Thứ Năm, 28 tháng 2, 2013

U.S. soldier pleads not guilty to aiding the enemy in WikiLeaks case


-U.S. soldier pleads not guilty to aiding the enemy in WikiLeaks case
(Reuters) - The U.S. Army private accused of providing diplomatic cables and other classified material to the WikiLeaks website pleaded not guilty to aiding the enemy at a military hearing on Thursday in the biggest leak of government secrets in U.S. history.
Private First Class Bradley Manning, 25, was expected to take the witness stand before military judge Colonel Denise Lind in the hearing prior to his court martial, which is set to begin on June 3.

He pleaded not guilty to the most serious charge, aiding the enemy, through his attorney. Manning, who has been jailed at Quantico Marine Base in Virginia for more than 1,000 days, could face life imprisonment if convicted of that charge.
He faces a total of 22 charges.
Manning, an Army intelligence officer, was arrested in May 2010 while serving in Iraq and charged with downloading thousands of intelligence documents, diplomatic cables and combat videos and forwarding them to WikiLeaks.
WikiLeaks began exposing the U.S. government secrets in the same year, stunning diplomats across the globe and outraging U.S. officials who said damage to national security from the leaks endangered U.S. lives.
WikiLeaks founder Julian Assange has taken refuge in the Ecuadorean Embassy in London since June to avoid extradition to Sweden for alleged sex crimes.
Manning had offered to plead guilty to various lesser charges in violation of the Uniform Code of Military Justice, including the unauthorized possession and willful distribution of information accessed in the Combined Information Data Networks, a military database, for both Iraq andAfghanistan.
He is prepared to take the witness stand to read aloud from a 35-page statement defending himself in the espionage case, but only after Lind rules on how much of it he will be allowed to read.
Under a ruling last month by Lind, Manning would have any sentence reduced by 112 days to compensate for the markedly harsh treatment he received during his confinement. While at Quantico, Manning was placed in solitary confinement for up to 23 hours a day with guards checking on him every few minutes.
(Editing by Barbara Goldberg, Maureen Bavdek, Vicki Allen and Paul Simao)




- Julian Assange yêu cầu Mỹ ngừng truy đuổi WikiLeaks (TT). TTO - Chủ bút trang WikiLeaks, ông Julian Assange, đã phát biểu trước giới truyền thông vào đêm 19-8 lần đầu tiên từ sau khi đến trú ẩn tại Đại sứ quán Ecuador ở London cách đây hai tháng.
Người sáng lập WikiLeaks phát biểu trước truyền thông tại bancông Đại sứ quán Ecuador ở London ngày 19-8 - Ảnh: Reuters
Từ bancông của đại sứ quán, ông Assange ca ngợi quyết định dũng cảm của Tổng thống Ecuador Rafael Correa vì đã cho ông tị nạn chính trị, đồng thời kêu gọi Tổng thống Mỹ Barack Obama “hãy làm điều đúng đắn là từ bỏ cuộc săn đuổi chống lại WikiLeaks”.
“Nước Mỹ phải thề rằng sẽ không tiếp tục truy tố các nhân viên hoặc những người ủng hộ chúng tôi. Mỹ cần phải cam kết trước thế giới là sẽ không truy đuổi những nhà báo vì đã hé lộ các tội ác bí mật của cường quốc này” - ông Asange nói.
Theo ông Assange, Mỹ đang đối mặt với sự lựa chọn của việc tái khẳng định “tinh thần cách mạng mà nước này được thành lập nên” hoặc “lôi kéo tất cả chúng ta vào một thế giới nguy hiểm và áp bức mà tất cả nhà báo phải im lặng vì lo sợ bị truy tố, còn người dân phải thì thầm với nhau trong bóng tối”.
Trong bài phát biểu khoảng 10 phút của mình, ông Assange cũng giục Mỹ thả tự do cho binh sĩ Bradley Manning - người đang bị xét xử tại tòa ở Mỹ vì cáo buộc rò rỉ thông tin mật cho trang WikiLeaks. “Nếu Bradley Manning thật sự đã hành động đúng như cáo buộc thì anh ấy là một người hùng và là một điển hình cho chúng ta. Manning phải được trả tự do” - Assange nói.
Mỹ Latin chỉ trích lời đe dọa của Anh với Ecuador
Cuộc họp bất thường cấp ngoại trưởng của Liên minh các nước Nam Mỹ (Unasur) đã thông qua nghị quyết lên án lời đe dọa của Anh rằng sẽ tiến vào Đại sứ quán Ecuador ở London để bắt nhà sáng lập WikiLeaks.
Cuộc họp bất thường này do Ecuador triệu tập và được tổ chức ở Ecuador. Theo Hãng tin AP ngày 20-8, các ngoại trưởng của Unasur “lên án tối hậu thư của Anh nói rằng sẽ sử dụng vũ lực giữa các quốc gia” và nhấn mạnh “quyền cho phép tị nạn của các quốc gia”.
Unasur thúc giục các bên cần đi theo “lộ trình đối thoại và đàm phán trực tiếp” để đạt được giải pháp có thể chấp nhận cho cả hai phía nhằm giải quyết tình trạng bế tắc.
Ngoại trưởng Ecuador Ricardo Patino cho biết Ecuador đang xem xét đưa vụ việc ra Tòa án công lý quốc tế (ICJ), tuy nhiên ông vẫn chờ kết quả chính thức từ cuộc họp cấp ngoại trưởng của Tổ chức Các quốc gia châu Mỹ (OAS) diễn ra ngày 24-8 tới đây tại Washington với sự tham gia của Mỹ.
Ngoại trưởng Patino nói Ecuador có nghĩa vụ bảo vệ Julian Assange, nhưng vẫn còn cơ hội cho đối thoại. “Nếu các cuộc đàm phán với Anh, Thụy Điển và Mỹ có thể dẫn đến một văn bản bảo đảm rõ ràng cho sự an toàn và tính mạng của ông Assange thì ông ấy có thể đến Thụy Điển để được xét xử” - Ngoại trưởng Patino nói.
TẤN KHOA (Theo Reuters, AP)

- Julian Assange yêu cầu Mỹ ngừng truy đuổi WikiLeaks (TT).

-Tranh cãi Anh-Ecuador về qui chế tị nạn chính trị của trùm WikiLeaks
(Đất Việt)-Việc Ecuador cấp qui chế tị nạn chính trị cho sáng lập viên Wikileaks Julian Assange và Anh quyết dẫn độ ông này sang Thụy Điển đang làm bùng lên một cuộc tranh cãi ngoại giao.
-Ecuador grants asylum to Assange, angering Britain
LONDON/QUITO (Reuters) - Ecuador granted political asylum to WikiLeaks' founder Julian Assange on Thursday, a day after it said Britain had threatened to raid the Ecuadorean embassy in London to arrest the former hacker. - Ngoại trưởng Ricardo Patino loan báo hôm Thứ Năm: chính phủ Ecuador cấp quyền tị nạn chính trị cho nhà sáng lập WikiLeaks, là công dân Australia Julian Assange, bỏ qua các đe dọa bắt ông Assange từ sứ quán Ecuador tại London để dẫn độ sang Thụỵ Điển.

-WikiLeaks đáng khen hay đáng phạt

Julian Assange Press Conference Foto
Julian Assange, người chủ trương WikiLeaks, giơ cao trang chính nhật báo The Guardian loan chuyện WikiLeaks phổ biến những tài liệu bí mật chống lại chiến tranh ở Afghanistan. Assange đứng trước bức ảnh nổi tiếng của Don McCullin chụp chân dung người lính Mỹ trong chiến tranh Việt nam  ở cuộc họp báo ngày 26 tháng 7, 2010, tại The Front Line Club, Luân Đôn, Anh. (Nguồn: Getty Images)

WikiLeaks đã làm sôi động cuộc thảo luận về tự do thông tin ngay tại những nơi vẫn tưởng là có tự do thông tin ở mức độ cao nhất.

Năm 1971, cuộc đấu lực giữa nhà cầm quyền Hoa Kỳ và giới truyền thông trong vụ tiết lộ tài liệu mật Bộ Quốc Phòng đã khẩn cấp cần tới phán quyết của Tối Cao Pháp Viện, với phần thắng về phía truyền thông.
So với bốn ngàn trang tài liệu (Pentagon Papers) do Daniel Ellsberg tung ra trước kia, những tài liệu trong tay Julian Assange ngày nay là con số khổng lồ, và khác với trước kia, nhân viên công lực không thể ngăn chặn được việc phát tán, cho dù “thủ phạm” bị bắt giam trước khi “được” quản thúc tại một dinh thự sang trọng bên Anh, sau khi nạp gần 400 ngàn tiền thế chân.
Có thể nói WikiLeaks là tiếng chuông báo thức cho một thời đại mới của lãnh vực truyền thông. Nhưng chuông báo thức thường gặp phản ứng trái ngược. Người muốn thức mừng rỡ biết ơn, người muốn ngủ bực bội cằn nhằn. Sau đây là thí dụ điển hình:
Nhờ WikiLeaks trong đợt tiết lộ mới nhất, dư luận biết được Hoa Kỳ đã thỏa thuận với Tổng Thống Yemen, để Hoa Kỳ bỏ bom giết bọn khủng bố đặt căn cứ tại đây, rồi Yemen nhận đó là thành tích của mình.
Cùng một sự việc này đã được phê phán trái ngược giữa hai nhà báo trên hai tờ báo hàng đầu của Mỹ:
Trên báo Washington Post ngày 3 tháng 12, trong bài Throw the WikiBook at Them, nhà báo Charles Krauthammer cho rằng WikiLeaks làm lộ bí mật ở Yemen khiến Hoa Kỳ gặp khó khăn trong việc đánh phá al-Qaeda tại đây để tiêu diệt một kẻ thù mà theo CIA, đe dọa nhiều nhất cho an ninh Hoa Kỳ. Ông viết: WikiLeaks tung tài liệu lên mạng là phá hoại….Franklin Roosevelt đã đem bọn phá hoại ra tòa án quân sự và xử tử. Assange đã gây thiệt hại cho Hoa Kỳ hơn cả sáu người Đức cộng lại. Đưa bí mật của Hoa Kỳ lên Internet, một phương tiện phổ biến toàn cầu mới mẻ trong lịch sử nhân loại, cần phải tái quan niệm việc phá hoại và gián điệp – và luật pháp để phòng ngừa. Bộ Tư Pháp ở đâu?
Cũng đan cử tiết lộ bí mật ở Yemen, qua bài Julian Assange: Neocon Tool? trên New York Times ngày 7 tháng 12, nhà báo Robert Wright viết: Tôi nghĩ WikiLeaks đang làm việc theo thiên chức. Tôi thấy có sự hợp lý về mặt chiến thuật trong vụ dối trá này, nhưng tôi không thấy họ theo đúng cái quyền căn bản của người dân một nước dân chủ là được biết tiền thuế của mình chi dùng vào việc giết người – nhất là khi những người đó sống ở những nước không tuyên chiến với mình. Vì thế, nếu chúng ta xét tới cái nghiệp của Julian Assange thì tôi đặt việc làm của anh vào phía tích cực.
Nhà báo đánh giá trái ngược nhau về việc làm của WikiLeaks, nhưng giới làm chính trị Hoa Kỳ, cả Dân Chủ, Cộng Hòa và độc lập đều có cái nhìn giống nhau: Bà Sarah Palin (Cộng Hòa) muốn săn Julian Assange như săn al-Qaeda; Tổng Thống Obama (Dân Chủ) tuyên bố việc làm của WikiLeaks là đáng tiếc và vô trách nhiệm; Nghị sĩ Dianne Feinstein (Dân Chủ) nói rằng việc làm của Assange vi phạm Espionage Act (Luật Gián điệp) được làm ra vào thời Đệ Nhất Thế Chiến để trừng phạt những cá nhân làm gián điệp trong thời chiến; Nghị sĩ Joseph Lieberman (độc lập) chủ trương truy tố cả những tờ báo đăng tài liệu do WikiLeaks tiết lộ.
Trước hết, nói về thái độ của nhà báo: So sánh việc làm của Julian Assange ngày nay với kế hoạch phá hoại của nhóm khủng bố 6 người được tầu ngầm Đức cho đổ bộ lên Long Island, New York, sáng sớm 13 tháng 6, 1942, là quá gò ép và cường điệu.
Mở đầu bài bình luận Don’t Charge WikiLeaks ngày 12 tháng 12, 2010, báo Washington Post viết: “Người sáng lập WikiLeaks Julian Assange đã vô trách nhiệm phổ biến cả ngàn tài liệu nhậy cảm liên hệ tới an ninh quốc gia, kể cả một số mà giới chức bộ Quốc Phòng nói là có thể nguy hại cho những người Afghanistan đã cộng tác với nỗ lực của Hoa Kỳ. Nhưng điều này không có nghĩa là ông ta đã phạm tội”.
Ít nhất, Washington Post cũng nói được là Assange không hề phạm tội. Nhưng có lẽ báo này không nên nói WikiLeaks vô trách nhiệm. Bởi vì, hơn 39 năm trước, Washington Post đã cùng với New York Times đăng tài liệu mật bộ Quốc Phòng do Daniel Ellsberg tiết lộ. Năm 1971 Mỹ đang tham chiến ở Việt Nam, giống như ngày nay Mỹ đánh nhau ở Afghanistan. Ngoài ra, nếu ngày nay Assange vô trách nhiệm và đáng bị truy tố, thì Bob Woodward, người đã tiết lộ tin mật của FBI trên Washington Post về vụ Watergate khởi đầu từ 1972, cũng đáng bị truy tố.
Còn những người có quyền, dù Dân Chủ, Cộng Hòa hay độc lập, dù hành pháp hay lập pháp, và mặc dầu là đại diện dân một nước dân chủ, họ đều có chung khuynh hướng là giấu dân để có lợi cho mình. Nghị sĩ Lieberman nói chắc Assange phạm Espionage Act, và ông đòi điều tra cả New York Times đã đăng tài liệu mật, vì có tội là “công dân xấu”. Nếu phanh phui bí mật của người cầm quyền là công dân xấu, vậy người cầm quyền nói dối dân có phải là người cầm quyền xấu? Phải chăng cần trừng phạt công dân xấu để bảo vệ người cầm quyền xấu?
supporter of julian assangeMột người biểu tình ủng hộ Julian Assange đã đeo mặt nạ có hình Assange bị bịt miệng bởi lá cờ Mỹ trước  tòa Đại sứ Thụy Điển ở  Luân Đôn ngày 13 tháng 12 năm 2010
Ngoài Nghị Sĩ Lieberman, bà Nghị Feinstein, Chủ Tịch Ủy Ban Tình Báo Thượng Viện, giống như Bộ Trưởng Tư Pháp Hoa Kỳ Eric Holder, đều muốn truy tố Julian Assange về tội gián điệp theo Espionage Act. Đây là đạo luật Quốc Hội đã thông qua ngày 15 tháng Sáu 1917 thời Đệ Nhất Thế Chiến, quy định trừng phạt 10 ngàn đô la và 20 năm tù những ai vi phạm một số tội, trong đó có tội “tiết lộ thông tin liên hệ tới an ninh quốc phòng”. Chỉ trong vòng vài tháng sau khi luật này ban hành, khoảng 900 người, trong số có nhiều nhân vật nổi tiếng đã bị bắt bỏ tù. Rồi năm sau, 1918, thêm bộ luật khác ra đời là Sedition Act (Luật chống nổi loạn) trừng phạt những ai chỉ trích chính quyền hoặc Hiến Pháp. (Nội dung luật này có vẻ giống với điều 88 trong hình luật Việt Nam hiện nay). Hai bộ luật này đã bỏ tù khoảng 1500 người, và để lại nhiều tai tiếng. Ngày nay mà còn dùng Espionage Act để trừng phạt Assange là Hoa Kỳ đi thụt lùi gần một thế kỷ. Thật đáng xấu hổ.
Có lẽ cũng cảm thấy việc dùng Espionage Act đề đối phó Assange là quá lạc hậu, cả hai viện Quốc Hội Mỹ đã đề xuất dự luật mới, tu chính Espionage Act of 1917, được gọi là “Shield Bill” (luật che chở), dự trù trừng phạt những ai cố ý phổ biến bằng mọi cách những gì phương hai tới sự an toàn hay quyền lợi của Hoa Kỳ, bất cứ thông tin mật nào liên hệ tới hoạt động tình báo nhân sự của Hoa Kỳ.
Theo Geoffrey R. Stone, giáo sư luật tại Đại học Chicago và chủ tịch Ban quản trị của American Constitution Society, viết trong bài bình luận A Clear Danger to Free Speech trên New York Times ngày 3 tháng 1, 2011, dự luật này, nếu trở thành luật, tuy có thể hợp hiến đối với nhân viên công quyền tiết lộ tài liệu mật cho những người không được phép biết, nếu phạt những người phổ biến hay lưu hành những tài liệu mật đã bị tiết lộ là phạm vào Tu chính Thứ nhất (Tự Do Ngôn Luận) của Hiến Pháp Hoa Kỳ.
Hiện nay chỉ có Assange bị săn đuổi, còn các báo lớn cùng đăng tài liệu của WikiLeaks là New York Times với ba báo khác là The Guardian của Anh, El Pais ở Tây Ban Nha và Der Spiegel ở Đức, không hề bị làm khó, không phải vì các báo này có thế lực lớn, mà vì đụng tới họ, là đụng tới tự do ngôn luận. Nhưng tách rời Assange để trừng phạt kiểu sư tử săn mồi trong rừng hoang cũng không phải dễ, giản dị là “đồng loại” của Assange không phải là thú rừng chỉ giương mắt nhìn khi một trong bọn bị xé thịt. Hơn nữa, về mặt pháp luật, truy tố Assange theo Espionage Act cũng khó. Anh ta không làm gián điệp, không ăn cắp tài liệu mật (tài liệu chính vẫn còn trong tay sở hữu chủ), anh cũng không vận chuyển đồ ăn cắp.
Về phần chính quyền Thụy Điển, không hiểu có chịu áp lực nào từ phía Mỹ không, nhưng việc vội vàng ra lệnh truy nã, bỏ truy nã rồi lại tái truy nã Assange về tội “hiếp dâm” trong khi “nạn nhân” đồng tình và không muốn truy tố, khiến dư luận cảm thấy Thụy Điển, nước đã bỏ nhiều công của giúp Việt Nam đối phó với tệ đoan xã hội, có vẻ đi vào đường mòn in vết chân công an Việt Cộng trong vụ Cù Huy Hà Vũ.
Cách đối xử tiền hậu bất nhất của Thụy Điển đối với Assange đã gây chia rẽ trong dư luận.
Phe bênh cho rằng Assange là nạn nhân của một âm mưu hạ nhục anh mà hai cô là đồng lõa; một mưu kế có Hoa Kỳ đằng sau để trả đũa việc anh tung lên mạng hàng trăm ngàn văn kiện mật. Lập luận này dựa trên các sự kiện sau:
- Assange bị tố cáo đúng lúc anh đương đầu với chính quyền Hoa Kỳ, một sự trùng hợp khó tin là “ngẫu nhiên”.
- Biện lý cuộc Thụy Điển lúc đầu đã bác bỏ việc tố cáo Assange về tội hiếp dâm, rồi lại tố cáo, sau khi có sự can thiệp của một luật sư danh tiếng, đồng thời cũng là khuôn mặt quen thuộc trong chính giới.
- Thụy Điển sau khi lấy lời khai của Assange, đã đồng ý để anh sang Anh, rồi lại làm thủ tục yêu cầu dẫn độ từ Anh.
- Bàn tường trình mật 68 trang của cảnh sát Thụy Điển về nội vụ đã được rò rỉ cho báo chí biết để bêu xấu Assange, và cố chứng tỏ với dư luận việc truy tố anh là đúng luật.
Phía chống cho rằng Assange có phạm tội, và anh bị truy tố là có cơ sở. Theo bản tường trình chi tiết được báo Guardian của Anh tung ra ngày 18 tháng 12, và báo New York Times thuật lại ngày hôm sau, Assange đã phạm tội hiếp dâm mức độ nhẹ nhất theo luật Thụy Điển, mà “nạn nhân” là hai cô trong hai vụ khác nhau:
- Cô A. thuộc lứa tuổi 30, hoạt động cho cánh tả (cấp tiến), là người đón Assange khi anh đến Stockholm từ London ngày 11 tháng 8 để diễn tuyết tại Hội Dân chủ Xã hội Thiên chúa giáo (Association of Christian Social Democrats) vào ngày 14 tháng 8. Anh được xếp đặt ở tại nhà cô, đi đến chỗ chủ khách đồng ý “thân mật”. Cô muốn có condom, tuy anh không muốn, nó vẫn được dùng. Nhưng theo lời khai của cô, có một lúc, anh “làm cái gì đó”, khiến condom bị rách. Anh vẫn tiếp tục, khiến cô không yên lòng. Cô không muốn anh ở nhà mình nữa. Anh ra đi, ít hôm sau trở lại, cọ sát vào người cô trong khi anh ở truồng, là lý do để bị truy tố về tội “xàm xỡ tính dục” (xàm dục – sexual molestation).
- Cô W. 25 tuổi, làm bán thời gian cho viện bảo tàng Stockholm, hậu thuẫn mạnh mẽ WikiLeaks. Chính cô tìm cách tới gần Assange, cuối cùng tự trả tiền vé xe lửa giá 16 đô la mời anh về nhà, cách Stockholm 30 dặm. Buổi tối hai người làm tình có condom. Sáng sau, cô tỉnh thức khi bị xâm nhập, không có condom. Coi như trái ý muốn của cô, và đây là lý do truy tố anh tội “hiếp dâm – bậc nhẹ nhất”. Tuy vậy, cô vẫn mua vé xe lửa cho anh trở về.
Tóm lại, đầu đuôi chỉ vì chuyện condom. Có thể, đối với Assange, truyền thông cũng như sex, anh chỉ ưa tiếp cận với sự thật, như các điện văn mật. Làm tình mà đeo condom, khác gì đọc các bản tin chính thức trên báo lề phải.
Như đã trình bầy, lúc đầu, sau khi lấy lời khai của Assange, biện lý Thụy Điển thấy không phải là chuyện lớn, đã để anh ra đi, và muốn dẹp nội vụ. Nhưng khi có ông luật sư cỡ lớn Claes Borgstrom nhảy vào đại diện cho các cô, nội vụ bỗng thành lớn. Ông là phát ngôn viên về các vấn đề bình đẳng phái tính cho Đảng Xã Hội Dân Chủ, nhóm đối lập chính tại Quốc Hội Thụy Điển. Ông đã yêu cầu lập lại lệnh truy nã Assange, và Chánh Biện Lý là bà Marianne Ny đã đồng ý lật ngược quyết định của cấp dưới.
482150-marianne-nyChánh Biện Lý Thụy Điển Marianne Ny phủ nhận sự liên hệ giữa việc điều tra Julian Assange về tội hiếp dâm và những sinh hoạt của WikiLeaks 
Hoa Kỳ không thể chơi chuyện sex như Thụy Điển. Tin cho biết, Bộ Tư Pháp Hoa Kỳ đang cố ghép Assange vào tội “đồng lõa” với người đã tiết lộ tin mật, là anh binh nhì chuyên viên phân tích tin học Bradley Manning mới 22 tuổi. Anh này đã bị bắt, sẽ phải ra tòa án quân sự Mỹ; nếu bị kết án có tội, có thể ở tù tới 52 năm.
Tại sao Thụy Điển đã tung chưởng sex, rồi được Anh tiếp tay, mà Hoa Kỳ vẫn còn cần “ra oai”? Mặc dầu trong những năm gần đây, Hoa Kỳ đã dùng nhiều luật lệ, kể cả Computer Fraud and Abuse Act năm 1986 để truy tố các vụ tiết lộ và chống tin tặc, tuy chưa vụ nào thành công. Nhưng trong vụ WikiLeaks, Bộ Tư Pháp bị áp lực mạnh từ mọi phía phải làm cái gì đó để “răn đe”, nếu không, mọi bí mật đều bị tung hết trên mạng. Lúc đó, không phải riêng nhà vua, mà cả hoàng hậu, hoàng gia, cùng văn võ bá quan đều trần truồng tồng ngồng trước mắt thế giới, việc cai trị thật khó khăn.
Truy tố Julian Assange về tội đồng lõa với Bradley Manning, nếu đủ bằng chứng, có điểm thuận tiện là không phải đụng đến các báo như New York Times, đã cùng đăng tin như WikiLeaks.
Nói đến “răn đe”, chưa biết ai đã răn đe ai. Ngày xưa, chỉ có những tay anh hùng hảo hán, đánh đông dẹp bắc như vào chỗ không người, mới có khả năng khuấy động một vùng. Bây giờ, một cá nhân như Assange, bỗng chốc khuấy động cả thế giới. Chính anh đã có khả năng răn đe toàn cầu, không loại trừ Hoa Kỳ. Trước đe dọa của WikiLeaks, thay vì tìm cách buộc tội Assange, các nước nên thức tỉnh, sớm thay đổi cùng với đà tiến của kỹ thuật thông tin, đổi mới hoàn toàn thói quen cũ. Thế giới ngày nay, việc bưng bít sự thật không còn dễ dàng như xưa. Vậy tốt nhất, hãy để mọi người biết sự thật đến mức tối đa; đó cũng là một quyền căn bản của dân.
Tất nhiên, nơi nào, thời nào cũng có những sự thật liên hệ trực tiếp tới an ninh quốc gia cần phải giữ kín. Tuy vậy, chính quyền không được lạm dụng quyền hạn của mình, xếp loại bừa bãi những tin không đáng mật thành tin mật để che mắt người dân, nhiều khi về những lầm lỗi của mình. Chỉ những tin thực sự nguy hại cho an ninh quốc gia và an toàn của người dân, mới được coi là tin mật. Trong trường hợp này, việc bảo mật là trách nhiệm của chính quyền, không phải là nhiệm vụ của giới truyền thông tư nhân. Một khi tin mật hệ trọng bị tiết lộ, kẻ có tội đáng bị truy tố không phải là người loan tin.



-Đừng bắn người đưa tin vì tiết lộ những sự thật khó nghe.
(Nhật báo The Australian ngày 08.12.2010)



Vào năm 1958 một chàng Rupert Murdoch trẻ tuổi, khi đó là chủ nhân và chủ bút của báo The News ở Adelaide, viết rằng: “Trong cuộc đua giữa bí mật và sự thật, có vẻ tất yếu là sự thật sẽ luôn thắng.”

Nhận định của chàng có lẽ phản ánh việc cha chàng Keith Murdoch vạch trần sự kiện binh sĩ Úc đã bị hy sinh vô ích bởi các cấp chỉ huy người Anh bất lực trên bờ biển Gallipoli. Người Anh cố gắng bịt miệng ông, nhưng Keith Murdoch không chịu im tiếng và các nỗ lực của ông dẫn tới việc chấm dứt chiến dịch Gallipoli thảm bại.
Gần một thế kỷ sau, WikiLeaks cũng xuất bản một cách không úy kỵ những sự kiện cần phải được công khai.
Tôi lớn lên trong một thị trấn nông thôn ở Queensland nơi người dân nói lên ý kiến của mình một cách bộc tuệch. Họ không tin tưởng ở chính quyền lớn, cho đó là một cái gì có thể thối nát nếu không theo dõi kỹ. Những tháng ngày đen tối của sự thối nát trong chính quyền Queensland trước cuộc thanh trừng Fitzgerald là chứng cứ cho điều xảy ra khi các chính trị gia siết họng báo chí để khỏi tường trình sự thật.
Những điều đó đã lưu lại trong tôi. WikiLeaks được tạo dựng chung quanh những giá trị cốt lõi đó. Ý tưởng chính, được thai nghén trong nước Úc, là sử dụng các công nghệ internet theo những phương thức mới nhằm tường trình sự thật.
WikiLeaks đẻ ra một kiểu báo chí mới: báo chí khoa học. Chúng tôi làm việc với những đầu ra truyền thông khác để mang tới cho quần chúng tin tức, nhưng cũng để chứng minh rằng nó có thật. Báo chí khoa học cho phép bạn đọc một mẩu tin, rồi nhấn trực tuyến để thấy văn bản gốc mà câu chuyện đó dựa trên. Theo cách đó bạn có thể tự mình đánh giá: Câu chuyện đó có thật? Nhà báo đó có tường trình nó chính xác?
Các xã hội dân chủ cần một nền truyền thông mạnh và WikiLeaks là một phần của nền truyền thông đó. Truyền thông giúp giữ cho chính quyền trung thực. WikiLeaks đã tiết lộ vài sự thật tàn khốc về các cuộc chiến Iraq và Afghanistan, và đăng tải lần đầu những câu chuyện về nạn tham nhũng cấp tập đoàn.
Người ta đã nói rằng tôi phản chiến: xin công bố ở đây, tôi không phản chiến. Đôi khi các quốc gia cần phải lâm chiến, và đơn giản là có những cuộc chiến. Nhưng không có điều gì sai trái hơn là một chính quyền nói dối với dân về các cuộc chiến, rồi đòi hỏi chính các công dân ấy mang mạng sống và tiền đóng thuế của mình ra trả giá cho những lời nói dối. Nếu một cuộc chiến là chính đáng, thì hãy nói sự thật và người dân sẽ quyết định có nên ủng hộ nó hay không.
Nếu bạn đã đọc bất cứ cái nào trong những nhật ký chiến tranh Afghanistan hay Iraq, bất cứ công điện ngoại giao Hoa Kỳ nào, hay bất cứ tin tức nào về những điều WikiLeaks đã tường trình, hãy xét xem quan trọng tới đâu để cho toàn ngành truyền thông được phép tường trình những điều này một cách tự do.
WikiLeaks không phải là nơi duy nhất đăng tải các công điện ngoại giao Hoa Kỳ. Các đầu ra truyền thông khác, gồm The Guardian của Anh, The New York Times, El Pais ở Tây Ban Nha và Der Spiegel ở Đức đã đăng tải cùng các bức công điện đã được sửa chữa ấy.
Vậy mà chính WikiLeaks, trong vai trò phối hợp viên của các nhóm khác đó, đã nhận những cuộc tấn công và lời cáo buộc hiểm ác nhất từ chính quyền Hoa Kỳ và các chư hầu. Tôi đã bị tố cáo là phản bội, mặc dù tôi là một công dân Úc, không phải Hoa Kỳ. Đã có hàng chục cú điện thoại nghiêm trọng tại Hoa Kỳ yêu cầu cho các lực lượng đặc biệt của Hoa Kỳ “bắn hạ” tôi. Sarah Palin nói tôi cần phải bị “săn lùng như Osama bin Laden,” một dự luật của phe Cộng Hòa đặt trước Thượng Viện Hoa Kỳ tìm cách tuyên bố tôi là một “mối đe dọa liên quốc gia” và do đó cần phải bị loại trừ. Một cố vấn cho văn phòng Thủ Tướng Canada đã lên truyền hình quốc gia kêu gọi ám sát tôi. Một blogger Mỹ đã kêu gọi bắt cóc con trai 20 tuổi của tôi, tại nước Úc này đây, và phương hại nó không vì lý do nào khác hơn là trả đũa tôi.
Và người dân Úc nên ghi nhận không chút tự hào sự bợ đỡ ô nhục của Julia Gillard và chính quyền của bà đối với những luận điệu đó. Các quyền hành của chính quyền Úc có vẻ như hoàn toàn nằm dưới sự khiển dụng của Hoa Kỳ chẳng hạn như về việc có nên hủy bỏ chiếu khán Úc của tôi hay không, hay nên theo dõi hay sách nhiễu những nhà hỗ trợ của WikiLeaks. Bộ Trưởng Tư Pháp Úc đang làm mọi việc ông có thể làm để giúp cho một cuộc điều tra của Hoa Kỳ rõ ràng là nhắm vào và nhằm buộc tội những công dân Úc và gửi họ sang Hoa Kỳ. Thủ Tướng Gillard và Ngoại Trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton đã không có lấy một lời chỉ trích dành cho các tổ chức truyền thông khác. Đó là vì The Guardian, The New York TimesDer Spiegel lâu đời và lớn, trong khi WikiLeaks vẫn còn trẻ trung và nhỏ.
Chúng tôi là kẻ ở thế hạ phong. Chính quyền Gillard đang tìm cách bắn người đưa tin vì họ không muốn sự thật được tiết lộ, trong đó có thông tin về chính các cuộc đổi chác của họ về ngoại giao và chính trị.
Phải chăng chính quyền Úc đã có một hồi đáp nào cho rất nhiều những đe dọa bạo lực đối với tôi và những nhân sự khác của WikiLeaks? Người ta tưởng rằng một thủ tướng Úc sẽ bảo vệ các công dân của bà chống lại những điều đó, nhưng tới nay chỉ có những lời tố cáo phạm pháp hoàn toàn vô căn cứ. Thủ Tướng và đặc biệt là Bộ Trưởng Tư Pháp lẽ ra phải thi hành nhiệm vụ của mình với phẩm giá và vượt trên xung đột. Hãy yên chí, hai người họ chỉ muốn an thân. Họ sẽ không làm nhiệm vụ của mình.
Mỗi lần WikiLeaks loan tải sự thật về các sự bạo lạm của các cơ quan Hoa Kỳ, các chính khách Úc tụng lên một bản đồng ca rõ ra là giả trá qua Bộ Ngoại Giao: “Các anh sẽ gây nguy hiểm cho mạng sống nhiều người! An ninh quốc gia! Các anh sẽ gây nguy hiểm cho quân đội!” Rồi họ nói chẳng có gì quan trọng trong những điều WikiLeaks loan tải. Hai điều này không thể cùng đúng. Điều nào mới đúng?
Không điều nào đúng cả. WikiLeaks có một lịch sử xuất bản dài 4 năm. Trong thời gian đó chúng tôi đã từng thay đổi cả những chính thể, nhưng chỉ cần để ý bạn sẽ thấy, không một cá nhân nào từng bị phương hại. Nhưng Hoa Kỳ, với sự đồng lõa của chính quyền Úc, đã giết hàng ngàn người chỉ trong vòng mấy tháng vừa qua.
Bộ Trưởng Quốc Phòng Hoa Kỳ Robert Gates nhìn nhận trong thư gửi quốc hội Hoa Kỳ rằng không có nguồn tin hay phương thức tình báo nhạy cảm nào bị lâm nguy khi các nhật ký chiến tranh Afghanistan bị tiết lộ. Ngũ Giác Đài nói rằng không có bằng chứng các bản tường trình của WikiLeaks dẫn tới việc có người bị hại ở Afghanistan. NATO tại Kabul nói với CNN họ không tìm ra một người nào cần bảo vệ. Bộ Quốc Phòng Úc cũng nói cùng một điều. Không binh sĩ hay nguồn tin nào của Úc bị phương hại bởi bất cứ điều gì chúng tôi đã công bố.
Nhưng các ấn phẩm của chúng tôi vượt xa mức không quan trọng. Các công điện ngoại giao Hoa Kỳ tiết lộ một vài sự kiện giật mình sau đây:
- Hoa Kỳ yêu cầu các nhà ngoại giao của họ đánh cắp chất liệu và thông tin cá nhân từ các giới chức Liên Hiệp Quốc và các tổ chức nhân quyền, gồm DNA, dấu tay, phim chụp con ngươi, số thẻ tín dụng, mật khẩu internet và hình căn cước, qua đó vi phạm các công ước quốc tế. Có thể giả dụ rằng các nhà ngoại giao Úc tại Liên Hiệp Quốc cũng có thể bị nhắm tới.
- Vua Abdullah của Arập Saudi từng yêu cầu Hoa Kỳ tấn công Iran.
- Các giới chức ở Jordan và Bahrain muốn chương trình nguyên tử của Iran phải bị ngăn chặn bằng bất cứ phương tiện nào có được.
- Cuộc điều tra của Anh tại Iraq đã được bố trí từ trước để bảo vệ các “quyền lợi Hoa Kỳ.”
- Thụy Điển là một thành viên ngầm của NATO và liên hệ tình báo với Hoa Kỳ được giữ kín đối với quốc hội.
- Hoa Kỳ đang dùng mọi thủ đoạn để buộc những nước khác nhận những tù nhân được thả ra từ Vịnh Guantanamo. Barack Obama đồng ý gặp Tổng Thống Slovenia chỉ với điều kiện Slovenia nhận một tù nhân. Nước láng giềng Kiribati của chúng ta ở Thái Bình Dương được cho nhiều triệu đôla để nhận nhiều tù nhân.
Trong phán quyết lịch sử của mình trong vụ án Hồ Sơ Ngũ Giác Đài, Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ nói “chỉ một nền báo chí tự do và không bị câu thúc mới có thể vạch trần một cách hiệu quả sự dối trá nơi chính quyền.” Cơn bão đang vần vụ chung quanh WikiLeaks hôm nay củng cố thêm nhu cầu bảo vệ cho quyền của mọi cơ quan truyền thông được tiết lộ sự thật.

* Julian Assange là chủ bút và nhà đồng sáng lập trang mạng WikiLeaks.

Tổng số lượt xem trang