Chủ Nhật, 16 tháng 1, 2011

-Đối phó J-20, Ấn Độ và Nga tăng tốc phát triển tiêm kích thế hệ 5 PMF
VietnamDefence - Trong bối cảnh xuất hiện đối thủ J-20 (Trung Quốc), Nga và Độ cần đẩy mạnh dự án hợp tác phát triển tiêm kích thế hệ 5, ông Konstantin Makienko, chuyên gia quân sự hàng đầu, Phó Tổng giám đốc Trung tâm Phân tích chiến lược và công nghệ TsAST (Nga), trao đổi với báo Ấn Độ The Hindu.
J-20 bay thử

Theo ông Makienko, chiếc máy bay Trung Quốc, có lẽ là máy bay tiến công tầm xa và với chức năng đó, nó sẽ là mối đe dọa đối với Ấn Độ. Đồng thời, ông Makienko cũng coi J-20 “là thành tựu hiển nhiên” của công nghiệp quốc phòng Trung Quốc.

“Trung Quốc dã trở thành nước thứ ba trên thế giới sau Mỹ và Nga chế tạo được máy bay tiêm kích thế hệ 5, ông Makienko nói.

Ông nhận định, “J-20 sẽ là đối thủ cạnh tranh trực tiếp của máy bay thế hệ 5 của Nga-Ấn. Máy bay Trung Quốc sẽ được đưa vào trang bị vào năm 2020, vì thế, yếu tố thời gian đóng vai trò quyết định”.
Cuộc chạy đua T-50 và J-20 bắt đầu tăng tốc
Mẫu chế thử tiêm kích Nga Т-50 đã thực hiện chuyến bay đầu 1 năm trước. Ấn Độ mới chỉ tham gia dự án vào tháng trước (tháng 12.2010), khi hai bên ký hợp đồng thiết kế phác thảo máy bay. Chương trình có tên PMF  (Perspective Multi-role Fighter - máy bay tiêm kích đa năng triển vọng, tiếng Nga viết tắt là PMI). Trước đây, Ấn Độ còn gọi là máy bay tiêm kích thế hệ 5 FGFA.

Ông Konstantin Makienko
Tỷ lệ của Ấn Độ trong dự án là gần 30% kết cấu chung của máy bay. Các kỹ sư Ấn Độ sẽ phát triển các vật liệu composite, một phần thiết bị điện tử hàng không, các hệ thống tác chiến điện tử, các màn hình trong buồng lái, cũng như chịu trách nhiệm thiết kế lại biến thể 1 chỗ ngồi của Nga thành biến thể 2 chỗ ngồi cho Không quân Ấn Độ.

Dự kiến, mẫu chế thử PMF sẽ xuất xưởng vào khoảng năm 2017, nhưng hoàn toàn có thể xảy ra chậm trễ, như đã xảy ra với Т-50. Các tiêm kích PMF sẽ là dự án hợp tác Nga-Ấn chế tạo máy bay đầu tiên mà sản phẩm sẽ được xuất cả sang các nước thứ ba.

Trung tâm Phân tích buôn bán vũ khí thế giới TsAMTO (Nga) đánh giá thị trường toàn cầu của PMF sẽ là hơn 400 chiếc.

“Để duy trì khả năng cạnh tranh, tiêm kích thế hệ 5 Nga-Ấn phải ra thị trường sớm hơn đối thủ Trung Quốc, và giá của nó sẽ không được quá 80-100 triệu USD/chiếc, ông Makienko nhận định.
  • Nguồn: thehindu.com, MP, 15.1.11.
Khi cán cân sức mạnh quân sự Thái Bình Dương thay đổi Những tấm hình, các thông tin về loại máy bay tàng hình mới của Trung Quốc và kiểu tên lửa “sát thủ tàu sân bay” đã dấy lên quan ngại rằng, cán cân sức mạnh quân sự tại tây Thái Bình Dương đang “lệch” về phía Trung Quốc sớm hơn mong đợi.
Sự xuất hiện của những vũ khí công nghệ cao - có thể sẽ gây khó khăn hơn cho các lực lượng hải quân, không quân Mỹ khi triển khai sức mạnh tới Đài Loan hoặc những khu vực khác gần bờ biển Trung Quốc - đến vào đúng thời điểm chính trị nhạy cảm.
Cuối tháng này, Tổng thống Mỹ Barack Obama và Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào sẽ có cuộc gặp thượng đỉnh tại Washington nhằm mục tiêu tháo gỡ những bất đồng sau một năm trắc trở trong quan hệ song phương.
Hình ảnh về máy bay chiến đấu chạy thử trên đường băng bắt đầu lan tràn trên internet ngay trước chuyến công du tới Bắc Kinh của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates, thông tin đã tiến hành bay thử loại máy bay tàng hình này xuất hiện chỉ cách vài giờ diễn ra cuộc gặp của ông Gates và ông Hồ Cẩm Đào.
Các chuyên gia cho rằng, tiến bộ trong việc phát triển máy bay tàng hình của Trung Quốc đã nhanh hơn dự đoán. Đây là bước đi ấn tượng với lực lượng không quân Trung Quốc, vốn từ trước tới nay phụ thuộc lớn vào các máy bay được chế tạo hoặc thiết kế nước ngoài.
J20 đã mất nhiều năm để phát triển, và Bộ trưởng Gates trước đây từng cho rằng, Trung Quốc sẽ không có máy bay chiến đấu thế hệ năm cho tới 2020.
Mẫu J-20 Đại bàng đen đang gây nhiều chú ý của Trung Quốc. Ảnh: TT&VH
Đây không phải là thách thức duy nhất với ưu thế Mỹ trong khu vực. Trung Quốc còn tân trang một tàu sân bay Ukraine và muốn có tàu sân bay "nội địa" vào 2020.
Một mối đe doạ trực tiếp hơn đó là thông tin Trung Quốc theo đuổi phát triển tên lửa đạn đạo DF-21D - với mục tiêu là hạm đội tàu sân bay của Mỹ. Dự án này cũng đạt tiến bộ nhanh hơn ước tính.
Đô đốc Robert Willard, chỉ huy lực lượng hải quân Mỹ tại Thái Bình Dương, tháng trước cảnh báo rằng, loại vũ khí với tên gọi "sát thủ tàu sân bay" đã đạt được "khả năng vận hành ban đầu".
Peter Felstead, biên tập Defence Weekly nói. "Ngụ ý chính của việc Trung Quốc triển khai hệ thống này là họ muốn rằng, hải quân Mỹ dừng lại trước khi quyết định trình diễn sức mạnh hải quân ở những khu vực nhạy cảm trong thời gian xảy ra căng thẳng".
Tuy nhiên, Đại sứ Trung Quốc tại Anh, Lưu Hiểu Minh khẳng định, nước ông không có ý định đối trọng với sức mạnh quân sự Mỹ ở khu vực tây Thái Bình Dương. "Chúng tôi không coi mình là đối thủ của Mỹ. Chúng tôi tin Mỹ và Trung Quốc có thể làm việc cùng nhau trong khu vực này".
"Khi Trung Quốc tiến hành một cuộc diễn tập trên lãnh thổ của mình thì có rất nhiều chú ý, nhưng khi Mỹ tới Thái Bình Dương tập trận cùng đồng minh của họ, không ai đề cập tới chuyện này theo cách tương tự. Ở đây vẫn còn tư tưởng chiến tranh lạnh. Nếu bạn phát triển khả năng phòng thủ của mình thì người Mỹ thấy khó chịu. Nhưng nỗ lực xây dựng quân sự của chúng tôi hoàn toàn để tự phòng thủ. Kinh nghiệm phòng thủ của Trung Quốc vẫn thấp nhất trong số năm thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an LHQ", ông Lưu nhấn mạnh.
Những tiến bộ quân sự của Trung Quốc làm một số nước Đông Á. Trong sách trắng quốc phòng mới nhất, Nhật Bản nhấn mạnh rằng, chi tiêu quân sự Trung Quốc tăng gần gấp đôi trong thập niên qua, trong khi bản thân họ lại giảm xuống 4% vì bất ổn kinh tế.
Quan chức ở Tokyo cũng bất an vì cách tiếp cận ngày càng "đối đầu" hơn của tàu thuyền Trung Quốc ở những ngư trường tranh chấp. Tại Washington, những nhóm cố vấn và nhà bình luận cánh hữu muốn Obama và Gates thực hiện áp lực ngoại giao với Trung Quốc để tham gia Hiệp ước các lực lượng hạt nhân tầm trung (INF) và ngừng xây dựng tên lửa.
Thông tin về J-20 dường như làm nảy sinh kêu gọi thúc đẩy sản xuất F35 - máy bay tàng hình thế hệ tiếp theo của Mỹ để đảm bảo ưu thế trên không.
Mỹ vẫn là lực lượng quân sự mạnh nhất ở tây Thái Bình Dương với 60.000 quân, một căn cứ không quân ở Okinawa và một hạm đội tàu sân bay.
Mỹ cũng vượt Trung Quốc về ngân sách quốc phòng với tỉ lệ 6/1, theo Viện Nghiên cứu Hoà bình Quốc tế Stockholm. Cho dù vậy, trong khhi kinh tế Trung Quốc tăng trưởng nhanh chóng và Mỹ vẫn phải vật lộn đối phó thời hậu suy thoái, lo ngại về sự thay đổi trong cán cân sức mạnh quân sự dường như ngày một lớn dần. Điều này sẽ không xảy ra một sớm một chiều, nhưng Trung Quốc dường như sẽ đủ khả năng đẩy Mỹ trở lại nếu tiếp cânj với vùng bờ biển của họ ở một chiến lược gọi là "khu vực từ chối".
Chính phủ Trung Quốc không xác nhận cách tiếp cận này. Những người theo chủ nghĩa dân tộc Trung Quốc muốn đất nước họ quả quyết hơn, nhưng cũng đồng ý rằng, ưu tiên là cải tổ phòng thủ cho khu vực duyên hải ngày một giàu có.
Chiến lược "khu vực từ chối" có thể nhìn thấy khhi Trung Quốc nỗ lực quản lý các thị trường và lộ trình của mình với những đối tác thương mại chính như Hàn Quốc và Nhật Bản.
"Chúng tôi không cần Mỹ làm cảnh sát ở tây Thái Bình Dương", Tống Hiểu Quân một cựu quan chức hải quân giờ đây là biên tập tạp chí quân sự Trung Quốc nói. "Ưu tiên của Trung Quốc là phát triển phòng thủ vùng biển gần, vì kinh tế của chúng tôi tập trung ở duyên hải. Nhưng chúng tôi phải xem xét lại khái niệm "biển gần" cho phù hợp với thời hiện đại khi những mối đe doạ quân sự có thể đến từ những nơi rất xa. Trung Quốc phải cải tổ khả năng phòng thủ, nhưng không có nghĩa chúng tôi là mối đe doạ".
  • Thuỵ Phương (Theo guardian)
Quân đội TQ: Siêu cường được chưa?
Máy bay tàng hình TQ – cơn địa chấn với xung quanh?
-BANG GIAO TRUNG-MỸ: Quan hệ Trung Quốc -Hoa Kỳ sẽ tới khúc gập ghềnh? (RFI)-Sau rất nhiều trắc trở năm ngoái, Chủ tịch Hồ Cẩm Đào sẽ chính thức thăm Hoa Kỳ, từ ngày 19 đến21 tháng giêng. Không kể những dịp gặp gỡ song phương của nguyên thủ đôi bên thì từ năm 2006 đến nay, đây là chuyến thăm viếng đầu tiên của ông Hồ Cẩm Đào với tư cách quốc khách của nước Mỹ, khi quan hệ hai nước đang có nhiều hồ sơ nhạy cảm, từ kinh tế đến ngoại giao, và an ninh.
"Giấu diếm" nghiên cứu quân sự, TQ vẫn ở "phía sau" Mỹ

Tổng số lượt xem trang