Thứ Bảy, 16 tháng 11, 2013

Trung Quốc sắp khai thác dự án khí đốt nước sâu đầu tiên ở Biển Đông

Giàn khoan dầu khí - hình minh họa--Trung Quốc sắp khai thác dự án khí đốt nước sâu đầu tiên ở Biển Đông

(Petrotimes) – Trung Quốc đang chuẩn bị bấm nút vận hành dự án khai thác khí đốt nước sâu đầu tiên của mình – một công trình kỹ thuật kỳ công sử dụng giàn khoan do Bắc Kinh tự chế tạo, có khả năng chống chọi với bão lớn, cùng với hàng trăm kim đường ống dẫn khí ngầm dưới biển.-->> Trung Quốc hoàn thành lắp đặt giàn khoan nước sâu lớn nhất châu Á tại Biển Đông
-->> Sáng tỏ đích đến của giàn khoan dầu khí “khủng” của Trung Quốc
-->> Trung Quốc kéo giàn khoan dầu khí to như sân bóng ra Biển Đông
Giàn khoan Lệ Loan 3-1
Dự án Lệ Loan 3-1 là một phần nỗ lực của Bắc Kinh nhằm tăng gấp đôi việc sử dụng khí đốt, vốn chiếm 10% cơ cấu năng lượng của Trung Quốc vào năm 2020, giúp nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới tránh phải phụ thuộc nhiều nguồn cung cấp năng lượng từ than đá – hiện chiếm 2/3 sản lượng điện ở nước này.
Mỏ khí đốt Lệ Loan 3-1 tại Biển Đông, cách Hongkong về phía Đông Nam hơn 320km, dự kiến sẽ đi vào khai thác đầu năm tới và cung ứng khoảng 4% nhu cấp khí đốt của Trung Quốc. Nguồn cung cấp khí đốt từ mỏ này dự kiến sẽ lớn hơn lượng khí đốt mà Trung Quốc nhập khẩu từ Australia – nhà cung cấp khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) lớn thứ 2 của Bắc Kinh.
Dự án 6,5 tỷ USD được cho là nằm ở vị trí thuận lợi, không thuộc khu vực tranh chấp ở Biển Đông, lại gần các khu vực tăng trưởng nhanh về nhu cầu khí đốt nhưng lại thiếu hụt năng lượng của Trung Quốc ở duyên hải phía Nam và phía Đông.
Được biết, Công ty Husky Energy (Canada) là nhà điều hành dự án mặc dù chỉ nắm 49% cổ phần, 51% còn lại thuộc về Tổng công ty Dầu khí Hải dương Trung Quốc (CNOOC).
Sản lượng khai thác khí đốt ban đầu của dự án mỏ Lệ Loan là khoảng 300 triệu ft3/ngày và sẽ lên khoảng 350 triệu ft3/ngày trong năm tới. Khi việc kết nối với mỏ thứ 3 hoàn thành sau hơn 1 năm nữa, sản lượng khai thác sẽ đạt mức 500 triệu ft3 khí đốt/ngày.
Dự kiến đến năm 2015, sản lượng khai thác khí đốt từ mỏ Lệ Loan sẽ đạt đỉnh và chiếm khoảng 4% sản lượng khai thác khí đốt trong nước của Trung Quốc và 7% lượng khí đốt mà Trung Quốc phải nhập khẩu.
Những dòng khí đốt đầu tiên đến từ 9 giếng khoan sâu 4.750 feet dưới lòng biển sẽ được bơm qua tuyến đường ống dài gần 80km đến trạm tập trung, sau đó lại được chuyển bằng tuyến đường ống dài 256km đến điểm ở bờ biển giữa Macau và Hong Kong.
Giàn khoan phục vụ khai thác khí đốt ở dự án Lệ Loan này là giàn khoan dầu khí nước sâu lớn nhất , hiện đại nhất châu Á và là giàn khoan hoàn toàn do Trung Quốc tự thiết kế, xây dựng, lắp đặt. Theo thiết kế, giàn khoan “khủng” này nặng hơn 30.000 tấn, cao hơn 69m so với mặt nước biển, với lượng thép sử dụng đủ để xây dựng 4 tháp Eiffel, chịu được sóng cao hơn 9m, sức gió hơn 160km/giờ. Như vậy, độ cao của giàn xử lý khí “khủng” này tương đương với một tòa nhà 18 tầng và diện tích thì lớn hơn diện tích của một sân bóng đá tiêu chuẩn.
Cách đây 18 tháng, tại buổi giới thiệu giàn khoan nước sâu ở Lệ Loan, Chủ tịch CNOOC Wang Yilin cho biết: “Giàn khoan nước sâu quy mô lớn là lãnh thổ quốc gia di động và là một vũ khí chiến lược của chúng tôi”.
Minh Châu (theo WSJ)

- Trung Quốc sắp khai thác khí gas tầng nước sâu ở Biển Đông (Tin tức).- Lê Diễn Đức: Cho Tàu thuê đất, một mối hiểm nguy (Blog RFA). - Tân Hoa xã: Trung Quốc, Việt Nam đồng ý về cơ chế, khuôn khổ làm việc nhóm để tham vấn về phát triển hàng hải chung: China, Vietnam agree on mechanism, framework of working group for consultation on joint maritime development (Xinhua).

- Chung kết khu vực thi Trung Quốc Cuộc thi “Tiếng hát Hữu nghị Trung-Việt” năm 2013 diễn ra tại Nam Ninh Quảng Tây (CRI).- Việt-Trung nhất trí về cơ chế làm việc của nhóm tham vấn phát triển hàng hải chung (VOA).- Xử lý nghiêm hành vi xâm hại chủ quyền (TN).- Việt – Trung họp bàn về cùng khai thác và hợp tác trên biển (PT). - Chuyên gia Trung Quốc khuyên Bắc Kinh phải coi trọng Việt Nam (Soha).- Cảnh sát biển Việt Nam đóng tàu trinh sát mới (ĐV).- Việt Nam – Trung Quốc tăng cường hợp tác an ninh (VOV).Mưu đồ của nhóm người Hong Kong đến Trường Sa, Việt Nam (Tin tức 24h) - Ngày 13/11, một nhóm gồm 13 người Hong Kong và 2 nhà báo tự xưng là nhà hoạt động đã khởi hành đi về phía quần đảo Trường Sa của Việt Nam để đánh cá bất chấp sự ngăn cản của chính quyền.
-13 nhà hoạt động Hong Kong đi Trường Sa để… 'đánh cá'?
- Phạt đến 2 tỉ đồng đối hành vi vi phạm quy định bảo vệ vùng biển Việt Nam (Infonet).

- Nga tăng cường chuyển giao công nghệ vũ khí cho Việt Nam (ĐV). - Báo Nga: Năm 2014, Hải quân Nga có trạm hậu cần ở Cam Ranh? (Soha).




TQ đào khí đốt tại bồn trũng ở Biển Đông
Hãng dầu khí quốc gia Trung Quốc (CNOOC) vừa công bố họ đã tìm thấy khí đốt ở giếng khoan nước sâu tại vũng Quỳnh Đông Nam cùng đối tác BG Group.
Tin của các tạp chí chuyên ngành dầu khí nói một quan chức cao cấp của CNOOC cho hay về nội dung này hôm Chủ Nhật vừa qua.
Giếng Lăng Thủy 22-1-1 nằm ở "vùng biển Nam Trung Hoa", mà Việt Nam gọi là Biển Đông, cách đảo Hải Nam chừng 130 km về phía Nam.

Điều đáng chú ý là đây là lần đầu tiên công nghệ khoan nước sâu được áp dụng cho Trung Quốc ở bồn Quỳnh Đông Nam.
Phó Tổng Giám đốc CNOOC, ông Chu Vệ Lâm, được trích lời nói "Chúng tôi rất phấn khích trước kết quả của giếng khoan".
Không có tranh chấp?
Ông cũng cho hay đây "là lần đầu tiên" họ khoan nước sâu tại bồn Quỳnh Đông Nam (Qiongdongnan Basin).
Được biết độ sâu mà BG Groupd khoan cho phía Trung Quốc là 1,338 mét và họ đã gặp được lớp cát có chứa khí đốt.
Tin tức cho hay hai bên ký thoả thuận hợp tác ở lô 64/11 hồi tháng 6/2006.
Trang OilOnline trích lời lãnh đạo BG, ông Frank Chapman nói hôm 15/1 về thành công của lần khoan tại bồn trũng mà ông mô tả là BG "có giấy phép của Trung Quốc cho khoan ở khu vực rộng 15 nghìn km vuông".
Được biết các bên còn phải tiếp tục đánh giá xem giá trị thương mại của giếng khi đốt này.
Bồn trũng Quỳnh Đông Nam nằm giữa quần đảo Hoàng Sa, bờ biển đất liền Việt Nam và đảo Hải Nam của Trung Quốc.
Hiện chưa rõ các lô này có nằm trong vùng biển Việt Nam và Trung Quốc tranh chấp hay không.
Trung Quốc cũng đã ký hợp đồng với BP và Chevron cho 2 lô khác 64/18 và 53/30 trong bồn trũng này.

Tổng số lượt xem trang