-Điều bất ngờ sau quyết định tách MobiFone khỏi VNPTMobiFone vốn được coi là gà đẻ trứng vàng của VNPT, với lợi nhuận chiếm khoảng 60 - 70% của toàn tập đoàn VNPT, vì thế khi tách ra đồng nghĩa với việc VNPT mất đi nguồn thu chủ chốt.
Việc Chính phủ chấp thuận tách MobiFone ra khỏi Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) có lẽ không có gì đáng ngạc nhiên vì trước đó, vấn đề này đã được bàn đến nhiều trên các mặt báo.
Nếu có bất ngờ, chỉ là việc MobiFone “ra đi” mà không phải “nặng gánh hai vai”.
Tại cuộc họp báo của Chính phủ vừa diễn ra hôm 1/4, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Bắc Son nói, MobiFone tách ra khỏi VNPT mà không phải kèm bất cứ doanh nghiệp nào của tập đoàn và sẽ phải tiến hành nhanh việc cổ phần hóa.
Song trước đó, trong đề án tái cơ cấu VNPT, tính toán của Bộ Thông tin và Truyền thông là tách MobiFone ra khỏi VNPT, đồng thời khoảng 60 doanh nghiệp (trong đó có nhiều đơn vị làm ăn thua lỗ) của VNPT cũng sẽ chuyển sở hữu sang MobiFone.
Theo tờ trình số 14697 của Bộ Tài chính ký ngày 29/10/2013, trong 62 công ty mà VNPT dự kiến chuyển phần vốn góp, trong năm 2012 đã có nhiều doanh nghiệp chịu lỗ. Trong đó, nặng gánh nhất là Công ty Tài chính Bưu điện trong năm 2012 lỗ 635 tỷ đồng, còn hệ thống vệ tinh Vinasat 1 và 2 cũng trong năm này lỗ 411 tỷ đồng, chưa kể chi phí vận hành.
Khi đó, Bộ Tài chính cũng cho rằng, việc chuyển giao vệ tinh Vinasat 1 và 2 sẽ ảnh hưởng đến hoạt động cho hạ tầng mạng quốc gia nói chung, hoạt động doanh thu của MobiFone nói riêng, vì hai vệ tinh này không chỉ phục vụ kinh doanh mà còn đảm nhận vai trò phục vụ an ninh quốc phòng cho quốc gia.
Việc mang theo nhiều đơn vị làm ăn kém hiệu quả liệu sẽ tác động như thế nào đến sự phát triển của MobiFone? Vấn đề này từng được Cục Viễn thông, VNPT cũng như MobiFone nhìn nhận khá chi tiết tại một cuộc một tọa đàm về tái cơ cấu thị trường viễn thông Việt Nam, hồi tháng 2/2014.
Khi đó, có ý kiến nói rằng MobiFone vốn được coi là gà đẻ trứng vàng của VNPT, với lợi nhuận chiếm khoảng 60 - 70% của toàn tập đoàn VNPT, vì thế khi tách ra đồng nghĩa với việc VNPT mất đi nguồn thu chủ chốt. Và nếu MobiFone tách ra nhưng không gánh vác bớt những đơn vị làm ăn yếu kém, thì VNPT đã khó lại chồng lên khó.
Nên, sau khi biết MobiFone tách khỏi VNPT mà không phải mang theo gánh nặng nào, một nhà quản lý thuộc VNPT nói với VnEconomy: “Biết làm sao. Chỉ còn cách cố gắng, được đến đâu hay đến đó, hy vọng tập đoàn sẽ vượt qua”.
Cho dù, theo đánh giá của một chuyên gia kinh tế, việc MobiFone tách ra để thực hiện cổ phần hóa ngay là một phương án rất hợp lý, bởi vì khi MobiFone không phải gánh các đơn vị làm ăn thua lỗ, yếu kém thì giá trị thương hiệu của doanh nghiệp sẽ “sạch” hơn, sáng hơn, từ đó việc xác định giá trị doanh nghiệp cũng có lợi và khả năng thu hút các nhà đầu tư, đặc biệt là nhà đầu tư chiến lược cũng sẽ hấp dẫn hơn rất nhiều.
Cũng tại cuộc tọa đàm nói trên, TS. Mai Liêm Trực, nguyên Thứ trưởng Bộ Bưu chính Viễn thông (nay là Bộ Thông tin và Truyền thông), người từng là Tổng giám đốc VNPT, nhìn nhận việc tách MobiFone ra sẽ là thiệt thòi rất lớn cho VNPT, tuy vậy mọi việc đã trở thành “vạn bất đắc dĩ”.
Theo ông, VNPT sẽ khó khăn hơn, nhất là một hai năm đầu, nhưng sẽ vẫn chịu đựng nổi, chứ không bị sốc quá lớn về mặt tài chính. Ông tin rằng, những năm sau VNPT sẽ tốt lên.
Nhưng, đấy là quan điểm của ông Trực khi vẫn còn phương án MobiFone tách ra và kèm theo nhiều đơn vị yếu kém của VNPT.
-- MobiFone lên tiếng về thẻ cào giả (GDVN).(GDVN) - Phía nhà mạng này khẳng định, cho đến thời điểm hiện tại MobiFone "chưa nhận được phản ánh nào của khách hàng liên quan tới việc mua thẻ cào giả".(không nhắc tới việc thẻ giả vẫn nạp được tiền???)
-Khó hiểu vụ thẻ cào MobiFone nhập lậu từ Trung Quốc vẫn nạp được tiền (!?)Ông Nguyễn Văn Bắc, Chi Cục phó Chi cục Hải quan cửa khẩu Móng Cái khẳng định, qua kiểm tra thực tế bằng cách cào thử một số thẻ trong thùng hàng bị thu giữ, nhập vào điện thoại mạng MobiFone thì giá trị tài khoản trong điện thoại tương ứng với mệnh giá thẻ được xác nhận ngay. Thử cách khác, một số máy đã khóa chiều gọi đi do hết sạch tiền, nạp thẻ "tang vật" thì sau đó gọi bình thường.
-
-Lời giải thích của mạng Mobifone sau bài báo “Tôi đang đứng trên đất nước tôi, Việt Nam”
Lời tòa soạn SGGP Online: Sau khi bài báo Tôi đang đứng trên đất nước tôi, Việt Nam (của phóng viên Vũ Thống Nhất) đăng trên báo SGGP Online, chiều 29-3, trao đổi với Chủ biên báo SGGP Online, đại diện Công ty Thông tin di động (chủ quản mạng Mobifone) phát biểu cho biết Mobifone xin rút kinh nghiệm và sẽ điều chỉnh nội dung tin nhắn thông báo khi khách hàng nhập mạng nước ngoài của Trung Quốc, Lào, Cam-pu-chia là các nước có chung đường biên giới với Việt Nam. Mobifone cũng xin gửi lời giải thích chính thức đến các bạn đọc, nội dung như sau:
Ở các vùng ráp gianh biên giới, hiện tượng giao thoa sóng giữa các mạng của hai quốc gia luôn luôn xảy ra. Nguyên nhân là do các mạng phải phát sóng đủ mạnh để đảm bảo chất lượng dịch vụ cho khách hàng. Vì vậy, các nhà mạng luôn luôn khuyến cáo khách hàng lưu ý khi sử dụng dịch vụ tại các vùng biên giới, có giao thoa sóng giữa các mạng di động quốc tế.
Việc sóng di động của mạng Trung Quốc chờm vào lãnh thổ của Việt Nam cũng tương tự như sóng di động của MobiFone phát chờm sang lãnh thổ của Trung Quốc nên khi thuê bao MobiFone giao thương tại Trung quốc gần khu vực biên giới Việt - Trung vẫn có thể sử dụng dịch vụ trên mạng MobiFone mà không phải dùng mạng Trung Quốc và bị tính cước chuyển vùng quốc tế.
Về trường hợp mà quý Báo SGGP phản ánh khi khách hàng đứng ở địa điểm thác Bản Giốc thuộc địa phận của Việt Nam nhưng lại nhận được tin nhắn thông báo nhập mạng Trung Quốc, chúng tôi xin trả lời như sau:
- Theo qui định của Hiệp hội di động toàn cầu (GSMA), khi khách hàng chuyển vùng vào mạng khách quốc tế khác với mạng chủ, mạng chủ phải gửi tin nhắn (welcome SMS) thông báo nhập mạng nước ngoài thành công.
- Trường hợp này, mặc dù khách hàng đứng trên lãnh thổ Việt Nam nhưng do thiết bị của thuê bao nhập vào mạng Trung Quốc nên hệ thống hiểu là khách hàng đang ở Trung Quốc và gửi tin nhắn thông báo nhập mạng Trung quốc cho khách hàng. Nội dung tin nhắn thông báo là thống nhất khi khách hàng nhập vào tất cả các mạng nước ngoài, bao gồm cả các nước có chung biên giới với Việt Nam như Trung Quốc, Lào, Campuchia.
- Trong quá trình trao đổi với nhân viên tư vấn của MobiFone về giá cước dịch vụ, do thông tin trao đổi chưa đầy đủ nên nhân viên tư vấn của MobiFone đã thông báo cho khách hàng cước sử dụng dịch vụ trên mạng MobiFone mà không rõ thông tin về việc khách hàng đang nhập mạng nước ngoài.
Trước hết, MobiFone xin cảm ơn phản ánh của Quý khách hàng và các cơ quan báo chí. Nhờ có thông tin này, MobiFone đã rút kinh nghiệm và điều chỉnh nội dung tin nhắn thông báo khi khách hàng nhập mạng nước ngoài của Trung Quốc, Lào, Cam-pu-chia là các nước có chung đường biên giới với Việt Nam và dễ xảy ra việc chuyển mạng tự động, cụ thể: “Quý khách đang sử dụng mạng di động của Trung Quốc/Lào/Campuchia….” để tránh khách hàng hiểu nhầm như trường hợp trên đây.
Ngoài ra, MobiFone cũng rút kinh nghiệm trong tìm hiểu rõ thông tin về tín hiệu mạng di động trước khi tư vấn giá cước cho khách hàng để tránh những hiểu lầm đáng tiếc. Xin trân trọng cảm ơn.
Đinh Việt Hưng
Người phát ngôn của Công ty VMS
-Tôi đang đứng trên đất nước tôi, Việt Nam
Chúng tôi có mặt tại thác Bản Giốc (xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh, Cao Bằng), cạnh đó là dòng sông Quây Sơn, đường biên giới tự nhiên giữa hai nước Việt Nam và Trung Quốc.
Nội dung tin nhắn từ điện thoại di động. Ảnh: Th.Nhất
Hôm đó có hàng trăm người đến tham quan, chiêm ngưỡng vẻ đẹp hùng vĩ, nên thơ của Bản Giốc, tài sản cha ông hàng ngàn đời truyền lại cho cháu con nước Việt. Cũng hôm đó, rất nhiều người dùng mạng MobiFone đã bị sốc. Chỉ mấy phút sau khi đặt chân đến bến xe Bản Giốc (cách thác Bản Giốc khoảng 1km) người viết bài này nhận được tin nhắn nguyên văn như sau: “Mobifone - VN. Mobifone chao mung Quy khach đa đen Trung Quoc. Quy khach co the chon mang China Unicom, de su dung dong thoi cac dich vu: thoai, sms, data. Chi tiet vui long lien he +84904 144 144 (tinh cuoc nhu goi ve VN)”. Nhiều người khác cũng nhận được dòng tin nhắn với nội dung như vậy trên ĐTDĐ của mình. Rất nhiều người bức xúc, bàn luận trước sự kiện này, nhất là những cựu chiến binh trong đoàn khách tham quan.
Bấm điện thoại tới số được chỉ dẫn liên hệ (+84904 144 144). Đầu dây là một giọng nữ. “Chị vui lòng cho biết giá cước được tính cụ thể như thế nào?”, tôi hỏi. “Thì vẫn tính cước gọi nội mạng 1.180 đồng/phút, gọi liên mạng 1.380 đồng/phút. Gọi vào giờ rỗi, từ 23 giờ đến 5 giờ hôm sau được khuyến mãi 50%...”. “Xin cám ơn. Tôi đang liên hệ với Mobifone Việt Nam phải không ạ?”, tôi hỏi tiếp. “Đúng. Đây là đường dây nóng của Mobifone Việt Nam”, vẫn giọng nữ ấy. Quái lạ… MobiFone? Cột mốc chủ quyền 836 (phía Việt Nam) được tôn cao, ốp đá vẫn sừng sững sát bờ Quây Sơn.
Tin nhắn, số điện thoại liên hệ có đúng là của MobiFone Việt Nam? Là “chiến tranh mạng”, bị hacker tấn công, chèn sóng? Dù từ đâu đến, do ai thì cũng là điều không thể chấp nhận. MobiFone phải giải thích vấn đề này. Còn người dân chỉ cần biết một điều, rất chắc chắn: Tôi đang đứng trên đất nước tôi, Việt Nam.
-
-Đề nghị xử lý nghiêm sai lầm của Báo Lao động
Do sai lầm về nội dung một bài viết trên Báo Lao động điện tử ngày 22 /2/2011 (Bài “Thác nước Detian - thiên đường chốn hạ giới”), ngày 24 /2/2011, Ban Tuyên giáo Trung ương có công văn gửi Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đề nghị Tổng Liên đoàn, với tư cách là cơ quan chủ quản, kiểm điểm, xử lý nghiêm tập thể, cá nhân sai phạm; báo cáo việc xử lý về Ban Tuyên giáo Trung ương và các cơ quan chức năng trước ngày 27 tháng 2 năm 2011.
Cùng ngày, thừa ủy quyền của Lãnh đạo Bộ Thông tin và Truyền thông, Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử của Bộ này cũng có công văn nội dung tương tự gửi Báo Lao động và cơ quan chủ quản của Báo./.
Nếu có bất ngờ, chỉ là việc MobiFone “ra đi” mà không phải “nặng gánh hai vai”.
Tại cuộc họp báo của Chính phủ vừa diễn ra hôm 1/4, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Bắc Son nói, MobiFone tách ra khỏi VNPT mà không phải kèm bất cứ doanh nghiệp nào của tập đoàn và sẽ phải tiến hành nhanh việc cổ phần hóa.
Song trước đó, trong đề án tái cơ cấu VNPT, tính toán của Bộ Thông tin và Truyền thông là tách MobiFone ra khỏi VNPT, đồng thời khoảng 60 doanh nghiệp (trong đó có nhiều đơn vị làm ăn thua lỗ) của VNPT cũng sẽ chuyển sở hữu sang MobiFone.
Theo tờ trình số 14697 của Bộ Tài chính ký ngày 29/10/2013, trong 62 công ty mà VNPT dự kiến chuyển phần vốn góp, trong năm 2012 đã có nhiều doanh nghiệp chịu lỗ. Trong đó, nặng gánh nhất là Công ty Tài chính Bưu điện trong năm 2012 lỗ 635 tỷ đồng, còn hệ thống vệ tinh Vinasat 1 và 2 cũng trong năm này lỗ 411 tỷ đồng, chưa kể chi phí vận hành.
Khi đó, Bộ Tài chính cũng cho rằng, việc chuyển giao vệ tinh Vinasat 1 và 2 sẽ ảnh hưởng đến hoạt động cho hạ tầng mạng quốc gia nói chung, hoạt động doanh thu của MobiFone nói riêng, vì hai vệ tinh này không chỉ phục vụ kinh doanh mà còn đảm nhận vai trò phục vụ an ninh quốc phòng cho quốc gia.
Việc mang theo nhiều đơn vị làm ăn kém hiệu quả liệu sẽ tác động như thế nào đến sự phát triển của MobiFone? Vấn đề này từng được Cục Viễn thông, VNPT cũng như MobiFone nhìn nhận khá chi tiết tại một cuộc một tọa đàm về tái cơ cấu thị trường viễn thông Việt Nam, hồi tháng 2/2014.
Khi đó, có ý kiến nói rằng MobiFone vốn được coi là gà đẻ trứng vàng của VNPT, với lợi nhuận chiếm khoảng 60 - 70% của toàn tập đoàn VNPT, vì thế khi tách ra đồng nghĩa với việc VNPT mất đi nguồn thu chủ chốt. Và nếu MobiFone tách ra nhưng không gánh vác bớt những đơn vị làm ăn yếu kém, thì VNPT đã khó lại chồng lên khó.
Nên, sau khi biết MobiFone tách khỏi VNPT mà không phải mang theo gánh nặng nào, một nhà quản lý thuộc VNPT nói với VnEconomy: “Biết làm sao. Chỉ còn cách cố gắng, được đến đâu hay đến đó, hy vọng tập đoàn sẽ vượt qua”.
Cho dù, theo đánh giá của một chuyên gia kinh tế, việc MobiFone tách ra để thực hiện cổ phần hóa ngay là một phương án rất hợp lý, bởi vì khi MobiFone không phải gánh các đơn vị làm ăn thua lỗ, yếu kém thì giá trị thương hiệu của doanh nghiệp sẽ “sạch” hơn, sáng hơn, từ đó việc xác định giá trị doanh nghiệp cũng có lợi và khả năng thu hút các nhà đầu tư, đặc biệt là nhà đầu tư chiến lược cũng sẽ hấp dẫn hơn rất nhiều.
Cũng tại cuộc tọa đàm nói trên, TS. Mai Liêm Trực, nguyên Thứ trưởng Bộ Bưu chính Viễn thông (nay là Bộ Thông tin và Truyền thông), người từng là Tổng giám đốc VNPT, nhìn nhận việc tách MobiFone ra sẽ là thiệt thòi rất lớn cho VNPT, tuy vậy mọi việc đã trở thành “vạn bất đắc dĩ”.
Theo ông, VNPT sẽ khó khăn hơn, nhất là một hai năm đầu, nhưng sẽ vẫn chịu đựng nổi, chứ không bị sốc quá lớn về mặt tài chính. Ông tin rằng, những năm sau VNPT sẽ tốt lên.
Nhưng, đấy là quan điểm của ông Trực khi vẫn còn phương án MobiFone tách ra và kèm theo nhiều đơn vị yếu kém của VNPT.
-- MobiFone lên tiếng về thẻ cào giả (GDVN).(GDVN) - Phía nhà mạng này khẳng định, cho đến thời điểm hiện tại MobiFone "chưa nhận được phản ánh nào của khách hàng liên quan tới việc mua thẻ cào giả".(không nhắc tới việc thẻ giả vẫn nạp được tiền???)
-Khó hiểu vụ thẻ cào MobiFone nhập lậu từ Trung Quốc vẫn nạp được tiền (!?)Ông Nguyễn Văn Bắc, Chi Cục phó Chi cục Hải quan cửa khẩu Móng Cái khẳng định, qua kiểm tra thực tế bằng cách cào thử một số thẻ trong thùng hàng bị thu giữ, nhập vào điện thoại mạng MobiFone thì giá trị tài khoản trong điện thoại tương ứng với mệnh giá thẻ được xác nhận ngay. Thử cách khác, một số máy đã khóa chiều gọi đi do hết sạch tiền, nạp thẻ "tang vật" thì sau đó gọi bình thường.
Vào trung tuần tháng 1/2014, trong khi làm nhiệm vụ giám sát hành lý của hành khách xuất nhập cảnh, Đội Thủ tục hàng hóa XNK II - Chi cục Hải quan cửa khẩu Móng Cái (HQMC) phối hợp với Đồn Biên phòng cửa khẩu Móng Cái phát hiện 1 thùng carton là hàng hóa thuộc diện hành lý của khách nhập cảnh có dấu hiệu nghi vấn chứa hàng nhập lậu không khai báo. Khi lực lượng chức năng tiến hành các thủ tục đưa hàng về khu vực kiểm tra, đối tượng được cho là chủ thùng hàng đã lập tức bỏ chạy.
Qua kiểm tra cho thấy, trong thùng carton có chứa 24.900 chiếc thẻ cào nạp tiền điện thoại di động nhãn hiệu MobiFone, trên mặt mỗi thẻ ghi mệnh giá 100.000 đồng, giá trị thẻ nạp tiền đến hết ngày 31/12/2015. Tổng trị giá lô hàng ước tính là 2.490 triệu đồng. Do đây là loại hàng hóa đặc biệt, hầu như không có trong danh mục XNK tại các cửa khẩu khu vực Móng Cái bao giờ, việc xử lý tiếp theo cần phải tham vấn ý kiến của các cơ quan chuyên ngành, đặc biệt là nhà mạng MobiFone.
Thẻ cào điện thoại là thứ hàng hóa không thể làm giả để có giá trị thật. |
Ông Nguyễn Văn Bắc, Chi Cục phó HQMC cho biết, ngay khi phát hiện lô hàng trên, Chi cục Hải quan cửa khẩu Móng Cái đã có Công văn số 11/HQMC-TT2 đề nghị Chi nhánh thông tin di động MobiFone Quảng Ninh 2 - Trung tâm thông tin di động khu vực 5 phối hợp kiểm tra thực tế.
Đến ngày 11/2, Công ty thông tin di động MobiFone Quảng Ninh 2 đã có công văn phúc đáp với cùng một nội dung, đại ý khẳng định lô hàng 24.900 thẻ mệnh giá 100.000 nhập lậu này không phải do công ty phát hành. Còn trong quá trình kiểm tra thực tế, nhà mạng này cho rằng, số thẻ này không phải do MobiFone cung cấp, có thể chúng được sản xuất giả nhằm mục đích lừa đảo khách hàng.
Tuy nhiên, cách giải thích này rất khó thuyết phục. Ông Nguyễn Văn Bắc khẳng định, qua kiểm tra thực tế bằng cách cào thử một số thẻ trong thùng hàng bị thu giữ, nhập vào điện thoại mạng MobiFone thì giá trị tài khoản trong điện thoại tương ứng với mệnh giá thẻ được xác nhận ngay. Thử cách khác, một số máy đã khóa chiều gọi đi do hết sạch tiền, nạp thẻ "tang vật" thì sau đó gọi bình thường.
Các chuyên gia đầu ngành Viễn thông cũng xác nhận, không thể có chuyện thẻ giả nhưng có giá trị thật được. Tuy mỗi nhà mạng đều có cách thức riêng để in mã code nhưng đều có quy chuẩn bảo mật như nhau. Chúng không theo tuần tự, phải đến hàng chục tỷ phép tính loại trừ may ra mới có 1 thẻ trùng lặp. Ngoài mã code còn có sê ri thẻ, tất cả đều phải đồng bộ với dữ liệu tổng đài, database. Họ khẳng định không thể làm giả được. Còn nếu thẻ giả nhưng giá trị mệnh giá có thật thì chắc chắn phải có sự chấp nhận của tổng đài.
Hiện nay, HQMC cho biết, MobiFone đã khóa toàn bộ mã số của 24.900 chiếc thẻ lậu nói trên. Ngày 20/2, HQMC đã bàn giao toàn bộ hồ sơ vụ việc cho Công an TP Móng Cái tiếp tục điều tra, xử lý theo quy định pháp luật.
Theo CAND
-
-Lời giải thích của mạng Mobifone sau bài báo “Tôi đang đứng trên đất nước tôi, Việt Nam”
Lời tòa soạn SGGP Online: Sau khi bài báo Tôi đang đứng trên đất nước tôi, Việt Nam (của phóng viên Vũ Thống Nhất) đăng trên báo SGGP Online, chiều 29-3, trao đổi với Chủ biên báo SGGP Online, đại diện Công ty Thông tin di động (chủ quản mạng Mobifone) phát biểu cho biết Mobifone xin rút kinh nghiệm và sẽ điều chỉnh nội dung tin nhắn thông báo khi khách hàng nhập mạng nước ngoài của Trung Quốc, Lào, Cam-pu-chia là các nước có chung đường biên giới với Việt Nam. Mobifone cũng xin gửi lời giải thích chính thức đến các bạn đọc, nội dung như sau:
Ở các vùng ráp gianh biên giới, hiện tượng giao thoa sóng giữa các mạng của hai quốc gia luôn luôn xảy ra. Nguyên nhân là do các mạng phải phát sóng đủ mạnh để đảm bảo chất lượng dịch vụ cho khách hàng. Vì vậy, các nhà mạng luôn luôn khuyến cáo khách hàng lưu ý khi sử dụng dịch vụ tại các vùng biên giới, có giao thoa sóng giữa các mạng di động quốc tế.
Việc sóng di động của mạng Trung Quốc chờm vào lãnh thổ của Việt Nam cũng tương tự như sóng di động của MobiFone phát chờm sang lãnh thổ của Trung Quốc nên khi thuê bao MobiFone giao thương tại Trung quốc gần khu vực biên giới Việt - Trung vẫn có thể sử dụng dịch vụ trên mạng MobiFone mà không phải dùng mạng Trung Quốc và bị tính cước chuyển vùng quốc tế.
Về trường hợp mà quý Báo SGGP phản ánh khi khách hàng đứng ở địa điểm thác Bản Giốc thuộc địa phận của Việt Nam nhưng lại nhận được tin nhắn thông báo nhập mạng Trung Quốc, chúng tôi xin trả lời như sau:
- Theo qui định của Hiệp hội di động toàn cầu (GSMA), khi khách hàng chuyển vùng vào mạng khách quốc tế khác với mạng chủ, mạng chủ phải gửi tin nhắn (welcome SMS) thông báo nhập mạng nước ngoài thành công.
- Trường hợp này, mặc dù khách hàng đứng trên lãnh thổ Việt Nam nhưng do thiết bị của thuê bao nhập vào mạng Trung Quốc nên hệ thống hiểu là khách hàng đang ở Trung Quốc và gửi tin nhắn thông báo nhập mạng Trung quốc cho khách hàng. Nội dung tin nhắn thông báo là thống nhất khi khách hàng nhập vào tất cả các mạng nước ngoài, bao gồm cả các nước có chung biên giới với Việt Nam như Trung Quốc, Lào, Campuchia.
- Trong quá trình trao đổi với nhân viên tư vấn của MobiFone về giá cước dịch vụ, do thông tin trao đổi chưa đầy đủ nên nhân viên tư vấn của MobiFone đã thông báo cho khách hàng cước sử dụng dịch vụ trên mạng MobiFone mà không rõ thông tin về việc khách hàng đang nhập mạng nước ngoài.
Trước hết, MobiFone xin cảm ơn phản ánh của Quý khách hàng và các cơ quan báo chí. Nhờ có thông tin này, MobiFone đã rút kinh nghiệm và điều chỉnh nội dung tin nhắn thông báo khi khách hàng nhập mạng nước ngoài của Trung Quốc, Lào, Cam-pu-chia là các nước có chung đường biên giới với Việt Nam và dễ xảy ra việc chuyển mạng tự động, cụ thể: “Quý khách đang sử dụng mạng di động của Trung Quốc/Lào/Campuchia….” để tránh khách hàng hiểu nhầm như trường hợp trên đây.
Ngoài ra, MobiFone cũng rút kinh nghiệm trong tìm hiểu rõ thông tin về tín hiệu mạng di động trước khi tư vấn giá cước cho khách hàng để tránh những hiểu lầm đáng tiếc. Xin trân trọng cảm ơn.
Đinh Việt Hưng
Người phát ngôn của Công ty VMS
-Tôi đang đứng trên đất nước tôi, Việt Nam
Chúng tôi có mặt tại thác Bản Giốc (xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh, Cao Bằng), cạnh đó là dòng sông Quây Sơn, đường biên giới tự nhiên giữa hai nước Việt Nam và Trung Quốc.
Nội dung tin nhắn từ điện thoại di động. Ảnh: Th.Nhất
Hôm đó có hàng trăm người đến tham quan, chiêm ngưỡng vẻ đẹp hùng vĩ, nên thơ của Bản Giốc, tài sản cha ông hàng ngàn đời truyền lại cho cháu con nước Việt. Cũng hôm đó, rất nhiều người dùng mạng MobiFone đã bị sốc. Chỉ mấy phút sau khi đặt chân đến bến xe Bản Giốc (cách thác Bản Giốc khoảng 1km) người viết bài này nhận được tin nhắn nguyên văn như sau: “Mobifone - VN. Mobifone chao mung Quy khach đa đen Trung Quoc. Quy khach co the chon mang China Unicom, de su dung dong thoi cac dich vu: thoai, sms, data. Chi tiet vui long lien he +84904 144 144 (tinh cuoc nhu goi ve VN)”. Nhiều người khác cũng nhận được dòng tin nhắn với nội dung như vậy trên ĐTDĐ của mình. Rất nhiều người bức xúc, bàn luận trước sự kiện này, nhất là những cựu chiến binh trong đoàn khách tham quan.
Bấm điện thoại tới số được chỉ dẫn liên hệ (+84904 144 144). Đầu dây là một giọng nữ. “Chị vui lòng cho biết giá cước được tính cụ thể như thế nào?”, tôi hỏi. “Thì vẫn tính cước gọi nội mạng 1.180 đồng/phút, gọi liên mạng 1.380 đồng/phút. Gọi vào giờ rỗi, từ 23 giờ đến 5 giờ hôm sau được khuyến mãi 50%...”. “Xin cám ơn. Tôi đang liên hệ với Mobifone Việt Nam phải không ạ?”, tôi hỏi tiếp. “Đúng. Đây là đường dây nóng của Mobifone Việt Nam”, vẫn giọng nữ ấy. Quái lạ… MobiFone? Cột mốc chủ quyền 836 (phía Việt Nam) được tôn cao, ốp đá vẫn sừng sững sát bờ Quây Sơn.
Tin nhắn, số điện thoại liên hệ có đúng là của MobiFone Việt Nam? Là “chiến tranh mạng”, bị hacker tấn công, chèn sóng? Dù từ đâu đến, do ai thì cũng là điều không thể chấp nhận. MobiFone phải giải thích vấn đề này. Còn người dân chỉ cần biết một điều, rất chắc chắn: Tôi đang đứng trên đất nước tôi, Việt Nam.
-
Do sai lầm về nội dung một bài viết trên Báo Lao động điện tử ngày 22 /2/2011 (Bài “Thác nước Detian - thiên đường chốn hạ giới”), ngày 24 /2/2011, Ban Tuyên giáo Trung ương có công văn gửi Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đề nghị Tổng Liên đoàn, với tư cách là cơ quan chủ quản, kiểm điểm, xử lý nghiêm tập thể, cá nhân sai phạm; báo cáo việc xử lý về Ban Tuyên giáo Trung ương và các cơ quan chức năng trước ngày 27 tháng 2 năm 2011.
Cùng ngày, thừa ủy quyền của Lãnh đạo Bộ Thông tin và Truyền thông, Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử của Bộ này cũng có công văn nội dung tương tự gửi Báo Lao động và cơ quan chủ quản của Báo./.