(GDVN) - Tại lễ khai hội chùa Bái Đính, ngôi chùa lớn nhất VN, các dịch vụ đều “ăn nên làm ra”. "Ngay cả người ăn xin vệ đường cũng kiếm gần 10 triệu đồng/ngày...", một người trong ban trị sự chùa Bái Đính cho biết. Hôm qua (28/1, tức mùng 6 tháng Giêng), tại Ninh Bình, hàng vạn người đã đổ về chùa Bái Đính trong ngày khai hội để thắp nhang khấn Phật cầu mong một năm mới bình an và thịnh vượng.
Trời mưa, thời tiết lạnh vẫn không ngăn được dòng người nô nức hành hương về chùa Bái Đình tham gia nghi lễ cầu nguyện cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, mọi người có cuộc sống ấm no hạnh phúc và vãn cảnh chùa.
Bãi đỗ xe vào chùa Bái Đính chật kín người. Những hàng xe nối dài tít tắp. Khó khăn lắm, nhóm phóng viên báo điện tử Giáo Dục Việt Nam mới tìm được cho mình một chỗ dựng xe còn trống. Đại diện ban quản lý bãi gửi xe cho biết: “Ngày nào cũng nườm nượp khách ra vào, hôm nay (mùng 6 Tết – pv), chưa kể lượng ô tô, chỉ tính riêng số xe máy cũng đã ngót nghét 10.000 xe tới thăm viếng chùa”.
Với giá tiền gửi xe 10.000 đồng/xe máy/lần, mỗi ngày, đơn vị trông xe có thể đút túi một lượng tiền khổng lồ lên tới 100 triệu đồng là điều hoàn toàn có thể hiểu được!
Mặc dù, ban quản lý chùa Bái Đính đã huy động lực lượng an ninh đảm bảo an ninh, trật tự và cảnh quan khu chùa chiền, tuy nhiên, cảnh tượng các quán hàng ăn mọc lên nhan nhản, bát nháo như thế này khiến không ít du khách ngán ngẩm.
Khai hội chùa Bái Đính cũng là dịp“ăn nên làm ra” của đội ngũ ăn xin. “Dịch vụ” ăn xin "đổ bộ" ngay trước cửa chùa. Đây là một vấn nạn nhức nhối đã tồn tại nhiều ngày qua, mặc dù ban quản lý chùa đã nỗ lực ổn định tình hình nhưng vẫn không quản lý xuể.
Trong cuộc nói chuyện ngoài lề với phóng viên, một người trong ban trị sự chùa Bái Đính cho biết: Với lượng khách đông như những ngày đầu xuân, thu nhập của một người ăn xin có thể kiếm được gần 10 triệu đồng/ngày. Và điều đặc biệt là:“Du khách có thể thấy nhiều ăn xin bị què chân, cụt tay nhưng cứ thấy lực lượng an ninh tới là họ chạy rất nhanh”.
Các cửa hàng bánh kẹo, đặc sản Ninh Bình luôn luôn đông khách. Theo ghi nhận của phóng viên, giá cả có thể cao hơn gấp đôi, gấp rưỡi so với giá thị trường.
Nếu như ở Hà Nội, thông thường, giá chiếc xúc xích này khoảng 8.000 đồng thì tại lễ khai hội chùa Bái Đính, một chiếc xúc xích được đội giá lên 15.000 đồng. Theo ước tính của người bán xúc xích này, mỗi ngày anh bán sơ sơ cũng được... vài trăm chiếc.
Hoa quả như xoài xanh cũng“đắt sắt ra miếng”. Một quả xoài có giá 10.000 đồng kèm theo một ít muối bột canh. Mặc dù đắt vậy nhưng mặt hàng này lúc nào cũng đông khách, bà chủ luôn tay bán hàng.
Các quầy hàng lưu niệm trên đường vào chùa cũng đông nghit khách. Tâm lý người du xuân, ai cũng muốn mua về một món đồ làm kỷ niệm hoặc lấy lộc, lấy may đầu năm.
Dịch vụ đổi tiền lẻ theo đó cũng bội thu khi hàng ngày có hàng vạn người tới thăm quan và cúng viếng chùa Bái Đính. Với mức hoán đổi “10 ăn 7” hoặc “10 ăn 8”, theo chia sẻ của những người làm nghề: “mỗi ngày tôi cũng kiếm được vài trăm gọi là đủ sống”.
-
Một cành lộc tại chùa Bái Đính được“hét giá” 15.000 – 20.000 đồng không mặc cả.
Mặc dù, Ban quản lý chùa Bái Đính đã đặt biển quy định cấm chụp ảnh, quay phim, tuy nhiên, các thợ ảnh vẫn chèo kéo, mời mọc khách chụp hình với mức giá: 20.000 đồng/tấm.
-Năm nay, điều đặc biệt, ấn tượng nhất của các du khách thăm quan chùa Bái Đính trong lễ khai hội không phải là những kỷ lục lớn nhất của Việt Nam như chuông đồng lớn nhất, các pho tượng nặng nhất, hành lang La Hán dài nhất,…mà là cảnh các sư thầy đứng ngoài đương xin... cúng dường như thế này!?
Hân Ni
-Xe công xuất hiện nhiều ở đền Trần, chùa Bái Đính (13/02/2011)
- Chỉ trong khoảng 2 tiếng đồng hồ (từ 12h tới 14h ngày 11/2/2011) chúng tôi thống kê có gần 20 lượt xe biển xanh, đỏ ra vào chùa Bái Đính (xã Gia Sinh, huyện Gia Viễn, Ninh Bình).
Trong vai một "cò" dẫn khách cho cửa hàng chuyên đổi tiền lẻ, bán và sắp mâm lễ… chúng tôi tiếp cận với chiếc xe loại 16 chỗ, biển xanh số 26B-45xx (biển xe tỉnh Sơn La), vừa đỗ tại bãi gửi xe trước chùa Bái Đính. Cùng lúc cũng có vài người phụ nữ chuyên hành nghề viết sớ chữ Nho tiến đến mời viết sớ.
Chiếc xe biển xanh có đầu số của tỉnh Sơn La tại bãi đỗ xe vào chùa Bái Đính. |
Khi một người đàn ông vừa từ trên xe bước xuống, chúng tôi tiến tới mời đổi tiền lẻ, sắp lễ, người đàn ông tỏ vẻ cau có nói gọn lỏn: “Không đổi tiền cũng không mua gì cả”. Nhưng khi những người viết sớ đến, sau vài câu trao đổi, hai người phụ nữ được mời lên viết ngay trên xe.
Chỉ hơn 10 phút sau, những người còn lại trên xe bước xuống, xách theo đồ lễ đã chuẩn bị sẵn, với xấp tiền lẻ trên tay, cùng những lá sớ vừa viết xong tiến thẳng vào chùa.
Viết sớ ngay trên xe. |
Ngoài ra, tại bãi đỗ xe ô tô, cũng xuất hiện rất nhiều xe biển xanh, như biển đầu số 14 (Quảng Ninh), 18 (Nam Định), 20 (Thái Nguyên), 31 (Hà Nội), 35 (Ninh Bình)… trong đó, đa phần là những loại xe từ 16 chỗ trở lên.
Trong khi đó, đêm 16/2 (tức 14/1 âm lịch) mới khai ấn đền Trần (Nam Định), tuy nhiên, những ngày qua cũng xuất hiện nhiều xe công đổ về.
Một thành viên ban tổ chức an ninh cho biết: “Mặc dù chưa đến ngày khai ấn nhưng người dân đã kéo về tham gia lễ hội rất đông, đặc biệt lượng ô tô của các cơ quan, đơn vị cũng tấp nập ra vào đền, chúng tôi đã tiến hành thu vé và ghi lại tất cả các biển số xe ô tô…".
Một thành viên ban tổ chức an ninh cho biết: “Mặc dù chưa đến ngày khai ấn nhưng người dân đã kéo về tham gia lễ hội rất đông, đặc biệt lượng ô tô của các cơ quan, đơn vị cũng tấp nập ra vào đền, chúng tôi đã tiến hành thu vé và ghi lại tất cả các biển số xe ô tô…".
Dưới đây là một số hình ảnh xe công xuất hiện tại chùa Bái Đính, đền Trần:
Chùa Bái Đính:
Xe biển Hà Nội. |
Biển Quảng Ninh |
Biển Nam Định |
Biển Thái Nguyên |
Tại đây cũng xuất hiện nhiều xe "khủng", biển "đẹp" và từ các tỉnh xa (biển 74 của Quảng Trị). |
Đền Trần:
Lê Việt - Đỗ Văn Lực
Tượng Phật "cụt tay"ở chùa Bái Đính (Bee)-
- Ngay đoạn đường dưới chân núi lên chùa Bái Đính cổ (nằm trong hang động núi Bái Đính, Ninh Bình) có đặt 70 pho tượng La Hán, nhưng có tới 21 tượng bị hư hỏng, chủ yếu là mất cánh tay, gãy ngón tay, tượng thì sứt mũi…
Nếu ai từng một lần lên ngôi chùa Bái Đính cổ (xã Gia Sinh, Gia Viễn, Ninh Bình), ngay dưới chân núi lên chùa cổ có đặt 70 pho tượng La Hán được tạc từ đá nguyên khối (đá xanh lấy từ Thanh Hóa), được đặt thành hàng ở hai bên lối lên chùa trong núi.
Bà Nguyễn Thị Liễu, bán hàng ở đây cho biết: “Những pho tượng này được chuyển đến đặt ở đây đã gần một năm. Nhưng chỉ ít tháng sau một số tượng đã bị bẻ mất ngón tay, thậm chí có tượng Phật còn bị gãy cả cánh tay. Nhiều người hành hương sau khi sờ, đặt tiền cầu may thì tiện tay “bẻ thử” những ngón tay Phật để về làm kỷ niệm. Chẳng thấy bảo vệ đâu, cũng không ai nhắc nhở”.
Và đến nay, đã là năm thứ hai có lễ hội chùa Bái Đính, dòng người hành hương ngày một đông. Nhiều người có thói quen đặt tiền, rồi sờ tượng Phật để lấy may, với tâm niệm “tiền xuất, Phật biết”.
Khi chúng tôi có mặt ở đây vào chiều 11/2, dòng người hành hương vẫn tấp nập chen chân lên chùa cổ. Nhiều người đi thẳng vào lối đặt tượng để đặt tiền, sờ lấy may. Người sau thấy người trước làm cũng làm theo, nhưng không hề thấy bóng dáng một bảo vệ, hay ai nhắc nhở hành động này của khách thập phương.
Không chỉ những pho tượng La Hán đặt tại lối lên chùa cổ bị xâm hại, mà hàng trăm pho tượng La Hán khác đặt ở hai bên lối lên chùa mới, đang xây dựng cũng rơi vào tình trạng tương tự. Một số pho tượng cũng đã bị gãy ngón tay.
Dưới đây là một số hình ảnh về tượng La Hán "cụt tay, gãy mũi" tại chùa Bái Đính:
Lê Việt
-- Lễ hội chùa Bái Đính: Hội không khác… chợ (Lao động).
Nếu ai từng một lần lên ngôi chùa Bái Đính cổ (xã Gia Sinh, Gia Viễn, Ninh Bình), ngay dưới chân núi lên chùa cổ có đặt 70 pho tượng La Hán được tạc từ đá nguyên khối (đá xanh lấy từ Thanh Hóa), được đặt thành hàng ở hai bên lối lên chùa trong núi.
Những bức tượng đặt ở đường lên chùa cổ bị gãy tay. |
Bà Nguyễn Thị Liễu, bán hàng ở đây cho biết: “Những pho tượng này được chuyển đến đặt ở đây đã gần một năm. Nhưng chỉ ít tháng sau một số tượng đã bị bẻ mất ngón tay, thậm chí có tượng Phật còn bị gãy cả cánh tay. Nhiều người hành hương sau khi sờ, đặt tiền cầu may thì tiện tay “bẻ thử” những ngón tay Phật để về làm kỷ niệm. Chẳng thấy bảo vệ đâu, cũng không ai nhắc nhở”.
Và đến nay, đã là năm thứ hai có lễ hội chùa Bái Đính, dòng người hành hương ngày một đông. Nhiều người có thói quen đặt tiền, rồi sờ tượng Phật để lấy may, với tâm niệm “tiền xuất, Phật biết”.
Khi chúng tôi có mặt ở đây vào chiều 11/2, dòng người hành hương vẫn tấp nập chen chân lên chùa cổ. Nhiều người đi thẳng vào lối đặt tượng để đặt tiền, sờ lấy may. Người sau thấy người trước làm cũng làm theo, nhưng không hề thấy bóng dáng một bảo vệ, hay ai nhắc nhở hành động này của khách thập phương.
Không chỉ những pho tượng La Hán đặt tại lối lên chùa cổ bị xâm hại, mà hàng trăm pho tượng La Hán khác đặt ở hai bên lối lên chùa mới, đang xây dựng cũng rơi vào tình trạng tương tự. Một số pho tượng cũng đã bị gãy ngón tay.
Dưới đây là một số hình ảnh về tượng La Hán "cụt tay, gãy mũi" tại chùa Bái Đính:
Phật mất cả hai cánh tay |
Mất cánh tay phải, còn tay trái chỉ còn 4 ngón. |
Mũi cũng bị sứt, còn tay phải mất từ bao giờ trơ cả trụ sắt phía trong, có lẽ ngay từ đầu pho tượng này đã bị gãy và người ta cắm thêm lõi sắt để nối cánh tay, nhưng lõi sắt vẫn không thể giữ được cánh tay Phật. |
Sau khi bị gãy, tay của pho tượng này đã được cưa gọn, các ngón tay trái cũng trở nên ngắn hơn bình thường. |
3 ngón còn lại cầm hai ngón vừa mới gãy. |
Tay Phật 4 ngón. Một số tượng La Hán cỡ lớn khác được đặt ở hai bên lối đường lên xuống khu chùa Bái Đính mới cũng bị gãy tay. Các ngón tay đen bóng vì được người hành hương sờ nhiều. |
Nhét tiền lẻ, sờ tượng Phật để cầu lộc. |
Lê Việt
-- Lễ hội chùa Bái Đính: Hội không khác… chợ (Lao động).
(LĐO) - Chèo kéo khách, kinh doanh mọi lúc mọi nơi, rác thải vứt bừa bãi khắp nơi… những hình ảnh không mấy đẹp đã khiến ngày khai hội chùa Bái Đính mất điểm với không ít du khách tham quan.
Ngày mùng 5, 6 tháng Giêng âm lịch, hội chùa Bái Đính, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình tưng bừng đón khách tới trẩy hội. Với những kiến trúc độc đáo cùng những nét văn hoá đặc sắc của một lễ hội dân gian, lễ khai hội đã thu hút sự quan tâm của rất nhiều du khách tới từ khắp nơi trên toàn quốc.
Tuy nhiên, ngay tại lễ hội quan trọng của ngôi chùa lớn nhất Đông Nam Á này, những hành vi ứng xử xuất phát từ sự thiếu ý thức của người dân. Hội không khác gì …chợ, đó là một trong những cảm nhận đầu tiên khi tới tham dự lễ khai hội chùa Bái Đính. Ngay khi vừa bước vào khu vực chùa, ai cũng phải “choáng ngợp” trước cảnh buôn bán tấp nập với đủ thứ mặt hàng đa dạng như một khu chợ.
Toàn bộ khu vực trước cổng chùa Bái Đính đã trở thành “chợ” kinh doanh với các loại mặt hàng đa dạng phục vụ khách du lịch. |
Đội quân bán hàng rong đông đảo thì lúc nào cũng sẵn sàng chèo kéo du khách ở mọi vị trí, từ cổng chùa, hành lang đến tận… chân các bức tượng Phật. Hai bên hành lang lên xuống cũng bị trưng dụng làm nơi trưng bày các mặt hàng lưu niệm, nước giải khát phục vụ khách.
Hậu quả là ở những hàng ghế đá và nơi dừng chân của du khách cũng trở thành những bãi rác bất đắc dĩ, bất chấp sự làm việc hết công suất của các nhân viên vệ sinh và sự có mặt của các thùng rác đặt hai bên lối đi.
Chỗ ngồi ở đâu, rác thải nằm đó. |
Sự lộn xộn của bãi giữ xe cũng khiến nhiều người dân phải ngán ngẩm lắc đầu. Theo sự sắp xếp của ban quản lý lễ hội, bãi giữ xe bố trí ở trên con đường vào hội, cách cổng chùa khoảng 500 mét. Nhưng vì không được phân thành hàng lối cụ thể nên hầu như người dân đều mạnh ai nấy để, xe xếp lộn xộn và bừa bãi gây nên nhiều cảnh “dở khóc dở cười” khi xe bên ngoài không tìm được chỗ để còn các xe bên trong thì không có lối ra.
Thêm nữa, mặc dù giá trông xe là 3.000 đồng và đã được in rất rõ ràng trên vé nhưng khi lấy xe, người dân vẫn phải móc túi trả đủ 5.000 đồng mới có thể lấy được xe ra về. Không ít người bất bình vì cách thu tiền theo kiểu “treo đầu dê bán thịt chó” như thế nên đã có không ít cuộc tranh cãi nổ ra ngay tại lối vào của bãi xe.
Một số hình ảnh về lễ khai hội chùa Bái Đính do PV Laodong.com.vn ghi lại vào ngày 8.2 (tức mùng 6 tháng Giêng âm lịch):
Những người bán “lá ngọc cành vàng” chầu chực sẵn trước hai bên lối vào chùa. |
Hai bên hành lang lên xuống cũng bị trưng dụng làm nơi buôn bán. |
Hậu quả từ thói quen xả rác bừa bãi của khách tham quan. |
“Đội quân” bán hàng rong luôn sẵn sàng “phục kích” chèo kéo du khách. |
“Hội tan, đến giờ ta nghỉ!” – Những hình ảnh dễ thấy trên các bãi cỏ trong khuôn viên chùa. |
Bãi để xe sắp xếp lộn xộn, mạnh ai nấy để. |
Sách tử vi, quẻ xem bói bày bán ngay tại chân các bức tượng đá. |
Bài, ảnh: Thu Hương
Vũ Hải Ngọc – Chùa Bái Đính: Kỷ lục và những điều chướng mắt
Lời dẫn
Phật giáo ở Việt Nam có hai loại: Phật tử xuất gia và người tu tại gia. Nhưng trong hồ sơ của những người tu tại gia thì mục tôn giáo luôn đề: “không” (chứ không phải là: “Phật giáo, [tuy] không thờ tự thường xuyên”) và có vẻ như Phật giáo đã phát triển hơn rất nhiều so với Công giáo, tôn giáo khác ở Việt Nam, trong khi số lượng Phật tử xuất gia lại ít hơn rất nhiều.
Đã có rất nhiều tranh luận về quy mô quần thể Bái Đính cũng như lễ đón nhận xá lợi. Thiết nghĩ, Phật tại tâm thì sao người ta phải “phát tiết” cái sự hoành tráng, quy mô đến vậy? Nhà Phật đâu cần phải khuếch trương những kỷ lục, những quy mô? Những gì Phật tử đón nhận được, những gì nhà Phật mang lại cho chúng sinh há chẳng đáng là kỷ lục hơn những kỷ lục vật chất hay sao? Rồi nay, ai dám vu khống đất nước này không có tự do tôn giáo? Đúng là tôn giáo đã phát triển đến mức kỷ lục!
Cần nói thêm là, tại sao ở Việt Nam thời nay, rất nhiều thứ trong chùa chiền mà người Việt Nam chế tác và sở hữu cứ phải có chữ Hán?
Chú thích ảnh
1: Ba chiếc xe công vụ từ thủ đô đậu tại một quán nhậu Thịt dê – Cơm cháy… trên một con đường vào gần chùa. Ai dám chắc mấy người lái xe kia không uống rượu bia, và ai dám chắc họ không phải làm việc vào buổi chiều sau khi ăn trưa? Vậy mà luật Việt Nam cấm điều khiển xe có hơi men trong người.
2: Chùa còn chưa xây xong, đến năm 2015 mới khánh thành, sao đã vội mở lễ?
3: Chùa Việt Nam mà từ tượng cho đến linh vật toàn sao chép từ Trung Quốc. Thật khó trách người dân Việt Nam ngày nay vì ít ai biết được kiến trúc và nội tự thực sự của chùa Việt Nam.
4: Chùa chưa hoàn thiện, cỏ cây như đã chết!
5: Ai đó có thể cho tôi biết lý lịch của vị này ở Việt Nam cũng như truyền thuyết nhà Phật hay không? Chẳng lẽ cứ phải có chữ Hán thì mới chứng tỏ đúng tên ông ta? Vậy phiên âm để làm gì? Thêm nữa, cái sự bừa bãi của dân ta là cứ đặt tiền và xoa tay vào tượng cho bóng nhoáng, đen xì, nhìn mà khiếp! Thương cho vị này và nhiều vị khác cụt tay hoặc cụt ngón (một phần cũng bởi dân!).
6: Nếu nói đây là bối cảnh trong phim Trung Quốc, có lẽ ai cũng tin!
7: Tay vị này bị gẫy, hoặc là được ghép chứ không phải được tạc. Trông thật tội nghiệp!
8: Một biểu hiện khác của sự cẩu thả!
9: Hòm công đức có thể gặp bất cứ đâu. Tiền chùa thu về hẳn bộn lắm!
10: Người phụ nữ này đeo thẻ VIP của quan chức. Tôi đã chứng kiến chị lấy tay xoa tượng, nhưng tiếc là chụp hụt động tác này. Quan còn bừa bãi vậy, nói gì tới dân?
(Còn tiếp 2 kì)
Vũ Hải Ngọc – Chùa Bái Đính: Kỷ lục và những điều chướng mắt
11: Một kỷ lục về $.
12: Người chụp ảnh này đã vi phạm quy định cấm chụp ảnh trong chùa (tất nhiên nhiều người khác cũng vậy), nhưng nếu thấy được đám quản lý ngồi phía sau biển cấm mới thấy hết sự hài hước!
13: Lại kỷ lục.
14: Công ty của anh Nguyễn Việt Tiến, “em” anh “Ba Dũng” thầu toàn bộ đại dự án.
15: Đặc trưng văn hóa nơi công cộng của Việt Nam và cả đơn vị tổ chức: Bẩn thỉu và bừa bãi!
16: Kỷ lục nữa. Người ta phải mất tiền mới được đặt cái tượng phật của mình vào những ô nhỏ trên tường đấy nhé! Mà có đến hàng nghìn ô chứ không ít. Làm kinh tế vụ này quá ổn!
17: Cái kỷ lục này nặng 100 tấn!
18: Cái này cũng vậy.
19: Kỷ lục: “Ngôi chùa có bộ tượng tam thế bằng đồng lớn nhất Việt Nam”.
20: Kỷ lục: “Pho tượng Đức Phật Thích Ca bằng đồng cao và nặng nhất Việt Nam”.
21: Kỷ lục: “Đại Hồng Chung lớn nhất Việt Nam phá kỷ lục Việt Nam”.
22: Kỷ lục: “Ngôi chùa có giếng lớn nhất Việt Nam”.
23: Kỷ lục: “Đại lễ cung nghi Xá Lợi Phật lớn nhất do Trung Ương Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam tổ chức”.
(Còn 1 kì) Vũ Hải Ngọc – Chùa Bái Đính: Kỷ lục và những điều chướng mắt (kỳ 2)
24: Theo thông báo của nhà nước, công trình sẽ khánh thành vào năm 2015. Hẳn nơi đây sẽ trở thành cơ sở kinh doanh tôn giáo lớn nhất Đông Nam Á (vậy là sẽ có thêm một kỷ lục)!
25: Đại lễ trong chùa thật hoành tráng, nhưng không thấy Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam mà chỉ thấy Ban Tuyên giáo tham gia? Đảng Cộng sản Việt Nam, sau hàng chục năm được soi sáng bởi chủ nghĩa Mác-Lê, thay vì tránh “thuốc phiện” thì lại dùng “thuốc phiện”!
26: Có bao nhiêu rừng nguyên sinh đã mất để lấy gỗ cho công trình này?
27: Nếu đặt hàng ông đồ này viết một câu đối bằng chữ Việt Nam, liệu ông ấy làm được không nhỉ?
28: Đúng là đại lễ, khắp nơi và nhiều thành phần, đặc biệt là xe công nhiều chứ không phải ít.
29: Cái cổng tam quan đẹp và hoành tráng thế mà lại treo cái băng-rôn chình ình ở đó (làm du khách muốn chụp một bức ảnh đẹp cũng khó), rồi phía trước cái cổng thì như cái chợ làng!
30: Cái bia này cực kỳ phản cảm về nhiều góc cạnh!
31 và 32: Phút thư giãn của sư (!)
33 và 34: Phút (…) của sư (!)
© 2010 Vũ Hải Ngọc
© 2010 talawas Vũ Hải Ngọc – Chùa Bái Đính: Kỷ lục và những điều chướng mắt (kỳ cuối)
---------
12: Người chụp ảnh này đã vi phạm quy định cấm chụp ảnh trong chùa (tất nhiên nhiều người khác cũng vậy), nhưng nếu thấy được đám quản lý ngồi phía sau biển cấm mới thấy hết sự hài hước!
13: Lại kỷ lục.
14: Công ty của anh Nguyễn Việt Tiến, “em” anh “Ba Dũng” thầu toàn bộ đại dự án.
15: Đặc trưng văn hóa nơi công cộng của Việt Nam và cả đơn vị tổ chức: Bẩn thỉu và bừa bãi!
16: Kỷ lục nữa. Người ta phải mất tiền mới được đặt cái tượng phật của mình vào những ô nhỏ trên tường đấy nhé! Mà có đến hàng nghìn ô chứ không ít. Làm kinh tế vụ này quá ổn!
17: Cái kỷ lục này nặng 100 tấn!
18: Cái này cũng vậy.
19: Kỷ lục: “Ngôi chùa có bộ tượng tam thế bằng đồng lớn nhất Việt Nam”.
20: Kỷ lục: “Pho tượng Đức Phật Thích Ca bằng đồng cao và nặng nhất Việt Nam”.
21: Kỷ lục: “Đại Hồng Chung lớn nhất Việt Nam phá kỷ lục Việt Nam”.
22: Kỷ lục: “Ngôi chùa có giếng lớn nhất Việt Nam”.
23: Kỷ lục: “Đại lễ cung nghi Xá Lợi Phật lớn nhất do Trung Ương Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam tổ chức”.
(Còn 1 kì) Vũ Hải Ngọc – Chùa Bái Đính: Kỷ lục và những điều chướng mắt (kỳ 2)
24: Theo thông báo của nhà nước, công trình sẽ khánh thành vào năm 2015. Hẳn nơi đây sẽ trở thành cơ sở kinh doanh tôn giáo lớn nhất Đông Nam Á (vậy là sẽ có thêm một kỷ lục)!
25: Đại lễ trong chùa thật hoành tráng, nhưng không thấy Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam mà chỉ thấy Ban Tuyên giáo tham gia? Đảng Cộng sản Việt Nam, sau hàng chục năm được soi sáng bởi chủ nghĩa Mác-Lê, thay vì tránh “thuốc phiện” thì lại dùng “thuốc phiện”!
26: Có bao nhiêu rừng nguyên sinh đã mất để lấy gỗ cho công trình này?
27: Nếu đặt hàng ông đồ này viết một câu đối bằng chữ Việt Nam, liệu ông ấy làm được không nhỉ?
28: Đúng là đại lễ, khắp nơi và nhiều thành phần, đặc biệt là xe công nhiều chứ không phải ít.
29: Cái cổng tam quan đẹp và hoành tráng thế mà lại treo cái băng-rôn chình ình ở đó (làm du khách muốn chụp một bức ảnh đẹp cũng khó), rồi phía trước cái cổng thì như cái chợ làng!
30: Cái bia này cực kỳ phản cảm về nhiều góc cạnh!
- Gọi là “Vườn cây doanh nhân 1000 năm” nhưng doanh nhân thực sự được mấy người? Hễ đứng đầu doanh nghiệp thì được gọi là doanh nhân?
- Phật tại tâm, đâu cần trần tục biết? Trên tấm bia này, chỉ cần khắc tên A, nhà B cho mỗi ông/bà góp tiền trồng cây nơi đây là đủ.
- Còn 5 năm (hoặc lâu hơn) nữa nơi đây mới khánh thành. Gắn một công trình đang dang dở với “1000 năm Hoa Lư – Thăng long” chẳng khác một sự ăn theo và chắp vá!
31 và 32: Phút thư giãn của sư (!)
33 và 34: Phút (…) của sư (!)
© 2010 Vũ Hải Ngọc
© 2010 talawas Vũ Hải Ngọc – Chùa Bái Đính: Kỷ lục và những điều chướng mắt (kỳ cuối)
---------