- Khi xây dựng luật pháp, có theo Cương lĩnh không? Không theo thì sai hướng, nếu theo thì làm sao vừa khuyến khích kinh tế tư nhân, vừa định hướng theo "quan hệ sản xuất công hữu" được?, ông Lê Đức Thúy nêu.
Tại phiên làm việc sáng 18/1, Thường trực Ban Bí thư Trương Tấn Sang thay mặt Đoàn Chủ tịch đọc báo cáo tiếp thu, giải trình các ý kiến thảo luận của đại biểu về dự thảo văn kiện Đại hội Đảng XI.
Thường trực Ban Bí thư Trương Tấn Sang đọc báo cáo tiếp thu, giải trình các ý kiến thảo luận về dự thảo văn kiện |
Phương án 1: "có nền kinh tế phát triển cao, dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và chế độ công hữu về các tư liệu sản xuất chủ yếu" (như dự thảo).
Phương án 2: “có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại với quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp (như tinh thần Đại hội X, có bổ sung thêm từ "tiến bộ").
Trước đó, tại các phiên thảo luận tại đoàn và tại hội trường, nhiều đại biểu cho rằng, chỉ nói "công hữu tư liệu sản xuất" thì liệu có mâu thuẫn với định hướng phát triển kinh tế nhiều thành phần và chế độ đa sở hữu mà Đảng đã thực hiện suốt hơn 20 năm Đổi mới? Bộ trưởng Kế hoạch - Đầu tư Võ Hồng Phúc lo lắng, "để rồi sau thời kỳ quá độ, chúng ta quan niệm “nuôi vỗ béo rồi thịt” thì ai dám làm, ai dám đầu tư".
Đoàn Chủ tịch cho rằng thể hiện như Đại hội X "có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và quan hệ sản xuất phù hợp", tuy phù hợp với chính sách phát triển các thành phần kinh tế của Đảng trong giai đoạn hiện nay, tránh được cách hiểu coi nhẹ đối với khu vực kinh tế tư nhân, nhưng lại có phần trừu tượng, không rõ đến khi kết thúc thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, quan hệ sản xuất phù hợp lúc đó là như thế nào.
Đừng để bị trói giữa mắc mớ tranh luận, làm khó chính sách
Tuy nhiên, đại biểu Lê Đức Thúy, Chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia đã bấm nút xin tranh luận lại quan điểm này.
"Tôi thấy giải trình của Đoàn Chủ tịch nói rằng phương án 2, theo văn kiện của ĐH X hơi thiếu cụ thể, trừu tượng. Nhưng theo tôi, phương án 1 có vẻ cụ thể mà không cụ thể".
Chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia Lê Đức Thúy: Phương án 1 có vẻ cụ thể mà không cụ thể |
Công hữu về tư liệu sản xuất không phải là quốc doanh hóa hay tập thể hóa mà nói tới nó, người dân trong và ngoài ngước hay liên hệ tới mô hình quốc doanh hóa, tập thể hóa đã làm trong những năm qua mà người ta không thích.
Lần đầu tham dự ĐH, PGS Nguyễn Duy Thăng, Phó Giám đốc Bệnh viện Trung ương Huế sau khi "hoàn toàn nhất trí và đồng tình với báo cáo của ĐH" thì tha thiết xin thêm hơn 30 chữ vào cương lĩnh: "Sức khỏe là vốn quý nhất của con người và toàn xã hội, đầu tư cho sức khỏe là đầu tư cho phát triển kinh tế và bảo vệ Tổ quốc" với lý do, cách đây 20 năm đã đề cập tới vai trò của sức khỏe, bây giờ sao lại bỏ luôn. |
GS Lê Xuân Nghĩa cũng nói để "tránh mặc cảm suy nghĩ…", thực ra không đúng. Vì Cương lĩnh sẽ là căn cứ để xây dựng pháp luật. Khi xây dựng luật pháp, có theo Cương lĩnh hay không? Không theo Cương lĩnh thì sai hướng, mà nếu theo thì làm sao vừa khuyến khích phát triển kinh tế tư nhân, lại vừa định hướng theo "quan hệ sản xuất công hữu" được?, ông Lê Đức Thúy nêu vấn đề.
Nguyên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho rằng, bởi vậy, "phương án 2 chưa phải đã là cụ thể, nhưng cái chưa cụ thể ấy còn mở rộng đường hơn, chứ trói lại giữa những tranh luận mắc mớ cả trong lẫn ngoài, sẽ làm khó khăn trong khi xây dựng chính sách, làm luật".
"Tôi mong ĐH vạch ra cái gì đấy cho con cháu lâu dài. Cương lĩnh vạch được con đường cho 40 - 50 năm sau là tốt lắm rồi để mở đường cho thế hệ sau", ông Thúy tha thiết.
Dẫn dắt phần thảo luận, ông Nguyễn Phú Trọng nói, Đoàn Chủ tịch chỉ giải trình một số vấn đề lớn còn có ý kiến khác nhau trong quá trình thảo luận những ngày ở Đại hội.
Chủ tịch Quốc hội cho rằng, ngay như vấn đề đại biểu Lê Đức Thúy nêu, là vấn đề vừa thực tiễn vừa cấp bách, đã thảo luận ở 3 - 4 kỳ đại hội. Từ năm 1991, cũng đã tranh luận, thậm chí các nhà nghiên cứu còn lấy định nghĩa theo tiếng Đức, tiếng Nga… để xem xét khái niệm. Sau 20 năm thực hiện Cương lĩnh 1991 và thực thi đổi mới, rồi tổng kết ở Đại hội X, đến Đại hội XI này lại có ý kiến khác.
Ông Trọng dẫn giải thêm: "Với những vấn đề về lý luận cũng như thực tiễn còn phức tạp, có nhiều ý kiến khác nhau thì có nên sửa ngay văn kiện không?
Ta nói những vấn đề đã rõ, đã chín, thực tiễn còn đang hoạt động, tổng kết thì xin phép tốt nhất giữ như dự thảo. Với tinh thần như thế, Trung ương đã biểu quyết nhưng tỉ lệ không cao lắm, ta tạm giữ như Cương lĩnh 1991. Trong quá trình thực hiện, sẽ theo câu “đối với vấn đề mới thì xin Trung ương cho thí điểm".
Đến giờ, xin phép Đại hội cho phiếu biểu quyết, theo nguyên tắc thiểu số phục tùng đa số, ông Nguyễn Phú Trọng đề nghị.
Sáng nay, Đại hội lấy phiểu biểu quyết biểu quyết các phương án đối với dự thảo văn kiện.
Hạ Anh - Thảo Lam