-IV-A-4
HOA KỲ HUẤN LUYỆN QUÂN ĐỘI VIỆT NAM CÔNG HÒA
1954 – 1959
-Nguyễn Quốc Vĩ dịch:
--(Cảm ơn dịch giả Nguyễn Quốc Vĩ đã gửi bài. Tải về tại đây; https://app.box.com/s/fule2g96hcqhw7l6uufz ):
--(Cảm ơn dịch giả Nguyễn Quốc Vĩ đã gửi bài. Tải về tại đây; https://app.box.com/s/fule2g96hcqhw7l6uufz ):
Tóm Lược
"Hà Nội được sơ tán vào ngày 9 tháng Mười [1954]. Nhóm [liên lạc của Mỹ] cùng rời đi với toán quân Pháp cuối cùng, ho đã xao xuyến bởi những gì mà họ nhìn thấy về hiệu năng nghiệt ngã của Việt Minh khi vào tiếp quản, sự tương phản giữa cái im lặng của quân chiến thắng Việt Minh trong những đôi giày vải và tiếng kêu lách cách của khí cụ mà quân Pháp được trang bị tốt mà chiến thuật và trang thiết bị phương Tây đã không chống lại được chiến dịch quân sự-chính trị-kinh tế của cộng sản. " 1/
Cho đến năm 1960, Việt Nam là một trong những nước nhận viện trợ kinh tế và quân sự của Hoa Kỳ lớn nhất trên thế giới: không kể NATO, xếp hạng thứ ba nhận hỗ trợ, và xếp hạng thứ 7 trên toàn thế giới. Nhóm Tư vấn Hỗ trợ Quân sự Mỹ, Việt Nam (MAAG: Military Assistance Advisory Group, Vietnam), là phái bộ quân đội duy nhất được chỉ huy bởi một trung tướng, [cũng là] phái bộ viện trợ kinh tế tại Việt Nam là lớn nhất so với bất cứ đâu. Trong những năm 1955 thông qua 1960, hơn 2 tỷ USD viện trợ đã đổ vào Việt Nam, và hơn 80% hỗ trợ đó đã hướng tới việc cung cấp an ninh cho Chính phủ Việt Nam. Tuy nhiên, vào năm 1960 các Tham Mưu Trưởng Liên Quân xác định rằng các lực lượng vũ trang của Việt Nam Cộng Hòa (QLVNCH) không được đào tạo và tổ chức đầy đủ và MAAG chỉ đạo hành động khẩn cấp để cải thiện khả năng chống du kích của họ. 2/
Như vậy, mặc dù chi phí viện trợ của Hoa Kỳ đầu tư cho Việt Nam trong giai đoạn 1954-1960 là lớn, nhưng rất ít đã được thực hiện theo hướng xây dựng được một lực lượng Nam Việt Nam thành một công cụ phù hợp để đối phó với "chiến dịch quân sự-chính trị-kinh tế" của cộng sản nhằm lật đổ Chính phủ Việt Nam.
Vấn đề chủ yếu để xem xét ở đây là vai trò và hiệu quả của tư vấn và hỗ trợ của Mỹ cung cấp cho các lực lượng vũ trang của Chính phủ Việt Nam trước năm 1960.
Mục tiêu chủ yếu là sự giúp đỡ của nước Mỹ cho Quân đội Quốc gia Việt Nam - sau đó được gọi là QLVNCH [Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa] - mặc dù kế hoạch và hỗ trợ cho một lực lượng Bảo An và Nhân dân Tự vệ cũng được xem xét.
Những câu hỏi kế tiếp bao gồm:
- Tại sao Mỹ phải lo việc đào tạo cho Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa?
- Quyết định này sẽ được thực hiện như thế nào?
- Mối đe dọa đối với miền Nam Việt Nam là gì?
- Nhiệm vụ của quân đội miền Nam Việt Nam là gì?
- Tình trạng quân đội miền Nam Việt Nam ra sao?
- Làm thế nào Hoa Kỳ thay đổi được tình trạng này?
- Liệu kết quả của hỗ trợ Hoa Kỳ đến năm 1960 đã tạo ra một quân đội miền Nam Việt Nam giống như quân đội Hoa Kỳ?
Kết luận chính là nỗ lực của Mỹ trong giai đoạn 1954-1959 đã không thành công để tạo dựng một lực lượng chống nổi dậy có hiệu quả ở Việt Nam do những nhận thức lúc đó và những phản ứng đối với các mối đe dọa, do ước tính phóng đại các giá trị và cái “đáng làm” theo tiêu chuẩn của quân đội Mỹ trong việc đối phó với các mối đe dọa đó, do thiếu kỹ thuật thương lượng với Chính phủ Việt Nam, và do việc phân mảnh và những bất cập khác trong hệ thống xác định và quản lý một chương trình tổng thể về hỗ trợ Mỹ có hiệu quả cho Việt Nam.
Những nỗ lực của Mỹ trong giai đoạn 1954-1960 để tạo dựng ra một định chế quốc phòng Việt Nam có hiệu năng - và đặc biệt là một quân đội quốc gia có hiệu năng – đã bị ảnh hưởng nặng nề bởi những yếu tố sau:
-- Lý do để Mỹ tiến hành đào tạo các lực lượng vũ trang Việt Nam có nguồn gốc ở chỗ Mỹ không chỉ mong muốn ngăn chận cộng sản và bảo vệ tự do cho miền Nam Việt Nam, mà còn ở chỗ Mỹ bất mãn và thất vọng với chính sách của quân đội Pháp trong Chiến tranh Đông Dương. Mong muốn mạnh mẽ để sửa chữa những sai lầm của Pháp đã phát sinh ra những bận tâm đáng kể nặng tính quan liêu cộng với những nhận thức không đúng về những thiếu sót của Pháp, từ đó đã đánh giá thấp những vấn đề người Pháp phải vượt qua - bao gồm cả những chia rẽ nội bộ và sự miễn cưỡng của chính phủ - trong việc phát triển một đội quân có hiệu năng cho Việt Nam, và đã sửa chữa quá mức những sai lầm của Pháp bằng việc tạo ra một lực lượng quân sự chính quy truyền thống. Rằng quân đội Việt Nam phải được tổ chức thành những sư đoàn – chuyện mà Hoa Kỳ đã rất thường xuyên và không thành công kêu gọi người Pháp làm – [tổ chức như thế] sẽ có khả năng tốt để chống lại các sư đoàn của Việt Minh ở đồng bằng sông Hồng năm 1954, hoặc có lẽ là chống lại được các đơn vị cộng sản có [sức mạnh ở] mức tương đương ở mức năm 1954, vượt qua vĩ tuyến 17. Nhưng cuộc chiến tranh Đông Dương của Pháp đã kết thúc, hoàn cảnh đã thay đổi hoàn toàn.
-- Quyết định đào tạo quân đội miền Nam Việt Nam được dựa trên một thỏa hiệp giữa Bộ Ngoại Giao và Bộ Quốc phòng: "cân nhắc chính trị" không dính dáng gì đến sự phản đối của quân đội [Mỹ] về một quyết định đã mang tính khẳng định, và không ảnh hưởng theo bất kỳ cách thức nào đến xác suất thành công của cam kết, [chỉ] được phép quản lý [việc thi hành] chứ không phải để xem xét những hạn chế trong các nguồn lực và khả năng của Hoa Kỳ, và những khó khăn cơ bản của nhiệm vụ được giao. Càng ngày càng thấy quá trình làm quyết định của Mỹ càng mang đặc tính thỏa hiệp, và thỏa hiệp như thế sẽ tối đa hóa xác xuất việc lựa chọn những điều ít mong muốn nhất trong diễn trình hành động.
-- Nhận thức về mối đe dọa cho Việt Nam là từ các giáo phái và cán bộ Việt Minh còn nằm vùng lại ở miền Nam, và các lực lượng chính quy của VNDCCH ở miền Bắc, mặc dù đã có ước tính vững chắc rằng VNDCCH có khả năng tràn ngập Nam Việt Nam, cũng đã có ước tính vững chắc rằng Bắc Việt không cần và cũng không có ý định làm như vậy. Tuy nhiên, học thuyết ước tính về khả năng lại trái ngược với ước tính về ý đồ chủ yếu của nó với đặc trưng là nhấn mạnh trên dữ liệu trình tự của chiến tranh (phần quá nhỏ trong vấn đề tình báo thực sự trong chiến tranh chống nổi dậy) đã dẫn đến việc phải lo giải quyết mối đe dọa lớn hơn, nhưng ít có khả năng xảy ra, [đó là ý đồ] cuộc xâm lược công khai.
-- Nhiệm vụ kép được dự kiến cho quân đội Việt Nam là việc bảo vệ trong nước và [chống xâm lược từ] bên ngoài, so với những nguồn tài lực và nhân lực chuyên nghiệp bị hạn chế, là không phù hợp với [tình hình] nội bộ. Với tư duy chiến lược của Mỹ vào những năm 1950, từ bản chất của SEATO, với sự rút lui của Quân Viễn Chinh Pháp, với những tác động do áp lực của Diệm, và từ nền tảng của MAAG Mỹ, bắt nguồn từ những kinh nghiệm gần đây của [chiến tranh] Hàn Quốc, hầu như đã nhất định dẫn đến một cơ sở quân sự chính quy được thiết kế để chống lại một mối đe dọa truyền thống [cũng chính quy]. Trong thực tế, dưới sức mạnh của những ảnh hưởng này và sự thiếu quen thuộc của Mỹ với các kỹ thuật chống nổi dậy có hiệu quả, đã có thể đặt vấn đề là: liệu việc giao nhiệm vụ [đào tạo và xây dựng định chế quốc phòng cho Nam Biệt Nam] cho một phái bộ độc nhất và duy nhất chỉ liên quan đến vấn đề an ninh nội bộ có thể đưa ra bất kỳ loại hình quân sự cơ bản khác biệt nào để kết quả được thành hình từ đó.
-- Quân đội miền Nam Việt Nam vào năm 1954 đã trong một tình trạng cực kỳ yếu kém, triển vọng của nó còn tồi tệ hơn, với các nguồn lực bị giới hạn, đặc biệt là về mặt nhân sự, Mỹ đã có thể cống hiến để tổ chức và đào tạo lại nó. Ngoài ra, như các Tham Mưu Trưởng Liên Quân đã nói, "Trừ khi Việt Nam tự mình cho thấy một khuynh hướng hy sinh cá nhân và tập thể cần thiết để chống lại chủ nghĩa cộng sản, điều mà họ đã không thực hiện cho đến nay, thì không có một số lượng áp lực và hỗ trợ lâu dài nào từ bên ngoài nào có thể trì hoãn được chiến thắng hoàn toàn của Cộng Sản ở Nam Việt Nam "* Không có một thay đổi nổi bật nào trong tư tưởng hy sinh trong khoản thời gian cuối những năm 1950, cộng thêm nhiệm vụ nặng nề là [làm sao] tạo ra một định chế quân sự hiệu quả.
-- Cách thức mà MAAG Mỹ tiến hành để tạo ra một định chế quân sự hiệu quả có bốn đặc điểm chính: tập trung vào nhiệm vụ kháng chiến chống xâm lược công khai, đào tạo từ trên xuống, xử dụng tiêu chuẩn và kỹ thuật của Hoa Kỳ, và đánh giá lạc quan về khả năng tương lai của các tổ chức bán quân sự bên ngoài phạm vị hoạt động của MAAG.
-- Kết quả của các nỗ lực của Mỹ là một sự phản ánh của các cơ sở quân sự của Mỹ hơn so với các loại hình đe dọa hoặc nơi thực địa. Liên quan đến hiệu quả tổng thể của viện trợ của Hoa Kỳ, có vẻ như đã có, không may, tất cả các về bề sâu của một “hình ảnh được phản chiếu” được ám chỉ đến!. Hơn nữa, việc hoàn thành nhiệm vụ của Mỹ nhằm tạo ra một định chế quân sự Việt Nam có hiệu quả đã bị ảnh hưởng xấu do việc thiếu những kỹ thuật [không biết cách] thương lượng với Chính phủ Việt Nam, và do việc phân cực và những bất cập khác trong hệ thống xác định và quản lý một chương trình tổng thể của Mỹ về hỗ trợ có hiệu quả cho Việt Nam.
-- Cam kết của Hoa Kỳ cho chính phủ Diệm nhanh chóng trở nên sâu rộng và công khai đến nỗi bất kỳ đối phần lợi ích [cái “hưởng được gì”] nào trong chương trình hỗ trợ đều nhanh chóng trở thành số không. Có lẽ là minh họa tốt nhất của việc thiếu đối phần lợi ích liên quan đến việc xây dựng định chế quốc phòng là trường hợp của lực lượng Bảo An, trong đó các tác động chủ yếu của Mỹ trong các thỏa ước [với VN] là yếu kém và đa phần là đã làm ảnh hưởng trực tiếp đến chính tổ chức mà Mỹ đã cố gắng để cải thiện.
-- Trường hợp của Bảo An, lực lượng sơ đẳng về an ninh nội bộ, là một ví dụ tuyệt vời của hai loại phân cực ảnh hưởng đến nỗ lực của Hoa Kỳ: sự cạnh tranh giữa các cơ quan liên ngành của Mỹ (CG cuối cùng đã chuyển giao cho MOD trên khuyến nghị của MAAG) không những trái với khuyến nghị của đội ngũ tư vấn MSU [Đại Học Quốc Gia Michigan – Michigan State University] mà còn chống lại mong muốn của Đại Sứ Quán) (**); và việc thiếu sự phối hợp ở cấp độ Đại Sứ Quán mà theo đó toàn bộ nỗ lực hỗ trợ quân sự có thể được đánh giá và các nguồn lực được phân bổ hợp lý hơn (Bảo An đã được đánh giá hoàn toàn khác nhau giữa MAAG và Đại Sứ Quán).
(**) sự phân cực trong cộng đồng Hoa Kỳ đã có một ảnh hưởng rõ ràng và bất lợi vào khả năng mặc cả của Mỹ với Chính phủ Việt Nam. Bằng cách dành ra tối thiểu sự săn đón để lựa chọn các quan chức Mỹ mà ông sẽ nói chuyện đầu tiên, Diệm đã thường trở thành trọng tài, chứ không phải là một người tham gia trong quá trình thương lượng. Vì vậy, Tướng Williams nói: "Tôi không thể nhớ có lần nào mà Tổng thống Diệm đã làm bất cứ điều gì quan trọng liên quan đến quân sự mà tôi khuyến cáo."
"Tại sao Mỹ thua ở Việt Nam" Theo US News and World Report, 09 tháng 11 năm 1964.
Thứ phân cực loại thứ ba được thể hiện ngay trong quan hệ giữa Washington và các đại diện khác nhau của họ ở Việt Nam. Cả hai Chính phủ Việt Nam và một số cơ quan của Mỹ đều dựa rất nhiều vào Washington để làm trọng tài cho các tranh chấp sinh ra ở Sài Gòn, Diệm đứng ở vị trí cao nhất để chọn lựa đi với cơ quan nào, trong khi đại diện Mỹ đã phải tìm kiếm nhân vật chính ở các cấp độ khác nhau trong chính cơ quan mình. Những tác động [đó] đã ảnh hưởng lên chính sách của Mỹ ở Việt Nam là hiển nhiên.
Bởi vì những chia rẽ và mất tập trung như đã nói ở trên, viện trợ Mỹ, trong giai đoạn đến năm 1960 đã thất bại trong việc tạo ra một lực lượng chống nổi dậy có hiệu quả trong Quân đội Quốc gia, hoặc trong các tổ chức bán quân sự. Điều này không có nghĩa là các nguồn lực đã bị chuyển dịch từ việc tạo dựng một quân đội chính quy thành một lực lượng chống nổi dậy có hiệu quả là các vấn đề của Việt Nam đã có thể giải quyết. Trước một kẻ thù mà về cả hai tính linh hoạt và thích ứng đã được chứng minh, tuyên bố như thế là một điều ngớ ngẩn. Tuy nhiên, nó là một đề nghị, trong tình hình thế giới ở một giai đoạn thích ứng và tình hình khu vực Đông Nam Á, có vẻ như VNDCCH, dù họ chọn bất cứ chiến lược nào, xâm lược công khai của họ đều sẽ không bị cản trở bởi bất kỳ quân đội nào của Việt Nam được hình thành trong phạm vi khả năng của Hoa Kỳ và Chính phủ Việt Nam. Lực lượng chống nổi dậy có hiệu quả, mặt khác, có thể đã giới hạn sự lựa chọn của mình: ngăn chận chiến tranh du kích của Việt Cộng là giải pháp mà Bắc Việt đã chọn để làm.
IV-A-4
HOA KỲ HUẤN LUYỆN QUÂN ĐỘI VIỆT NAM CÔNG HÒA
1954 – 1959
Dàn bài và các tiêu đề
A. Tại sao Mỹ phải thực hiện việc đào tạo Quân Đội Việt Nam Cộng Hòa?
B. Làm thế nào để quyết định tổ chức và huấn luyện các lực lượng Việt Nam được thực hiện?
C. Mối đe dọa cho miền Nam Việt Nam là gì?
1. Các lực lượng Giáo Phái
2. Việt Minh còn bám lại
3. Quân Đội Nhân Dân Việt Nam
D. Nhiệm vụ của các lực lượng Việt Nam là gì?
1. Chính sách quân sự chiến lược của Mỹ
2. Bản chất của SEATO
3. Quân Viễn Chinh Pháp
4. Những áp lực gây ra bởi Chính phủ Diệm
5. Kinh nghiệm gần đây của U.S. ở Hàn Quốc.
E. Tình trạng của quân đội miền Nam Việt Nam ra sao?
F. Làm thế nào Mỹ có thể thay đổi tình trạng của quân đội Việt Nam?
G. Liệu kết quả của hỗ trợ Hoa Kỳ thông qua 1960 đã tạo ra một Quân Lực Việt Nam theo hình ảnh của quân đội Mỹ?
1. Sự phát triển của nhiệm vụ
2. Chiến lược của một định chế quân sự chính quy
3. Ở cấp độ chiến thuật
4. Tổ chức các cơ sở quốc phòng
5. Chính sách nhân lực
6. Các thiết bị cung cấp cho các lực lượng chính quy tại Việt Nam
7. Việc đào tạo các lực lượng vũ trang Viet Nam
Bảng: So sánh 7T ROCID Sư đoàn Bộ binh Mỹ (1956) và Sư Đoàn Tiêu chuẩn Quân Lực VNCH (1959)
Biểu đồ: Sư đoàn Bộ binh Hoa Kỳ TOE 7T ROCID (ngày 20 Tháng 12 năm 1956) Sư đoàn Bộ binh Quân Lực VNCH tổ chức lại, 1959 (tiêu chuẩn Sư Đoàn)
Chú Thích
Tài liệu tham khảo
IV-A-4
HOA KỲ HUẤN LUYỆN QUÂN ĐỘI VIỆT NAM CÔNG HÒA
1954 – 1959
A. Tại sao Mỹ phải thực hiện việc đào tạo Quân Đội Việt Nam Cộng Hòa?
Cơ sở quyết định của Mỹ để đào tạo QLVNCH là những mục tiêu rộng lớn và niềm tin chính trị liên quan đến Châu Á, cùng với những cân nhắc thu hẹp hơn liên quan đến các phương án để đạt được các mục tiêu của Mỹ ở Đông Nam Á. Cả hai, những cân nhắc [mục tiêu] rộng và hẹp của họ đều có nguồn gốc từ sự hỗn loạn của Thế Chiến II ở Châu Á, cả hai xuất phát từ mục tiêu tổng thể là ngăn chặn hoặc đánh bại xâm lăng của cộng sản ở bất cứ nơi nào và bất cứ khi nào mà nó có thể xảy ra, và cả hai đã trở thành trụ cột của chính sách của Mỹ ở Đông Dương với sự sụp đổ của Trung Hoa đại lục vào tay Cộng sản năm 1949.
Ở cấp độ rộng hơn, quyết định của Mỹ để đào tạo các lực lượng vũ trang Việt Nam được xem là cần thiết để bảo vệ nền Độc lập và Tự do của phần Việt Nam phía Nam của vĩ tuyến 17, một điều kiện tiên quyết cần thiết để ngăn chặn chủ nghĩa cộng sản. Ngăn chặn - gần đây là một chức năng của SEATO cũng như của Hoa Kỳ - đã được xem là cần thiết để bảo vệ các phần còn lại của khu vực Đông Nam Á khỏi sự thống trị và kiểm soát của cộng sản. Việc Cộng sản thống trị khu vực này đã được xem như là kết quả liên quan đến sự sụp đổ của Việt Nam Tự Do bởi những người ủng hộ lý thuyết domino, vẫn tiếp tục là một ảnh hưởng lớn trên chính sách đối ngoại của Mỹ trong suốt phần nghiên cứu ở đây. "Theo quan điểm về tầm quan trọng của Việt Nam cho tất cả các nước Đông Nam Á, tôi tin chắc rằng Hoa Kỳ nên mở rộng kinh phí, trang thiết bị, và nỗ lực cần thiết để tăng cường cho Quốc gia này và giúp họ giữ lại nền Độc lập của mình," theo báo cáo của Tướng J. Lawton Collins "Nếu cơ hội thành công là rất khó để tính toán, thì kết quả của việc rút viện trợ Mỹ sẽ quá chắc chắn, không chỉ là Việt Nam, nhưng toàn khu vực Đông Nam Á. Việc rút đi như thế sẽ đẩy nhanh tiến độ của cộng sản ở toàn vùng Viễn Đông và có thể dẫn đến việc mất khu vực Đông Nam Á vào tay cộng sản. Theo tôi, cơ hội thành công không chỉ có giá trị cho việc đánh cược; chúng ta không thể tự cho phép mình buông Việt Nam Tự Do đi vào thất bại " 3/
Ở mức độ hẹp, nhiều cân nhắc có xu hướng đưa ra một quyết định có tính khẳng định về vai trò đào tạo của Mỹ:
- Trong suốt cuộc chiến tranh Pháp ở Đông Dương, chính quyền Mỹ liên tục kêu gọi Pháp tạo dựng và đào tạo một quân đội quốc gia Việt Nam. Biện pháp này đã được nhấn mạnh không chỉ vì Mỹ tin rằng đây là một cử chỉ chính trị cần thiết (bằng chứng về nền Độc Lập thực sự của các nước Đông Dương), mà còn vì các chuyên gia Mỹ xem nó như là một biện pháp quân sự quan trọng để tiến hành thành công cuộc chiến. 4/
- Mỹ không bao giờ hài lòng với những nỗ lực của Pháp liên quan đến quân đội quốc gia Việt Nam và đã liên tục thất vọng bởi sự miễn cưỡng rõ ràng của Pháp để hành động về điểm này. Đặc biệt gây bối rối cho các quan chức Mỹ là việc người Pháp không hành động gì liên quan đến việc hình thành quân đội Việt Nam với các đơn vị cấp sư đoàn, quy trình huấn luyện của Pháp, và sự miễn cưỡng của Pháp để phát triển lực lượng sĩ quan người Việt Nam trong ngắn hạn, nói tóm lại, nỗi thất vọng sâu sắc do việc Pháp từ chối bắt đầu các thay đổi làm các quan chức Mỹ tin rằng, đúng hay sai, rằng Hoa Kỳ, có thể và sẽ khởi động nếu Mỹ phụ trách.
- Hoa Kỳ có khả năng đào tạo ra một "quân đội bản địa", như đã được chứng minh qua [việc hình thành] các lực lượng Hàn Quốc. Mặc dù áp lực của Mỹ lên Pháp đã lên đến đỉnh điểm trong chuyến viếng thăm của Pháp đến Hàn Quốc để quan sát các phương pháp và các quy trình đào tạo của Mỹ, người Pháp có ấn tượng nhất về sự bất tài của các lực lượng Hàn Quốc và các phương pháp được sử dụng để đào tạo họ cho tình hình ở Đông Dương. 5/
- Mỹ đã xem xét ý tưởng về việc Mỹ sẽ huấn luyện cho quân đội Việt Nam kể từ đầu chiến tranh Đông Dương, trên thực tế, Mỹ đã được yêu cầu vào đầu năm 1950 để tham gia vào một kế hoạch về Việt Nam [trong đó] có phần quân đội Quốc gia Việt Nam sẽ được Hoa Kỳ đào tạo và trang bị mà không cần Pháp tham gia. 6/ Thái độ của Mỹ là rõ ràng. Đầu tháng 4 năm 1952, Văn Phòng Thư Ký đã đề nghị rằng Mỹ sẽ mở rộng MAAG Indochina để đào tạo và trang bị cho một quân đội quốc gia một khi Pháp tuyên bố ý định rút lui khỏi Đông Dương, 7/ Trong tháng 1 năm 1954,Tướng Erskine đề nghị nâng cao quy chế của MAAG thành một sứ mệnh “để giúp đào tạo." 8/ Mặt khác, mặc dù chủ đề của Mỹ huấn luyện quân đội Việt Nam trở nên ngày càng nổi bật từ đầu năm 1953, một ủy ban cấp cao trong Bộ Quốc phòng khuyến nghị chống lại việc tìm kiếm việc Mỹ trực tiếp tham gia đào tạo vào tháng Giêng năm đó, và Tham Mưu Trưởng Liên Quân đã đồng ý với đề nghị này, có lẽ là do sự phản đối của Pháp với Hoa Kỳ về bất kỳ vai trò nào như thế, do trình độ chuyên môn tương đối cao hơn của Pháp để đào tạo các lực lượng địa phương, và do vấn đề ngôn ngữ. 9/ Khi lúc chiến tranh gần chấm dứt, tuy nhiên, Chủ tịch của MAAG là Tướng 0’ Daniel, đối mặt với sự phản đối mạnh mẽ và liên tục của Pháp, đã thúc ép ngày càng mạnh hơn việc Mỹ tham gia trực tiếp vào việc đào tạo quân đội Việt Nam. Tháng 5 năm 1954, Tướng Ely, Tư Lệnh Tối Cao của Pháp, dường như đã chịu thua áp lực của O 'Daniel và đồng ý với việc Hoa Kỳ sẽ đào tạo, và bố trí các cố vấn Mỹ vào các đơn vị Việt Nam. 10/ Ngày 9 Tháng 6 năm 1954, Ely, thông qua O 'Daniel, đã yêu cầu Hoa Kỳ tổ chức và giám sát việc đào tạo các sư đoàn Việt Nam, và tương tự cho tất cả các chương trình đào tạo khác cho Việt Nam. 11/ Đến thời điểm này, tuy nhiên, các nhà làm quyết định của Hoa Kỳ tin rằng "tình hình tại Việt Nam đã bị suy sụp đến mức" mà bất kỳ cam kết nào tại thời điểm đó để gửi huấn luyện viên Mỹ trong một tương lai gần có thể làm cho chúng ta phải ra đối mặt với tình hình đó, điều đó là trái với lợi ích của chúng ta là phải thực hiện đầy đủ các cam kết như vậy," 12/ và họ lo sợ rằng," Nó có thể nằm trong nỗ lực [của Pháp] nhằm kéo Mỹ vào cuộc xung đột vô điều kiện, Pháp có thể đã không nhắm tìm kiếm trước tiên việc đào tạo của Mỹ mà muốn Hoa Kỳ cam kết can thiệp với các lực lượng chiến đấu của mình... Chúng tôi quyết không để mình bị kéo vào chương trình đào tạo để đảo ngược lại tình hình của một chương trình đào tạo mà hầu như nó không có cơ hội để thành công...." 13/ Mặc dù O'Daniel đã nhiều lần yêu cầu rút lại quyết định, đã đi xa tới mức đòi hỏi là yêu cầu của ông phải được đưa đến "cơ quan cao nhất" vào ngày 26 tháng 6, 14/ Sự từ chối vẫn không thay đổi cho đến cuối cuộc chiến tranh Đông Dương.
- Việc tham gia bị kéo dài với các vấn đề về khả năng hỗ trợ của Mỹ trong việc đào tạo Quân đội Quốc gia Việt Nam hầu như đã bị mất đà mà Tướng O’Daniel đã xây dựng được trong những ngày cuối của cuộc chiến tranh Đông Dương, mặc dù vào ngày 30 Tháng Bảy năm 1954 Mỹ đã quyết định ngưng tất cả các chuyến hàng viện trợ cho Đông Dương và xét lại toàn bộ vấn đề các hoạt động của Hoa Kỳ liên quan đến Đông Dương. 15/ Ngày 27 tháng Bảy, Tướng O'Daniel một lần nữa kêu gọi Mỹ thực hiện một chương trình ưu tiên đào tạo quân đội Việt Nam, mà không có sự can thiệp của Pháp, và đã có những bước đi để mở rộng danh sách các nhân viên có thẩm quyền MAAG trước khi mức trần các lưc lượng được [Hiệp Định] Geneva ấn định sẽ có hiệu lực từ ngày 11 tháng 8, mà không cần Washington phê chuẩn chương trình. 16/ Người ta tin rằng đà này, được tạo ra ở Sài Gòn và được hỗ trợ bởi Bộ Ngoại giao, nó tự chính bản thân đã có tầm quan trọng đáng kể trong việc lấy quyết định thực tế để tổ chức và huấn luyện các lực lượng Việt Nam.
B. Làm thế nào để quyết định tổ chức và huấn luyện các lực lượng Việt Nam được thực hiện?
Đại sứ Heath và cấp trên của ông ở Bộ Ngoại Giao "mạnh mẽ đồng tình" với đề nghị ngày 27 tháng 7 của Tướng O'Daniel rằng Hoa Kỳ sẽ thực hiện một chương trình ưu tiên đào tạo quân đội Việt Nam." 17/ Tuy nhiên Tham Mưu Trưởng Liên Quân đã khuyến nghị rằng " trước khi Hoa Kỳ nhận trách nhiệm đào tạo các lực lượng của bất kỳ nước nào trong ba nước ĐônG Dương, bốn điều kiện tiên quyết nhất định phải có là: "[nước đó] được kiểm soát bởi một chính phủ dân sự mạnh tương đối ổn định ", mỗi nước Đông Dương yêu cầu Mỹ "lấy trách nhiệm đào tạo và cung cấp trang thiết bị quân sự cho lực lượng của họ, hỗ trợ tài chính và tư vấn chính trị cần thiết để đảm bảo sự ổn định nội bộ", sắp xếp với Pháp nhằm "trao Độc lập cho ba nước Đông Dương và thực hiện rút từng giai đoạn có trật tự các lực lượng [Viễn Chinh], các quan chức, và các cố vấn Pháp ra khỏi Đông Dương ", và " kích thước và thành phần của các lực lượng... nên được quyết định bởi các yêu cầu quân sự địa phương và bởi lợi ích tổng thể của Mỹ " 18/ Những khuyến nghị này đã được chuyển qua cho Bộ trưởng Quốc Phòng với Bộ trưởng Ngoại Giao bằng thư. 19/
Để trả lời cho thư này, Ngoại trưởng Dulles nêu lên rằng, Campuchia đã đáp ứng các điều kiện được đề nghị, và mặc dù Việt Nam đã không làm được như vậy, dù sao Mỹ cũng nên thực hiện một chương trình đào tạo khi mà củng cố cho quân đội trong thực tế lại là điều kiện tiên quyết cho sự ổn định "một trong những phương tiện hiệu quả nhất để cho phép Chính phủ Việt Nam trở nên mạnh mẽ là hỗ trợ họ trong việc tổ chức lại và đào tạo cho quân đội quốc gia. 20/ Mặc dù phê duyệt NSC 5429/2, đã xác định việc duy trì các lực lượng ở Đông Dương như là một điều cần thiết để bảo đảm an ninh nội bộ của khu vực, Hội Đồng An Ninh Quốc gia dường như đã quyết định ủng hộ Bộ Ngoại Giao, sự bất đồng giữa Bộ Ngoại Giao và Bộ Quốc phòng lại tiếp tục có thêm một vụ tranh chấp liên quan đến khổ cỡ của các lực lượng được duy trì. Trong khi đồng ý trong việc đào tạo lực lượng Campuchia, Tham Mưu Trưởng Liên Quân trên thực tế đã tái khẳng định vị trí trước đó của họ về Việt Nam:
Tuy nhiên, các Tham Mưu Trưởng Liên Quân lưu ý rằng mối quan tâm về tình hình chính trị bất ổn hiện nay tồn tại ở miền Nam Việt Nam, và từ đó cho rằng đây không phải là thời gian thuận tiện để tiếp tụctiến hành cho thấy ý định [của Mỹ] về việc sự hỗ trợ và đào tạo hoặc cho lực lượng chính quy hay lực lượng cảnh sát.Theo đó, các Tham Mưu Trưởng Liên Quân khuyên nghị nên chống lại việc đưa ra một sứ mệnh đào tạo MAAG Sài Gòn. 21/
Trong khi đề xuất khổ cỡ quân đội cho Việt Nam, Tham Mưu Trưởng Liên Quân nhắc lại đề nghị trên và nêu lên rằng MAAG Mỹ, sẽ được giới hạn theo thỏa thuận ngừng bắn Geneva, "việc phát triển các lực lượng được đề xuất sẽ đòi hỏi những [chương trình] đào tạo tốn kém và chi tiết, sẽ kéo dài một khoảng thời gian từ 3-5 năm, " và rằng " theo cái nhìn về khả năng không chắc chắn của [lực lượng] Pháp và Việt để chiếm, giữ và tổ chức lại các lực lượng đang phân tán ở Việt Nam, việc đó có thể sẽ mất vài năm trước khi một lực lượng quân sự có hiệu năng tồn tại. Vì vậy, hỗ trợ quân sự của Mỹ cho khu vực, bao gồm cả đào tạo và trang bị cho các lực lượng, nên được thực hiện ở mức ưu tiên thấp và không được lấy chi phí từ các chương trình quân sự khác của Hoa Kỳ và không được phép làm ảnh hưởng tới sự phát triển của các lực lượng hiệu quả và đáng tin cậy ở các nơi khác, thông qua các chương trình MDA " 22/
Các Tham Mưu Trưởng Liên Quân đề nghị các lực lượng Việt Nam gồm 184,000 người (5 sư đoàn bộ binh hạng nhẹ bao gồm 1 tiểu đoàn pháo binh nhẹ cho mỗi sư đoàn - 41.000; 12 trung đoàn - 24,000; lực lượng cảnh sát - 9, 000; Bộ Chỉ Huy Trung ương, các lực lượng Dịch vụ và Hậu Cần - 11O, OOO), một lực lượng dân quân 50.000, và một lực lượng nhỏ Không quân và Hải quân, và đề xuất rằng "các lực lượng Pháp bao gồm tối thiểu là 4 sư đoàn... nên được giữ lại ở đất nước này cho đến khi được thay thế bởi các đơn vị Việt Nam được Mỹ đào tạo." 23/
Bộ Trưởng Ngoại Giao, vẫn còn tin tưởng vào sự cần thiết cần có một nhiệm vụ đào tạo của Mỹ, đã không đồng ý với khổ cỡ lực lượng quân sự mà Tham Mưu Trưởng Liên Quân đề xuất, xem chúng là quá mức yêu cầu cho việc duy trì an ninh nội bộ đã được thể hiện trong NSC 5429/2. 24/ Ngày 19 Tháng 10, Tham Mưu Trưởng Liên Quân lập luận rằng đề xuất của họ là được chứng minh bởi các mục tiêu cuối cùng của các lực lượng của Việt Nam và lặp đi lặp lại phản đối của họ, từ một quan điểm quân sự nhìn vào việc Mỹ sẽ tham gia đào tạo quân đội Việt Nam. Biên bản ghi nhớ của họ đã kết luận, tuy nhiên, bằng cách đưa ra những nhượng bộ mà Bộ Ngoại giao đã phải hăm hở đi tìm:
Tuy nhiên, nếu các cân nhắc chính trị được coi là lấn lướt, các Tham Mưu Trưởng Liên Quân sẽ đồng ý sự phân công của một sứ mệnh đào tạo MAAG, Sài Gòn, với các biện pháp bảo vệ chống lại sự can thiệp của Pháp vào nhiệm vụ đào tạo của Mỹ. 25/
Với sự sụp đổ này ở vị trí của Quốc phòng, OCB đề nghị, và NSC đã phê duyệt chương trình đào tạo hạn chế và tạm cho Việt Nam. Ngày 22 Tháng 10 một công điện của liên Bộ Ngoại Giao và Quốc Phòng đã được gửi đến Sài Gòn cho phép Đại sứ Heath và Tướng O'Daniel "cùng cộng tác trong việc tiến hành một chương trình cấp tốc được thiết kế nhằm cải thiện sự trung thành và hiệu quả của các lực lượng Viet Nam Tự Do," 26/ Ngày 26 tháng Mười, thể theo lời yêu cầu của Tổng Thống, Bộ trưởng Quốc Phòng đã hướng dẫn Tham Mưu Trưởng Liên Quân chuẩn bị một chương trình dài hạn cho việc sắp xếp, tổ chức lại và đào tạo một lực lượng Việt Nam Tự Do tối thiểu cần thiết cho an ninh nội bộ (đoạn 10D/l của NSC 5429/2). " 27/ Quyết định, chỉ còn phải làm cho tinh tế hơn, còn phải thương lượng lại với Pháp, và những nghiên cứu mới dưới ánh sáng của những phát sinh mới đã được thực hiện … và đã được thực hiện chủ yếu trên cơ sở của thái độ mở của Bộ Quốc phòng, xa vời với việc đối phó với những phản đối cụ thể và hợp lý về việc Mỹ huấn luyện cho quân đội Việt Nam, mà chỉ đơn giản là [họ muốn] tránh những phản đối bằng những nhượng bộ trên những cơ sở hoàn toàn khác nhau. 28/
Quyết định không giúp Pháp bằng cách ném bom Điện Biên Phủ và từ chối cho phép đưa một lực lượng Mỹ vào các khu vực Hà Nội-Hải Phòng sau khi sự sụp đổ Điện Biên Phủ của Tổng thống theo như đề nghị của Chủ tịch Tham Mưu Trưởng Liên Quân dường như đã góp phần vào sự nhượng bộ này. Theo báo cáo của James Gavin, "... có một sự thỏa hiệp. Chúng ta sẽ không tấn công miền Bắc Việt Nam, nhưng chúng ta sẽ hỗ trợ một chính phủ miền Nam Việt Nam bằng cách giúp họ có một chính phủ ổn định, độc lập đại diện cho nhân dân. Như tôi đã nói, chúng ta đã nói với nhau chúng ta là những người tốt. Người Pháp đã bỏ chúng ta, nhưng chúng ta sẽ tiếp tục cuộc chiến. Ngoài ra, chúng ta trong quân đội đã được rất nhẹ nhõm rằng ông [Tổng thống] đã chặn quyết định đưa lực lượng bộ binh đến Việt Nam mà chúng ta đã không vui thú gì để ngụy biện cho sự thỏa hiệp." 29/
Những cải tiến của quyết định về việc tổ chức và đào tạo quân đội quốc gia, chuyện phải lo với các cơ quan đại diện và khổ cỡ lực lượng, đã được hoàn thành bởi Tham Mưu Trưởng Liên Quân 17 tháng 11 năm 1954, với một sự thay đổi thú vị về quan điểm (xem ghi chú 28), Bộ Tổng Tham Mưu khẳng định rằng "MAAG Indochina với khả năng hỗ trợ đào tạo để phát triển một quân đội và các lực lượng Hải quân cho an ninh trong nước, đã cung cấp: một phần tối đa các nhân viên quân sự của MAAG được dành cho đào tạo và b, việc hợp tác và cộng tác của MAAG Pháp được bảo đảm. 30/
Các cuộc đàm phán với Pháp đã được hoàn thành khi biên bản hiểu biết được sự đồng ý giữa Tướng J. Lawton Collins và tướng Paul Ely đã được phía Mỹ phê duyệt ngày 13 tháng 12 1954 và, sau đó là chính phủ Pháp. Các thỏa thuận, trong đó có việc trao quyền tự chủ hoàn toàn cho các lực lượng Việt Nam ngày 01 tháng bảy 1955 và MAAG Mỹ nhận hoàn toàn trách nhiệm giúp Chính phủ Việt Nam trong việc tổ chức và đào tạo lực lượng vũ trang (dưới sự giám sát chung của Tư Lệnh tối cao Pháp và với sự giúp đỡ của các cố vấn Pháp), đã dẫn đến việc Tướng O’Daniel nhận trách nhiệm này vào ngày 12 tháng 2 năm 1955.
Việc tái thẩm định lại quyết định, theo báo cáo của Tham Mưu Trưởng Liên Quân, ngày 21 tháng 1 năm 1955 đã cho rằng "mặc dù chính sách quốc gia đã quy định là phải thực hiện mọi nỗ lực có thể để ngăn chặn miền Nam Việt Nam rơi vào tay cộng sản, mức độ mà Hoa Kỳ sẵn sàng để hỗ trợ chính sách này với nhân lực, tiền bạc, vật liệu, và chấp nhận rủi ro chiến tranh bổ sung là không rõ ràng ", và kêu gọi rằng:" Trước khi xem xét các động thái quân sự liên quan đến khu vực này, một quyết định vững chắc ở cấp quốc gia để thực hiện chính sách của Mỹ ở Đông Nam Á là bắt buộc." Mặc dù vẫn không có quyết định như vậy được đưa ra, và ngay cả việc tái thẩm định về quyết định hỗ trợ người Việt Nam cũng đã không chọn bất kỳ một phương án hành động nào khác, nó cũng đã bao hàm bởi những tiếng kèn domino lập đi lập lại rằng việc Hoa Kỳ phải hỗ trợ cho Việt Nam đã được yêu cầu. Đến khi, một tuần sau đó, Tướngng Collins phát biểu tích cực hơn về nhu cầu này, con đường đã trở nên rõ ràng để NSC xác nhận một chính sách mạnh mẽ của Mỹ tại Việt Nam, 31/ xác nhận việc Tướng 0'Daniel sẽ tiếp quản [việc đào tạo] vào ngày 12 - nhưng ở mức độ nào mà Mỹ đã được chuẩn bị để hỗ trợ chính sách này (sau đó hoặc bây giờ) cũng chưa bao giờ được làm rõ.
C. Mối đe dọa cho miền Nam Việt Nam là gì?
Ngoài những cân nhắc làm cơ sở cho quyết định của Mỹ để đào tạo lực lượng Việt Nam là việc xem xét cụ thể của các mối đe dọa thù địch đối với miền Nam Việt Nam. Như đã được nhận thức trong thời điểm mà quyết định này đã được thực hiện, các mối đe dọa bao gồm ba yếu tố: lực lượng giáo phái bất đồng chính kiến ở miền Nam Việt Nam; các lực lượng cộng sản ở miền Nam Việt Nam, chế ngự bởi các nhà làm quyết định ở Hà Nội; và Quân đội Nhân dân Việt Nam của Bắc Việt Nam.
- Các lực lượng Giáo Phái
Các lực lượng Giáo Phái được ước tính bao gồm khoảng 10.000 Cao Đài, 2.500 Hòa Hảo, và 2.600 lực lượng Bình Xuyên, cộng với lực lượng cảnh sát đô thành tại thời điểm đó cũng dưới sự kiểm soát của Bình Xuyên, là phe đối lập với chính quyền Diệm còn non trẻ 32/ các nhóm vũ trang chính trị-tôn giáo có tên là Cao Đài, Hòa Hảo, và Bình Xuyên đó là các nhóm chống Cộng sản trong định hướng, nhưng phong kiến và lạc hậu trong tất cả các khía cạnh khác. Hiện nay, họ có một quyền phủ quyết thực tế về mọi hành động của chính phủ. Quyền lực mà họ sử dụng để ngăn chặn những cải cách nào có thể đe dọa về mặt quân sự, kinh tế và chính trị trên những ưu đãi đang có của họ. Họ sẽ giữ lại quyền lực của mình để đe dọa và quấy nhiễu chíng quyền cho đến khi quân đội Quốc gia là đủ mạnh để vô hiệu hóa các lực lượng của họ " 33/.
Vì vậy, các giáo phái được coi như là một đe dọa cho an ninh nội bộ và cụ thể hơn như là một đe dọa cho chính quyền Diệm. Theo một số người ở Sài Gòn, họ được coi là một đe dọa nội bộ lớn. 34/ đã từ lâu trợ cấp của người Pháp là đối tác của họ trong cuộc chiến tranh Đông Dương, và phải đối mặt với sự kết thúc hỗ trợ tài chính của Pháp, các yếu tố chính của các lực lượng giáo phái đã được hòa nhập vào Quân đội Quốc gia Việt Nam, các yếu tố khác, bao gồm cả lực lượng Hòa Hảo của Ba Cut, đã bị các lực lượng chính phủ đánh tan thành những mảnh nhỏ và thành những nhóm chống chính quyền không đáng kểp, theo ước tính của tình báo đương thời năm 1956. 37/ Tuy nhiên đã có một số bằng chứng cho thấy những nhóm bị phân mảnh đã bị cộng sản thâm nhập, và rằng họ đã bị những người cộng sản lợi dụng trong suốt thời gian. Trong vai trò này, các giáo phái đại diện cho một... sự tiếp tục, tuy ở mức độ thấp, của mối đe dọa nổi dậy như là một yếu tố trong tổng thể vấn đề an ninh nội bộ mà chất lượng không khác gì chất lượng của chính những người cộng sản.
- Việt Minh còn bám lại
Một lưc lượng Việt Minh còn nằm vùng lại ở Nam Viet Nam thường được coi đó là công cụ mà "Cộng sản" sẽ xử dụng để theo đuổi "mục tiêu đảm bảo việc thống trị tất cả Đông Dương." 36/ Báo cáo tình báo thời đó (1954) cho thấy niềm tin rằng
... Việt Minh sẽ tìm cách giữ lại những tài lực về quân sự và chính trị khá lớn ở miền Nam Việt Nam. Mặc dù thỏa thuận [Geneva] đưa ra việc tập kết về phía bắc tất cả các lực lượng Việt Minh, nhiều chiến sĩ Việt Minh chính quy và không chính quy còn đang ở phía nam là người địa phương trong vùng, và một số lượng lớn trong số họ có thể đã chon dấu vũ khí của họ và vẫn còn ở lại miền Nam Việt Nam. Ngoài ra, các cán bộ hành chính của Việt Minh đã kiểm soát chặt chẽ một số khu vực lớn ở miền Trung và miền Nam Việt Nam trong nhiều năm. Những cán bộ này có thể sẽ vẫn còn ở lại vị trí... 37/
Những báo cáo khác sau đó xác nhận tuyên bố này và tiếp tục mô tả tình hình là "bấp bênh". 38/
Những ước tính trong khoảng thời gian liên quan đã thống nhất về vấn đề kiểm soát của phong trào Việt Minh ở miền Nam: Họ không đặt vấn đề về mục đích thống nhất giữa những người cộng sản ở phía bắc và phía nam (hoặc, cho rằng vấn đề đó, trong số các thành viên của khối Cộng sản), họ đã tiếp tục khẳng định hoặc suy ra rằng Việt Minh ở miền Nam là nằm dưới sự kiểm soát của Việt Minh ở miền Bắc. 39/
Đã có nhiều ước lượng khác nhau của Hoa Kỳ trong giai đoạn này về tầm cỡ các lực lượng Việt Minh ở miền Nam nhưng không bao giờ vượt quá 10.000, theo ước tính của Chính phủ Việt Nam, có xu hướng bao gồm tất cả tổ chức của những người bất đồng chính kiến, luôn thấp so với tính toán của Mỹ, thì không bao giờ vượt quá 8.000. Theo những ước tính đối nghịch bởi bất kỳ ước tính nào của chính phủ có sẵn trong giai đoạn 1954-1960 thì không nhiều hơn con số 2,000 được coi là "tích cực". Các lực lượng này luôn bị ước tính tăng cường con số với các cán bộ chính trị và hành chính; 40/. Cái phương án của họ là lật đổ và hoạt động du kích ở quy mô nhỏ.
Vì vậy, mối đe dọa cho nội bộ miền Nam Việt Nam đã được xem xét trong suốt giai đoạn là hoạt động lật đổ và du kích quy mô nhỏ thực hiện dưới sự điều khiển của Hà Nội, chủ yếu là do cán bộ quân sự và chính trị của Việt Minh.
- Quân Đội Nhân Dân Việt Nam
Quân đội nhân dân Việt Nam "tiếp tục tiến hóa" thành một lực lượng quân sự chính quy trong năm cuối cùng của cuộc chiến tranh Đông Dương thuộc Pháp, 41/ và trong khoảng thời gian trong thời gian đó, Mỹ đã quyết định có trách nhiệm tổ chức và đào tạo cho quân đội miền Nam Việt Nam. Khả năng của VPA được đánh giá là đã gia tăng ghê gớm. 42/ Trong tháng 4 năm 1955, VPA thường xuyên ", tổ chức lại và tăng cường kể từ Geneva," được ước tính đã tăng tới số lượng 240,000 quân (phần lớn gồm [hay không gồm – vì chữ “in expense of” không biết dịch thế nào] các lực lượng địa phương 37.000 và các lực lượng tự vệ 75.000) và được tổ chức thành 10 sư đoàn bộ binh, 2 sư đoàn pháo binh, 1 lực lượng Phòng không [AAA: Antiaircraft Artillery], và 25 trung đoàn bộ binh độc lập. 43/ Trong suốt thời gian 1954-1960, VPA tăng trưởng chậm, và “nhiều ước tính liên tục là với khả năng đánh bại các lực lượng cả của Pháp và Việt Nam, lực lượng VPA có thể thực hiện một cuộc xâm lược miền Nam Việt Nam. Thường được giả định rằng các lực lượng này có thể được tiếp sức bởi các lực lượng Cộng sản Trung Quốc, nếu sự tiếp sức như vậy là cần thiết.
Cũng cao như các ước tính về khả năng của VPA là các ước tính về ý định VPA: những người cộng sản, mặc dù tiếp tục theo đuổi mục tiêu của họ kiểm soát tất cả Đông Dương, sẽ "không vi phạm các hiệp ước đình chiến mức độ phát động một cuộc xâm lược vũ trang ở phía Nam hoặc phía Tây, sẽ theo đuổi mục tiêu của mình bằng những phương cách chính trị, tâm lý, và bán quân sự. 44/ Vào mùa thu năm 1954, đã có báo cáo rằng " có lẽ bây giờ Việt Minh đang cảm thấy rằng họ có thể kiểm soát được toàn cõi Việt Nam mà không cần khởi xướng một chiến tranh quy mô lớn. Theo đó, chúng tôi tin rằng cộng sản sẽ phát huy mọi nỗ lực để hoàn thành mục tiêu của họ qua các phương án mà không có chiến tranh.... nếu, mặt khác, miền Nam Việt Nam trở nên mạnh hoặc nếu các cuộc bầu cử đã bị hoãn lại trong sự phản đối của Cộng sản, Cộng Sảv có lẽ sẽ tiến tới các hoạt động lật đổ và du kích ở miền Nam và nếu cần thiết sẽ xâm nhập thêm lực lượng vũ trang trong một nỗ lực để giành quyền kiểm soát khu vực. Tuy nhiên, chúng tôi tin rằng họ sẽ không công khai xâm lược miền Nam Việt Nam ít nhất là trước tháng 7 năm 1954... " 45/
Chủ đề của hoạt động chính trị, tâm lý, và bán quân sự là phương pháp mà Cộng sản tiến hành để đảm bảo mục tiêu của họ đã được nhấn mạnh trong tất cả các ước tính có sẵn trong suốt những năm 1954 -1960. Báo cáo ước tính cho rằng có khả năng là VPA sẽ công khai xâm lược miền Nam Việt Nam trong thời gian đó đã được tìm thấy, ngược lại, mặc dù Diệm đã khăng khăng rằng việc VNDCCH xâm lược là một khả năng nghiêm trọng, 46/ Ước tính liên tục của Mỹ nhấn mạnh rằng một cuộc xâm lược là khó xảy ra. Qua những lời của các Tham Mưu Trưởng Liên Quân, tham gia vào việc xác định chính sách của Mỹ trong trường hợp của có cuộc xâm lược Việt Nam ", Tham Mưu Trưởng Liên Quân có ý kiến cho rằng tại thời điểm này, mối đe dọa lớn cho miền Nam Việt Nam tiếp tục vẫn là dự lật đổ... " 47/
Trong một thời gian sau đó, đã có tin rằng "quân đội Bắc Việt Nam đã tăng gần gấp đôi kích thước của quân đội miền Nam Việt Nam. Mối đe dọa bởi kích thước to lớn của các lực lượng phía Bắc đã liên tục gây áp lực tâm lý lên chính quyền VNCH. 48/ Dưới vái nhìn về bản chất của các phản ứng của Mỹ với các mối đe dọa này kết hợp với đe dọa gây ra bởi các giáo phái, bởi Việt Minh tại miền Nam Việt Nam, và tất cả như được phản ánh trong sức mạnh của nhiệm vụ được giao nhiệm vụ tại miền Nam Việt Nam, có thể thấy rằng " áp lực tâm lý liên tục " đã tác động lên Mỹ cũng như các nhà hoạch định chính sách Chính phủ Việt Nam.