] tồi tệ nhất Châu Á trong ba năm qua.
Các nhà kinh tế và doanh nhân ở Việt Nam đang quan sát đại hội Đảng để xem liệu các công ty nhà nước sẽ tiếp tục được nuông chiều hay sẽ phải tuân thủ luật chơi của kinh tế thị trường: Không bơi được thì mời anh chìm!
"Cho đến nay chúng ta chưa thấy nhiều trường hợp mà chính phủ để cho họ chết," bà Nguyễn Thị Mai Thanh, Tổng giám đốc của Tổng công ty Ree, một công ty kỹ thuật lớn chuyên về điều hòa không khí. "Đôi khi bạn phải tạo ra một ví dụ."
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, người đang tìm kiếm sự ủng hộ tại đại hội để ở lại thêm một nhiệm kỳ nữa, đã được các báo Việt Nam trích lời rằng việc cải cách các doanh nghiệp quốc doanh là "một tiêu chí quan trọng cho một nền kinh tế thị trường." Các nhà phân tích nói rằng những nỗ lực cải cách có thể sẽ phức tạp bởi nó liên quan đến các quan chức chính phủ và thân nhân của họ trong các doanh nghiệp.
Các nhà đầu tư nói họ cũng đang quan sát để xem liệu chính phủ có thực hiện kế hoạch đã được thảo luận từ lâu về việc giảm bớt mạng lưới các quy định và hạn chế ngặt nghèo.
Fred Burke, giám đốc quản lý các văn phòng Baker & McKenzie tại Việt Nam, một công ty luật quốc tế, cung cấp ví dụ: lái một chiếc xe tải có vẽ quảng cáo qua thành phố Hồ Chí Minh cần tới 17 giấy tờ có sự phê duyệt của chính quyền riêng biệt.
Các công ty muốn gọi một cuộc họp báo hoặc thông báo cần phải có sự cho phép của chính phủ.
Năm ngoái, trong một nỗ lực kiểm soát lạm phát mà các công ty đánh giá là lạc hướng, chính phủ đã thông qua quy định yêu cầu công ty phải nộp giá của tất cả các thành phần của họ trong một số sản phẩm tiêu dùng.
Ông Burke, người nằm trong ban tư vấn của chính phủ nhằm giảm nạn quan liêu, nói rằng đã có "những bước thụt lùi về cải cách" trong những năm gần đây, và mô tả việc quản lý tiền tệ ở Việt Nam là "rối loạn". Nhưng ông cũng thấy dấu hiệu rằng chính quyền đang cố gắng để giảm bớt thủ tục giấy tờ. Ông cũng chứng kiến các nhà sản xuất cao cấp đi vào đầu tư tại quốc gia này.
"Việc kinh doanh của chúng tôi chưa bao giờ được tốt hơn, xét về chất lượng đầu tư trong nước", ông Burke nói.
Thật vậy, nền kinh tế Việt Nam đã tăng trưởng trung bình 7 phần trăm một năm trong vòng năm năm qua và đã phát triển nhanh chóng ở tốc độ tương tự từ những năm 1980.
Sự tăng trưởng đó đã giúp cho đời sống người dân Việt Nam được cải thiện chưa từng có: Công nhân với thu nhập tối thiểu cũng có xe máy, tivi, nồi cơm điện và điện thoại di động. Nhưng lạm phát, đang ở mức 12 phần trăm / năm, đã trở thành một mối bận tâm lớn, đặc biệt là của người nghèo.
"Làm thế nào người dân có thể được hạnh phúc?" Phạm Thị Ngọc, một người bán trái cây ở ngoại ô thành phố Hồ Chí Minh, đặt câu hỏi. "Tiền đang mất dần giá trị của nó."
Những lo lắng đã vươn ra khỏi biên giới Việt Nam. Công ty Moody's, một công ty đánh giá tín dụng, đã hạ xếp hạng mức vay nợ nước ngoài của Việt Nam vào tháng trước vì cái mà họ miêu tả là "bất cập trong chính sách kinh tế", bao gồm một không có khả năng giải quyết vấn đề lạm phát. Hậu quả của sự hạ mức xếp hạng này là vay nợ đã trở nên đắt hơn. PetroVietnam, công ty quốc doanh sản xuất xăng dầu, công bố tuần trước rằng họ sẽ hoãn một bán 1 tỷ USD trái phiếu dự kiến do điều kiện thị trường "bất lợi".
Các công ty Việt Nam ngại ngần đi vay ngân hàng vì lãi suất lên tới 18 phần trăm.
"Công ty nhỏ bây giờ có thể làm gì?" Nguyễn Lâm Viên, một cựu nhân viên tại một trang trại nhà nước hiện là chủ tịch của Công ty Vinamit, một công ty chế biến thực phẩm xuất khẩu trái cây sấy khô và các sản phẩm khác, đặt câu hỏi. "Viễn cảnh tài chính tại Việt Nam là xấu, và chính phủ chỉ đáp ứng bằng thuốc giảm đau."
Tuy nhiên, nhiều nhà đầu tư nước ngoài nói rằng họ đang đặt cược vào khả năng lao động huyền thoại, cũng như truyền thống khắc phục khó khăn của Việt Nam, sẽ giúp quốc gia này vượt qua những khó khăn mới nhất.
"Không có cách nào bạn có thể hiểu Việt Nam, trừ khi bạn có thể tận mắt chứng kiến các hoạt động cuồng tín và hạnh phúc ở đây", ông Peter Ryder, Giám đốc điều hành của Indochina Capital, một công ty đầu tư. "Đó là một trong những lý do khiến chính phủ Việt Nam không phải trả giá cho sự bất tài của nó. Sau 100 năm chiến tranh và nạn đói, người dân không bao giờ nghĩ rằng cuộc sống sẽ có lúc tốt đẹp như thế này."

An Island of Instability- NYT -Một hòn đảo bất ổn
Vietnam’s economy is growing, but rising food prices are punishing the working class, and the country’s currency is consistently falling below the official exchange rates.

By THOMAS FULLER
HO CHI MINH CITY — The New Year’s decorations are coming down in this frenetic city, replaced by hammer and sickle flags that flutter near luxury boutiques competing for access to the wallets of the newly rich.
Ho Chi Minh City, the seemingly irrepressible bastion of Vietnamese capitalism, is dutifully marking the start on Tuesday of the Communist Party’s National Congress, an event that comes every five years and is meant to chart the future course of a country that has witnessed an economic miracle in recent decades.
But this time, things are different. In a region where governments are swollen with foreign currency reserves and inflation remains relatively tame, Vietnam is an island of economic instability. The country’s economy is still growing at 7 percent, but double-digit price increases for food and other essentials are punishing the working class. The Vietnamese currency is consistently falling below the official exchange rates, creating a thriving black market for gold and dollars.
And Vinashin, one of the country’s largest state-owned companies, is all but insolvent, brought down by debts that are the equivalent of more than 4 percent of the country’s total output.
“We are on the edge — there’s not a lot of room for mistakes,” said Le Anh Tuan, head of research at Dragon Capital, an investment company here. “The Vietnam story will depend much on how much the government understands the root of the problem and can fix it.”
The problems, say many businesspeople and economists, are rooted in its hybrid system, the odd mix of Adam Smith economics and Karl Marx politics that the country shares with other former planned economies like China and Laos.
For years, the government touted its vast network of state-run companies as the vanguard of the economy, large conglomerates that the Communist Party could use to steer the country toward prosperity. The scandal involving Vinashin, the deeply indebted state company, has shown the shortcomings of relying so heavily on government-owned enterprises, which Mr. Tuan calls the “cancer” of the economy.
From its core mission of building ships, Vinashin expanded into about 450 different businesses that it failed to make profitable and was ill suited to manage, including spas, motorcycle assembly and real estate. On the brink of bankruptcy with $4.5 billion in debts, the company is now in effect being bailed out by the government: It has been exempted from paying taxes this year and will be given interest-free loans, according to Vietnamese news media reports.
Vietnam has fought off many external threats in its history — wars, colonial oppression — but the Vietnamese are looking inward for the roots of their current woes.
“This crisis comes from the inside,” said Nyugen Thi Mai Thanh, the general director of Ree Corp., a large engineering firm that specializes in air-conditioning. “State investment is not efficient.”
The Vietnamese economy appears to be divided between plodding and profligate government-owned companies — the legacy of the country’s communist heritage — and the cutthroat private sector, which is expanding rapidly and profitably.
As a measure of their inefficiency, Vietnamese state-owned companies use 40 percent of the capital invested in the country but produce only 25 percent of the country’s gross domestic product.
The reach of the state-owned companies, even after several waves of privatizations, remains impressive. It would be easy for a consumer here to spend an entire day doing business with the government: paying a mobile phone bill, depositing a check at the bank, shopping at a local supermarket, filling up a car with gas and lunching at a fancy hotel. State-owned companies are prevalent in all those businesses.
Economists say the opaque way in which the government has handled the Vinashin meltdown and the lack of consistency among the top economic officials have eroded confidence in the currency and the market in general. The stock market has been among the worst-performing in Asia for the past three years.
Masato Miyazaki, the head of Asian operations for the International Monetary Fund, put aside diplomatic language last month when he publicly told the government it needed to change its “style of policy conduct.”
Economists and businesspeople here are watching the Communist Party meeting to see whether state-run companies will be coddled or given sink-or-swim discipline.
“Until now, we haven’t seen many cases of the government letting them die,” said Ms. Thanh of Ree Corp. “Sometimes you have to make an example.”
Prime Minister Nguyen Tan Dung, who is seeking support for another term at the party meeting, has been quoted in the Vietnamese news media saying that the reform of state-owned enterprises is a “key criterion for a market economy.” But analysts say attempts at reform may be complicated by the involvement in the businesses of government officials and their family members.
Investors say they are also watching to see whether the government carries out long-discussed plans to reduce a paternalistic web of regulations and restrictions.
Fred Burke, the managing director of the Vietnam offices of Baker & McKenzie, the international law firm, offers this example: Driving a truck displaying an advertisement through Ho Chi Minh City requires 17 separate government approvals.
Companies that want to call a news conference or make an announcement need to get permission from the government.
Last year, in what companies see as a misguided attempt to control inflation, the government passed regulations requiring companies to submit the prices of all their ingredients in some consumer products.
Mr. Burke, who is part of a government advisory panel on cutting red tape, says there has been “backsliding on reform” in recent years and describes the management of Vietnam’s currency as “dysfunctional.” But he sees signs that the government is trying to reduce paperwork. He also sees higher-end manufacturers coming to invest in the country.
“Our business has never been better in terms of quality inbound investment,” Mr. Burke said.
Indeed, part of Vietnam’s problem is that it may have been too popular with foreigners for its own good. The country has some of the symptoms of classic overheating: The economy has grown an average of 7 percent over the past five years and has grown at a similarly fast clip since the 1980s.
That growth has helped deliver unprecedented increases in material well-being: Workers earning minimum wages now have motorcycles, television sets, rice cookers and mobile phones. But inflation, which is running at about 12 percent, has become a major preoccupation in Vietnam, especially among the poor.
“How could people be happy?” asked Pham Thi Ngoc, a fruit seller on the outskirts of Ho Chi Minh City. “Money is losing its value.”
Those worries have extended well beyond the country’s shores. Moody’s, the credit rating agency, downgraded Vietnamese sovereign debt last month because of what it described as “shortcomings in economic policies,” including an inability to tackle inflation. As a result of the downgrade, borrowing by the government and state-owned companies has become more expensive. PetroVietnam, the state-owned oil producer, announced Jan. 5 that it would postpone a planned $1 billion bond sale, because of “unfavorable” market conditions.
Vietnamese companies are reluctant to borrow from banks at lending rates that can go as high as 16 percent or 18 percent, a seeming anachronism in a world awash in cheap cash.
“What can a small company do?” asked Nguyen Lam Vien, the chairman of Vinamit, a food processing company that exports dried fruit, among other products. “The financial picture in Vietnam is bad, and the government is only responding with painkillers.”
Mr. Vien, a former employee at a state-owned farm, says his sales inside Vietnam were down about 15 percent last year, but with a Mercedes in his driveway and a Hummer in his garage, the current woes do not seem like a major setback.
Many foreign investors say they are betting that Vietnam’s indomitable spirit and legendary work ethic will carry the day.
“There’s no way you can understand Vietnam unless you can see the frenetic activity and the happiness that’s here,” said Peter Ryder, the chief executive of Indochina Capital, an investment company. “It’s one of the reasons the government gets away with its incompetence. After 100 years of war and starvation, people never thought life would be this good.”
- Nguyễn Quang A - Doanh nghiệp nhà nước là nguyên nhân của các bất ổn kinh tế vĩ mô


Trần Ngọc Kha thực hiện
Một định hướng phát triển kinh tế xã hội tối ưu bao giờ cũng là trăn trở hàng đầu của các nguyên thủ quốc gia cũng như các nhà cầm quyền, các chính khách, nhất là trong bối cảnh khủng hoảng tài chính toàn cầu hiện nay. TS Nguyễn Quang A chia sẻ với chúng ta về vấn đề này như sau:
Thực tế sau hai năm gia nhập WTO, có nên đặt vấn đề chúng ta được, mất gì không, thưa ông? Tại sao?
TS Nguyễn Quang A: Tư duy theo kiểu ta được gì và mất gì là kiểu tư duy sai, không hợp thời. Được gì hay mất gì là hoàn toàn tùy thuộc vào chính chúng ta. Chúng ta có thể tận dụng được những cơ hội song cũng có thể biến cơ hội thành thách thức. Chúng ta có thể biến thách thức thành cơ hội song cũng có thể để cho thách thức lôi chúng ta đi. Xuất khẩu tăng, đầu tư nước ngoài tăng đấy là tận dụng được cơ hội. Nhưng, ngay cả đầu tư nước ngoài do hám số lượng nên vào quá nhiều và không có chọn lọc nên cái thành tích tận dụng được cơ hội đó có thể biến thành nguy cơ lớn cho tương lai (ô nhiễm môi trường, chèn ép công nghiệp trong nước, phân cấp cho địa phương và sự ganh đua của các địa phương dẫn đến có quá nhiều dự án công nghiệp nặng cùng loại không theo quy hoạch phát triển chung, v.v.). Nói cách khác vấn đề phức tạp, có nhiều mặt, nhiều khía cạnh, nên đặt vấn đề được gì, mất gì một cách chung chung là vô nghĩa.
Thế còn định hướng XHCN? Theo ông có cần đặt lại vấn đề này khi gia nhập WTO?
TS Nguyễn Quang A: Vấn đề là ở chỗ cái “định hướng xã hội chủ nghĩa” ấy là gì? Nếu hiểu định hướng xã hội chủ nghĩa là làm sao cho dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ công bằng và văn minh thì rất là đúng hướng, rất chuẩn. Và như vậy bất cứ ai, bất cứ tổ chức nào làm trái với định hướng đó thì phải thay đổi. Và những việc làm theo hướng đó là đúng hướng và ngược lại là trệch hướng. Rất tiếc nói thì hay nhưng việc thực hiện thì không theo định hướng đó. Chỉ nêu 1 thí dụ, các tập đoàn, các doanh nghiệp nhà nước sử dụng nhiều nguồn lực, hoạt động không hiệu quả cho nên việc coi chúng có vai trò chủ đạo, ưu ái chúng là làm ngược lại định hướng xã hội chủ nghĩa nếu hiểu như trên và cần cải tổ triệt để. Đây là vấn đề có tranh cãi, theo tôi nên công khai số liệu, tranh luận văn minh để xem ai trệch hướng, rất có thể những người luôn lớn tiếng la người khác trệch hướng lại là những người trệch hướng nhất. Hãy nói thật rõ ràng định hướng xã hội chủ nghĩa đó là gì?
Vậy ta nên xử sự với các tập đoàn, các doanh nghiệp nhà nước này như thế nào trong bối cảnh Đảng và Nhà nước ta đang chủ trương coi đó là thành phần kinh tế chủ đạo?
TS Nguyễn Quang A: Tôi không ghét bỏ các doanh nghiệp nhà nước, song vì mục đích dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ công bằng và văn minh thì phải rất sòng phẳng với chúng. Xem chúng sử dụng bao nhiêu nguồn lực của đất nước (vốn, đất, tài nguyên, quyền kinh doanh) và làm ra những gì (tạo ra bao việc làm, đóng góp bao nhiêu vào GDP, vào xuất khẩu, tạo ra bao nhiêu sản lượng,…), tức là hiệu quả của chúng thế nào. Nếu doanh nghiệp nào hiệu quả thì nên ủng hộ, doanh nghiệp nào không hiệu quả thì nên cải tổ. Đáng tiếc các số liệu sơ bộ mà tôi có được thì nhìn chung chúng không hiệu quả, chúng là nguyên nhân của các bất ổn kinh tế vĩ mô, của lạm phát chứ chứng không phải là giải pháp. Chúng tạo cơ hội cho tham nhũng, làm tăng khoảng cách giàu nghèo. Có người có ý kiến ngược với tôi, tôi mong họ đưa số liệu ra tranh luận một cách công khai và văn minh. Nguyên nhân chính của sự kém hiệu quả của chúng là chúng có ràng buộc ngân sách mềm và không chịu sức ép của cạnh tranh. Cứng hóa ràng buộc ngân sách của chúng (không tạo ra môi trường để chúng nghĩ là chúng được ưu ái, dễ kiếm tín dụng, lỗ lã hay khó khăn thì được cứu) và buộc chúng cạnh tranh trên thị trường quốc tế là cách để ép chúng hoạt động hiệu quả. Cổ phần hóa triệt để (nhà nước không nắm cổ phần chi phối) là một cách.
Thực tế ở nước ta, ngày càng phân hoá sâu sắc giầu nghèo giữa các tầng lớp người, giữa các vùng miền mặc dù Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều cố gắng để xoá đói, giảm nghèo. Ông có nghĩ đây là hệ luỵ của định hưóng phát triển kinh tế này?
TS Nguyễn Quang A: Các chính sách dẫn đến việc khoảng cách giầu nghèo giữa các tầng lớp dân cư và các vùng niềm ngày càng gia tăng nhất thiết không phù hợp với dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ công bằng và văn minh tức là trệch định hướng xã hội chủ nghĩa. Phải cải thiện các chính sách phát triển, chính sách đầu tư nhất là đầu tư cho giáo dục, y tế để làm sao cho mọi trẻ em đều có cơ hội được học hành, mọi người đều có thể tiếp cận được tới dịch vụ y tế, có cơ hội đến việc làm. Sẽ luôn có chênh lệch giàu nghèo và không thể lấy của người giàu, của người tài, người chăm chỉ chia cho người lười biếng, nhưng phải tạo mọi cơ hội cho tất cả mọi người có khả năng làm giàu.
Có những vấn đề thuộc về nguyên tắc bất di bất dịch, ít nhất là ở chế độ ta hiện nay. Thực tế những điều này ít nhiều hạn chế sự cạnh tranh quyền lực theo nghĩa tích cực của nhà cầm quyền. Trong bối cảnh này, ông có cao kiến gì?
TS Nguyễn Quang A: Chỉ có các giá trị phổ quát như tự do, dân chủ, nhân quyền là bất di bất dịch (thực ra cũng thay đổi nhưng khá ổn định trong thời gian ngàn năm); chỉ có quyền lợi của nhân dân, của dân tộc là bất di bất dịch (cũng thay đổi nhưng khá ổn định ở tầm hàng trăm năm), tất cả những thứ khác luôn thay đổi. [...]. Ổn định xã hội là rất quan trọng, song thể chế kinh tế đã có thay đổi nhiều thì thể chế chính trị cũng phải thay đổi theo thời cuộc.
Ở Singapore, cựu Thủ tướng Lý Quang Diệu đã từng rất tự hào nói bộ máy lãnh đạo của đất nước này được chọn lọc rất kỹ lưỡng, là những người ưu tú nhất trong xã hội. Và không dễ gì nếu ai đó muốn bác bỏ ý kiến này. ở Mỹ, tân Tổng thống B. Obama vừa lựa chọn xong một nội các mà theo dư luận cho hay là rất xuất sắc. Trông người ông có ngẫm đến ta?
TS Nguyễn Quang A: Chính phủ có vai trò hết sức quan trọng trong phát triển đất nước. Một chính phủ sạch, gồm những người ưu tú, đưa ra được các chính sách tốt là một nhân tố quyết định đến sự phát triển của đất nước. Các quan chức được chọn lọc từ những người ưu tú theo tiêu chuẩn thành tích và công trạng. Chính phủ đó làm cho đất nước phát triển, dân được học hành, khỏe mạnh và giàu lên nên đóng thuế nhiều hơn, nhà nước có khả năng công khai minh bạch trả lương cho quan chức một cách hậu hĩnh, khiến họ đỡ tham nhũng và liêm khiết hơn, tận tụy hơn. Người ta tự hào vì làm cho nhà nước, kích thích đội ngũ ưu tú phát triển với số lượng lớn hơn làm cho khả năng lựa chọn quan chức phong phú hơn và sự lựa chọn tốt hơn. Vòng xoáy này tạo thành một vòng thiện về chính phủ, thúc đẩy sự phát triển vượt bậc của đất nước.
Ngược lại, một chính phủ tham nhũng, gồm những người chỉ vì lợi ích của mình hay nhóm của mình, được lựa chọn theo kiểu cánh hẩu hay theo sự trung thành với một ý thức hệ cứng nhắc, chứ không dựa trên thành tích và công trạng sẽ đưa ra những chính sách tồi, cản trở sự phát triển của đất nước. Nhân danh phục vụ dân và trả lương cho quan chức không đủ sống, buộc họ phải kiếm chác thêm mà nhiều khi bằng con đường tham nhũng. Niềm tin của người dân và chính quyền ngày càng yếu đi. Cách lựa chọn, đánh giá thành tích, cất nhắc không dựa vào thành tích tạo ra những khuyến khích sai về nhân sự mà điển hình là nạn mua quan bán chức. Các quan chức mới như thế khó có thể trong sạch và không có năng lực, nên chính sách đưa ra thường là chính sách tồi, cản trở sự phát triển. Tham nhũng trở thành tham nhũng đại trà. Đấy là cái vòng luẩn quẩn mà các nhà kinh tế học gọi là cái bẫy chính phủ. Tất cả các nước chậm phát triển và không thể bứt phá được đều mắc cái bẫy chính phủ này. Muốn phát triển bền vững phải phá cái bẫy chính phủ. Tìm ra các khâu chủ yếu trong cái vòng đó và cắt chúng đi, đưa ra các chính sách, thiết lập các thể chế để tạo dựng cái vòng thiện về chính phủ được nêu ở trên. Có quyết tâm chính trị, thực sự vì dân, vì nước, thì làm cũng không khó. Để cái bẫy quá sâu, gây tai họa thì dân không thể chịu nổi phải phá bỏ cái bẫy đó đi (và các nhà cầm quyền mới lại rất dễ sa vào cái bẫy mới) nhưng đấy là kịch bản của diễn biến không hòa bình có thể rất nguy hiểm. Tốt hơn hết là những người nói vì dân hãy thực sự vì dân và phá cái bẫy chính phủ đó đi, thiết lập các thể chế để cho vòng thiện chính phủ nêu trên phát triển.
Tôi chỉ nói lý thuyết chung như thế, bạn đọc hãy tự ngẫm đến người và đến ta.
Cảm ơn ông!

Tổng số lượt xem trang