Đại hội XI của Đảng Cộng sản Việt Nam vừa khép lại tại Hà Nội, với một dàn lãnh đạo mới được công bố.
Giới quan sát nước ngoài nhìn nhận đại hội lần này ra sao, BBC xin giới thiệu với quý vị một số ý kiến:Tiến sỹ Antony Stokes, Đại sứ Vương quốc Anh tại Việt Nam: Việc lựa chọn người lãnh đạo đất nước là công việc của nhân dân Việt Nam.
Quan điểm của Anh quốc là quá trình bầu cử cần được thực hiện một cách dân chủ nhất có thể được. Hệ thống bầu cử của Anh tuy chưa hẳn là hoàn hảo, nhưng cũng có thể mang lại một số kinh nghiệm hữu ích mà chúng tôi có thể chia sẻ với các bạn nước ngoài.
Tôi cho là một trong những điều quan trọng nhất đối với hoạt động của chúng tôi tại đây là giúp chính phủ Việt Nam cải thiện tính chịu trách nhiệm trong hệ thống chính trị.
Lẽ dĩ nhiên, người dân Việt Nam toàn quyền quyết định việc chọn lãnh đạo nào và lãnh đạo như thế nào. Tôi hy vọng là các vị lãnh đạo mới sẽ cam kết giải quyết các vấn đề kinh tế ở trong nước. Và chính phủ Anh cũng cam kết đóng vai trò hỗ trợ cho dù còn khiêm tốn trong quá trình đó.
BBC: Việc thay đổi ban lãnh đạo ở Việt Nam liệu có ảnh hưởng gì tới sự phát triển quan hệ Anh-Việt hay không, thưa ông?
TS Antony Stokes: Hai nước Việt Nam và Anh có những nền tảng hết sức tích cực cho quan hệ song phương. Môi trường hiện nay hết sức thuận lợi cho cam kết hợp tác chung giữa hai chính phủ.
Hai bên có thể làm việc với nhau một cách có tính xây dựng và cùng giải quyết nhiều điều khó khăn.
Tôi nghĩ là hiện quan hệ hai bên đang ở giai đoạn phát triển ngày càng tốt đẹp hơn.
Kết quả không quá bất ngờ
Giáo sư Carlyle Thayer, nhà nghiên cứu Việt Nam tại Úc châu: Sự thay thế đội ngũ lãnh đạo trong Đại hội lần này, với 58% Ban Chấp hành Trung ương khóa XI là người từ khóa X và 42% là người mới, theo tôi thuộc loại trung bình trong các kỳ đại hội.10 bộ trưởng trong chính phủ không tái cử vào Ban Chấp hành, nên chắc sẽ bị thay thế sau cuộc bầu cử Quốc hội tới.
Đó là các ông Phạm Gia Khiêm (Ngoại giao), Võ Hồng Phúc (Kế hoạch-Đầu tư), Hồ Nghĩa Dũng (Giao thông-Vận tải), Trần Văn Tuấn (Nội vụ), Hoàng Văn Phong (Khoa học-Công nghệ), Nguyễn Hồng Quân (Xây dựng), Trần Văn Truyền (Thanh tra Chính phủ), Lê Doãn Hợp (Thông tin-Truyền thông), Phạm Khôi Nguyên (Tài nguyên-Môi trường) và Nguyễn Quốc Triệu (Y tế).
Câu hỏi lớn nhất mà tôi đang tìm trả lời là ai sẽ đảm đương chức Bộ trưởng Ngoại giao. Con số người của bộ này trong Ban Chấp hành khóa XI đã tăng lên.
Có lẽ, bộ trưởng ngoại giao sẽ không phải người trong Bộ Chính trị, như đã từng xảy ra với trường hợp ông Nguyễn Dy Niên.
BBC: Xin ông cho biết một số dự đoán về nội các?
GS Carl Thayer: Tôi chỉ có thể nói rằng việc một số thứ trưởng các bộ được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương cho thấy họ có thể trở thành bộ trưởng trong tương lai.
Thí dụ, ông Bùi Quang Vinh có thể thành Bộ trưởng Kế hoạch-Đầu tư; ông Nguyễn Quân thành Bộ trưởng Khoa học-Công nghệ; ông Trịnh Đình Dũng thành Bộ trưởng Xây dựng và bà Nguyễn Thị Kim Tiến thành Bộ trưởng Y tế.
Chức bộ trưởng ngoại giao còn là ẩn số.
Có một chi tiết mà tôi chú ý là khi thông báo danh sách Bộ Chính trị mới, các tên tuổi được nhắc tới theo thứ tự tỷ lệ phần trăm phiếu bầu của Ban Chấp hành Trung ương.
Ông Trương Tấn Sang là người đứng đầu danh sách. Tiếp đó là ông Phùng Quang Thanh. Ông Nguyễn Tấn Dũng đứng thứ ba trong khi ông Nguyễn Sinh Hùng về thứ tư.
Ông Nguyễn Phú Trọng, người nay trở thành tổng bí thư, đứng thứ tám.
-Trần Bình Nam: Ghi nhanh về Đại Hội Thứ 11 của đảng cộng sản
Đại hội thứ 11 của đảng cộng sản Việt Nam họp tại Hà Nội từ ngày 12/1/2011 đã bế mạc hôm 19/1 sau khi ông cựu Tổng bí thư Nông Đức Mạnh trao hoa chúc mừng ông tân Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Sau đây là những nét ghi nhanh về kết quả của đại hội. Những nhận xét sâu sát hơn và có tính nghiên cứu xin chờ sự phân tích của các chuyên viên về Bang giao quốc tế như giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng ở Hoa Kỳ, các nhà Chính trị học như tiến sĩ Âu Dương Thệ ở Đức và các Chuyên viên về các vấn đề Việt Nam như ông Carl Thayer ở Úc châu .
Quanh đại hội câu hỏi quan trọng là nhân sự: Ai sẽ là Tổng bí thư, ai vào và ai ra khỏi Bộ chính trị? Nhưng với đại hội 11, vấn đề then chốt là chính sách ngoại giao. Chính sách ngoại giao cho 5 năm tới sẽ quyết định tương lai của đất nước và sẽ thay đổi màu sắc của cuộc tranh chấp trong vùng Tây Thái Bình Dương giữa hai siêu cường Hoa Kỳ và Trung quốc. Đại hội 11 không để hé lộ một màu sắc gì đặc biệt – thân Mỹ hay thân Tàu – cho thấy đường 1ối ngoại giao của Việt Nam trong thời gian bản lề của cuộc tranh chấp Hoa Kỳ – Trung quốc trước mắt sẽ là đường lối ngoại giao “không thiên về bên nào” như đã chớm xác định qua cuộc thăm viếng của bà Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ tháng 7/2010. Bộ máy lãnh đạo tại Hà Nội có đủ khôn ngoan để không quay lưng lại với Trung quốc và ngả vào đôi cánh tay rộng mở của Hoa Kỳ. Đại hội 11 đã mặc nhiên xác nhận chính sách ngoại giao đối với Trung quốc và Hoa Kỳ là chính sách “ ba không” tướng Nguyễn Chí Vịnh tuyên bố tại Bắc Kinh trong cuộc họp báo ngày 27/8/2010 với tư cách thứ trưởng Bộ Quốc phòng.
(1) Không tham gia các liên minh quân sự, hoặc là đồng minh quân sự của bất kỳ nước nào;
(2) Không cho bất kỳ nước nào đặt căn cứ quân sự tại Việt Nam;
(3) Không dựa vào nước này để chống nước kia.
Nét đặc biệt của Đại hội 11 là lần đầu tiên các đại biểu tham dự có chút tự do (một chút thôi!) dùng lá phiếu của mình để chọn Ủy viên Trung ương đảng và các Ủy viên Trung ương đảng có quyền chọn các Ủy viên Bộ Chính Trị. Quyền này còn giới hạn vì một số nhân sự vào Bộ chính trị mới đều được giới thiệu và các đại biểu đã được khuyến cáo bầu chọn. Tuy nhiên sự khuyến cáo không có tính bắt buộc, nghìa là nếu bỏ phiếu nghịch với khuyến cáo các đại biểu có thể bị kỷ luật như tại các đại hội trước. Và sự chọn lựa Tổng bí thư do phiếu bầu của các tân Ủy viên Trung Ương chọn một trong ba người được đề cử là các ông Nguyễn Phú Trọng, Trương Tấn Sang và Nguyễn Tấn Dũng.
Đặc điểm của một đại hội của các đảng cộng sản trên thế giới là ngoài dự phóng nhân sự các văn kiện hoạch định Chính sách, Cương lĩnh , gọi là Văn Kiện Đại Hội đều được bộ máy lãnh đạo cũ hoạch định và soạn thảo. Các đại biểu tham dự chỉ việc biểu quyết chấp thuận, nhất là bản Cương lĩnh của Đảng ít khi được thay đổi, nếu có chỉ là thay đổi ngôn từ và chấm, phẩy vô hại. Lần này một điểm then chốt của Cương lĩnh liên quan đến chủ nghiã xã hội là “tư liệu sản xuất thuộc về ai” đã được các đại biểu thảo luận rốt ráo (theo lời của chính tân Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng). Và cuối cùng đề nghị đưa ra trong dự thảo Cương lĩnh rằng:
Đặc trưng của chủ nghĩa xã hội là “Có nền kinh tế phát triển cao, dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và chế độ công hữu về tư liệu sản xuất” (có nghĩa: máy móc dùng để sản xuất và đất đai thuộc về Nhà nước).
Được sửa lại thành: “Có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại với quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp”(có nghĩa một cách lờ mờ rằng: 3 khâu trong “quan hệ sản xuất” (1) không nhất thiết đều nằm trong tay Nhà Nước, và có thể thay đổi tùy theo sự tiến bộ về ý thức và nhu cầu).
Sự sửa đổi này quan trọng. Nó có thể mở đường cho quyền tư hữu đất đai. Theo Marx máy móc và đất đai dùng để sản xuất (không kể sức người) là công hữu mới tránh được tư bản bóc lộc và người cộng sản biết từ lâu thuyết “công hữu tư liệu sản xuất” là nguyên nhân của sự trì trệ kinh tế trong các nước cộng sản, nhưng họ không thể thay đổi một cách nhanh chóng hoặc khi thực tế buộc phải thay đổi họ chỉ thay đổi nửa chừng và không công nhận trên lý thuyết. Chính sự dùng dằng này đã đẻ ra cụm từ “kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa”.
Sự sửa đổi ngôn từ ở đây mở cửa cho phát triển kinh tế thị trường mà không cần cái đuôi “định hướng xã hội chủ nghĩa” vướng víu . Và với hơn 65% đại biểu bỏ phiếu chấp nhận sự thay đổi chứng tỏ đảng cộng sản Việt Nam đang dọn đường để thoát ra khỏi sự ràng buộc của chủ nghĩa.
Từ bỏ một nguyên tắc kinh tế chỉ đạo – dù là một nguyên tắc sai lầm tệ hại – tín đồ Mác-xít không thể không có sự dùng dằng. Phản ánh sự dùng dằng này tân Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nói: “Chúng tôi nghiêm túc chấp hành” quyết định của đảng, “nhưng dù thế nào đi chăng nữa cũng không ảnh hưởng gì đến chính sách nhất quán của Việt Nam là phải xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội.”
Một thay đổi khác trong Điều lệ đảng là thay đổi quan hệ giữa Đảng và các lực lượng vũ trang gồm quân đội và công an.
Từ nguyên tắc minh định trong Điều lệ đảng: “Đảng lãnh đạo quân đội và công an” được viết lại thành “Đảng quyết định những vấn đề cơ bản xây dựng Quân đội nhân dân và Công an nhân dân. Nhà nước thống nhất quản lý đối với Quân đội, Công an và sự nghiệp quốc phòng, an ninh theo quy định của Hiến pháp và pháp luật”. Sự sửa đổi này cho chúng ta có cảm tưởng rằng Đảng giao các lực lượng vũ trang cho Nhà Nước quản lý như đòi hỏi của các nhà đấu tranh dân chủ.
Nhưng không. Đảng cho tay này lấy lại tay kia và lấy nhiều hơn cho.
Điều lệ Đảng sửa đổi lại minh danh Tổng Bí thư là Bí thư Quân ủy Trung ương và các bí thư cấp ủy địa phương trực tiếp làm bí thư đảng ủy quân sự cùng cấp. Với sửa đổi này Đảng nắm chặc các lực lượng vũ trang trong tay cho đến tận các đơn vị quân sự nhỏ nhất. Để làm gì? Nếu không phải là để nhanh chóng đàn áp các cuộc nổi dậy của quần chúng, và phòng ngừa một cuộc đảo chánh cung đình.
Về nhân sự các quan sát viên thế giới không ngạc nhiên thấy Nông Đức Tuấn con cựu Tổng bí thư Nông Đức Mạnh và Nguyễn Chí Vịnh con của tướng Nguyễn Chí Thanh (đã qua đời) được vào Trung ương Đảng. Vịnh có thể xứng đáng vào nhưng Tuấn thì chưa. Tín hiệu của Đảng: Con cái của đảng viên cao cấp có công với Đảng sẽ được đền bù nâng đỡ.
Về nhân sự Bộ chính trị, trước đại hội tòa đại sứ Hoa Kỳ tại Hà Nội đã viết một báo cáo mật gởi bộ Ngoại giao Hoa Kỳ (Wikileaks tiết lộ) dự đoán rằng 9 đương kim Ủy viên Bộ chính trị sẽ ở lại và một trong 4 ông Nguyễn Phú Trọng, Nguyễn Tấn Dũng, Trương Tấn Sang, Tô Huy Rứa sẽ là Tổng bí thư. Dũng sẽ tranh với Sang, Trọng sẽ tranh với Rứa. Theo tòa đại sứ Hoa Kỳ ba ông Dũng, Sang, Trọng chưa sẵn sàng chấp nhận cải tổ chính trị, nhưng đều là những người có óc thực tiễn, biết gíá trị của kinh tế thị trường và sự cần thiết xích lại gần hơn với Hoa Kỳ. Bản báo cáo nhận định nếu Tô Huy Rứa được bầu làm Tổng bí thư thì đó là một dấu hiệu đảng cộng sản Việt Nam chọn con đường tả khuynh quá khích. Điều này đã không xẩy ra.
Điểm đáng ghi nhận khác là vai trò nổi bất của quân nhân. Trong 175 Ủy viên chính thức Trung ương có 25 ủy viên cấp tướng (14.3%), và trong 14 Ủy viên Bộ chính trị có 3 tướng trong đó có 2 tướng công an (21.4%). Các tỉ số cao này cho thấy vai trò quan trọng của quân nhân trong bộ máy lãnh đạo. Quân nhân vốn có truyền thống chống xâm lăng và có thể đã là sức đẩy trong việc chuyển đổi chính sách ngoại giao và quốc phòng hiện nay.
Một điểm nhỏ – nhưng không phải không quan trọng – là danh sách tân ủy viên Bộ chính trị được công bố theo thứ tự a,b,c chứ không theo thứ bậc quan trọng của từng cá nhân như thông lệ.
Đó là nhưng nét chấm phá về đại hội thứ 11 của đảng cộng sản Việt Nam.
Dù Đại hội 11 của đảng cộng sản Việt Nam không hứa hẹn một thay đổi gì quan trọng. Nhưng ít nhất nó không cho chúng ta một cảm giác bi quan sâu sắc như các đại hội 7, 8, 9, 10 sau thời “đổi mới” ./.
Trần Bình Nam
Jan. 20, 2011
binhnam@sbcglobal.net
-
Phấn đấu ký số 34: NGƯỜI TA THẮNG LỢI, CÒN TỚ …TỰ KIỂM ĐIỂM ! (NS Tô Hải)
NGƯỜI TA THẮNG LỢI
CÒN TỚ …TỰ KIỂM ĐIỂM !
VÀ ĐÂY LÀ NHỮNG GÌ TỚ HỨA SẼ PHÁT HIỆN Ở ENTRY 33:
Mấy câu văn vần này tặng ai chắc các bạn đã biết./.
Sau đây là những nét ghi nhanh về kết quả của đại hội. Những nhận xét sâu sát hơn và có tính nghiên cứu xin chờ sự phân tích của các chuyên viên về Bang giao quốc tế như giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng ở Hoa Kỳ, các nhà Chính trị học như tiến sĩ Âu Dương Thệ ở Đức và các Chuyên viên về các vấn đề Việt Nam như ông Carl Thayer ở Úc châu .
Quanh đại hội câu hỏi quan trọng là nhân sự: Ai sẽ là Tổng bí thư, ai vào và ai ra khỏi Bộ chính trị? Nhưng với đại hội 11, vấn đề then chốt là chính sách ngoại giao. Chính sách ngoại giao cho 5 năm tới sẽ quyết định tương lai của đất nước và sẽ thay đổi màu sắc của cuộc tranh chấp trong vùng Tây Thái Bình Dương giữa hai siêu cường Hoa Kỳ và Trung quốc. Đại hội 11 không để hé lộ một màu sắc gì đặc biệt – thân Mỹ hay thân Tàu – cho thấy đường 1ối ngoại giao của Việt Nam trong thời gian bản lề của cuộc tranh chấp Hoa Kỳ – Trung quốc trước mắt sẽ là đường lối ngoại giao “không thiên về bên nào” như đã chớm xác định qua cuộc thăm viếng của bà Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ tháng 7/2010. Bộ máy lãnh đạo tại Hà Nội có đủ khôn ngoan để không quay lưng lại với Trung quốc và ngả vào đôi cánh tay rộng mở của Hoa Kỳ. Đại hội 11 đã mặc nhiên xác nhận chính sách ngoại giao đối với Trung quốc và Hoa Kỳ là chính sách “ ba không” tướng Nguyễn Chí Vịnh tuyên bố tại Bắc Kinh trong cuộc họp báo ngày 27/8/2010 với tư cách thứ trưởng Bộ Quốc phòng.
(1) Không tham gia các liên minh quân sự, hoặc là đồng minh quân sự của bất kỳ nước nào;
(2) Không cho bất kỳ nước nào đặt căn cứ quân sự tại Việt Nam;
(3) Không dựa vào nước này để chống nước kia.
Nét đặc biệt của Đại hội 11 là lần đầu tiên các đại biểu tham dự có chút tự do (một chút thôi!) dùng lá phiếu của mình để chọn Ủy viên Trung ương đảng và các Ủy viên Trung ương đảng có quyền chọn các Ủy viên Bộ Chính Trị. Quyền này còn giới hạn vì một số nhân sự vào Bộ chính trị mới đều được giới thiệu và các đại biểu đã được khuyến cáo bầu chọn. Tuy nhiên sự khuyến cáo không có tính bắt buộc, nghìa là nếu bỏ phiếu nghịch với khuyến cáo các đại biểu có thể bị kỷ luật như tại các đại hội trước. Và sự chọn lựa Tổng bí thư do phiếu bầu của các tân Ủy viên Trung Ương chọn một trong ba người được đề cử là các ông Nguyễn Phú Trọng, Trương Tấn Sang và Nguyễn Tấn Dũng.
Đặc điểm của một đại hội của các đảng cộng sản trên thế giới là ngoài dự phóng nhân sự các văn kiện hoạch định Chính sách, Cương lĩnh , gọi là Văn Kiện Đại Hội đều được bộ máy lãnh đạo cũ hoạch định và soạn thảo. Các đại biểu tham dự chỉ việc biểu quyết chấp thuận, nhất là bản Cương lĩnh của Đảng ít khi được thay đổi, nếu có chỉ là thay đổi ngôn từ và chấm, phẩy vô hại. Lần này một điểm then chốt của Cương lĩnh liên quan đến chủ nghiã xã hội là “tư liệu sản xuất thuộc về ai” đã được các đại biểu thảo luận rốt ráo (theo lời của chính tân Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng). Và cuối cùng đề nghị đưa ra trong dự thảo Cương lĩnh rằng:
Đặc trưng của chủ nghĩa xã hội là “Có nền kinh tế phát triển cao, dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và chế độ công hữu về tư liệu sản xuất” (có nghĩa: máy móc dùng để sản xuất và đất đai thuộc về Nhà nước).
Được sửa lại thành: “Có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại với quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp”(có nghĩa một cách lờ mờ rằng: 3 khâu trong “quan hệ sản xuất” (1) không nhất thiết đều nằm trong tay Nhà Nước, và có thể thay đổi tùy theo sự tiến bộ về ý thức và nhu cầu).
Sự sửa đổi này quan trọng. Nó có thể mở đường cho quyền tư hữu đất đai. Theo Marx máy móc và đất đai dùng để sản xuất (không kể sức người) là công hữu mới tránh được tư bản bóc lộc và người cộng sản biết từ lâu thuyết “công hữu tư liệu sản xuất” là nguyên nhân của sự trì trệ kinh tế trong các nước cộng sản, nhưng họ không thể thay đổi một cách nhanh chóng hoặc khi thực tế buộc phải thay đổi họ chỉ thay đổi nửa chừng và không công nhận trên lý thuyết. Chính sự dùng dằng này đã đẻ ra cụm từ “kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa”.
Sự sửa đổi ngôn từ ở đây mở cửa cho phát triển kinh tế thị trường mà không cần cái đuôi “định hướng xã hội chủ nghĩa” vướng víu . Và với hơn 65% đại biểu bỏ phiếu chấp nhận sự thay đổi chứng tỏ đảng cộng sản Việt Nam đang dọn đường để thoát ra khỏi sự ràng buộc của chủ nghĩa.
Từ bỏ một nguyên tắc kinh tế chỉ đạo – dù là một nguyên tắc sai lầm tệ hại – tín đồ Mác-xít không thể không có sự dùng dằng. Phản ánh sự dùng dằng này tân Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nói: “Chúng tôi nghiêm túc chấp hành” quyết định của đảng, “nhưng dù thế nào đi chăng nữa cũng không ảnh hưởng gì đến chính sách nhất quán của Việt Nam là phải xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội.”
Một thay đổi khác trong Điều lệ đảng là thay đổi quan hệ giữa Đảng và các lực lượng vũ trang gồm quân đội và công an.
Từ nguyên tắc minh định trong Điều lệ đảng: “Đảng lãnh đạo quân đội và công an” được viết lại thành “Đảng quyết định những vấn đề cơ bản xây dựng Quân đội nhân dân và Công an nhân dân. Nhà nước thống nhất quản lý đối với Quân đội, Công an và sự nghiệp quốc phòng, an ninh theo quy định của Hiến pháp và pháp luật”. Sự sửa đổi này cho chúng ta có cảm tưởng rằng Đảng giao các lực lượng vũ trang cho Nhà Nước quản lý như đòi hỏi của các nhà đấu tranh dân chủ.
Nhưng không. Đảng cho tay này lấy lại tay kia và lấy nhiều hơn cho.
Điều lệ Đảng sửa đổi lại minh danh Tổng Bí thư là Bí thư Quân ủy Trung ương và các bí thư cấp ủy địa phương trực tiếp làm bí thư đảng ủy quân sự cùng cấp. Với sửa đổi này Đảng nắm chặc các lực lượng vũ trang trong tay cho đến tận các đơn vị quân sự nhỏ nhất. Để làm gì? Nếu không phải là để nhanh chóng đàn áp các cuộc nổi dậy của quần chúng, và phòng ngừa một cuộc đảo chánh cung đình.
Về nhân sự các quan sát viên thế giới không ngạc nhiên thấy Nông Đức Tuấn con cựu Tổng bí thư Nông Đức Mạnh và Nguyễn Chí Vịnh con của tướng Nguyễn Chí Thanh (đã qua đời) được vào Trung ương Đảng. Vịnh có thể xứng đáng vào nhưng Tuấn thì chưa. Tín hiệu của Đảng: Con cái của đảng viên cao cấp có công với Đảng sẽ được đền bù nâng đỡ.
Về nhân sự Bộ chính trị, trước đại hội tòa đại sứ Hoa Kỳ tại Hà Nội đã viết một báo cáo mật gởi bộ Ngoại giao Hoa Kỳ (Wikileaks tiết lộ) dự đoán rằng 9 đương kim Ủy viên Bộ chính trị sẽ ở lại và một trong 4 ông Nguyễn Phú Trọng, Nguyễn Tấn Dũng, Trương Tấn Sang, Tô Huy Rứa sẽ là Tổng bí thư. Dũng sẽ tranh với Sang, Trọng sẽ tranh với Rứa. Theo tòa đại sứ Hoa Kỳ ba ông Dũng, Sang, Trọng chưa sẵn sàng chấp nhận cải tổ chính trị, nhưng đều là những người có óc thực tiễn, biết gíá trị của kinh tế thị trường và sự cần thiết xích lại gần hơn với Hoa Kỳ. Bản báo cáo nhận định nếu Tô Huy Rứa được bầu làm Tổng bí thư thì đó là một dấu hiệu đảng cộng sản Việt Nam chọn con đường tả khuynh quá khích. Điều này đã không xẩy ra.
Điểm đáng ghi nhận khác là vai trò nổi bất của quân nhân. Trong 175 Ủy viên chính thức Trung ương có 25 ủy viên cấp tướng (14.3%), và trong 14 Ủy viên Bộ chính trị có 3 tướng trong đó có 2 tướng công an (21.4%). Các tỉ số cao này cho thấy vai trò quan trọng của quân nhân trong bộ máy lãnh đạo. Quân nhân vốn có truyền thống chống xâm lăng và có thể đã là sức đẩy trong việc chuyển đổi chính sách ngoại giao và quốc phòng hiện nay.
Một điểm nhỏ – nhưng không phải không quan trọng – là danh sách tân ủy viên Bộ chính trị được công bố theo thứ tự a,b,c chứ không theo thứ bậc quan trọng của từng cá nhân như thông lệ.
Đó là nhưng nét chấm phá về đại hội thứ 11 của đảng cộng sản Việt Nam.
Dù Đại hội 11 của đảng cộng sản Việt Nam không hứa hẹn một thay đổi gì quan trọng. Nhưng ít nhất nó không cho chúng ta một cảm giác bi quan sâu sắc như các đại hội 7, 8, 9, 10 sau thời “đổi mới” ./.
Trần Bình Nam
Jan. 20, 2011
binhnam@sbcglobal.net
-
Phấn đấu ký số 34: NGƯỜI TA THẮNG LỢI, CÒN TỚ …TỰ KIỂM ĐIỂM ! (NS Tô Hải)
NGƯỜI TA THẮNG LỢI
CÒN TỚ …TỰ KIỂM ĐIỂM !
Vậy là 87 triệu dân Việt Nam đã biết những ai sẽ là “vua tập thể “dắt dẫn mình đi đến tương lai tươi sáng, nơi khát vọng muôn đời của tỉ tỉ con người bởi cái kim chỉ nam đến từ …nước…Đức, nước Nga !
Vậy là khắp nơi người ta ăn mừng thành công tốt đẹp của Đảng Ta, nhờ kiên trì đi theo đường lối Tây, mà có nhiều triển vọng đem đến cho mỗi dân ta tính theo đầu người (trên giấy tờ) “những” 2.000 USD trong 5 năm nữa!
Vậy là Ai là Ai? Ai làm gì? Ai to nhất? to vừa? Ai sẽ về nhà vui thú điền viên bạc tiền như nước? Ai sẽ nắm chính quyền? Ai nắm quốc hội? Thậm chí Bộ Trưởng nào còn mấy tháng nữa cần phải ….phấn đấu sao cho “có lời nhất” trước khi bàn giao cái mớ yếu kém, bùng nhùng, bất lực mà mình không thể hoàn thành được cho người kế tiếp…
Tất cả đều được “lộ diện anh hùng” từ hôm danh sách 200 vị “đỉnh cao trí tuệ” bậc nhất Việt Nam được công khai hoá! Chẳng cần chờ đến “tháng 5 phấn khởi đi bầu” mới biết được Ông Nguyên- Môi trường, ông Phúc-Đầu Tư, ông Triệu-Y Tế …vv…lần này sẽ “thôi giữ chức"! Các “thế lực thù địch” gồm cả Đài, báo chí, các trang web nước ngoài, các blog lề trái phỏng đoán đều trúng phóc 99,9% do các thông tin “rò rỉ cố ý” cốt để nghe ngóng dư luận và uốn nắn những người có quyền bỏ phiếu nếu có tí ti ý đồ đi chệch hướng chỉ đạo của các “vua tập thể khoá X”, khoá cha mẹ của khoá XI !....
Vậy là bài hát Tây lời Ta nghe lơ lớ “L’internationale” đã từ lâu tắt tiếng lại vang lên hùng dũng “Vùng lên! hời các nô-lề ờ thế ê-giàn!” (viết theo đúng âm điệu nên lời ta nó sai dấu nghe đến..khổ tai) đã lâu lắm rồi tắt tiếng trên trái đất bỗng lại vang lên trên làn sóng phát thanh và truyền hình gửi đi toàn thế giới lời cảnh báo cho bọn tư bản dãy chết biết là “Đấu tranh này là trận cuối cùng “ là “lành té-nài ò na-ờ ơ ơ ớ sẽ la xà hôi tương lai!” đang trong thời kỳ quá độ rồi! Chúng mày sợ chưa?
Vậy là…mà thôi! cứ cái đà học tập thầy Nguyễn Công Hoan hồi “cua suýp” (1940) của tớ thế này thì tớ cứ còn ong ỏng tuôn ra đến …tết con mèo này cũng chẳng hết nữa, cho nên tớ xin đi vào phần :
TỚ TỰ KIỂM ĐIỂM SAU ĐẠI HỘI XI CỦA CÁC ÔNG ẤY
Chắc có nhiều bạn phải thắc mắc mà nói rằng: ”Vô duyên cái lão già lẩm cẩm này! Đại hội của người ta, người ta còn tự kiểm điểm qua qúyt, mắc mớ gì đến mình, một quần chúng hạng…“có vấn đề “mà phải tự kiểm điểm"?
Xin thưa!
Chính cái Đại Hội này đã đưa tớ tới những cái phút chao đảo về “lạp xường” đúng với bản chất không hề thay đổi của một anh “tạch tạch xè”. Nhất là, đúng ngày khai mạc Đ H X I (19/1/2011), blog tớ bị treo cái biển Tần Thuỷ Hoàng lần thứ 3!…và… kết quả”thành công to lớn” của Đại Hội với cái danh sách 200 vị trúng… “chọn lựa” vào những cơ quan quyền lực cao nhất nước đã làm tớ thấy chán ngán chẳng còn muốn mở miệng làm gì nữa.. . Mệt quá rồi! Chả đi đến đâu! Đối thoại với những bức tường, đánh nhau với cối xay gió mãi, chẳng nên cơm nên cháo gì! Đâu vẫn vào đấy! Đọc một đoạn trong Nghị quyết Đại Hội mà chỉ còn biết lắc đầu thở dài cho sự tự kiêu, tự mãn đến ngạo mạn, không coi ai ra cái hạt cát, hạt bụi gì!
Đọc thử lại một mẩu coi nhé: “Đại Hội X ứng phó có kết quả trước những diễn biến phức tạp của kinh tế thế giới và trong nước (sic)…..đời sống của nhân dân tiếp tục được cải thiện” (những ai được?), chính trị xã hội ổn định, quốc phòng an ninh được tăng cường (hãy cứ đọc 7 tờ báo Công An thì thấy ổn định ra sao)….độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ được giữ vững…(không một nửa chữ động đến những vụ” tầu lạ”, những vụ báo chí,”học giả nước lạ” khẳng định “nước Việt là thuộc quốc không thể tranh cãi của thiên triều”, là Lý công Uẩn là người Phúc Kiến và gần đây nhất là đòi lấy lại luôn cả Bạch Long Vĩ!) …. v. v... và v.v...
Những lời lẽ coi thiên hạ như… đồ ngu hết đó, làm sao một người quan tâm đến thời cuộc (và, ...thú thật với các bạn), vẫn còn đôi chút hy vọng vào một sự “tiến bộ” nào đó trong đường lối của họ...như tớ chịu nổi??? (nhất là khi thấy có sự lên tiếng mạnh mẽ của các vị cách mạng lão thành, tướng tá lừng danh,”anh hùng đánh đấm”... phủ nhận, thậm chí lên án dự thảo lần này bằng những lời lẽ chống Mác Lenin, chống chủ nghĩa xã hội thẳng thừng nhất….nhưng...đều bị coi như không có, coi như ”chó sủa mặc chó đoàn tao cứ đi” hoặc bị coi như có ý đồ xấu, muốn phá hoại, lật đổ,…)
Và …mặc kệ! Cứ lấy ông Mác-ông Lê làm tổ sư, cứ không cần đa nguyên đa đảng và cứ vừa làm vừa học (vì chưa có tiền lệ! -lời TBT Nông Đúc Mạnh) đi lên XHCN (chưa thấy chưa có bao giờ)…tiến tới cộng sản chủ nghĩa, muốn làm bao nhiêu, muốn ăn bao nhiêu được tuốt!
Tóm lại, mọi ý kiến đều bị bỏ ngoài tai, bị lên án, y hệt các lần góp ý trước, chẳng có một cái gì có thể lay chuyển được bốn kiên định của mấy ông Mác-Lê thứ thiệt (mà người già nhất khoá này là ông Trọng, khi tớ đi Vệ Quốc Đoàn ông ta mới ra đời được có đúng một năm!)
Chả hiểu cái gien Mác Lê của các ông này nó được di truyền từ đâu? Được biết có nhiều ông sống trong vùng “tề”suốt những năm chúng tớ gối đất nằm sương, cả hai thời kỳ chiến tranh.Vậy mà bây giờ sao các ông ấy giác ngộ cách mạng vô sản, giác ngộ quốc hữu hoá tư liệu sản xuất, sẵn sàng quyết tử để chủ nghĩa Mác-Lê quyết sinh như thế không biết?
Cho đến hôm nay, sau khi:
- Theo dõi những phản ứng tích cực, tiêu cực, nửa vời (ỡm ờ, chẳng ra khen, chẳng ra chê) của dư luận trong nước.
- Theo dõi sự “im lặng đáng chán” của mấy ông “não thành”, các ông tướng tá về hưu…, những người mà tớ muốn dựa vào uy tín (nếu còn) của họ để “phân hoá” hàng ngũ những người đang và sắp nắm quyền có thể làm “một cái gì đó” (dù chỉ là tranh cãi, đặt lên bàn những vấn đề nóng bỏng như sửa một luật tư hữu đất đai hoặc tự do báo chí, đa nguyên, đa đảng…ở ngay trong nội bộ các ông ấy thôi ).
Thì cuối cùng tớ thấy: MỌI ĐIỀU HY VỌNG NHỎ NHOI CỦA TỚ ĐỀU LÀ HƯ ẢO, HƯ ẢO TUỐT!
TỚ THÀNH THẬT CẢM ƠN MỘT FRIENDS ĐÃ GÓP Ý CHO TỚ: Bác đã có lần viết trên một entry là: Chỉ khi nào bên Tầu họ có thay đổi thì bên ta mới thay đổi. Sao lần này bác lại hy vọng hão thế? Đời nào họ chịu bỏ cái quyền lực đem lại cho họ cả núi vàng, bạc, châu báu, đô-la ăn đến 10 đời không hết! Thậm chí có bạn còn lên án tớ: “Hay là bác lại định cho mọi người ăn một cái bánh vẽ!”
Riêng cái ý tưởng “Chán quá rồi! Tết này báo cáo nghỉ chơi thôi!” thì Nhà báo Lê Phú Khải đến tận nhà mà cảnh cáo: ”Không được! Anh mà tuyên bố như thế sẽ bị lớp trẻ nó coi thường! ”Phải học tập Lê Thị Công Nhân: Dù còn một mình tôi, tôi cũng tiếp tục đấu tranh!...”
Không hẹn mà nên, 4, 5 ông bạn già cựu chiến binh gọi điện phê bình và gợi ý: ”Có mệt thật thì cứ lẳng lặng mà rút lui, tuyên bố của ông, Đàn Chim Việt nó tung lên mạng toàn cầu rồi đó!
Thế là, nhân dịp được động viên bởi ba cái blog mới do bạn bè khắp nơi “xây” sẵn và trao chìa khoá cho, tớ vội vàng mở đầu bằng Notes “cảm ơn các bạn tôi xin hứa, còn một hơi thở, tôi cũng xin cố gắng…”
Quả là tình bạn tình “đồng chí đúng nghĩa” đến tận cuối đời vẫn giúp tớ đứng dậy và thúc giục tớ cần tự kiểm điểm về những giây phút “mất lạp xường” của tớ như trên.
VÀ ĐÂY LÀ NHỮNG GÌ TỚ HỨA SẼ PHÁT HIỆN Ở ENTRY 33:
Lần này, tuy Đại Hội XI Vũ Như Cẫn nhưng đào sâu và suy nghĩ chẳng cần sâu cũng thấy có khá nhiều điều...”Lạ” có thể làm đề tài cho các nhà bình luận chính trị, các nhà Việt Nam học kiểu Carl Thayer….Đó là:
1- Tính tập trung dân chủ hết sức cao (nghĩa là: trên bảo sao dưới làm vậy. Ví dụ:
a /Bầu 175 chính thức, 25 dự khuyết thì chỉ cần một lần đầu đã trúng phóc!
b-/Theo chỉ đạọ của Bộ Chính Trị Khoá X thì 1/3 là nguời mới thôi còn lại 2/3 là cũ cũng trúng khuýp; Tất cả chỉ có 43 ông mới nhưng tất cả 25 ông dự khuyết cũng đều…mới cả. Vậy thì: 68 ông mới cũng xêm xêm 1/3 đấy chứ. Chỉ phải cái thiệt thòi là không được biểu quyết giơ tay về các vấn đề sẽ thảo luận mà thôi! Khéo thật.
2- Chỉ tiêu trẻ hoá, thêm nữ, cũng cực kỳ đạt yêu cầu: Chỉ phải cái tội: Đạt yêu cầu về nữ thì lại không trẻ. Hầu hết đều ở tuổi bà…và nếu là công nhân viên bình thường thì đã lĩnh sổ hưu từ khuya! (55). Điển hình là bà Hà thị Khiết đã vượt qua tuổi lục tuần, các bà Tòng thị Phóng, Kim Ngân đều qua tuổi “nhận sổ hưu”. Chỉ có bà Nguyễn thị Kim Tiến, 52 tuổi, thứ trưởng bộ y tế, vì chắc chắn phải …”đổi gác” cho ông Triệu nên còn đủ tiêu chuẩn “nữ còn giá trị xử dụng”.
3- Cái chủ trương trẻ hoá là thế nào thì tớ không rõ nhưng xem đi xem lại toàn bộ danh sách Trung Ương lần này,ngoài ông (hay anh nhỉ) Nông Quốc Tuấn 48 tuổi và tác giả” Bé bé bằng bông” Đào Ngọc Dung 49 ra, tất tật đều trong hàng ngũ U70, U60 cả! Vậy thì có lẽ phải như tớ mới thực sự già chắc!
4- Có một điều lạ là: Trong hàng ngũ Trung Ương Mới, có tới 43 ông “lấy lên” từ bí thư các tỉnh! Ma mới liệu có bị ma cũ át giọng hay là một cuộc chia chác quyền lợi ở những nơi mà các sứ quân đã quá làm mất lòng dân?
5- Số lượng T.Ư.U.V lần này ở các lực lượng võ trang có nhiều điều ”lạ”.
Trong số 18 UVTW bên Quân Đội và 8 bên Công An thì gần như là các gương mặt mới. Những người nắm công cụ đắc lực nhất của vô sản chuyên chính nay đều giao vào tay nhiều gương mặt mới toe, hầu hết đều là U50, 60 nghĩa là chưa một ngày vung gươm ra sa trường! Báo hiệu điều gì nhỉ?
6- Các uỷ viên TW phụ trách Tuyên Giáo gồm cả Xuất Bản và Báo chí lần naỳ cũng được tăng thêm quân số trong hàng ngũ TW. Riêng Bộ Chính Trị đã có 2 người phụ trách cái mảng rất khó nắm bắt là tư tưởng này….
7- Chẳng hiểu ông trời hay ông người nào sắp xếp mà tứ trụ triều đình như tin nội bộ rò rỉ một cách cố ý thi đều có bốn cái tên rất chi là ….kiêu hãnh! Đó là……..HÙNG-DŨNG-SANG-TRỌNG! lạ thiệt!?
Còn khối điều tớ phát hiện ra rất “lạ” và có thể viết những entries khá lý thú và bổ ích. Các bạn suy ngẫm mà coi! Tuy nhiên hãy tạm dừng nơi đây. Gọi là có tín hiệu báo cho mọi người: TỚ CHƯA NGHỈ CHƠI ĐÂU!
Tớ không đến nỗi như ai kia:
Tớ không đến nỗi như ai kia:
Tuyên bố tưởng như En-Xin
Khi bị hù doạ thì im như tờ !
Hàng thần quan khách ngẩn ngơ
Vỗ tay cũng dở, bỏ về không xong.