Dương Danh Dy giới thiệu
Ngày 19 tháng 1 năm 1974, hải quân nhân dân (Trung Quốc) tiến hành đánh trả tự vệ hải quân Nam Việt Nam xâm lược quần đảo Tây Sa, đánh chìm 1 hộ vệ hạm và bắn bị thương 3 tuần dương hạm địch, làm chết và bị thương hơn 100 quân địch . Trận hải chiến lấy yếu thắng mạnh đó đã trở thành trận đánh kinh điển trong lịch sử tác chiến trên biển của quân đội ta. Ngụỵ Minh Sâm lúc đó là Phó tư lệnh căn cứ hải quân Du Lâm (Hải Nam) đã kể lại những bí mật xung quanh trận hải chiến này.
Chu Ân Lai tuyên bố: quần đảo Tây Sa xưa nay là lãnh thổ Trung Quốc
Quần đảo Tây Sa một trong bốn hải đảo lớn nhất Trung Quốc cách đảo Hải Nam hơn 200 hải lý về phía Đông Nam, là đường hàng hải nhất định phải qua, khi từ Đông Bắc Á xuống Đông Nam Ấ, địa vị chiến lược vô cùng quan trọng. Ngay từ thời Hán Vũ Đế ngưòi Trung Quốc đã khai thác quần đảo Tây Sa (?). Ngày 15 tháng 8 năm 1951, Chu Ân Lai Thủ tướng Chính Vụ viện nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã tuyên bố: quàn đảo Tây Sa xưa nay là lãnh thổ Trung Quốc.
Tháng 5 năm 1956, nhà đương cục Nam Việt Nam đề xuất quần đảo Tây Sa và Nam Sa thuộc sở hữu của họ, rồi cử quân đội xâm chiếm phi pháp. Một lần nữa Chính phủ Trung Quốc tuyên bố quần đảo Tây Sa là lãnh thổ Trung Quốc. Tháng 9 năm 1973, hơn 10 đảo, bãi như Nam Uy, Thái bình v.v. trong quần đảo Nam Sa bị đưa vào bản đồ của nhà đương cục Nam Việt Nam. Tháng 1 năm 1974, bất chấp nhiều lần cảnh cáo của Chính phủ Trung Quốc nhà đưong cục Nam Việt Nam đã cho 1 khu trục hạm và 3 hộ vệ hạm xâm nhập vùng lãnh hải Vĩnh Lạc quần đảo Tây Sa.
13 giờ ngày 15 tháng 1 quân hạm Nam Việt Nam quấy nhiễu các tàu đánh cá của ta đang sản xuất bình thường tại vùng phụ cận đảo Cam Tuyền, đồng thời pháo kích đảo Cam Tuyền có cắm quốc kỳ nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa. Ngày 16 tháng 1 hạm đội Hải Nam chỉ thị: tình hình Tây Sa khẩn cấp, điều hạm đội anh em tới đã không kịp nữa, nay cử Ngụy Minh Sâm làm chỉ huy biên đội trên biển theo chỉ thị trước đó, trong bất kỳ tình huống nào cũng không nổ súng trước, Nhưng nếu kẻ địch tấn công thì kiên quyết đánh trả tự vệ. 19 giờ 37 phút hai chiếc tàu săn tàu ngầm loại nhẹ của Trung Quốc vừa bảo dưỡng xong tiến vào vùng biển Tây Sa. Ngày 17 tháng 1 quân đội Nam Việt Nam xâm chiếm đảo Cam Tuyền và Kim Ngân.
Vừa phải tấc đất không nhưòng lại vừa không để chiến tranh mở rộng
Đêm khuya ngày 17 tháng 1 Chu Ân Lai gọi điện thoại cho Phó Cục trưởng Cục Tác chiến hỏi tỉ mỉ về Tây Sa, nói Tây Sa có thể dẫn tới chiến tranh, đó là vấn đề rất lớn cần thỉnh thị Chủ tịch Mao quyết định. 20 giờ ngày 18 tháng 1 Chu Ân Lai triệu tập hội nghi tác chiến, phương châm chung là: hành động sau nhưng kiềm chế người, tranh thủ chủ động về chính trị, vừa phải tấc đất không nhường lại vừa không để chiến tranh mở rộng
Ngụy Minh Sâm lúc đó đã tới Tây Sa, triệu tập hội nghị chuẩn bị tác chiến khẩn cấp trên chiến hạm.
Được biết, quân hạm Nam Việt Nam có tổng tải trọng khoảng 6000 tấn, trang bị 50 khẩu pháo cỡ từ 127 mm trở xuống. Phía Trung Quốc mặc dù cũng là 4 quân hạm nhưng tổng tải trọng chỉ là 1600 tấn, số lượng pháo ít hơn và cỡ nòng pháo cũng nhỏ hơn
5 giờ 40 phút ngày 19/1 một lần nữa Chu Ân Lai lại gọi điện cho Cục Tác chiến Bộ Tổng Tham mưu nói, xem ra ngày hôm nay có khả năng đánh nhau, Trung ương sau khi nghiên cứu, quyết định thành lập Tổ lãnh đạo 6 người gồm Diệp Kiếm Anh, Đặng Tiểu Bình, Vương Hồng Văn, Trương Xuân Kiều, Trần Tích Liên, Tô Chấn Hoa, do Diệp Kiếm Anh, Đặng Tiểu Bình phụ trách, thay mặt Trung ương Đảng tới Cục Tác chiến Bộ Tổng Tham mưu chỉ huy trận hải chiến Tây Sa.
Chu Ân Lai vừa đặt máy là Đặng Tiẻu Bình, Diệp Kiếm Anh v.v. đã đến ngay phòng trực ban của Cục Tác chiến. Phó Tổng Tham mưu trưởng Hướng Trọng Hoa, Phó Tư lệnh hải quân Khổng Chiếu Niên, Phó Tư lệnh Không quân Trương Tích Tuệ cũng đến. Lúc này theo đề nghị của Mao Trạch Đông, Đặng Tiểu Bình vừa mới được khôi phục công tác, ngày 5 tháng 1 năm 1974 đựoc cử làm Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương kiêm Tổng Tham mưu trưởng Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc. Đây là lần đầu tiên sau 7 năm bị đình chức ông chỉ huy một hành động quân sự trọng đại. Câu nói đầu tiên của Đặng là, hãy báo cáo tình hình một chút. Sau đó nói, trước tiên cần xác định rõ quan hệ chỉ huy, bộ đội lục, hải, không quân tham chiến do Hứa Thế Hữu, Tư lệnh quân khu Quảng Châu chỉ huy. Tiếp đó Đặng Tiểu Bình ra lệnh tác chiến bằng miệng. Sau khi các tham mưu tác chiến có ý kiến, ông sửa mấy chữ và mấy dấu câu cá biệt, hỏi những lãnh đạo khác có ý kiến khác hay không. Sau đó Đặng Tiểu Bình vung tay, nói quả đoán: “Gửi đi”. Và như vậy điện báo đã được gửi tới Quân khu Quảng Châu.
Được tin thắng trận, Đặng Tiểu Bình vứt đầu thuốc lá đã dụi nói, chúng ta đi ăn cơm thôi.
8 giờ 5 phút ngày 19/1 cuộc chiến bắt đầu, sau hơn một giờ nổ súng, trong 4 quân hạm Nam Việt Nam thì 1 chiếc bị trọng thương, hai chiếc bị nhẹ hơn một chút, lần lượt tháo chạy chỉ còn lại 1 chiếc. Chiếc này trên đưòng rút chạy bị quân hạm Trung Quốc bắn cháy rồi chìm.
14 giờ cùng ngày Cục Tác chiến nhận được tin chiến thắng. Đặng Tiểu Bình khẽ dụi điếu thuốc trên tay nói, chúng ta đi ăn cơm thôi! Trước khi rời khỏi phòng trực ban, Đặng Tiểu Bình gửi điện cho Quân khu Quảng Châu, xác định quyết tâm chiến đấu cuối cùng trong chỉ huy hải chiến Tây Sa: phát huy tác phong tốt đẹp tác chiến liên tục của quân đội ta, tiếp tục khuếch trương chiến quả, thu phục lại các đảo San Hô, Cam Tuyền, Kim Ngân đang bị quân xâm lược Nam Việt Nam chiếm đóng phi pháp.
13 giờ ngày 20/1/1974, 3 đảo nói trên được thu hồi toàn bộ, bắt đựoc 48 tù binh, trong đó có 1 sĩ quan liên lạc Mỹ. Ngày 27/2 Bộ Ngoại giao Trung Quốc ra tuyên bố thả toàn bộ tù binh. Trong trận hải chiến này, phía Trung Quốc hy sinh 18 ngưòi
DDD
*Nguồn “baoguo. org” ngay 23/7/2009, mục “Trung Quốc cộng sản tân văn”
- Mong các vị thức giả Việt Nam trong ngoài nước cho biết những điều Trung Quốc nói trên có đúng sự thực lịch sử hay không? Người giới thiệu vô cùng biết ơn