Roberto Tofani - Trà Mi lược dịch
“Chúa và chính quyền Việt Nam đang đến gần nhau hơn” (God and state draw closer in Vietnam) là đầu đề bài viết của Roberto Tofani đăng trên Asia Times.com ngày 3 tháng 2, 2011.
“Chúa và chính quyền Việt Nam đang đến gần nhau hơn” (God and state draw closer in Vietnam) là đầu đề bài viết của Roberto Tofani, biên tập viên của Sudestasiatico.com, đăng trên Asia Times.com ngày 3 tháng 2, 2011.
Giáo hoàng Benedict XVI phong Tổng giám mục Leopoldo Girelli, người Ý, làm đại sứ không thường trú của Giáo Hoàng tại Việt Nam. TGM Girelli hiện là đại sứ Vatican tại Singapore, Indonesia và đại biểu tòa thánh ở Malaysia và Brunei.
Việt Nam là một trong số vài quốc gia kể cả Trung Hoa không có quan hệ ngoại giao với Vatican.
Trong một diễn văn chính thức gởi đến ngoại giao đoàn của Tòa thánh, Giáo hoàng Benedict nói thỏa thuận phong nhậm người đại diện chính thức (cho mình) là chỉ dấu của sự tiến bộ về mặt tự do tôn giáo tại Việt Nam.
Tổng giám mục Leopoldo Girelli Nguồn: cathnewsasia.com |
Việc tấn phong đại sứ Vatican tại Việt Nam cũng trùng với lễ kỷ niệm 50 năm có hàng giáo phẩm Thiên Chúa giáo tại Việt Nam và 350 năm từ ngày có hai đại biểu tòa thánh tại đây. Trong dịp này đã có, theo báo giới địa phương, nửa triệu người, 35 giám mục Việt Nam, 7 giám ục nước ngoài, 1200 linh mục tham dự lễ mừng.
Hà nội đồng ý với bổ nhiệm của tòa thánh để giải tỏa áp lực từ phía Hoa Kỳ và Liên hiệp Âu châu. Theo báo cáo của nộ Ngoại giao Hoa Kỳ, “hiến pháp Việt Nam cho phép tự do tín ngưỡng; nhưng nhà nước vẫn tiếp tục giới hạn sinh hoạt của nhiều giáo phái.”
Liên hiệp châu Âu cũNg muốn thấy Hà Nội mềm dẻo hơn với cộng đồng ki tô hữu Việt Nam – lớn hàng thứ 5 tại châu Á.
Nguồn tin của Vatican cho Asia Times biết, “Liên hiệp châu Âu quan tâm đến quan hệ giữa Tòa thánh và Việt Nam. Một chính sách hòa hoãn giữa đôi bên có thể là chỉ dấu của sự tiến bộ về mặt dân chủ và tự do tại Việt Nam.”
Mặc những lời cảnh cáo vi phạm quyền tự do tôn giáo, Liên hiệp châu Âu và Hoa Kỳ vẫn tiếp tục gia tăng mức mậu dịch và đầu tư với Việt Nam. Trước đó Hoa Kỳ đã đòi Việt Nam phải có những tiến bộ rõ rệt để được xếp vào hang tối huệ quốc về mặt mậu dịch, một bước cần phải có để được gia nhập WTO. Mức buôn bán giữa Hoa Kỳ và Việt Nam 11 tháng đầu năm 2010 là 17 tỉ đô-la, kỷ lục mới nha6’t tữ khi hai nước có quan hê, ngoại giao từ năm 1995.
Cùng lúc, Liên hiệp Âu châu là nguồn viện trợ lớn nhất cho Việt Nam, thị trường xuất cảng lớn thứ hai và nguỗn đầu tư trực tiếp (FDI) lớn nhất cho Việt Nam. Cuối năm nay, hai bên sẽ xúc tiến đàm phán để đi đến một thỏa hiệp thương mại tự do (FTA).
Hiến pháp Việt Nam bảo vệ quyền tự do tôn giáo đồng thời ghi, “Không ai được xâm phạm quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo hay dùng tự do đó để vi phạm luật pháp và chính sách nhà nước.” Chính quyền Việt Nam công nhận nhiều tôn giáo khác nhau kể cả Thiên Chúa giáo nhưng kiểm soát chặt cẽ các xứ đạo bằng Sắc lệnh 2004 Lòng tin và Tôn giáo.
Sắc lệnh này đòi hỏi tổ chức tôn giáo phải ghi danh với chính quyền địa phương và viên chức địa phương có thẩm quyền cho phép sinh hoạt tôn giáo và bổ nhiệm giới lãnh đạo (tôn giáo). “Sắc lệnh này đã bị các giám mục phê phán cho rằng nó không bảo đảm tự do thực sự của hang gia;o phẩm Việt Nam vì phong nhậm của Giáo hoàng tôn giáo và lễ thụ phong giám mục Việt Nam phải được chính quyền Việt Nam đồng lòa,” một linh mục Việt Nam (ẩn danh) cho Asia Times hay.
Tranh chấp
Dù đã có bổ nhiệm mơi của Vatican, Việt Nam và Tòa thánh sẽ phải giải quyết một số vấn đề còn lại trước khi hai bên có qua hệ ngoại giao toàn phần. DDa9.c biệt là việc tranh chấp đất đai, một vấn đễ đã gây nhiễu tranh luận. Những cố gắng bình thường hóa quan hệ giữ Vatican và Việt Nam đã gặp trở ngại vì những cuộc biểu tình của giáo dân và sự bắt giam một số linh mục nổ tiếng.
Nhà nước cộng sản đã tịch thu một số đất đai thuộc giáo hộ sau khi nắm quyền năm 1975. Hà Nội đã ký sắc lệnh năm 2003 nội dung là tất cả đất đai đã quốc hữu hóa trong giai đoạn xã hội chủ nghĩa trước 1991 sẽ không thể hoàn trả lại. Sắc lệnh đó đã không giải quyết được những tranh chấp vẫn âm ỉ từ lâu.
Trong sự kiện cộng đồng Thiên Chúa giáo Đồng Chiêm đứng lên vào đầu nằm 2010 lên án nhà nước Việt Nam đã đập đổ thánh giá trong vùng đất của giáo hội mà chính quyền địa phương cũng giành quyền sở hữu. Xung đột đã xảy ra giữa công an và giáo dân.
Tổ chức Human Rights Watch (HRW) tuần rồi đã kêu gọi chính phủ Mỹ đưa Việt Nam vào lại danh sách những quốc gia đàn áp tôn giáo nhất thế giới. HRW lên án Hà Nội đã không ngừng trấn áp nhiều giáo phái và ngăn cản việc tự do hành đạo.
Những tổ chứ khác cũng có những thong tin tương tự sau khi Mỹ lấy Việt Nam ra khỏi danh sách “các quốc gia cần được đặc biệt quan tâm”.
THa;ng Giêng vừa qua, Christian Marchant, một viên chức ngoại giao Mỹ đã bị giới thẩm quyền Việt Nam hành hung tại Huế vì đã tiếp xúc với linh mục Nguyễn Văn Lý, một người bất đồng chính kiến, cũng là người thành lập khối 8406. Báo đài nhà nước CSVN lên án Marchant đã gây rối trật tự công cộng; báo nước ngoài đưa tin Marchant đã bị công an hành hung khi mới chỉ có ý đính đến thăm một người bất đồng chính kiến nổi tiếng. Hoa Kỳ đã lên tiếng phản đối mạnh mẽ về sự kiện này.
Dù đã có những bức phá, người ta vẫn quan ngại tranh chấp địa phương có khả năng xấu thêm nữa. Nhà nước đặt sự ổn định xã hội là ưu tiên cao đồng thời đễ cao việc phát triểnh kinh tế nhanh chóng.
Cộng đồng Thiên Chúa giáo Việt Nam lớn thứ nhì ở châU Á, chỉ sau cộng đồng ở Phi Luật Tân (Philippines). Thống kê của chính phủ ghi nhận khoảng 6,28 triệu người theo đạo ki tô; một nguồn khác cho rằng con số này khoảng 8 triệu người trong khi dân số Việt Nam đang tang gần đến 90 triệu, theo tài liệu của CIA Mỹ.
Người Thiên Chúa giáo sống rải rác khắp ở mọi miền đất nước với mật độ cao nhất ở các tỉnh thành quanh Tp. Hồ Chí Minh và phía Đông Nam Hà Nội cũng như vài vùng thuộc Cao nguyên Trung phần. Có 3 TGM, 4 giám mục và gần 4000 linh mục cho 26 xứ đạo trên toàn cõi Việt Nam.
Có hơn 10.000 nơi thờ phượng kể cả 6 chủng viện và hai trung tâm đào tạo giáo sĩ. Theo Vatican, số chủng sinh chuẩn bị để trở thành linh mục đã tang hơn 50% trong 5 năm vừa qua đến nay có khoảng 1.600 người. Với số giáo dân đang tang, giáo hội đang trên đà thắng lợi về mặt vận động, đặc biệt với cấp chính quyền tỉnh.
Giáo hội kiên định phát triển cơ sở và truyền giáo khắp nơi trên thế giới và Á châu là một biên giới mới. Các nhà truyền đạo đến Việt Nam từ đầu thế kỷ thứ 16, củng cố vị trí của giáo hội vào giai đoạn Việt Nam là thuộc địa của Pháp. Nền tảng của giáo hội Thiên chúa giáo đã bị lung lay sau khi cộng sản chiếm được chính quyền năm 1975.
Nếu Tòa thánh đặt được quan hệ ngoại giao với Việt Nam “quốc gia này sẽ đặt tiền lệ về quan hệ với các nước Á châu khác như Trung Hoa,” Alessandra Chiricosta, một sử gia về tôn giáo đặc biệt về văn hóa Việt Nam nói.
Một mặt Tòa thánh không chấp nhận bất kỳ tổ chức thế tục nào can thiệp vào quyền quản trị của giáo hội; mặt khác Chính quyền Việt Nam khong thể hợp pháp hóa bất cứ quyền lực nào không phát xuất từ Đảng Cộng sản Việt Nam,” Chiricosta nói thêm.
Điều này giải thích tại sao Tòa thánh mới đây chỉ bổ nhiệm Girelli làm đại sứ “không thường trú” của Giáo hoàng và tại sao con đường đến bình thường hóa quan hệ ngoại giao giữ Việt Nam và Vatican vẫn còn là chặng đường dài, Chiricosta nhận định.
Khâm sứ Toà Thánh ở Inđônêsia
Kính gửi Đức Hồng y Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn
Tổng Giám mục Thành phố Hồ Chí Minh
Toà Tổng Giám mục, 180 Nguyễn Đình Chiểu, Q3,
Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
Ngày 13-1-2011
Trọng kính Đức Hồng Y,
Hôm nay, nhân dịp công bố việc bổ nhiệm tôi làm Đại diện không thường trú của Toà Thánh tại Việt Nam, tôi vui mừng viết thư này gửi Đức Hồng Y để diễn tả niềm vui sâu xa của tôi đối với sứ vụ mới và khẳng định rằng, tôi coi đây là một vinh dự được đại diện Đức Thánh Cha tại Giáo Hội địa phương trong đất nước tuyệt vời này.
Nhân cơ hội này, tôi muốn nói lên ý muốn và niềm ước mong chân thành được hỗ trợ ngài và Giáo Hội nơi ngài thi hành thừa tác vụ Giám mục. Ngay từ thời điểm này, tôi muốn đoan chắc với ngài rằng, tôi sẵn sàng phục vụ và cộng tác vì ích lợi của Giáo Hội.
Với sự trợ giúp của Chúa, tôi rất hy vọng củng cố mối dây hiểu biết huynh đệ và trợ giúp lẫn nhau giữa Đại diện Toà Thánh và Tổng Giáo phận của Ngài.
Với tư cách Đại diện của Đức Giáo Hoàng, Đấng là trung tâm hiệp nhất trong Giáo Hội, tôi sẽ hết sức vui mừng góp phần vun trồng ý thức hiệp thông giữa Đấng kế vị Thánh Phêrô và Đức Hồng Y, là mục tử mà Chúa Thánh Thần đã chỉ định để hướng dẫn Giáo Hội địa phương ở đây. Đồng thời, tôi hy vọng là khí cụ hiệp thông giữa các linh mục, tu sĩ và giáo dân trong Hội Thánh, cũng như giữa đồng bào Việt Nam.
Xin gửi đến ngài lời cầu chúc cầu nguyện tốt đẹp nhất và lòng kính trọng chân thành.
Leopoldo Girelli
Khâm sứ Toà Thánh
TGM Leopoldo Girelli
Thư của Đức TGM Leopoldo Girelli, Đại diện Tòa Thánh không thường trú tại Việt Nam, gửi ĐHY Gioan B. Phạm Minh Mẫn |
© DCVOnline
Nguồn: God and state draw closer in Vietnam. By Roberto Tofani. Asia Times, 03/02/2011
VRNs (03.02.2011) – BBC Vietnamese – Hãng tin Công giáo UCAN dẫn lời Đức Hồng y Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn cho hay ủy ban trung ương của Giáo hội Công giáo Á châu tuần trước đã trao quyền chủ trì hội nghị này cho giáo hội Việt Nam.
Đây là lần đầu tiên hội nghị của Liên hội đồng Giám mục châu Á được tổ chức tại Việt Nam kể từ khi liên hội đồng thành lập năm 1970.
Theo Đức Hồng y Phạm Minh Mẫn, giáo hội Việt Nam sẽ phải trình danh sách các đại biểu tham gia cho chính phủ Việt Nam thông qua trước khi xin chiếu khán nhập cảnh Việt Nam cho các vị này.
Hội nghị sẽ diễn ra tại TP Hồ Chí Minh vào cuối tháng 11/2012.
UCAN trích lời đức Hồng y nói rằng ông hy vọng sự kiện sẽ giúp thúc đẩy “tình liên đới, huynh đệ và hiệp thông giữa các Giáo Hội châu Á”.
- Việt Nam chủ trì hội nghị giám mục châu Á (BBC). -Xây nhà thờ Tam Tòa mới BBC-Tin cho hay chính quyền tỉnh Quảng Bình đã chấp thuận cho Giáo xứ Tam Tòa xây nhà thờ trên một lô đất mới