Rich Pedroncelli/Associated Press -General Vang Pao in 2009.
-Những chiến hữu bị bỏ rơi (Lữ Giang) e-ThongLuan
“…Họ đã chiến đấu rất anh dũng, nhưng rồi bị bỏ rơi và lâm vào cảnh cùng khốn…”
Tướng Vang Pao đã qua đời hôm 6.1.2011 tại Fresno, California, sau khi nhập viện 10 ngày vì bệnh sưng phổi, hưởng thọ 81 tuổi. Cái chết của Tướng Vang Pao đã khiến báo chí thế giới cũng như Việt một lần nữa nhắc những chuyện bi thảm mà người Hmong đã và đang phải gánh chịu vì đã hợp tác với CIA để chống lại Cộng Sản Lào và Việt Nam. Họ đã chiến đấu rất anh dũng, nhưng rồi bị bỏ rơi và lâm vào cảnh cùng khốn. Các ký giả Tây phương đã bỏ nhiều công sức để mở các cuộc điều tra và viết về thân phận bi thảm của người Hmong sau khi Mỹ rút khỏi Đông Dương. Đây là những tài liệu qúy báu giúp chúng ta rút ra nhiều bài học kinh nghiệm.
Trong bài này chúng tôi xin tóm lược thân phận của người Hmong trong cuộc chiến và sau cuộc chiến [*].
Vài nét về người H’Mong
Người Hmong thuộc ngữ hệ Mèo – Dao vốn ở phía nam Trung Quốc. Họ tạo thành nhóm sắc tộc lớn thứ 5 trong số 56 sắc tộc được chính thức công nhận ở Trung Quốc với dân số hiện nay khoảng 10 triêu người. Họ thường sống tại các tỉnh Quý Châu, Hồ Nam, Vân Nam, Tứ Xuyên, Quảng Tây và Hồ Bắc. Một số đã di cư xuống Đông Nam Á vào khoảng thế kỷ 16 và 17.
Hiện nay tại Việt Nam, người Hmong chiếm khoảng 0,8% dân số ở khắp vùng rẻo cao trên 1500 thước ở các tỉnh miền núi phía Bắc, chủ yếu tại ba tỉnh Lao Cay, Hà Giang và Tuyên Quang.
Trong chiến tranh Việt Nam, số người Hmong ở Lào được ước lượng có khoảng 350.000 người, chia ra làm ba dòng tộc khác nhau: Hmong Sọc, Hmong Xanh (còn gọi là Hmong Hoa) và Hmong Trắng. Những tên này được đặt theo trang phục của người Hmong.
Người Hmong Sọc và Hmong Xanh sống ở phía tây Lào. Hai dòng tọc này rất hiền hòa, chỉ lo canh tác làm ăn, không muốn can dự vào cuộc chiến. Người Hmong Trắng sống ở các đồi núi chung quanh Cánh Đồng Chum ở phía đông bắc Lào, gần sát với biên giới Việt Nam. Đây là một dòng tộc tương đối văn minh hơn hai dòng tộc kia và thường được coi là những chiến sĩ kiên cường (tenacious warriors). Vì thế, người Hmong Trắng được cơ quan tình báo CIA khai thác.
Đi vào cuộc chiến
Người Hmong sống chủ yếu tại các vùng núi, với tập tục di canh di cư, làm nương rẫy và trồng cây thuốc phiện. Thuốc phiện có thể nói là một trong những nguồn thu nhập chính của nhiều thế hệ người Hmong. Bổng nhiên họ bị đưa vào một cuộc chiến bi thảm.
Tháng 8 năm 1960, Đại Uý Kong Le, Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 2 Nhảy Dù, một biệt kích được CIA huấn luyện, đã làm đảo chánh, lật đổ chính phủ thân Tây phương ở Lào và lên nắm quyền ở Vạn Tượng.
Chính quyền Eisenhower lúc đó sợ Kong Le đi theo Cộng Sản, đã yểm trợ mạnh mẽ cho quân đội của Hoàng Thân Phoumi Nosavan đang đặt bản doanh tại Savannakhet. Đồng thời, theo đề nghị của CIA, chính phủ Eisenhower cho phép tuyển dụng và huấn luyện người Hmong để thành lập một đạo quân thường được gọi là “đạo quân bí mật” dưới sự điều khiển của Tướng Vang Pao để chống Cộng. Người Hmong bắt dầu dính vào với CIA từ đó.
Dòng tộc Hmong Trắng có hai lãnh tụ lớn là Vang Pao và Touby LyFong. Vang Pao là một nhà lãnh đạo quân sự, đã từng lãnh đạo dòng tộc Hmong từ thập niên 1940 đến giữa thập niên 1970. Còn Touby LyFong thiên về các hoạt động chính trị và xã hội.
Đến mùa hè năm 1961, CIA đã huấn luyện và cung cấp vũ khí cho khoảng 9.000 quân Hmong chiến đấu. Tuy nhiên, tháng 5 năm 1962, với sự yểm trợ của bộ đội Việt Nam, Pathet Lào đã chiếm được thủ phủ Nam Tha ở bắc Lào. Tổng Thống Kennedy phải ra lệnh cho khoảng 3.000 nhân viên quân sự Mỹ rút qua Thái và sau đó mở hội nghị với Khrushchev bàn về một giải pháp trung lập cho Lào, vì Tổng Thống Kennedy tin tưởng một cách ngây thơ rằng nếu đặt Lào dưới quy chế trung lập, Việt Cộng sẽ không thể mượn lãnh thổ Lào để xâm nhập miền Nam Việt Nam nữa! Công việc thương thuyết để trung lập hóa Lào được giao cho Averell W. Harriman, Phụ Tá Ngoại Giao về Đông Nam Á Sự Vụ, phụ trách. Harriman đã thực hiện việc trung lập hóa Lào bằng mọi giá, bất chấp sự phản đối của chính phủ Ngô Đình Diệm. Ngày 23.7.1962 Tuyên Ngôn Trung Lập Lào được công bố. Khoảng 666 cố vấn quân sự của Mỹ còn lại rút ra khỏi Lào. Đạo quân Hmong được CIA huấn luyện bị bỏ rơi!
|
Những người bạn chiến đấu một thời... |
Nhưng theo báo cáo của CIA, sau khi tuyên bố trung lập, khoảng 7000 quân đội Việt Nam chẳng những không chịu rút khỏi Lào mà còn bành trướng thêm. Trong năm 1963, chính quyền Kennedy lại cho phép CIA trở lại Lào, huấn luyện và trang bị cho khoảng 20.000 quân Hmong để chống lại quân Bắc Việt lẫn Pathet Lào. Người Hmong được huấn luyện và trang bị đã chiến đấu rất kiên cường, phá hủy nhiều hệ thống tiếp tế của Bắc Việt. Tuy nhiên, quân số Hmong quá ít và không được trang bị đầy đủ, đã không thể chống lại các đơn vị khổng lồ và thiện chiến của Bắc Việt.
Vào tháng 5 năm 1968, CIA ước lượng có khoảng 35.000 quân Bắc Việt có mặt tại Lào. Trong khi đó, lực lượng Hmong bị tổn thất quá nặng. Nhưng cứ 1000 quân Hmong bị tổn thất, CIA chỉ huấn luyện và đưa vào bổ sung được 300 quân. Người ta phải vét cả những trẻ vị thành niên, người lớn tuổi và cả phụ nữ để đưa vào cuộc chiến. Theo sự ước tính của CIA, có 30% quân Hmong từ 10 đến 14 tuổi, 30% từ 15 đến 16 tuổi, 40% còn lại đa số trên 55 tuổi. Có khi CIA phải tuyển thêm những lính đánh thuê người Thái để bổ sung vào, nhưng vẫn không thấm vào đâu. Cuối cùng, Hoa Kỳ quyết định dùng không quân để chống lại Cộng quân. Khi Hoa Kỳ quyết định rút khỏi Đông Dương vào năm 1973, thân phận của các chiến sĩ Hmong chống cộng bắt đầu trở nên bi thảm.
Năm 1975, với sự hỗ trợ của quân Bắc Việt, Pathet Lào hoàn toàn kiểm soát Lào. Ngày 2.12.1975 Pathet Lào làm đảo chánh, chấm dứt chế độ quân chủ. Vua Sisavang Vatthana bị buộc thoái vị nhưng được chỉ định làm Cố Vấn Tối Cao cho chính phủ mới. Thủ Tướng Souvana Phouma mới bị lật đổ, cũng được chỉ định làm “Cố Vấn Chính Phủ”.
Một chương bi thảm
Anh Chia Vue Yang kể lại rằng lúc mới 10 tuổi, anh bị bắt đưa lên trực thăng của cơ quan tình báo Hoa Kỳ và đưa vào một trại ở giữa rừng. Họ gọi anh là “chú lính quân dịch”. Anh có biết gì đâu. Trước hết anh phải lo nấu nướng, giặt áo quần và phục vụ cho người Mỹ. Khi anh lớn lên, họ dạy cho anh xử dụng súng máy và cách đánh trận. Rồi anh ra trận. Ông Jerry Daniel, một nhân viên CIA, thường đến và nói với anh: “Đứng lo. Tao lo cho mày”. Họ đều tin ở ông Jerry. Nay thì họ cảm thấy bị phản bội. Những trường hợp “tuyển mộ” khác cũng đã xảy ra tương tự.
Trong chiến tranh, người Hmong Trắng đã chịu nhiều thương vong nặng nề. Người ta ước lượng đã có khoảng từ 18.000 đến 20.000 chiến sĩ Hmong tử trận, trong đó có cả trẻ vị thành niên và phụ nữ. Đó là chưa kể số dân chúng bị thiệt hại vì chiến cuộc.
|
Người H’Mong phải lẩn trốn trong rừng già |
Nhưng khi chiến tranh chấm dứt, số phận của họ còn bi thảm hơn. Trong bài “Forgotten Soldiers” (“Những chiến sĩ bị bỏ rơi”) (St. Paul Pioneer Press, Chủ Nhật, 01/05/1994, tr. 1A), bà Susan M. Barbieri đã ghi lại những đau khổ mà các chiến sĩ Hmong đã gánh chịu khi Mỹ rút khỏi Lào. Tou Yang, một chiến sĩ Hmong năm nay 41 tuổi, đang định cư tại Hoa Kỳ, đã nói với bà:
“Năm 1974, khi người bạn Hoa Kỳ bỏ Lào, hy vọng một nước Lào tự do của người Hmong coi như tan vỡ. Khi Hoa Kỳ rút đi, kháng chiến quân bị kẻ thù săn đuổi khắp nơi, trên núi, trong thung lũng, nơi rừng rậm... Chúng tôi bị bỏ rơi, chúng tôi không trốn thoát được, chúng tôi không thể đến Thái Lan, chúng tôi không được tự do. Cấp chỉ huy của chúng tôi đã bỏ chúng tôi... Bây giờ ở trên đất Mỹ này, chúng tôi vẫn cảm thấy như chúng tôi đang bị bỏ rơi”.
Khi Cộng Sản chiếm miền Nam Việt Nam, trên 200.000 người Hmong đã vượt sông Mekong chạy thoát qua Thái Lan. Phần lớn đã lần lượt được đi định cư ở Hoa Kỳ hay Úc Châu. Người ta ước lượng hiện nay có khoảng 160.000 người Hmong đang định cư tại Hoa Kỳ, tập trung ở ba tiểu bang Wisconsin, Minnesota và California. Nhưng một số người Hmong còn bị kẹt lại ở Thái Lan đang lâm vào tình trạng khốn đốn.
Khi chính phủ Thái Lan và Liên Hiệp Quốc quyết định đóng cửa các trại tỵ nạn, khoảng 26.000 người Hmong đã bị đẩy trở lại Lào. Một số trốn thoát được khỏi trại và đến xin tá túc tại tu viện Phật Giáo Tham Krabok, một trung tâm bài trừ ma túy. Nhật báo New York Times số ra ngày 12.3.1997 có đăng một bài dưới nhan đề “Nomads of Laos: Last Leftovers of Vietnam War”(“Những dân du mục Lào: những người còn lại của trận chiến Việt Nam”) của Seth Mydans nói về số phận của 17.000 dân Hmong đang tạm trú tại tu viện này. Họ được chính phủ Thái Lan mô tả là “di dân bất hợp pháp và nguồn gốc không được xác định”. Thái Lan không muốn cho họ định cư tại Thái, còn chính phủ Hoa Kỳ tìm cách chối bỏ trách nhiệm. Họ phải lao động rất vất vả với đồng lương chết đói và có một đời sống rất cơ cực. Đến nay, thân phận họ vẫn chưa được giải quyết.
Trong khi đó, những người Hmong bị kẹt lại trên đất Lào còn lâm vào tình trạng bi thảm hơn. Trong bài “Được cấp giấy phép để giết” (Licensed to Kill) của ký giả Andrew Perrin đăng trên tạp chí Time số ra ngày 23.6.2003 cho biết như sau:
“Nhiều tù nhân chính trị và thanh niên đã bị giam giữ trong nhiều năm qua trong ngục tối mà không cần xét xử, nhiều người đã bị tra tấn. Các Kitô hữu bị ngược đãi và bị bắt phải bỏ đạo nều không sẽ bị tù. Có nhiều phụ nữ Hmong và trẻ em bị mắc kẹt ở vùng núi, đói, bị bắn và lần hồi bị chết. Hầu hết những sự tàn bạo đã xẩy ra đều không được các quốc gia Tây phương chú ý hoặc lên tiếng bênh vực, bởi vì Lào không nằm trên địa bàn quan sát của họ”.
Chế độ cộng sản ở Lào hiện nay là một chế độ khắt khe và bạo tàn, chỉ sau Bắc Hàn.
Trong cuộc triển lãm về thảm trạng của người Hmong Lào từ 17 tháng 1 đến 7 tháng 2 năm 2004 tại Sweden’s National Museum of History ở Stockholm, một tấm ảnh đã gây xúc động mạnh cho mọi người, đó là tấm ảnh của Philip Blenkinsop, một nhiếp ảnh gia người Úc, chụp 850 người Hmong đang quỳ gối xuống và chảy nước mắt mừng rỡ khi thấy hai ký giả Mỹ tìm đến gặp họ ở bắc Lào, vì họ tưởng đó là nhân viên CIA đến cứu họ! Tấm ảnh này đã được đăng trên nhiều báo lớn trên thế giới.
|
Ngỡ là những người bạn vàng trở lại... |
Bi thảm vẫn còn theo đuổi
Các ký giả Tây phương kể lại những chuyện bi thảm của người Hmong theo Mỹ quá nhiều, chúng tôi chỉ mới đưa ra một vài thí dụ điển hình. Nhưng cho đến nay, bi thảm vẫn còn tiếp tục. Mới đây, trên tờ Bangkok Post số ra ngày 29.12.2010, dưới đầu đề “Sự đối xử đau buồn với người Hmong”, ký giả Larry Fraser, đã viết về số phận của người Hmong theo Mỹ còn lại ở Thái Lan như sau:
“Chủ Nhật thư của bạn thông báo rằng thứ hai Thái Lan sẽ bắt đầu sử dụng quân đội để hồi hương hàng ngàn người tị nạn Hmong trở về Lào... Đó là một tình huống rất đáng buồn khi có những người đang bị chỉa mũi súng buộc trở lại một nơi mà họ muốn rời bỏ. Tuy nhiên, trong bối cảnh của câu chuyện buồn này, một bi kịch thực sự đang diễn ra - một điều đang đem lại sự xấu hổ cho cả Mỹ và Thái Lan.
Trước tiên, hãy nhớ rằng người Hmong là chiến sĩ rừng núi của Lào đã chiến đấu nhân danh Hoa Kỳ trong chiến tranh Việt Nam. Họ được coi như là những người chiến sĩ, và họ đã đóng một phần quan trọng trong việc gìn giữ Lào dưới sự kiểm soát của các đồng minh của chúng ta cho đến cùng.
Trong số những người tị nạn Hmong hiện nay là một nhóm nhỏ được gọi là "Người Hmong Rừng Núi” (Jungle Hmong), những người sẽ bị bắt trở lại với sự tàn bạo có thể đoán trước và có thể bị giết. Họ là một nhóm nổi loạn vẫn còn ở trong rừng núi sau khi Cộng sản chiến thắng và từ chối hội nhập hay hợp tác. Họ nghĩ mình là người yêu nước và chờ đợi ngày họ có thể giúp giải phóng quê hương khỏi kẻ cựu thù của họ – như sự cổ võ liên tục của một số người Hmong đã chạy thoát sang các nước khác. Trong những năm qua chính phủ Lào coi họ như những kẻ tội phạm và kẻ phản quốc, đã tìm cách tiêu diệt họ có hệ thống. Bây giờ nhiều người trong số họ muốn tìm cách hội nhập, nhưng họ có lý do chính đáng để tin rằng họ sẽ bị bỏ tù hay giết chết nếu họ bị đặt dưới sự kiểm soát của các viên chức chức Lào.
Người Hmong Rừng Núi hiện nay ở Thái Lan (hầu hết là phụ nữ, trẻ em và người già) đã được chính thức công nhận là những người tị nạn, và các chính phủ khác đã tuyên bố sẵn sàng chấp nhận họ. Tháng tư vừa qua xem ra lẽ phải và lòng nhân đạo có thể áp dụng khi Bộ trưởng Ngoại giao Thái Lan thông báo rằng Thái Lan sẽ tạo điều kiện tái định cư cho 158 Người Hmong Rừng Núi được tổ chức tại Nông Kai. Tuy nhiên, một tháng sau, Lào yêu cầu họ phải được trả về và Thái Lan đã nhượng bộ... Một vài tháng trước đây, Lào đã trở thành một thành viên của hiệp ước quan trọng của Liên Hợp Quốc về nhân quyền, nhưng nhiều nhà quan sát tin rằng sự thù hận của Cộng Sản đối Người Hmong Rừng Núi rất sâu đậm và mạnh mẽ, mặc dù chính sách chính thức hiện nay, những người Hmong có thể sẽ bị đối xử tàn bạo nếu trở về Lào.
Thái Lan và Mỹ đã trả một số dịch vụ để tái định cư cho Người Hmong Rừng Núi, nhưng cả hai chính phủ trên căn bản đã đã tỏ ra nhu nhược. Họ biết rằng Người Hmong Rừng Núi là người tị nạn chính trị hợp pháp, họ biết rằng những người này đang sợ hãi trở lại Lào, họ biết rằng họ có lý do để cảm thấy như vậy, họ biết rằng những người đó và gia đình họ là đồng minh của chúng ta, và họ biết rằng hầu hết các người ở Thái Lan không gây ra mối đe dọa cho bất cứ ai. Tuy nhiên, họ sẽ không làm gì để tiến hành (việc định cư cho người Hmong). Người ta không ngạc nhiên nếu người Afghanistan chú ý đến ý nghĩa của sự cam kết mà nước Mỹ đã dành cho quân đội đồng minh cũ của họ.
Trong một câu chuyện liên quan, Vang Pao, Tướng già huyền thoại của Hmong, đã công bố một vài tuần trước rằng ông thích đi du lịch quay trở lại Lào để xem ông ta có thể làm giảm bớt căng thẳng giữa các chiến hữu cũ của ông và chính phủ hiện nay hay không. Tuy nhiên, chính phủ Lào tỏ ra coi thường ý tưởng đó bằng cách nói rằng ông ta phải thi hành án tử hình của ông ta trước”.
Trong bài “The great betrayal”, ký giả Anthony LoBaido có thuật lại lời kể của một cựu sĩ quan biệt kích Mỹ Carl Bernard rằng:
"Những người Hmong hy vọng cuộc chiến đấu của họ sẽ giúp cho chính phủ Lào đồng minh của Mỹ thắng trận và đối xử với họ như những công dân đầy đủ quyền lợi. Họ không thất bại trong vai trò của các chiến sĩ Lực Lượng Đặc Biệt nơi chiến trường. Họ chỉ thất bại vì đã tin vào khả năng thắng cuộc chiến của người Mỹ và người Mỹ giữ lời hứa”.
Ngày 18.1.2011
Lữ Giang
[*] Trong một bài tới chúng tôi sẽ nói đến vụ án Vang Pao, một vụ án mà những người Việt “chống cộng” trên đất Mỹ không thể không biết đến.Lữ Giang
© Thông Luận 2011
-Tướng Hmong Vàng Pao qua đời tại Mỹ
Tướng Vàng Pao, lãnh tụ chống cộng sản của các bộ tộc Hmong tại Đông Dương, vừa qua đời tại Mỹ, thọ 81 tuổi.
"Ông ta qua đời hôm nay ... gia đình cũng có mặt", một phát ngôn viên của Trung tâm Y tế Cộng đồng Clovis, phía nam của thành phố San Francisco 322 km, nói với AFP.Ông Vàng Pao đã vào bệnh viện trong 10 ngày trước khi qua đời hôm thứ Năm 6/1.
Thời trẻ, ông tham gia kháng chiến chống quân đội Nhật chiếm Đông Dương hồi Thế Chiến 2, và sau đó theo người Pháp chống lại quân Bắc Việt Nam vào thập niên 1950.
Nhưng vai trò được nói đến nhiều của ông Vàng Pao là quá trình thực hiện cuộc chiến bí mật do CIA tài trợ trong thời gian Chiến tranh Việt Nam.
Sự thất bại của lực lượng này khiến người người dân Hmong theo ông ta phải đi sống lưu vong.
Cựu Giám đốc cơ quan tình báo CIA của Mỹ, ông William Colby có lần gọi Tướng Vàng Pao là "người anh hùng số một của Chiến tranh Việt Nam".
Nhưng Tướng Vàng Pao cũng là nhân vật có nhiều điều tiếng dù nhiều người Hmong kính yêu ông vô cùng vì lòng kiên trì chiến đấu cho tự do của họ, chống lại sự thống trị từ bên ngoài.
Ông cũng bị cáo buộc đã có âm lưu lật đổ tại Lào.
Khi tìm đến ông Vàng Pao, người Mỹ thấy đây là một chiến binh đầy kinh nghiệm và có uy tín lớn trong bộ tộc Hmong, và có thể duy trì chiến dịch kéo dài 15 năm của họ chống lại quân Bắc Việt.
Hãng hàng không của CIA, Air America đã tiếp viện và vận chuyển Tướng Vàng Pao cùng các chiến binh của ông dọc ngang nước Lào.
Nhiệm vụ của họ là chặn phá các tuyến được tiếp liệu của Bắc Việt Nam và tham chiến nhằm tiêu hao sinh lực của phe Pathet Lào cộng sản do Hà Nội hỗ trợ.
Sống lưu vong
Sau thất bại năm 1975, ông Vàng Pao dẫn hàng nghìn người Hmong sang Hoa Kỳ, lập ra một cộng đồng di dân nay khá có vị thế.
Hiện tại vùng Central Valley, California cũng như Minneapolis và nhiều đô thị khác ở Wisconsin có sự hiện diện rõ rệt của người Hmong.
Tuy nhiên, một số đông Bấm người tỵ nạn Hmong chống lại cộng sản Việt Nam và Lào vẫn bị kẹt tại các trại ở Thái Lan.
Cuộc tranh cãi về số phận của họ, những nạn nhân cuối cùng của cuộc chiến Đông Dương vẫn còn thu hút quan tâm của dư luận quốc tế cho tới gần đây.
Năm 2007, ông Bấm Vàng Pao bị buộc tội cùng chín người khác có âm mưu dùng hỏa tiễn, tiểu liên AK-47 và thuê các tay súng nhằm lật đổ thể chế tại Lào.
Ông bị FBI tạm giữ nhưng sau đó các cáo buộc chống lại nhân vật Hmong này sau đó bị bác bỏ.
Dù được một số người coi như một 'nguyên thủ quốc gia lưu vong', lúc sang Mỹ ông chỉ làm chân bảo vệ tại một siêu thị.
--Vang Pao, Guerilla Fighter and Hmong Leader, Dead at 81 TIME- Vang, who was 81, was a key, if controversial, American ally and the symbolic father of a persecuted people
-Vang Pao, Hmong Leader, Dies at 81 - FRESNO, Calif. (AP) — Vang Pao, a revered former general in the Royal Army of Laos who led thousands of Hmong guerrillas in a CIA-backed secret army during the Vietnam War, has died. He was 81.After immigrating to the United States once the communists seized power in Laos in 1975, Vang Pao was venerated as a leader and a father figure by the large Hmong refugee populations who resettled in California's Central Valley, Minneapolis and cities throughout Wisconsin.
Xang Vang, the general's chief translator who fought by his side, said Vang Pao died Thursday night following a battle with pneumonia, which he caught while traveling in central California to preside over two Hmong New Year celebrations.
"I touched his hand, I called his name on his ear, and he opened his eyes briefly," Xang Vang said. "He had been getting better for the last few days, but last night he was getting worse and now he has left us."
The general had been hospitalized for about 10 days, Clovis Community Medical Center Michelle Von Tersch spokeswoman said.
As a teenager in World War II, Vang Pao fought the Japanese, who were attempting to take over Laos.
In the 1950s, he joined the French in the war against the North Vietnamese who were dominating Laos and later worked with the CIA to wage a covert war there.
Former CIA Chief William Colby once called Pao "the biggest hero of the Vietnam War," for the 15 years he spent heading a CIA-sponsored guerrilla army fighting against a communist takeover of the Southeast Asian peninsula.
After his guerrillas ultimately lost to communist forces, Vang Pao came to the U.S., where he was credited with brokering the resettlement of tens of thousands of Hmong, an ethnic minority from the hillsides of Laos.
"He's the last of his kind, the last of the leadership that carries that reference that everyone holds dear," said Blong Xiong, a Fresno city councilman and the first Hmong-American in California to win a city council seat. "Whether they're young or old, they hear his name, there's the respect that goes with it."
Xiong was at the hospital with a growing crowd of mourners. He said he spoke briefly with family members, who were planning a memorial service, but had no details on what caused Vang Pao's death.
Regarded by Hmong immigrants as an exiled head of state, Vang Pao made frequent appearances at Hmong cultural and religious festivals and often was asked to mediate disputes or solve problems.
In 2007, however, he was arrested and charged with other Hmong leaders in federal court with conspiracy in a plot to kill communist officials in his native country. Federal prosecutors alleged the Lao liberation movement known as Neo Hom raised millions of dollars to recruit a mercenary force and conspired to obtain weapons.
Even after his indictment, he appeared as the guest of honor at Hmong New Year celebrations in St. Paul and Fresno, where crowds of his supporters gathered to catch a glimpse of the highly decorated general as he arrived in a limousine.
The charges against Vang Pao were dropped in 2009, "after investigators completed the time-consuming process of translating more than 30,000 pages of pages of documents," then-U.S. Attorney Lawrence G. Brown said in a written statement. The government arrested the defendants before understanding all the evidence because they felt a threat was imminent, he said.
In November, a federal judge in Sacramento threw out parts of the case against 12 other defendants. They include retired U.S. Army Lt. Col. Youa True Vang and 11 members of California's Hmong community, many of whom fought for the U.S. during the Vietnam War. All 12 have pleaded not guilty since their arrests in 2007.
"Vang Pao was a great man and a true American hero. He served his country for many years in his homeland, and he continued to serve it in America," said attorney William Portanova, who represents one of the remaining Hmong defendants. "To think that these elderly men would be in a position to try to overthrow a country is, on its face, almost laughable."
Lauren Horwood, a spokeswoman for the U.S. attorney's office in Sacramento, said she had no immediate comment.
Vang Pao had been a source of controversy for several years before the case was filed.
In 2002, the city of Madison, Wis., dropped a plan to name a park in his honor after a University of Wisconsin-Madison professor cited published sources alleging that Vang Pao had ordered executions of his own followers, of enemy prisoners of war and of his political enemies.
Five years later, the Madison school board removed his name from a new elementary school named for him, after dissenters said it should not bear the name of a figure with such a violent history.
But such criticism meant little to Hmong families who looked to Vang Pao for guidance as they struggled to set up farms and businesses in the U.S. and assume a new, American identity. The general formed several nonprofits to aid the refugee communities and set up a council to mediate disputes between the 18 Hmong clans, whose president he hand-picked for decades.
"He's always been kind of the glue that held everyone together," said Lar Yang of Fresno, who featured an interview with Vang Pao last month in the Hmong business directory he publishes annually.
"He's the one that always resolved everything ... I don't think it can be filled by one person at this point. There will probably be a search for identity. There will be a lot of chaos for a little while, until things get settled."