Không ít người có kinh nghiệm cho rằng, 2011 sẽ là một năm khó khăn hơn trong lĩnh vực xuất khẩu lao động Theo số liệu tổng kết của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, năm 2010 cả nước đưa được 85.546 lao động đi làm việc ở nước ngoài, đạt 100,64% kế hoạch, tăng 16,4% so với năm 2009.
Tuy kết quả đạt được vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra, nhưng nhiều ý kiến cho rằng con số trên nhiều khi chỉ mang tính “hình thức”. Thực tế, công tác xuất khẩu lao động đang gặp nhiều khó khăn. Đây cũng là chia sẻ chung của nhiều doanh nghiệp.
Tuy kết quả đạt được vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra, nhưng nhiều ý kiến cho rằng con số trên nhiều khi chỉ mang tính “hình thức”. Thực tế, công tác xuất khẩu lao động đang gặp nhiều khó khăn. Đây cũng là chia sẻ chung của nhiều doanh nghiệp.
Doanh nghiệp chật vật
Đánh giá trên bình diện chung, ông Nguyễn Xuân Vui, Chủ tịch Hội đồng Quản trị, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Dịch vụ và Thương mại Hàng không (Airserco), cho rằng nhiều doanh nghiệp xuất khẩu lao động đang gặp khó. Có doanh nghiệp có đơn hàng thì không thể tuyển được lao động. Trong khi đó, không ít doanh nghiệp không khai thác được đơn hàng, đấy là chưa kể nhiều đơn hàng gặp rủi ro.
Ông Vui lấy ví dụ, đầu năm 2010, giới xuất khẩu lao động vẫn nhận định Malaysia sẽ phục hồi và là thị trường tiếp nhận lao động chủ yếu của Việt Nam khi nhu cầu tiếp nhận lớn, chi phí lao động bỏ ra thấp và không quá đòi hỏi về tay nghề. Thế nhưng, đi hết năm 2010, cả nước với gần 100 doanh nghiệp khai thác thị trường này, chật vật lắm cũng chỉ đưa đi được 11 nghìn lao động sang đó làm việc, mà chủ yếu là chỉ tiêu lao động huyện nghèo theo chương trình của Chính phủ.
Ngoài ra, sự khó khăn của thị trường Trung Đông cũng là một điển hình.
Từ năm 2009, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cũng xác định Trung Đông là thị trường đóng vai trò trọng điểm, với mục tiêu mỗi năm đưa được khoảng 25.000 người. Tuy nhiên, năm 2010 các doanh nghiệp cũng chỉ đưa được hơn 5 nghìn lao động sang thị trường này.
Số liệu tổng kết từ Cục Quản lý lao động ngoài nước cũng cho thấy đang có những “đảo chiều” của các thị trường tiếp nhận lao động. Năm 2010, Đài Loan vẫn dẫn đầu với số lượng đưa được 28.449 người, Malaysia nỗ lực hết sức cũng đạt con số 11.741 người, Hàn Quốc 8.628 người, Nhật Bản 4.913 người, Ma Cao 3.124 người, Lybia 5.242 người, UAE 5.241 người; đặc biệt là Lào, một trong những thị trường đột phá khi giải quyết được 5.903 lao động.
Nhưng nhiều ý kiến cho rằng đó là số liệu báo cáo, thực tế không hề thuận lợi như những con số “đẹp đẽ” nói trên.
Một trong những khó khăn được nhìn thấy rõ nhất, nếu làm ăn tốt và thuận lợi, doanh nghiệp không bao giờ tính đến chuyện chuyển hướng sang lĩnh vực khác.
Thực tế, có không ít doanh nghiệp phải trả lại giấy phép, rút khỏi lĩnh vực đưa lao động ra nước ngoài làm việc. Nhiều doanh nghiệp đã phải đầu tư thêm vào các lĩnh vực khác như du lịch, xây dựng, bất động sản...
Chưa thấy tín hiệu lạc quan
Theo báo cáo của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, hiện Việt Nam đã đưa lao động đi làm việc ở trên hơn 40 quốc gia và vùng lãnh thổ, tuy nhiên thực tế, số thị trường tiếp nhận lao động Việt Nam thường xuyên và đều đặn không quá con số 10.
Trong số các thị trường tiếp nhận lao động Việt Nam, nhiều chuyên gia nhận định chưa thấy một tín hiệu lạc quan nào cho năm 2011.
Cán bộ tạo nguồn của một doanh nghiệp xuất khẩu lao động sang Đài Loan nói, mặc dù vẫn đang dẫn đầu trong các thị trường tiếp nhận lao động Việt Nam, nhưng đưa lao động sang Đài Loan cũng đang trở nên khó khăn hơn khi phí môi giới quá cao. Thực tế cho thấy, lao động trong nước đã không còn mấy “mặn mà” khi phải bỏ ra 6 đến 7 nghìn USD mà thu nhập chỉ từ 6 đến 7 triệu đồng/tháng. Ngoài ra, tỷ lệ lao động Việt Nam bỏ trốn tại Đài Loan đang gia tăng, chủ sử dụng Đài Loan bắt đầu không “kết” lao động Việt Nam. Đây cũng sẽ là một trong những nguyên nhân kìm hãm thị trường này vào năm 2011.
Tương tự, đối với thị trường Malaysia, các đơn hàng làm việc trong các nhà máy ở lĩnh vực điện tử, may… có nhiều với mức lương khá và điều kiện làm việc ổn định, nhưng vẫn bị người lao động từ chối. Đến cuối năm, số lượng lao động đi thị trường này vẫn chỉ đạt ở mức 11.000 lao động, trong khi thời kỳ hưng thịnh của thị trường này, các doanh nghiệp đưa được tới 35.000 lao động/năm.
Nhật Bản, Hàn Quốc là những thị trường hấp dẫn bởi thu nhập khá cao thì nhu cầu lại có hạn. Thị trường Nhật Bản gần như không có đột phá gì khi năm nào cũng chỉ tiếp nhận khoảng hơn 4 nghìn lao động.
Trong khi đó, thị trường Hàn Quốc thì ngày càng có những quy định nghiêm ngặt hơn về tay nghề, về khả năng nghe nói tiếng Hàn... Vì thế, không phải lao động nào cũng dễ dàng có cơ hội sang Hàn Quốc làm việc.
Năm 2010, hoạt động xuất khẩu lao động loé lên một điểm sáng khi một số doanh nghiệp khai thác và đưa được lao động sang Israel với thu nhập lên đến 1.000 USD/tháng. Tuy nhiên, theo giới chuyên môn thì thị trường Israel khó phát triển rộng và cũng không thể kỳ vọng nhiều vào thị trường này ở năm 2011 khi nhu cầu tiếp nhận lao động nước ngoài hàng năm của thị trường này thấp.
Trước thực tế đó, đại diện nhiều doanh nghiệp cho rằng, những thị trường có thể “nổi” lên của năm 2011 là những thị trường mà “cực chẳng đã” mới phải tính vào chỉ tiêu. “Những năm trước đây, thời xuất khẩu lao động đạng “thịnh” thì những thị trường như Lào, Campuchia gần như không được nhắc đến”, lãnh đạo một doanh nghiệp phát biểu.
Còn ông Nguyễn Xuân An, Phó chủ tịch, Tổng thư ký Hiệp hội Xuất khẩu lao động Việt Nam lại cho rằng, hiện chưa nhìn ra đột phá gì cho xuất khẩu lao động 2011, cũng chưa nhìn thấy triển vọng từ thị trường mới nào. Vì thế, "nếu duy trì được các thị trường hiện có cũng là tốt lắm rồi", ông nói.
Đánh giá trên bình diện chung, ông Nguyễn Xuân Vui, Chủ tịch Hội đồng Quản trị, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Dịch vụ và Thương mại Hàng không (Airserco), cho rằng nhiều doanh nghiệp xuất khẩu lao động đang gặp khó. Có doanh nghiệp có đơn hàng thì không thể tuyển được lao động. Trong khi đó, không ít doanh nghiệp không khai thác được đơn hàng, đấy là chưa kể nhiều đơn hàng gặp rủi ro.
Ông Vui lấy ví dụ, đầu năm 2010, giới xuất khẩu lao động vẫn nhận định Malaysia sẽ phục hồi và là thị trường tiếp nhận lao động chủ yếu của Việt Nam khi nhu cầu tiếp nhận lớn, chi phí lao động bỏ ra thấp và không quá đòi hỏi về tay nghề. Thế nhưng, đi hết năm 2010, cả nước với gần 100 doanh nghiệp khai thác thị trường này, chật vật lắm cũng chỉ đưa đi được 11 nghìn lao động sang đó làm việc, mà chủ yếu là chỉ tiêu lao động huyện nghèo theo chương trình của Chính phủ.
Ngoài ra, sự khó khăn của thị trường Trung Đông cũng là một điển hình.
Từ năm 2009, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cũng xác định Trung Đông là thị trường đóng vai trò trọng điểm, với mục tiêu mỗi năm đưa được khoảng 25.000 người. Tuy nhiên, năm 2010 các doanh nghiệp cũng chỉ đưa được hơn 5 nghìn lao động sang thị trường này.
Số liệu tổng kết từ Cục Quản lý lao động ngoài nước cũng cho thấy đang có những “đảo chiều” của các thị trường tiếp nhận lao động. Năm 2010, Đài Loan vẫn dẫn đầu với số lượng đưa được 28.449 người, Malaysia nỗ lực hết sức cũng đạt con số 11.741 người, Hàn Quốc 8.628 người, Nhật Bản 4.913 người, Ma Cao 3.124 người, Lybia 5.242 người, UAE 5.241 người; đặc biệt là Lào, một trong những thị trường đột phá khi giải quyết được 5.903 lao động.
Nhưng nhiều ý kiến cho rằng đó là số liệu báo cáo, thực tế không hề thuận lợi như những con số “đẹp đẽ” nói trên.
Một trong những khó khăn được nhìn thấy rõ nhất, nếu làm ăn tốt và thuận lợi, doanh nghiệp không bao giờ tính đến chuyện chuyển hướng sang lĩnh vực khác.
Thực tế, có không ít doanh nghiệp phải trả lại giấy phép, rút khỏi lĩnh vực đưa lao động ra nước ngoài làm việc. Nhiều doanh nghiệp đã phải đầu tư thêm vào các lĩnh vực khác như du lịch, xây dựng, bất động sản...
Chưa thấy tín hiệu lạc quan
Theo báo cáo của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, hiện Việt Nam đã đưa lao động đi làm việc ở trên hơn 40 quốc gia và vùng lãnh thổ, tuy nhiên thực tế, số thị trường tiếp nhận lao động Việt Nam thường xuyên và đều đặn không quá con số 10.
Trong số các thị trường tiếp nhận lao động Việt Nam, nhiều chuyên gia nhận định chưa thấy một tín hiệu lạc quan nào cho năm 2011.
Cán bộ tạo nguồn của một doanh nghiệp xuất khẩu lao động sang Đài Loan nói, mặc dù vẫn đang dẫn đầu trong các thị trường tiếp nhận lao động Việt Nam, nhưng đưa lao động sang Đài Loan cũng đang trở nên khó khăn hơn khi phí môi giới quá cao. Thực tế cho thấy, lao động trong nước đã không còn mấy “mặn mà” khi phải bỏ ra 6 đến 7 nghìn USD mà thu nhập chỉ từ 6 đến 7 triệu đồng/tháng. Ngoài ra, tỷ lệ lao động Việt Nam bỏ trốn tại Đài Loan đang gia tăng, chủ sử dụng Đài Loan bắt đầu không “kết” lao động Việt Nam. Đây cũng sẽ là một trong những nguyên nhân kìm hãm thị trường này vào năm 2011.
Tương tự, đối với thị trường Malaysia, các đơn hàng làm việc trong các nhà máy ở lĩnh vực điện tử, may… có nhiều với mức lương khá và điều kiện làm việc ổn định, nhưng vẫn bị người lao động từ chối. Đến cuối năm, số lượng lao động đi thị trường này vẫn chỉ đạt ở mức 11.000 lao động, trong khi thời kỳ hưng thịnh của thị trường này, các doanh nghiệp đưa được tới 35.000 lao động/năm.
Nhật Bản, Hàn Quốc là những thị trường hấp dẫn bởi thu nhập khá cao thì nhu cầu lại có hạn. Thị trường Nhật Bản gần như không có đột phá gì khi năm nào cũng chỉ tiếp nhận khoảng hơn 4 nghìn lao động.
Trong khi đó, thị trường Hàn Quốc thì ngày càng có những quy định nghiêm ngặt hơn về tay nghề, về khả năng nghe nói tiếng Hàn... Vì thế, không phải lao động nào cũng dễ dàng có cơ hội sang Hàn Quốc làm việc.
Năm 2010, hoạt động xuất khẩu lao động loé lên một điểm sáng khi một số doanh nghiệp khai thác và đưa được lao động sang Israel với thu nhập lên đến 1.000 USD/tháng. Tuy nhiên, theo giới chuyên môn thì thị trường Israel khó phát triển rộng và cũng không thể kỳ vọng nhiều vào thị trường này ở năm 2011 khi nhu cầu tiếp nhận lao động nước ngoài hàng năm của thị trường này thấp.
Trước thực tế đó, đại diện nhiều doanh nghiệp cho rằng, những thị trường có thể “nổi” lên của năm 2011 là những thị trường mà “cực chẳng đã” mới phải tính vào chỉ tiêu. “Những năm trước đây, thời xuất khẩu lao động đạng “thịnh” thì những thị trường như Lào, Campuchia gần như không được nhắc đến”, lãnh đạo một doanh nghiệp phát biểu.
Còn ông Nguyễn Xuân An, Phó chủ tịch, Tổng thư ký Hiệp hội Xuất khẩu lao động Việt Nam lại cho rằng, hiện chưa nhìn ra đột phá gì cho xuất khẩu lao động 2011, cũng chưa nhìn thấy triển vọng từ thị trường mới nào. Vì thế, "nếu duy trì được các thị trường hiện có cũng là tốt lắm rồi", ông nói.