Theo báo chí nước ngoài, ngày 15-2, phát biểu ý kiến tại Trường đại học G.Oa-sinh-tơn, Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ H.Clin-tơn đã đề cập vấn đề "tự do internet". Trong đó, bà phê phán một số nước hạn chế không cho công dân tự do sử dụng internet, bắt giữ blogger chỉ trích chính quyền; đồng thời thông báo: Bộ Ngoại giao Mỹ sẽ tung ra trang mạng Twitter bằng tiếng Trung Quốc, tiếng Nga và tiếng Ấn Ðộ, sau khi đã cho hoạt động mạng Twitter bằng tiếng A-rập, tiếng Farsi. Bà H.Clin-tơn còn tuyên bố năm 2011, Mỹ "sẽ chi 25 triệu USD để bảo vệ các bloggers đang bị ngăn cấm hoạt động" tại một số quốc gia...
Phát biểu của bà H.Clin-tơn tuy không mới nhưng vẫn gây phản ứng gay gắt trong dư luận, bởi qua đó cho thấy, Mỹ vẫn theo đuổi tham vọng áp đặt quan điểm riêng của mình lên các quốc gia khác; và nhân danh “tự do internet”, Mỹ đã có kế hoạch, ngân sách cụ thể để phụ họa, thúc đẩy, khuyến khích hoạt động chống đối ở một số quốc gia. Vì thế, không thể không đặt câu hỏi: Phải chăng, bất chấp các vấn nạn do internet đưa lại, Mỹ vẫn tiếp tục sử dụng internet làm công cụ để gây bất ổn ở nhiều nước trên thế giới?
Trên thực tế, câu hỏi này hoàn toàn hữu lý, nhất là khi liên hệ tới bài Tổng thống Ô-ba-ma bí mật ra lệnh nghiên cứu những nơi có thể nổi dậy đăng trên nguoi-vietonline mới đây. Bài báo cho biết, từ tháng 8-2010, Tổng thống Ô-ba-ma đã “ra lệnh cho các cố vấn an ninh soạn thảo một bản báo cáo mật về những nơi trong thế giới A-rập có khả năng xảy ra biến động... Lệnh của ông Ô-ba-ma, tên chính thức là Chỉ thị nghiên cứu của Tổng thống (Presidential Study Directive), đưa ra những nơi có khả năng biến động, đặc biệt là Ai Cập, và yêu cầu đề nghị cách thức mà chính phủ có thể thi hành để thúc đẩy có sự thay đổi chính trị!”
Như cách nói của bà H.Clin-tơn, thì ngày nay internet đang trở thành “không gian công cộng của thế kỷ XXI”. Ðúng vậy, internet thật sự đã mở ra một không gian tri thức, hỗ trợ đắc lực cho việc tăng cường các mối quan hệ trong cuộc sống của loài người.
Tuy nhiên, thực tế cũng cho thấy, internet cũng nhanh chóng bị biến thành một “thế giới ảo” để một số người truyền bá các “phản giá trị” và các sản phẩm “phi văn hóa”, tuyên truyền ý kiến cá nhân nằm ngoài chuẩn mực chính trị - đạo đức - văn hóa chung của cộng đồng; rồi nữa là lừa đảo thương mại, ăn cắp tài khoản cá nhân, tung tin bịa đặt để bôi nhọ và làm mất uy tín của một số cá nhân, tổ chức, chính phủ...
Hẳn là bà H.Clin-tơn khó có thể bác bỏ tình trạng cùng tồn tại giữa “vàng” và “rác” trên internet đang đòi hỏi mỗi người khi tiếp xúc - sử dụng internet phải tăng cường khả năng chọn lọc, không đẩy mình vào tình thế “lây nhiễm”, đồng thời cũng đòi hỏi chính phủ các nước phải quan tâm quản lý để “tự do trên internet” không tác động tiêu cực tới định hướng phát triển, tới an sinh xã hội, tới sự hoàn thiện của nhân cách.
Từ quan niệm và từ góc nhìn nhân văn, liệu bà H.Clin-tơn có thể đồng tình với việc trên internet người ta trình bày cả kỹ thuật chế tạo bom mìn để phục vụ việc khủng bố, hướng dẫn kỹ năng giết người, quảng bá lối sống chạy theo bạo lực và trụy lạc? Bà H.Clin-tơn sẽ suy nghĩ, hành động ra sao nếu có kẻ sử dụng internet để kích động và gây rối xã hội Mỹ, thậm chí còn hung hăng kêu gọi phải lật đổ Chính phủ Mỹ? Thêm nữa, lẽ nào bà Bộ trưởng sớm quên sự kiện website Wikileaks đã làm cho Chính phủ Mỹ phải loay hoay đối phó, vì công bố hàng vạn trang tài liệu mật của Bộ Ngoại giao Mỹ? Phải chăng, hàng loạt biện pháp đã được thực hiện để cô lập, vô hiệu hóa Wikileaks là phù hợp với quan niệm của Mỹ về “tự do internet”?
Năm 1997, Việt Nam chính thức kết nối với mạng internet toàn cầu. Từ đó đến nay, sau 14 năm, internet trở thành “người bạn thân thiết hằng ngày” của hàng triệu người Việt Nam. Các con số như: 27 triệu người sử dụng internet, hàng trăm báo điện tử, hàng nghìn trang điện tử của các cơ quan nhà nước, của các tổ chức xã hội và cơ quan báo chí, cùng hàng triệu blog,... đã đặt Việt Nam vào vị trí của một quốc gia có tỷ lệ tăng trưởng internet hàng đầu trong khu vực, vào hàng cao trên thế giới. Các con số đó cũng đã trực tiếp khẳng định nếu không có quan niệm đúng đắn và nghiêm túc thì làm sao internet lại được Nhà nước Việt Nam quan tâm phát triển?
Tuy nhiên, cũng như mọi quốc gia có chủ quyền, có sự lựa chọn con đường phát triển phù hợp các điều kiện chính trị - kinh tế - văn hóa riêng của mình, phát triển internet ở Việt Nam không phải là tạo ra cơ hội cho việc truyền bá các quan niệm ngược chiều với định hướng phát triển xã hội, cản trở, phá rối và gây bất ổn xã hội, xâm phạm lợi ích chung của cộng đồng, cổ vũ các hành vi bạo lực và trụy lạc... Bởi dù thế nào thì “tự do internet” cũng không thể nằm ngoài khuôn khổ pháp luật và các giá trị nhân văn.
Phát triển internet nhằm thúc đẩy sự phát triển của xã hội, thúc đẩy sự phát triển của mọi thành viên xã hội, làm phong phú đời sống tinh thần, đó là nguyên tắc không chỉ Việt Nam, mà mọi quốc gia lấy sự hoàn thiện của xã hội - con người làm mục đích phấn đấu đều luôn luôn cố gắng tuân thủ. Liệu Mỹ có tự đặt mình ra ngoài nguyên tắc này?
Trong khi phê phán Nhà nước Việt Nam về vấn đề “tự do phát biểu quan điểm”, một số nhân vật trong chính giới Mỹ, các thế lực thù địch với Nhà nước và nhân dân Việt Nam thường viện dẫn từ Tuyên ngôn thế giới về nhân quyền, Công ước về các quyền dân sự và chính trị của Liên hợp quốc. Nếu một mặt họ coi đó như là văn bản “luật pháp chung và bắt buộc cho toàn thế giới”, thì một mặt, họ lại có các hành xử rất đáng ngờ.
Chẳng hạn khi viện dẫn khoản 2 Ðiều 19 Công ước về các quyền dân sự và chính trị có nội dung “Mọi người đều có quyền tự do phát biểu quan điểm” làm chiêu bài, thì họ tảng lờ khoản 3 cũng Ðiều 19 bảo lưu cụ thể: “Việc thực hiện những quyền quy định tại khoản 2 của Ðiều này kèm theo những nghĩa vụ và trách nhiệm đặc biệt. Do đó, có thể dẫn tới một số hạn chế nhất định, tuy nhiên, những hạn chế này phải được pháp luật quy định và cần thiết để:
“ a - Tôn trọng các quyền hoặc uy tín của người khác.
b - Bảo vệ an ninh quốc gia hoặc trật tự công cộng, sức khỏe hoặc đạo đức của công chúng”.
Tại sao họ tảng lờ khoản 3 này? Ðơn giản vì đó là một bảo lưu rất chính đáng và cần thiết, nó đặt “quyền tự do phát biểu quan điểm” trong khuôn khổ của luật pháp của mỗi quốc gia, trong khuôn khổ quan hệ giữa nghĩa vụ và trách nhiệm, trong quan hệ giữa cá nhân với cá nhân, giữa cá nhân với xã hội... Cũng có nghĩa là Công ước về các quyền dân sự và chính trị không thừa nhận tự do phát biểu quan điểm theo lối “vô chính phủ”, không thừa nhận việc lạm dụng “quyền tự do phát biểu” làm phương hại tới an ninh quốc gia, tới xã hội và con người. Vì vậy, chắc chắn “tự do internet” không phải là trường hợp loại biệt, nằm ngoài quan niệm này.
Khác với các giai đoạn trước, ngày nay thế giới đã và đang vận động trong các điều kiện riêng, đi cùng với các điều kiện đó là sự ra đời của các chuẩn mực mới trong quan hệ giữa các quốc gia. Trong đó, việc tôn trọng sự lựa chọn và con đường phát triển của mỗi quốc gia đã trở thành một tiêu chí quan trọng để xác định thái độ văn hóa và văn minh trong ứng xử quốc tế. Ðặc biệt, khi sự lựa chọn và con đường phát triển mang lại hiệu quả tích cực, có ý nghĩa “ích nước, lợi dân” thì cộng đồng quốc tế cần khích lệ, ủng hộ, giúp đỡ.
Quan hệ song phương giữa Việt Nam với Mỹ cũng vậy. Sau 15 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, quan hệ hai nước ngày càng được tăng cường và mở rộng. Không ai khác, trong chuyến thăm Việt Nam năm 2010, bà H.Clin-tơn từng phát biểu: “Chúng ta đã quên đi quá khứ và đi xa hơn nữa. Chúng ta phải làm sao để có tương lai chung... Ðể ăn mừng ngày hôm nay cho hai chúng ta, chúng mình hãy hứa với nhau cùng nhau làm việc với nhau để đưa mối quan hệ lên tầm cao mới, tiếp tục đối thoại, tiếp tục hợp tác chứ không chia rẽ hay rời xa nhau”. Thiết nghĩ, đó là ý kiến cầu thị và tích cực. Cho nên, có thể coi ý kiến của bà H.Clin-tơn về “tự do internet “ ở Việt Nam, hôm 15-2 vừa qua, là hết sức đáng tiếc. Bởi phát biểu không chính xác của bà vừa can thiệp công việc nội bộ của Việt Nam, vừa là một ý kiến không góp phần nâng quan hệ giữa hai nước “lên tầm cao mới”.
Theo nhandan.vn
-‘Quan điểm của Việt Nam về Internet tương đối giống với Trung Quốc’(VOA)-
Phạm Xuân Ðài - Chế độ kiểm duyệt tại Việt Nam Diễn đàn Thế Kỷ
19.02.2011
Trong thời kỳ chiến tranh Việt Nam, chế độ kiểm duyệt văn hóa phẩm chỉ có ở miền Nam, miền Bắc không có kiểm duyệt.
Nhìn chung trên thế giới, một số quốc gia có chế độ kiểm duyệt đều thuộc “thế giới tự do”, các quốc gia cộng sản trước đây và bây giờ không có kiểm duyệt.
Lý do giản dị: khi một chính quyền lựa chọn đặt đất nước mà mình cai trị trên một nền tảng tự do thì một cách mặc nhiên chấp nhận có sự đa nguyên trong xã hội, chấp nhận có nhiều ý kiến khác nhau, chấp nhận có đối lập. Với tiền đề ấy, tùy theo từng nhu cầu giai đoạn, một chính quyền có thể thiết lập chế độ kiểm duyệt đến một mức độ nào đó, để tự bảo vệ mình, hoặc bảo vệ một chính sách nào đó mà mình đang theo đuổi. Chế độ kiểm duyệt, trong trường hợp này, như những người lính canh cửa đề phòng sự đột nhập của kẻ gian vì tình hình không được an ninh. Khi tình hình khá hơn, có thể đổi khác. Ðó là biện pháp phòng ngừa có tính cách chiến thuật, áp dụng trong một giai đoạn thôi. Khi không cần nữa thì để cho cái nền tự do được lộ diện.
Nước ta bắt đầu biết đến sự kiểm duyệt khi nghề báo và nghề xuất bản được người Pháp mang vào từ khoảng cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20. Báo chí xứ Nam Kỳ bằng quốc ngữ xuất hiện trước tiên, hầu như chẳng có kiểm duyệt, vì Nam Kỳ là thuộc địa Pháp có luật lệ về ngôn luận khá tự do, vả lại những tờ báo đầu tiên ở Nam Kỳ đều đo người Pháp sáng lập, giao cho người mình làm. Nhưng khi làng báo Việt Nam dần dần trưởng thành từ thập niên 1920 trở về sau, khi người cầm bút Việt Nam bắt đầu ý thức sự lợi hại của ngôn luận báo giới và dùng nó như vũ khí đấu tranh với chính quyền thực dân thì sự kiểm duyệt mới thành rõ rệt. Tờ Tiếng Dân của cụ Huỳnh Thúc Kháng ở Huế, tờ Phong Hóa rồi Ngày Nay của nhóm Tự Lực Văn Ðoàn ở Hà Nội trở thành “khách hàng” thường trực của Sở Kiểm Duyệt thuộc chính quyền thực dân. Tuy nhiên, trong một mức độ nào đó, tiếng nói phản kháng của những tờ báo đấu tranh thời ấy vẫn có thể cất lên được, nếu đề tài không “chạm nọc” lắm, hoặc cách trình bày khéo léo khiến người ta không bắt bẻ được. Kiểm duyệt, như thế, được coi là văn minh, phần nào vẫn tôn trọng cái quyền được phát biểu của người khác.
Ðến giai đoạn đất nước chia hai, bắc nam theo hai chế độ khác nhau thì miền Bắc không có kiểm duyệt, miền Nam có cơ quan kiểm duyệt báo chí, ấn phẩm thuộc bộ Thông Tin. Thời Ðệ nhất Cộng Hòa báo chí ngoan ngoãn, hầu như không có trường hợp chỉ trích chính quyền trừ tờ Thời Luận của ông Nghiêm Xuân Thiện trong thời gian đầu, sau bị chính quyền bóp chết, hoặc thủ đoạn chèn ép phát hành của chính quyền đối với tạp chí Văn Hóa Ngày Nay của Nhất Linh khiến báo phải tự đóng cửa. Ðây là giai đoạn báo chí của “thời bình”, ít khi sở kiểm duyệt của chính quyền phải ra tay. Về sách thì trước khi xuất bản bắt buộc phải qua kiểm duyệt, có giấy phép rồi mới được in và phát hành.
Ðến thời Ðệ nhị Cộng Hòa thì xã hội tự do hơn, tiếng nói đối lập được công khai và mạnh mẽ hơn, và như một hệ quả tự nhiên, sự can thiệp của chính quyền vào báo chí cũng thường xuyên và thô bạo hơn. Xứ sở đang chiến tranh ngày càng khốc liệt với phe cộng sản, một cuộc chiến toàn diện mà phần tuyên truyền được đặt rất nặng không thua gì mặt quân sự. Dĩ nhiên chính quyền phải ngó chừng phía báo chí rất nhiều, phải hạn chế những chỉ trích chính quyền mà theo họ nghĩ, sẽ làm lợi cho đối phương. Rõ rệt hơn cả là hiện tượng “tự ý đục bỏ” trên các tờ nhật báo. Khi bạn mua một tờ báo ngày bỗng thấy có những khoảng trắng trên trang báo với một dòng chữ “tự ý đục bỏ” chạy ở giữa, thì bạn hiểu bài đó, hay đoạn đó đã bị kiểm duyệt bắt buộc phải bỏ đi. Bị bắt buộc, nhưng phải khẳng định bằng một dòng rằng đó là do mình tự ý muốn thế, đó là nét khôi hài lẫn chua chát của kiểm duyệt thời ấy.
(Tưởng cũng nên giải thích về chữ “đục bỏ” để những người trẻ bây giờ có thể hiểu tiếng ấy nghĩa là gì. Thời ấy nghề in còn theo phương pháp dùng những mẫu tự đúc rời bằng chì để xếp thành bài, mỗi bài là một khối những thanh chì xếp lại với nhau, rồi những khối ấy lại được xếp vào một cái khung chung -tức khuôn khổ tờ báo- để làm thành một trang báo. Người ta lăn mực lên mặt khuôn chữ và đặt một tờ giấy lên trên rồi vỗ vỗ xuống để có bản in thử (vì thế có tên gọi là “bản vỗ”), những “thầy cò” đọc bản vỗ này để sửa lỗi. Ðối với nhật báo, sau khi thợ sắp chữ dựa trên những ghi chú của thầy cò mà sửa xong lỗi, thì người ta sẽ in một bản để nộp kiểm duyệt. Khi báo đã lên khuôn như thế mà bị kiểm duyệt phải bỏ một bài hay một một đoạn thì chỉ còn cách đục bỏ lớp mặt chữ bằng kim loại của bài ấy đi, chứ không thể tháo cả khuôn chữ ra xếp lại vì mất thì giờ lắm, nhật báo thì phải in và phát hành ngay. Kết quả, là sẽ có những khoảng trắng trên trang báo, nếu tờ báo ấy bị kiểm duyệt ra lệnh phải bỏ phần ấy).
Trong khi đó phía miền Bắc không cần chế độ kiểm duyệt báo chí sách vở, vì tất cả đều là của chính quyền, không lẽ chính quyền lại đi kiểm duyệt chính mình? Miền Bắc theo chế độ cộng sản, là một chế độ toàn trị do đảng cộng sản thâu tóm hết mọi thứ, kiểm soát hết mọi thứ, từ miếng ăn, áo mặc, việc làm, học hành, giải trí, tình cảm, đức tin, kể cả tư tưởng của con người ta... đều nhất nhất theo lệnh đảng, không một ai được bước chệch ra ngoài. Cộng sản là một chế độ sắt máu, không theo họ là bị trừ khử ngay, nên mọi người phải răm rắp tuân theo lệnh đảng, cả xã hội như một đàn cừu chỉ biết bước theo con đầu đàn. Cả cuộc sống, cả con người, từ phần xác lẫn phần hồn bị kiểm soát chặt chẽ chứ không phải là kiểm duyệt nữa. Nhân Văn Giai Phẩm là một trường hợp đau thương của những văn nghệ sĩ muốn có tự do trong sáng tạo, họ bị đàn áp tàn khốc, bị đẩy vào chỗ tàn phế suốt đời. Ðảng dành lấy quyền sản xuất mọi thức ăn tinh thần cho xã hội, báo chí, sách vở, văn nghệ... bắt buộc đều do người của đảng thực hiện, người dân chỉ còn một cái quyền là đón nhận tất cả các sản phẩm ấy không chọn lựa và không ý kiến.
Với quyền sinh sát tuyệt đối như thế, đảng cộng sản tự thấy mình hoàn toàn có quyền, không những đối với xã hội hiện tại, mà còn với những thành tựu thuộc về quá khứ dân tộc. Họ hô lên nhà Nguyễn là phản động, tức thì cả một lịch sử dài từ các chúa Nguyễn đến triều đại nhà Nguyễn đều bị lên án. Họ hô Phan Thanh Giản là kẻ bán nước, tức thì cả một giàn đồng ca các “sử gia”, nhà nghiên cứu đều hát bài Phan Thanh Giản bán nước. Họ hô Vũ Trọng Phụng là nhà văn “phản động và làm mật thám cho Tây” tức thì suốt mấy mươi năm văn giới miền Bắc im thin thít không dám nhắc đến Vũ Trọng Phụng nữa.
Cần gì ai kiểm duyệt ai nữa? Ðối với cộng sản, cách kiểm duyệt tốt nhất chính là tiêu diệt cái nguồn sản sinh ra sự chống đối lại họ. Tiêu diệt nghĩa đen, nghĩa là giết chết (xử tử, thủ tiêu), hoặc cho vào trại cải tạo vô cùng tàn khốc không có ngày về, hoặc dứt hết khả năng sinh sống, hoặc nhẹ hơn, cấm dứt khoát không cho sáng tác nữa, châm chế lắm bài có thể đăng trên báo nhưng không được ký tên mình. Làm cho tiệt nọc, biến tất cả thành bồi bút.
Như vậy, chế độ cộng sản là chế độ không có kiểm duyệt. So sánh với nó, những xã hội có kiểm duyệt hàm nghĩa rằng đó là xã hội có tự do từ căn bản.
Chế độ cộng sản trong nước ngày nay vẫn giữ nguyên đặc tính là chế độ toàn trị, ít ra trong đời sống tinh thần. Tất cả báo chí đều là của đảng. Tất cả các nhà xuất bản đều là của đảng. Tất cả phương tiện truyền thông phát thanh truyền hình đều là của đảng. Không một tiếng nói không phải đảng được chen vào. Tuyệt đối không. Và quyền sinh sát thì vẫn như xưa. Một quyển sách được xuất bản rồi, muốn thu hồi là thu hồi. Ký giả không ngoan ngoãn thì đi tù. Tiếng nói đối lập càng đi tù lẹ hơn.
Bây giờ là đầu thế kỷ 21, đảng cộng sản vẫn cai trị nước Việt Nam theo nguyên tắc bất đi bất dịch: triệt để tiêu diệt các mầm mống đối lập. Ngay trường hợp biểu lộ lòng yêu nước một cách chân thành mà không hợp với đường lối của đảng thì vẫn bị coi là phản động, bị đàn áp khốc liệt. Ðảng vẫn tiếp tục độc quyền uốn nắn tư tưởng của mọi người, nên mọi hoạt động trí thức đều do đảng nắm hết. Kiểm duyệt, do đó, vẫn tiếp tục không cần đặt ra.
Từ khi thôi phát triển đất nước theo phương thức xã hội chủ nghĩa cô lập và khép kín (quốc doanh, nhà nước thâu tóm hết mọi phương tiện sản xuất) để mở cửa làm ăn buôn bán với thế giới thì đảng cộng sản có cho người dân đễ thở hơn, việc biểu lộ tư tưởng tương đối tự do hơn, miễn là đừng đụng chạm tới độc quyền lãnh đạo của chế độ. Bây giờ những biện pháp độc tài thu lại để bảo vệ một khoảnh đất nhỏ nhơn, là quyền lực và quyền lợi của nhóm lãnh đạo. Ðừng chạm tới những cái ấy thì muốn sao cũng được, xã hội sa đọa, giáo dục xuống dốc, y tế lạc hậu, môi trường hư hại v.v... được hết, miễn đừng đụng chạm tới quyền lực của đảng cộng sản và quyền lợi của đám có thế có quyền.
Tuy nhiên, khái niệm “đừng đụng chạm tới quyền lực” co giãn rất bất thường và phức tạp, nên những người quyền hành hay có nhiều phản ứng không sao có thể lường trước được đối với đời sống văn hóa trong nước. Bỗng dưng triệt hạ những bức tranh đang triển lãm, hay những vụ thu hồi sách thường xảy ra khiến người ta tưởng là có chế độ kiểm duyệt, kỳ thực chỉ là kết quả của những quyết định có khi rất “sảng” của một cá nhân cao cấp nào đó.
Còn đời sống của các cộng đồng Việt Nam tại hải ngoại thì sao? Nói chung các cộng đồng tị nạn cư trú trong các quốc gia tự do dân chủ nên được hưởng mọi quyền tự do của dân bản xứ. Tuy nhiên, trong từng cộng đồng vẫn có những “lệ làng” có khi còn mạnh hơn “phép vua” (tức luật lệ của nước sở tại). Ðối với những bài viết, hay hình thức diễn đạt nào mà người trong cộng đồng cho là có lợi, hoặc đề cao cộng sản thì bị biểu tình chống đối. Ðây thường chỉ là những phản ứng đầy cảm tính, chẳng có cơ sở pháp lý hay văn hóa nào rõ rệt. Thường chỉ là chống đối người trong cộng đồng với nhau, trong khi ai cũng biết sách vở của chế độ cộng sản đầy ắp trong các hiệu sách trong vùng Little Saigon, và những chương trình truyền hình Việt Nam tại đây chiếu thường xuyên những sản phẩm do chế độ cộng sản tại Việt Nam sản xuất, thế mà chẳng thấy có ai nhân danh chống cộng để phản ứng cả. Thành ra “kiểm duyệt” ở đây chỉ là các phản ứng rào dậu, che chắn không cho các biểu hiện lộ liễu liên quan đến chế độ cộng sản xâm nhập thôi, cốt để có một đời sống an tâm không bị cái ám ảnh của kẻ thù xưa đến quấy rầy, thế là đủ. Còn những cách xâm nhập tinh vi thì vẫn đi vào một cách êm thắm.
Các trang mạng ngày nay có vẻ đang là lối thoát trước mọi hình thức kiểm duyệt. Nó đang là thách đố cho những chế độ độc tài kỳ cựu nhất như là Trung Quốc, Việt Nam... Trong không gian ảo ấy, người ta lo dựng lên đủ loại rào cản để tránh cái ngoại nhập, lo dọn dẹp tiếng nói tương đối tự do trên các blog ở trong nước, những hành vi rất “phản động” trước sự phát triển trí tuệ và kỹ thuật to lớn của thế giới ngày nay. Nhưng hành động ấy của những đầu óc độc tài hủ lậu chỉ như những bàn tay che mặt trời.
Chuyện còn lại là của người cầm bút. Không gì hơn là đọc lại mấy câu thơ của Phùng Quán:
Yêu ai cứ bảo là yêu
Ghét ai cứ bảo là ghét
Dù ai ngon ngọt nuông chiều
Cũng không nói yêu thành ghét
Dù ai cầm dao dọa giết
Cũng không nói ghét thành yêu...
- Internet phát triển mạnh mẽ ở Việt Nam Đài Tiếng Nói Việt NamPhạm Xuân Ðài - Chế độ kiểm duyệt tại Việt Nam Diễn đàn Thế Kỷ
19.02.2011
Trong thời kỳ chiến tranh Việt Nam, chế độ kiểm duyệt văn hóa phẩm chỉ có ở miền Nam, miền Bắc không có kiểm duyệt.
Nhìn chung trên thế giới, một số quốc gia có chế độ kiểm duyệt đều thuộc “thế giới tự do”, các quốc gia cộng sản trước đây và bây giờ không có kiểm duyệt.
Lý do giản dị: khi một chính quyền lựa chọn đặt đất nước mà mình cai trị trên một nền tảng tự do thì một cách mặc nhiên chấp nhận có sự đa nguyên trong xã hội, chấp nhận có nhiều ý kiến khác nhau, chấp nhận có đối lập. Với tiền đề ấy, tùy theo từng nhu cầu giai đoạn, một chính quyền có thể thiết lập chế độ kiểm duyệt đến một mức độ nào đó, để tự bảo vệ mình, hoặc bảo vệ một chính sách nào đó mà mình đang theo đuổi. Chế độ kiểm duyệt, trong trường hợp này, như những người lính canh cửa đề phòng sự đột nhập của kẻ gian vì tình hình không được an ninh. Khi tình hình khá hơn, có thể đổi khác. Ðó là biện pháp phòng ngừa có tính cách chiến thuật, áp dụng trong một giai đoạn thôi. Khi không cần nữa thì để cho cái nền tự do được lộ diện.
Nước ta bắt đầu biết đến sự kiểm duyệt khi nghề báo và nghề xuất bản được người Pháp mang vào từ khoảng cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20. Báo chí xứ Nam Kỳ bằng quốc ngữ xuất hiện trước tiên, hầu như chẳng có kiểm duyệt, vì Nam Kỳ là thuộc địa Pháp có luật lệ về ngôn luận khá tự do, vả lại những tờ báo đầu tiên ở Nam Kỳ đều đo người Pháp sáng lập, giao cho người mình làm. Nhưng khi làng báo Việt Nam dần dần trưởng thành từ thập niên 1920 trở về sau, khi người cầm bút Việt Nam bắt đầu ý thức sự lợi hại của ngôn luận báo giới và dùng nó như vũ khí đấu tranh với chính quyền thực dân thì sự kiểm duyệt mới thành rõ rệt. Tờ Tiếng Dân của cụ Huỳnh Thúc Kháng ở Huế, tờ Phong Hóa rồi Ngày Nay của nhóm Tự Lực Văn Ðoàn ở Hà Nội trở thành “khách hàng” thường trực của Sở Kiểm Duyệt thuộc chính quyền thực dân. Tuy nhiên, trong một mức độ nào đó, tiếng nói phản kháng của những tờ báo đấu tranh thời ấy vẫn có thể cất lên được, nếu đề tài không “chạm nọc” lắm, hoặc cách trình bày khéo léo khiến người ta không bắt bẻ được. Kiểm duyệt, như thế, được coi là văn minh, phần nào vẫn tôn trọng cái quyền được phát biểu của người khác.
Ðến giai đoạn đất nước chia hai, bắc nam theo hai chế độ khác nhau thì miền Bắc không có kiểm duyệt, miền Nam có cơ quan kiểm duyệt báo chí, ấn phẩm thuộc bộ Thông Tin. Thời Ðệ nhất Cộng Hòa báo chí ngoan ngoãn, hầu như không có trường hợp chỉ trích chính quyền trừ tờ Thời Luận của ông Nghiêm Xuân Thiện trong thời gian đầu, sau bị chính quyền bóp chết, hoặc thủ đoạn chèn ép phát hành của chính quyền đối với tạp chí Văn Hóa Ngày Nay của Nhất Linh khiến báo phải tự đóng cửa. Ðây là giai đoạn báo chí của “thời bình”, ít khi sở kiểm duyệt của chính quyền phải ra tay. Về sách thì trước khi xuất bản bắt buộc phải qua kiểm duyệt, có giấy phép rồi mới được in và phát hành.
Ðến thời Ðệ nhị Cộng Hòa thì xã hội tự do hơn, tiếng nói đối lập được công khai và mạnh mẽ hơn, và như một hệ quả tự nhiên, sự can thiệp của chính quyền vào báo chí cũng thường xuyên và thô bạo hơn. Xứ sở đang chiến tranh ngày càng khốc liệt với phe cộng sản, một cuộc chiến toàn diện mà phần tuyên truyền được đặt rất nặng không thua gì mặt quân sự. Dĩ nhiên chính quyền phải ngó chừng phía báo chí rất nhiều, phải hạn chế những chỉ trích chính quyền mà theo họ nghĩ, sẽ làm lợi cho đối phương. Rõ rệt hơn cả là hiện tượng “tự ý đục bỏ” trên các tờ nhật báo. Khi bạn mua một tờ báo ngày bỗng thấy có những khoảng trắng trên trang báo với một dòng chữ “tự ý đục bỏ” chạy ở giữa, thì bạn hiểu bài đó, hay đoạn đó đã bị kiểm duyệt bắt buộc phải bỏ đi. Bị bắt buộc, nhưng phải khẳng định bằng một dòng rằng đó là do mình tự ý muốn thế, đó là nét khôi hài lẫn chua chát của kiểm duyệt thời ấy.
(Tưởng cũng nên giải thích về chữ “đục bỏ” để những người trẻ bây giờ có thể hiểu tiếng ấy nghĩa là gì. Thời ấy nghề in còn theo phương pháp dùng những mẫu tự đúc rời bằng chì để xếp thành bài, mỗi bài là một khối những thanh chì xếp lại với nhau, rồi những khối ấy lại được xếp vào một cái khung chung -tức khuôn khổ tờ báo- để làm thành một trang báo. Người ta lăn mực lên mặt khuôn chữ và đặt một tờ giấy lên trên rồi vỗ vỗ xuống để có bản in thử (vì thế có tên gọi là “bản vỗ”), những “thầy cò” đọc bản vỗ này để sửa lỗi. Ðối với nhật báo, sau khi thợ sắp chữ dựa trên những ghi chú của thầy cò mà sửa xong lỗi, thì người ta sẽ in một bản để nộp kiểm duyệt. Khi báo đã lên khuôn như thế mà bị kiểm duyệt phải bỏ một bài hay một một đoạn thì chỉ còn cách đục bỏ lớp mặt chữ bằng kim loại của bài ấy đi, chứ không thể tháo cả khuôn chữ ra xếp lại vì mất thì giờ lắm, nhật báo thì phải in và phát hành ngay. Kết quả, là sẽ có những khoảng trắng trên trang báo, nếu tờ báo ấy bị kiểm duyệt ra lệnh phải bỏ phần ấy).
Trong khi đó phía miền Bắc không cần chế độ kiểm duyệt báo chí sách vở, vì tất cả đều là của chính quyền, không lẽ chính quyền lại đi kiểm duyệt chính mình? Miền Bắc theo chế độ cộng sản, là một chế độ toàn trị do đảng cộng sản thâu tóm hết mọi thứ, kiểm soát hết mọi thứ, từ miếng ăn, áo mặc, việc làm, học hành, giải trí, tình cảm, đức tin, kể cả tư tưởng của con người ta... đều nhất nhất theo lệnh đảng, không một ai được bước chệch ra ngoài. Cộng sản là một chế độ sắt máu, không theo họ là bị trừ khử ngay, nên mọi người phải răm rắp tuân theo lệnh đảng, cả xã hội như một đàn cừu chỉ biết bước theo con đầu đàn. Cả cuộc sống, cả con người, từ phần xác lẫn phần hồn bị kiểm soát chặt chẽ chứ không phải là kiểm duyệt nữa. Nhân Văn Giai Phẩm là một trường hợp đau thương của những văn nghệ sĩ muốn có tự do trong sáng tạo, họ bị đàn áp tàn khốc, bị đẩy vào chỗ tàn phế suốt đời. Ðảng dành lấy quyền sản xuất mọi thức ăn tinh thần cho xã hội, báo chí, sách vở, văn nghệ... bắt buộc đều do người của đảng thực hiện, người dân chỉ còn một cái quyền là đón nhận tất cả các sản phẩm ấy không chọn lựa và không ý kiến.
Với quyền sinh sát tuyệt đối như thế, đảng cộng sản tự thấy mình hoàn toàn có quyền, không những đối với xã hội hiện tại, mà còn với những thành tựu thuộc về quá khứ dân tộc. Họ hô lên nhà Nguyễn là phản động, tức thì cả một lịch sử dài từ các chúa Nguyễn đến triều đại nhà Nguyễn đều bị lên án. Họ hô Phan Thanh Giản là kẻ bán nước, tức thì cả một giàn đồng ca các “sử gia”, nhà nghiên cứu đều hát bài Phan Thanh Giản bán nước. Họ hô Vũ Trọng Phụng là nhà văn “phản động và làm mật thám cho Tây” tức thì suốt mấy mươi năm văn giới miền Bắc im thin thít không dám nhắc đến Vũ Trọng Phụng nữa.
Cần gì ai kiểm duyệt ai nữa? Ðối với cộng sản, cách kiểm duyệt tốt nhất chính là tiêu diệt cái nguồn sản sinh ra sự chống đối lại họ. Tiêu diệt nghĩa đen, nghĩa là giết chết (xử tử, thủ tiêu), hoặc cho vào trại cải tạo vô cùng tàn khốc không có ngày về, hoặc dứt hết khả năng sinh sống, hoặc nhẹ hơn, cấm dứt khoát không cho sáng tác nữa, châm chế lắm bài có thể đăng trên báo nhưng không được ký tên mình. Làm cho tiệt nọc, biến tất cả thành bồi bút.
Như vậy, chế độ cộng sản là chế độ không có kiểm duyệt. So sánh với nó, những xã hội có kiểm duyệt hàm nghĩa rằng đó là xã hội có tự do từ căn bản.
Chế độ cộng sản trong nước ngày nay vẫn giữ nguyên đặc tính là chế độ toàn trị, ít ra trong đời sống tinh thần. Tất cả báo chí đều là của đảng. Tất cả các nhà xuất bản đều là của đảng. Tất cả phương tiện truyền thông phát thanh truyền hình đều là của đảng. Không một tiếng nói không phải đảng được chen vào. Tuyệt đối không. Và quyền sinh sát thì vẫn như xưa. Một quyển sách được xuất bản rồi, muốn thu hồi là thu hồi. Ký giả không ngoan ngoãn thì đi tù. Tiếng nói đối lập càng đi tù lẹ hơn.
Bây giờ là đầu thế kỷ 21, đảng cộng sản vẫn cai trị nước Việt Nam theo nguyên tắc bất đi bất dịch: triệt để tiêu diệt các mầm mống đối lập. Ngay trường hợp biểu lộ lòng yêu nước một cách chân thành mà không hợp với đường lối của đảng thì vẫn bị coi là phản động, bị đàn áp khốc liệt. Ðảng vẫn tiếp tục độc quyền uốn nắn tư tưởng của mọi người, nên mọi hoạt động trí thức đều do đảng nắm hết. Kiểm duyệt, do đó, vẫn tiếp tục không cần đặt ra.
Từ khi thôi phát triển đất nước theo phương thức xã hội chủ nghĩa cô lập và khép kín (quốc doanh, nhà nước thâu tóm hết mọi phương tiện sản xuất) để mở cửa làm ăn buôn bán với thế giới thì đảng cộng sản có cho người dân đễ thở hơn, việc biểu lộ tư tưởng tương đối tự do hơn, miễn là đừng đụng chạm tới độc quyền lãnh đạo của chế độ. Bây giờ những biện pháp độc tài thu lại để bảo vệ một khoảnh đất nhỏ nhơn, là quyền lực và quyền lợi của nhóm lãnh đạo. Ðừng chạm tới những cái ấy thì muốn sao cũng được, xã hội sa đọa, giáo dục xuống dốc, y tế lạc hậu, môi trường hư hại v.v... được hết, miễn đừng đụng chạm tới quyền lực của đảng cộng sản và quyền lợi của đám có thế có quyền.
Tuy nhiên, khái niệm “đừng đụng chạm tới quyền lực” co giãn rất bất thường và phức tạp, nên những người quyền hành hay có nhiều phản ứng không sao có thể lường trước được đối với đời sống văn hóa trong nước. Bỗng dưng triệt hạ những bức tranh đang triển lãm, hay những vụ thu hồi sách thường xảy ra khiến người ta tưởng là có chế độ kiểm duyệt, kỳ thực chỉ là kết quả của những quyết định có khi rất “sảng” của một cá nhân cao cấp nào đó.
Còn đời sống của các cộng đồng Việt Nam tại hải ngoại thì sao? Nói chung các cộng đồng tị nạn cư trú trong các quốc gia tự do dân chủ nên được hưởng mọi quyền tự do của dân bản xứ. Tuy nhiên, trong từng cộng đồng vẫn có những “lệ làng” có khi còn mạnh hơn “phép vua” (tức luật lệ của nước sở tại). Ðối với những bài viết, hay hình thức diễn đạt nào mà người trong cộng đồng cho là có lợi, hoặc đề cao cộng sản thì bị biểu tình chống đối. Ðây thường chỉ là những phản ứng đầy cảm tính, chẳng có cơ sở pháp lý hay văn hóa nào rõ rệt. Thường chỉ là chống đối người trong cộng đồng với nhau, trong khi ai cũng biết sách vở của chế độ cộng sản đầy ắp trong các hiệu sách trong vùng Little Saigon, và những chương trình truyền hình Việt Nam tại đây chiếu thường xuyên những sản phẩm do chế độ cộng sản tại Việt Nam sản xuất, thế mà chẳng thấy có ai nhân danh chống cộng để phản ứng cả. Thành ra “kiểm duyệt” ở đây chỉ là các phản ứng rào dậu, che chắn không cho các biểu hiện lộ liễu liên quan đến chế độ cộng sản xâm nhập thôi, cốt để có một đời sống an tâm không bị cái ám ảnh của kẻ thù xưa đến quấy rầy, thế là đủ. Còn những cách xâm nhập tinh vi thì vẫn đi vào một cách êm thắm.
Các trang mạng ngày nay có vẻ đang là lối thoát trước mọi hình thức kiểm duyệt. Nó đang là thách đố cho những chế độ độc tài kỳ cựu nhất như là Trung Quốc, Việt Nam... Trong không gian ảo ấy, người ta lo dựng lên đủ loại rào cản để tránh cái ngoại nhập, lo dọn dẹp tiếng nói tương đối tự do trên các blog ở trong nước, những hành vi rất “phản động” trước sự phát triển trí tuệ và kỹ thuật to lớn của thế giới ngày nay. Nhưng hành động ấy của những đầu óc độc tài hủ lậu chỉ như những bàn tay che mặt trời.
Chuyện còn lại là của người cầm bút. Không gì hơn là đọc lại mấy câu thơ của Phùng Quán:
Yêu ai cứ bảo là yêu
Ghét ai cứ bảo là ghét
Dù ai ngon ngọt nuông chiều
Cũng không nói yêu thành ghét
Dù ai cầm dao dọa giết
Cũng không nói ghét thành yêu...
(VOV) - Mọi thông tin trên Internet đều phải tuân thủ các quy định của pháp luật để không ảnh hưởng đến thuần phong mỹ tục, đạo đức xã hội, trật tự công cộng và an ninh quốc gia
Chiều 17/2, trong cuộc họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nguyễn Phương Nga đã thông báo những hoạt động đối ngoại của Việt nam trong thời gian tới và trả lời các câu hỏi của phóng viên trong nước và quốc tế về những sự kiện liên quan.
Trả lời câu hỏi của phóng viên về phản ứng của Việt nam về phát biểu của ngoại trưởng Mỹ Hilarry Clinton về tự do Internet, trong đó có đề cập đến Việt Nam, bà Nguyễn Phương Nga khẳng định Việt Nam coi trọng quyền tự do thông tin, tự do ngôn luận. Điều này đã được ghi nhận trong Hiến Pháp và thực tế. Ở Việt Nam, Internet được tạo điều kiện thuận lợi và phát triển mạnh mẽ.
Cũng như các quốc gia khác, mọi thông tin trên Internet đều phải tuân thủ các quy định của pháp luật để không ảnh hưởng đến thuần phong mỹ tục, đạo đức xã hội, trật tự công cộng và an ninh quốc gia. Nếu vi phạm, mọi đối tượng đều bị xử lý theo pháp luật. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam cũng cho rằng, trong các quan hệ quốc tế, mọi khác biệt cần được trao đổi trên cơ sở xây dựng, tôn trọng hiểu biết lẫn nhau và không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau.
Cũng trong buổi họp báo chiều cùng ngày, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam cũng đã xác nhận thông tin về việc một tàu du lịch chở 21 du khách, trong đó có 19 du khách nước ngoài bị chìm tại khu vực đảo Titov, Vịnh Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh sáng sớm ngày 17/2. Bà Phương Nga cho biết, đã có 15 người được đưa lên bờ an toàn, 12 thi thể, trong đó có 10 du khách nước ngoài đã cũng đã được lực lượng cứu hộ đưa vào đất liền.
Người phát ngôn Nguyễn Phương Nga nói: “Theo như thông tin chúng tôi nhận được, 5h ngày 17/2 tại khu neo đậu đảo Titov, tàu du lịch của công ty du lịch Trường Hải đã gặp nạn. Khi xảy ra sự việc, nhà tàu và các nhân viên trên tàu đã cố gắng cao nhất để xử lý khu vực nước tràn vào và hướng dẫn cho du khách cách cứu nạn. Lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh đã đến hiện trường để chỉ đạo khắc phục tai nạn. Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh đã chỉ đạo cơ quan điều tra khởi tố vụ án làm rõ nguyên nhân vụ tai nạn, đồng thời khắc phục hậu quả vụ việc.
Người phát ngôn Bộ ngoại giao Nguyễn Phương Nga cho biết, trong số những du khách nước ngoài thiệt mạng có 1 người Anh, 2 người Nga, 2 người Mỹ, 1 người Pháp, 1 người Nhật, 1 người Thụy Điển và 1 người Thụy Sỹ. Theo những điều tra ban đầu, nguyên nhân của vụ tai nạn là do vỏ tàu. Bộ Ngoại giao đang phối hợp với cơ quan chức năng ở tỉnh Quảng Ninh để làm rõ vụ việc này./....
Internet được tạo thuận lợi và phát triển mạnh mẽ ở Việt NamBáo điện tử Chính phủ
Ngoại trưởng Hillary Clinton chia sẻ chuyện riêng tưDân Trí
Hoa Kỳ chỉ trích Việt Nam ngăn chận tự do internetĐài Á Châu Tự Do
VOA Tiếng Việt -RFI
-- Ngoại trưởng Mỹ lưu ý Việt Nam và 5 nước về vấn đề kiểm duyệt Internet — (RFI). – Hoa Kỳ chỉ trích Việt Nam ngăn chận tự do internet — (RFA). -
- Bình luận và phần hình/tiếng bài phát biểu của bà Clinton về tự do Internet – Secretary of State Hillary Rodham Clinton: Will Secretary of State Clinton’s “Internet Freedom Agenda” Finally Get Traction? (All Things Digital)
-Hillary Clinton: Kiểm soát Internet là có hại cho chính quyền
Grant Gross Ngày 15/2/2011
Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton hôm qua phát biểu cho rằng những quốc gia nào duy trì kiểm soát Internet về lâu dài sẽ chịu thiệt hại kinh tế và xã hội, vì sự áp chế dẫn đến tình trạng bất ổn dân sự và mất an ninh.
Một số nước, trong đó có Trung Quốc, đang tăng trưởng kinh tế tuy vẫn kiểm duyệt Internet, nhưng sự tăng trưởng đó là không bền vững – bà Clinton nói vậy trong một bài diễn văn về tự do Internet, mà bà phát biểu tại Đại học George Washington ở Washington D.C. Bà Clinton kêu gọi các chính quyền Trung Quốc, Iran, Việt Nam, Myanmar và nhiều nơi khác chấm dứt chế độ kiểm soát Internet, đồng thời bà đề cập tới những nỗ lực kiểm duyệt Internet gần đây ở Ai Cập và Tunisia, đều đã thất bại.
Theo bà Clinton, các nước sẽ không thể duy trì một sự phân tách hoạt động kinh tế trên Internet với những hoạt động xã hội, tôn giáo hay chính trị. Bà cho rằng, một số quốc gia đã cố gắng tận dụng lợi ích kinh tế từ Internet trong khi vẫn ngăn chặn các hoạt động khác trên mạng.
“Những bức tường ngăn chia Internet, phong tỏa (block) nội dung chính trị, cấm đoán việc thể hiện chính kiến trong một loạt lĩnh vực, chỉ cho phép một số dạng hội đoàn hòa bình tồn tại, hoặc đe dọa những người dám thể hiện quan điểm… Dựng những bức tường ấy lên dễ hơn rất nhiều so với việc duy trì chúng” – bà Clinton nói. “Không có khái niệm Internet kinh tế, Internet xã hội, Internet chính trị. Chỉ có một khái niệm Internet thôi”.
Bà nói thêm, mọi nỗ lực kiểm duyệt Internet trong khi lại muốn thụ hưởng lợi ích kinh tế của nó sẽ đưa đến những “phí tổn về đạo đức, chính trị và kinh tế” mà trong dài hạn là không bền vững. “Có những chi phí cơ hội của việc cố cởi mở trong kinh doanh nhưng lại hạn chế quyền tự do biểu đạt, có những chi phí đối với hệ thống giáo dục quốc gia, đối với sự ổn định chính trị, với đạo đức xã hội và tiềm năng kinh tế của đất nước. Khi các quốc gia hạn chế tự do Internet là khi họ tự hạn chế tương lai kinh tế của mình”.
Diễn văn hôm qua của bà Clinton là bài diễn văn lớn thứ hai của bà về tự do Internet. Hồi tháng 1/2010, bà đã công bố vài sáng kiến của Bộ Ngoại giao Mỹ nhằm chống lại hoạt động kiểm soát Internet.
Chính quyền Trung Quốc phê phán bài diễn văn đầu tiên đó của bà Clinton và phủ nhận việc họ hạn chế tự do Internet.
Tại diễn văn vừa rồi, bà Clinton có nhắc tới Trung Quốc vài lần. Bà nói, một số nhà quan sát đã lưu ý rằng nền kinh tế Trung Quốc đang tăng trưởng bất chấp việc Bắc Kinh vẫn kiểm soát Internet. Nhưng hạn chế tự do Internet sẽ gây ra “chi phí dài hạn mà một ngày nào đó có nguy cơ trở thành cái thòng lọng bóp nghẹt tăng trưởng và phát triển”.
Theo bà Clinton, các quốc gia kiểm soát Internet nên nhìn vào những sự kiện gần đây ở Ai Cập và Tunisia. Ở Tunisia, Internet tạo ra quan hệ kinh tế của nước này với châu Âu, trong khi đó chế độ kiểm duyệt nội dung Internet thì “lại ngang với Trung Quốc và Iran”.
“Không thể duy trì nỗ lực tách biệt Internet kinh tế khỏi “các kiểu Internet khác”. Mọi người – đặc biệt những người trẻ – đã luôn tìm được cách sử dụng công nghệ để kết nối với nhau, tổ chức lại, và chia sẻ tâm lý bất mãn – điều mà như chúng ta đều biết là sẽ kích thích cả một phong trào dẫn tới những biến chuyển mang tính cách mạng”.
Bà Clinton nhận định, các doanh nghiệp phải cảnh giác khi hoạt động ở những quốc gia có chế độ kiểm soát Internet ngặt nghèo.
“Nếu các bạn đầu tư vào những nước có chính sách giám sát và kiểm soát gay gắt, website của các bạn có thể bị đóng cửa mà không hề được báo trước, máy chủ của các bạn có thể bị chính quyền sở tại tổ chức hack, mẫu thiết kế của các bạn có thể bị đánh cắp, nhân viên của các bạn bị đe dọa bắt bớ, trục xuất vì đã không tuân thủ trật tự – có động cơ chính trị – của nước họ. Ở chừng mực nào đó, những rủi ro đối với lợi nhuận của các bạn, nguyện vọng hội nhập của các bạn, lớn hơn rất nhiều so với những thành quả các bạn có thể đạt được, nhất là khi các bạn vẫn có cơ hội thị trường ở nhiều nơi khác”.
Tác giả Grant Gross viết cho IDG News Service về mảng công nghệ và chính sách viễn thông của Chính phủ Mỹ.
Người dịch: Đan Thanh