Thứ Năm, 17 tháng 2, 2011

32 năm chiến tranh biên giới Trung-Việt

Cột mốc biên giới cũ giữa Việt Nam và Trung Quốc
Trung Quốc đã tấn công tổng lực qua biên giới sáu tỉnh miền Bắc hồi năm 1979
32 năm trước, vào sáng sớm ngày 17/02, Trung Quốc đã tấn công trên toàn tuyến biên giới đất liền với Việt Nam thuộc địa phận sáu tỉnh miền Bắc.
Cuộc chiến ngắn ngủi nhưng đẫm máu đã để lại dư ấn lâu dài trong quan hệ Việt-Trung mà tới hơn mười năm sau mới chính thức được bình thường hóa.

Nhân dịp có các tư liệu Bấm mới đăng tải về cuộc chiến từ phía Trung Quốc, đài BBC đã phỏng vấn Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, người lúc đó là đại sứ Việt Nam tại Bắc Kinh.
Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh: Không biết là tôi nghe từ đâu là Trung Quốc tấn công Việt Nam (lúc đó ông Vĩnh về Hà Nội họp, sau đó quay lại Trung Quốc - BBT). Tất nhiên là chúng tôi thấy rất là ngạc nhiên, sao mà tự nhiên Trung Quốc lại đánh chúng ta, theo lời ông Đặng Tiểu Bình là "dạy cho Việt Nam một bài học".
Vì cuộc đánh đột ngột nên tôi không biết được. Chỉ nhận được tin thế thôi.
Trong cả sứ quán thì người ta thấy việc này rất đột ngột và rất là bực tức 'sao Trung Quốc lại đánh ta'. Thế thôi, chứ lúc bấy giờ cũng chưa... Nhưng mà sợ thì chúng tôi chẳng sợ, vẫn cứ bình thường thôi.
BBC: Tức việc Trung Quốc quyết định đánh Việt Nam vào thời điểm như vậy, bản thân ông với tư cách là đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc cũng không lường trước được ạ?
Không lường trước được.
Thế nhưng sau đó thì sứ quán có sơ tán về Việt Nam không ạ?
Không sơ tán. Vẫn thế thôi.
Vì lúc bấy giờ ở bên Việt Nam vẫn còn sứ quán của Trung Quốc cho nên chúng tôi cũng vẫn như thế thôi. Không có đóng cửa bao giờ. Không có cắt đứt quan hệ ngoại giao.
Chúng tôi làm gì cũng bị Trung Quốc cản trở. Rồi thì hai đầu sứ quán chúng tôi đều có xe của Trung Quốc túc trực.
Đường sắt thì cắt rồi. Đường sắt không có, máy bay cũng không có. Tất cả mọi cái đều không có. Điện thoại không có nữa. Chúng tôi liên hệ với trong nước bằng đài vô tuyến điện.
Trong lúc họ đánh chúng tôi thì bên Việt Nam vẫn có đại sứ quán của Trung Quốc. Mà bên Trung Quốc vẫn có đại sứ quán của chúng tôi. Chưa có lúc nào tuyên bố cắt đứt quan hệ ngoại giao cả.
Tôi ở Bắc Kinh đến năm 1987 tôi mới về.
Trong quá trình từ 1979 đến sau 1990, khi hai bên bình thường hóa quan hệ thì ngoại giao hai bên hoạt động như thế nào ạ?
Nghe/xem bằng Real Player hoặc Windows Media Player
Cả thời gian đấy thì chỉ có đi cãi nhau. Thỉnh thoảng Trung Quốc làm cái gì thì thỉnh thoảng có mời chúng tôi lên. Tất nhiên khó khăn chứ.
Chúng tôi làm gì cũng bị Trung Quốc cản trở. Rồi thì hai đầu sứ quán chúng tôi đều có xe của Trung Quốc túc trực.
Nhân viên chúng tôi đi đâu, xe của Trung Quốc cũng theo đó. Tôi đi đâu thì cũng có xe của Trung Quốc đi theo. Việt Nam mình thì không làm thế.
Bây giờ nhìn lại, ông cảm thấy thời gian đó liệu có thể tránh được một cuộc chiến như vậy không ạ?
Cột mốc biên giới mới
Việt Nam và Trung Quốc đã ký 
hiệp định và có các cột mốc biên 
giới mới kể từ sau cuộc chiến 1979
Cái đó thì khó lắm. Bởi vì Trung Quốc đánh chúng tôi do Pol Pot là đồng minh của Trung Quốc.
Pol Pot đánh biên giới chúng tôi thì chúng tôi phải đánh sang đất Campuchia để diệt Pol Pot. Vì họ đánh phá biên giới chúng tôi nhiều quá nên chúng tôi phải đem quân đánh sang.
Thời điểm lúc bấy giờ, Trung Quốc đem quân đánh chúng tôi ở miền Bắc với ý định của họ là đỡ đòn cho Pol Pot của Campuchia.
Cũng một cách nữa là họ trả thù cho Pol Pot. Đồng thời lúc bấy giờ ông Đặng Tiểu Bình cũng muốn quan hệ với Mỹ cho nên đánh chúng tôi để cho Mỹ thấy rằng là giữa Trung Quốc và Việt Nam không phải là đồng minh, không phải là cùng nhau cộng sản nữa.
[Họ muốn] cho Mỹ tin để phát triển quan hệ với Trung Quốc. Vì Trung Quốc lúc bấy giờ muốn phát triển quan hệ với Mỹ. Đánh Việt Nam là một món quà tặng cho Mỹ.
Gần đây có thông tin nói rằng hồi đấy chiến dịch của Trung Quốc không chỉ là để dạy cho Việt Nam một bài học ở mấy tỉnh biên giới mà thật ra là họ đã có kế hoạch vào cả nước Việt Nam ạ?
Không có thông tin nhưng mà tôi chỉ được biết như thế này: Lúc ấy Trung Quốc mang quân đánh chúng tôi.
Nhưng mà đánh biên giới chúng tôi thì lúc bấy giờ đường sá biên giới chúng tôi khó khăn lắm.
Chưa có mở được đường sá ở các tỉnh biên giới. Toàn là đường hẹp, đường núi. Cho nên Trung Quốc hành quân rất khó. Mà Trung Quốc tiếp tế cũng khó, tải thương cũng khó. Cho nên Trung Quốc cũng chỉ đánh chúng tôi ở mấy tỉnh biên giới chứ không đánh sâu xuống được nữa đâu.
Trung Quốc thương vong cũng nhiều. Bây giờ tôi không biết là bao nhiêu nhưng mà vì đánh nhau trong hoàn cảnh rừng núi của chúng tôi như thế, đường sá hẹp hòi như thế cho nên Trung Quốc thương vong cũng nhiều. Cho nên họ phải rút thôi. Sau 15 ngày họ phải rút.
Với tinh thần Việt Nam với Trung Quốc bình thường hóa quan hệ như hiện nay thì liệu khả năng xảy ra chiến sự trong tương lai, theo như ông đánh giá, có nhiều không ạ?
Nhưng đã là chiến tranh thì bên này sứt đầu, bên kia cũng mẻ trán. Và từ xưa đến nay chúng tôi chưa thua.
Về phía chúng tôi, chúng tôi chẳng nghĩ chúng tôi đánh Trung Quốc. Nhưng về phía Trung Quốc làm sao mà biết được trong tư tưởng, trong ý đồ của họ.
Nhưng có một điều rằng, trong tình hình hiện nay thì Trung Quốc cũng dễ dàng gây một cuộc chiến tranh lớn đâu. Bởi vì Trung Quốc họ còn phải thể hiện mặt đẹp với thế giới nữa. Cho nên là cũng khó.
Hai nữa là họ cũng phải dè chừng dư luận thế giới. Chứ trong thời đại hiện nay đâu phải dễ dàng phát động chiến tranh.
Mà phát động một cuộc chiến tranh thì dù Trung Quốc lớn, chúng tôi nhỏ, nhưng đã là chiến tranh thì bên này sứt đầu, bên kia cũng mẻ trán. Và từ xưa đến nay, chúng tôi chưa thua.


-Hình ảnh trên tạp chí TIME về cuộc Chiến tranh Biên giới 1979 chống Trung Quốc xâm lược
Đoàn kết kháng chiến: Các cán bộ đảng viên đảng Cộng sản Việt Nam đương quyền tại Hà Nội, thủ đô của Việt Nam, ngày 19-2-1979, biểu lộ thái độ công khai thách thức chống lại cuộc xâm lược của Trung Quốc

Bắt quả tang những bàn tay vấy máu: Toán quân Việt Nam canh gác tù binh Trung Quốc, ngày 26-2-1979. Từng thích nghi với cuộc chiến tranh du kích kéo dài hàng thập kỷ và được trang bị những vũ khí khí tài mới nhất của Xô Viết, người Việt Nam đã chứng tỏ là họ quá mạnh trước Quân giải phóng Nhân dân Trung Quốc vẫn loanh quanh với lối dàn quân kiểu “biển người” bằng đám lính khố rách áo ôm, một chiến thuật từng được sử dụng gần ba thập kỷ trước trong cuộc Chiến tranh Triều Tiên
Trên đường: Dân Việt Nam tản cư tránh các toán quân Trung Quốc đang tiến gần tại tỉnh biên giới Lạng Sơn có vị trí chiến lược. Ngày 5-3-1979, một ngày sau khi Quâng GPND Trung Quốc chiếm được tỉnh lỵ, Bắc Kinh loan báo một cuộc rút quân hoàn toàn.
- Kỷ niệm chiến tranh 1979 Lính Trung Quốc thừa nhận được lệnh giết dân Việt Nam — (boxitvn)


-32 năm chiến tranh biên giới Trung-Việt
Lính Việt Nam 1979
32 năm trước, vào sáng sớm ngày 17/02, Trung Quốc đã tấn công trên toàn tuyến biên giới đất liền với Việt Nam thuộc địa phận sáu tỉnh miền Bắc.
Cuộc chiến ngắn ngủi nhưng đẫm máu đã để lại dư ấn lâu dài trong quan hệ Việt-Trung mà tới hơn mười năm sau mới chính thức được bình thường hóa.
Một số tài liệu mới đăng tải trên các trang mạng của Trung Quốc nay hé mở thêm nhiều chi tiết về cuộc chiến này.

Nhà nghiên cứu Dương Danh Dy vừa gửi cho BBC bài phát biểu của lãnh đạo Trung Quốc Đặng Tiểu Bình tại một hội nghị nội bộ hôm 16/03/1979, một tháng sau khi Trung Quốc bất ngờ tấn công Việt Nam.
Trong thời điểm đó, Trung Quốc cũng đang tiến hành rút quân sau khi tuyên bố chiến thắng và "hoàn thành mục tiêu chiến tranh".
Bài phát biểu của ông Đặng giải thích thêm về lý do và mục đích của cuộc chiến tranh.
Trong đó, ông Đặng Tiểu Bình nói "lần đánh trả tự vệ này" là "một cuộc tác chiến trừng phạt có giới hạn" về thời gian cũng như quy mô, và chỉ nhằm "dạy cho tên Cuba phương đông điên cuồng" một bài học.
"Đồng thời cũng là một sự ủng hộ Campuchia chống Việt Nam xâm lược."
Theo ông Đặng, đây là "hành động quan trọng mở rộng mặt trận thống nhất quốc tế phản đối bá quyền".
Ông nói lãnh đạo Việt Nam đã bị bất ngờ trước sự tấn công của Trung Quốc vì trước đó mấy ngày, Việt Nam còn dự đoán phạm vi tấn công nhỏ, gồm hai sư đoàn.
Trên thực tế, Trung Quốc đã điều tới 20 sư đoàn bộ binh trong ngày đầu cuộc chiến.

Yếu tố bất ngờ

Nhiều cán bộ lãnh đạo của Việt Nam lúc bấy giờ cũng đều đã nhắc tới sự ngỡ ngàng vì không lường trước được quy mô tấn công của quân đội Trung Quốc.
Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, người lúc đó là đại sứ Việt Nam tại Bắc Kinh, nói với BBC rằng khi nghe tin, ông hoàn toàn bất ngờ.
Lần đánh này vũ khí, quân số đều gấp mấy lần Việt Nam. Chiến đấu ở Cao Bằng chí ít là năm đánh một, sáu đánh một, chiến đấu ở Lạng Sơn, Lào Cai cũng đều gấp mấy lần, thậm chí sáu đánh một, bảy đánh một.
Đặng Tiểu Bình
Cựu Thứ trưởng Ngoại giao Trần Quang Cơ thì nói ông cảm thấy mình "bất lực".
Ông Dương Danh Dy, lúc đó làm việc tại đại sứ quán ở Bắc Kinh, cũng nói cuộc chiến tranh "về tổng thể không bất ngờ đối với chúng tôi, nhưng về thời gian cụ thể và nhất là về quy mô binh lực mà Trung Quốc sử dụng thì quả là không tính tới".
Trong bài phát biểu hôm 16/03/1979, ông Đặng Tiểu Bình cho hay kế hoạch đánh Việt Nam lúc đó không được Mỹ đồng tình về quy mô vì sợ phản ứng của Liên Xô.
"TW Đảng, Quân ủy TW hạ quyết tâm này không dễ, trải qua nhiều lần suy ngẫm, trải qua gần hai tháng suy ngẫm mới hạ được quyết tâm đó."
Tuy nhiên, ông Đặng đánh giá: "Bây giờ xem ra hạ quyết tâm đó là đúng".
Văn bản bài phát biểu của lãnh đạo Trung Quốc mới được đăng tải nói: "Chúng ta nói trận này nhất định phải đánh, có ba lý do lớn phải đánh".
"Một là, mặt trận thống nhất chống bá quyền quốc tế đòi hỏi có sự chế tài cần thiết đối với Cuba phương đông (tên ông Đặng Tiểu Bình dùng để gọi Việt Nam).
"Hai là, chúng ta cần phải xây dựng bốn hiện đại hóa. Chúng ta cần môi trường tương đối ổn định, đáng tin cậy. Để cho xét lại Liên Xô, Việt Nam ngày ngày ở phía bắc phía nam đe dọa chúng ta làm cho tinh thần không yên. liệu có được không?
"Lý do thứ ba, là quân giải phóng nhân dân ba mươi năm nay không đánh trận."
Theo ông Đặng, đây là cơ hội tốt để Giải phóng quân Trung Quốc chứng tỏ "vẫn là quân giải phóng".

Quy mô cuộc chiến

Lãnh đạo Trung Quốc tuy vậy thừa nhận rằng trong cuộc chiến tranh biên giới 1979, nước này "giết gà đã phải dùng dao mổ trâu".
Ông Đặng nói trong bài phát biểu: "Lần đánh này vũ khí, quân số đều gấp mấy lần Việt Nam. Chiến đấu ở Cao Bằng chí ít là năm đánh một, sáu đánh một, chiến đấu ở Lạng Sơn, Lào Cai cũng đều gấp mấy lần, thậm chí sáu đánh một, bảy đánh một".
"Thương vong của chúng ta là bốn so với một, thần thoại của chúng bị tiêu diệt."
Cũng nói về quy mô cuộc chiến, trang mạng quân sự milchina.com của Trung Quốc mới đây đăng thư của một cựu chiến binh Trung Quốc từng tham gia chiến tranh biên giới 1979 cho hay kế hoạch của Trung Quốc là "đưa bộ đội Dã chiến 2 (một trong bốn dã chiến quân nổi tiếng của quân đội Trung Quốc hồi nội chiến do Lưu Bá Thừa làm tư lệnh, Đặng Tiểu Bình làm chính uỷ) vào Lào, rồi đánh xiên ngang sang Việt Nam sau đó vu hồi lên bắc gặp đại quân của ta nam hạ".
Lính Trung Quốc bị bắt làm tù binh 1979Thống kê chưa đồng nhất về con số thương vong trong cuộc chiến
Bức thư viết: "Tuy vậy kế hoạch này quá mạnh, hoàn toàn giống như một trận đánh diệt cả một nước, có thể làm chấn động thế giới, nên trước ngày đánh một tuần lễ đã bị hủy bỏ, đổi thành cuộc chiến lấy quy mô sư đoàn, trung đoàn là chính".
"Thế nhưng, nó vẫn bị gọi là "dùng dao mổ trâu để giết gà”."
Một điểm nữa trong bức thư của cựu chiến binh Trung Quốc: "Mục đích của cuộc chiến tranh này là tàn phá, hủy hoại quốc lực của Việt Nam chứ không phải là chiếm lĩnh lãnh thổ, nên sau hai ngày đánh nhau, bộ đội tham chiến của ta bắt đầu chấp hành mệnh lệnh bán chính thức là “không bắt tù binh”, “không để lại cho Việt Nam một lá cây ngọn cỏ”."
Cho tới nay, thống kê vẫn chưa đồng nhất về con số thương vong của hai bên trong cuộc chiến biên giới Việt-Trung.
Phía Trung Quốc nói quân lính Việt Nam chết và bị thương vào khoảng 50.000, lính Trung Quốc khoảng 20.000.
Hàng nghìn dân thường Việt Nam cũng thiệt mạng và thương vong.

Tổng số lượt xem trang