Nguồn: --Ba Sương, những ngày trong sóng dữ (VNN ĐV 20-1-12)Gặp lại người phụ nữ Ấn tượng châu Á – Thái Bình Dương, từng được TAND huyện Cờ Đỏ (TP. Cần Thơ) gọi là “quyền lực tối cao” ở Nông trường Sông Hậu, bị can trong vụ án “Lập quỹ trái phép” ở nông trường này, những giáp ngày Tết.
- Đình chỉ mọi hoạt động tố tụng với bà Ba Sương
Trong tiếng ồn ào của khói bụi, còi xe huyên náo giữa thành phố đông dân nhất nước, thấy tiếng bà vẫn trong trẻo, dù thi thoảng ho hắt ra, mà thấy lòng nghèn nghẹn.
"Quỹ trái phép" từ đâu ra?
Năm 2009, bà ra tòa, trong vụ án “Lập quỹ trái phép” tại NTSH, bị cáo buộc phải đền bù hơn 4,3 tỷ đồng, bị cả tòa sơ thẩm và phúc thẩm tại Cần Thơ tuyên phạt 8 năm tù giam. Hiện, bà vẫn đang được tại ngoại với cái tuổi 61 và một mớ bệnh trên người (huyết áp, tiểu đường…), không nhà cửa, đang phải đi thuê trọ.
Năm 2009, khi 60 tuổi, bà Trần Ngọc Sương, Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới, nguyên Giám đốc NTSH ra tòa (ảnh chụp tại phiên tòa phúc thẩm ngày 19/11/2009 ở trụ sở TAND TP. Cần Thơ) trong một vụ án gây rúng động dư luận: Lập quỹ trái phép, bị tuyên phạt 8 năm tù giam và buộc bồi thường hơn 4,3 tỷ đồng. Đầu tháng 4/2010, VKSNDTC ra kháng nghị đề nghị TANDTC tuyên hủy toàn bộ án sơ thẩm, phúc thẩm tuyên phạt bà để điều tra lại vụ án từ đầu. Ảnh: GVT. |
Có thể xem năm 2009 là cơn sóng dữ lần thứ 4 ập đến cuộc đời bà. Người phụ nữ không chồng, không con, không nhà cửa…, từng vui vẻ trả lời những lời dạm tiếng duyên phận “Tôi đã có 2 người chồng, một ngừoi tên CÔNG và một người tên VIỆC. Chừng đó cũng đã quá đủ mệt rồi”.
Người phụ nữ từng nói với một nhà báo ở miền Tây sông nước “Tôi sẽ trọn đời ôm cục đất sống với nông dân”, nay đã phải rời xa, và rất có thể phải mãi mãi rời xa, mảnh đất mà bà từng hứa “ôm cục đất trọn đời sống” ấy, một mình về chốn thị thành, để mưu sinh những ngày cuối đời trên những vỉa hè con phố đầy bụi khói và tiếng còi xe.
Người phụ nữ năm nay đã 61 tuổi, là “Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới” từ năm 2000, là “Người phụ nữ ấn tượng Châu Á – Thái Bình Dương” năm 2002, là người từng nhận đủ huân huy chương Lao động Nhất, Nhì, Ba hiếm hoi ấy, nay vẫn đang miệt mài kêu oan lên cấp cao nhất của ngành Tư pháp cả nước: Tòa án Nhân dân Tối cao, Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao, về bản án “Lập quỹ trái phép” mà Tòa án Cần Thơ đang cáo buộc bà.
Ông Hoàng Ngọc Vĩnh (nguyên Vụ trưởng Vụ Kinh tế – Ban Kinh tế Trung ương Đảng) giật mình khi được hỏi về vụ án “Lập quỹ trái phép” ở NTSH. Ông nói ông biết cái quỹ đó từ những ngày còn đương chức (ông Vĩnh về nghỉ hưu năm 2008-NV).
Ông cũng biết rằng cái quỹ đó được thành lập trước cả khi quyết định 25-CP của Hội đồng Chính phủ ra đời, cho phép nền kinh tế 3 phần (Nhà nước - tập thể - cá nhân) được Phó Thủ tướng Đỗ Mười ký ban hành, theo Nghị quyết 26 của Bộ Chính trị.
Theo lời bào chữa tại phiên tòa phúc thẩm ngày 19/11/2009 của luật sư Nguyễn Đăng Trừng, thì nguyên cố giám đốc NTSH, ông Trần Ngọc Hoằng (Năm Hoằng, cha của bà Ba Sương) đã thực hiện việc lập quỹ được gọi là trái phép này từ năm 1979.
Chỉ vài tháng sau khi cùng 16 chàng trai, cô gái vào vùng đất chua phèn, lung bào ở huyện Cờ Đỏ (tỉnh Hậu Giang cũ, nay là TP. Cần Thơ) khai hoang phục hóa hơn 3.500 ha đất của nông trường Quyết Thắng (về sau là NTSH), ông Hoằng đã cho làm kinh tế thêm, tận dụng đất bờ vùng bờ thửa nuôi trồng các sản phẩm phụ.
Đến khi xuất vốn mua cây bạch đàn về trồng, ông từng nói một câu mà đến nay ông Vĩnh còn nhắc lại “Sẽ cho mỗi cán bộ công nhân viên nông trường 10 lượng vàng từ nguồn thu này” (thời điểm giá vàng những năm 80 thế kỷ trước - NV). Bà Ba Sương cũng xác nhận với chúng tôi điều này.
Trường Trung học phổ thông - kỹ thuật Trần Ngọc Hoằng, ngôi trường mang tên cố Giám đốc là người có công gầy dựng, khai phá mảnh đất sình lầy hoang hóa thành nông trường trù phú hiện nay. Đây cũng là ngôi nhà bê tông đầu tiên được xây dựng tại nông trường Sông Hậu và bằng tiền vốn của nông trường. Ảnh: GVT. |
Nguồn thu từ cây bạch đàn trồng trên đất NTSH, và các sản phẩm bàn ghế xuất khẩu sau này dưới thời giám đốc Trần Ngọc Sương (Ba Sương), cũng là nguồn tiền lớn nhất trong số tiền “Lập quỹ trái phép” mà các cơ quan hành pháp, tư pháp ở Cần Thơ cáo buộc bà cùng các cộng sự trong vụ án gây rúng động dư luận cả trong và ngoài nước tại NTSH năm 2009 vừa qua.
Nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình cũng xác nhận “Đây không phải là quỹ trái phép, mà phải gọi là quỹ đời sống. Tôi có biết quỹ này” trong thời gian bà Bình thay mặt Văn phòng Chủ tịch nước đi kiểm tra, xem xét việc phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động cho tập thể và cá nhân ở NTSH.
Đây có thể nói là nông trường hiếm hoi trong cả nước 2 lần tập thể được phong tặng Anh hùng lao động thời kỳ Đổi mới, cả cha và con cùng vinh dự được nhận danh hiệu cao quý này của Nhà nước phong tặng cá nhân.
Những cơn sóng dữ trong đời
Trong một lần trả lời phỏng vấn báo Doanh nhân Sài gòn cuối tuần, bà Ba Sương thừa nhận, lần gặp sóng dữ đầu tiên của cuộc đời bà là năm 1993, khi hàng ngàn hộ dân tập trung khiếu kiện đòi đất nông trường.
Ông Huỳnh Ngọc Ba (Đại tá quân đội, nguyên Phó Chánh văn phòng Bộ tư lệnh Quân khu 9, nguyên Phó phòng điều tra hình sự BTL QK 9) lúc bấy giờ trực ban tác chiến quân khu cho hay, mấy km quốc lộ 91 gần như tê liệt nhiều ngày liền vì dân tập trung phong tỏa nông trường đòi đất theo bằng chứng khoán chế độ cũ cấp cho họ.
Quân khu 9 đã phải can thiệp giải tỏa trong một đêm, sau khi sàng lọc đối tượng. Nhiều kẻ cầm đầu đã phải ra tòa sau vụ việc đó.
16 tỷ đồng, đó là số tiền NTSH đã phải đứng ra vay ngân hàng, thay mặt cho địa phương, chi trả tiền đền bù đất cho những hộ có văn bằng chứng khoán đất chế độ cũ cấp, theo chủ trương của tỉnh Hậu Giang lúc bấy giờ. Số tiền đó phải chịu lãi suất theo quy định.
Nhiều năm sau, khi Bộ Tài chính mới quyết định chi trả lại số tiền 16 tỷ này cho NTSH, theo đề nghị của địa phương, thì số tiền đó đã lên tới 54 tỷ đồng cả gốc lẫn lãi.
Mấy chục tỷ tiền lãi đó, nông trường phải gồng mình gánh chịu… Lý do, luật tín dụng lúc bấy giờ không cho phép doanh nghiệp Nhà nước mua đất nông nghiệp nên phải đành phải chấp nhận vay theo lãi suất thương mại.
Cuộc lao đao đó của NTSH kéo dài ảnh hưởng cho tới năm 2003, khi Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Cần Thơ đệ trình kế hoạch “khoanh nợ”, chuyển từ vốn vay ngắn hạn sang dài hạn giúp cho nông trường.
Ông Lê Phước Thọ (Sáu Hậu), nguyên Trưởng ban Tổ chức Trung ương nói với phóng viên rằng ông chỉ tin Ba Sương "có lỗi, chứ khó có thể có tội" vào tháng 11/2009. Ảnh: GVT. |
Với một doanh nghiệp với doanh số hàng ngàn tỷ đồng mỗi năm, đó không phải là dư nợ quá lớn. Nhưng như bà Ba Sương nói, việc đầu tư trong nông nghiệp thu lãi rất ít, và là thu lâu dài, thì việc trả các khoản “lãi chồng lên lãi” cũng khiến nông trường nghiêng ngả.
Ông Lê Văn Thơ (Sáu Thơ, Giám đốc chi nhánh ngân hàng NN&PTNT, chủ nợ lớn nhất của NTSH) vào tháng 11/2009 vẫn khẳng định “tôi ở trong ruột tôi biết. Tội của bà Ba Sương là “tội hào phóng” quá, “rộng rãi” quá. Chứ bà Sương làm không tốt, làm sao tôi thu được nợ. Dự kiến của tôi là sau 10 năm sẽ thu hết nợ, nông trường sống. Nếu nhìn như thanh tra, công an thì con số trên sổ sách có thể thành tội hình sự hết. Còn nhìn dưới góc kinh doanh thì anh sẽ thấy cân đối dễ lắm. Hạ tầng ngon rồi, chỉ còn tổ chức sản xuất cho tốt thì nông trường cứ thế đi lên”.
Bà Sương cũng xác nhận, thuở bà còn đương chức, hằng năm nông trường luôn dập dìu đón khác tới thăm. Mỗi dịp lễ tết, thì các ban ngành trong tỉnh cũng luôn ghé lại. Tuy nhiên, bà nói rằng bà chả phải “hào phóng” hay “rộng rãi” gì quá mà thành “tội” như ông Sáu Thơ nói. Những đoàn khách tới thăm, khi về nông trường cũng chỉ có chút cây nhà lá vườn làm quà, bởi “làm nông nghiệp lãi rất ít và rất lâu mới có lãi”.
Ông Thơ còn cho hay, khi bắt đầu thanh tra nông trường từ năm 2006, ông được mời vào làm thành viên, nhưng ông phản đối vì “không có gì phải thanh tra hết. Và tôi cũng không có chức năng đó”. Ngoài ra, từ năm 2003, ông đã đưa nhân viên ngân hàng vào nông trường “cắm chốt” giám sát nguồn vốn, và khẳng định tình hình tài chính đã bắt đầu khỏe mạnh trở lại.
Ba lần trước, NTSH đều vượt qua. Nhưng dường như “thuận bất quá tam”, đến cơn sóng dữ 2009, sau nhiều năm thanh tra, rồi tới điều tra, rốt cuộc thì AHLĐ Trần Ngọc Sương phải ra trước vành móng ngựa với bản án 8 năm tù giam mà bà đến tháng 11/2009 vẫn sửng sốt không hiểu vì sao bản thân chi tiêu tới số tiền nhiều như vậy?
Bà Ba Sương cho hay, trong khi đi công tác vẫn phải “ăn mắm mút giòi”, tiết kiệm từng đồng chi phí tiền khách sạn, quà cáp. Bản thân không hề có tên trong ban chấp hành công đoàn…
Ông Lê Phước Thọ (Sáu Hậu, nguyên Trưởng ban Tổ chức Trung ương Đảng) khi trả lời TS về NTSH và cá nhân bà Trần Ngọc Sương, đã nói rằng “không phải Ba Sương làm gì cũng đúng hết đâu”.
Nhưng khi được hỏi “Vậy cá nhân ông, là người đã biết cha con ông Năm Hoằng hàng chục năm nay, có cho rằng bà Ba Sương có tội không?’, ông khẳng định dứt khoát “Tôi tin Ba Sương có lỗi, nhưng khó có thể có tội”.
-Vụ Ba Sương: Ba Sương, những ngày trong sóng dữ (VNN ĐV 20-1-12) -- Ba Sương, những ngày trong sóng dữ (2) (ĐV 28-1-12)
61 tuổi, bà bật khóc vì đã không giữ được lời hứa giao lại NTSH trọn vẹn cho một lễ kỷ niệm 30 năm xây dựng, tồn tại và phát triển đúng như những gì công sức của hàng chục ngàn con người đã phải bỏ ra đáng được tưởng thưởng.
Người phụ nữ từng nặng 54kg, ngày ra tòa chỉ còn 38kg, với hàng loạt bệnh tật trong mình, sau 28 năm lội ruộng, sống cùng nông dân.
110 người dân từng ký vào đơn xin đi tù thay bà, sau một vài lý do, động tác xác minh, chỉ còn hơn 20 người vẫn cương quyết khẳng định chữ ký trong đơn của họ. Họ đâu biết rằng, nguyên tắc của pháp luật không cho phép điều đó.
Thậm chí, trẻ học từ mẫu giáo tới phổ thông tại nông trường được miễn học phí, đi học xa được hỗ trợ mỗi tháng 16kg gạo… và được cấp học bổng 100 ngàn - 150 ngàn - 200 ngàn/ người/ tháng tùy theo kết quả học tập của từng học sinh.
Trong suốt 14 năm làm giám đốc nông trường 30-4, ông Năm Hoằng không nhận một đồng tiền lương ở đây, bà Trần Ngọc Sương cho biết.
Cũng những ngày cuối tháng 11/2009 khi phiên phúc thẩm sắp diễn ra đó, bà Ba Sương vẫn nghiêng nghiêng cuốn sổ tay để mô tả về địa thế, địa hình của mảnh đất gần 7.000 héc-ta của NTSH, lý giải tại sao ở NTSH có thể trồng được 2 vụ lúa, 1 vụ màu, kết hợp nuôi trồng thủy sản trên đồng ruộng….
Hơn 10 năm sau, người từng khuyên nhủ Ba Sương “không nên nghỉ việc”, trong những ngày cuối tháng 11/2009, khi ngồi tại Cần Thơ trong giờ phút chờ tòa phúc thẩm tuyên án vụ “Lập quỹ trái phép” tại NTSH, lắc đầu “Nếu ngày đó, tui không lỡ miệng hòa giải giữa hai cha con ổng, thì có lẽ, cuộc đời chị Ba Sương nay đã chuyển theo hướng khác”.
61 tuổi, bà bật khóc vì đã không giữ được lời hứa giao lại NTSH trọn vẹn cho một lễ kỷ niệm 30 năm xây dựng, tồn tại và phát triển đúng như những gì công sức của hàng chục ngàn con người đã phải bỏ ra đáng được tưởng thưởng.
Trao đổi với Đất Việt qua điện thoại ngày 19/1/2012, bà Ba Sương cho hay Tết Nhâm Thìn này bà vẫn tiếp tục làm mứt khô để bán cho khách kiếm ít tiền tiêu Tết như đã làm trong nhiều cái Tết gần đây. Nhưng sau nhiều năm, đây có lẽ là cái Tết bà thảnh thơi nhất bởi quyết định đình chỉ vụ án “Lập quỹ trái phép” ở NTSH vừa được VKSND TP. Cần Thơ ban hành. Tuy nhiên, bà nói bà sẽ tiếp tục có ý kiến về lý do để đình chỉ vụ án mà VKSND TP. Cần Thơ viện dẫn trong quyết định 56/QĐ/KSĐT do ông Hồ Thanh Long ký. Quyết định đình chỉ vụ án của VKSND TP.Cần Thơ ghi rõ: “Trần Ngọc Sương đã có hành vi “Lập quỹ trái phép” nhưng xét hoàn cảnh lịch sử xảy ra sai phạm và những tình tiết giảm nhẹ, công lao đóng góp của gia đình và của cá nhân Trần Ngọc Sương nên miễn truy cứu trách nhiệm hình sự ( khoản 1 điều 25 Bộ luật hình sự). Đất Việt đăng lại loạt bài “Ba Sương, những ngày trong sóng dữ” trên báo bạn để bạn đọc có thể có cái nhìn toàn diện hơn về hoàn cảnh của người từng là "Người phụ nữ ấn tượng Châu Á-Thái Bình Dương”, Anh hùng lao động thời kỳ Đổi mới, đã vướng vòng lao lý như thế nào? |
Người phụ nữ từng nặng 54kg, ngày ra tòa chỉ còn 38kg, với hàng loạt bệnh tật trong mình, sau 28 năm lội ruộng, sống cùng nông dân.
28 năm lội ruộng, nguyện "trọn đời ôm cục đất sống với nông dân", nay bà Ba Sương đang phải rời xa và có lẽ sẽ mãi rời xa NTSH. Trong phiên xử phúc thẩm ngày 19/11/2009, khó có người có thể hình dung được tâm tư của bà khi vị đại diện VKS giữ quyền công tố tại tòa đang luận tội. Ảnh: GVT. |
Người đàn bà của đất
Nhà báo Duy Tương (bút danh Sáu Nghệ) từng viết trên báo Tiền Phong rằng, với việc 110 người dân đứng đơn "xin ở tù thay", là những bông hoa đẹp nhất mà bà Ba Sương từng nhận, vào những giây phút tột cùng cay đắng của cuộc đời mình. Dù, cuộc đời bà từng nhiều lần ôm hoa tôn vinh trước đó.
Nhưng ít người từng có cơ hội đọc kỹ hồ sơ diễn tiến vụ việc để biết rằng, trong số hơn 300 người dân từng ký chung vào bản kiến nghị xin giảm án cho bà Ba Sương sau phiên tòa sơ thẩm từng gửi đi trước đó, một bản kiến nghị chưa từng thấy có động tác “xác minh sự chính xác” của địa phương, có nhiều người trong đó trước đây từng tố cáo cha con bà Ba Sương “thu sai thu vượt” định mức nhà nước quy định.
Nếu nói “Cố ý làm trái…”, có thể cũng phải xem xét tới “trách nhiệm” của cố giám đốc, Anh hùng lao động Trần Ngọc Hoằng. Thuở mới mở mang, cải tạo nông trường, ông cho người đi kiếm những người dân nghèo tận khổ mọi miền làng quê, thậm chí cả những người từng vượt biên trái phép… về dạy cho cách làm giàu trên mảnh đất nông thôn.
Những ngày đó, ai có sức nhận bao nhiêu đất, ông giao bấy nhiêu. 2,5 ha cũng được, 5 ha cũng xong, thậm chí 10 ha, 20 ha… Cứ đủ sức làm và làm có lãi là ông ký giao khoán đất, gắn bó quyền lợi của người lao động với chính mảnh đất họ kiếm sống, nuôi sống gia đình.
Rồi ông đặt ra khái niệm “Công nhân nông nghiệp” với 5 tiêu chí; rồi ông trả lương cao gấp 2 – 2,5 lần theo quy định của nhà nước cho giáo viên về NTSH giảng dạy.
Rồi ông Năm Hoằng, sau đó tới bà Ba Sương cho xây dựng trường học, điện lưới, đường sá, cầu cống, trạm xá…
Tất cả từ vốn vay ngân hàng và tiền sinh lời, tiền đóng góp theo hợp đồng ký quỹ của người nông dân, mà đến năm 2004, khi bàn giao toàn bộ hệ thống hạ tầng về cho địa phương, được định giá 42 tỷ đồng mà mãi đến năm 2009 nông trường vẫn chưa nhận được đồng nào trả lại từ ngân sách.
Đường vào Nông trường Sông Hậu (xã Thới Hưng, huyện Cờ Đỏ, TP. Cần Thơ) hôm nay. Ảnh chụp tháng 11/2009. Ảnh: GVT. |
Những điều đó, chưa từng có tiền lệ. Nếu xét theo quy định hiện hành về chế độ học phí, tiền trường…, cũng hoàn toàn có thể là “Cố ý làm trái…” nếu đưa điều mà Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường nói về vụ án tại NTSH “có thể chưa áp dụng nhuần nhuyễn luật vào cuộc sống” khi trả lời bên hành lang Quốc hội tháng 11/2009 vừa qua.
Ông Hoàng Ngọc Vĩnh còn nhớ: Chính cách giao khoán đất của NTSH là bài học thực tiễn, để Đảng sau khi nghiên cứu nhiều bài học, đã ra Nghị quyết khoán 100 trong nông nghiệp-nông thôn.
Ông Vĩnh cũng xác nhận rằng chính ông là người trực tiếp đi nghiên cứu tại NTSH để tham mưu cho Ban Kinh tế TƯ trong Nghị quyết này.
Nếu chiếu theo quy định cũ về quản lý đất đai trong nông nghiệp, thì cách làm của ông Năm Hoằng, bà Ba Sương cũng hoàn toàn có thể là “Cố ý làm trái các quy định…” tại thời điểm bấy giờ.
Chính vì điều đó mà từng có nhà báo đặt câu hỏi: “Trong cùng một thời điểm, cùng một con người, cùng một hành vi, chẳng lẽ lại vừa là Anh hùng, vừa là Tội phạm?”
Tuy nhiên, điều này đã được kết luận trong một văn bản khác “Dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm. Không trông chờ, ỷ lại cấp trên”.
Cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt cũng từng thốt lên với những người trong cuộc “Tôi chịu cha con anh lắm, chỉ biết xin việc, không xin gì khác”.
… Vừa thu vén xong NTSH, ông Năm Hoằng đã về miệt An Biên (Kiên Giang) xây dựng mô hình NTSH 2. Rồi đến năm 1986, ông lại ngược về Cù Lao Dung (Sóc Trăng) tìm kiếm đường đi mới của đất và cách trồng cây lúa mới.
Bà Ba Sương còn nhớ, để xây dựng nông trường 30-4 ở Sóc Trăng, ông Năm Hoằng đã rút khỏi NTSH những cán bộ giỏi nhất lúc bấy giờ.
Chưa hết, ông mang theo 5 ngàn tấn lúa “làm vốn”. Nếu theo thời giá hiện hành, mỗi kg lúa trị giá 4.000 đồng, tính ra ông đã rút đi của NTSH 20 tỷ đồng để xây dựng một nông trường mới, mà về sau đã phải giải tán.
Cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt và cố Giám đốc NTSH Trần Ngọc Hoằng. Nhìn bức ảnh này, dễ hiểu tại sao đến những tháng cuối đời, cố Thủ tướng vẫn trăn trở đặt nhiều câu hỏi về lý do xảy ra vụ án ở NTSH. Ảnh tư liệu. |
Nhưng đó lại là một câu chuyện khác….
Ba ước mơ, hai cuộc đời
“Trong cuộc đời ba tôi, tôi biết ít nhất có ba mô hình mà ông không nguôi trăn trở, lao tâm khổ tứ với mong muốn được cống hiến cho Đảng và Nhà nước:
Một là, mô hình vùng trũng sản xuất lúa mùa nổi: đã cải tạo và khai hoang đất thành “bờ xôi ruộng mật”; trong đó sản xuất chắc ăn 2 vụ lúa + 1 vụ màu + 1 vụ thủy sản; chưa kể tận dụng đất để trồng rừng phân tán, trồng cây ăn trái (mà chủ lực là cây xoài cát Hoà Lộc) và phát triển chăn nuôi theo một mô hình hoàn toàn mới và đầy tính sáng tạo, mà ông gọi là mô hình “RRRVAC”(ruộng-rẫy-rừng-vườn-ao-chuồng) tại NTSH.
Hai là, mô hình vùng biển ngập mặn: khai hoang, cải tạo để trở thành mô hình 1 vụ lúa + 2 vụ màu, kết hợp nuôi trồng thủy sản và trồng rừng lấn biển tại nông trường 30/4 ở Sóc Trăng.
Ba là, mô hình nông - công nghiệp tại vùng đất cao nguyên: với mô hình này, ông có ý định xây dựng tại khu vực Suối Nhung, Mã Đà (thuộc tỉnh Sông Bé cũ). Sau khi khai hoang và cải tạo xong, sẽ trồng cây công nghiệp, cây ăn trái, trồng rừng và phát triển chăn nuôi cũng như công nghiệp chế biến. Tuy nhiên, mô hình này chưa kịp triển khai thì ông đã mất….”, bà Trần Ngọc Sương cho hay.
Gặp bà Trần Ngọc Sương, người đối diện dễ nhận thấy trong thân hình nhỏ nhắn của người phụ nữ năm nay đã 61 tuổi một sự hiểu biết về đất đai nông nghiệp và các vấn đề về nông thôn với một nội lực và niềm say mê không mệt mỏi, cộng với tính cách ăn nói thẳng thắn, khí khái rất Nam Bộ.
Cái khí chất miền Tây Nam Bộ của bà, mà đến nay nhà báo Sáu Nghệ ở miền Tây vẫn nhớ tiếng “hừ” của ông Năm Hoằng ít lâu trước khi ông mất “Tui chết rồi, chỉ sợ tụi nhỏ sẽ bị người ta làm khổ”, cũng rất có thể là một nguyên do đưa đến nhiều biến cố trong cuộc đời bà.
Năm 2009, người con gái yêu thương của ông ra tòa trong một vụ án gây rúng động dư luận xã hội.
Nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười trong một lần về thăm NTSH, chụp ảnh chung với cha con ông Năm Hoằng. Khi là Phó Thủ tướng, ông Đỗ Mười là người ký quyết định 25 cho phép kinh tế ba phần, quyết định được xem là "cứu cánh" cho nền kinh tế lúc bấy giờ. Ảnh tư liệu. |
Tại sao gọi là “Ao cá Bác Hồ”, tại sao gọi là Khu nông nghiệp công nghệ cao… Tại sao cả việc “tôi chưa “ăn” mà nông trường còn khó khăn như vậy, tôi mà “ăn” thì nông trường sập tiệm lâu rồi”…?
Rồi bà lý giải tại sao phải cổ phần hóa, lý do tại sao phải nâng tầm thành tập đoàn kinh tế nông nghiệp tiền thân từ NTSH ở thế hệ thứ ba…, những dự định mà bà còn dở dang khi cơn sóng dữ thứ 4 trong đời ập tới.
Thiếu một người lãnh đạo hiểu về đất NTSH như Ba Sương, liệu NTSH có thể giữ để phát triển, mãi là niềm tự hào về một mô hình kinh tế nông nghiệp-nông thôn như trước đến nay? Đó là một câu hỏi mà mấy ai dám khẳng định trả lời vào thời điểm này.
… Nhiều năm trước, sau khi xây dựng xong điện, đường, trường học, trạm xá…, NTSH mới “dám” làm tới việc xây dựng lại trụ sở Nông trường Bộ cho sạch sẽ, tươm tất hơn. Ngày khánh thành, trên đường từ Cần Thơ về, Ba Sương có ghé chợ mua ít hoa tươi về trang trí cho tươm tất một ngày trọng đại.
Cũng hôm đó, Ba Sương khóc hết nước mắt tức tưởi rồi cắm cúi viết “Đơn xin nghỉ việc”. Lý do: Ông Năm Hoằng chỉ mặt đứa con gái quát ầm ầm trong cơ quan vì “lãng phí tiền của nông trường”.
Chưa hết, ông còn yêu cầu triệu tập gấp một cuộc họp Chi bộ nông trường để “kiểm điểm đồng chí Ba Sương vì lãng phí của công”.
Cuộc họp đó đã không bao giờ diễn ra, vì người biết câu chuyện này sau khi nhìn thấy những giọt nước mắt tức tưởi của Ba Sương đã tìm tới ông Năm Hoằng để giải thích việc “nên có ít hoa tươi trong ngày này cho tươm tất”.
Lá đơn xin thôi việc của Ba Sương sau đó được kẹp lại trong cuốn sổ công tác, và ông Năm Hoằng cũng “lờ” đi như chưa từng có chuyện yêu cầu cuộc họp kiểm điểm xảy ra.
NTSH những ngày đầu mới khai phá. Ba Sương là người phụ nữ gầy gò ngồi ngay cạnh tay trái ông Năm Hoằng (người đứng, mặc áo đen) trong một cuộc họp. Bà đã mất 28 năm của cuộc đời để theo bước cha, góp phần gây dựng nên một vùng đất trù phú như hôm nay. Ảnh: Tư liệu. |
Đêm 21/11/2009, khi hàng chục ngàn người dân NTSH đang say trong giấc nồng no ấm, thì cô Ba Sương của họ lầm lũi, cặm cụi ra xe đò về gấp TP.HCM tìm một chỗ tá túc.
Chỉ hơn một tháng sau, bà Ba Sương ôm di ảnh ông Năm Hoằng lặng lẽ chuyển khỏi căn nhà trong một hẻm nhỏ trên đường Điện Biên Phủ (Quận Bình Thạnh, TP. HCM) với lý do phải chấm dứt hợp đồng thuê nhà trước thời hạn theo yêu cầu của Ban giám đốc mới NTSH.
Căn nhà này, trước ông Năm Hoằng mua để cán bộ nông trường có nơi đi về nghỉ ngơi khi lên TP.HCM công tác. Và ông, rồi con gái ông, là 2 trong số rất nhiều người từng lưu lại, gắn bó với nơi này.
Trong văn phòng Nông trường Bộ (cách gọi quen thuộc của những người ở NTSH), căn phòng làm việc năm xưa của cố giám đốc Trần Ngọc Hoằng, rồi sau này là nguyên Giám đốc Trần Ngọc Sương, có một bàn thờ nhỏ thờ di ảnh và bài vị của ông.
Giáp Tết Canh Dần 2010, cách đó hơn 200 km, bên một vỉa hè đầy khói bụi và tiếng còi xe, người con gái yêu thương của ông đang lụi cụi bên gánh mứt khô để “lo cái Tết cho mấy sắp nhỏ”.
Nếu ngày đó, lá đơn xin thôi việc của Ba Sương đã được cố Giám đốc Năm Hoằng ký, rồi cuộc họp kiểm điểm vì tội “tiêu xài hoang phí” diễn ra, thì biết đâu được…!
Nếu như vậy, thì công luận sẽ không bao giờ phải đặt câu hỏi “Bỏ tù một người như Ba Sương, chúng ta được gì?”.
“Trong vụ này chúng ta phải làm cho rõ ra để xã hội có đồng thuận cao hơn. Bỏ một người vào tù không quan trọng, quan trọng hơn là để những người ở ngoài tìm được những giá trị sống tốt hơn (...) Phải thấy rằng giữa công và tội có một mối liên hệ với nhau trong cuộc sống liên tục của một con người. Cái gì khiến một người từ có công trở thành có tội? Phải trả lời câu hỏi đó”. Nhà sử học, Đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc nói với báo Tuổi trẻ. |
- Nhìn lại vụ án Nông trường Sông Hậu: Một lần viết báo nói dối
(Tamnhin.net) - Ngày 19/1/2012, Viện KSND TP Cần Thơ đã trao quyết định đình chỉ vụ án, đình chỉ bị can đối với bà Trần Ngọc Sương, cựu GĐ Nông trường Sông Hậu và 4 người khác. Nhân dịp này, tôi xin có lời đính chính một chi tiết cố ý viết sai sự thật trong lần đưa tin TAND TP Cần Thơ xử phúc thẩm ngày 19/11/2009.
Bà Trần Ngọc Sương được cựu Phó thủ tướng Đoàn Duy Thành đến thăm tại Cần Thơ ngày 19-11-2011. Người đứng là luật sư Nguyễn Trường Thành, bảo vệ quyền lợi cho bà trong vụ án Ảnh: Sáu Nghệ |
Tin ấy, đoạn kết như sau: “Suốt buổi sáng xét xử, bà Sương bị bệnh, không thể đứng nên được phép ngồi trả lời. Khi Hội đồng xét xử nghị án, bà Sương bệnh trở nặng, phải vào cấp cứu ở Bệnh viện Hoàn Mỹ - Cửu Long, nên khi tòa tuyên án không có mặt. Bà Sương đã được xe cấp cứu chuyển lên Bệnh viện Thống Nhất ở TPHCM trong đêm”. Thực tế, đêm hôm ấy và mấy ngày sau, bà Trần Ngọc Sương, cựu Giám đốc Nông trường Sông Hậu, vẫn ở Cần Thơ.
Cố ý viết sai sự thật, tôi xin phép được trình bày nguyên nhân như sau. Từ khi mở ra vụ án ở Nông trường Sông Hậu, nỗi lo sợ lớn nhất của nữ Anh hùng Lao động Trần Ngọc Sương là bị bắt vào tù. Cũng dễ hiểu nên nhiều người và tôi chia sẻ. Nên những lần bà phải tiếp nhận các văn bản tố tụng của vụ án, bà đều tìm cách để không bị bắt giữ, sau mỗi lần như thế, tôi cùng nhiều người thầm chung vui cùng bà.
Nhưng ra tòa phúc thẩm, bản án tuyên là có hiệu lực thi hành ngay, làm sao tránh được bị bắt vào tù? Suốt buổi sáng căng thẳng, tình hình đã rất rõ là tòa sẽ y án sơ thẩm 8 năm tù với bà Sương. Lúc đó khoảng 13 giờ 20 phút, tòa nghỉ để nghị án và cho biết, 15 giờ sẽ tuyên án. Bản thân tôi lúc đó rất mệt mỏi, còn bà Sương chắc chắn mệt mỏi gấp bội phần. Nhưng về nhà người em của bà cách tòa án chừng cây số, bà vẫn không dám nghỉ mà còn phải suy tính làm sao để không bị bắt. Cho đến giờ, tôi không hiểu được sức mạnh ở đâu cho bà như vậy, trong một cơ thể nhỏ bé, già yếu lại bệnh tật mà một nhà thơ đã viết “ngoài hiên trát gọi, thân còm chị đi”. Luật sư Nguyễn Trường Thành đề xuất, khi tuyên án, bà giả ngất xỉu. Bà lắc đầu, mình là Anh hùng không thể gục ngã như thế được. Tính toán 36 chước, chỉ thấy bỏ chạy trước là hay.
Bà trùm khoăn kín mặt, đeo kính, để một người em chở bà chạy theo Quốc lộ 91 ngược mạn Trà Nóc, xuống một bến phà để sang sông Hậu và lên bờ tỉnh Đồng Tháp rồi kiếm xe chạy về thành phố Hồ Chí Minh. Bà phải trùm kín mặt, và không đi đường qua phà Cần Thơ đông người (lúc đó còn phà, chưa có cầu Cần Thơ) để tránh bị phát hiện. Vì nếu bị phát hiện, biết đâu bà sẽ bị chẹn bắt giữa đường? Tôi xót xa cho bà vô cùng, hồi nào đi đâu cũng được long trọng đón tiếp, nhiều hoa và tiếng vỗ tay. Nhưng nom bà vẫn rắn rỏi, nhẹ nhàng bình tĩnh như không, chỉ có nước da tái nhợt càng tái nhợt trong nắng gắt quá trưa.
Sau này, tôi biết, bà một mình lủi thủi xuống chiếc phà cũ kỹ, người bà đã nhỏ còn phải cố thu mình để khuất lấp giữa nhiều người khác, vượt sông Hậu mênh mông. Không biết sông Hậu lúc đó xanh hay bạc, sóng lớn hay nhỏ, chỉ biết sông Hậu muôn đời rộng mênh mông, chiếc phà cũ kỹ đi mãi rồi cũng qua, lên được bờ, bà nhìn quanh rất nhanh và bước đến một ông xe ôm luống tuổi, nhờ chở đến bến xe cách đó mấy chục cây số. Từ sáng bà chưa ăn gì, chắc lúc ấy bà đói và sắc mặt nhợt nhạt lắm nên ông xe ôm luống tuổi phải giật mình, khi được nhờ đã vội chạy mua cho bà ổ bánh mì và chai nước. Không dám nấn ná lâu ở bến phà, vừa ngồi sau xe ôm, bà vừa gặm ổ bánh mì. Chiếc xe đang chạy thì điện thoại di động của bà đổ chuông, bà ngừng nhai bánh mì. Người em cho biết, tòa tuyên y án sơ thẩm nhưng không bắt ai, cho tất cả về nhà. Bà hỏi lại, có thật không bắt ai? Người em khẳng định lần nữa, những người bị kết án không bị bắt và họ đã về nhà hết rồi. Bà nói nhỏ với người chạy xe ôm, cho bà quay lại bến phà để trở về Cần Thơ.
Nhưng khi viết tin, tôi và vài đồng nghiệp cùng luật sư của bà suy tính, biết đâu đêm nay hay ngày mai, ngày kia sẽ bắt bà? Nên bàn với nhau, viết bà bị bệnh nặng, đang phải cấp cứu ở bệnh viện nào đó. Nhưng hôm sau, có một tờ báo làm phóng sự ảnh, chụp bà ngồi trên ghế bố ở nhà người em của bà ở Cần Thơ và chú thích, chụp đêm 19-11. Tựa như “lạy ông tôi ở bụi này”, chúng tôi lại nơm nớp lo. Nhờ trời, tất cả vẫn êm.
Chi tiết cố ý viết sai sự thật không hại ai nhưng tôi rất băn khoăn, mong có dịp nói lại. Nay đã có sự khoan dung, vụ án được đình chỉ, cũng là dịp cho phép tôi giải trình và kính gửi lời xin lỗi quý bạn đọc về chi tiết viết sai.
Đến đây, tôi chợt nhớ chuyện khác về bà Sương, liên quan một người bạn của tôi ở một tạp chí nghiên cứu lý luận. Anh bạn này biết bà Sương khi bà đã lâm nạn, nhưng ngày bà phải rời ngôi nhà của Nông trường Sông Hậu ở thành phố Hồ Chí Minh để đi kiếm nhà trọ, vợ chồng anh lại có mặt giúp đỡ. Đồ đạc của bà hầu như chẳng có gì và anh bạn kể, có giá trị nhất là chiếc va li lớn đã cùng bà đi nhiều nước trên thế giới. Va li trống rỗng, nhận biết được đã qua nhiều cửa khẩu hàng không quốc tế vì có tem dán chi chít, và giá trị cũng chỉ ở dấu vết tem dán ấy, dấu vết của một thời vang bóng!
Nhưng thời không vang bóng mấy năm qua, bà lại được nhiều người làm thơ đề tặng, những người đã gặp lẫn chưa từng gặp bà. Bài Về một người anh hùng của Đoàn Xuân Hòa, tháng 12 năm 2010, với lời đề “Kính tặng chị Ba Sương” có những câu: “Hậu Giang gió nổi bời bời/ Người ta một nắng, chị thời … Ba Sương/ Theo cha đi mở nông trường/ Sáu mươi tóc vẫn còn vương mùi phèn/ Giữa bùn lòng mở cánh sen/ Thương bao phận khó mà quên phận mình/ Không gia cư, chẳng gia đình”. Ôi, mọi hành trình đều có kết thúc! Sự kết thúc hành trình của bà vẫn trọn vẹn trở về trong tình yêu thương, quý trọng của rất nhiều người, có lẽ ông hoàng bà chúa cũng chỉ mong được vậy mà thôi.
Cố ý viết sai sự thật, tôi xin phép được trình bày nguyên nhân như sau. Từ khi mở ra vụ án ở Nông trường Sông Hậu, nỗi lo sợ lớn nhất của nữ Anh hùng Lao động Trần Ngọc Sương là bị bắt vào tù. Cũng dễ hiểu nên nhiều người và tôi chia sẻ. Nên những lần bà phải tiếp nhận các văn bản tố tụng của vụ án, bà đều tìm cách để không bị bắt giữ, sau mỗi lần như thế, tôi cùng nhiều người thầm chung vui cùng bà.
Nhưng ra tòa phúc thẩm, bản án tuyên là có hiệu lực thi hành ngay, làm sao tránh được bị bắt vào tù? Suốt buổi sáng căng thẳng, tình hình đã rất rõ là tòa sẽ y án sơ thẩm 8 năm tù với bà Sương. Lúc đó khoảng 13 giờ 20 phút, tòa nghỉ để nghị án và cho biết, 15 giờ sẽ tuyên án. Bản thân tôi lúc đó rất mệt mỏi, còn bà Sương chắc chắn mệt mỏi gấp bội phần. Nhưng về nhà người em của bà cách tòa án chừng cây số, bà vẫn không dám nghỉ mà còn phải suy tính làm sao để không bị bắt. Cho đến giờ, tôi không hiểu được sức mạnh ở đâu cho bà như vậy, trong một cơ thể nhỏ bé, già yếu lại bệnh tật mà một nhà thơ đã viết “ngoài hiên trát gọi, thân còm chị đi”. Luật sư Nguyễn Trường Thành đề xuất, khi tuyên án, bà giả ngất xỉu. Bà lắc đầu, mình là Anh hùng không thể gục ngã như thế được. Tính toán 36 chước, chỉ thấy bỏ chạy trước là hay.
Bà trùm khoăn kín mặt, đeo kính, để một người em chở bà chạy theo Quốc lộ 91 ngược mạn Trà Nóc, xuống một bến phà để sang sông Hậu và lên bờ tỉnh Đồng Tháp rồi kiếm xe chạy về thành phố Hồ Chí Minh. Bà phải trùm kín mặt, và không đi đường qua phà Cần Thơ đông người (lúc đó còn phà, chưa có cầu Cần Thơ) để tránh bị phát hiện. Vì nếu bị phát hiện, biết đâu bà sẽ bị chẹn bắt giữa đường? Tôi xót xa cho bà vô cùng, hồi nào đi đâu cũng được long trọng đón tiếp, nhiều hoa và tiếng vỗ tay. Nhưng nom bà vẫn rắn rỏi, nhẹ nhàng bình tĩnh như không, chỉ có nước da tái nhợt càng tái nhợt trong nắng gắt quá trưa.
Sau này, tôi biết, bà một mình lủi thủi xuống chiếc phà cũ kỹ, người bà đã nhỏ còn phải cố thu mình để khuất lấp giữa nhiều người khác, vượt sông Hậu mênh mông. Không biết sông Hậu lúc đó xanh hay bạc, sóng lớn hay nhỏ, chỉ biết sông Hậu muôn đời rộng mênh mông, chiếc phà cũ kỹ đi mãi rồi cũng qua, lên được bờ, bà nhìn quanh rất nhanh và bước đến một ông xe ôm luống tuổi, nhờ chở đến bến xe cách đó mấy chục cây số. Từ sáng bà chưa ăn gì, chắc lúc ấy bà đói và sắc mặt nhợt nhạt lắm nên ông xe ôm luống tuổi phải giật mình, khi được nhờ đã vội chạy mua cho bà ổ bánh mì và chai nước. Không dám nấn ná lâu ở bến phà, vừa ngồi sau xe ôm, bà vừa gặm ổ bánh mì. Chiếc xe đang chạy thì điện thoại di động của bà đổ chuông, bà ngừng nhai bánh mì. Người em cho biết, tòa tuyên y án sơ thẩm nhưng không bắt ai, cho tất cả về nhà. Bà hỏi lại, có thật không bắt ai? Người em khẳng định lần nữa, những người bị kết án không bị bắt và họ đã về nhà hết rồi. Bà nói nhỏ với người chạy xe ôm, cho bà quay lại bến phà để trở về Cần Thơ.
Nhưng khi viết tin, tôi và vài đồng nghiệp cùng luật sư của bà suy tính, biết đâu đêm nay hay ngày mai, ngày kia sẽ bắt bà? Nên bàn với nhau, viết bà bị bệnh nặng, đang phải cấp cứu ở bệnh viện nào đó. Nhưng hôm sau, có một tờ báo làm phóng sự ảnh, chụp bà ngồi trên ghế bố ở nhà người em của bà ở Cần Thơ và chú thích, chụp đêm 19-11. Tựa như “lạy ông tôi ở bụi này”, chúng tôi lại nơm nớp lo. Nhờ trời, tất cả vẫn êm.
Chi tiết cố ý viết sai sự thật không hại ai nhưng tôi rất băn khoăn, mong có dịp nói lại. Nay đã có sự khoan dung, vụ án được đình chỉ, cũng là dịp cho phép tôi giải trình và kính gửi lời xin lỗi quý bạn đọc về chi tiết viết sai.
Đến đây, tôi chợt nhớ chuyện khác về bà Sương, liên quan một người bạn của tôi ở một tạp chí nghiên cứu lý luận. Anh bạn này biết bà Sương khi bà đã lâm nạn, nhưng ngày bà phải rời ngôi nhà của Nông trường Sông Hậu ở thành phố Hồ Chí Minh để đi kiếm nhà trọ, vợ chồng anh lại có mặt giúp đỡ. Đồ đạc của bà hầu như chẳng có gì và anh bạn kể, có giá trị nhất là chiếc va li lớn đã cùng bà đi nhiều nước trên thế giới. Va li trống rỗng, nhận biết được đã qua nhiều cửa khẩu hàng không quốc tế vì có tem dán chi chít, và giá trị cũng chỉ ở dấu vết tem dán ấy, dấu vết của một thời vang bóng!
Nhưng thời không vang bóng mấy năm qua, bà lại được nhiều người làm thơ đề tặng, những người đã gặp lẫn chưa từng gặp bà. Bài Về một người anh hùng của Đoàn Xuân Hòa, tháng 12 năm 2010, với lời đề “Kính tặng chị Ba Sương” có những câu: “Hậu Giang gió nổi bời bời/ Người ta một nắng, chị thời … Ba Sương/ Theo cha đi mở nông trường/ Sáu mươi tóc vẫn còn vương mùi phèn/ Giữa bùn lòng mở cánh sen/ Thương bao phận khó mà quên phận mình/ Không gia cư, chẳng gia đình”. Ôi, mọi hành trình đều có kết thúc! Sự kết thúc hành trình của bà vẫn trọn vẹn trở về trong tình yêu thương, quý trọng của rất nhiều người, có lẽ ông hoàng bà chúa cũng chỉ mong được vậy mà thôi.
Sáu Nghệ
--Đình chỉ tố tụng với Anh hùng Trần Ngọc SươngĐài Tiếng Nói Việt Nam
9h sáng 19/1, Viện KSND thành phố Cần Thơ đã tống đạt quyết định về việc “Đình chỉ mọi hoạt động tố tụng” đối với nguyên Giám đốc Nông trường Sông Hậu.
Quyết định số 56/QĐ/KSĐT do Viện trưởng Viện KSND thành phố Cần Thơ Hồ Thanh Long ký ngày 17/1/2012.
Viện KSND thành phố Cần Thơ căn cứ khoản 1, điều 25 của Bộ Luật hình sự để ban hành quyết định mang nội dung “miễn truy cứu trách nhiệm hình sự” đối với bà Sương.
Như vậy, kiến nghị đình chỉ vụ án, đình chỉ điều tra đối với bà Trần Ngọc Sương sau hơn 5 tháng kể từ ngày 12/8/2011, khi Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam có công văn gửi Viện trưởng VKSND Tối cao và Chánh án TAND Tối cao nay đã có kết quả.
Bà Sương nói vì có niềm tin mãnh liệt và vững chắc vào sự sáng suốt của lãnh đạo Đảng và Nhà nước, tin tưởng vào lẽ công bằng của đạo lý nên rất vui khi đón nhận quyết định đình chỉ vụ án |
Trao đổi với báo chí ngay sau khi nhận quyết định, bà Trần Ngọc Sương cho biết bà cảm ơn Đảng và MTTQ Việt Nam; các vị nguyên là lãnh đạo cao cấp của Đảng và Nhà nước; các luật sư, các cơ quan báo chí cả nước và dư luận xã hội rộng rãi đã mạnh dạn đấu tranh, chứng minh và minh oan cho bà.
Trả lời câu hỏi của phóng viên “bà có bất ngờ?”, bà Sương nói vì có niềm tin mãnh liệt và vững chắc vào sự sáng suốt của lãnh đạo Đảng và Nhà nước, tin tưởng vào lẽ công bằng của đạo lý nên rất vui khi đón nhận quyết định đình chỉ vụ án, đình chỉ mọi hoạt động tố tụng đối với mình.
Bà Trần Ngọc Sương cũng cho biết thêm “lý do đình chỉ vụ án, tôi chưa hoàn toàn thỏa mãn” nên trước khi ký vào Biên bản bàn giao quyết định, bà đã ghi thêm ý kiến của mình “Tôi sẽ có ý kiến trình bày về nội dung quyết định đình chỉ, sau”.
Luật sư Nguyễn Trường Thành - người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bà Trần Ngọc Sương cho biết: Như vậy, kể từ ngày ký Quyết định 56, mọi hoạt động tố tụng đối với thân chủ của ông là bà Trần Ngọc Sương đã kết thúc.
Bà Trần Ngọc Sương trở lại là một công dân Việt Nam bình thường với đầy đủ quyền và nghĩa vụ của mình.
Quyết định 56 không nêu biện pháp hành chính nào đối với bà Trần Ngọc Sương, nên vụ án “Lập quỹ trái phép” ở Nông trường Sông Hậu đã khép lại./.
- Đình chỉ vụ án Nông trường Sông Hậu (NLĐ). – Tư pháp Việt Nam đình chỉ điều tra vụ bà Ba Sương – (RFI). – Vụ Nông trường Sông Hậu: TS Tô Văn Trường: Cái gì đến sẽ đến — (Người lót gạch). – Nửa mùa xuân đến từ Ba Sương – (Cu Làng Cát).Bà Ba Sương được đình chỉ điều tra (VnEx 19-1-12)
- Tư pháp Việt Nam đình chỉ điều tra vụ bà Ba Sương
RFI
Theo tin từ báo chí trong nước, hôm qua, 18/01/2012, Viện Kiểm sát Nhân dân thành phố Cần Thơ đã ra quyết định đình chỉ vụ án « lập quỹ trái phép » đối với và Trần Ngọc Sương, thường được gọi là bà Ba Sương, nguyên giám đốc Nông trường Sông Hậu. ...
Đình chỉ vụ án bà Ba SươngBBC Tiếng Việt
Đình chỉ vụ án Nông trường Sông HậuNgười Lao Động
Dân Trí -Tuổi Trẻ -Thanh Niên
- Vụ án Nông trường Sông Hậu: VKSND TP Cần Thơ triệu tập các bị can để làm việc(PLTP).
-Kiến nghị đình chỉ vụ án đối với bị can Trần Ngọc Sương
Kính gởi: Giáo sư Nguyễn Huệ Chi
Tôi là luật sư Trịnh Minh Tân, là người bào chữa cho bị can Trần Ngọc Sương, nguyên giám đốc Nông trường Sông Hậu (bào chữa miễn phí).
Năm hết tết đến rồi mà số phận pháp lý của chị Ba Sương vẫn chưa được định đoạt. Vì vậy tôi đã viết thư kiến nghị gởi đến cấp có thẩm quyền yêu cầu đình chỉ vụ án và đình chỉ vụ án đối với bị can Trần Ngọc Sương bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội danh: “tội lập quỹ trái phép” theo Khoản 4 Điều 166 BLHS.
Về vụ án này, tháng 11/2009 tôi đã có văn bản THÔNG BÁO gửi cho cấp có thẩm quyền đề nghị kháng nhị theo thủ tục giám đốc thẩm.
Xin gởi đến giáo sư và Ban biên tập trang mạng Bauxite Việt Nam toàn văn thư kiến nghị của tôi để Ban Biên tập tham khảo. Nếu Ban biên tập cho đăng trên trang mạng thì tôi cũng đồng ý.
Nhân dịp năm mới Nhâm Thìn sắp tới, kính chúc giáo sư và Ban Biên tập nhiều sức khỏe, hạnh phúc và bình an.
Kính thư,
Luật sư Trịnh Minh Tân
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Tp Hồ Chí Minh, ngày 08 tháng 01 năm 2012
THƯ KIẾN NGHỊ
Yêu cầu đình chỉ vụ án đối với bị can Trần Ngọc Sương bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội danh: “tội lập quỹ trái phép”
Kính gởi:
- Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân Tp. Cần Thơ
- Chánh án Tòa án nhân dân Tp. Cần Thơ
Đồng kính gởi:
- Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
- Ủy ban Tư pháp của Quốc hội
- Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao
- Chánh án Tòa án nhân dân Tối cao
- Bí thư Thành ủy thành phố Cần Thơ
- Chủ tịch Hội đồng nhân dân Tp Cần Thơ
Tôi là luật sư Trịnh Minh Tân, Trưởng Văn phòng luật sư Trịnh Minh Tân thuộc Đoàn luật sư thành phố Hồ Chí Minh,
Địa chỉ : 09 đường 44, phường 10, quận 6, Tp Hồ Chí Minh
Điện thoại: (08) 66781699 ĐTDĐ: 0903 709 078
Là người bào chữa cho bị can Trần Ngọc Sương, nguyên Giám đốc nông trường Sông Hậu (Giấy chứng nhận người bào chữa số 01/KSĐT ngày 10/03/2011 do VKSND TP Cần Thơ cấp) bị Viện kiểm sát nhân dân huyện Cờ Đỏ truy tố về “tội lập quỹ trái phép” theo Khoản 4, Điều 166 Bộ luật hình sự (Cáo trạng 28/KSĐT-KSXXSTHS-KT-CV ngày 28/7/2011).
Tôi được biết Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam đã có văn bản kiến nghị gởi lên các cấp cao nhất yêu cầu chỉ đạo đình chỉ “vụ án Nông trường Sông Hậu”. Tôi nhận thấy những nội dung cơ bản của kiến nghị trùng hợp với quan điểm của các luật sư nhận bào chữa cho bà Trần Ngọc Sương, nguyên Giám đốc Nông Trường Sông Hậu bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội “lập quỹ trái phép”. Tôi tin là những kiến nghị này sẽ được xem xét.
Là một trong số các luật sư nhận bào chữa cho bà Trần Ngọc Sương, tôi tin tưởng các cơ quan tiến hành tố tụng cấp Trung ương, với trách nhiệm của mình sẽ chỉ đạo xem xét lại vụ án một cách khách quan để đi đến một kết cục đúng đắn là đình chỉ vụ án, đình chỉ vụ án đối với bị can Trần Ngọc Sương và những bị can khác trong vụ án với lý do: họ không phạm tội danh: “tội lập quỹ trái phép”.
Thế nhưng, đã hơn 5 tháng kể từ ngày Viện kiểm sát nhân dân huyện Cờ Đỏ, Tp Cần Thơ ban hành bản Cáo trạng số 28/KSĐT-KSXXSTHS-KT-CV ngày 28/7/2011;
Đã gần 5 tháng kể từ ngày Ủy ban Trung ương MTTQVN gởi văn bản đến Viện trưởng VKSND Tối cao và Chánh án TAND Tối cao kiến nghị “đình chỉ vụ án, đình chỉ điều tra bà Trần Ngọc Sương về tội danh lập quỹ trái phép”
Đến nay các cơ quan tiến hành tố tụng thành phố Cần Thơ vẫn chưa có một quyết định nào đối với số phận pháp lý của công dân Trần Ngọc Sương và những người có liên quan.
Ngày 06/01/2012, tôi đến thăm bà Trần Ngọc Sương, hiện đang ở đậu nhà người em dâu. Bà đang bệnh, sức khỏe giảm sút nhiều, nhưng vẫn phải lao động chân tay (làm các loại dưa chua) để mưu sinh và đang mòn mỏi chờ đợi công lý.
Bức xúc trước số phận một con người, một phụ nữ đã có nhiều đóng góp cho quê hương, xứ sở của mình, đã xây dựng một hình mẫu làm ăn hiệu quả, đầy tính nhân văn mà giờ này bà vẫn phải đau đáu chờ đợi một sự giải oan. Vì thế, tôi mạnh dạn viết lá thư kiến nghị này, trước hết với tư cách một công dân, cũng như bao nhiêu người dân khác ngưỡng mộ bà Ba Sương, sau đó là với trách nhiệm của một luật sư nhận bào chữa cho bị can Trần Ngọc Sương, tiếp đến là trách nhiệm của một đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam gửi tới các cấp lãnh đạo Đảng, Nhà nước và cơ quan tiến hành tố tụng để bày tỏ quan điểm của mình, trên cơ sở đó kiến nghị phải xem xét ngay không chậm trễ số phận pháp lý của công dân Trần Ngọc Sương – Anh hùng lao động.
Tôi đồng tình với quan điểm của Ủy ban Trung ương MTTQVN, với ý kiến kiến nghị của hai đồng nghiệp (cũng là người bào chữa cho bị can Trần Ngọc Sương) đã gởi đến các cấp có thẩm quyền. Do đó tôi không lặp lại những vấn đề mà tôi có chung quan điểm. Tôi xin bổ sung một số ý kiến thuộc về nhận thức cá nhân để quý cấp xem xét.
Quan điểm của tôi về vụ án:
Sau khi nghiên cứu hồ sơ vụ án, bản kết luận điều tra của CQCSĐT công an TP Cần Thơ và bản cáo trạng của VKSND huyện Cờ Đỏ cho thấy, vấn đề đặt ra là đã có đủ các căn cứ để xác định hành vi của bà Trần Ngọc Sương cấu thành tội danh “tội lập quỹ trái phép” hay chưa? Theo tôi, để kết luận hành vi của bà Trần Ngọc Sương có phạm tội “lập quỹ trái phép” hay không thì phải:
- Định hình và định tính mô hình Nông trường Sông Hậu cho đúng với bản chất của nó, có đúng Nông trường Sông Hậu là “nông trường quốc doanh” thuần túy như các văn bản quy phạm pháp luật qui định không? Có nên lấy mô hình hình thức cứng nhắc để quy kết cho nội dung vận hành của một mô thức kinh tế có hiệu quả lần đầu tiên xuất hiện ở Việt Nam?
- Xác định quỹ bị gọi là “quỹ trái phép” đó được hình thành như thế nào và hình thành nhằm mục đích gì?
- Hành vi của bà Trần Ngọc Sương (như mô tả trong cáo trạng) đã hội đủ các yếu tố cấu thành của tội danh này, có nghĩa là phải chứng minh được đầy đủ các yếu tồ về mặt khách thể, mặt khách quan và chủ quan của tội phạm có tên là “tội lập quỹ trái phép” hay chưa?
Để trả lời được các câu hỏi trên cần phải có một cái nhìn tổng quát, dựa trên quan điểm lịch sử cụ thể về mô hình nông trường quốc doanh nói chung qua từng thời kỳ, để từ đó làm rõ tính đặc thù của tổ chức kinh tế mang tên gọi “Nông trường Sông Hậu” được coi là NÔNG TRƯỜNG QUỐC DOANH. Vậy “nông trường quốc doanh” được hiểu như thế nào và quá trình hình thành của loại tổ chức kinh tế này ra sao? Nông trường Sông Hậu có cùng chung khái niệm “nông trường quốc doanh” về mặt bản chất như các văn bản quy phạm pháp luật qui định không?
1. Khái niệm nông trường quốc doanh
Sau chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954, kết thúc cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, các nông trường quốc doanh (NTQD) được hình thành xuất phát từ yêu cầu phát triển kinh tế kết hợp với quốc phòng, lực lượng lao động lúc đầu chủ yếu là các quân nhân giải ngũ sau chiến tranh, sau này mới dần thu hút lực lượng lao động trẻ ở các vùng nông thôn đồng bằng đến làm nông trường viên, được trả lương từ ngân sách; địa bàn sản xuất của các NTQD chủ yếu là các vùng trung du, miền núi; hoạt động sản xuất chủ yếu là trồng cây công nghiệp, cây ăn quả và chăn nuôi bò sữa. NTQD hoạt động như một xí nghiệp nông nghiệp thuộc sở hữu nhà nước, hoạt động theo nguyên tắc hạch toán kinh tế. Hàng năm, NTQD sản xuất theo chỉ tiêu pháp lệnh do nhà nước phân bổ, sản phẩm tiêu thụ do Nhà nước chỉ định và bán theo giá qui định của nhà nước.
a) Định nghĩa
Có thể định nghĩa Nông trường quốc doanh theo qui định tại Thông tư số 348-TTg ngày 30/08/1961 của Thủ tướng Chính phủ như sau:
“Các nông trường quốc doanh là những đơn vị xí nghiệp của Nhà nước, quản lý theo chế độ kinh tế hạch toán, được Nhà nước cấp vốn để sản xuất theo kế hoạch của Nhà nước”.
Thông tư nói trên cũng qui định rõ: “Toàn bộ sản phẩm của nông trường làm ra (không kể phần do nông trường viên có thể tự sản xuất riêng) thuộc quyền sở hữu của Nhà nước do Nhà nước phân phối theo kế hoạch. Nông trường có trách nhiệm giao nộp sản phẩm cho Nhà nước theo số lượng đã quy định, và cho các cơ quan, đơn vị được phân phối, theo giá cả điều động nội bộ và Ủy ban kế hoạch Nhà nước đã công bố. Quan hệ giữa các nông trường và các cơ quan tiêu thụ giải quyết theo chế độ hợp đồng kinh tế Chính phủ đã quy định.”
Phải nói rằng NTQD là một điển hình của nền kinh tế quản lý theo chế độ kinh tế hạch toán bao cấp, tổ chức kinh tế không được chủ động trong họat động sản xuất kinh doanh. Đó là một đặc điểm mang tính lịch sử mà ngày nay gọi đó là “thời kỳ bao cấp”.
b) Sự phá sản của mô hình Nông trường quốc doanh.
Từ sau năm 1954 đến trước năm 1975, nhiều nông trường quốc doanh đã được thành lập ở miền Bắc, thu hút hàng chục vạn lao động từ nông thôn vào nông trường. Nông trường quốc doanh hoạt động theo phương thức: sản xuất theo chỉ tiêu pháp lệnh, giao nộp sản phẩm cho Nhà nước hoặc bán sản phẩm theo chỉ định của nhà nước, giá cả do Nhà nước qui định. Điều này có nghĩa là nông trường không được tự chủ trong hoạt động sản xuất, sản xuất không theo nhu cầu của thị trường, do đó đã triệt tiêu tính chất kinh doanh của doanh nghiệp. Thực ra ở nước ta thời kỳ đó chưa có khái niệm “doanh nghiệp” (nên cũng chưa có khái niệm “doanh nhân”), sản phẩm làm ra mang nội hàm của mệnh lệnh, không mang nội hàm của thị trường và lẽ đương nhiên là nó chẳng phải cạnh tranh với đối thủ nào cả. Sản xuất và phân phối sản phẩm mang tính áp đặt đã tạo nên hội chứng thừa hoặc thiếu sản phẩm cung cấp cho xã hội.
Sau năm 1975, sau khi thống nhất đất nước về mặt nhà nước, tiến trình cải tạo nền kinh tế được tiến hành ở miền Nam, trong đó có cải tạo nông nghiệp với các phong trào đưa nông dân vào làm ăn tập thể với các mô hình HTX và tập đoàn sản sản xuất nông nghiệp. Mô hình nông trường quốc doanh cũng được áp dụng trong nông nghiệp, vì thế mà nhiều nông trường quốc doanh ở miền Nam nói chung và đồng bằng sông Cửu Long nói riêng đã được thành lập dập khuôn theo loại hình nông trường quốc doanh ở miền Bắc vốn đã hoạt động không hiệu quả và đi vào bế tắc, chỉ khác một điều là đối tượng cây trồng không phải chủ yếu là cây công nghiệp, cây ăn quả, mà ở đồng bằng sông Cửu Long, đối tượng sản xuất là cây lúa.
Việc sản xuất lúa gạo ở đồng bằng sông Cửu Long mang những nét riêng có do đặc điểm thời tiết, khí hậu, thổ nhưỡng và phụ thuộc vào thiên nhiên nên người nông dân khi sản xuất mang tính thụ động nhiều hơn. Các nông trường quốc doanh được thành lập về mặt tổ chức bước đầu cũng như ở miền Bắc những năm 60, 70 của thế ký 20, lúc đầu cũng do các đơn vị quân đội quản lý hoặc được thành lập bởi lực lượng thanh niên xung phong, và lẽ tất nhiên là các nông trường này đều được cấp vốn từ ngân sách nhà nước. Thời kỳ đầu, được Nhà nước cấp vốn 100%. Tuy nhiên, nền kinh tế kế hoạch (bao cấp) đã ngày càng bộc lộ những yếu kém, ngân sách không thể chu cấp để bù lỗ. Do đó cùng với sự tan rã của các HTX và tập đoàn sản xuất nông nghiệp, các nông trường quốc doanh cũng lâm vào tình trạng khó khăn và nhiều nơi đã giải thể. Các mô thức kinh tế như HTX nông nghiệp, nông trường quốc doanh hoạt động bởi chính sách “bao cấp” bị tan rã là tất yếu vì nó trái với quy luật của nền kinh tế khi được vận hành theo cơ chế thị trường.
Vậy tại sao Nông trường Sông Hậu vẫn tồn tại và phát triển? Đây là một thực tiễn mà các nhà khoa học cần nghiên cứu. Với vai trò là một luật sư, tôi có thể đưa ra những ý kiến trong môi trường pháp lý cho phép.
Chính sự phát triển không theo “khuôn mẫu” sẵn có đã giúp cho người nông dân NTSH làm ra nhiều lúa gạo, bắt tiềm năng thành hiện thực, từ nghèo khổ thành khá giả, biến cả một vùng đất hoang hóa, chua phèn thành một vùng đất trù phú với ngút ngàn màu xanh của lúa và cây. Đây là một thực tế không thể chối bỏ. Nhưng thực tế này đã đẩy bà Ba Sương vào những hệ lụy đau lòng, những oan khiên đến nay chưa được giải.
Vì vậy, phải phân tích mô thức kinh tế Nông trường Sông Hậu trên nền tảng tư duy đổi mới nhằm xác định bản chất pháp lý của sự việc, từ đó quy chiếu hành vi của lãnh đạo nông trường Sông Hậu với quy định của pháp luật hình sự về “tội lập quỹ trái phép” để xác định có hay không có tội phạm và người phạm tội “lập quỹ trái phép” ở tổ chức kinh tế này.
2. Sự hình thành và phát triển của Nông trường Sông Hậu – một mô thức kinh tế không giống mô thức nông trường quốc doanh vốn có.
Theo nghiên cứu của tiến sĩ Triều Hải Quỳnh (biên tập viên Tạp chí Cộng sản tại miền Nam), Nông trường Sông Hậu đã trải qua 3 giai đoạn xây dựng và phát triển. Đó là:
- Giai đoạn 1: từ 1979 – 1989
- Giai đoạn 2: từ 1990 – 1995
- Giai đoạn 3: từ năm 1996 trở đi
Những số liệu thông kê, phân tích và đánh giá của tiến sĩ Triều Hải Quỳnh đã mô tả bức tranh toàn cảnh rất sát thực quá trình xây dựng và phát triển của NTSH. Tuy nhiên, tôi xin được chia giai đoạn 3 là từ năm 1996 đến năm 2004 và thêm giai đoạn 4 là từ 01/01/2004 đến nay. Vì từ ngày 01/01/2004 trở về trước, NTSH gắn liền với đơn vị hành chính cấp tỉnh. Đó là:
- Tỉnh Hậu Giang: được sáp nhập từ hai tỉnh: Cần Thơ và Sóc Trăng theo Nghị định số 03/NĐ-76 ngày 24/3/1976
- Tỉnh Cần Thơ: tháng 12/1991, tại kỳ họp thứ 10, Quốc Hội khóa 8 đã ra Nghị quyết tách tỉnh Hậu Giang thành 2 tỉnh Cần Thơ và Sóc Trăng
- Thành phố Cần Thơ trực thuộc Trung ương: từ 01/01/2004 tỉnh Cần Thơ được tách ra thành hai là thành phố Cần Thơ trực thuộc Trung ương và tỉnh Hậu Giang
Nêu ra các mốc thời gian sáp nhập và tách tỉnh để trong phần trình bày của mình, tôi sẽ đề cập đến những hệ lụy mà bà Trần Ngọc Sương phải chịu đựng trong suốt mấy năm qua có nguyên nhân từ lãnh đạo thành phố Cần Thơ, sau khi được tách ra từ tỉnh Hậu Giang.
Giai đoạn 1:
Dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Giám đốc Trần Ngọc Hoằng, Ban giám đốc NTSH đề ra quyết tâm phải xây dựng NTSH với tinh thần “ba tự”: tự lực, tự cường, tự làm.
Mặc dù đang ở thời kỳ mà nền kinh tế được vận hành bởi chính sách bao cấp, nhưng NTSH không được Nhà nước cấp vốn từ ngân sách, người lao động của nông trường không được hưởng lương “biên chế”. Giám đốc Trần Ngọc Hoằng đã đưa ra “phương cách tự cân đối, tự trang trải”, gắn kết ba lợi ích: Nhà nước, tập thể và nông dân, mà hạt nhân của nó là phương thức giao khoán sản phẩm cuối cùng đến người lao động. Chính phương thức này đã tạo ra một lượng lương thực và sản phẩm nông nghiệp gấp nhiều lần thu nhập của người nông dân trước đó, giúp nông dân thoát nghèo, có tích lũy và làm nền tảng vật chất cho sự phát triển của nông trường.
Ở thời điểm năm 1979 – 1980, về hình thức tổ chức, NTSH là một nông trường quốc doanh nhưng lại chủ yếu là chuyên canh cây lúa, nên tổ chức kinh tế này không giống như hợp tác xã nông nghiệp, lại càng không giống các NTQD đã được thành lập bởi vốn ngân sách Nhà nước cấp. Sự trì trệ trong các HTX nông nghiệp đã được một số nơi “phá rào” bằng cách khoán sản phẩm cho nông dân. Thực tế đó đã dẫn tới việc Ban Bí thư Trung ương Đảng ra chỉ thị 100-CT/TW ngày 13/01/1981 về cải tiến công tác khoán, mở rộng “khoán sản phẩm đến nhóm và người lao động” trong hợp tác xã nông nghiệp, còn được gọi là “khoán sản phẩm”.
NTSH được coi là nông trường quốc doanh, việc sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, các chế độ hạch toán, kế toán – tài chính không thoát ra được cơ chế “bao cấp”, trong khi hoạt động của nông trường là “tự cấp” – tự lo vốn, vật tư, thu nhập của nông dân … nhưng lại không thể vận hành như một HTX nông nghiệp. Cái khó đó đã buộc NTSH phải có những bước chuyển động tự thân với mục tiêu là xây dựng một tổ chức kinh tế vững mạnh bằng chính “đôi chân trần” của mình. Ảnh hưởng của Chỉ thị 100 cũng có tác động tích cực đến sự phát triển của nông trường. Không phải là HTX nông nghiệp về mặt tổ chức, nhưng từ năm 1981, NTSH cũng đã có cơ sở để yên tâm với chế độ KHOÁN quy định trong Chỉ thị 100 mà NTSH đã thực hiện trước khi có nội dung khoán trong chỉ thị này.
Việc xây dựng và phát triển thành công của NTSH ở giai đoạn đầu không tách rời sự lãnh đạo, chỉ đạo, động viên, ủng hộ, khuyến khích của Tỉnh ủy và UBND tỉnh Hậu Giang.
Giai đoạn 2:
Ngày 05/04/1988, Bộ chính trị Khóa VI ra Nghị quyết 10 về cải tiến chế độ khoán trong sản xuất nông nghiệp. Nghị quyết có nội dung mang tính đột phá, tạo bước phát triển mới rất quan trọng cho nông nghiệp và nông thôn trong thời kỳ đổi mới. Đối với NTSH thì tính đột phá đó thực sự đã được Ban giám đốc Nông trường thực hiện từ khi chưa có Nghị quyết 10 (mặc dù đặc điểm về cơ cấu tổ chức, về qui mô không giống như các HTX nông nghiệp được tổ chức và hoạt động theo các văn bản quy phạm pháp luật về HTX nông nghiệp). Cho nên ở giai đoạn này, NTSH đã tạo ra lượng của cải vật chất dồi dào, có tích lũy để tái sản xuất mở rộng, từng bước xây dựng cơ sở hạ tầng vững chắc, chuẩn bị cho những bước phát triển chiều sâu, mở rộng ngành nghề sản xuất, kinh doanh.
Giai đoạn 3:
Đây là giai đoạn NTSH tiến hành đầu tư chiều sâu, mở rộng ngành nghề sản xuất kinh doanh, nâng cao sản lượng và chất lượng sản phẩm nông nghiệp, tăng cường xuất khẩu, đặc biệt là mặt hàng nông sản chế biến có chất lượng cao. Sản phẩm của nông trường đã có uy tín trên thị trường nội địa và quốc tế. Qui mô sản xuất, kinh doanh của NTSH đã mang dáng dấp của môt tập đoàn kinh tế nông nghiệp
Giai đoạn 4:
Ngày 01/01/2004, tỉnh Cần Thơ được tách làm hai: thành phố Cần Thơ và tỉnh Hậu Giang.
NTSH nằm trên địa bàn huyện Cờ Đỏ, thành phố Cần Thơ.
Những năm đầu của giai đoạn này NTSH vẫn trên đà phát triển. Do mở rộng sản xuất, phát triển nhiều ngành nghề nhưng những quy định về tổ chức bộ máy, chế độ kinh tế - tài chính theo mô hình nông trường quốc doanh không thích hợp với qui mô và nội dung của các hoạt động sản xuất kinh doanh mà nông trường đã và đang tiến hành.
Ngày 21/03/2006, UBND Tp Cần Thơ ra quyết định thanh tra NTSH, mốc thời gian thanh tra là từ năm 1993 đến năm 2005.
Giai đoạn này nông trường gặp phải những khó khăn khách quan do thành phố tiến hành thanh tra nông trường. Cuộc thanh tra kéo dài, không đúng với mục đích của thanh tra đã gây khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của nông trường. Mục đích thanh tra được qui định tại Điều 3, Luật Thanh tra năm 2004 như sau:
“Hoạt động thanh tra nhằm phòng ngừa, phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật; phát hiện những sơ hở trong cơ chế quản lý, chính sách, pháp luật để kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền các biện pháp khắc phục; phát huy nhân tố tích cực; góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả của hoạt động quản lý nhà nước; bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.”
Đây cũng là thời điểm phải thực hiện Nghị định của Chính phủ số 170/2004/NĐ-CP ngày 22/09/2004 về sắp xếp, đổi mới và phát triển nông trường quốc doanh, Nghị định được đăng trên Công báo số 38 – 28 – 9 – 2004. Như vậy Nghị định có hiệu lực từ ngày 13/10/2004. Tất nhiên là các địa phương chưa thể triển khai thực hiện được ngay khi Nghị định có hiệu lực, mà phải đợi hàng loạt các văn bản khác có liên quan được ban hành mới triển khai thực hiện được. Đó là:
- Công số 3256/VPCP-NN ngày 13/6/2005 v/v triển khai Nghị định 170/2004/NĐ-CP;
- Nghị định 135/2005/NĐ-CP ngày 09/11/2005 v/v giao khoán đất nông nghiệp, đất rừng và đất có mặt nước nuôi trồng thủy sản;
- Thông tư số 102/2006/TT-BNN ngày 13/11/2006 của Bộ NN & PTNT hướng dẫn Nghị định 135/2005/NĐ-CP;
- Thông tư số 46/TT-BTC ngày 08/6/2005 của Bộ Tài chính hướng dãn về tài chính khi sắp xếp, đổi mới và phát triển nông, lâm trường quốc doanh
- Thông tư số 16/2005/TT-BLĐTBXH ngày 19/4/2005 của Bộ LĐ TB XH hướng dẫn về chính sách lao động theo Nghị định 170/2004/NĐ-CP
v. v.
Việc tiến hành thanh tra kéo dài để cuối cùng lãnh đạo Tp Cần Thơ chỉ đạo cơ quan điều tra khởi tố vụ án “cố ý làm trái gây hậu quả nghiêm trọng.” (công văn số 91-TP/VPTU ngày 20/3/2008, do ông Đinh Công Út là Phó chánh Văn phòng ký thay Chánh văn phòng).
Chủ trương trên được chính thức hóa bằng Công văn số 1575/UBND-NC ngày 25/3/2008 của UBND TP Cần Thơ do Phó Chủ tịch Nguyễn Thanh Sơn ký: “Giao Công an thành phố, sau khi Thanh tra thành phố chuyển một số nội dung sai phạm của Nông trường Sông Hậu sang Cảnh sát điều tra thì tổ chức họp báo, để công khai vớibáo chí (...) Trước mắt khởi tố vụ án về tội cố ý làm trái gây hậu quả nghiêm trọng”.
Thay vì phải tập trung chỉ đạo thực hiện Nghị định 170/2004/NĐ-CP thì lãnh đạo thành phố lại “tập trung” chỉ đạo thanh tra NTSH kéo dài, gây nên nhưng thiệt hại cho NTSH chưa thể tính toán được.
Điểm b, Khoản 1, Điều 38 Luật Thanh tra năm 2004 quy định: “Cuộc thanh tra do Thanh tra tỉnh, Thanh tra bộ tiến hành không quá bốn mươi lăm ngày, trường hợp phức tạp thì có thể kéo dài, nhưng không quá bảy mươi ngày”.
Cuộc thanh tra NTSH đã kéo dài 02 (hai) năm.
Mặc dù kết quả thanh tra không chỉ ra được những vi phạm pháp luật rõ ràng, nhưng lãnh đạo thành phố vẫn chỉ đạo các cơ quan tiến hành tố tụng khởi tố vụ án, khởi tố bị can về hành vi “cố ý làm trái gây hậu quả nghiêm trọng”. Thế nhưng quá trình tố tụng kéo dài đến nay vẫn chưa đến hồi kết, gây thiệt hại cho nông trường và cá nhân Giám đốc Trần Ngọc Sương và những người có liên quan cả về vật chất lẫn tinh thần.
3, Quy chiếu hành vi của bà Trần Ngọc Sương với các yếu tố cấu thành “tội lập quỹ trái phép”.
Theo Quy định tại Điều 166 BLHS, để cấu thành tội danh “Tội lập quỹ trái phép” phải thỏa mãn đủ 2 dấu hiệu, đó là :
- Có hành vi lập quỹ trái phép
- Đã sử dụng quỹ trái phép đó gây hậu quả nghiêm trọng
Nếu không thỏa mãn một trong 2 dấu hiệu trên thì không thể cấu thành tội Lập quỹ trái phép.
Như vậy, trong vụ án này xác định:
+ Quỹ Công đoàn có phải là quỹ trái phép hay không?
+ Xác định hậu quả từ hành vi sử dụng quỹ này gây ra?
Thứ I: Quỹ này có phải là quỹ trái phép không?
Quỹ trái phép là quỹ được lập “nhằm rút tiền của Nhà nước ra khỏi sự giám sát tài chính của Nhà nước”. Theo quan điểm cá nhân, quỹ này không phải là quỹ trái phép, bởi lẽ:
Một là, xét về quá trình thành lập và hoạt động của NTSH, Ngân sách Nhà nước đầu tư rất ít, gần 100% vốn ban đầu và trong suốt 30 năm hoạt động là tự vay ngân hàng. Đây là thực tế ai cũng biết và thừa nhận. Do cơ chế chính sách kinh tế của những năm sau giải phóng là đề cao mô hình kinh tế quốc doanh, tập thể, không thừa nhận nền kinh tế nhiều thành phần, nên dù là doanh nghiệp tự lực về mặt tài chính, nguồn vốn nhưng NTSH vẫn hoạt động dưới danh nghĩa là Nông trường quốc doanh (doanh nghiệp nhà nước).
Hai là, về nguồn thu hình thành quỹ Công đoàn không phải có được từ việc thực hiện các chức năng hoạt động sản xuất kinh doanh theo giấy đăng ký kinh doanh chính thức của NTSH, cho nên nó không có cơ sở hoạch toán trong tài sản của NTSH. Quỹ này được lập từ năm 1979, nguồn hình thành từ hoạt động sản xuất của Công đoàn. Cụ thể:
- Thu từ bán cây bạch đàn, keo, tràm (do công đoàn nông trường trồng trên các tuyến đê bao dài 200km và những diện tích đất không trồng lúa được) là trên 14 tỷ, nộp vào nguồn vốn ngân sách nông trường trên 12 tỷ, còn lại 2,066 tỷ đưa vào quỹ công đoàn.
- Thu từ tiền thuê đìa cá, quản lý công trình điện, quản lý, thu khác: 2,247 tỷ đồng là những khoản phụ thu không có cơ sở hoạch toán vào tài sản của NTSH, nên được đưa vào quỹ Công đoàn nhằm mục đích cải thiện đời sống của CB-CNV của nông trường.
- Khoản vay từ các cá nhân bên ngoài 3,188 tỷ đồng cũng nhằm phục vụ các hoạt động của NTSH. Các khoản vay cá nhân này thuộc lĩnh vực dân sự, nên việc dùng số tiền trên để truy cứu trách nhiệm hình sự trong tội danh Lập quỹ trái phép là không có căn cứ.
- Khoảng thu từ tiền bán 5 lô đất, trong đó 3 lô được mua từ tiền công đoàn nên trả vào quỹ công đoàn là hợp lý và được mua trước khi bà Sương về giữ chức giám đốc NTSH. 2 lô còn lại ( lô 6.500 m2 và lô 1058 m2 đều do sai xót của cán bộ nghiệp vụ và bà Nhung xử lý) Bà Sương không biết và không hề chỉ đạo, cũng như không được đối chất với 10 người có liên quan đến việc mua bán 2 lô đất này.
Thứ II: Xác định có hay không hậu quả nghiêm trọng từ hành vi sử dụng quỹ Công đoàn?
Từ năm 2001 đến 2006 vào dịp tết, sinh nhật của bà Trần Ngọc Sương, Công đoàn chủ trương chi tiền mua quà tặng cho bà Sương với tổng số tiền là 129.325.000đ00. Khoản chi này do công đoàn đề xuất và bà Nhung duyệt chi, bà Sương không yêu cầu cũng như không chỉ đạo trong việc chi khoản tiền này, do đó không có căn cứ pháp lý buộc bà Sương chịu trách nhiệm về khoản tiền trên. Việc tặng quà sinh nhật không chỉ tặng riêng cho giám đốc Trần Ngọc Sương, mà hàng năm công đoàn tặng quà cho cả hơn 200 CBNV nông trường.
Một số khoản chi khác như: chi bồi dưỡng, lương kiêm nhiệm cho Ban giám đốc, trong đó chi cho bà Sương là 77,4 triệu đồng/7 năm, như vậy chưa đến 01 triệu/ tháng là khoản tiền quá nhỏ so với công sức bà Sương bỏ ra, làm việc không có ngày nghỉ. Việc xuất chi cho một số cá nhân nguyên trong Ban giám đốc đã mất (trên 381 triệu), các khoản chi này mang tính chất hỗ trợ cho gia đình họ, Giám đốc Trần Ngọc Sương không vụ lợi cá nhân trong khoản chi này (câu chữ của người lập phiếu có sai sót, bà Nhung ký). Do đó, cáo trạng quy buộc bà Sương sử dụng cá nhân là không có căn cứ.
Chi biếu tặng các cá nhân, ngành TW, địa phương, các đoàn kiểm tra (khoảng 911 triệu đồng). Tuy nhiên, trong khoản chi đó, bà Sương chỉ thừa nhận đã chi 10 triệu đồng để tiếp đoàn kiểm toán, và 131 triệu đồng chi lì xì tết 2005 và 2006 cho cán bộ, nhân viên nông trường mà danh sách được tặng do các phòng ban, đoàn thể lập đề nghị. Đây là khoản chi mang tính chất thông lệ hàng năm, bà Sương cũng không dùng nó vào mục đích vụ lợi cá nhân. Số tiền còn lại, CQ ĐT cũng không chứng minh được có sự chỉ đạo chi, mà chỉ căn cứ vào lời khai của Nhung, Hưng, Hoan… là những người trực tiếp nhận và chi các khoản trên.
Khoản chi đi công tác 2.277.713.000đ00 cũng không đủ cơ sở chứng minh là chi cho bà Sương đi công tác, vì không có chữ kí nhận của bà Sương, cũng như nội dung chi cho ai cũng không được thể hiện đầy đủ trong tài liệu.
Chi lấp âm quỹ số tiền 729.690.000đ00 là khoản tiền trả nợ thay cho một số cá nhân đã vay của nông trường. Đó là những khoản nợ khó đòi do một số cá nhân đã chết, một số không xác định nơi cư trú… Nếu hoạch toán vào nợ khó đòi sẽ làm tăng chi phí quản lý, ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của Nông trường. Quỷ Công đoàn hình thành trên nguồn vốn nông trường, việc dùng tiền trong quỹ này chi lấp âm quỹ, xét cho cùng là nhằm bảo toàn vốn, có lợi cho Nông trường, nên không thể xem đây là khoản chi gây thiệt hại tài sản cho Nông trường. Một số khoản chi khác như chi hoàn tiền tạm ứng, thanh toán 2 lần cho công trình nạo vét kênh khu vực IV, tuy có sai về chế độ tài chính kế toàn nhưng có thể điều chỉnh và xác định trách nhiệm dân sự.
Khoản chi cho bà Sương mang tính cá nhân như: mua nhà số 22 đường Định Tiên Hoàng, Tp Cần Thơ (246.460.000đ00). Theo bản cáo trạng thì chi mua ngôi nhà này là do Trương Hồng Nhung chỉ đạo thủ quỹ Nguyễn Văn Sơn chi mua nhà hóa giá cho bà Sương, dựa trên chính sách hỗ trợ nhà ở cho cán bộ của Nông trường. Không phải do bà Sương trực tiếp chỉ đạo việc này.
Tóm lại, Quỹ này không có cơ sở để quy kết là “quỹ trái phép”, bởi nó được hình thành từ hoạt động của công đoàn, không có nguồn gốc từ vốn của Nhà nước. Mặt khác, quỹ này được lập từ những năm 1979 khi Nông trường đi vào hoạt động (phù hợp với Quyết định 25/CP ngày 21- 01-1981 của Chính phủ được ban hành sau đó), bà Sương không phải là người sáng lập quỹ này và cũng không trực tiếp quản lý, sử dụng quỹ (bà Sương học xong đại học và về NTSH công tác năm 1981). Nhìn chung, mục đích sử dụng của Quỹ công đoàn là nhằm cải thiện và nâng cao đời sống cho cán bộ, công nhân viên của Nông trường và phục vụ, hỗ trợ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của Nông trường Sông Hậu. Dù rằng trong hoạt động tài chính kế toán của nông trường còn có những bất cập do cơ chế trói buộc, nhưng đó không phải là dấu hiệu của “tội lập quỹ trái phép”.
Những lập luận mà kết luận điều tra và cáo trạng đưa ra đều dựa trên lời khai của các bị can, không đưa ra được những chứng cứ có giá trị chứng minh để buộc tội bà Trần Ngọc Sương. Lập luận của VKS mang tính chủ quan, áp đặt, không xem xét sự việc trên quan điểm lịch sử và thực tiễn về quá trình xây dựng và phát triển của NTSH cũng như những thành quả, đóng góp của bà Trần Ngọc Sương cho Nông trường, cho xã hội. Không những vậy, CQĐT và VKS còn đưa ra những tình tiết không liên quan đến hành vi của bà Sương bị quy kết là “lập quỹ trái phép” như: tình hình kinh doanh không hiệu quả, dân làm đơn khiếu nại gây mất trật tự xã hội, v.v. nhằm làm xấu đi hình ảnh của cá nhân giám đốc Trần Ngọc Sương nói riêng và NTSH nói chung.
Các nội dung trên cho thấy không hội đủ các yếu tố về khách thể, mặt khách quan và chủ quan của “tội lập quỹ trái phép” ở hành vi của bà Trần Ngọc Sương.
Khách thể của “tội lập quỹ trái phép” là hành vi xâm phạm đến chế độ quản lý tài chính, kế toán ở cơ quan, đơn vị nhà nước được cấp phát vốn, kinh phí hoạt động[1]
Các tài liệu điều tra cho thấy NTSH không phải là đơn vị kinh tế được cấp phát vốn, kinh phí hoạt động từ ngân sách nhà nước nên yếu tố về mặt khách thể của “tội lập quỹ trái phép” là không có.
Mặt khách quan của tội phạm. “Tôi lập quỹ trái phép” được thực hiện bởi hành vi lén lút, không công khai; nguồn thu của loại “quỹ đen” này phải là nguồn thu không hợp pháp[2]. Các cơ quan tiến hành tố tụng đã không thu thập được các chứng cứ để chứng minh yếu tố này. Thực chất đây là quỹ công đoàn, được lập ra từ năm 1979.
Mặt chủ quan của tội phạm: tội lập quỹ trái phép “được thực hiện do lỗi cố ý. Người phạm tội biết hành vi lập quỹ trái phép của mình là nguy hiểm cho xã hội nhưng vẫn cố tình thực hiện tội phạm”[3]
Quỹ công đoàn này đã được hình thành và duy trì từ năm 1979, trước khi có Quyết định của hội đồng chính phủ số 25 - CP ngày 21-1-1981 về một số chủ trương và biện pháp nhằm phát huy quyền chủ động sản xuất kinh doanh và quyền tự chủ về tài chính của các xí nghiệp quốc doanh. Tại phần 4 của Quyết định quy định:
“b) Đối với phần kế hoạch tự làm của xí nghiệp:
Phần lợi nhuận xí nghiệp được phân phối như sau: nộp vào ngân sách Nhà nước 20%; phần còn lại được sử dụng cho ba quỹ theo tỷ lệ sau đây: 20% cho quỹ phát triển sản xuất; 60% cho quỹ khen thưởng; 20% cho quỹ phúc lợi tập thể.
c) Đối với sản xuất phụ:
Phần lợi nhuận còn lại sau khi nộp các loại thuế và thu quốc doanh theo chế độ hiện hành, được phân phối như sau:
- Nộp vào ngân sách Nhà nước 15%;
- Xí nghiệp được sử dụng 85%, trong đó sử dụng cho quỹ phát triển sản xuất, cho quỹ khen thưởng và cho quỹ phúc lợi tập thể theo tỷ lệ do giám đốc xí nghiệp bàn bạc thoả thuận với công đoàn để quyết định.”
Như vậy, ở thời điểm đó, mặc dù chế độ bao cấp còn nặng nề, các xí nghiệp nhà nước hoạt động từ vốn ngân sách cũng đã được phần nào “cởi trói” để đảm bảo quyền lợi của người lao động, kích thích người lao động hăng hái sản xuất.
Xin nhắc lại là “Các nông trường quốc doanh là những đơn vị xí nghiệp của Nhà nước, quản lý theo chế độ kinh tế hạch toán, được Nhà nước cấp vốn để sản xuất theo kế hoạch của Nhà nước” (Thông tư số 348-TTg ngày 30/08/1961 của Thủ tướng Chính phủ). NTSH hoạt động theo cơ chế một nông trường quốc doanh nhưng không được “Nhà nước cấp vốn”. Cứ cho rằng NTSH là đơn vị được cấp vốn từ ngân sách nhà nước thì việc lập quỹ như trên cũng không thể là “hành vi nguy hiểm cho xã hội được”.
Khi đã không xác định được một trong 4 yếu tố về: mặt khách quan, khách thể, mặt chủ quan và chủ thể của tội phạm thì không thể kết luận một người phạm một tội nào đó. Đối với vụ án “Nông trường Sông Hậu”, chúng tôi phân tích là không hội đủ 3 yếu tố: mặt khách quan, khách thể và mặt chủ quan của tội phạm có tội danh là “tội lập quỹ trái phép”. Do đó không có tội phạm này xảy ra tại NTSH.
Việc “cắt khúc” giai đoạn để quy kết bà Trần Ngọc Sương phạm tội là không khách quan. Vì quỹ bị gọi là “quỹ trái phép” đã hình thành trong suốt 30 năm xây dựng và trưởng thành của NTSH. Quỹ đó đã góp phần làm nên kỳ tích mà chưa có một đơn vị kinh tế nông nghiệp quốc doanh cũng như tập thể nào đạt được.
4. Kiến nghị:
Kính thưa các cấp lãnh đạo,
Nghĩ về ông Nguyễn Kim Ngọc, người được truy tặng danh hiệu Anh hùng lao động sau khi qua đời, tôi chạnh lòng nghĩ về cố Anh hùng lao động Trần Ngọc Hoằng và người con của ông, Anh hùng lao động Trần Ngọc Sương. Mỗi người một số phận, nhưng họ có điểm chung là đã suy tư, trăn trở, quên mình vì cơm ăn, áo mặc, vì hạnh phúc của người nông dân chân lấm tay bùn, quanh năm “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời”.
Người dân tỉnh Hậu Giang, tỉnh Cần Thơ trước đây và Tp Cần Thơ ngày nay tự hào về Nông trường Sông Hậu, nhân dân Việt Nam nói chung và giai cấp nông dân Việt Nam nói riêng cũng tự hào về điểm sáng của một phương thức làm ăn mới ở Nông trường Sông Hậu, về những con người có tâm và có tài, “chí công vô tư” như cố giám đốc Trần Ngọc Hoằng và nguyên giám đốc Trần Ngọc Sương.
Hệ lụy đã đến với NTSH từ sau khi tách tỉnh năm 2004, và năm 2005 có lãnh đạo mới ở địa phương khác được điều về Tp Cần Thơ. Những ý kiến trung thực, tâm huyết của các vị lãnh đạo tiền nhiệm đã không được lắng nghe nên đã có một “vụ án Nông trường Sông Hậu” làm triệt tiêu những ấp ủ, những dự án dựa trên nền tảng sẵn có của một mô hình kinh tế có qui mô sản xuất lớn, đã được khẳng định về tính hiệu quả, đang chuẩn bị có những bước điều chỉnh cho phù hợp với sự phát triển chung của đất nước và hội nhập quốc tế theo tinh thần và nội dung của Nghị định số 170/2004/NĐ-CP ngày 22/09/2004 của Chính phủ.
Đã bắt đầu năm 2012, chuẩn bị đón tết nguyên đán Nhâm Thìn, trên tinh thần thượng tôn pháp luật, tôi viết thư kiến nghị này kính đề nghị các cấp có thẩm quyền, mà trực tiếp là Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân thành phố Cần Thơ xem xét, áp dụng Khoản 2 Điều 107, Khoản 1 Điều 169 Bộ luật Tố tụng hình sự để ra quyết định đình chỉ vụ án và đình chỉ vụ án đối với bị can Trần Ngọc Sương (và những bị can khác) về “tội lập quỹ trái phép”.
Nhân dịp năm mới 2012 và tết nguyên đán Nhâm Thìn, kính chúc các Cấp lãnh đạo nhiều sức khỏe và bình an để cùng toàn dân xây dựng đất nước Việt Nam “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”
Trân trọng cảm ơn!
Người viết thư kiến nghị
|
Luật sư Trịnh Minh Tân
[1] Bình luận Bộ luật Hình sự, tr. 214 – NXB Tư pháp, Hà Nội, năm 2008
[2] Bình luận Bộ luật Hình sự, tr. 214 – NXB Tư pháp, Hà Nội, năm 2008
[3] Bình luận khoa học Bộ luật hình sự 1999, tr. 290 – NXB Công an nhân dân, Hà Nội, năm 2001-UBMTTQVN kiến nghị đình chỉ điều tra bà Trần Ngọc Sương(Tamnhin.net) - Ủy ban Trung ương MTTQVN vừa có công văn số 1594 kính gửi Viện trưởng VKSNDTC, Chánh án TANDTC, kiến nghị về vụ án tại Nông trường Sông Hậu “đình chỉ vụ án, đình chỉ điều tra bà Trần Ngọc Sương về tội danh lập quỹ trái phép” để “xử lý hành chính và dân sự”.
Công văn do Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Vũ Trọng Kim ký ngày 12-8, trên cơ sở nghiên cứu hồ sơ vụ án, tham vấn ý kiến các chuyên gia pháp luật của Mặt trận và “thảo luận tập thể ý kiến của VKSNDTC”. Nội dung chính như sau:
“Một là, vụ án “lập quỹ trái phép” ở Nông trường Sông Hậu, việc quy buộc bà Trần Ngọc Sương “lập quỹ trái phép” gây thiệt hại nghiêm trọng là một vụ án phức tạp, có những tình tiết chưa rõ ràng, làm nảy sinh những vấn đề pháp lý còn có những ý kiến khác nhau, thậm chí trái ngược nhau. Các sự việc đề cập trong vụ án xảy ra trong một thời gian dài, ít nhất từ năm 1994 đến năm 2007, với nhiều thay đổi trong lĩnh vực pháp luật, kinh tế-kinh doanh, quản lý nhà nước về kinh tế-kinh doanh.
Điều đó đòi hỏi phải có quan điểm lịch sử để xem xét, xử lý vấn đề, đồng thời vận dụng đúng đắn pháp luật, các quy định của pháp luật trong từng giai đoạn đổi mới nền kinh tế và cơ chế kinh tế tài chính ở nước ta.
Cần làm rõ, xác định đúng trách nhiệm của bà Trần Ngọc Sương đối với quỹ tại Nông trường Sông Hậu.
Hai là, việc quy buộc bà Trần Ngọc Sương “lập quỹ trái phép” không có cơ sở pháp lý và thực tiễn:
1/ Căn cứ vào hồ sơ vụ án, cái gọi là “quỹ trái phép” tại Nông trường Sông Hậu đã có từ năm 1994, 6 năm trước khi bà Trần Ngọc Sương được cử làm GĐ Nông trường. Như vậy, rõ ràng bà Sương không đưa ra chủ trương thành lập quỹ, không đứng ra thành lập quỹ và cũng không được giao trách nhiệm quản lý, điều hành quỹ tại Nông trường Sông Hậu từ năm 1994 đến năm 2000.
2/ Quỹ tại Nông trường Sông Hậu đã hình thành từ hoạt động của Ban đời sống Công đoàn của Nông trường ngay từ ngày thành lập Nông trường năm 1979, do Ban chấp hành Công đoàn Nông trường quản lý và chịu trách nhiệm trước các khoản thu, chi của quỹ trong thực tiễn. Các nguồn thu của quỹ đều không có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước mà bắt nguồn từ hoạt động sản xuất kinh doanh của Công đoàn. Các nguồn chi chủ yếu là hỗ trợ cho hoạt động của Nông trường. Chúng tôi chưa tìm được bất kỳ quy định nào vào thời điểm đó cấm, quy định việc thành lập một quỹ tương tự.
Trong điều kiện đối với một hành vi mà pháp luật không cấm và không có quy định thì không được coi hành vi đó là trái phép. Theo các chuyên gia pháp luật, có một nguyên tắc pháp lý được công nhận là “công dân được quyền làm những gì mà pháp luật không cấm”.
Từ lập luận nói trên, chúng tôi cho rằng hoàn toàn không có cơ sở pháp lý và thực tế nào để quy buộc bà Trần Ngọc Sương “lập quỹ trái phép” theo Điều 166 Bộ luật hình sự.
3/ Bà Trần Ngọc Sương tất nhiên chịu trách nhiệm về các khoản chi mà quỹ giao cho để bà thực hiện các công việc, nhiệm vụ mà Nông trường giao cho bà. Các sai phạm và các khoản chi này không mang tính hình sự, không thể coi là gây thiệt hại phải truy cứu trách nhiệm hình sự mà chỉ mang tính hành chính, dân sự.
Bà Trần Ngọc Sương có trách nhiệm rà soát lại từng khoản chi quỹ đã giao cho bà, nộp lại cho quỹ những phần tiền chi vượt các quy định của pháp luật hoặc thỏa thuận hợp pháp với quỹ.
Do chưa có đủ cơ sở pháp lý và thực tiễn để xác định quỹ đã hình thành và hoạt động liên tục nhiều năm tại Nông trường Sông Hậu là trái pháp luật; do chưa có đủ cơ sở pháp lý và thực tiễn nào để quy buộc bà Trần Ngọc Sương có dấu hiệu phạm tội “lập quỹ trái phép”, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQVN cho rằng không có cơ sở để truy tố, đưa ra xét xử tại tòa án bà Trần Ngọc Sương với tội danh “lập quỹ trái phép”.
Vì vậy, theo chúng tôi, biện pháp tối ưu xử lý trong vụ này là:
a, Đình chỉ vụ án, đình chỉ điều tra bà Trần Ngọc Sương về tội danh “lập quỹ trái phép”.
b, Xử lý các sai sót của bà Trần Ngọc sương trong lĩnh vực tài chính bằng các biện pháp hành chính và dân sự.
Cách xử lý này vừa phù hợp với các quy định của pháp luật hình sự, pháp luật tố tụng hình sự; vừa có tình và có tính tới cống hiến to lớn của bà Trần Ngọc Sương và gia đình đối với Nông trường Sông Hậu, vừa giữ được trọn vẹn đạo lý trước sau ở đời theo truyền thống văn hóa dân tộc Việt Nam, vừa giải tỏa được những bức xúc của đông đảo nhân dân, các vị lão thành cách mạng lâu nay luôn dành tình cảm tốt đẹp cho Nông trường Sông Hậu-Một biểu tượng tiêu biểu nhất của mô hình nông trường XHCN còn lại và phát triển vững chắc trong thời kỳ đổi mới”.
Sáu Nghệ
Nguồn: -UBMTTQVN kiến nghị đình chỉ điều tra bà Trần Ngọc Sương
-
TLQ:
-