-- Đại hội của Đảng và kỳ vọng của dân (VNN)
Đẩy mạnh đổi mới toàn diện (Tuổi Trẻ)
Nghĩ về bầu Tổng bí thư trong Đại hội XI
Ở Việt Nam, việc Đảng và cả xã hội có đòi hỏi cao về phẩm chất, năng lực đối với Tổng bí thư gắn với chất lượng chung của tập thể Ban lãnh đạo là điều chính đáng. Các yêu cầu đó đã được đề cập trong văn kiện của Đảng, trong nhiều ý kiến tâm huyết của cán bộ, đảng viên và nhân dân đề đạt với Đại hội XI.
2- Thực hiện trách nhiệm "chuẩn bị Đại hội đại biểu toàn quốc nhiệm kỳ sau" theo quy định của Điều lệ, BCH TƯ khóa X có trách nhiệm giới thiệu nhân sự nhiệm kỳ XI.
- Giới thiệu là quyền và trách nhiệm của BCH TƯ khóa X. Bầu là quyền của đại biểu Đại hội XI, hoặc BCH TƯ khóa XI.
- Theo tinh thần Điều lệ, việc giới thiệu của BCH TƯ khóa X không chế ước quyền bầu cử của đảng viên. Cụ thể là các ủy viên Trung ương khóa X không được BCH TƯ khóa X giới thiệu, vẫn có đầy đủ quyền ứng cử và nhận đề cử mọi chức danh trong Ban lãnh đạo mới. Không thừa nhận, gây khó dễ, có lời nói, việc làm bài xích là những việc làm không phù hợp với Điều lệ Đảng.
- Nhân sự lãnh đạo Đảng và lãnh đạo Nhà nước có liên quan đến nhau, do đó - cùng với việc giới thiệu nhân sự lãnh đạo Đảng khóa XI - Ban lãnh đạo Đảng khóa X cũng dự kiến nhân sự lãnh đạo Nhà nước. Nhưng về nguyên tắc, việc quyết định giới thiệu nhân sự lãnh đạo Nhà nước sắp tới thuộc thẩm quyền của BCH TƯ khóa XI (hoặc Bộ Chính trị khóa XI, tùy đối tượng). Ban lãnh đạo Đảng khóa XI sẽ chủ động thực thi thẩm quyền này theo quy chế; dự kiến của Ban lãnh đạo khóa X chỉ mang ý nghĩa tham khảo.
3- Tiến hành bầu cử dân chủ, đúng quy chế, đảm bảo quyền quyết định chủ động, trách nhiệm của người đi bầu (đại biểu Đại hội, ủy viên BCH TƯ khóa XI), là biện pháp hàng đầu để đảm bảo kết quả tối ưu trong bầu cử Ban lãnh đạo khóa XI nói chung và Tổng bí thư nói riêng.
Việc này phụ thuộc vào nhiều yếu tố: đổi mới Quy chế bầu cử, đổi mới nội dung và phương pháp làm việc, ý chí, trách nhiệm và nhận thức của đại biểu…
Lập ra một danh sách bầu cử có số dư, tuy là một vấn đề có tính chi tiết cụ thể, nhưng trên thực tế lại là yếu tố rất quan trọng thúc đẩy dân chủ bầu cử. Số dư cần có là số dư có tính tranh cử thực sự, chứ không phải là số dư hình thức với một số "quân xanh" lộ liễu được tạo ra bằng các thủ thuật.
Việc bầu Tổng bí thư dù tiến hành tại Đại hội hay trong BCH TƯ khóa XI cũng nên nhất thiết có số dư. Hai chọn một có lẽ hợp lý trong điều kiện hiện nay.
Để lập ra được một danh sách như vậy, cần có biện pháp hợp thức về tổ chức để ngăn ngừa việc xin rút của người được giới thiệu do sức ép về nhận thức, tâm lý và các tác động khác. Nếu muốn làm thì việc này không khó, có thể thực hiện bằng nhiều cách.
Cách đơn giản nhất là để mỗi đại biểu đại hội tự giới thiệu (bằng phiếu kín) 2 ứng cử viên cho chức danh Tổng bí thư (giới thiệu 1 là không hợp lệ và không được tính). Từ kết quả tổng hợp, lập danh sách bầu cử Tổng bí thư gồm 2 người có số phiếu giới thiệu cao nhất để bầu.
4- Đại hội nên khuyến khích, hoan nghênh những người ứng cử, nhận đề cử và đề cử ngoài danh sách được giới thiệu. Xác suất trúng cử không cao, nhưng họ phải vượt qua sức ép rất lớn hữu hình và vô hình, cả trong và sau Đại hội. Vì vậy, việc làm họ làm xứng đáng được xem là thể hiện ý thức trách nhiệm trước công việc của Đảng, chứ hoàn toàn không phải là tranh giành chức vụ như có một số người từng quan niệm.
- Như thông lệ, chuyện nhân sự bao giờ cũng là mối quan tâm hàng đầu của mỗi kỳ Đại hội Đảng. Vì vậy, bài viết "Nghĩ về bầu Tổng bí thư trong Đại hội XI" của chuyên gia Bùi Đức Lại đã nhận được nhiều ý kiến hưởng ứng của độc giả.
“Bầu trực tiếp Tổng Bí thư là do Đại hội quyết định”
Nghĩ về bầu Tổng bí thư trong Đại hội XI
Trung tướng Nguyễn Quốc Thước: Mấy điều tâm huyết với Đại hội
Nghĩ ngợi trước thềm Đại hội Đảng XI
Thư gửi Đại hội
Quyết sách đúng tầmNghĩ về bầu Tổng bí thư trong Đại hội XI
Trung tướng Nguyễn Quốc Thước: Mấy điều tâm huyết với Đại hội
Nghĩ ngợi trước thềm Đại hội Đảng XI
Thư gửi Đại hội
Bạn đọc Minh Phong (Vĩnh Phúc) cho rằng, "nếu Đại hội bầu được những vị trí trọng trách có bản lĩnh và phẩm chất, thì các văn kiện có thể chưa thật tốt cũng có thể khắc phục. Tôi hoàn toàn tán thành với nhận định của chuyên gia Bùi Đức Lại, rằng, Tổng bí thư là tổng công trình sư, thường là người đề xuất chính các ý tưởng, là người ra quyết định cuối cùng trong các tình huống phức tạp. Không có sự ủng hộ của Tổng bí thư thì sáng kiến chính trị của các thành viên khác trong Ban lãnh đạo khó có thể được đưa ra xem xét, càng không thể được thực hiện".
Tại các hội nghị Trung ương chuẩn bị cho Đại hội, Tổng bí thư Nông Đức Mạnh nhiều lần nhấn mạnh yêu cầu phải chọn được các ủy viên TƯ khóa tới là những người có bản lĩnh, tầm nhìn chiến lược, tư duy đổi mới, phẩm chất đạo đức, uy tín, đủ năng lực lãnh đạo đất nước trong giai đoạn mới.
Đại hội đảng bộ quận Tây Hồ, Hà Nội năm 2010. Ảnh: LAD |
Độc giả Trí Khiêm (Hà Nội) phân tích, "ông Bùi Đức Lại đã đề cập đến một vấn đề tôi tâm đắc, đó là bầu bộ máy trên tinh thần có số dư. Tại Đại hội này, BCH Trung ương đã có những bước chuẩn bị để ĐH bầu BCH khóa mới trên tinh thần có số dư để lựa chọn. Điều quan trọng, như ông Lại nhấn mạnh, đó là số dư đó phải là số dư có tính tranh cử thực sự, không phải số dư hình thức. Số dư là bao nhiêu để đảm bảo dân chủ, cạnh tranh minh bạch và danh sách đại biểu được bầu thể hiện tinh thần "tâm phục, khẩu phục", không băn khoăn của người bỏ phiếu.
Với nhân sự cho chức danh chủ chốt là Tổng bí thư, dù tiến hành bầu ngay tại Đại hội hay trong Ban chấp hành TƯ khóa XI cũng nên nhất thiết có số dư. Thúc đẩy dân chủ bầu cử, tạo sự cạnh tranh lành mạnh cũng để hướng tới mục tiêu tối thượng là bầu chọn những đại biểu ưu tú nhất với bản lĩnh chính trị vững vàng, mang tinh thần đổi mới, có đức, năng lực, uy tín với Đảng và trong xã hội".
"Trăn trở lớn nhất hiện nay của những đảng viên kỳ cựu, những người yêu nước, tâm huyết với sự nghiệp của Đảng, sự nghiệp của đất nước và toàn thể xã hội là phương án nhân sự của Hội nghị lần này liệu có chọn ra được những lãnh đạo xứng tầm nếu vẫn giữ những tập quán, phương pháp làm cũ. Chính vì vậy, rất mong các đề xuất của ông Bùi Đức Lại được lãnh đạo cao cấp lắng nghe. Một kỳ Đại hội thực sự dân chủ và có những quyết sách sáng suốt là trông đợi của người dân. Bảy ngày cho Đại hội, nếu không đủ cho chương trình nghị sự, thì vẫn có thể kéo dài tiếp", bạn Hoài Thanh (Nha Trang) khẳng định.
Theo bạn đọc Hoài Thanh, phải thay đổi từ quan niệm trong cách làm lâu nay như "cơ cấu vùng miền", "tuần tự vi tiến", "đến hẹn lại lên", sự câu nệ vào "quá trình" (thường áp dụng đối với những người được đề cử vào Bộ Chính trị và dự kiến Tổng bí thư), sự phân vai các chức vụ lãnh đạo chủ chốt (Tổng bí thư, Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng).
"Trăn trở lớn nhất hiện nay của những đảng viên kỳ cựu, những người yêu nước, tâm huyết với sự nghiệp của Đảng, sự nghiệp của đất nước và toàn thể xã hội là phương án nhân sự của Hội nghị lần này liệu có chọn ra được những lãnh đạo xứng tầm nếu vẫn giữ những tập quán, phương pháp làm cũ. Chính vì vậy, rất mong các đề xuất của ông Bùi Đức Lại được lãnh đạo cao cấp lắng nghe. Một kỳ Đại hội thực sự dân chủ và có những quyết sách sáng suốt là trông đợi của người dân. Bảy ngày cho Đại hội, nếu không đủ cho chương trình nghị sự, thì vẫn có thể kéo dài tiếp", bạn Hoài Thanh (Nha Trang) khẳng định.
Theo bạn đọc Hoài Thanh, phải thay đổi từ quan niệm trong cách làm lâu nay như "cơ cấu vùng miền", "tuần tự vi tiến", "đến hẹn lại lên", sự câu nệ vào "quá trình" (thường áp dụng đối với những người được đề cử vào Bộ Chính trị và dự kiến Tổng bí thư), sự phân vai các chức vụ lãnh đạo chủ chốt (Tổng bí thư, Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng).
Với bạn đọc Tiến Thành (Lĩnh Nam - Hà Nội): "Lòng tin của dân vào Đảng cũng thể hiện ở chính những con người mà Đảng lựa chọn tham gia vào bộ máy lãnh đạo cao nhất của mình. Mọi yếu tố như số dư để bầu cạnh tranh mà chuyên gia Bùi Đức Lại đặt ra xét cho cùng là yếu tố kỹ thuật trong quy trình lựa chọn nhân sự, kể cả những vấn đề như công khai tiêu chuẩn, thành phần, tuổi tác, tỷ lệ ngành nghề, dân tộc. Quan trọng nhất là bầu được ai, đó có phải là người "xứng đáng nhất", được chờ đợi, được kỳ vọng nhất? Tất cả thể hiện trong sự uy tín của người đó đối với không chỉ trong Đảng mà cả trong nhân dân.
Chế độ chính trị ở Việt Nam đặc biệt hơn các nước khác, đó là duy nhất một Đảng lãnh đạo, cầm quyền. Thời đại mới, Đảng cũng đang từng bước đổi mới để thích ứng với thời cuộc. Những con người lãnh đạo nhất định phải là con người xuất sắc. Và để lựa chọn người xuất sắc, phải tiến hành công khai nhân sự lựa chọn - yếu tố kỹ thuật cần thiết nhất tôi cho là cần phải làm. Công khai sẽ cạnh tranh, dân chủ".
Rõ ràng, cho dù có rất nhiều phỏng đoán về vị trí và tên tuổi các ứng cử viên, nhưng điều mà độc giả kỳ vọng cao nhất, chính là những đại biểu tham dự Đại hội sẽ thực sự phát huy trách nhiệm cá nhân, để lựa chọn được người có tư duy và tầm nhìn vào vị trí lãnh đạo cao nhất.
Bỏ phiếu kín giới thiệu nhân sự
Ý tưởng của chuyên gia Bùi Đức Lại về việc các đại biểu giới thiệu bằng phiếu kín 2 ứng cử viên cho chức danh Tổng bí thư để tổng hợp, lập danh sách bầu cử Tổng bí thư gồm 2 người có phiếu giới thiệu cao nhất cũng được nhiều độc giả tán thành.
Độc giả Vũ Phạm Anh (Đà Nẵng) cho rằng, cách làm mới này phải được mạnh dạn áp dụng ngay từ nhiệm kỳ ĐH Đảng để tạo tiền lệ tốt cho sinh hoạt dân chủ trong Đảng.
"Những người ứng cử và nhận đề cử ngoài danh sách được giới thiệu phải vượt qua được sức ép tâm lý thông thường cho rằng mình háo danh, tranh giành chức vụ. Chỉ có như vậy thì Đại hội mới có được số dư đúng nghĩa", bạn Vũ Phạm Anh phân tích.
Còn theo độc giả Lê Chất (Hà Nam): "Chắc chắn ngoài Đảng có nhiều người có đức, có tài, có kinh nghiệm về chuyên môn ở nhiều lĩnh vực. Xem xét và mạnh dạn giao trọng trách cho họ cũng là điều nên cân nhắc và thảo luận. Dân chủ, cạnh tranh minh bạch đảm bảo việc lựa chọn người đứng đầu tổ chức Đảng, nhà nước và chính quyền các cấp cũng nhằm nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng, hiệu lực quản lý Nhà nước, phát huy quyền dân chủ trong Đảng và nhân dân".
Bạn Nguyễn Hồ (TP.HCM) cũng bổ sung, trong mỗi kỳ Đại hội Đảng, chúng ta luôn kỳ vọng về một đội ngũ lãnh đạo kế nhiệm mới làm nên những thành công tức thời. Một đại hội thành công chính là đại hội chọn được đội ngũ nhân sự xứng tầm, hợp lòng dân.
"Lâu nay chúng ta vẫn nói chuyện nhân tài không thiếu, chỉ lo không phát hiện ra, không có đủ cơ chế hấp dẫn để nhân tài phát lộ. Nhân việc chuyên gia Bùi Đức Lại đặt ra chuyện nên khuyến khích những người ứng cử, nhận đề cử và đề cử ngoài danh sách được giới thiệu vào bộ máy lãnh đạo của Đảng, tôi cũng nghĩ đến đội ngũ những người Việt Nam đang sinh sống và học tập, nghiên cứu ở nước ngoài với nhiều người tâm huyết, trăn trở vì sự phát triển đất nước", bạn Nguyễn Hồ nói.
Còn với độc giả Minh Nguyệt (Hà Nội), "tỷ lệ số dư hợp lý sẽ là yếu tố cần thiết để thúc đẩy sự cạnh tranh giữa các ứng viên. Đó là cơ sở thực tiễn để so sánh năng lực, phẩm chất thực sự và cũng để đảm bảo cho Đại hội chọn được người tài vào vị trí lãnh đạo. Nếu quy trình chọn lựa dân chủ thì Đại hội sẽ có số dư mang tính tranh cử thực sự, chứ không phải là số dư hình thức kiểu quân xanh, quân đỏ làm nản lòng những người trông đợi vào đổi mới thực sự".
Làm được như vậy, chắc chắn đây sẽ là bước đi đầu tiên có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc đổi mới xây dựng Đảng, sự mở đầu quá trình dân chủ hóa hệ thống chính trị của đất nước.
Anh Thư tổng hợp
Danh sách bầu trung ương Đảng có số dư ít nhất 15% (VnEx 10-1-11)
Nghĩ về bầu Tổng bí thư trong Đại hội XI
- Việc bầu Tổng bí thư, dù tiến hành tại Đại hội hay trong BCH TƯ khóa XI, cũng nên nhất thiết có số dư - ý kiến của ông Bùi Đức Lại.
Nghĩ ngợi trước thềm Đại hội Đảng XI
Thư gửi Đại hội
Trung tướng Nguyễn Quốc Thước: Mấy điều tâm huyết với Đại hội
Thư gửi Đại hội
Trung tướng Nguyễn Quốc Thước: Mấy điều tâm huyết với Đại hội
LTS: Sự kiện chính trị được đón chờ nhất trong năm 2011 - Đại hội Đảng XI - sẽ khai mạc ngày 12/1 với chủ đề "Tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, phát huy sức mạnh toàn dân tộc, đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, tạo nền tảng để đến năm 2020 Việt Nam cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại".
Trong vòng một tuần lễ, 1.400 đại biểu, đại điện cho hơn 3,6 triệu đảng viên sẽ thảo luận và thông qua Báo cáo chính trị của Ban chấp hành Trung ương Đảng (BCH TƯ) khóa X; báo cáo tổng kết 20 năm thực hiện Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH và Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH (bổ sung, phát triển năm 2011); Báo cáo tổng kết thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 10 năm 2001-2010 và Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2011-2020; Điều lệ Đảng (bổ sung, sửa đổi).
Đại hội sẽ bầu BCH TƯ Đảng khóa XI (nhiệm kỳ 2011-2015).
VietNamNet trân trọng giới thiệu bài viết của ông Bùi Đức Lại, nguyên chuyên gia cao cấp Ban Tổ chức Trung ương. Góc nhìn của tác giả có thể có nhiều chỗ cần tranh luận thêm, song ông cũng mạnh dạn nêu lên với tinh thần "việc của Đảng cũng là việc của quốc gia", bằng tâm huyết của một đảng viên lâu năm và niềm tin tưởng Đại hội sẽ thực sự trở thành ngày hội lớn của dân tộc.
Điều lệ Đảng không có điều nào đề cập tập trung về vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của chức danh Tổng bí thư. Nguyên tắc (chế độ) lãnh đạo tập thể (cá nhân phụ trách) không giành cho lá phiếu biểu quyết của Tổng bí thư trọng lượng lớn hơn so với lá phiếu của các thành viên còn lại trong tập thể lãnh đạo. Có lẽ đó là những điều cần được nghiên cứu, bổ sung, sửa đổi trong tương lai.
Trong thực tế hiện nay, Tổng bí thư là chức danh có vai trò quan trọng bậc nhất đối với toàn bộ hoạt động của Ban lãnh đạo Đảng, và do đó đối với toàn Đảng và đất nước. Tổng bí thư là tổng công trình sư, thường là người đề xuất chính các ý tưởng, là người ra quyết định cuối cùng trong các tình huống phức tạp. Không có sự ủng hộ của Tổng bí thư thì sáng kiến chính trị của các thành viên khác trong Ban lãnh đạo khó có thể được đưa ra xem xét, càng không thể được thực hiện.
Vừa qua, sự thành bại của không ít đảng lãnh đạo trong các nước theo chế độ xã hội chủ nghĩa cho thấy một sự thật hiển nhiên: Tổng bí thư có thể không có dấu ấn riêng trong các thành công, nhưng trong mọi thất bại của đảng và chế độ, đều có nguyên nhân trực tiếp từ sự yếu kém của người đảm nhận chức danh này.
Đại biểu dự đại hội đảng bộ quận Hà Đông, Hà Nội, năm 2010. Ảnh: LAD |
Nhiều cán bộ, đảng viên, người ngoài Đảng còn trực tiếp tham gia ý kiến giới thiệu, đánh giá, lựa chọn chức danh này, dù biết rằng, trong phạm vi các thể chế hiện hành, ý kiến của họ không có nhiều hiệu lực.
Nước ngoài có quan hệ với Việt Nam cũng không thể không quan tâm và tìm cách tác động đến sự việc này, xuất phát từ lợi ích của họ. Xét đến cùng, việc này không lạ, nhưng cần được nhận biết và nhận thức rõ ràng. Đại hội với bản lĩnh cao của đại biểu, nhận thức sâu sắc trách nhiệm trước dân tộc, nắm chắc và sử dụng đúng quyền hạn, thì không thể bị chi phối bởi bất cứ thế lực nào và phương tiện gì.
Người lãnh đạo có tài đức xứng đáng không phải cứ muốn là có mà là kết quả tổng hợp của nhiều yếu tố cá nhân và xã hội. Ở đâu càng có nhiều tài năng nảy nở, phát lộ và tự khẳng định mình trong thực tiễn hoạt động, thì việc tìm ra người đứng đầu tuy không dễ, nhưng dù kết quả cuối cùng diễn ra theo phương án nào, vẫn có “hệ số an toàn” cao.
Sẽ khó khăn hơn nhiều khi môi trường văn hóa - xã hội, chính trị không thuận lợi, hiền tài hiếm hoi, đưa đến tình thế “trong bó đũa chọn cột cờ”. Câu nói cửa miệng này có thể lọt tai một vài người, nhưng đó là một tình thế nguy hiểm, thiếu an toàn, có thể “sai một ly đi một dặm”.
Trong tình thế đó, càng cần tinh thần trách nhiệm và thái độ cẩn trọng cao nhất và phương pháp tối ưu. Càng cần đề cao sức mạnh dân chủ, giữ vững và tôn trọng các nguyên tắc, thủ tục quy định.
1- Đại hội XI nên sớm quyết định chức danh Tổng bí thư do đại biểu Đại hội XI bầu trực tiếp hay do BCH TƯ khóa XI bầu. Phương án nào cũng có ưu, nhược điểm, nhưng nếu thực hiện Đại hội bầu Tổng bí thư, bên cạnh việc hạn chế sự chi phối từ ngoài, sẽ tạo thêm thuận lợi về thế và tín nhiệm đối với chức danh này trong điều kiện hiện nay.2- Thực hiện trách nhiệm "chuẩn bị Đại hội đại biểu toàn quốc nhiệm kỳ sau" theo quy định của Điều lệ, BCH TƯ khóa X có trách nhiệm giới thiệu nhân sự nhiệm kỳ XI.
- Giới thiệu là quyền và trách nhiệm của BCH TƯ khóa X. Bầu là quyền của đại biểu Đại hội XI, hoặc BCH TƯ khóa XI.
- Theo tinh thần Điều lệ, việc giới thiệu của BCH TƯ khóa X không chế ước quyền bầu cử của đảng viên. Cụ thể là các ủy viên Trung ương khóa X không được BCH TƯ khóa X giới thiệu, vẫn có đầy đủ quyền ứng cử và nhận đề cử mọi chức danh trong Ban lãnh đạo mới. Không thừa nhận, gây khó dễ, có lời nói, việc làm bài xích là những việc làm không phù hợp với Điều lệ Đảng.
- Nhân sự lãnh đạo Đảng và lãnh đạo Nhà nước có liên quan đến nhau, do đó - cùng với việc giới thiệu nhân sự lãnh đạo Đảng khóa XI - Ban lãnh đạo Đảng khóa X cũng dự kiến nhân sự lãnh đạo Nhà nước. Nhưng về nguyên tắc, việc quyết định giới thiệu nhân sự lãnh đạo Nhà nước sắp tới thuộc thẩm quyền của BCH TƯ khóa XI (hoặc Bộ Chính trị khóa XI, tùy đối tượng). Ban lãnh đạo Đảng khóa XI sẽ chủ động thực thi thẩm quyền này theo quy chế; dự kiến của Ban lãnh đạo khóa X chỉ mang ý nghĩa tham khảo.
3- Tiến hành bầu cử dân chủ, đúng quy chế, đảm bảo quyền quyết định chủ động, trách nhiệm của người đi bầu (đại biểu Đại hội, ủy viên BCH TƯ khóa XI), là biện pháp hàng đầu để đảm bảo kết quả tối ưu trong bầu cử Ban lãnh đạo khóa XI nói chung và Tổng bí thư nói riêng.
Việc này phụ thuộc vào nhiều yếu tố: đổi mới Quy chế bầu cử, đổi mới nội dung và phương pháp làm việc, ý chí, trách nhiệm và nhận thức của đại biểu…
Lập ra một danh sách bầu cử có số dư, tuy là một vấn đề có tính chi tiết cụ thể, nhưng trên thực tế lại là yếu tố rất quan trọng thúc đẩy dân chủ bầu cử. Số dư cần có là số dư có tính tranh cử thực sự, chứ không phải là số dư hình thức với một số "quân xanh" lộ liễu được tạo ra bằng các thủ thuật.
Việc bầu Tổng bí thư dù tiến hành tại Đại hội hay trong BCH TƯ khóa XI cũng nên nhất thiết có số dư. Hai chọn một có lẽ hợp lý trong điều kiện hiện nay.
Để lập ra được một danh sách như vậy, cần có biện pháp hợp thức về tổ chức để ngăn ngừa việc xin rút của người được giới thiệu do sức ép về nhận thức, tâm lý và các tác động khác. Nếu muốn làm thì việc này không khó, có thể thực hiện bằng nhiều cách.
Cách đơn giản nhất là để mỗi đại biểu đại hội tự giới thiệu (bằng phiếu kín) 2 ứng cử viên cho chức danh Tổng bí thư (giới thiệu 1 là không hợp lệ và không được tính). Từ kết quả tổng hợp, lập danh sách bầu cử Tổng bí thư gồm 2 người có số phiếu giới thiệu cao nhất để bầu.
4- Đại hội nên khuyến khích, hoan nghênh những người ứng cử, nhận đề cử và đề cử ngoài danh sách được giới thiệu. Xác suất trúng cử không cao, nhưng họ phải vượt qua sức ép rất lớn hữu hình và vô hình, cả trong và sau Đại hội. Vì vậy, việc làm họ làm xứng đáng được xem là thể hiện ý thức trách nhiệm trước công việc của Đảng, chứ hoàn toàn không phải là tranh giành chức vụ như có một số người từng quan niệm.