Tôi đánh bạo trình bày trước các Anh Chị một số suy nghĩ của tôi, dưới dạng một cái nhìn tổng quát, và sơ lược, về phong trào dân chủ Việt Nam. Tôi nói “đánh bạo” vì tôi không biết phương pháp phân chia các giai đoạn, đánh dấu những điểm mốc của một vận động xã hội, như thế nào. Đây chẳng qua là cái nhìn của người quan sát. Làm người tuyên truyền chắc dễ hơn. Đối diện với những hiện tượng đan xen, chồng chéo, tuy cùng nằm trên một hướng chuyển động, tôi bối rối khi gặp những dấu hiệu phân cách, thậm chí đối nghịch, bên cạnh những điểm trùng hợp, tất yếu giữa chúng ta có những nhận định khác nhau. Để tránh những tranh luận ngữ nghĩa vô bổ, tôi đóng khung khái niệm “phong trào dân chủ” được đề cập ở đây trong ý nghĩa một vận động xã hội, hoàn toàn không phải với với tư cách một tổ chức đấu tranh.
* Ngay từ khi tiếng súng ngừng nổ trên toàn cõi Việt Nam, hiện tượng bất đồng với chính quyền trung ương, một thứ bất tuân thượng lệnh, của những người cộng sản phía Nam (Nam kỳ quốc) đã bộc lộ. Lợi dụng việc xuất bản ở khu vực phía Nam còn chưa bị kiểm soát ngặt nghèo như ở “miền Bắc xã hội chủ nghĩa” đã xuất hiện những cuốn sách, những bài viết của những cán bộ “cách mạng nòi” bỗng dưng trở thành không ngoan ngoãn, như cuốn “30 năm chiến tranh nhân dân|” của Trần Văn Trà, “Viết cho Mẹ và Quốc Hội” của Nguyễn Văn Trấn, và nhiều bản văn khác của Nguyễn Hộ, Tạ Bá Tòng, Hồ Hiếu, Đỗ Trung Hiếu, Đỗ Đình Mạnh… Lệnh từ Hà Nội: phải thu hồi ngay lập tức những sản phẩm không viết theo đường lối của đảng. Đỉnh điểm của làn sóng bất tuân là sự xuất hiện không xin phép của Hội Những Người Kháng Chiến Cũ và tờ báo Truyền Thống Kháng Chiến. Từ ngoài nước, gần 800 trí thức thiên tả gửi một bức Tâm Thư. Tâm Thư này rất đáng chú ý vì nó là hồi chuông cảnh tỉnh ĐCS về nhu cầu dân chủ hoá đất nước, là tuyên ngôn của những người trong cùng một dòng cộng sản công khai đòi nhà cầm quyền Hà Nội phải xem xét lại đường lối, nếu muốn tiếp tục tồn tại.
ĐCS đã không nghe bất kỳ ai.
Theo dõi những hoạt động lần đầu tiên sau chiến tranh đề cập đến những vấn đề dân chủ ta nhận thấy đặc điểm sau: mọi phát biểu nhìn chung chỉ giới hạn trong sự lên án những hiện tượng bất cập riêng rẽ, đòi nhà cầm quyền phải dân chủ hoá (chữ dùng thông thường là “mở rộng dân chủ”) trong đảng cộng sản và ngoài xã hội để sửa chữa cách mạng, để canh tân đảng trong tình hình mới, chứ chưa thoát ra khỏi khuôn khổ sự thừa nhận tính chính thống của chủ nghĩa Mác-Lenin, thừa nhận sự lãnh đạo độc tôn của ĐCSVN.
Như một nghịch lý, cuộc công kích của những người cộng sản vào chính quyền của họ là bước đầu tiên, nhưng rất có ý nghĩa, chính nó đã làm nên nền móng cho cuộc vận động dân chủ sau này. Nó tạo ra lỗ thủng lớn không thể hàn vá của con tàu toàn trị đang mất phương hướng. Sau sự kiện “Nhóm Xét Lại Chống Đảng” vào thập niên 60 bị trấn áp tàn bạo, giờ số những người cộng sản công khai lên tiếng chỉ trích chính quyền do chính họ xây dựng đã đông lên rất nhiều. Nó chứng minh cho nhân dân thấy giữa ý muốn toàn trị và sự thực hiện nó, ĐCS không phải có đủ sức mạnh để muốn làm gì thì làm. Chưa bao giờ có một người cộng sản ở hàng ngũ lãnh đạo (Nam Bộ) tuyên bố công khai rằng những quyền dân chủ trong chế độ thuộc địa của Pháp còn lớn hơn rất nhiều so với chế độ xã hội chủ nghĩa “dân chủ gấp triệu lần chế độ tư bản” (Nguyễn Văn Trấn, “Viết cho Mẹ và Quốc Hội”).
Đó là tấn bi kịch của những người cộng sản yêu nước, tưởng mình đi làm cách mạng để được sống trong dân chủ và tự do, thay vào đó lại được xiềng xích. Tấn bi kịch còn tồn tại cho đến hôm nay, làm ra một bộ phận phản kháng trong phong trào dân chủ. Bộ phận này không lớn, nhưng tác dụng của nó lại rất lớn, bởi nó nằm ngay trong lòng đảng cầm quyền. ĐCS không dễ đối phó với bộ phận này, vì nó bao gồm rất nhiều phần tử rất khác nhau, từ những người còn rất mực trung thành với đảng cộng sản muốn phê phán đảng để “cứu đảng”, đến những người dứt khoát từ bỏ nó. Sự hiện diện của bộ phận này kích thích những người còn rụt rè bởi nỗi sợ hãi cố hữu do đảng gieo cấy nhiều năm, lôi cuốn họ vào hàng ngũ những người tranh đấu cho một Việt Nam tự do trong tương lai.
Nếu như trong giai đoạn đầu của cuộc đấu tranh cho dân chủ, đảng cộng sản thường, và dễ dàng, vu cho những người có quan điểm đối kháng là những “phần tử bất mãn”, những kẻ có “đầu óc công thần”, thì nay đảng phải đối mặt với cả những người còn nằm ngay trong bộ máy cầm quyền nhưng bất đồng với đường lối của đảng. Sự xuất hiện của Trần Độ, người từ khi còn là phó chủ tịch Quốc Hội, Trưởng Ban Văn Hóa Văn Nghệ của Trung ương Đảng, với những phát biểu thẳng thắn trong sự xét duyệt lại đường lối của đảng cũng như sai lầm của bản thân, kêu gọi một sự nhìn lại toàn bộ niềm tin cộng sản trong nhiều năm, là một đòn cực đau cho chế độ. Khi ông nói về chế độ kiểm duyệt “Nhân dân đủ khôn ngoan để chọn món ăn tinh thần cho mình, không cần ai chọn hộ”, về thực chất ông phủ định sự lãnh đạo “vô cùng sáng suốt và duy nhất đúng đắn” của đảng. Sự việc bộ máy tuyên truyền cộng sản phải đổ cho ông tội “trai gái” để chống đỡ những luận điểm của ông là một sự kiện tức cười, không cần bình luận. Phong trào dân chủ Việt Nam dần lớn lên với sự tham gia của những gương mặt tiêu biểu: Hoàng Minh Chính, Trần Độ, Hà Sĩ Phu, Nguyễn Đan Quế, Đoàn Viết Hoạt, Phạm Quế Dương, Bùi Minh Quốc, Nguyễn Thanh Giang, Trần Khuê, Hoàng Tiến, Tiêu Dao Bảo Cự, Mai Thái Lĩnh, Dương Thu Hương, Đỗ Việt Sơn, Lê Giản, Lữ Phương, Ngô Yên, Nguyễn Thế Đàm, Trần Anh Kim, Phạm Ngọc Uyển, Vũ Cao Quận, Tú Sót… Nhiều người trẻ vào cuộc: Phạm Hồng Sơn, Nguyễn Vũ Bình, Nguyễn Khắc Toàn, Tuệ Minh, Lê Chí Quang, Vũ Thúy Hà, Bùi Thị Kim Ngân…Các bậc chức sắc các tôn giáo nổi tiếng trong đấu tranh cho tự do tôn giáo cũng sát cánh cùng những nhà dân chủ: Thích Huyền Quang, Thích Quảng Độ, Thích Tuệ Sỹ, Thích Thiện Minh, Thích Không Tánh, Nguyễn Văn Lý, Phan Văn Lợi, Nguyễn Hữu Giải, Lê Quang Liêm, Nguyễn Hồng Quang, Nguyễn Công Chính… Hình thành một mặt trận đoàn kết những người đấu tranh cho dân chủ không phân biệt quá khứ.
Xu hướng dân chủ lan rộng dần, kéo theo những nạn nhân và cả những người bất bình với nạn tham nhũng, cửa quyền, với những hành động cướp bóc trắng trợn đất dai của nông dân. Những người bị oan ức tìm thấy ở phong trào dân chủ ánh sáng của lối thoát.
Để đối phó, ĐCS đã tạo ra những bằng cớ giả tạo, ngô nghê đến tức cười để bắt một số vào tù (vụ “lộ bí mật nhà nước” với bức thư của Võ Văn Kiệt gửi Bộ Chính trị, bỏ tù Lê Hồng Hà và Hà Sĩ Phu), số khác thì cho tù tại gia bằng Quyết định 31/CP của chính ông thủ tướng luôn tỏ ra tiến bộ ngoài miệng này.
Đặc điểm của giai đoạn này là:
1/ Số người bất ngờ tham gia đấu tranh cho dân chủ thêm đông đảo;
2/ Sự xuất hiện những tài liệu lý thuyết chứng minh tính chất sai lầm, phản khoa học của quốc giáo “mác xít – lê-nin-nít”, về tai hoạ của quyền lực độc tôn trong việc quản trị đất nước;
3/ Sự phát triển Internet đóng góp đắc lực vào việc quảng bá những tư tưởng dân chủ và liên kết các lực lượng dân chủ trong nước và ngoài nước.
Sự xuất hiện những tài liệu lý thuyết đề cập thẳng thắn đến hai cách quản trị đất nước: dân chủ và độc tài là một bước tiến. Không phải một bước tiến chung chung, mà một bước tiến lớn. Bước tiến này đã manh nha từ bài viết “Dắt tay nhau đi dưới tấm bảng chỉ đường của Trí tuệ” của Hà Sĩ Phu từ năm 1988, nhưng nở rộ vào giai đoạn này, cũng với những tiểu luận khác rất xúc tích của Hà Sĩ Phu, những tiểu luận của Trần Độ, Lê Hồng Hà, Nguyễn Thanh Giang, Trần Khuê… Không thể không kể đến những phát biểu lý thuyết đụng chạm đến đề tài dân chủ (tuy còn rụt rè, tránh né) của một số cán bộ tại chức như Lê Đăng Doanh, Phan Đình Diệu, Trần Văn Hà…
Tuy nhiên, sau hai cuộc chiến tranh kéo dài, người dân bận bịu công việc phục hồi đời sống cá nhân trong hoà bình đã không quan tâm bao nhiêu đến cuộc vận động dân chủ hoá xã hội; người ta coi nó chỉ là cuộc đấu tranh của bộ phận trí thức xã hội chủ nghĩa và những người bất bình trước sự xuống cấp về mọi mặt xã hội, đặc biệt về mặt đạo đức, và sự tụt hậu của đất nước. Biết thì nhân dân biết cả đấy, biết độc tài là xấu đấy, là khó chịu đấy, chán nó đến tận cổ rồi đấy, mà người ta cứ ì ra, mặc nhiên thừa nhận nguyên trạng xã hội, không muốn tham gia vào việc thay đổi nó. Phải thừa nhận thực tế này để không tự ru ngủ mình rằng đã hình thành rồi, đã có rồi, nay mai một cơn lũ dân chủ sẽ quét sạch đất nước khỏi chế độ độc tài.
Trong sự nở rộ những tổ chức dân chủ có mặt ưu và mặt khuyết. Nhu cầu có tổ chức để tập hợp lực lượng là nhu cầu tự thân, là việc tự nhiên. Đó là điều không tránh khỏi. Nhưng sự bung ra khá loạn xạ cho ta thấy chỗ yếu của phong trào dân chủ. Những người tiên phong đứng ra lập tổ chức một cách hối hả tất nhiên biết trước những tổ chức như thế không có bao nhiêu giá trị thực tế, nhưng họ vẫn làm, như thể không làm thì không kịp. Có tổ chức chỉ lèo tèo vài người, không đủ cho một ban thường vụ, chưa nói gì đến một ban chấp hành. Có tổ chức vừa tuyên bố thành lập buổi sáng thì buổi chiều đã tuyên bố giải tán. Có Hội (như “Hội dân oan”) vừa mới tuyên bố thành lập đã bị mũi dùi công kích từ những người và những tổ chức dân chủ bạn. Có đảng thành lập không có cả cương lĩnh lẫn điều lệ, ai muốn vào thì vào, chỉ cần tự làm lấy một cái thẻ đảng viên rồi tự nhận mình là đảng viên là xong. Những tổ chức như thế trong thực tế chỉ có tác dụng phô trương, tuyên truyền, chúng có rất ít tác dụng thực tế, số ít đồng bàochỉ biết đến các tổ chức ấy qua những tuyên ngôn phát tán trên mạng Internet và số truyền đơn vừa rải đã bị thu ngay. Chưa kể đến có tổ chức được lập ra chỉ nhằm xin tiền của những người Việt ủng hộ dân chủ ở nước ngoài. Tôi buồn rầu phải nói ra điều này, nhưng nó có thật. Trong một e-mail, tổ chức này yêu cầu một nhóm hải ngoại cung cấp cho họ “1.000USD/tháng để chúng tôi có tiền đổ xăng và khi hội họp có chút bia bọt(!)”
Một đặc điểm nổi bật trong thời kỳ này là song song với tuyên bố đấu tranh phi bạo lực đã có sự sử dụng rất nhiều từ ngữ bạo hành trong các văn bản. Các tổ chức đua nhau đòi “lật đổ, giải thể, xoá bỏ chế độ cộng sản” với những từ ngữ rất gần với từ ngữ của các văn bản “chống cộng” ở hải ngoại. Điều này gây ra phản cảm trong quần chúng, trong một đất nước mà chính quyền cộng sản đã tồn tại trên nửa thế kỷ, không gia đình nào là không có đảng viên, đoàn viên cộng sản, hoặc viên chức trong chính quyền cộng sản. Cách thức tuyên truyền như thế không có lợi, mà có hại. Thay vì kéo quần chúng gần lại với mình, một số tổ chức đẩy người ta ra xa. Đã có những người rút lui khỏi tổ chức chỉ vì những từ ngữ bạo hành ấy. Đây cũng là một sự thật cay đắng.
Cùng với việc mở rộng hàng ngũ, sự nghi ngờ lẫn nhau cũng nảy ra. Luôn có những tin đồn lan truyền rằng anh A hay chị B là do CA cài vào, cần phải thận trọng trong liên lạc. Những chứng cứ cho việc ấy thì lại không rõ ràng, gây nên hoang mang. Chuyện tương tự đã xảy ra trước đây với Nguyễn Khắc Toàn. Chi sau khi được thấy thái độ bất khuất của anh tại tòa án, rồi anh bị giam lâu, tin đồn về NKT là người của CA cài mới hết. Có trường hợp người không được nhận vào tổ chức này, bèn đến với tổ chức kia và được nhận ngay, khiến cho một số nhân vật đứng đầu các tổ chức không vui với nhau, gây nên tình trạng “thập nhị sứ quân”. Đã từng có mâu thuẫn lớn, khó có thể hoà giải giữa Nguyễn Văn Lý và Đỗ Nam Hải, và kết quả không phải là sự nhích lại gần nhau, mà sự ra đời của Liên minh Dân chủ Nhân quyền Việt Nam(!) Cuộc công kích của Nguyễn Khắc Toàn nhằm vào Trần Khải Thanh Thủy là cuộc công kích không khoan nhượng, kể cả khi Trần Khải Thanh Thủy đã vào tù.
Bên cạnh những khiếm khuyết ấy, mặt tốt mà các tổ chức mới mọc ra đã làm được là chứng minh cho nhân dân thấy chính quyền này là một ung nhọt của đất nước. Nó cũng chẳng phải là một “nguyên khối vững chắc không gì lay chuyển”, mà là một tập hợp rã rời những phần tử buộc phải kết đoàn để bảo vệ nó, nhân danh chức quyền và lợi lộc, dù trong lòng không còn tin ở tính chính danh mà nó hằng khoe rằng có. Nó bối rối trước hiện tượng chống đối chưa từng có trong quá trình tồn tại của nó. Đó chính là mầm mống của sự tan rã.
Một mặt tốt nữa là: qua những phút say sưa thấy lực lượng mình lớn mạnh, có nhiều người dân chủ đã tỉnh ra để không kỳ vọng ở sự lớn lên của một lực lượng dân chủ đủ mạnh để ngang ngửa so găng với đối thủ trong tay có sẵn một bộ máy đàn áp khổng lồ. Họ hiểu được rằng chính quyền ấy sẽ mất đi bởi những bệnh tật không có thuốc chữa ở chính trong lòng nó, bởi cuộc đấu tranh kiên trì vì các quyền dân chủ của các lực lượng được quần chúng tỉnh ngộ ủng hộ. Một cú hích của lịch sử đến từ bên trong hay bên ngoài sẽ bất ngờ làm thay đổi cục diện. Liên Xô, một cường quốc, một đế chế hùng mạnh, đã sụp đổ trong một ngày. Nếu như Yanaev không làm cuộc đảo chính Gorbatchev chưa chắc gì sự sụp đổ ấy đã xảy ra vào tháng 8 năm 1991. Và Eltsin, người đứng đầu cuộc giành chính quyền về tay nhân dân, rất ghét Gorbatchev, đã thành công với khẩu hiệu “Bảo vệ Tổng thống hợp hiến của chúng ta (tức Gorbatchev). Tưởng cũng nên nhắc lại rằng trong buổi sáng của ngày 19.8 lịch sử đó số người ủng hộ Eltsin tụ tập trong đại sảnh Nhà Trắng Moskva chỉ có vẻn vẹn 300 người. Và đàng sau 300 người ấy không có một tổ chức dân chủ nào.
Cuộc trấn áp lần này gây ra một tổn thất rất lớn cho phong trào dân chủ. Nguyễn Văn Lý, Nguyễn Phong, Lê Nguyên Sang, Huỳnh Nguyên Đạo, Nguyễn Bắc Truyển, Nguyễn Bình Thành, Hoàng Thị Anh Đào, Lê Thị Lệ Hằng, Nguyễn Tấn Hoành, Đoàn Văn Diên, Đoàn Huy Chương, Lê Văn Sỹ, Nguyễn Thị Tuyết, Lê Bá Triết, Nguyễn Tuấn, Trần Quốc Hiền, Nguyễn Thị Thuỳ Trang, Lê Quốc Quân, Trương Quốc Huy, Hồ Thị Bích Khương, Nguyễn Văn Đài, Lê Thị Công Nhân…, người thì bị xử tù, người thì chờ ra tòa. Theo một nguồn tin từ Bộ CA, thì đợt đàn áp này chủ yếu nhằm vào những người của các đảng phái và hội chống nhà nước, không nhằm vào những cá nhân có quan điểm bất đồng, nếu nhằm vào cả những người này thì bắt không xuể. Có thể đó chỉ là một cách giải thích. Nó không mấy thuyết phục. Người ta có thể đặt vấn đề: tại sao những người như Hoàng Minh Chính, Trần Khuê, Trần Anh Kim, Phan Văn Lợi, Nguyễn Khắc Toàn, Đỗ Nam Hải… cũng thuộc Đảng Dân chủ XXI, hoặc Khối 8406, lại không (hoặc chưa) bị bắt? Tất nhiên, nhà cầm quyền có đối sách khác nhau với từng người riêng rẽ (thí dụ, bắt Hoàng Minh Chính đang trên giường bệnh thì lợi bất cập hại, dù sao thì Hoàng Minh Chính cũng là một nhà cách mạng lão thành dày công hãn mã, với Trần Khuê thì chỉ cần đọc lệnh khởi tố với nội dung hệt như lệnh khởi tố Nguyễn Văn Lý, coi như đã có một cái án để đấy, Đỗ Nam Hải thì dùng gia đình quản chế giúp nhà nước là đủ…). Việc áp dụng đối sách không đồng đều với những phần tử thuộc đối phương là truyền thống của ĐCS. Nó tạo ra sự nghi ngờ lẫn nhau trong hàng ngũ phong trào dân chủ.
Dư luận quốc tế lần này lên án khá nặng nề hành động trấn áp, nhưng xem chừng Hà Nội không chịu lùi bước.
Chúng ta hãy chờ xem.
Cuộc trấn áp đã phát huy tác dụng răn đe và đẩy lùi phong trào dân chủ. Một số người trước hăng hái nay trở về ở ẩn trong cuộc sống thường nhật, cố tỏ cho chính quyền thấy họ tự nguyện xa rời mọi hoạt động chính trị. Có người trước tưởng tiến bộ nay bỗng xưng xưng lên án những bạn đường hôm trước, như thể những người này bị trấn áp là phải, vì đã có những hành động quá trớn. Một số người bị truy nã bỏ chạy ra nước ngoài.
Những tư tưởng dân chủ một khi đã đi vào quần chúng (cho dù chưa được nhiều lắm) sẽ ở lại trong đó, không thể bứng đi được. Số người ủng hộ phong trào dân chủ chắc chắn rồi sẽ tăng lên, song hành với quốc nạn tham nhũng không thể sửa chữa, với những chính sách sai lầm về đất đai ngày một phát huy tác hại trong xây dựng công nghiệp và đô thị, với đường lối bảo vệ đầu tư bất chấp quyền lợi của người lao động. Qua đợt khủng bố trắng này phong trào dân chủ sẽ rút được những kinh nghiệm cần phải rút để tiến lên.
Trong xu thế dân chủ toàn cầu, quốc gia Việt Nam cộng sản không thể đứng riêng rẽ một mình. Bằng cách này hay cách khác, nó phải nhích dần về phía trước, mà phía trước ấy chẳng phải cái gì khác, ngoài thể chế dân chủ. Con đường của chính quyền lựa chọn là phải thích ứng với tình thế mới. Bằng cách ban phát nhỏ giọt các quyền dân chủ, người ta câu giờ để kiếm chác, kiếm được nhiều chừng nào hay chừng ấy. Con đường của những người dân chủ là tiếp tục đấu tranh để đẩy mạnh tiến trình dân chủ hoá đất nước. Sự đàn áp chưa kết thúc và chẳng bao giờ kết thúc chừng nào chính quyền chuyên chế còn tồn tại. Và sự tồn tại của phong trào dân chủ không kết thúc cùng với đàn áp. Nó sẽ phát triển, với những cách làm khác, sinh động hơn, uyển chuyển hơn, do tình thế mách bảo.
Vũ Thư Hiên
Trích Tuyển Tập Dân Chủ I
1. Sự bùng nổ tấn bi kịch trong lòng chế độ cộng sản (1975-1992) – đột phá khẩu của cuộc đấu tranh cho dân chủ
* Sau khi Sài Gòn thất thủ, thỉnh thoảng vẫn còn những đụng độ lẻ tẻ xảy ra ở Nam Trung Bộ (khu vực Tây Nguyên), ở biên giới Việt-Miên, những mưu toan khuấy động, phá rối, hoặc võ trang đề kháng (mưu toan nổ bom ở quảng trường Hồ Con Rùa, vụ nổi dậy như ở giáo xứ Vinh Sơn), cộng với những hoạt động đảng phái ngây ngô, được biết đến qua những bài báo, hoặc những tác phẩm văn học trinh thám ca ngợi chiến công của các trinh sát viên CA. Những hoạt động này gắn liền với niềm tin vô vọng vào việc khôi phục một quyền lực đã mất, và chỉ có thế, cho nên tôi không đặt nó vào trong sự xem xét phong trào dân chủ Việt Nam. Những cuộc chiến đấu đơn độc này chấm dứt vào năm 1992, nhường chỗ cho cuộc đấu tranh phi bạo lực vì tự do và dân chủ.* Ngay từ khi tiếng súng ngừng nổ trên toàn cõi Việt Nam, hiện tượng bất đồng với chính quyền trung ương, một thứ bất tuân thượng lệnh, của những người cộng sản phía Nam (Nam kỳ quốc) đã bộc lộ. Lợi dụng việc xuất bản ở khu vực phía Nam còn chưa bị kiểm soát ngặt nghèo như ở “miền Bắc xã hội chủ nghĩa” đã xuất hiện những cuốn sách, những bài viết của những cán bộ “cách mạng nòi” bỗng dưng trở thành không ngoan ngoãn, như cuốn “30 năm chiến tranh nhân dân|” của Trần Văn Trà, “Viết cho Mẹ và Quốc Hội” của Nguyễn Văn Trấn, và nhiều bản văn khác của Nguyễn Hộ, Tạ Bá Tòng, Hồ Hiếu, Đỗ Trung Hiếu, Đỗ Đình Mạnh… Lệnh từ Hà Nội: phải thu hồi ngay lập tức những sản phẩm không viết theo đường lối của đảng. Đỉnh điểm của làn sóng bất tuân là sự xuất hiện không xin phép của Hội Những Người Kháng Chiến Cũ và tờ báo Truyền Thống Kháng Chiến. Từ ngoài nước, gần 800 trí thức thiên tả gửi một bức Tâm Thư. Tâm Thư này rất đáng chú ý vì nó là hồi chuông cảnh tỉnh ĐCS về nhu cầu dân chủ hoá đất nước, là tuyên ngôn của những người trong cùng một dòng cộng sản công khai đòi nhà cầm quyền Hà Nội phải xem xét lại đường lối, nếu muốn tiếp tục tồn tại.
ĐCS đã không nghe bất kỳ ai.
Theo dõi những hoạt động lần đầu tiên sau chiến tranh đề cập đến những vấn đề dân chủ ta nhận thấy đặc điểm sau: mọi phát biểu nhìn chung chỉ giới hạn trong sự lên án những hiện tượng bất cập riêng rẽ, đòi nhà cầm quyền phải dân chủ hoá (chữ dùng thông thường là “mở rộng dân chủ”) trong đảng cộng sản và ngoài xã hội để sửa chữa cách mạng, để canh tân đảng trong tình hình mới, chứ chưa thoát ra khỏi khuôn khổ sự thừa nhận tính chính thống của chủ nghĩa Mác-Lenin, thừa nhận sự lãnh đạo độc tôn của ĐCSVN.
Như một nghịch lý, cuộc công kích của những người cộng sản vào chính quyền của họ là bước đầu tiên, nhưng rất có ý nghĩa, chính nó đã làm nên nền móng cho cuộc vận động dân chủ sau này. Nó tạo ra lỗ thủng lớn không thể hàn vá của con tàu toàn trị đang mất phương hướng. Sau sự kiện “Nhóm Xét Lại Chống Đảng” vào thập niên 60 bị trấn áp tàn bạo, giờ số những người cộng sản công khai lên tiếng chỉ trích chính quyền do chính họ xây dựng đã đông lên rất nhiều. Nó chứng minh cho nhân dân thấy giữa ý muốn toàn trị và sự thực hiện nó, ĐCS không phải có đủ sức mạnh để muốn làm gì thì làm. Chưa bao giờ có một người cộng sản ở hàng ngũ lãnh đạo (Nam Bộ) tuyên bố công khai rằng những quyền dân chủ trong chế độ thuộc địa của Pháp còn lớn hơn rất nhiều so với chế độ xã hội chủ nghĩa “dân chủ gấp triệu lần chế độ tư bản” (Nguyễn Văn Trấn, “Viết cho Mẹ và Quốc Hội”).
Đó là tấn bi kịch của những người cộng sản yêu nước, tưởng mình đi làm cách mạng để được sống trong dân chủ và tự do, thay vào đó lại được xiềng xích. Tấn bi kịch còn tồn tại cho đến hôm nay, làm ra một bộ phận phản kháng trong phong trào dân chủ. Bộ phận này không lớn, nhưng tác dụng của nó lại rất lớn, bởi nó nằm ngay trong lòng đảng cầm quyền. ĐCS không dễ đối phó với bộ phận này, vì nó bao gồm rất nhiều phần tử rất khác nhau, từ những người còn rất mực trung thành với đảng cộng sản muốn phê phán đảng để “cứu đảng”, đến những người dứt khoát từ bỏ nó. Sự hiện diện của bộ phận này kích thích những người còn rụt rè bởi nỗi sợ hãi cố hữu do đảng gieo cấy nhiều năm, lôi cuốn họ vào hàng ngũ những người tranh đấu cho một Việt Nam tự do trong tương lai.
2. Từ suối thành sông (1992-2005)
Giai đoạn tiếp theo là sự mở rộng và phát triển ôn hoà của phong trào dân chủ Việt Nam. Nó gắn liền với sự sụp đổ dây chuyền domino của hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa, kết thúc bằng sự cáo chung của nhà nước cộng sản đầu tiên trên thế giới, thành trì của phong trào cộng sản quốc tế (8.1991). Niềm tin vào chủ nghĩa Mác “bách chiến bách thắng” rã rời. Nhân dân chờ đợi sự sụp đổ tiếp theo ở Trung Quốc và Việt Nam, nhưng điều đó đã không xảy ra.Để tự cứu, nhà cầm quyền bị thực tế thúc bách phải cải tổ, phải xoá bỏ nền kinh tế kế hoạch hoá, trước tiên ở lĩnh vực nông nghiệp, “cởi trói” cho kinh tế tư nhân, mở cửa mời gọi đầu tư nước ngoài. Những người nắm quyền lực ở mọi tầng hối hả kiếm tiền bằng mọi giá, khuyến khích các lực lượng bảo vệ chính quyền chuyên chế bằng lợi ích vật chất, bằng danh vọng, cho phép đảng viên làm kinh tế tư nhân… Hệ thống quyền lực toàn trị nhanh chóng biến thành quyền lực phe nhóm. Bám vào hồi quang của quá khứ đấu tranh giải phóng dân tộc, là điều có thật, các phe nhóm trong ĐCS ra sức tạo dựng một triều đình phong kiến hiện đại với lời lẽ lừa bịp rằng họ được lịch sử lựa chọn để cai trị, rằng chỉ có họ mới có khả năng giữ đất nước không sa vào hỗn loạn.Nếu như trong giai đoạn đầu của cuộc đấu tranh cho dân chủ, đảng cộng sản thường, và dễ dàng, vu cho những người có quan điểm đối kháng là những “phần tử bất mãn”, những kẻ có “đầu óc công thần”, thì nay đảng phải đối mặt với cả những người còn nằm ngay trong bộ máy cầm quyền nhưng bất đồng với đường lối của đảng. Sự xuất hiện của Trần Độ, người từ khi còn là phó chủ tịch Quốc Hội, Trưởng Ban Văn Hóa Văn Nghệ của Trung ương Đảng, với những phát biểu thẳng thắn trong sự xét duyệt lại đường lối của đảng cũng như sai lầm của bản thân, kêu gọi một sự nhìn lại toàn bộ niềm tin cộng sản trong nhiều năm, là một đòn cực đau cho chế độ. Khi ông nói về chế độ kiểm duyệt “Nhân dân đủ khôn ngoan để chọn món ăn tinh thần cho mình, không cần ai chọn hộ”, về thực chất ông phủ định sự lãnh đạo “vô cùng sáng suốt và duy nhất đúng đắn” của đảng. Sự việc bộ máy tuyên truyền cộng sản phải đổ cho ông tội “trai gái” để chống đỡ những luận điểm của ông là một sự kiện tức cười, không cần bình luận. Phong trào dân chủ Việt Nam dần lớn lên với sự tham gia của những gương mặt tiêu biểu: Hoàng Minh Chính, Trần Độ, Hà Sĩ Phu, Nguyễn Đan Quế, Đoàn Viết Hoạt, Phạm Quế Dương, Bùi Minh Quốc, Nguyễn Thanh Giang, Trần Khuê, Hoàng Tiến, Tiêu Dao Bảo Cự, Mai Thái Lĩnh, Dương Thu Hương, Đỗ Việt Sơn, Lê Giản, Lữ Phương, Ngô Yên, Nguyễn Thế Đàm, Trần Anh Kim, Phạm Ngọc Uyển, Vũ Cao Quận, Tú Sót… Nhiều người trẻ vào cuộc: Phạm Hồng Sơn, Nguyễn Vũ Bình, Nguyễn Khắc Toàn, Tuệ Minh, Lê Chí Quang, Vũ Thúy Hà, Bùi Thị Kim Ngân…Các bậc chức sắc các tôn giáo nổi tiếng trong đấu tranh cho tự do tôn giáo cũng sát cánh cùng những nhà dân chủ: Thích Huyền Quang, Thích Quảng Độ, Thích Tuệ Sỹ, Thích Thiện Minh, Thích Không Tánh, Nguyễn Văn Lý, Phan Văn Lợi, Nguyễn Hữu Giải, Lê Quang Liêm, Nguyễn Hồng Quang, Nguyễn Công Chính… Hình thành một mặt trận đoàn kết những người đấu tranh cho dân chủ không phân biệt quá khứ.
Xu hướng dân chủ lan rộng dần, kéo theo những nạn nhân và cả những người bất bình với nạn tham nhũng, cửa quyền, với những hành động cướp bóc trắng trợn đất dai của nông dân. Những người bị oan ức tìm thấy ở phong trào dân chủ ánh sáng của lối thoát.
Để đối phó, ĐCS đã tạo ra những bằng cớ giả tạo, ngô nghê đến tức cười để bắt một số vào tù (vụ “lộ bí mật nhà nước” với bức thư của Võ Văn Kiệt gửi Bộ Chính trị, bỏ tù Lê Hồng Hà và Hà Sĩ Phu), số khác thì cho tù tại gia bằng Quyết định 31/CP của chính ông thủ tướng luôn tỏ ra tiến bộ ngoài miệng này.
Đặc điểm của giai đoạn này là:
1/ Số người bất ngờ tham gia đấu tranh cho dân chủ thêm đông đảo;
2/ Sự xuất hiện những tài liệu lý thuyết chứng minh tính chất sai lầm, phản khoa học của quốc giáo “mác xít – lê-nin-nít”, về tai hoạ của quyền lực độc tôn trong việc quản trị đất nước;
3/ Sự phát triển Internet đóng góp đắc lực vào việc quảng bá những tư tưởng dân chủ và liên kết các lực lượng dân chủ trong nước và ngoài nước.
Sự xuất hiện những tài liệu lý thuyết đề cập thẳng thắn đến hai cách quản trị đất nước: dân chủ và độc tài là một bước tiến. Không phải một bước tiến chung chung, mà một bước tiến lớn. Bước tiến này đã manh nha từ bài viết “Dắt tay nhau đi dưới tấm bảng chỉ đường của Trí tuệ” của Hà Sĩ Phu từ năm 1988, nhưng nở rộ vào giai đoạn này, cũng với những tiểu luận khác rất xúc tích của Hà Sĩ Phu, những tiểu luận của Trần Độ, Lê Hồng Hà, Nguyễn Thanh Giang, Trần Khuê… Không thể không kể đến những phát biểu lý thuyết đụng chạm đến đề tài dân chủ (tuy còn rụt rè, tránh né) của một số cán bộ tại chức như Lê Đăng Doanh, Phan Đình Diệu, Trần Văn Hà…
Tuy nhiên, sau hai cuộc chiến tranh kéo dài, người dân bận bịu công việc phục hồi đời sống cá nhân trong hoà bình đã không quan tâm bao nhiêu đến cuộc vận động dân chủ hoá xã hội; người ta coi nó chỉ là cuộc đấu tranh của bộ phận trí thức xã hội chủ nghĩa và những người bất bình trước sự xuống cấp về mọi mặt xã hội, đặc biệt về mặt đạo đức, và sự tụt hậu của đất nước. Biết thì nhân dân biết cả đấy, biết độc tài là xấu đấy, là khó chịu đấy, chán nó đến tận cổ rồi đấy, mà người ta cứ ì ra, mặc nhiên thừa nhận nguyên trạng xã hội, không muốn tham gia vào việc thay đổi nó. Phải thừa nhận thực tế này để không tự ru ngủ mình rằng đã hình thành rồi, đã có rồi, nay mai một cơn lũ dân chủ sẽ quét sạch đất nước khỏi chế độ độc tài.
3. Tổ chức để tập hợp và mở rộng lực lượng (2005-2006)
Giai đoạn này có đặc điểm nổi bật là sự hình thành nhanh chóng, với số nhiều, các tổ chức dân chủ. Ngày 1.1.2005 Đảng Dân chủ Nhân dân tuyên bố thành lập. Rồi Đảng Dân chủ (nay đổi tên là Đảng Dân chủ XXI) tuyên bố phục hoạt ngày 1.6.2006. Tiếp đến là Đảng Thăng Tiến Việt Nam ra đời ngày 6.9.2006, rồi Hiệp hội Đoàn kết Công Nông, Công đoàn Độc lập (20.10.2006), Hội Ái hữu Tù nhân Chính trị (20.11.2006), Hội Dân oan (9.12.2006) vv… Còn nhiều tổ chức khác nữa không thể kể hết. Đỉnh điểm của việc xuất hiện các tổ chức đối lập là sự ra đời của Bản Tuyên ngôn tự do dân chủ 08.04.2006 và sau đó là tổ chức mang tên Khối 8406. Những người ký tên tham gia đầu tiên phần lớn là người Thiên Chúa giáo ở Trung bộ (có thể thấy ở đây ảnh hưởng cá nhân của linh mục Nguyễn Văn Lý), nhưng con số đó mau chóng tăng lên tới 1951 người (con số 2006), không kể trên 3000 người ở nước ngoài (Wikipedia VN). Cùng với việc ra đời của các tổ chức, rất nhiều gương mặt mới xuất hiện trong phong trào dân chủ: Đỗ Nam Hải, Lê Nguyên Sang, Huỳnh Nguyên Đạo, Nguyễn Bắc Truyển, Nguyễn Chính Kết, Nguyễn Xuân Nghĩa, Lê Trí Tuệ, Nguyễn Văn Đài, Lê Thị Công Nhân, Nguyễn Phương Anh, Nguyễn Phong, Nguyễn Bình Thành, Lê Thị Lệ Hằng, Hoàng Thị Anh Đào, Nguyễn Tấn Hoành, Trương Quốc Tuấn, Bạch Ngọc Dương, Trần Văn Hoà, Dương Thị Xuân, Trần Thị Lê Hồng, Đoàn Huy Chương, Đoàn Văn Diên, Lê Văn Sỹ, Du Lam, Trần Mạnh Hảo, Nguyễn Thị Tuyết, Lê Bá Triết, Nguyễn Tuấn, Nguyễn Thế Đàm, Trần Khải Thanh Thủy, Nguyễn Thị Thuỳ Trang, Lê Quốc Quân, Trương Quốc Huy, Hồng Trung, Vũ Thanh Phương, Vi Đức Hồi, Bùi Kim Thành, Hồ Thị Bích Khương vv… Ấy là chưa kể những người hoạt động trong vòng bí mật, những tu sĩ, mà cuộc đấu tranh cho tự do tôn giáo của họ có góp phần lớn lên của phong trào dân chủ. Có những người chỉ được chúng ta biết đến sau khi họ bị bắt giam, bị xử án, hoặc bị truy nã phải chạy trốn.Trong sự nở rộ những tổ chức dân chủ có mặt ưu và mặt khuyết. Nhu cầu có tổ chức để tập hợp lực lượng là nhu cầu tự thân, là việc tự nhiên. Đó là điều không tránh khỏi. Nhưng sự bung ra khá loạn xạ cho ta thấy chỗ yếu của phong trào dân chủ. Những người tiên phong đứng ra lập tổ chức một cách hối hả tất nhiên biết trước những tổ chức như thế không có bao nhiêu giá trị thực tế, nhưng họ vẫn làm, như thể không làm thì không kịp. Có tổ chức chỉ lèo tèo vài người, không đủ cho một ban thường vụ, chưa nói gì đến một ban chấp hành. Có tổ chức vừa tuyên bố thành lập buổi sáng thì buổi chiều đã tuyên bố giải tán. Có Hội (như “Hội dân oan”) vừa mới tuyên bố thành lập đã bị mũi dùi công kích từ những người và những tổ chức dân chủ bạn. Có đảng thành lập không có cả cương lĩnh lẫn điều lệ, ai muốn vào thì vào, chỉ cần tự làm lấy một cái thẻ đảng viên rồi tự nhận mình là đảng viên là xong. Những tổ chức như thế trong thực tế chỉ có tác dụng phô trương, tuyên truyền, chúng có rất ít tác dụng thực tế, số ít đồng bàochỉ biết đến các tổ chức ấy qua những tuyên ngôn phát tán trên mạng Internet và số truyền đơn vừa rải đã bị thu ngay. Chưa kể đến có tổ chức được lập ra chỉ nhằm xin tiền của những người Việt ủng hộ dân chủ ở nước ngoài. Tôi buồn rầu phải nói ra điều này, nhưng nó có thật. Trong một e-mail, tổ chức này yêu cầu một nhóm hải ngoại cung cấp cho họ “1.000USD/tháng để chúng tôi có tiền đổ xăng và khi hội họp có chút bia bọt(!)”
Một đặc điểm nổi bật trong thời kỳ này là song song với tuyên bố đấu tranh phi bạo lực đã có sự sử dụng rất nhiều từ ngữ bạo hành trong các văn bản. Các tổ chức đua nhau đòi “lật đổ, giải thể, xoá bỏ chế độ cộng sản” với những từ ngữ rất gần với từ ngữ của các văn bản “chống cộng” ở hải ngoại. Điều này gây ra phản cảm trong quần chúng, trong một đất nước mà chính quyền cộng sản đã tồn tại trên nửa thế kỷ, không gia đình nào là không có đảng viên, đoàn viên cộng sản, hoặc viên chức trong chính quyền cộng sản. Cách thức tuyên truyền như thế không có lợi, mà có hại. Thay vì kéo quần chúng gần lại với mình, một số tổ chức đẩy người ta ra xa. Đã có những người rút lui khỏi tổ chức chỉ vì những từ ngữ bạo hành ấy. Đây cũng là một sự thật cay đắng.
Cùng với việc mở rộng hàng ngũ, sự nghi ngờ lẫn nhau cũng nảy ra. Luôn có những tin đồn lan truyền rằng anh A hay chị B là do CA cài vào, cần phải thận trọng trong liên lạc. Những chứng cứ cho việc ấy thì lại không rõ ràng, gây nên hoang mang. Chuyện tương tự đã xảy ra trước đây với Nguyễn Khắc Toàn. Chi sau khi được thấy thái độ bất khuất của anh tại tòa án, rồi anh bị giam lâu, tin đồn về NKT là người của CA cài mới hết. Có trường hợp người không được nhận vào tổ chức này, bèn đến với tổ chức kia và được nhận ngay, khiến cho một số nhân vật đứng đầu các tổ chức không vui với nhau, gây nên tình trạng “thập nhị sứ quân”. Đã từng có mâu thuẫn lớn, khó có thể hoà giải giữa Nguyễn Văn Lý và Đỗ Nam Hải, và kết quả không phải là sự nhích lại gần nhau, mà sự ra đời của Liên minh Dân chủ Nhân quyền Việt Nam(!) Cuộc công kích của Nguyễn Khắc Toàn nhằm vào Trần Khải Thanh Thủy là cuộc công kích không khoan nhượng, kể cả khi Trần Khải Thanh Thủy đã vào tù.
Bên cạnh những khiếm khuyết ấy, mặt tốt mà các tổ chức mới mọc ra đã làm được là chứng minh cho nhân dân thấy chính quyền này là một ung nhọt của đất nước. Nó cũng chẳng phải là một “nguyên khối vững chắc không gì lay chuyển”, mà là một tập hợp rã rời những phần tử buộc phải kết đoàn để bảo vệ nó, nhân danh chức quyền và lợi lộc, dù trong lòng không còn tin ở tính chính danh mà nó hằng khoe rằng có. Nó bối rối trước hiện tượng chống đối chưa từng có trong quá trình tồn tại của nó. Đó chính là mầm mống của sự tan rã.
Một mặt tốt nữa là: qua những phút say sưa thấy lực lượng mình lớn mạnh, có nhiều người dân chủ đã tỉnh ra để không kỳ vọng ở sự lớn lên của một lực lượng dân chủ đủ mạnh để ngang ngửa so găng với đối thủ trong tay có sẵn một bộ máy đàn áp khổng lồ. Họ hiểu được rằng chính quyền ấy sẽ mất đi bởi những bệnh tật không có thuốc chữa ở chính trong lòng nó, bởi cuộc đấu tranh kiên trì vì các quyền dân chủ của các lực lượng được quần chúng tỉnh ngộ ủng hộ. Một cú hích của lịch sử đến từ bên trong hay bên ngoài sẽ bất ngờ làm thay đổi cục diện. Liên Xô, một cường quốc, một đế chế hùng mạnh, đã sụp đổ trong một ngày. Nếu như Yanaev không làm cuộc đảo chính Gorbatchev chưa chắc gì sự sụp đổ ấy đã xảy ra vào tháng 8 năm 1991. Và Eltsin, người đứng đầu cuộc giành chính quyền về tay nhân dân, rất ghét Gorbatchev, đã thành công với khẩu hiệu “Bảo vệ Tổng thống hợp hiến của chúng ta (tức Gorbatchev). Tưởng cũng nên nhắc lại rằng trong buổi sáng của ngày 19.8 lịch sử đó số người ủng hộ Eltsin tụ tập trong đại sảnh Nhà Trắng Moskva chỉ có vẻn vẹn 300 người. Và đàng sau 300 người ấy không có một tổ chức dân chủ nào.
4. Thoái trào, nhưng không thể tan rã (2007)
Hiện tượng nở rộ các tổ chức trong một thời gian ngắn (chỉ trong một năm 2006) được những người theo dõi tình hình ở trong nước giải thích theo hai cách: a/ chính quyền đang muốn đưa Việt Nam vào WTO, muốn được hưởng PNTR (Quy chế Thương mại Bình thường Vĩnh viễn với Hoa Kỳ), muốn gỡ bỏ CPC (Danh sách các nước gây quan ngại về nhân quyền và tự do tôn giáo) đã tỏ ra nín nhịn và nương tay rất nhiều trong sự trấn áp, tạo ra ảo tưởng về một sự lùi bước chắc chắn, sau sự lùi bước này tình hình sẽ biến đổi theo hướng có lợi cho phong trào dân chủ; b/ ĐCS lập mưu giả vờ lui bước mặc cho những người dân chủ thoải mái lập ra các tổ chức, khi lực lượng đối lập bộc lộ hết rồi mới ra tay một thể. Chúng ta vừa (hoặc còn đang) chứng kiến một cuộc đàn áp quy mô. Nó xảy ra sớm hơn so với hình dung của những người quan sát, có lẽ do xu hướng bảo thủ thân Trung Quốc muốn phá những kế hoạch đã được dự liệu của xu hướng nhích gần thêm với Hoa Kỳ, lấy Hoa Kỳ làm đối trọng với Trung Quốc, đặt xu hướng này trước việc đã rồi. Tôi xin nhấn mạnh: hai xu hướng, hai cách tính toán, không phải hai phe như một số người tưởng. Một người trong giới thân cận với ban lãnh đạo ĐCS vừa rồi qua Paris xác nhận với tôi: chưa bao giờ trong nội bộ hàng ngũ lãnh đạo lại đạt được sự thống nhất như bây giờ.Cuộc trấn áp lần này gây ra một tổn thất rất lớn cho phong trào dân chủ. Nguyễn Văn Lý, Nguyễn Phong, Lê Nguyên Sang, Huỳnh Nguyên Đạo, Nguyễn Bắc Truyển, Nguyễn Bình Thành, Hoàng Thị Anh Đào, Lê Thị Lệ Hằng, Nguyễn Tấn Hoành, Đoàn Văn Diên, Đoàn Huy Chương, Lê Văn Sỹ, Nguyễn Thị Tuyết, Lê Bá Triết, Nguyễn Tuấn, Trần Quốc Hiền, Nguyễn Thị Thuỳ Trang, Lê Quốc Quân, Trương Quốc Huy, Hồ Thị Bích Khương, Nguyễn Văn Đài, Lê Thị Công Nhân…, người thì bị xử tù, người thì chờ ra tòa. Theo một nguồn tin từ Bộ CA, thì đợt đàn áp này chủ yếu nhằm vào những người của các đảng phái và hội chống nhà nước, không nhằm vào những cá nhân có quan điểm bất đồng, nếu nhằm vào cả những người này thì bắt không xuể. Có thể đó chỉ là một cách giải thích. Nó không mấy thuyết phục. Người ta có thể đặt vấn đề: tại sao những người như Hoàng Minh Chính, Trần Khuê, Trần Anh Kim, Phan Văn Lợi, Nguyễn Khắc Toàn, Đỗ Nam Hải… cũng thuộc Đảng Dân chủ XXI, hoặc Khối 8406, lại không (hoặc chưa) bị bắt? Tất nhiên, nhà cầm quyền có đối sách khác nhau với từng người riêng rẽ (thí dụ, bắt Hoàng Minh Chính đang trên giường bệnh thì lợi bất cập hại, dù sao thì Hoàng Minh Chính cũng là một nhà cách mạng lão thành dày công hãn mã, với Trần Khuê thì chỉ cần đọc lệnh khởi tố với nội dung hệt như lệnh khởi tố Nguyễn Văn Lý, coi như đã có một cái án để đấy, Đỗ Nam Hải thì dùng gia đình quản chế giúp nhà nước là đủ…). Việc áp dụng đối sách không đồng đều với những phần tử thuộc đối phương là truyền thống của ĐCS. Nó tạo ra sự nghi ngờ lẫn nhau trong hàng ngũ phong trào dân chủ.
Dư luận quốc tế lần này lên án khá nặng nề hành động trấn áp, nhưng xem chừng Hà Nội không chịu lùi bước.
Chúng ta hãy chờ xem.
Cuộc trấn áp đã phát huy tác dụng răn đe và đẩy lùi phong trào dân chủ. Một số người trước hăng hái nay trở về ở ẩn trong cuộc sống thường nhật, cố tỏ cho chính quyền thấy họ tự nguyện xa rời mọi hoạt động chính trị. Có người trước tưởng tiến bộ nay bỗng xưng xưng lên án những bạn đường hôm trước, như thể những người này bị trấn áp là phải, vì đã có những hành động quá trớn. Một số người bị truy nã bỏ chạy ra nước ngoài.
Những tư tưởng dân chủ một khi đã đi vào quần chúng (cho dù chưa được nhiều lắm) sẽ ở lại trong đó, không thể bứng đi được. Số người ủng hộ phong trào dân chủ chắc chắn rồi sẽ tăng lên, song hành với quốc nạn tham nhũng không thể sửa chữa, với những chính sách sai lầm về đất đai ngày một phát huy tác hại trong xây dựng công nghiệp và đô thị, với đường lối bảo vệ đầu tư bất chấp quyền lợi của người lao động. Qua đợt khủng bố trắng này phong trào dân chủ sẽ rút được những kinh nghiệm cần phải rút để tiến lên.
Trong xu thế dân chủ toàn cầu, quốc gia Việt Nam cộng sản không thể đứng riêng rẽ một mình. Bằng cách này hay cách khác, nó phải nhích dần về phía trước, mà phía trước ấy chẳng phải cái gì khác, ngoài thể chế dân chủ. Con đường của chính quyền lựa chọn là phải thích ứng với tình thế mới. Bằng cách ban phát nhỏ giọt các quyền dân chủ, người ta câu giờ để kiếm chác, kiếm được nhiều chừng nào hay chừng ấy. Con đường của những người dân chủ là tiếp tục đấu tranh để đẩy mạnh tiến trình dân chủ hoá đất nước. Sự đàn áp chưa kết thúc và chẳng bao giờ kết thúc chừng nào chính quyền chuyên chế còn tồn tại. Và sự tồn tại của phong trào dân chủ không kết thúc cùng với đàn áp. Nó sẽ phát triển, với những cách làm khác, sinh động hơn, uyển chuyển hơn, do tình thế mách bảo.
Vũ Thư Hiên
Trích Tuyển Tập Dân Chủ I