Thứ Hai, 10 tháng 1, 2011

Đại chiến Mỹ-Trung 2015: Một kịch bản

Đại chiến Mỹ-Trung 2015: Một kịch bản vietnamdefence
VietnamDefence - Bất kỳ hành động nào của Trung Quốc nhằm đánh chiếm Đài Loan sẽ khơi ngòi cho cuộc đối đầu với Hải quân và Không quân Mỹ. Mỹ đã chuẩn bị để đối phó với mối đe dọa đang gia tăng này chưa?
Tên lửa đường đạn cơ động DF-21D có thể nhằm bắn các tàu sân bay Mỹ, trong khi Mỹ không có phương tiện phòng thủ tin cậy chống lại nó.

Ngày 9.8.2015: 4 giờ 00
Cuộc chiến giành Đài Loan mở màn lúc sáng sớm. Không hề có các cuộc pháo kích của hải quân hay các làn sóng máy bay ném bom: Đó là cách mà các cuộc chiến ở Thái Bình Dương được tiến hành 70 năm trước. Thay vào đó, 1.200 tên lửa hành trình và tên lửa đường đạn bay lên từ các xe hạng nặng trên đại lục Trung Quốc.

Mạng lưới phòng không  khiêm tốn của Đài Loan - đó là các tên lửa đánh chặn I-Hawk và Patriot được triển khai tản mạn - khai hỏa bắn vào vào mấy chục đầu đạn đang lao đến. Đó là một hành động vô ích.

Cuộc tập kích ồ ạt áp đảo các lực lượng phòng không khi hàng trăm đầu đạn tên lửa làm nổ tung các căn cứ quân sự và sân bay. Không quân Đài Loan bị ghìm chặt dưới đất, và nếu Trung Quốc duy trì được ưu thế trên không trên eo biển Đài Loan, họ có thể phát động một cuộc tấn công. Binh sĩ Đài Loan được động viên tập trung tại Đài Bắc và chiếm lĩnh các vị trí trên các bãi biển đối diện Trung Quốc, chỉ cách 100 hải lý về phía Tây. Song họ biết điều thế giới biết: Đây không còn là cuộc chiến đấu của Đài Loan. Đó là trận đánh giữa một siêu cường già cỗi và một siêu cường mới.

Kể từ năm 1949, khi các lực lượng quốc dân đảng thoái lui ra Đài Loan sau chiến thắng của quân đội cộng sản trong cuộc nội chiến Trung Hoa, Bắc Kinh đã coi hòn đảo này là một tỉnh phản loạn của Cộng hòa nhân dân Trung Hoa. Lúc này, năm 2015, chỉ có Mỹ có thể mang lại cho Đài Loan sự bảo vệ trước các máy bay chiến đấu và hạm đội tấn côngcủa Trung Quốc.
Tàu sân bay ở gần nhất là USS Nimitz, tàu này vừa rời cảng Yokosuka trên vịnh Tokyo, Nhật Bản khi các quả tên lửa rơi xuống Đài Loan. Mặc dù Bắc Kinh  đã hứa tấn công bất kỳ kẻ nào can thiệp vào “chiến dịnh an ninh nội địa” này, Tổng thống Mỹ vẫn hạ lệnh cho tàu Nimitz và lực lượng hộ tống tiến đến eo biển Đài Loan. Cụm tàu sân bay chiến đấu Nimitz cần ít nhất 2 ngày để tàu sân bay đến được eo biển, cách 1.300 hải lý về phía Tây Nam. Cụm tàu sân bay khác ở gần nhất là ở Trân Châu cảng, cách đó 6 ngày đường.
Cho đến khi tàu Nimitz đến được, nhiệm vụ bảo vệ hòn đảo phải do căn cứ không quân Kadena trên đảo Okinawa, Nhật Bản, cách Đài Loan 400 hải lý về phía Đông Bắc.

Lúc 5 giờ 15, các phi công Không quân Mỹ cất cánh trên 40 máy bay tiêm kích F-15E để tiến hành tuần tra chiến đấu bên trên đảo Đài Loan. Một nửa số máy bay đó đã ở trên không khi căn cứ Kadena bị tấn công. Trước hết, những thông điệp hỏng hóc bắt đầu xuất hiện trên các màn hình máy tính. Các hệ thống phòng không hiện đại chia sẻ thông tin từ các sensor (phương tiện phát hiện) và dữ liệu mục tiêu để phối hợp hiệp đồng tốt hơn, nhưng kết nối này sắp trở nên khó khăn. Một đội quân hacker hoạt động trên khắp Trung Quốc đang công phá các mạng máy tính của căn cứ làm tê liệt các đường kết nối với các các màn hình số của các trắc thủ radar đang chập chờn và nhiễu loạn bằng các dữ liệu giả và mâu thuẫn.
Tiếp đó, các vệ tinh báo động sớm phát hiện luồng phụt hồng ngoại của 25 tên lửa đường đạn phóng từ Hoa lục. 5 quả nổ tung trên quỹ đạo xé nhỏ các vệ tinh thông tin và chụp ảnh của Mỹ. Tuy cả Mỹ và Trung Quốc đã bắn rơi các vệ tinh trong các cuộc thử nghiệm, song đây là lần đầu tiên bùng nổ chiến tranh nóng trong vũ trụ và nó làm mù một phần các lực lượng Mỹ.
20 quả tên lửa còn lại quay về khí quyển bên trên đảo Okinawa. Các đại đội tên lửa Patriot của căn cứ Kadena khai hỏa phóng tên lửa chặn đánh, nhưng chúng đã mất kết nối mạng và hoạt động hỗn loạn - 10 quả tên lửa Trung Quốc đã bị bắn trúng bởi nhiều tên lửa đánh chặn, nhưng một số lượng tên lửa Trung Quốc như thế đã lọt qua màn chắn phòng thủ và tấn công Kadena.

Một số đầu đạn dẫn bằng GPS có chứa các bom con cày nát 2 đường băng của căn cứ. Các đầu đạn khác nổ tung bên trên căn cắt, tàn phá các doanh trại, các anten radar và các hăng-ga. Kadena chưa bị hủy diệt, nhưng cho đến khi các đường băng được khôi phục, nó vẫn đứng ngoài cuộc chiến. Các máy bay F-15 trên đường bay đến Đài Loan phải quay về Guam, cách đó 1.300 hải lý về phía Đông Nam - chúng có đủ tầm bay đến bay đến căn cứ ở đó, song chỉ có Kadena là đủ gần để tiến hành các phi vụ tuần tra chiến đấu hiệu quả.

Các máy bay tàng hình F-22 đóng tại căn cứ không quân Hickam, Hawaii, lúc nay cũng không thể hạ cánh xuống các đường băn bị cày nát của căn cứ để chi viện cho các máy bay F-15. Trong khi lực lượng của căn cứ Kadena bị loại khỏi vòng chiến, tàu sân bay Nimitz và đội tàu hộ tống gồm 8 tàu, trong đó có các tàu khu trục tên lửa Aegis và 2 tàu ngầm đang hết tốc lực lao đến một kẻ thù sở hữu một trong những hạm đội tàu ngầm và kho tên lửa chống hạm phóng từ mặt đất, trên không và trên biển lớn nhất thế giới.

Khoảng  8 giờ sau cuộc tập kích ồ ạt Đài Loan, tiếng còi điện bắt đầu vâng lên ầm ĩ trên boong tàu Nimitz và các tàu hộ tống của nó. Trên trời xuất hiện nhiều tên lửa hơn nữa, lần này lao thẳng đến cụm tàu sân bay. Eo biển Đài Loan vẫn còn cách đó hơn 1.000 hải lý, nhưng chiến tranh đã đến với tàu Nimitz. Bay sát mặt biển Thái Bình Dương là 4 tên lửa siêu âm bay nhanh hơn tiếng gầm rú của chính chúng.
Những cơ hội để một cuộc chiến Trung-Mỹ không xảy ra vào năm 2015 hoặc bất kỳ thời điểm nào khác

Trong những hoàn cảnh bình thường, một cuộc chiến giành Đài Loan đơn thuần là quá đắt đỏ để cả hai bên phát động, nhất là khi có cả nguy cơ leo thang hạt nhân. Nhưng hoàn cảnh thì không phải lúc nào cũng bình thường.
“Tôi thường bị chỉ trích vì nói điều đó, song tôi nghĩ Bắc Kinh có khả năng hành động một cách bất hợp lý khi có liên quan đến Đài Loan”, Chuẩn đô đốc (về hưu) Eric McVadon, người từng là tùy viên hải quân ở Bắc Kinh và hiện là cố vấn cao cấp về nghiên cứu châu Á-Thái Bình Dương của Viện Phân tích chính sách đối ngoại (Institute for Foreign Policy Analysis) ở Cambridge, Massachusetts, cho biết. “Họ bị ám ảnh bởi Đài Loan. Trong một ngày nào đó, hoàn toàn có thể để người ta đứng quanh một cái bàn trong bộ chính trị ở Bắc Kinh, và ai đó làm cho quả bóng lăn. Và khi nó dừng lại, chúng ta đã có mặt trong một cuộc chiến”.
Yếu tố quyết định có thể là bất cứ điều gì, từ sự bất ổn ở các tỉnh nông thôn ngày càng bất trị của Trung Quốc cho đến chủ nghĩa dân tộc Đài Loan hung hăng và to tiếng. Tuy vậy, giống như nhiều trò chơi chiến tranh của Lầu Năm góc, cuộc xung đột tưởng tượng này không liên quan đến các hành động chính trị tiềm tàng mà thay vào đó là liên quan đến việc đánh giá các khả năng quân sự của Trung Quốc. Kịch bản dựa trên các phân tích bởi các tổ chức nghiên cứu dân sự, trong đó có RAND Corp., các sách trắng quốc phòng và các cuộc phỏng vấn các quan chức cao cấp Lầu Năm góc.
Nguy cơ của một cuộc chiến có thể còn xa xôi, song chiến lược của Trung Quốc nhằm ngăn chặn Mỹ tiếp cận các chiến trường gần bờ biển Trung Quốc - và những vũ khí để làm được việc đó - chắn chắn đã có.

Kể từ cuộc chiến Vùng Vịnh, quân đội Trung Quốc đã chuyển từ việc nghiên cứu học thuật cách thức đánh bại các tàu sân bay Mỹ trên các biển Hoa Đông và Biển Đông sang mua sắm và chế tạo các vũ khí để biến kế hoạch đó thành một hiện thực chiến lược. Đây không phải là việc xây dựng quân đội thời chiến tranh lạnh nhằm phát động hoặc răn đe, ngăn chặn một cuộc chiến hủy diệt cuối cùng. Đó là một lực lượng xây dựng để chiến thắng một cuộc chiến tranh cục bộ hạn chế, ví dụ để buộc Mỹ đứng đủ xa để Trung Quốc chiến thắng Đài Loan.
Kinh tế Trung Quốc phát triển bùng nổ đã cho phép quân đội nước này nhanh chóng mở rộng kho tên lửa hành trình nhằm vào Đài Loan, và các tên lửa đường đạn nhiều tầng có tầm đủ để tấn công phần lớn châu Á. Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc cũng đã mua các tàu ngầm, trong đó có ít nhất 12 tàu ngầm điện-diesel siêu êm mua từ Nga và đang phát triển một đội máy bay chiến đấu lớn.
Nhưng vũ khí mới nguy hiểm nhất của Trung Quốc có thể là tên lửa đường đạn chống hạm (ASBM),được thiết kế chuyên để tấn công tàu sân bay đang di chuyển.

Mỹ có 11 tàu sân bay. Để giành thắng lợi trong một cuộc xung đột tương lai, Trung Quốc sẽ không phải tiêu diệt tất cả số đó, mà chỉ cần vài chiếc có khả năng xuất hiện để phản ứng với hoạt động chiến sự ở ngoài khơi bờ biển Trung Quốc.
Tàu sân bay USS Nimitz không chỉ là một biểu tượng Mỹ. Chính vì thế mà các kẻ thù tiềm tàng của Mỹ như Trung Quốc đang đầu tư vào các loại vũ khí có thể tấn công tàu sân bay và vô hiệu hóa ảnh hưởng toàn cầu của Mỹ.
Các quan chức lãnh đạo cao cấp Lầu Năm góc đang trở nên lo lắng hơn về kho vũ khí của Trung Quốc. Đô đốc Robert Willard, Tư lệnh Bộ chỉ huy Thái Bình Dương đã nói với Quốc hội Mỹ hồi tháng 3.2010 rằng, “Những tiến bộ tiếp tục của quân đội Trung Quốc xác nhận xu hướng làm thay đổi sự cân bằng quân sự xuyên eo biển có lợi cho Bắc Kinh”.

Tháng 6.2010, phát biểu tại Hội châu Á tại Washington, Đô đốc Mike Mullen, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Mỹ, đã nói thêm rằng, ông đã “chuyển từ tò mò đến thực sự lo ngại” về sự tăng cường quân sự của Trung Quốc.
Một người có khả năng đối mặt người Trung Quốc trong chiến đấu là Đô đốc Patrick Walsh, Tư lệnh đương nhiệm của Hạm đội Thái Bình Dương Mỹ, coi việc chuẩn bị là một cách để tránh cuộc chiến đấu trong tương lai.

“Khi chúng ta thấy những tiến triển này, như ASBM, chúng là những tiến triển công nghệ mà chúng ta tôn trọng, song không nên sợ hãi”, ông Walsh nói. “Yếu tố then chốt của bất kỳ chiến lược răn đe nào là làm rõ với những người có khả năng sử dụng những phương tiện công nghệ đó rằng, chúng ta có những phương tiện để chống lại nó và duy trì ưu thế công nghệ”.
Ngay lúc này, dường như người Trung Quốc đang dẫn đầu cuộc chạy đua vũ trang mới. Khi RAND đưa ra báo cáo năm 2000 mô tả hậu quả tiềm tàng của một cuộc xung đột Trung-Mỹ xung quanh Đài Loan, Mỹ đã giành chiến thắng trong cuộc chiến một cách ngon lành.

9 năm sau, tổ chức nghiên cứu này xem xét lại bản phân tích của mình, có tính đến lực lượng không quân được nâng cấp của Bắc Kinh, việc họ đặt trọng tâm vào chiến tranh điều khiển học và khả năng sử dụng tên lửa đường đạn để loại khỏi vòng chiến các vệ tinh của Mỹ.

Kết luận mới của RAND là: Mỹ cuối cùng có thể thất bại trong cuộc chiến tranh không quân và một cuộc xung đột tổng lực có thể sẽ khó khăn hơn và đắt đỏ hơn nhiều người tưởng tượng.


(Còn tiếp)

Nguồn: What a War Between Trung Quốc and the United States Would Look Like / Erik Sofge // PM, 29.12.2010

--
Ngày 9.8.2015: 12 giờ 30

Các tàu ngầm Kilo đang chờ đợi sẵn. Giống như thợ săn, đó là cái mà chúng làm giỏi nhất. Nhỏ và chạy chậm hơn các tàu ngầm hạt nhân, các tàu ngầm dài 230 ft này được lắp các động cơ điện-diesel và các tấm hấp thụ tiếng động, khiến chúng hầu như vô hình đối với các sonar chủ động và thụ động. Chúng đã lựa chọn một cách tinh quái vị trí để phục kích, ẩn nấp gần những gò cao ở đáy biển có tác dụng cản trở tín hiệu dội của sonar, nên các tàu hộ tống tàu sân bay Nimitz không thể phát hiện ra các tàu Kilo.
Các tàu ngầm Trung Quốc trồi lên độ sâu phóng tên lửa và bắn đi 2 quả tên lửa từ các ống phóng lôi. Các vũ khí do Nga chế tạo này rẽ nước lao thẳng đến cụm tàu sân bay.
Chuông báo động réo vang trên mỗi con tàu khi các thủy binh lao bổ vào các vị trí chiến đấu, nhưng tàu sân bay Nimitz là mục tiêu duy nhất của các tên lửa hành trình chống hạm do Nga chế tạo này. Chúng được gọi là SS-N-27B Sizzler. Khi các tên lửa cách tàu sân bay trong vòng 10 hải lý, một đầu đạn gắn động cơ tên lửa tách khỏi tên lửa và lao đi như một mũi tên có tốc độ 3M ở độ cao chỉ cách mặt nước 30 ft.
Trong những giây phút cuối cùng, các thiết bị phóng mồi bẫy trên tàu Nimitz phóng lên cả loạt mồi bẫy, trong khi 3 pháo tự động trên tàu Nimitz, phòng tuyến chống tên lửa cuối cùng, tự động xoay về hướng các đầu đạn tên lửa Trung Quốc và bắn đi hàng trăm quả đạn 20 mỗi giây. Một quả Sizzler bắn trượt. Hai quả khác vỡ tan từng mảnh do đạn pháo. Quả thứ tư bắn trúng tàu Nimitz, làm thủng một lỗ bên mạn trái. Thêm những  quả tên lửa bay vòng cung ngang bầu trời trng khi các tàu tuần dương Aegis bắn đi các vũ khí chống ngầm xuống đại dương, làm một tàu ngầm Kilo vỡ tan thành từng mảnh. Một tàu ngầm khác sẽ bị tìm ra bởi các máy bay trang bị sonar và ngư lôi, song tổn thất đã bị gây ra.
Trên tàu Nimitz, người ta chẳng có thời gian để khóc than những người chết. Cuộc tấn công tiếp theo sẽ sắp xảy đến. Thủy thủ đoàn đánh giá thiệt hại chiến đấu và bắt đầu sửa chữa, trong khi tàu sân bay tiếp tục chạy.
Ngày 9.8.2015: 19 giờ 21
Trên bờ biển Đông Nam Trung Quốc, cách xa tàu Nimitz hơn 500 hải lý về phía Tây, một hệ thống radar ngoài đường chân trời đã định vị được vị trí của tàu sân bay. Dựa trên các tọa độ do các tàu ngầm Kilo lúc này đã bị đánh đắm, cung cấp, radar truy tìm tàu sân bay bằng cách sử dụng các sóng vô tuyến dội từ khí quyển để vươn xa ngoài đường cong của trái đất. Sau khi, các tín hiệu chỉ ra vị trí tương đói của cụm tàu sân bay, Trung Quốc triển khai một máy bay không người lái (UAV) để xác nhận thông tin của radar. UAV dài 12 ft này hoàn thành công việc của mình trước khi bị bắn tan bởi một tên lửa phòng không phóng từ một tàu khu trục Mỹ. Tàu Nimitz sắp bị tấn công trong vòng 1 giờ nữa.
Một đội hình máy bay tiêm kích xuất hiện trên các màn hình radar của tàu sân bay. Các tên lửa phòng thủ bay lên từ hàng rào các tàu hộ tống và Nimitz bắt đầu phóng lên các máy bay F/A-18 trên tàu để nghênh chiến các máy bay đang bay tới mà xem ra là hơn một tá máy bay cũ kỹ Jian-7. Không còn dữ liệu trinh sát từ vệ tinh, do cuộc tấn công chống vệ tinh, các lực lượng hộ vệ bị bất ngờ chỉ có thể hình thành một vòng tròn bảo vệ xung quanh tàu sân bay trong khi các máy bay J-7 phóng đi cả loạt tên lửa hành trình chống hạm.
Các tàu hộ tống Mỹ bắn vào tất cả các máy bay bay đến, mà không biết rằng Trung Quốc đã cải tạo các máy bay cổ lỗ này thành các mồi bẫy không người lái. Cụm tàu sân bay chiến đấu không thể tin tưởng vào các mạng máy tính của nó sau các cuộc tấn công tin tặc vào căn cứ Kadena, vì thế họ phải độc lập tự lựa chọn các mục tiêu. Các khẩu đội phòng không đã tấn công trùng lặp đối với một số mục tiêu, làm tiêu hao vô ích các tên lửa phòng không. Các tín hiệu radar biến mất khi các máy bay và các tên lửa hành trình phóng từ máy bay bay đến bị tiêu diệt, nhưng một tên lửa đã lọt qua được, khoan một lỗ thủng nóng bỏng nữa trên tàu Nimitz.
Trong lúc đó, các phi công F/A-18 báo cáo qua vô tuyến điện rằng, không hề có người nhảy dù khỏi các máy bay J-7 bị bắn rơi, lực lượng tấn công chủ lực của Trung Quốc gồm các máy bay tính năng cao, có người lái J-10 và J-11 đang bay đến từ hướng Đông. Các máy bay F/A-18 bay đến để chặn đánh chúng. Song các tiêm kích Trung Quốc không đến để đánh cận chiến - chúng phóng các tên lửa hành trình chống hạm vào tàu sân bay, rồi bay ra xa.
Các tàu tuần dương Aegis bắn lên vô số tên lửa phòng không; các máy bay F/A-18 phóng đi các tên lửa không-đối-không. Bầu trời trên Thái Bình Dương là chằng chịt các vệt khói, và xuyên qua những tiếng nổ hỗn loạn vang lên một tiếng nổ khác khi tàu Nimitz hứng chịu quả tên lửa hành trình thứ ba trong ngày.
Chẳng có thời gian tạm lắng, chẳng có thời gian để lập đội hình mới, các vệ tinh còn lành lặn của Cục Phòng thủ tên lửa (Missile Defense Agency) Mỹ đã phát hiện một loạt tên lửa đường đạn khác phóng từ Trung Quốc. Chúng không phải nhằm vào Đài Loan, Okinawa, hay bất kỳ một mục tiêu mặt đất nào khác. Chúng đang bay về phía cụm tàu sân bay. Chúng là các tên lửa ASBM.
Các tàu tuần dương Aegis phản ứng, phóng các tên lửa đánh chặn nhiều tầng, chúng bay lên như một đám những mặt trời. Khi lên đến vũ trụ, chúng phóng ra các đầu đạn tự dẫn được thiết kế để đâm vào các tên lửa đường đạn. Chỉ có 1 quả bị bắn trùng. 4 tên lửa ASBM khác quay trở về khí quyển và thực hành thao tác cơ động gấp để sà xuống bay là sát mặt biển lao tới mục tiêu di động của chúng.
Như vậy, trận chiến bảo vệ tàu Nimitz, và bảo vệ Đài Loan, kết thúc cũng như bắt đầu đều bằng những quả tên lửa. Lúc 20 giờ 15, 2 quả ASBM do trục trặc kỹ thuật đã lao xuống biển mà không gây ra thiệt hại gì. Hai quả khác lao vào tàu sân bay, xé nát phần thượng tầng tàu sân bay và giết chết hàng trăm người. Hai lò phản ứng hạt nhân không bị thiệt hại, nhưng 2 lỗ thủng toang hoác trên boong bay và sự tàn phá trong các hăng-ga bên dưới làm cho tàu trở nên vô dụng. Nimitz buộc phải rút lui. Nếu đây là một cuộc chiến tổng lực, quân đội Trung Quốc sẽ tấn công lần cuối để đánh chìm tàu sân bay này. Nhưng mục tiêu của Trung Quốc không bao giờa à kích động một cuộc giao tranh kéo dài, tốn kém và đẫm máu giữa hai siêu cường. Mục tiêu của họ là ngăn chặn người Mỹ tiếp cận Đài Loan trước khi cuộc xâm lăng bắt đầu.
Sáng hôm sau, các tàu đổ bộ chở quân Trung Quốc vượt eo biển và đánh chiếm hòn đảo mà không phải bắn một phát súng. Cuộc chiến trên bộ tàn khốc chưa bao giờ là một phần kế hoạch của Trung Quốc. Bắc Kinh  tính toán rằng, nếu không có sự trợ giúp của Mỹ, Đài Bắc sẽ quy hàng. Những đoạn video quay lai quay lại cảnh tàu sân bay Nimitz tàn phế đang quay về cảng cũng cho thấy trước điều đó. Đó còn hơn là một phương cách để đánh thắng một cuộc chiến tranh.

Tiêm kích đa năng J-10 của Trung Quốc
có thể sánh với F-16 Fighting Falcon của Mỹ
Quân đội Mỹ đã làm chấn động thế giới khi tiết lộ những vũ khí tiên tiến được dùng để đánh bại quân đội Iraq năm 1991. Nay các kẻ địch tiềm tàng đã đầu tư cho những vũ khí tương tự những phương tiện đã giúp quân đội Mỹ có sức mạnh áp đảo như thế trong chiến tranh Vùng Vịnh. “Kể từ sau khi chiến tranh lạnh kết thúc, chúng ta đã có khả năng phóng đi một số lượng lớn vũ khí chính xác vào các kẻ thù của chúng ta mà chẳng chịu thiệt hại gì bởi kiểu tấn công như thế”, David Shlapak, chuyên gia của hãng RAND, một trong các tác giả của báo cáo năm 2000 về cuộc chiến vì Đài Loan của tổ chức nghiên cứu này, cũng như của báo cáo tiếp đó năm 2009. “Điều đó đã dẫn chúng ta tới một thứ chiến tranh khi mà các căn cứ trở thành nơi ẩn náu an toàn, các tuyến giao thông là không thể phá hủy”.
Ưu thế công nghệ dẫn tới sự quá tự tin và những kỹ năng chiến tranh lạnh như săn tàu ngầm đã bị hao mòn. Trong khi đó, người Nga đã bán các tàu ngầm điện-diesel độ ồn thấp lớp Kilo cho các nước như Iran và Trung Quốc. Khi Hải quân Mỹ bổ nhiệm Chuẩn đô đốc J.J. Waickwicz làm Tư lệnh Bộ chỉ huy tác chiến chống ngầm hải quân vào năm2004, ông quả quyết rằng, sẽ mất nhiều năm để tái lập kỹ năng săn ngầm. “Đã có thiếu huấn luyện và trang bị thực sự tốt để xử lý vấn đề”, ông Waickwicz, nay đã về hưu, nói. “Chúng ta phải sẵn sàng đầu tư cho việc huấn luyện tổng hợp và huấn luyện mô phỏng”.
Về tên lửa, Trung Quốc có thể mạnh hơn Mỹ. Đầu năm nay, Lầu Năm góc nói rằng, Trung Quốc có “chương trình tên lửa đường đạn và tên lửa hành trình bố trí trên mặt đất tích cực nhất trên thế giới”. Và cũng chẳng có ai khác phát triển một loại ASBM. Dù cho nhiều tỷ đô la chi cho nghiên cứu và thử nghiệm kiểm tra, kết quả của cuộc đối đấu giữa các tên lửa tinh vi và các tên lửa đánh chặn tên lửa hiện đại vẫn chưa rõ. Nếu các phương tiện phòng thủ tên lửa không có khả năng như quảng cáo, các tàu sân bay có thể bị đẩy ra quá xa một trận đánh khiến chúng trở nên không còn thích hợp, qua đó làm vô hiệu hóa công cụ tung sức mạnh chủ chốt của Mỹ.
Có thể làm gì bây giờ? Phần lớn các cuộc diễn tập kết thúc bằng một cuộc tổng kết, rút kinh nghiệm sôi nổi, khi mà những người tham gia thảo luận điều gì đã đúng và cái gì đã hoàn toàn sai. Họ thảo luận điều họ đã phải làm khác đi nếu họ có thể quay ngược kim đồng hồ. Và đôi khi, họ làm đúng điều đó - tua lại trận đánh tập từ đầu.
Ngày 9.8.2015: 12 giờ 15
Trận đánh bảo vệ tàu Nimitz không còn bắt đầu bằng tên lửa mà bằng robot. Nhiều giờ trước khi cụm tàu sân bay đến chỗ những tàu ngầm điện-diesel Kilo của Trung Quốc đang ẩn náu phục kích ấy, các tàu hộ tống tàu Nimitz triển khai một số ít các tàu ngầm không người lái (UUV) để tuần tra vùng biển giữa Đài Loan và Okinawa.
Các thiết bị không người lái có kích thước như quả ngư lôi này sử dụng các sonar chủ động liên tục (CAS) phát ra một luồng năng lượng ổn định, giống như một thứ đèn rọi. “CAS sẽ thay đổi vai trò của tàu ngầm từ kẻ đi săn chuyển thành đối tượng bị săn lùng”, ông Waickwicz nói. Ông Waickwicz hiện đang làm việc cho tập đoàn Alion Science and Technology ở Virginia, cơ quan đang thử nghiệm công nghệ CAS của họ trên một tàu mặt nước và năm sau dự định bắt đầu thử nghiệm sonar này trên UUV.
Các robot làm nhiệm vụ bảo vệ cụm tàu sân bay không được trang bị vũ khí, nhưng được đặt dưới sự kiểm soát hoạt động từ các tàu ngầm hạt nhân lớp Virginia. Các tàu ngầm Trung Quốc đang nằm phục kích phải tản ra trước khi phóng tên lửa hoặc bị đánh đắm.
Bên cạnh đó, cũng có những phương pháp làm cho phòng không vững chắc hơn. Lần này, căn cứ Kadena được chuẩn bị tốt hơn để đối phó các cuộc tấn công của tin tặc nhờ các đại đội phòng thủ tên lửa tiên tiến như hệ thống phòng không MEADS (Medium Extended Air Defense System). Thay vì dựa trên một mạng máy tính duy nhất để điều phối hỏa lực phòng không, mỗi hệ thống MEADS có thể hoạt động độc lập và bao quát bầu trời trong 360 độ.

Với căn cứ không quân duy trì được hoạt động, các máy bay F-15 (và sau đó là các máy bay F-22 bay từ Hawaii) có thể bảo vệ tàu sân bay Nimitz, chặn đánh các máy bay không người lái tiếp cận và giữ gìn cơ số đạn tên lửa phòng không của cụm tàu sân bay.
Các máy bay tiêm kích Trung Quốc phóng các tên lửa của chúng, nhưng chỉ 2 quả bắn được vào tàu ¬Nimitz. Các phi công và thủy binh bị giết và bị thương, song boong bay vẫn còn nguyên vẹn, và sứ mệnh bảo vệ Đài Loan của tàu sân bay này có thể tiếp tục.
Tuy nhiên, vẫn còn một mối đe dọa nữa phải đối phó. Các tên lửa ASBM bay từ 5 trận địa khác nhau ở Đông Nam Trung Quốc. Một trong số chúng bị phát hiện bởi một UAV tàng hình của Mỹ, một trong số ít UAV đang thực hiện phi vụ thời gian dài ở ngoại vi phát hiện căn cứ Kadena. Năm 2009, Không quân Mỹ đã xác nhận việc sử dụng UAV làm khúc xạ radar đầu tiên là RQ-170 Sentinel trong các phi vụ giám sát trên bầu trời Afghanistan.
Vào năm 2015, Không quân Mỹ sẽ sử dụng các UAV thế hệ sau của Sentinel, nhưng được trang bị các tên lửa đánh chặn của thành phần phòng thủ trên không lấy mạng làm trung tâm (Network-Centric Airborne Defense Element) thử nghiệm. Được phóng từ các bệ phóng tên lửa không-đối-không tiêu chuẩn, các tên lửa này có thể tấn công các tên lửa hành trình trước khi chúng rời khí quyển. Khi căng thẳng giữa Trung Quốc và Đài Loan bắt đầu gia tăng, Không quân Mỹ lẳng lặng cấp tốc đưa các vũ khí thử nghiệm từ trường thử và huấn luyện Nevada đến Kadena.
Các UAV có thời gian bay lâu có thể tuần tiễu mà không bị phát hiện để chờ tên lửa đường đạn được phóng lên. Khi các sensor của chúng phát hiện luồng lửa phụt của tên lửa, 2 trong số các UAV bắn vào quả tên lửa đang bay lên và một chiếc đã bắn chúng; quả tên lửa vỡ tan thành một quả cầu lửa và mảnh vụn. Vậy là bớt đi một quả tên lửa săn tàu sân bay lao đến tàu sân bay Nimitz.
Một quả tên lửa ASBM khác bị bắn hạ trong vũ trụ bởi các tên lửa đánh chặn SM-3. Lúc này, còn 3 quả ASBM sống sót đang ầm ầm lao xuống. Các tàu Aegis lại khai hỏa, nhưng trong lần bắn bồi này, chúng sử dụng model tên lửa mới là SM-2 Block IV. Giống như đa số các hệ thống phòng thủ giai đoạn cuối, đây là phương tiện phòng thủ tối hậu. Hai quả ASBM bắn trượt, còn quả thứ ba bị bắn vỡ bởi một tên lửa đánh chặn SM-2 và lao xuống biển.
Buổi tổng kết, rút kinh nghiệm kết thúc với tàu sân bay vẫn nguyên lành, sự hiện diện của nó làm phá sản cuộc đổ bộ của Trung Quốc và làm nghiêng cán cân trong đàm phán ngừng bắn về phía Đài Loan. Chuẩn bị sẵn sàng là hòn đá tảng của răn đe, ngăn chặn và một số nhà phân tích nói rằng, Lầu Năm góc phải đối phó thích đáng những bước tiến của Trung Quốc để ngăn chặn cuộc xung đột. “Một phần của cái làm cho xác suất chiến tranh thật thấp là Mỹ và Đài Loan thực hiện những bước đi để chắc chắn là một cuộc chiến (nếu nổ ra) sẽ thật đau đớn đối với Trung Quốc”, ông Shlapak, chuyên gia hãng RAND, nói. Trong khi tìm cách thích ứng với sức mạnh của Trung Quốc, Lầu Năm góc đang đối mặt với một vị thế khác lạ. Trận đánh giành Đài Loan - kể cả là không hề có phát súng nào được bắn đi - đã bắt đầu.
  • Nguồn: What a War Between Trung Quốc and the United States Would Look Like / Erik Sofge // PM, 29.12.2010
Last Updated ( 10:59 AM, 09/01/2011)

Tổng số lượt xem trang