Chủ Nhật, 20 tháng 2, 2011

Trung Quốc thẳng tay đàn áp lời kêu gọi cuộc “Cách mạng Hoa Lài”

“Chúng tôi muốn thực phẩm, chúng tôi muốn công ăn việc làm, chúng tôi muốn chỗ ở, chúng tôi muốn sự công bằng.” Đó là khẩu hiệu cho cuộc Cách mạng Hoa Lài?
-China cracks down on call for ‘Jasmine Revolution’ (The Straits Times)-Trung Quốc thẳng tay đàn áp lời kêu gọi cuộc “Cách mạng Hoa Lài”
Bắc Kinh – Nhà cầm quyền Bắc Kinh trấn áp thẳng tay những người hoạt động đấu tranh cho dân chủ và nhân quyền khi hiện đang có một lời kêu gọi người dân tụ tập lại trong gần hơn mười thành phố hôm Chủ Nhật ngày 20 tháng Hai dưới tên gọi là cuộc Cách Mạng Hoa Lài, hình như nguồn cảm hứng cho lời kêu gọi này khởi đi từ làn sóng biểu tình đòi hỏi dân chủ đang quét qua vùng Trung Đông.

Không rõ nguồn gốc của lời kêu gọi này, nhưng nhà cầm quyền Trung Quốc đã bắt đầu ngăn chận sự phát tán trên mạng, và công an đã bắt giam tối thiểu 14 người, theo một người hoạt động cho hay. Tìm kiếm chữ Hoa Lài (Jasmine) bị ngăn chận hôm qua thứ Bảy ngày 19 tháng Hai trên mạng microblog tương tự như Twitter và lớn nhất Trung Quốc, và trang mạng nơi người sử dụng vào để tìm kiếm chữ Hoa Lài cho biết sau đó trang mạng của họ đã bị phá.

Những người hoạt động tuồng như không biết phải làm gì để kêu gọi sự phản đối, mặc dù họ tiếp tay chuyển đi lời kêu gọi này. Họ nói họ không rõ nhóm nào đứng sau lời kêu gọi người dân tụ tập lại cùng nhau ở 13 thành phố và la lớn khẩu hiệu, “Chúng tôi muốn thực phẩm, chúng tôi muốn công ăn việc làm, chúng tôi muốn chỗ ở, chúng tôi muốn sự công bằng.”

Một số tự hỏi phải chăng đây là một cuộc “trình diễn nghệ thuật” thay vì là một phong trào mang tính đứng đắn, nghiêm trọng theo gương của những cuộc biểu tình gần đây xảy ra ở Ai Cập, Tunisie, Bahrain, Yemen, Algeria và Libya.

Luôn luôn trong tình trạng sẵn sàng nghiền nát người bất đồng chính kiến ở trong nước, thế nhưng nhà nước độc tài Trung Quốc cho thấy họ lo sợ sau những cuộc biểu tình đòi hỏi dân chủ và thay đổi ở Trung Đông. Nhà cầm quyền đã giới hạn tường thuật về những cuộc biểu tình này, nhấn mạnh sự bất ổn gây nên bởi những cuộc biểu tình ở Ai Cập, và ngăn chận sự truy cập trên internet để hạn chế sự thông tin đối với người dân trong nước.

Nhà nước Trung Quốc cho thấy là họ xem lời kêu gọi biểu tình hôm nay Chủ Nhật rất nghiêm trọng. Gia đình và bạn bè đã cho hay nhiều người hoạt động cho dân chủ đã bị bắt giam hay bị sách nhiễu, và một số bị cảnh cáo là không nên tham dự cuộc biểu tình hôm nay.

Công an đã lôi ông luật sư Jiang Tianyong ở Bắc Kinh vào xe và lái đi mất, vợ ông ta bà Jin Bianling nói. Bà cũng cho hãng thông tấn AP hay qua điện thoại là bà đang chờ thêm tin tức về chồng bà cho đến tối hôm qua thứ Bảy.

Su Yutong, một người hoạt động cho dân chủ hiện đang sống ở Đức nói cho dẫu nhà cầm quyền Trung Quốc nghi ngờ sự nghiêm trọng trong lời kêu gọi biểu tình này, thế nhưng những gì họ làm hôm qua thứ Bảy cho thấy là họ sợ hãi điều này.

“Nếu họ ứng xử như thế này, họ sẽ đẩy cuộc trình diễn nghệ thuật này thành một điều có thật,” bà nói qua một e-mail.

Trong một bản tin đưa lên mạng Twitter, bà Su liệt kê danh sách 14 người bị công an bắt đi và bà cho hay danh sách này chưa được hoàn chỉnh.

Căng thẳng đã tăng cao trong những ngày gần đây sau khi cuốn video được quay bí mật cảnh công an bắt một trong những người luật sư đấu tranh cho nhân quyền được nhiều người biết đến nhất Trung Quốc là ông Chen Guangcheng, được tung lên mạng. Qua đó, vợ chồng ông Chen đã bị công an đánh đập khi bị bắt ở nhà, và một số người ủng hộ ông Chen được biết là bị bắt và cũng bị đánh đập bởi nhà cầm quyền sau khi họ họp để thảo luận về trường hợp của ông Chen.

Lời kêu gọi cho cuộc Cách mạng Hoa Lài ra đời sau khi chủ tịch Hồ Cẩm Đào đọc bài diễn văn với các nhà lãnh đạo cao cấp Trung Quốc hôm thứ Bảy, qua đó ông Hồ Cẩm Đào yêu cầu họ “giải quyết những vấn đề nổi cộm, đáng chú ý có khả năng ảnh hưởng đến sự ổn định và hoà hợp xã hội.” Ông Đào nói với các viên chức đảng và nhà nước cao cấp là nên cung cấp cho người dân dịch vụ xã hội tốt hơn và cải thiện sự quản lý tin tức trên mạng internet “để hướng dẫn dư luận,” thông tấn xã Xinhua cho hay.

Đảng Cộng sản đương cầm quyền ở Trung Quốc thường xuyên gặp phải sự hăm doạ bất ổn xã hội xuất phát từ giá thực phẩm và giá nhà tăng cao cùng những vấn nạn xã hội khác.



-Trung Quốc đe doạ các nhà chống đối ngoan cố
Giới chuyên gia pháp lý cũng cho biết, các quan chức cũng gia tăng sử dụng việc trừng phạt tập thể cả gia đình, một lối hành xử có nguồn từ thời vua chúa Trung Quốc khiến đã hủy diệt vô số các gia đình trong cuộc Cách mạng Văn hóa. Thân nhân của những người bất đồng chính kiến cũng bị quản chế định kỳ, như trường hợp của Zeng Jinyan, vợ của Hu Jia, nhà hoạt động nhân quyền đang bị ở tù, hoặc họ phải chịu các lệnh cấm đi ra nước ngoài.
Nguồn: Andrew Jacobs & Jonathan Ansfield, The New York Times
Lê Quốc Tuấn, X-Cafe chuyển ngữ
17.02.2011
Tin từ DONGSHIGU, Trung Quốc - Chính thức, Chen Guangcheng là một người tự do nhưng thật khó tưởng tượng nổi một đời sống nhiều hạn chế đến thế. Là một trong những người bênh vực nhân quyền nổi tiếng nhất đất nước, ông Chen đã bị giới hạn chỉ được ở trong nhà của mình 24 giờ một ngày bởi những nhân viên an ninh và nông dân vũ trang bằng gậy gộc gạch đá và máy bộ đàm được thuê để canh giữ ông. Khách cố gắng đến thăm ông đều bị đuổi ra xa bằng vũ lực, đôi khi còn bị đánh đập. Ban đêm, có đèn pha chiếu sáng trang trại của ông.
Với dịch vụ Internet và điện thoại bị cắt đứt, ông không hề có liên lạc với thế giới bên ngoài. Và không phải chỉ một mình ông phải chịu hình phạt ấy: cả vợ và cô con gái còn trẻ của ông Chen cũng đã phải chịu những hạn chế tương tự kể từ khi ông ra khỏi nhà tù sau một bản án 51 tháng vào cuối tháng Chín, từng được xem như cuộc trả thù cho những nỗ lực vận động chống lại chiến dịch kế hoạch cưỡng ép phá thai và triệt sản ở địa phương của ông.
"Tôi đã ra khỏi một nhà tù nhỏ và bước vào một nhà tù lớn hơn" ông Chen, 39 tuổi, một luật sư khiếm thị, tự học đã tuyên bố trong một băng video tự thực hiện từng được lén lút đưa ra khỏi khu làng của mình vào tuần trước. "Những gì họ đang làm là một việc sát nhân".
Được gọi tên một cách đẹp đẽ là "ruanjin", hay giam lỏng, hình thức quản thúc tại gia như ông Chen là một chiến thuật ngày càng phổ biến được sử dụng bởi các nhà chức trách ở Trung Quốc khi họ tìm cách mở rộng sự kiểm soát của họ đối với giới luật sư, các nhà hoạt động dân chủ và lãnh đạo các giáo hội ngầm đã dám từ chối không cúi mình trước ý muốn của họ, các nhà tranh đấu nhân quyết cho biết.
Theo những nhà bảo vệ nhân quyền và pháp lý, mặc dù chính quyền Trung Quốc phủ nhận sự tồn tại của các biện pháp đó, có vẻ như các quan chức an ninh của Đảng Cộng sản đã mở rộng việc sử dụng những loại giam lỏng tại nhà, trong một số trường hợp họ còn bắt cóc, tấn công hoặc tra tấn nhằm chống lại một loạt những kẻ thù về nhận thức. Một nhóm tranh đấu mang tên Những người Bảo Vệ Nhân Quyền Trung Quốc, đã ghi lại được hơn 3.500 trường hợp giam giữ tùy tiện trong năm ngoái, một hình thức bao gồm những người bị cầm giữ trong cái gọi là nhà tù bí mật hoặc trong các bệnh viện tâm thần.
Ngoài việc giam lỏng ông Chen, các cơ quan được huy động bóp nghẹn sự nổi lên của các hoạt động ủng hộ ông. Hôm thứ Tư, cảnh sát ở Bắc Kinh đã ngăn chặn một số nhà vận động nhân quyền tham dự một phiên họp chiến lược và đã hành hung Giang Tianyong, một luật sư, tại một đồn công an.
Dường như các chiến dịch đe dọa vượt ra ngoài pháp luật đã đặc biệt nhằm tiêu diệt nặng nề những tù nhân chính trị được thả tự do trước đây, trong đó có Zheng Enchong, một luật sư ở Thượng Hải, người đã hầu như phải trải qua bốn năm chỉ giới hạn trong căn hộ tầng 14 của mình, và Cao Hành Kiện, người từng một thời bênh vực không hề sợ hãi cho giới nông dân bị bóc lột, đã bị bắt cóc nhiều lần và được cho là đang nằm trong sự giam giữ của nhân viên an ninh nhà nước. Trước khi bị biến mất một lần nữa vào năm ngoái, ông Cao đã nói với Associated Press rằng ông đã bị đánh đập nhiều lần trong thời gian 14 tháng bị giam cầm.
Liu Xia, vợ của Lưu Hiểu Ba, người đoạt giải Nobel, đã không hề được ai nhìn thấy nữa kể từ khi giải thưởng được công bố cuối tháng Mười. Ni Yulan, một luật sư ở Bắc Kinh đã bị tàn tật tê liệt vì công an đánh đập vào năm 2002, nói rằng các quan chức an ninh đã bố trí cúp nước và cắt điện từ phòng khách sạn cô từng ở chung với chồng trong một nỗ lực để buộc họ phải ra ngoài đường mà sống.
Ông Jerome A. Cohen, chuyên gia về Luật pháp Trung Quốc, một thành viên cao cấp của Hội Đồng Quan hệ Quốc tế đã cho biết, "Làm các luật sư biến mất và đặt các nhà bất đồng chính kiến trong cảnh bị sách nhiễu liên tục khiến dẫn đến việc khó có thể giải quyết nghiêm túc được các vụ thưa kiện chính phủ lẽ ra phải tuân thủ các quy tắc của pháp luật".
Trong những thập kỷ gần đây, Đảng Cộng Sản Trung Quốc, ngay cả khi tạm chấp nhận việc cải cách pháp luật theo kiểu phương Tây cũng đã không bao giờ từ bỏ sự phụ thuộc vào các chiến thuật ngoài vòng pháp luật để kiềm chế sự phê phán. Cựu tù nhân chính trị có thể thường bị giam cầm chặt chẽ trong những dịp quan trọng của nhà nước và các học viên Pháp Luân Công, một phong trào tâm linh bị cấm hoạt động, thường xuyên bị gửi đến các trại lao động nếu họ từ chối từ bỏ đức tin của mình. Giới bảo vệ nhân quyền cho biết rằng, trải qua nhiều năm, những người ấy cũng đã chết trong tù.
Nhưng trong suốt năm năm qua, các học giả về pháp lý nói rằng bộ máy an ninh mạnh mẽ của nhà nước đã lỡi dụng sự kiện như Olympic và tình trạng bất ổn xã hội đột biến tăng lên để hợp pháp nhiều biện pháp rà soát và vỗ béo ngân sách công an.
"Cảnh sát đang tăng dần việc thử các kỹ thuật mới và có vẻ như Bắc Kinh đã sẵn sàng để áp dụng" ông Nicholas Bequelin, một nhà nghiên cứu cao cấp của Human Rights Watch tại Hồng Kông đã cho biết. "Chúng tôi thường lo lắng về những người bị bắt và bị mất việc. Bây giờ chúng tôi còn phải lo lắng về việc họ có thể mất mạng".
Các chuyên gia pháp luật nói rằng mặc dù giới lãnh đạo Đảng Cộng sản hoàn toàn kiểm soát công an, công tố viên và tòa án, họ vẫn phải đối mặt với các ưu đãi và áp lực nội bộ chồng chất nhằm chặn đứng những đe dọa cho sự ổn định ở cơ sở, thường tạo thêm điều kiện cho việc phá vỡ hệ thống pháp lý bằng sự can thiệp giám sát mạnh mẽ hoặc những sự mất tích tạm thời.
Teng Biao, một giảng viên tại Đại học Khoa Luật và Chính trị Trung Quốc, cho biết rằng các quan chức an ninh đã phần nào đáp ứng với sự gia tăng trong các hoạt động chống đối phổ biến, dù đã nỗ lực hết sức trong kiểm duyệt, còn tìm cách để lừa gạt thông qua mạng Internet. Thẩm vấn và bắt giữ những nhân vật tranh đấu ngày càng tăng trên mạng có học thức cao, ông nói, có thể là một cơn đau đầu quan liêu đối cho những người có nhiệm vụ bảo vệ an ninh nội bộ. Vì thế họ dùng đến sự lén lút.
"Có quá nhiều người làm quá nhiều việc khác nhau và các cơ quan hữu trách biết rằng nếu họ sử dụng cái gọi là các phương pháp pháp lý sẽ chỉ gây ra phản ứng dữ dội hơn ở trong nước và nhiều áp lực từ quốc tế", ông nói.
Ông Teng cho biết ông đã có kinh nghiệm trực tiếp với hình phạt ngoài pháp luật nhiều lần trong những năm gần đây, bao gồm một vụ "mất tích" vào cuối tháng Mười, trong đó ông bị đánh đấm thảm hại bởi những quan chức công an đã nhiều lần nhắc nhở ông rằng họ đứng trên cả luật pháp. "Hãy đánh chết và đào một cái hố chôn nó đi" một quan chức nói với đồng sự như thế, theo một báo cáo ông từng công bố.
Giới chuyên gia pháp lý cũng cho biết, các quan chức cũng gia tăng sử dụng việc trừng phạt tập thể cả gia đình, một lối hành xử có nguồn từ thời vua chúa Trung Quốc khiến đã hủy diệt vô số các gia đình trong cuộc Cách mạng Văn hóa. Thân nhân của những người bất đồng chính kiến cũng bị quản chế định kỳ, như trường hợp của Zeng Jinyan, vợ của Hu Jia, nhà hoạt động nhân quyền đang bị ở tù, hoặc họ phải chịu các lệnh cấm đi ra nước ngoài.
Vào tháng mười hai, văn phòng an ninh công cộng tại Bắc Kinh nói với Ilham Tohti, một nhà phê bình cương trực về ách cai trị của Trung Quốc ở Tân Cương rằng con gái của ông sẽ không được phép đi nước ngoài để theo học tại trường của Mỹ, nơi cô dự định đi học Anh ngữ.
Ngoại trừ hàng triệu dollar - dựa theo con số được người vợ ông Chen công bố - để trả tiền cho các mày thu hình theo dõi, thiết bị phá sóng điện thoại di động và hang chục người luân phiên canh giữ các ngả vào khu làng nhỏ Dongshigu, dưòng như nhà chức trách tỉnh Sơn Đông cũng dành dụm được ít chi phí.
Không rõ là ai đã lén mang đưọc cuốn băng video ra khỏi khu làng, nhưng tuần qua, China Aid, một tổ chức Thiên chúa giáo ở Texas đã đăng tải cuốn video lên trực tuyến. Trong đó, bà Yuan Weijing, vợ ông Chen, đã mô tả sự tình trang nghiệt ngã của họ một cách chán chường: có người lén nhìn qua cửa sổ hoặc cứ đến nhà mà không hề báo trước, còn vào ban đêm, họ bị khóa chặt trong nhà bằng một thanh sắt ngang.
Cha mẹ già và con trai bà không thể đến thăm, đứa con gái nhỏ của bà không thể đi học và chồng cô, người bị tiêu chảy mãn tính, đã bị ngăn cản không được gặp bác sĩ.
Các nhóm đấu tranh nhân quyền nói rằng vợ chồng này đã bị đánh đập sau khi cuốn phim video được chiếu công khai. Trong đó, ông Chen cho biết các quan chức địa phương nói với ông rằng mục tiêu của họ là để khiêu khích ông bước qua một giới hạn vô hình nhằm có được lý do hợp pháp cho việc đưa ông vào tù lại.
"Họ chỉ cần bảo rằng bạn có tội là bạn có tội" ông nói.
Nhận xét của ông không phải là không có cơ sở. Trong năm 2006, sau khi một đoàn người ủng hộ tổ chức một cuộc biểu tình chống lại việc quản chế ông tại nhà, ông đã bị kết án về tội ngăn chặn giao thông và phá hoại tài sản công cộng.
Các nhà chức trách phủ nhận việc gia đình ông bị hạn chế. Khi bị đối mặt với giới ngoại giao châu Âu, các quan chức Trung Quốc đã khẳng định là không hề có những gì gọi là quản chế tại gia ở Trung Quốc. Hôm thứ Tư, khi được liên lạc bằng điện thoại, Xue Jie, giám đốc phòng tuyên truyền huyện Yinan cho rằng phóng viên muốn tìm hiểu chỉ cần gọi điện cho ông Chen, hoặc cứ việc ghé thăm.
Nhưng những ai từng cố gắng đến thăm ông đều đã gặp phải một sự thực rất khác biệt. Xinbo Gao, 33 tuổi, một cựu cựu chiến binh ủng hộ ông Chen lẻn vào làng trong đêm Thứ Hai đã nói rằng ông đã bị đấm đến bất tỉnh, bị cướp mất tiền và điện thoại di động của mình rồi bị quăng ra một con đường tối các đó 40 dặm. Cuối tháng mười hai, các nhà ngoại giao phương Tây đã bị xô đẩy, bị khám xét bằng vũ lực trước khi bảo vệ buộc họ phải bỏ chạy.
Đầu tuần này, một số nhà báo, kể cả phóng viên và nhiếp ảnh gia của tờ The New York Times, đã bị đánh đập bởi cả chục những người như vậy, những kẻ đã đe dọa họ bằng gậy gộc và tịch thu chip máy ảnh của họ. Những người mặc thường phục đã từ chối không cho biết danh tính khi họ cố gắng để xóa bỏ các bức ảnh và những đoạn phim video.
Khi được hỏi luật pháp nào phép họ hành động như vậy, một số đã lầm bầm thô lỗ tuỳ tiện là "Chuyện này không có gì liên quan đến pháp luật" ông nói.

Tổng số lượt xem trang