Thứ Năm, 5 tháng 5, 2011

"Dân đã chán nghe hứa suông"!

"Dân đã chán nghe hứa suông"!
Gặp các ứng viên vào QH khóa mới, cử tri TP.HCM bày tỏ: Cần tránh tình trạng QH là bưu điện chuyển thư của công dân. Nhiều đại biểu nghe dân và hứa nhiều, nhưng trong nghị trường thì không thấy phát biểu.

Ngày đầu tiên tổ chức tiếp xúc với cử tri thành phố, những người sẽ quyết định lựa chọn ai đại diện cho mình ở QH khóa 13, nhiều ứng viên ĐBQH đã được nghe những phát biểu thẳng thẳn: cử tri không muốn nghe những lời hứa suông mà đề nghị nói phải đi đôi với làm.

Đừng hứa suông

Tại tổ bầu cử số 2, địa bàn quận 7, huyện Nhà Bè, Cần Giờ, có 5 ứng viên tham gia ứng cử, lựa chọn 3 người.

Cử tri quận 7 mong muốn các ứng viên ĐBQH có hành động cụ thể nếu trúng cử. Ảnh: T.Thiện
Hôm qua (4/5) các ứng viên trình bày chương trình hành động tại quận 7, trước hàng trăm cử tri, ngồi chật khán phòng. Nhìn danh sách và bảng thành tích của ứng viên, nhiều cử tri nhận xét: "Ai cũng xứng đáng được chọn". Đó là một diễn viên điện ảnh tên tuổi; một doanh nhân thành đạt, người từng tự ứng cử ĐBQH khóa trước, lần này được MTTQ giới thiệu, một Phó chủ tịch HĐND TP, một luật sư tên tuổi hay một ứng viên mang quân hàm cấp tướng của quân khu 7.

Các ứng viên trình bày chương trình hành động khá bài bản, có người chỉ gạch đầu dòng và nói vo. Nội dung, theo đánh giá của nhiều cử tri, đã đi sâu vào thực tế đời sống người dân, nêu được các vấn đề bức xúc hiện nay như giáo dục, việc làm, cải thiện đời sống người dân…

Theo cử tri Trần Văn Quý (phường Tân Kiểng), ba vấn đề mà cử tri bức xúc hiện nay là người nghèo, nông thôn khó tiếp cận với giáo dục đào tạo; chính sách bảo hiểm y tế, khám chữa bệnh cho các đối tượng chính sách làm chưa tốt và tình hình an ninh, trật tự còn những diễn biến phức tạp. Đề nghị các ứng viên nếu trúng cử phải góp phần thúc đẩy những vấn đề trên.

Bà Nguyễn Thị The (phường Tân Quy) thẳng thắn: "Các ứng viên đều nêu chương trình hành động rất sâu sắc, thỏa đáng…Nhưng chúng tôi đề nghị các vị lưu ý là lời nói phải đi đôi với việc làm, người dân cần những điều cụ thể, thiết thực, chứ không phải lời hứa này nọ". 
Dám quyết

Đồng quan điểm này, nhưng cử tri Đặng Hồng Quyết (phường Tân Thuận) quyết liệt hơn: "Cần tránh tình trạng QH là bưu điện chuyển thư của công dân. Nhiều đại biểu nghe dân và hứa nhiều, nhưng trong nghị trường không thấy phát biểu, vậy thì bảo vệ quyền lợi của dân như thế nào ? Do vậy cử tri chúng tôi mong mỏi, nếu trúng cử, các vị phải mạnh dạn đấu tranh đòi quyền lợi cho dân". 

Không riêng cử tri quận 7, trong ngày 4/5, tại quận 5 - nơi Bí thư Thành ủy ứng cử, cử tri cũng có những đề nghị đối với các ứng viên ĐBQH.

Bà Nguyễn Thị Huyền Vy (phường 14) yêu cầu ĐBQH phải là người "dám nghĩ, dám quyết và dám làm trước những quyết định của mình".

Bà Hà Thị Liêm (phường 4) tâm đắc với các chương trình hành động của các ứng viên, nhưng cho rằng khi đắc cử, đại biểu phải lấy mục tiêu an sinh xã hội, phòng chống tham nhũng, kiềm chế lạm pháp là mục tiêu quan trọng, thực hiện trước mắt.

Nhiều cử tri khác cho rằng, các ứng cử viên nên thực hiện đúng cam kết đã hứa với dân, dũng cảm bảo vệ quyền lợi người dân, cho dù có đắc cử hay không, với vị trí hiện tại của mình, họ đều có thể nói lên tiếng nói gần dân nhất.
"Người dân mới nghe các vị nói, nhưng chúng tôi mong mỏi được nhìn thấy kết quả công việc các vị làm" - một cử tri đề nghị.

Thái Thiện

Mời bạn đọc thêm:
18 ngày để ứng viên vận động bầu cử
700 tỷ đồng cho bầu cử
Có thể dùng mạng xã hội vận động bầu cử
Giám sát để không ai bầu thay
Còn 15 người tự ứng cử vào vòng cuối
Kê khai tài sản: Trung thực thì hãy ứng cử

--------
’10 năm phấn đấu không bằng một lần cơ cấu’   ( baomoi.com)
Cơ chế bầu cử nặng về khâu cử, nhẹ về khâu bầu khiến cử tri không nhớ nổi tên người mình đã bầu và tạo ra những nghị sĩ hiền lành, rụt rè.
"Người dân không tỏ rõ tình cảm vui mừng, xúc động, sung sướng khi thấy một ai đó trúng cử. Cơ chế bầu cử hiện nay nặng về khâu cử, nhẹ về khâu bầu nên người dân thường nói: 10 năm phấn đấu không bằng một lần cơ cấu", PGS-TS Thái Vĩnh Thắng, chủ nhiệm khoa Hành chính - Nhà nước, ĐH Luật Hà Nội nói tại cuộc hội thảo về bầu cử, do trường ông tổ chức tuần qua.
Để dân không chọn nhầm
Nhận xét không ít đại biểu trúng cử không quan tâm đến cử tri nhiều bằng quan tâm đến các cấp lãnh đạo vì việc quyết định họ có được tái cử hay không phụ thuộc chủ yếu vào tổ chức, đại biểu làm việc ở một nơi nhưng lại ứng cử ở nơi khác nên cử tri không nhớ nổi họ tên người mình đã bầu, ông Thắng cũng cho rằng cách thức bầu cử hiện nay tạo ra các nghị sĩ "hiền lành và rụt rè".
Cử tri đi bầu đại biểu Quốc hội khóa XII, tháng 5/2007. Ảnh: Lê Anh Dũng
Trong khi, nghị sĩ các nước trên thế giới thường chỉ trích thẳng thắn khi Chính phủ không đáp ứng được yêu cầu của xã hội, thì đại biểu QH ở Việt Nam còn đắn đo, cân nhắc vì sợ phật lòng cấp trên sẽ ảnh hưởng đến con đường công danh và đôi khi sợ ảnh hưởng đến lợi ích của địa phương mình.
Một phép so sánh nữa của TS Thắng, đó là các ứng cử viên nghị sĩ phải ra tranh cử, phải có đam mê công việc của nghị sĩ, mong muốn trở thành nghị sĩ và phải bằng chương trình hành động cụ thể để chứng tỏ cho cử tri khả năng làm nghị sĩ của mình. Thông qua quá trình vận động bầu cử, họ thuyết phục người khác bỏ phiếu cho mình, bỏ nhiều thời gian công sức và đôi khi cả tiền bạc mới được trở thành nghị sĩ. Còn ở Việt Nam, nhiều ứng viên không thực sự muốn hoặc không có đam mê làm nghị sĩ nhưng do vị trí công tác hoặc do cơ cấu mà tổ chức sắp xếp làm đại biểu QH. Sau khi được bầu, họ thường không có một chương trình hoạt động của cá nhân mà tất cả đều gắn với sự phân công của QH, nếu không hoàn thành nhiệm vụ (ngoại trừ phạm tội) thì cũng không phải chịu một sức ép nào từ phía các cử tri bầu ra mình.
Chia sẻ với ông Thắng khi cho rằng vận động tranh cử có thể được coi là linh hồn của bầu cử, PGS.TS Nguyễn Minh Đoan, cũng ở ĐH Luật Hà Nội, nhận định nếu chỉ nhìn từ các quy định pháp luật về quyền bầu cử, ứng cử của công dân, các nguyên tắc bầu cử, số lượng cử tri tham gia bầu và tỷ lệ số phiếu trúng cử của các đại biểu thì có thể khẳng định chế độ bầu cử ở Việt Nam là rất dân chủ.
Song thực tế, sự quan tâm của một bộ phận dân chúng đối với các hoạt động bầu cử đại biểu QH chưa cao. Một số người xác định việc đi bầu chỉ như là một "nghĩa vụ" chính trị, làm cho xong chứ chưa quan tâm tới việc tìm hiểu đầy đủ về các ứng cử viên mà họ sẽ bầu và kết quả của cuộc bầu cử. Điều này có thể do sai lầm trong suy nghĩ của những người đó cho rằng "ai trúng cử cũng được" hoặc mọi việc đã an bài. Song cũng phải thừa nhận là điều kiện để cử tri hiểu biết về ứng viên mà họ sẽ lựa chọn chưa nhiều.
Theo ông Đoan, thông tin trong danh sách trích ngang về ứng viên thường rất sơ sài chỉ gồm tên tuổi, quê quán, nơi đang làm việc, học vấn hoặc trình độ chuyên môn và chức vụ đang đảm nhiệm, còn phần mà cử tri quan tâm nhất là năng lực làm việc, đạo đức, lối sống... thì hầu như không có.
"Để dân không chọn nhầm thì quan trọng nhất là thông tin hai chiều giữa cử tri và ứng viên. Ứng viên phải có điều kiện thông tin cho cử tri về những gì họ có, đặc biệt là những gì họ có thể mang lại cho cử tri, cho đất nước khi họ trúng cử. Ngược lại, cũng tạo điều kiện cho cử tri trao đổi, kiểm tra, thậm chí "hạch sách" đối với các ứng cử viên mà họ trao quyền lực để cử tri yên tâm, tin tưởng khi quyết định khi bỏ phiếu", ông Đoan nói.
Vận động tranh cử vẫn còn xa lạ
Với quan điểm "bầu cử được xem là một hoạt động điển hình của việc thực hiện cơ chế dân chủ", TS.Trương Thị Hồng Hà, Viện Nhà nước và Pháp luật, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh lại nhận thấy căn cứ vào các quy định pháp luật thì hoạt động vận động bầu cử chưa được xem là nhu cầu tự thân của người ứng cử. Chính vì vậy, càng thấy xa lạ với cụm từ "vận động tranh cử" theo quy luật đáng phải có trước mỗi kỳ bầu cử. Bởi lẽ, vận động bầu cử chưa được xác định đúng vai trò, ý nghĩa của nó trong việc giúp cử tri xem xét, nghiên cứu, lựa chọn để bầu ra người đại diện cho mình. Hoạt động vận động bầu cử không chứa đựng yếu tố cạnh tranh mà diễn ra một cách thụ động, theo chương trình kế hoạch của các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
Pháp luật về bầu cử cũng chưa xác định được thời gian bắt đầu và thời gian kết thúc của hoạt động vận động bầu cử cũng như chưa xác định được cụ thể các hành vi không được vận động mà mới chỉ quy định về nguyên tắc. Do đó, trong thực tế vận động, khi có những vấn đề đặt ra như người ứng cử có được ủng hộ về tài chính cho địa phương nơi mình ra ứng cử không? Có được trao đổi trên mạng xã hội như Facebook không? Ứng viên có được phản biện lại bản dự kiến chương trình hoạt động của những ứng viên khác không?
Do đó, theo bà Hà, cần sửa đổi, bổ sung Luật Bầu cử để hoạt động vận động bầu cử phải được diễn ra theo đúng quy luật, để cử tri nắm được thông tin trung thực về ứng viên, từ đó đưa ra sự lựa chọn chính xác những người đại diện cho mình thực hiện quyền lực nhà nước.
Các ứng viên đại biểu QH khóa mới đang ở giai đoạn vận động bầu cử, từ ngày 3 - 18/5. Cuộc bầu cử sẽ diễn ra vào chủ nhật 22/5 tới.
Hiền Anh
Hai ứng viên Quốc hội xin rút
Vận động bầu cử, tránh chỉ mời 'đại cử tri'
Không nên ám ảnh 'quân xanh'
Đừng để ai đó nghĩ mình là 'quân xanh'
Giám sát để không ai bầu thay
18 ngày để ứng viên vận động bầu cử 

Tổng số lượt xem trang