VIT - Trong cuộc họp Hạ viện Ấn Độ ngày 22/2, cựu bộ trưởng quốc phòng Ấn Độ đã cảnh báo rằng Trung Quốc và Pakistan có kế hoạch xâm chiếm Nepal và Ấn Độ.
Các quốc gia láng giềng thân thiện nhất của Nepal, gồm Trung Quốc và Pakistan, những nước có mối quan hệ song phương gần gũi, đang có kế hoạch xâm chiếm Nepal, cựu bộ trưởng quốc phòng Ấn Độ Singh Mulayam Singh Yadav phát biểu.
Trong khi Pakistan là một thành viên tích cực của Hiệp hội Nam Á vì sự Hợp tác Khu vực (SAARC), thì Trung Quốc cũng tham gia SAARC với tư cách quan sát viên.
Ông Yadav, Thủ hiến bang Uttar Pradesh của Ấn Độ, đã đưa ra nhận xét trên trong bài phát biểu tại Hạ viện Ấn Độ, ngày 22 tháng Hai năm 2011.
Trong bài phát biểu của mình, ông Singh Singh Yadav cũng đã nêu câu hỏi với Thủ tướng Ấn Độ Man Mohan Singh lý do tại sao Ấn Độ không có mối quan hệ tốt với Nepal và Sri Lanka – những nước vốn có các mối quan hệ gần gũi hơn với Ấn Độ trước đây.
Các nhà phân tích tin rằng muộn còn hơn không khi giới lãnh đạo Ấn Độ bắt đầu nhận ra rằng mối quan hệ của Ấn Độ với các nước láng giềng “không được thoải mái và thân thiện cho lắm” và cũng thừa nhận rằng chính họ đã làm suy giảm mối quan hệ của Ấn Độ với các nước láng giềng nhỏ hơn.
“Trung Quốc là kẻ thù số 1 của chúng ta. Đã đến lúc phải bảo vệ đất nước của chúng ta,” ông Mulayam phát biểu tiếp.
Hãy hồi tưởng lại thời gian đã qua từ lâu, cựu bộ trưởng quốc phòng Ấn Độ George Fernandez cũng đã đánh giá Trung Quốc là kẻ thù số một của Ấn Độ.
“Lực lượng vũ trang của Trung Quốc luôn sẵn sàng và có thể tiến hành xâm lược đất nước chúng ta bất cứ lúc nào. Đồng thờ, Nepal cũng có thể bị xâm chiếm,” ông Mulayam Singh Yadav bày tỏ quan ngại và kêu gọi thực hiện một “chính sách Himalaya” để ngăn cản cuộc xâm lược tiềm tàng của Trung Quốc.
“Trung Quốc và Pakistan có thể xâm lược Ấn Độ. Họ đang thực hiện chiến lược xâm chiếm Ấn Độ. Hạ viện phải biết rằng đất nước Ấn Độ sẽ được an toàn, khi Thủ tướng giải trình về những câu hỏi này,” báo trực tuyến Times of India dẫn lời nhà lãnh đạo có ảnh hưởng ở Ấn Độ cho biết.
Có thể do “ghen tị” với mức tăng trưởng kinh tế chưa từng thấy và tăng cường sức mạnh quân sự của Trung Quốc trong thời gian qua, giới lãnh đạo và các học giả Ấn Độ đã dự đoán rằng Trung Quốc có thể tiến hành một cuộc tấn công xâm lược vào Ấn Độ trong tương lai gần.
Đáng lưu ý rằng, trong khi trả lời báo giới nước ngoài gần đây, cựu bộ trưởng ngoại giao của Nepal, Tiến sĩ Bekh Bahadur Thapa, đã nhận xét rằng chính quyền New Delhi vừa bối rối lại vừa lo lắng về sự hiện diện ngày càng gia tăng của Trung Quốc ở Nepal.
Trong khi Pakistan là một thành viên tích cực của Hiệp hội Nam Á vì sự Hợp tác Khu vực (SAARC), thì Trung Quốc cũng tham gia SAARC với tư cách quan sát viên.
Ông Yadav, Thủ hiến bang Uttar Pradesh của Ấn Độ, đã đưa ra nhận xét trên trong bài phát biểu tại Hạ viện Ấn Độ, ngày 22 tháng Hai năm 2011.
Trong bài phát biểu của mình, ông Singh Singh Yadav cũng đã nêu câu hỏi với Thủ tướng Ấn Độ Man Mohan Singh lý do tại sao Ấn Độ không có mối quan hệ tốt với Nepal và Sri Lanka – những nước vốn có các mối quan hệ gần gũi hơn với Ấn Độ trước đây.
Các nhà phân tích tin rằng muộn còn hơn không khi giới lãnh đạo Ấn Độ bắt đầu nhận ra rằng mối quan hệ của Ấn Độ với các nước láng giềng “không được thoải mái và thân thiện cho lắm” và cũng thừa nhận rằng chính họ đã làm suy giảm mối quan hệ của Ấn Độ với các nước láng giềng nhỏ hơn.
“Trung Quốc là kẻ thù số 1 của chúng ta. Đã đến lúc phải bảo vệ đất nước của chúng ta,” ông Mulayam phát biểu tiếp.
Hãy hồi tưởng lại thời gian đã qua từ lâu, cựu bộ trưởng quốc phòng Ấn Độ George Fernandez cũng đã đánh giá Trung Quốc là kẻ thù số một của Ấn Độ.
“Lực lượng vũ trang của Trung Quốc luôn sẵn sàng và có thể tiến hành xâm lược đất nước chúng ta bất cứ lúc nào. Đồng thờ, Nepal cũng có thể bị xâm chiếm,” ông Mulayam Singh Yadav bày tỏ quan ngại và kêu gọi thực hiện một “chính sách Himalaya” để ngăn cản cuộc xâm lược tiềm tàng của Trung Quốc.
“Trung Quốc và Pakistan có thể xâm lược Ấn Độ. Họ đang thực hiện chiến lược xâm chiếm Ấn Độ. Hạ viện phải biết rằng đất nước Ấn Độ sẽ được an toàn, khi Thủ tướng giải trình về những câu hỏi này,” báo trực tuyến Times of India dẫn lời nhà lãnh đạo có ảnh hưởng ở Ấn Độ cho biết.
Có thể do “ghen tị” với mức tăng trưởng kinh tế chưa từng thấy và tăng cường sức mạnh quân sự của Trung Quốc trong thời gian qua, giới lãnh đạo và các học giả Ấn Độ đã dự đoán rằng Trung Quốc có thể tiến hành một cuộc tấn công xâm lược vào Ấn Độ trong tương lai gần.
Đáng lưu ý rằng, trong khi trả lời báo giới nước ngoài gần đây, cựu bộ trưởng ngoại giao của Nepal, Tiến sĩ Bekh Bahadur Thapa, đã nhận xét rằng chính quyền New Delhi vừa bối rối lại vừa lo lắng về sự hiện diện ngày càng gia tăng của Trung Quốc ở Nepal.
A.T (Theo telegraphnepal)
Nguồn tin: Telegraphnepal - Thenews