Thứ Năm, 5 tháng 5, 2011

LienVietBank tham gia chương trình tài trợ của IFC

- LienVietBank tham gia chương trình tài trợ của IFC 
picture
Lễ ký thỏa ước giữa LienVietBank với IFC.
Trong khuôn khổ Hội nghị thường niên Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) lần thứ 44 diễn ra tại Hà Nội, ngày 5/5/2011, Ngân hàng Liên Việt (LienVietBank) đã ký thỏa ước tham gia Chương trình tài trợ thương mại toàn cầu với Công ty Tài chính Quốc tế (IFC).

Theo bản thỏa ước, tổng giá trị bảo lãnh mà IFC dành cho LienVietBank là 5 triệu USD.

Chương trình tài trợ thương mại toàn cầu sẽ bảo lãnh thanh toán cho LienVietBank với tư cách là ngân hàng phát hành. Thông qua mạng lưới của chương trình, LienVietBank có cơ hội hợp tác với hơn 400 ngân hàng lớn trong khu vực và trên toàn thế giới.



Việc tài trợ thương mại thông qua chương trình này được triển khai dưới các nghiệp vụ L/C nhập khẩu, L/C dự phòng, bảo lãnh, hối phiếu/kỳ phiếu, theo đó LienVietBank có thể tài trợ vốn lưu động cho khách hàng phục vụ các đơn hàng xuất khẩu hoặc sau khi nhập khẩu hàng hóa.




-Chào mừng Thủ tướng Chính phủ tới thăm Ngân hàng Liên Việt
“Ra đời từ tỉnh Hậu Giang, Ngân hàng Liên Việt phải là Ngân hàng của Hậu Giang, của bà con nông dân Hậu Giang, gắn bó với bà con bằng quan hệ tín dụng”, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng phát biểu nhân chuyến thăm và làm việc với Ngân hàng Liên Việt, Sở Giao dịch Hậu Giang, chiều ngày 28/11/2009.
http://webtest.lienvietbank.net/uploads/image/TT_Nguyen_Tan_Dung_toi_tham_LVB.jpg
Cùng đoàn thăm do Thủ tướng dẫn đầu có Đại tướng Phạm Văn Trà, Nguyên Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và Đồng chí Nguyễn Văn Giàu, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.
Sau khi nghe Chủ tịch Hội đồng Quản trị Dương Công Minh và Phó Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Tổng Giám đốc Nguyễn Đức Hưởng báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh, đóng góp xã hội của Ngân hàng Liên Việt, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã chúc mừng các thành tích mà Ngân hàng Liên Việt đạt được trong thời gian ngắn.
“Ngân hàng Liên Việt ra đời trong điều kiện nền kinh tế đất nước gặp nhiều khó khăn, từ lạm phát cao cho đến giai đoạn suy giảm kinh tế, tuy nhiên Ngân hàng Liên Việt đã huy động vốn tốt, đạt tổng tài sản, lợi nhuận cao, mở rộng chi nhánh ra cả nước”, Thủ tướng nói.
Đồng thời, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng nhấn mạnh vai trò đầu tàu của các Ngân hàng TMCP trong nước, hiện đang chiếm 80% thị phần, và bày tỏ hy vọng Ngân hàng Liên Việt cũng như các Ngân hàng TMCP khác phát triển ngày càng mạnh mẽ hơn.
“Định hướng của Quốc hội là xây dựng các doanh nghiệp dân tộc đủ sức cạnh tranh, hội nhập quốc tế. Trong đó hệ thống Ngân hàng TMCP phải là trụ cột cạnh tranh, chi phối thị phần nhưng phải là trên cơ sở thực lực, cạnh tranh bình đẳng”.
Đáp lời Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng về vai trò của Ngân hàng đối với khu vực nông thôn nói chung, Hậu Giang nói riêng, Tổng Giám đốc Nguyễn Đức Hưởng nhận nhiệm vụ Ngân hàng Liên Việt sẽ góp phần kéo lãi suất vùng nông thôn xuống, trước hết là tại tỉnh nhà Hậu Giang.
“Chính nông dân là Ân nhân của Ngân hàng. Ngân hàng Liên Việt có chủ trương dành 200 tỷ đồng cho vay ưu đãi nông dân tỉnh Hậu Giang. Và riêng với khu vực Hậu Giang, Cần Thơ, Ngân hàng Liên Việt thực hiện chính sách gắn doanh nghiệp với nông dân, cho vay khép kín, đảm bảo liên kết các nhà sản xuất, nhà chế biến, nhà xuất khẩu với nông dân”, Tổng Giám đốc nói.
Sau 18 tháng hoạt động chính thức, Ngân hàng Liên Việt cùng các cổ đông lớn đã đóng góp trên 300 tỷ đồng cho các hoạt động xã hội – từ thiện, trong đó có một tỷ lệ lớn đóng góp cho tỉnh Hậu Giang.
Tối ngày 28/11/2009, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã tham dự Lễ Khai mạc Festival Lúa gạo Việt Nam lần thứ I, tổ chức bên kinh xáng Xà No, con đường lúa gạo miền Hậu Giang, một trong những nơi có gạo xuất khẩu sớm nhất của Nam Bộ.
Ngân hàng Liên Việt và Tổng Công ty Lương thực Miền Nam (VINAFOOD II) là 2 nhà tài trợ chính của sự kiện này, kéo dài từ ngày 28/11 đến ngày 2/12/2009.
Kể từ ngày thành lập 28/3/2009, Ngân hàng Liên Việt đã vinh dự được đón tiếp các Đồng chí lãnh đạo cấp cao đến thăm và làm việc như Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân và Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải.


-LienVietBank “se duyên” với VNPT: “Thương vụ góp vốn rất đặc biệt” (VnEconomy)-
Chính phủ vừa thông qua vụ mua lại doanh nghiệp được xếp vào loại “hàng khủng” trong hệ thống ngân hàng.

Đó là việc Tổng công ty Bưu chính Việt Nam (VnPost) - đơn vị thuộc Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) - sẽ góp vốn bằng cả hệ thống tiết kiệm bưu điện vào Ngân hàng Thương mại Cổ phần Liên Việt (LienVietBank).


Nhờ thương vụ này, "chúng tôi vừa có cơ hội tăng thêm vốn điều lệ, vừa mở rộng mạng lưới và cùng với Agribank trở thành ngân hàng có số lượng điểm giao dịch lớn nhất nước với 13 nghìn điểm", ông Nguyễn Đức Hưởng, Phó chủ tịch Hội đồng Quản trị LienVietBank, nói.

VnPost góp vốn vào LienVietBank bằng giá trị Công ty Dịch vụ tiết kiệm Bưu điện (VPSC) - thành viên của VnPost - và bằng tiền. Cá nhân ông nghĩ thế nào về sự kiện này?

Đây là sự kiện rất lớn, không chỉ đối với LienVietBank, mà còn là thương vụ góp vốn rất đặc biệt trong ngành ngân hàng từ trước tới nay, không chỉ góp vốn bằng tiền mà góp vốn bằng giá trị công ty. LienVietBank sẽ vẫn sẽ kế thừa các quyền, nghĩa vụ, lợi ích và khai thác nguyên hiện trạng VPSC trên toàn quốc, theo đúng như tinh thần văn bản của Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo.

Ông cho biết rõ hơn giá trị cụ thể của vụ góp vốn này là bao nhiêu và sau này, VnPost nắm giữ bao nhiêu phần trăm vốn điều lệ?

Theo đề án góp vốn vào LienVietBank thì VNPost sẽ góp vốn vào LienVietbank bằng giá trị VPSC và bằng tiền mặt theo tỷ lệ tối đa quy định góp phần cổ phần theo pháp luật hiện hành.

Như vậy, dự kiến vốn điều lệ LienVietBank sẽ tăng lên gần 5.000 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, hơn 10.000 tỷ đồng nguồn vốn huy động của VPSC cũng sẽ được chuyển về LienVietBank theo quy định của pháp luật, bảo đảm quyền lợi của người gửi tiền. Giá trị cụ thể cuối cùng thì phải chờ các cơ quan chức năng định giá theo quy định của pháp luật.

Sau khi mua lại VPSC, tên gọi LienVietBank sẽ  được đổi thành Ngân hàng Thương mại Cổ phần Bưu điện Liên Việt. Điều này liệu có ảnh hưởng đến giá trị thương hiệu của các ông?

Ngân hàng bưu điện (postbank) là mô hình được đánh giá cao trên thế giới. Ví dụ như tại Đức, postbank đại diện cho các sản phẩm đơn giản, chi phí thấp, và dễ  sử dụng, đồng thời cung ứng các kênh giao dịch rộng khắp. Tại Nam Phi, nhiều người tin tưởng vào Postbank vì hệ thống tài khoản tiết kiệm an toàn, tin cẩn với lãi suất tốt và điều khoản linh hoạt. Tại Nhât, postbank là đại biểu của sự an tâm và tín nhiệm và là hệ thống mà mọi người Nhật đều dùng được.

Tại Việt Nam, Chính phủ đã tin tưởng cho phép LienVietBank ứng dụng và triển khai mô hình này. Đây là một mô hình mới tại Việt Nam nên sẽ được các tổ chức tài chính rất quan tâm để phát triển tài chính vi mô đến từng hộ gia đình.

Đối với vấn đề tên gọi, “Ngân hàng Thương mại Cổ phần Bưu điện Liên Việt” là tên được Chính phủ cho phép LienVietBank sử dụng. Hội đồng Quản trị LienVietBank đang tổ chức nghiên cứu và sẽ phát động cuộc thi liên quan đến các vấn đề định vị thương hiệu, tên gọi, slogan… Bởi lẽ hệ thống tiết kiệm bưu điện đã tồn tại một thời gian rất dài trên thị trường, người gửi tiền cũng đã quen với thương hiệu này. Còn LienVietBank mặc dù mới ra đời nhưng thương hiệu cũng đã được mặc định trong lòng người. Do đó, việc kết hợp lồng hai tên vào một chủ thể có ý nghĩa rất lớn cho cả “Bưu điện” và “Liên Việt”.

Tuy nhiên, có thể khẳng định, mô hình “Ngân hàng Thương mại Cổ phần Bưu điện Liên Việt” chính là sự cộng sinh, cộng lực và cộng hưởng, đưa LienVietBank lên một tầm cao mới về mạng lưới và dịch vụ, mà nếu bình thường thì có khi 100 năm nữa mới làm được.

Bước đầu, chúng tôi sẽ thành lập chi nhánh tiết kiệm bưu điện ở “Ngân hàng Thương mại Cổ phần Bưu điện Liên Việt” theo ý kiến chấp thuận của Thủ tướng và của Ngân hàng Nhà nước, để tiếp thu nguyên trạng VPSC, trong đó bao gồm mọi giá trị hữu hình, vô hình, đồng thời giữ nguyên quyền lợi, nghĩa vụ của VPSC đối với khách hàng như trước đây.

Về giai đoạn hậu sáp nhập, các dịch vụ sẽ được nâng lên với chất lượng cao hơn.

Hiện tại, công việc xác định giá trị doanh nghiệp này hiện còn khúc mắc gì không, thưa ông?

Việc xác định giá trị VPSC hoàn toàn làm theo chuẩn mực quốc tế, VNPT đã thuê tư vấn nước ngoài  đánh giá cả năm nay. Mọi việc đang đi vào quá trình hoàn tất và hiện chưa có mắc mớ  gì. Giả định có vấn đề về giá cả, thì quan điểm của LienVietBank là không “cò kè bớt một thêm hai” với Nhà nước, vì giả định chúng tôi có thiệt thòi thì sẵn sàng chấp nhận “ích nước” trước, sau đó mới đến “lợi nhà”.

Tổng số lượt xem trang