-Trung Quốc không bỏ tiền xây đường sắt ở VNvef
Một lãnh đạo cục Đường sắt Việt Nam (Bộ GTVT) cho biết, đúng là có chuyện sẽ khởi công hai tuyến đường sắt nói trên, nhưng không phải do Trung Quốc làm cho ta mà tự phía Việt Nam phải bỏ tiền ra xây dựng.
Thời gian gần đây, báo chí trong nước lẫn nước ngoài đồng loạt đưa tin: Trung Quốc đang triển khai xây dựng hệ thống đường sắt xuyên Á của mình, trong đó sẽ có hai tuyến đường sắt cao tốc xuyên qua địa phận Việt Nam.
Điều này khiến nhiều người hồ nghi, phải chăng hai tuyến này sẽ do Trung Quốc xây dựng “giúp” Việt Nam?
Một lãnh đạo cục Đường sắt Việt Nam (Bộ GTVT) cho biết, đúng là có chuyện sẽ khởi công hai tuyến đường sắt nói trên, nhưng không phải do Trung Quốc bỏ tiền làm cho ta mà tự phía Việt Nam phải bỏ tiền ra xây dựng. Đó là hai tuyến từ TP.HCM - Lộc Ninh và tuyến Vũng Áng - Mụ Giạ (Hà Tĩnh).
“Đây là hai tuyến đã được đưa vào quy hoạch phát triển giao thông đường sắt Việt Nam đến năm 2020 đã được Thủ tướng phê duyệt. Hai tuyến này cũng trùng với hướng tuyến đường sắt xuyên Á (do Trung Quốc vạch tuyến) mà các nước ASEAN đã ký kết tham gia với Trung Quốc.
Tuy nhiên, tuyến chạy qua địa phận nước nào thì sẽ do nước đó tự bỏ tiền xây dựng”, vị lãnh đạo này nhấn mạnh. Cụ thể, theo báo cáo nghiên cứu khả thi, tuyến TP.HCM – Lộc Ninh dài 128,49km, được xây dựng theo khổ 1m với 12 ga, điểm đầu là ga Dĩ An (Bình Dương) và điểm cuối là ga biên giới Hoa Lư (Bình Phước). Tổng mức đầu tư dự kiến 438 triệu USD.
Hiện tuyến này đã được cục Đường sắt phối hợp với tổng công ty xuất nhập khẩu thiết bị cơ giới Trung Quốc và tổng công ty xây dựng Đường sắt Trung Quốc hoàn thành báo cáo nghiên cứu khả thi dự án.
Tuyến thứ hai là tuyến Tân Ấp - Vũng Áng - Mụ Giạ nối với Lào có chiều dài 119km, khổ 1m. Trên tuyến cũng có 12 ga, tổng mức đầu tư khoảng trên 4.500 tỉ đồng.
Tuy nhiên, cục Đường sắt Việt Nam khẳng định, đến nay cả hai dự án này chưa có quyết định đầu tư nên chưa biết khi nào sẽ triển khai và hoàn thành.
Cũng liên quan đến tuyến đường sắt xuyên Á, được biết, Chính phủ Việt Nam cũng đang giúp Chính phủ Lào nghiên cứu lập dự án xây dựng tuyến đường sắt Thà Khẹt (Lào) đến Mụ Giạ (Việt Nam) sau đó kết nối với đường sắt quốc gia từ Tân Ấp - Vũng Áng.
Một vấn đề khác được dư luận quan tâm nữa là, cả hai tuyến này đều được xây dựng với khổ 1m theo tiêu chuẩn của đường sắt Trung Quốc, với vận tốc tàu lưu thông khoảng 100 – 120km/h, như vậy có được gọi là đường sắt cao tốc? Vẫn theo lãnh đạo nói trên, tốc độ tuỳ định nghĩa từng nước, có nước tốc độ 100km/h cũng gọi cao tốc.
“Cái đó không hoàn toàn mang tính quốc tế, mà mỗi quốc gia có khái niệm khác nhau. Nhưng như ở Việt Nam mình thì phải 300km/h mới gọi là đường sắt cao tốc”, vị này cho hay.
-"Đường sắt xuyên Á không phải của Trung Quốc" (Bee)-Việc Trung Quốc lên kế hoạch xây dựng đường sắt cao tốc chạy qua Việt Nam mới chỉ là ý tưởng; chưa có kế hoạch cụ thể... Chiều 25/1, đại diện ngành đường sắt Việt Nam đã cung cấp thêm thông tin liên quan tuyên bố mới đây của một quan chức đường sắt thành phố Nam Ninh (Trung Quốc) nói rằng họ (tức Trung Quốc-PV) sẽ xây dựng đường sắt cao tốc từ Nam Ninh (Quảng Tây; Trung Quốc) đến Singgapore qua Việt Nam.
Một lãnh đạo cục Đường sắt Việt Nam (Bộ GTVT) cho biết, đúng là có chuyện sẽ khởi công hai tuyến đường sắt nói trên, nhưng không phải do Trung Quốc làm cho ta mà tự phía Việt Nam phải bỏ tiền ra xây dựng.
Thời gian gần đây, báo chí trong nước lẫn nước ngoài đồng loạt đưa tin: Trung Quốc đang triển khai xây dựng hệ thống đường sắt xuyên Á của mình, trong đó sẽ có hai tuyến đường sắt cao tốc xuyên qua địa phận Việt Nam.
Điều này khiến nhiều người hồ nghi, phải chăng hai tuyến này sẽ do Trung Quốc xây dựng “giúp” Việt Nam?
Một lãnh đạo cục Đường sắt Việt Nam (Bộ GTVT) cho biết, đúng là có chuyện sẽ khởi công hai tuyến đường sắt nói trên, nhưng không phải do Trung Quốc bỏ tiền làm cho ta mà tự phía Việt Nam phải bỏ tiền ra xây dựng. Đó là hai tuyến từ TP.HCM - Lộc Ninh và tuyến Vũng Áng - Mụ Giạ (Hà Tĩnh).
“Đây là hai tuyến đã được đưa vào quy hoạch phát triển giao thông đường sắt Việt Nam đến năm 2020 đã được Thủ tướng phê duyệt. Hai tuyến này cũng trùng với hướng tuyến đường sắt xuyên Á (do Trung Quốc vạch tuyến) mà các nước ASEAN đã ký kết tham gia với Trung Quốc.
Tuy nhiên, tuyến chạy qua địa phận nước nào thì sẽ do nước đó tự bỏ tiền xây dựng”, vị lãnh đạo này nhấn mạnh. Cụ thể, theo báo cáo nghiên cứu khả thi, tuyến TP.HCM – Lộc Ninh dài 128,49km, được xây dựng theo khổ 1m với 12 ga, điểm đầu là ga Dĩ An (Bình Dương) và điểm cuối là ga biên giới Hoa Lư (Bình Phước). Tổng mức đầu tư dự kiến 438 triệu USD.
Hiện tuyến này đã được cục Đường sắt phối hợp với tổng công ty xuất nhập khẩu thiết bị cơ giới Trung Quốc và tổng công ty xây dựng Đường sắt Trung Quốc hoàn thành báo cáo nghiên cứu khả thi dự án.
Tuyến thứ hai là tuyến Tân Ấp - Vũng Áng - Mụ Giạ nối với Lào có chiều dài 119km, khổ 1m. Trên tuyến cũng có 12 ga, tổng mức đầu tư khoảng trên 4.500 tỉ đồng.
Tuy nhiên, cục Đường sắt Việt Nam khẳng định, đến nay cả hai dự án này chưa có quyết định đầu tư nên chưa biết khi nào sẽ triển khai và hoàn thành.
Cũng liên quan đến tuyến đường sắt xuyên Á, được biết, Chính phủ Việt Nam cũng đang giúp Chính phủ Lào nghiên cứu lập dự án xây dựng tuyến đường sắt Thà Khẹt (Lào) đến Mụ Giạ (Việt Nam) sau đó kết nối với đường sắt quốc gia từ Tân Ấp - Vũng Áng.
Một vấn đề khác được dư luận quan tâm nữa là, cả hai tuyến này đều được xây dựng với khổ 1m theo tiêu chuẩn của đường sắt Trung Quốc, với vận tốc tàu lưu thông khoảng 100 – 120km/h, như vậy có được gọi là đường sắt cao tốc? Vẫn theo lãnh đạo nói trên, tốc độ tuỳ định nghĩa từng nước, có nước tốc độ 100km/h cũng gọi cao tốc.
“Cái đó không hoàn toàn mang tính quốc tế, mà mỗi quốc gia có khái niệm khác nhau. Nhưng như ở Việt Nam mình thì phải 300km/h mới gọi là đường sắt cao tốc”, vị này cho hay.
-"Đường sắt xuyên Á không phải của Trung Quốc" (Bee)-Việc Trung Quốc lên kế hoạch xây dựng đường sắt cao tốc chạy qua Việt Nam mới chỉ là ý tưởng; chưa có kế hoạch cụ thể... Chiều 25/1, đại diện ngành đường sắt Việt Nam đã cung cấp thêm thông tin liên quan tuyên bố mới đây của một quan chức đường sắt thành phố Nam Ninh (Trung Quốc) nói rằng họ (tức Trung Quốc-PV) sẽ xây dựng đường sắt cao tốc từ Nam Ninh (Quảng Tây; Trung Quốc) đến Singgapore qua Việt Nam.
TIN LIÊN QUAN |
---|
Sơ đồ tuyến đường sắt xuyên Á (ảnh Dân Việt) |
Phó Cục trưởng Cục Đường sắt Việt Nam, ông Nguyễn Văn Doanh cho biết thực chất đây là phương án thiết lập hệ thống đường sắt xuyên Á, nối giữa 7 nước của ASEAN và Trung Quốc tại Hội nghị Bộ trưởng Giao thông Vận tải của các nước ASEAN năm 2000.
Ông Doanh cho biết, chưa có một kế hoạch cụ thể nào nối thông các nước ASEAN và Trung Quốc bằng đường sắt cao tốc mà chỉ đang thực hiện nối thông hệ thống đường sắt hiện có của các nước với nhau. Phần đường sắt của Việt Nam trên hệ thống đường sắt xuyên Á được vẽ trùng khớp với tuyến đường sắt Bắc - Nam hiện nay.
Ông Doanh cũng khẳng định, nếu phải xây dựng mới, không có việc Trung Quốc tự bỏ tiền đầu tư xây dựng toàn tuyến mà mỗi nước phải tự bỏ tiền để xây dựng; các nước nếu có hỗ trợ nhau cũng chỉ là cho vay ưu đãi. Theo ông Doanh, từ 10 năm nay, kế hoạch xây dựng hệ thống đường sắt này vẫn ở các bước chuẩn bị và thỉnh thoảng được "xới" lên.
Trước đó, nhiều báo chí trong nước đã đăng tải thông tin từ "China Daily" cho hay: Trong giai đoạn đầu tiên, tuyến đường cao tốc này sẽ được khởi công từ giữa năm 2011, tuyến đường này sẽ nối thành phố thủ phủ Nam Ninh của tỉnh Quảng Tây với thành phố Bằng Tường ở gần biên giới Việt Nam - Trung Quốc.
Cũng theo nguồn tin trên, Giám đốc Sở Giao thông Nam Ninh khẳng định: "Dự kiến giữa năm 2011, đoạn đường sắt xuyên Á nối thủ phủ Nam Ninh của tỉnh Quảng Tây với thành phố Bình Hương của tỉnh Giang Tây, ở gần biên giới Trung - Việt thuộc dự án này sẽ được xây dựng".
Cũng theo nguồn tin trên, Trung Quốc sẽ đầu tư 15,6 tỷ nhân dân tệ (2,36 tỷ USD) để xây dựng tuyến đường sắt nối từ Nam Ninh tới Singapore chạy qua Việt Nam. Hành lang này bắt đầu từ Nam Ninh của Quảng Tây, chạy qua Thủ đô Hà Nội của Việt Nam, sang Vientiane (Lào), Phnom Penh (Campuchia), Bangkok (Thái Lan) và Kuala Lumpur (Malaysia) trước khi đến Singapore.
Trong khi đó, tuyến cao tốc Bắc - Nam của Việt Nam (nằm trong hệ thống tuyến đường này) chưa được Quốc hội phê duyệt chủ trương đầu tư. Hơn nữa, riêng dự toán cho riêng tuyến đường sắt Bắc - Nam của Việt Nam được công bố hiện cũng đã lên đến con số khoảng 56 tỷ USD.
Tại Hội nghị các Bộ trưởng Giao thông - Vận tải ASEAN năm 2000, các nước trong khu vực và Trung Quốc thông qua hiệp định về tuyến đường sắt xuyên Á này.
Tại Việt Nam, tuyến đường sắt Bắc - Nam cũng sẽ nằm trong hệ thống này. Ngoài ra, có hai tuyến nữa là:
+ Tuyến nối TP.HCM với Lộc Ninh sang Campuchia, có chiều dài khoảng 130km, đang được nghiên cứu xây dựng theo khổ đường sắt 1m, có 12 ga, với điểm đầu là ga Dĩ An ở Bình Dương và điểm cuối là ga biên giới Hoa Lư.
+ Tuyến đường sắt thứ hai là Vũng Áng - Mụ Gia, Hà Tĩnh với Lào. Tuyến này có chiều dài khoảng 119km, khổ đường 1m, với 12 ga, 7 hầm và 24 cầu.
Kế hoạch lớn của ASEAN là hy vọng hệ thống đường sắt này sẽ tạo ra một tuyến đường nhiều hướng vươn tới Trung Quốc. Trong bối cảnh những nền kinh tế châu Á mong muốn hợp tác thương mại với các nước trong khu vực nhiều hơn là với phương Tây để phát triển kinh tế trong tương lai, thì đây là một kế hoạch lớn có thể biến khu vực ASEAN thành một trung tâm kinh tế có khả năng vận chuyển dễ dàng.
Các nước ASEAN đang trong quá trình triển khai tích cực dự án này. Hiện còn khoảng trên 1.200 km cần xây dựng mới các đoạn đường sắt còn thiếu trong nước cũng như kết nối giữa các nước, chủ yếu nằm ở 5 nước là Campuchia, Lào, Myanmar, Thái Lan và Việt Nam. (Bộ trưởng GTVT Hồ Nghĩa Dũng phát biểu tại Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN tháng 8/2010.) |
(Theo Dân Việt)
- Nhân sự kiện Trung Quốc xây dựng hệ thống đường sắt cao tốc nối các tỉnh của nước này với khu vực ASEAN, tạp chí Economist đã đăng bài bình luận về tham vọng thực sự của “Gấu trúc”.
TIN LIÊN QUAN |
---|
Với tốc độ phát triển kinh tế ngày càng nhanh, Trung Quốc rất mong muốn đẩy mạnh hệ thống đường sắt nối liền giữa các tỉnh của nước này với khu vực ASEAN. Lâu nay, quá trình vận chuyển hàng hóa giữa các nước ASEAN và Trung Quốc phụ thuộc nhiều vào tàu thuyền. Song với dự án đường sắt xuyên ASEAN, Bắc Kinh đang hy vọng vào nhiều điều lớn lao.
Ảnh minh họa (IE) |
Theo Economist, tham vọng của Trung Quốc không dừng lại ở biên giới nước này, mà họ còn muốn kéo dài tuyến đường sắt đi qua các nước Đông Nam Á. Ngay từ thập niên 90, Trung Quốc đã mơ đến một tuyến đường xe lửa nối liền Singapore với Côn Minh, thủ phủ tỉnh Vân Nam. Mạng lưới tàu hỏa trong khu vực lâu nay vốn cũ kỹ, chắp vá và thiếu đầu tư, hầu hết hàng hóa luân chuyển được chuyên chở bằng tàu hàng hay tàu thủy và tiêu tốn khá nhiều xăng dầu. Chính vì vậy, một tuyến đường sắt xuyên suốt có thể là giải pháp hữu dụng.
Không chỉ dừng lại ở mặt thúc đẩy hợp tác kinh tế, địa chính trị chính là mục tiêu lớn mà Bắc Kinh muốn hướng đến ở ASEAN, khu vực có nhiều nước là đồng minh của Mỹ. Lâu nay, giữa Việt Nam và Trung Quốc đã có những chuyến tàu vận chuyển hàng qua lại và với sự mở rộng hệ thống đường sắt ra cả khu ASEAN, Trung Quốc muốn lôi kéo các nước láng giềng vào vòng ảnh hưởng kinh tế của mình.
Tuyến tàu hỏa mới sẽ mở ra một con đường vòng phía Đông đến Đông Nam Á, đi qua Campuchia và Thái Lan. Cả hai nước đều thuộc Tiểu vùng sông Mekong mở rộng, một nhóm nước được Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) hỗ trợ, trong đó có Việt Nam, Trung Quốc, Lào và Myanmar.
Theo ADB, cần 1,1 tỷ USD để xây dựng các tuyến còn thiếu dọc theo con đường này, giúp kết nối các nước trong khu vực lại với nhau với chi phí rẻ nhất. Thêm vào đó là khoảng 7 tỷ USD để nâng cấp các tuyến hiện có và các đầu máy.
Vào năm 2014, khi được đưa vào hoạt động, con đường này sẽ vận chuyển khoảng 7 triệu tấn hàng hóa từ các nước thuộc Tiểu vùng sông Mê Công mở rộng, và khối lượng này sẽ tăng lên 26 triệu tấn vào năm 2025. Các nước thuộc Tiểu vùng sông Mekong đã ủng hộ kế hoạch trên. Nhờ vậy, Bắc Kinh sẽ có được lợi ích to lớn khi tuyến đường sắt tốc hành xuyên Đông Nam Á được hình thành.
Trà My (tổng hợp)
-Đường Sắt Cao Tốc – Bài tẩy đã ngửa
Nguyễn Trung
Tuy không gây nhiều phản cảm như vụ con tàu ma Vinashin, nhưng dự án ĐSCT cũng khiến người Việt Nam trong và ngoài nước đứng ngồi không yên. Vì sao tất cả mọi người lại “đứng ngồi không yên” trước dự án ĐSCT này? Mọi người “đứng ngồi không yên” vì tại sao Việt Nam phải cố làm dự án ĐSCT với số vốn cả trăm tỉ đô la mà hiệu quả kinh tế thì rất èo uột, rất mơ hồ. Xin được điểm qua một số tin tức liên quan, những lời phát biểu “ấn tượng” của những quan chức cấp cao của Chính phủ về dự án ĐSCT này.
Ngày 25 tháng 5 năm 2010, ông Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải đã trả lời báo chí như sau […Làm đường sắt cao tốc vì “muốn đi ngay vào hiện đại”…..Chúng tôi kiến nghị phương án 4 vì muốn đi ngay vào hiện đại. Có thể ban đầu gặp khó khăn, tốn kém, nhưng giải quyết được tầm nhìn cho mai sau. Phương án 4 đắt hơn 15 - 20% nhưng giải quyết vận tải Bắc - Nam bền vững….] (1).
Ngày 10 tháng 6 năm 2010, ông Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải lại trả lời tiếp báo chí như sau […Bộ trưởng GTVT quả quyết: "Không một nhà đầu tư nào nhận làm đường cao tốc theo hình thức BOT. Chỉ làm BOT với các tuyến quy mô nhỏ kèm điều kiện nhà nước phải giải phóng mặt bằng. Không có chuyện làm dự án quy mô lớn".
Ông Dũng cho hay, Bộ GTVT từng kêu gọi BOT cho đường sắt cao tốc song chẳng ai mặn mà vì "không khả thi"….] (2).
Có nghĩa là dự án ĐSCT nắm chắc phần lỗ. Cũng theo bài báo trên thì […Tiếp tục trăn trở với đường sắt cao tốc, ông Thuyết đặt giả thiết, cứ cho là QH đồng ý chủ trương, Nhật Bản và WB không cho vay tiền nhưng có nước khác sẵn sàng cho vay với giá rẻ hơn thì Chính phủ có sẵn sàng chọn đối tác khác?
Ông Dũng giải thích: "Ta chưa chọn đối tác, phải đợi QH đồng ý chủ trương. Phía Nhật giúp ta chuẩn bị dự án. Ta từng trao đổi với họ về vốn, công nghệ nhưng chưa thỏa thuận cụ thể".
Theo Bộ trưởng, vẫn đang bỏ ngỏ cho bất kỳ nước nào có vốn tương thích, công nghệ hợp lý…].
Ngày 10 tháng 6 năm 2010 là ngày Quốc hội chất vấn dự án ĐSCT chứ chưa phải ngày Quốc hội bỏ phiếu. Do vậy, ông Bộ trưởng Hồ Nghĩa Dũng đã đưa đẩy hàng hai hàng ba bằng câu trả lời “…vẫn đang bỏ ngỏ cho bất kỳ nước nào có vốn tương thích, công nghệ hợp lý..”! Có nghĩa, những quốc gia có công nghệ ĐSCT như Pháp, Đức, Tây Ban Nha, Nhật Bản, Hàn Quốc, hay Trung Quốc đều có thể trúng thầu.
Thế nhưng, đến ngày 18 tháng 6 năm 2010, một ngày trước khi Quốc hội bỏ phiếu dự án ĐSCT thì gió bắt đầu đổi chiều. Báo Pháp luật mạng điện tử đã ghi lại những lời của Bộ trưởng Hồ Nghĩa Dũng như sau […..Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Hồ Nghĩa Dũng: Không loại trừ Trung Quốc tham gia. “Đến bây giờ tôi chưa có trao đổi với nhà chức trách nào của Trung Quốc về dự án ĐSCT”.
Nếu được QH đồng ý cho xây dựng thì Chính phủ sẽ hướng đến nước nào, tổ chức nào để vay vốn?
- Bây giờ thì ta đang trao đổi với đối tác Nhật Bản. Tuy nhiên, việc lựa chọn đối tác vẫn còn bỏ ngỏ. Sau khi có báo cáo đầu tư rồi, chúng ta sẽ xem xét quốc gia nào, doanh nghiệp nào, nhà thầu nào đáp ứng tốt nhất điều kiện mình đề ra sẽ lựa chọn. Dự án này rất lớn, một quốc gia chưa chắc đã có thể hợp tác để làm hết. Thế thì phải nhiều quốc gia, nhiều nhà thầu. Còn bây giờ Nhật đang giúp mình trong việc chuẩn bị dự án.
- Bộ trưởng nói đối tác thực hiện dự án vẫn bỏ ngỏ, vậy Trung Quốc có thể tham gia không?
- Trung Quốc cũng không loại trừ. Vì trong đấy có nhiều dự án lắm, có thể nhiều nhà thầu của nhiều quốc gia cùng tham gia. Nhưng đến bây giờ tôi có thể khẳng định là tôi chưa có trao đổi với nhà chức trách nào của Trung Quốc về dự án trên….] (3).
Cái bóng ma của người hàng xóm “16 chữ vàng (giả)” đã bắt đầu lộ diện rõ ràng hơn. Ngày 12 tháng 6 năm 2010, ông Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng đã giải trình dự án ĐSCT trước Quốc hội như sau [….."Tôi yên tâm. Yên tâm rằng phải làm. Yên tâm cùng Chính phủ xin Quốc hội chủ trương để làm. Yên tâm là Quốc hội và Chính phủ tính được bài để làm", Phó thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng không ngại ngần nêu thẳng quan điểm cá nhân về chủ đề nhạy cảm này. Ông đưa ra nhiều lý do giải thích tại sao cần làm dự án, tại sao đường sắt cao tốc của Việt Nam dài đến vậy.
Và, bằng hiểu biết, kinh nghiệm của người từng đảm đương chức vụ Bộ trưởng Tài chính, ông trình bày cặn kẽ bài toán vay mượn, cân đối ngân sách để trả nợ cho dự án. Theo số liệu Phó thủ tướng công bố, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Việt Nam năm nay ước đạt 106 tỷ USD. Với đà tăng trưởng hiện nay, đến 2020, GDP sẽ đạt gần 300 tỷ USD; 2030 là 700 tỷ USD; 2040 đạt 1.200-1.400 tỷ USD và đến 2050 sẽ gấp đôi số đó. GDP bình quân đầu người đến 2050 dự kiến lên 20.000 USD, thay vì mức hơn 1.000 USD hiện nay. Nếu cứ lấy ngưỡng an toàn vay nợ là 50% GDP, đến 2020, Việt Nam có thể vay 150 tỷ mà vẫn an toàn….] (4).
Theo những lời “chắc nịch” trên đây của ông PTT Nguyễn Sinh Hùng thì dự án ĐSCT “không thể không làm”!
Ngày 03 tháng 1 năm 2011, ông Bộ trưởng Hồ Nghĩa Dũng đã trả lời báo SGGP như sau: [….Nếu làm ĐSCT, có nối mạng với đường sắt cao tốc trong khu vực không thưa Bộ trưởng?
Có chứ. Sẽ nối mạng ASEAN, nối đường sắt Singapore, Côn Minh (Trung Quốc). Mạng ĐSCT của Việt Nam nằm trong dự án ĐSCT ASEAN, Côn Minh. Nói chung là phải làm, còn làm thế nào, thời điểm nào, cân nhắc nguồn lực ra sao thì sẽ tùy điều kiện thực tế để thực hiện. 130 năm trước đây, người Pháp đã làm đường sắt như bây giờ. Chúng ta làm ĐSCT không phải cho 5 - 10 năm mà làm cho 100 - 200 - 300 năm sau. Tôi khẳng định, đây mới là bước nghiên cứu, còn thời điểm làm, làm như thế nào Chính phủ phải tính, nhưng không thể không làm…..] (5).
Dự án ĐSCT của Việt Nam do người Việt Nam trả nợ. Vậy thì xin được hiểu như thế nào với những lời “Mạng ĐSCT của Việt Nam nằm trong dự án ĐSCT ASEAN, Côn Minh” của ông Bộ trưởng Hồ Nghĩa trên đây?
Hơn nữa, dự án ĐSCT ASEAN được bàn thảo khi nào? Những quốc gia nào trong ASEAN đã đồng ý dự án ĐSCT ASEAN mà ông Bộ trưởng Hồ Nghĩa Dũng trình bày trên đây? Chính phủ Việt Nam vẫn thường tung hô cái câu “Không can thiệp vào chuyện nội bộ của nước khác”! Ấy vậy tại sao các quốc gia trong ASEAN chưa bàn thảo, đồng ý dự án ĐSCT ASEAN mà ông Bộ trưởng Hồ Nghĩa Dũng lại mạnh miệng đến như vậy? Như vậy há chẳng tự vả vào mặt mình vì đã “can thiệp vào chuyện nội bộ của nước khác” hay sao?
Ngoài ra, cái khẩu khí ““Dứt khoát là phải làm…. Nói chung là phải làm… nhưng không thể không làm” ĐSCT này rất phù hợp với khẩu khí của ông PTT Nguyễn Sinh Hùng trong kỳ họp Quốc hội trong ngày 12 tháng 6 năm 2010. Những gì trên đây đều xảy ra trước đại hội đảng lần thứ XI. Nay đại hội đảng lần thứ XI đã xong. Ông Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng được bầu làm Tổng Bí thư.
Với những người Việt Nam quan tâm đến các sự kiện quan trọng sống còn của đất nước thì chắc không ai quên những lời phát biểu gần như đã là sự định hình tính cách của ông Nguyễn Phú Trọng. Với các dự án khai thác bauxite, ông Trọng đã từng nói “các ý kiến đều đồng thuận”! Với lãnh thổ, lãnh hải, biển đảo của nước nhà trước nạn “tàu lạ” đâm chìm tàu cá ngư dân miền Trung, hải quân Trung Cộng bắt giết ngư dân miền Trung thì dưới tầm nhìn chiến lược của ông Nguyễn Phú Trọng, đấy chỉ là “Biển Đông không có gì mới”! Do vậy, đối với ông tân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng hôm nay, ta có thể dự đoán – mà vẫn còn một ít phần trăm mong rằng không chuẩn – chuyện ĐSCT với ông là chuyện “rất nên làm”!
Theo nguồn tin hành lang thì ông PTT Nguyễn Sinh Hùng sẽ lên nắm chức Chủ tịch Quốc hội vào tháng 7 năm 2011. Điều này rất hữu ích cho dự án ĐSCT bởi ông PTT Nguyễn Sinh Hùng ủng hộ dự án ĐSCT rất là quyết liệt.
Cũng theo nguồn tin hành lang thì ông Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ ngồi thêm một nhiệm kỳ Thủ tướng. Ông TT Nguyễn Tấn Dũng là người ủng hộ dự án ĐSCT hết sức nhiệt tình. Là đương kim TT, nhưng ông TT Nguyễn Tấn Dũng đã cho phép trình Quốc hội dự án giá trị cả trăm tỉ đô la khi mà báo cáo được làm rất cẩu thả và nghèo nàn. Do đó, nếu ông TT Nguyễn Tấn Dũng ngồi thêm một nhiệm kỳ Thủ tướng nữa thì dự án ĐSCT lại sẽ được trình Quốc hội và… sẽ được thông qua một cách gọn gàng, có phải thế không nhỉ?
Với bộ ba lãnh đạo trên đây, có thể khẳng định rằng “bài tẩy đã lật” trong dự án ĐSCT. Có thể khẳng định rằng “Việt Nam sẽ làm ĐSCT và Trung Quốc sẽ trúng thầu dự án ĐSCT của Việt Nam”. Và “dự án ĐSCT của Việt Nam sẽ là một dự án làm cho 100 –200 –300 năm” như lời của ông Bộ trưởng Hồ Nghĩa Dũng. Đó là dự án ĐSCT sẽ “gây nợ cho Việt Nam 100 –200 –300 năm” cũng như khiến “Việt Nam lệ thuộc vào Trung Cộng 100 –200 –300 năm”, chứ không phải người dân Việt Nam được hưởng lợi, giao thông đường bộ sẽ vawnminh hơn nhiều, với dự án ĐSCT trong thời gian “100 –200 –300 năm”!
Và trên mạng điện tử của báo Đường sắt Việt Nam đã đưa tin ngày 21 tháng 01 năm 2011 thì Trung Cộng làm đường sắt cao tốc với Singapore đi xuyên qua Việt Nam. Việt Nam là một quốc gia độc lập, là một nhà nước có chủ quyền. Nhưng cứ theo cách đưa tin của báo điện tử Đường sắt Việt Nam thì Việt Nam không có chút quyết định gì trong vấn đề này. Chờ xem vì sao người ta quyết phải làm cho được ĐSCT. Vì sao và vì ai? Nhưng dứt khoát là không vì 85 triệu người Việt Nam là điều chắc chắn.
NT.
(1) Vietnamnet
(2) Vietnamnet
(3) Phapluattp
(5) SGGP
Tác giả gửi trực tiếp cho BVN
Chưa thể có báo cáo sâu về ĐSCT trong năm 2011 (25/01/2011)
-"Việc trình dự án trong năm 2011 là mong muốn của Bộ Giao thông, hay nói cách khác là chủ đầu tư. Nhưng nghiên cứu có hoàn thành được trong năm 2011 hay không, vẫn chưa thể khẳng định".
3 năm nữa mới xong nghiên cứu sâu
TS. Khuất Việt Hùng. |
Lần này tôi tham gia cùng JICA là làm nghiên cứu khả thi. Lần trước khi Chính phủ trình Quốc Hội chỉ là báo cáo đầu tư. Vì vậy những số liệu, tính toán của báo cáo trước đây sơ sài hơn rất nhiều báo cáo bây giờ.Để VN có đường sắt trong năm 2020 là không thể ! Nhật Bản muốn làm theo lộ trình, Việt Nam muốn làm cả
Sao kỳ vậy ta, TQ quyết định hết mọi chuyện , dân Việt đã biết gì đâu ??? theo Bee cuối năm nay xây ???
- Vì sao Trung Quốc xây đường sắt cao tốc qua Việt Nam?
- Trung Quốc sắp xây tuyến tàu cao tốc đến Singapore qua Hà Nội VnEconomy -
-TQ công bố tuyến đường sắt tốc độ cao tới Việt Nam (Bee)-Trung Quốc vừa công bố kế hoạch xây dựng một tuyến đường sắt tốc độ cao nối từ khu tự trị Choang Quảng Tây, phía Nam Trung Quốc với Singapore đi qua Việt Nam. Một phần của tuyến đường sắt Nam Ninh sang Việt Nam sẽ bắt đầu được xây dựng vào cuối năm nay.
- Sau một thời gian dài khảo sát, Trung Quốc đã bắt đầu tiến hành xây dựng hệ thống đường sắt nối với các quốc gia trong khu vực ASEAN.
TIN LIÊN QUAN |
---|
Để nâng cao khả năng giao thương giữa các tỉnh miền phía Nam, ngày 21/1 Trung Quốc đã công bố kế hoạch xây dựng hệ thống đường sắt cao tốc từ khu tự trị Choang, Quảng Tây tới Singapore, trong đó có đoạn đi qua Việt Nam.
Sự hình thành của “Con đường tơ lụa sắt”
Tại Hội nghị các bộ trưởng Giao thông - Vận tải ASEAN lần thứ 6 ở Brunei hồi tháng 10/2000, các nước trong khu vực và Trung Quốc đã thông qua tuyến đường đi qua bảy nước. Theo đó, tại Việt Nam sẽ có hai đoạn nằm trong dự án hệ thống đường sắt cao tốc.
Một là tuyến nối TP.HCM với Lộc Ninh sang Campuchia, có chiều dài khoảng 130km, đang được nghiên cứu xây dựng theo khổ đường sắt 1m, có 12 ga, với điểm đầu là ga Dĩ An ở Bình Dương và điểm cuối là ga biên giới Hoa Lư. Dự kiến tổng mức đầu tư khoảng 3.918 tỷ đồng. Tuyến đường sắt thứ hai là Vũng Áng - Mụ Gia, Hà Tĩnh với Lào. Tuyến này có chiều dài khoảng 119km, khổ đường 1m, với 12 ga, 7 hầm và 24 cầu, tổng mức đầu tư khoảng 4.523 tỷ đồng.
Hệ thống đường sắt cao tốc nêu trên có tổng chi phí trên 3 tỷ USD sẽ băng ngang qua lãnh thổ Việt Nam. Trong giai đoạn đầu tiên, sẽ được khởi công từ giữa năm 2011, tuyến đường này sẽ nối thủ phủ Nam Ninh của tỉnh Quảng Tây với thành phố Bình Hương của tỉnh Giang Tây, ở gần biên giới Trung - Việt.
Kế hoạch lớn của ASEAN là hy vọng hệ thống đường sắt cao tốc sẽ tạo ra một tuyến đường nhiều hướng vươn tới Trung Quốc. Trong bối cảnh những nền kinh tế châu Á mong muốn hợp tác thương mại với các nước trong khu vực nhiều hơn là với phương Tây để phát triển kinh tế trong tương lai, thì đây là một kế hoạch lớn có thể biến khu vực ASEAN thành một trung tâm kinh tế có khả năng vận chuyển dễ dàng.
Mục đính chính của “Con đường tơ lụa sắt”
Tờ China Daily dẫn nguồn tin từ Ủy ban Cải cách Phát triển, cho biết tuyến đường sắt cao tốc trên là ưu tiên hàng đầu của chính quyền Nam Ninh trong 5 năm tới, sẽ làm tăng lượng trao đổi thương mại giữa Trung Quốc và các nước ASEAN.
Hệ thống đường sắt cao tốc nêu trên có tổng chi phí trên 3 tỷ USD sẽ băng ngang qua lãnh thổ Việt Nam. Trong giai đoạn đầu tiên, sẽ được khởi công từ giữa năm 2011, tuyến đường này sẽ nối thủ phủ Nam Ninh của tỉnh Quảng Tây với thành phố Bình Hương của tỉnh Giang Tây, ở gần biên giới Trung - Việt.
Kế hoạch lớn của ASEAN là hy vọng hệ thống đường sắt cao tốc sẽ tạo ra một tuyến đường nhiều hướng vươn tới Trung Quốc. Trong bối cảnh những nền kinh tế châu Á mong muốn hợp tác thương mại với các nước trong khu vực nhiều hơn là với phương Tây để phát triển kinh tế trong tương lai, thì đây là một kế hoạch lớn có thể biến khu vực ASEAN thành một trung tâm kinh tế có khả năng vận chuyển dễ dàng.
Mục đính chính của “Con đường tơ lụa sắt”
Tờ China Daily dẫn nguồn tin từ Ủy ban Cải cách Phát triển, cho biết tuyến đường sắt cao tốc trên là ưu tiên hàng đầu của chính quyền Nam Ninh trong 5 năm tới, sẽ làm tăng lượng trao đổi thương mại giữa Trung Quốc và các nước ASEAN.
Với mục đích chính là nâng cao khả năng giao thương giữa Trung Quốc và các nước ASEAN, Bắc Kinh cũng đặt nhiều hy vọng vào việc củng cố vị thế ở khu vực này. Trang mạng FastCompany nhận định Bắc Kinh thông báo tin xây dựng tuyến đường sắt cao tốc vào thời điểm Trung Quốc và Nhật Bản đang tranh giành ảnh hưởng trong khu vực, đặc biệt là đối với Việt Nam.
Báo này cũng cho rằng trong bối cảnh Hội nghị cấp cao Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) vừa kết thúc, rõ ràng là Trung Quốc muốn duy trì vị trí thống lĩnh của mình trong khu vực, cho dù không phải là thành viên chính thức của hiệp hội này.
Báo này cũng cho rằng trong bối cảnh Hội nghị cấp cao Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) vừa kết thúc, rõ ràng là Trung Quốc muốn duy trì vị trí thống lĩnh của mình trong khu vực, cho dù không phải là thành viên chính thức của hiệp hội này.
Trà My (tổng hợp)
Trung Quốc sẽ xây dựng một tuyến đường sắt cao tốc nối liền Khu tự trị dân tộc Choang ở tỉnh Quảng Tây, miền nam Trung Quốc với Singapore, tờ China Daily cho hay. Tuyến đường này sẽ băng ngang qua lãnh thổ Việt Nam.
Trong giai đoạn đầu tiên sẽ được khởi công từ giữa năm 2011, tuyến đường này sẽ nối thành phố thủ phủ Nam Ninh của tỉnh Quảng Tây với thành phố Bằng Tường ở gần biên giới Việt Nam - Trung Quốc.
Tờ China Daily dẫn nguồn tin từ Ủy ban Cải cách và Phát triển Khu tự trị cho biết, tuyến đường sắt cao tốc trên là ưu tiên hàng đầu của chính quyền thành phố Nam Ninh trong 5 năm tới, sẽ làm tăng lượng trao đổi thương mại giữa Trung Quốc và các nước ASEAN.
"Một trong những nhiệm vụ chính của chúng tôi trong kế hoạch 5 năm lần thứ 12 (2011-2015) là thúc đẩy việc xây dựng tuyến đường sắt cao tốc từ Nam Ninh tới các nước ASEAN như Singapore để thành lập một hành lang quốc tế, thúc đẩy thương mại đối ngoại của tỉnh Quảng Tây", Chủ tịch Khu tự trị dân tộc Choang, ông Ma Biao, cho biết.
Ông Long Li, Giám đốc Sở Giao thông Nam Ninh nói rằng, tuyến đường sắt cao tốc chạy đến Singapore ngang qua Việt Nam có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc xây dựng Hành lang kinh tế Nam Ninh – Singapore.
"Chúng tôi sẽ đầu tư 15,6 tỷ Nhân dân tệ (2,36 tỷ USD) để xây dựng tuyến đường sắt nối từ Nam Ninh tới Singapore chạy qua Việt Nam. Tuyến đường sẽ đặc biệt quan trọng trong việc thiết lập Hành lang kinh tế Nam Ninh-Singapore", ông này cho hay.
Hành lang này bắt đầu từ Nam Ninh của Quảng Tây, chạy qua thủ đô Hà Nội của Việt Nam, sang Vientiane (Lào), Phnom Penh (Campuchia), Bangkok (Thái Lan) và Kuala Lumpur (Malaysia) trước khi đến Singapore.
Cũng theo tờ China Daily, như vậy Quảng Tây sẽ trở thành trung tâm buôn bán của toàn khu vực với ASEAN là khối đối tác thương mại lớn nhất. Đài CRI cho hay, 11 tháng đầu năm 2010, ASEAN tiếp tục là đối tác thương mại lớn nhất của Quảng Tây, tổng kim ngạch thương mại hai chiều đạt 5,4 tỷ USD, tăng 29,4%.
Trong giai đoạn đầu tiên sẽ được khởi công từ giữa năm 2011, tuyến đường này sẽ nối thành phố thủ phủ Nam Ninh của tỉnh Quảng Tây với thành phố Bằng Tường ở gần biên giới Việt Nam - Trung Quốc.
Tờ China Daily dẫn nguồn tin từ Ủy ban Cải cách và Phát triển Khu tự trị cho biết, tuyến đường sắt cao tốc trên là ưu tiên hàng đầu của chính quyền thành phố Nam Ninh trong 5 năm tới, sẽ làm tăng lượng trao đổi thương mại giữa Trung Quốc và các nước ASEAN.
"Một trong những nhiệm vụ chính của chúng tôi trong kế hoạch 5 năm lần thứ 12 (2011-2015) là thúc đẩy việc xây dựng tuyến đường sắt cao tốc từ Nam Ninh tới các nước ASEAN như Singapore để thành lập một hành lang quốc tế, thúc đẩy thương mại đối ngoại của tỉnh Quảng Tây", Chủ tịch Khu tự trị dân tộc Choang, ông Ma Biao, cho biết.
Ông Long Li, Giám đốc Sở Giao thông Nam Ninh nói rằng, tuyến đường sắt cao tốc chạy đến Singapore ngang qua Việt Nam có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc xây dựng Hành lang kinh tế Nam Ninh – Singapore.
"Chúng tôi sẽ đầu tư 15,6 tỷ Nhân dân tệ (2,36 tỷ USD) để xây dựng tuyến đường sắt nối từ Nam Ninh tới Singapore chạy qua Việt Nam. Tuyến đường sẽ đặc biệt quan trọng trong việc thiết lập Hành lang kinh tế Nam Ninh-Singapore", ông này cho hay.
Hành lang này bắt đầu từ Nam Ninh của Quảng Tây, chạy qua thủ đô Hà Nội của Việt Nam, sang Vientiane (Lào), Phnom Penh (Campuchia), Bangkok (Thái Lan) và Kuala Lumpur (Malaysia) trước khi đến Singapore.
Cũng theo tờ China Daily, như vậy Quảng Tây sẽ trở thành trung tâm buôn bán của toàn khu vực với ASEAN là khối đối tác thương mại lớn nhất. Đài CRI cho hay, 11 tháng đầu năm 2010, ASEAN tiếp tục là đối tác thương mại lớn nhất của Quảng Tây, tổng kim ngạch thương mại hai chiều đạt 5,4 tỷ USD, tăng 29,4%.
TIN LIÊN QUAN |
---|
Giai đoạn đầu sẽ xây dựng tuyền nối thành phố Nam Ninh với Bằng Tường, một thành phố sát biên giới Việt-Trung. Đoạn đường này sẽ bắt đầu xây dựng vào nửa cuối năm 2011.
Mạng đường sắt hiện có (màu xanh) và đang xây dựng (màu đỏ) (ảnh nguồn IE) |
Việc xây dựng đường sắt cao tốc sẽ là ưu tiên chính của chính phủ Nam Ninh trong năm năm tới, để tăng cường thương mại giữa Trung Quốc và các quốc gia ASEAN.
"Chúng tôi sẽ đầu tư 15,6 tỷ nhân dân tệ (3,05 tỷ USD) để xây dựng tuyến đường sắt nối liền Nam Ninh và Singapore qua hệ thống đường sắt của Việt Nam", ông Long Li, giám đốc Cơ quan vận tải khu vực cho biết.
Hành lang này liên quan đến việc liên kết kinh tế giữa Trung Quốc và các nước ASEAN, bắt đầu tại Nam Ninh của tỉnh Quảng Tây và đi qua Hà Nội, Viêng Chăn, Phnom Penh, Bangkok và Kuala Lumpur để tới Singapore.
Tờ China Daily gọi Quảng Tây là trung tâm ngoại thương chính của Trung Quốc với đối tác thương mại lớn nhất của họ là khối ASEAN.
Cùng với tuyến đường trên, hiện nay Trung Quốc cũng đang tài trợ cho dự án đường sắt đi từ Côn Minh đến Viên Chăn (Lào) với tổng giá trị khoảng 45 tỷ USD.
Trước đó, chính phủ Lào cũng đã có kế hoạch xây dựng tuyến đường sắt cao tốc nối với cửa khẩu phía Trung Quốc trong năm nay.
Cam-pu-chia, cũng với sự hỗ trợ của Trung Quốc và một số tổ chức tài chính quốc tế, đang đàm phán với các đối tác để triển khai khôi phục đọan đường sắt nối cửa khẩu Poi-Pét với thành phố Bat-tam- bang để nối thống tuyến đường sắt nội địa với Thái Lan. Đồng thời, quốc gia này cũng đã có kế hoạch phối hợp với các bên liên quan chuẩn bị mở tuyến đường sắt từ Phôm Pênh đến cửa khẩu giáp tỉnh Bình Phước của Việt nam.
Thuận Hải (tổng hợp)
- Hệ thống ĐSCT "hoành tráng" TG nhất đau đầu vì vắng khách (Bee)-
- Với mục đích giảm tải cho hệ thống đường sắt kiểu cũ, Trung Quốc đầu tư hàng trăm tỷ nhân dân tệ hàng năm cho hệ thống đường sắt cao tốc. Tuy nhiên, hiệu quả từ hệ thống này đang tạo ra nhiều băn khoăn ở quốc gia đông dân nhất thế giới.
TIN LIÊN QUAN |
---|
Tờ The South China Morning Post ngày 20/1 cho rằng trong bối cảnh mạng lưới đường sắt Trung Quốc đang trở nên quá tải vì nhu cầu đi lại dịp Tết Nguyên đán thì hệ thống đường sắt cao tốc lại đang gây ra những bất cập.
Với nhu cầu đi lại khoảng 6 triệu lượt người/ngày, hệ thống đường sắt cao tốc được kỳ vọng sẽ giúp giảm tải khi hàng loạt tuyến đường sắt cao tốc được xây dựng nhanh chóng trong vài năm qua, nhưng dường như tình hình đang ngược lại.
Được đầu tư khoảng 700 tỷ Nhân dân tệ hàng năm để mua tàu mới và mở rộng thêm hàng nghìn km đường ray nhưng việc xây dựng, bảo dưỡng và hoạt động của hệ thống đường sắt cao tốc lại rất tốn kém. Điều này đồng nghĩa với việc giá vé đường sắt cao tốc sẽ cao hơn nhiều so với đường sắt thông thường. Ví dụ như giá vé tuyến đường sắt cao tốc Vũ Hán-Quảng Châu lên đến 490 NDT loại hạng hai và tuyến này nhanh chóng bị gọi là “đường sắt cao cấp” kể từ khi đi vào hoạt động tháng 12/2009. Trong khi đó, một vé giường nằm tuyến Thượng Hải-Thành Đô lên tới 2.330 NDT, hơn gấp đôi giá vé máy bay cho hành trình tương tự.
Người dân Trung Quốc ngồi đợi mua vé tàu thường |
Không ngạc nhiên khi nhiều tuyến đường sắt cao tốc đang chạy với phân nửa ghế trống. Nhưng điều đáng nói hơn cả là vì chúng được đưa vào hoạt động nên số lượng các tàu thông thường buộc phải giảm. Đầu tháng này, Bộ Đường sắt Trung Quốc thừa nhận sẽ có ít dịch vụ đường sắt thông thường hơn trong dịp Tết Nguyên đán năm nay.
Giờ đây, những lao động ngoại tỉnh và sinh viên, vốn lượng khách chính trong dịp nghỉ lễ, phải đối mặt với vô số khó khăn nếu muốn có tấm vé về thăm nhà. Họ buộc phải chuyển sang lựa chọn các xe buýt đường dài, chi phí rẻ hơn. Tuy nhiên, với việc số lượng xe buýt tăng mạnh đáp ứng nhu cầu đó, vấn nạn ùn tắc giao thông ở Trung Quốc càng thêm trầm trọng.
Việc thiếu vắng hành khách cho những tuyến đường sắt cao tốc đã làm nảy sinh câu hỏi về khả năng sinh lợi của chúng. Được cấp vốn gần như toàn bộ bởi các ngân hàng và doanh nghiệp quốc doanh, hàng trăm tỷ NDT đang bị kẹt trong các khoản vay nợ đường sắt.
Việc thiếu vắng hành khách cho những tuyến đường sắt cao tốc đã làm nảy sinh câu hỏi về khả năng sinh lợi của chúng. Được cấp vốn gần như toàn bộ bởi các ngân hàng và doanh nghiệp quốc doanh, hàng trăm tỷ NDT đang bị kẹt trong các khoản vay nợ đường sắt.
Trà My (Tổng hợp)
-Trung Quốc sẽ xây dựng đường sắt cao tốc đến Singapore xuyên qua Việt Nam (RFI)-Theo tờ China Daily, Trung Quốc sẽ xây dựng một tuyến đường sắt cao tốc nối liền khu tự trị dân tộc Choang ở Quảng Tây, miền nam Trung Quốc với Singapore. Tuyến đường này có tổng chi phí trên 3 tỉ đô la, sẽ băng ngang qua lãnh thổ Việt Nam. Dư luận cho rằng mục đích của Bắc Kinh là để duy trì vị trí thống lĩnh trong khu vực, giành ảnh hưởng với Tokyo.
Trong giai đoạn đầu tiên sẽ được khởi công từ giữa năm 2011, tuyến đường này sẽ nối thủ phủ Nam Ninh của Quảng Tây với thành phố Bình Hương của tỉnh Giang Tây, ở gần biên giới Trung – Việt. Tờ China Daily dẫn nguồn tin từ Ủy ban Cải cách Phát triển cho biết, tuyến đường sắt cao tốc trên là ưu tiên hàng đầu của chính quyền Nam Ninh trong 5 năm tới, sẽ làm tăng lượng trao đổi thương mại giữa Trung Quốc và các nước ASEAN.
Giám đốc Sở Giao thông Nam Ninh nói rằng, tuyến đường sắt cao tốc chạy đến Singapore ngang qua Việt Nam có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc xây dựng hành lang kinh tế Nam Ninh – Singapore. Hành lang này bắt đầu từ Nam Ninh của Quảng Tây, chạy qua thủ đô Hà Nội của Việt Nam, sang Vientiane (Lào), Phnom Penh (Cam Bốt), Bangkok (Thái Lan) và Kuala Lumpur (Malaysia) trước khi đến Singapore. Cũng theo tờ China Daily, như vậy Quảng Tây sẽ trở thành trung tâm buôn bán của toàn khu vực với ASEAN là khối đối tác thương mại lớn nhất.
Tờ báo trên mạng FastCompany nhận định, Bắc Kinh loan báo tin xây dựng tuyến đường sắt cao tốc vào thời điểm Trung Quốc và Nhật Bản đang tranh giành ảnh hưởng trong khu vực, đặc biệt là đối với Việt Nam. Điều này làm người ta phải đánh một dấu hỏi, vì sao dấu nhấn được đặt vào một tỉnh giáp biên giới với Việt Nam ? Tờ báo cho rằng, trong bối cảnh hội nghị thượng đỉnh ASEAN vừa kết thúc hôm thứ hai, rõ ràng là Trung Quốc muốn duy trì vị trí thống lĩnh của mình trong khu vực, cho dù không phải là thành viên chính thức của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á.