--Truyện Thạch Sanh dị bản với nhiều "chi tiết lạ"
(PetroTimes) - Trong khi những “chi tiết lạ” gây tranh cãi về hình ảnh Thánh Gióng trong sách giáo khoa lớp 5 còn chưa lắng xuống thì mới đây, nhiều phụ huynh lại tá hỏa với những hình ảnh mới lạ của Thạch Sanh trong Truyện cổ tích Việt Nam tập 1 của NXB Kim Đồng.
Bìa cuốn sách có chi tiết lạ về nhân vật Thạch Sanh
Những câu văn hết sức ngây ngô, thậm chí phản cảm xuất hiện trong cuốn sách khiến không ít phụ huynh ngỡ ngàng. Tại trang 39 của cuốn sách có đoạn: “Thạch Sanh con ơi! Mẹ phải chết đây con ạ! Con sống được là nhờ xóm nhờ làng, vậy khi con khôn lớn, con phải hết lòng vì làng vì xóm. - Nói rồi, bà cởi chiếc quần độc nhất của mình trao cho con: - Con cũng đã lớn rồi đấy, cởi truồng mãi thế người ta cười cho, hãy giữ lấy cái quần này của mẹ mà mặc. Rồi bà tắt thở.
Thạch Sanh không nỡ để mẹ chết trần, nên chỉ xé một mảnh ống quần để làm cái khố, còn mặc vào cho mẹ rồi nhờ xóm làng chôn cất tử tế”.
Đoạn truyện này được trích truyện cổ tích Thạch Sanh được in trong tập Truyện cổ tích Việt Nam tập 1. Cuốn sách của nhà xuất bản Kim Đồng tái bản 10/2014, do ông Trần Đình Nam chủ biên và nhóm tác giả sưu tầm, tuyển chọn.
-
Nhân dịp đoạn văn lạ xuất hiện trong SGK lớp 5, ttngbt đăng vài còm lạ mời các bạn giải trí:
Bình luận : Căn cứ vào ý kiến của Tiến sĩ Vũ Thế Khanh – Tổng giám đốc hội liên hiệp khoa họccông nghệ tin học ứng dụng – UIA cho rằng "nhà ngoại cảm tìm hài cốt liệt sĩ là hành động rất nhân văn" và ông có ý định tìm mộ "liệt sĩ Thánh Gióng"
Nhưng chưa kinh bằng việc Giáo sư Vũ Khiêu (hai lần Anh hùng lao động Việt Nam, vẫn còn sống, vừa tròn 100 tuổi) công bố "tìm được mộ bà Âu Cơ"
Tôi khẳng định chỗ Gióng tắm nay là đường Vũ Ngọc Phan, sát Nhà hàng Công Đoàn Quảng Bá, Tây Hồ, Hà Nội
Tôi gọi là Gióng, vì lúc đó Gióng chưa được phong Thánh
Dân phố Vũ Ngọc Phan kể lại:
Sau khi buộc ngựa sắt vào bụi duối, Gióng cởi giáp sắt, roi sắt, nón sắt và nhảy xuống Hồ Tây tắm, thỉnh thoảng vẫn đảo mắt tới tư trang của mình
Tắm xong, Gióng vào quán nhậu. Gọi là quán nhưng thời đó còn lụp xụp, nhưng có "chân dài" phục vụ đàng hoàng, ngày nay các vị vẫn thấy bóng dáng những quán này trên Quốc lộ 1A ở Ngã Ba Voi (Hà Tĩnh) và Đèo Ngang.
Rượu ngon lại người đẹp đút cơm, gắp thức ăn, Gióng không còn biết trời đất gì nữa
Ăn xong, sau tăng 3, Gióng tỉnh dậy thì chỉ còn quần đùi cộc, nhìn ra ngoài thì ngựa và tư trang không còn nữa
Thì ra mấy thằng trẻ trâu thấy Gióng say mèm, chúng nảy máu tham, dắt ngựa nón, roi, giáp sắt đến hàng đồng nát bán 8.000 đồng/cân
Gióng tá hoả hỏi chủ quán. Chủ quán ú ớ sợ hãi, xong cũng không làm gì hơn là đưa Gióng lên trụ sở Công an Phường. Công An Phường cũng chẳng giúp được gì hơn, lại kết luận Gióng có lỗi vì buộc ngựa vào đường dừng cấm đỗ trên phố "văn minh thủ đô" định phạt 3 triệu, song chiếu cố có "thành tích trong chiến đấu" nên tha (thật ra tay công an Phường cũng chẳng tử tế gì, thấy Gióng chẳng còn gì mà vặt ngoài xà lỏn trên người)
Ngày nay đoạn đường Vũ Ngọc Phan nổi danh Hà Nội vì là nơi tụ họp rất nhiều nhà thổ, xuất phát từ gốc xưa Thánh Gióng từng tắm và "thư giãn" ở đây
Rất may, ngựa sắt của Gióng có cài chip định vị GPS trống trộm. Gióng cười khà khà, bật IPhone 5S và dò được vị trí ngựa: cửa hàng thu mua sắt vụn gần đó
Chạy tới nơi, Gióng thấy ngựa đứng như trời trồng giữa nhà, một đám thợ bắt đầu nổi lửa dùng đèn hơi cắt chân ngựa sắt
Giáp sắt và roi sắt không còn nữa, vì xe tải vừa chở lên Công ty gang thép Thái Nguyên
Chủ hàng sắt vụn mếu máo:
- Đáng lẽ ngựa sắt cũng đi theo xe tải rồi, nhưng vướng chip chống trộm nên không thể nào đưa lên xe được, đang định dùng mỏ hàn hơi cắt ra… thì Ngài tới… Thế này thì tôi lỗ rồi… hu hu…
Đang uất ức, Gióng bạt tai chủ hàng đồng nát, quát:
- Tiêu thụ đồ gian mà còn già mồm, hả?
Nhìn thấy Gióng, ngựa sắt hí lên mấy tiếng. Gióng vuốt ve ngựa, nhưng ngựa vẫn đang ở trạng thái kích động
Nhảy lên lưng ngựa, Gióng muốn đuổi theo xe tải chở tư trang của mình, sau đó quay về nhà thăm mẹ
Gióng không biết rằng lũ ngựa rất sợ lửa, sơ ý cởi dây buộc, chỉ đợi có thế, con ngựa bất kham không theo lệnh Gióng nữa, nó nhún chân, nhảy một phát rất mạnh….
Gióng chỉ kịp tóm lấy dây cương nhìn xuống đât hãi hùng khi nhớ lại chuyện cháu bé năm tuổi ở Gò Vấp bị diều cuốn lên 20 mét rơi xuống đất tử vong.
Gióng tự nhủ: phải nắm chặt, đừng buông...
Tôi đề nghị ông Vũ Thế Khanh cho dừng công việc tìm kiếm mộ liệt sĩ Thánh Gióng, vì ông đâu có chết ở mặt đất
Sau này Gióng trở thành Phi hành gia (spaceman) đầu tiên của Việt Nam
Chuyện này thật 100%
Ngày 23-8-1980, tại Hội trường Viện Khoa học Việt Nam (nay là Viện hàn lâm khoa học Việt Nam) tổ chức họp báo "quốc tế" về chuyến bay cào không gian của Phạm Tuân
Ông Hoàng Tùng - Uỷ viên Trung ương Đảng - Phó chủ nhiệm chuyến bay hữu nghị Việt - Xô (Chủ tịch là ông Võ Nguyên Giáp, lúc đó đang ở Liên Xô) mở đầu buổi họp báo:
"Hôm nay, chúng ta tập hợp tại đây để nghe tin vui: Phạm Tuân, nhà du hành vũ trụ đầu tiên của Việt Nam, nhà du hành vũ trụ đầu tiên châu Á bay vào vũ trụ"
Mọi người vỗ tay râm ran
Hoàng Tùng tiếp:
"Xét trong quá khứ lịch sử Việt Nam, Phạm Tuân chỉ là người thứ ba bay vào vũ trụ"
Ông giải thích Thánh Gióng và Tiên Dung Chử Đồng Tử là phi hành gia trước Thánh Gióng
(Không thấy ông nói hai vị này hiện định cư tại đâu)
nhưng mọi người biết rõ chú Cuội đổ bộ thành công lên mặt trăng
Tôi được dự buổi họp báo đó và nghe tận tai bài phát biểu của Hoàng Tùng
-Thánh Gióng đánh giặc xong nhảy xuống Hồ Tây tắm?
Một bài học trong sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 5 chọn đoạn văn có nhắc đến Thánh Gióng để dạy về từ ngữ thay thế, trong đoạn văn có chi tiết liên quan đến nhân vật truyền thuyết này khiến phụ huynh, học sinh và giáo viên băn khoăn.
Thời gian gần đây, nhiều phụ huynh có con em đang theo học lớp 5 trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đang xôn xao và đưa ra nhiều ý kiến trái chiều về một bài học trong sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 5 và sách Hướng dẫn học Tiếng Việt lớp 5 tập 2A (sách thử nghiệm).
Duongvan Phamvan · Buồn là người viết báo và người dạy học vì thiếu kiến thức nên mới băn khoăn và không giải thích được cho học sinh cũng như bạn đọc.
Xuất xứ của chi tiết “Thánh Gióng tắm ở Hồ Tây” của Nguyễn Đình Thi
Đài Tiếng Nói Việt Nam
Đó là một đoạn trong tiểu luận Sức sống của dân Việt Nam trong ca dao và cổ tích do nhà thơ Nguyễn Đình Thi viết năm 1944, được đăng trong nhiều sách. Trong đó, tác giả khẳng định tình tiết đó do ông tưởng tượng. Mặc dù vậy, truyện Thánh Gióng (hay ...
Từ 'gà mờ' đến chuyện 'Thánh Gióng đánh giặc xong nhảy xuống ...
Thánh Gióng tắm ở Hồ Tây và chết trong rừng: Không phải do nhóm ...
Bộ GD-ĐT phản hồi việc “Thánh Gióng tắm ở Hồ Tây”
Tượng đài Thánh Gióng ... tan hoang
>> Khánh thành tượng đài Thánh Gióng
Khác hẳn với con đường nhựa đẹp đẽ từ chân núi lên đến khu vực đặt tượng đài, hai bên cầu thang bậc lên thăm quan công trình kỉ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội cây cối vàng úa, chết khô, không người chăm sóc. Rác thải vứt bừa bãi, thùng đựng rác tạm bợ, không đủ chứa rác thải do du khách bỏ lại.
Hai bên lối lên, đất cằn trơ trụi. Không chỉ cây cối chết khô, những bãi cát, vật liệu xây dựng để ngổn ngang quanh tượng đài. Tại khu vực đặt tượng, các phiến đá lát nền cũng bị vứt khắp nơi, thậm chí được dùng để làm nơi hóa vàng mã.
Hai hàng tre được trồng phía sau tượng tượng trưng cho cây tre xưa kia Thánh Gióng dùng để đánh giặc ngoại xâm cũng bị rụng hết lá, trơ trụi, khô gốc.
Rất nhiều người xem còn trèo lên tận chân tượng để mục sở thị và... sờ xem làm bằng gì và để... xin lộc Thánh. Một điều đáng buồn nữa là một bộ phận du khách "hồn nhiên" vẽ bậy lên các phiến đá chữ Nho đặt dưới chân tượng đài.
Dưới đây là một số hình ảnh tại tượng đài Thánh Gióng:
Đường lên Tượng đài cây cối héo úa, chết khô, rác thải xả bừa bãi.
Cây tre tượng trưng cho cây tre xưa Thánh Gióng dùng đánh giặc ngoại xâm cũng khô khốc.
Vật liệu xây dựng ngổn ngang.
Gạch lát nền được tận dụng làm nơi hóa vàng mã.
Phiến đá chữ nho dưới chân tượng đài bị vẽ, viết bẩn.
Biển Công trình kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội đã bị mờ.
(PetroTimes) - Trong khi những “chi tiết lạ” gây tranh cãi về hình ảnh Thánh Gióng trong sách giáo khoa lớp 5 còn chưa lắng xuống thì mới đây, nhiều phụ huynh lại tá hỏa với những hình ảnh mới lạ của Thạch Sanh trong Truyện cổ tích Việt Nam tập 1 của NXB Kim Đồng.
Bìa cuốn sách có chi tiết lạ về nhân vật Thạch Sanh
Những câu văn hết sức ngây ngô, thậm chí phản cảm xuất hiện trong cuốn sách khiến không ít phụ huynh ngỡ ngàng. Tại trang 39 của cuốn sách có đoạn: “Thạch Sanh con ơi! Mẹ phải chết đây con ạ! Con sống được là nhờ xóm nhờ làng, vậy khi con khôn lớn, con phải hết lòng vì làng vì xóm. - Nói rồi, bà cởi chiếc quần độc nhất của mình trao cho con: - Con cũng đã lớn rồi đấy, cởi truồng mãi thế người ta cười cho, hãy giữ lấy cái quần này của mẹ mà mặc. Rồi bà tắt thở.
Thạch Sanh không nỡ để mẹ chết trần, nên chỉ xé một mảnh ống quần để làm cái khố, còn mặc vào cho mẹ rồi nhờ xóm làng chôn cất tử tế”.
Đoạn truyện này được trích truyện cổ tích Thạch Sanh được in trong tập Truyện cổ tích Việt Nam tập 1. Cuốn sách của nhà xuất bản Kim Đồng tái bản 10/2014, do ông Trần Đình Nam chủ biên và nhóm tác giả sưu tầm, tuyển chọn.
Các bậc phụ huynh phản ứng dữ dội trước chi tiết trong truyện này
Không những vậy, trong truyện này còn gây sốc ở cách đặc tả chi tiết Thạch Sanh giết trăn tinh vô cùng man rợ. Cụ thể có chi tiết: “Thạch Sanh vung búa đánh nhau với trăn tinh suốt một ngày một đêm không phân thắng bại. Cuối cùng Trăn tinh bị đuối sức, Thạch Sanh giơ búa nhè giữa đầu Trăn tinh bổ xuống thật nhanh, nó bị vỡ đầu, óc phọt ra chết tươi”.
Việc sử dụng những tình tiết lạ trong câu truyện Thạch Sanh như trên ngay lập tức đã gây phản ứng gay gắt từ phía các bậc phụ huynh. Đông đảo ý kiến cho rằng phía nhà biên soạn cũng như đơn vị xuất bản đã quá cẩu thả, vụng về trong cách biên soạn sách để những chi tiết như vậy là không phù hợp với lứa tuổi thiếu nhi, gây tác động xấu đến tâm lý của trẻ nhỏ.
Được biết, hiện phía Cục Xuất bản, in và phát hành đã có văn bản yêu cầu NXB Kim Đồng thẩm định lại nội dung và chủ động đề xuất phương án xử lý đối với cuốn sách trên trước ngày 2/4.
Nhân dịp đoạn văn lạ xuất hiện trong SGK lớp 5, ttngbt đăng vài còm lạ mời các bạn giải trí:
Bình luận : Căn cứ vào ý kiến của Tiến sĩ Vũ Thế Khanh – Tổng giám đốc hội liên hiệp khoa họccông nghệ tin học ứng dụng – UIA cho rằng "nhà ngoại cảm tìm hài cốt liệt sĩ là hành động rất nhân văn" và ông có ý định tìm mộ "liệt sĩ Thánh Gióng"
Nhưng chưa kinh bằng việc Giáo sư Vũ Khiêu (hai lần Anh hùng lao động Việt Nam, vẫn còn sống, vừa tròn 100 tuổi) công bố "tìm được mộ bà Âu Cơ"
Tôi khẳng định chỗ Gióng tắm nay là đường Vũ Ngọc Phan, sát Nhà hàng Công Đoàn Quảng Bá, Tây Hồ, Hà Nội
Tôi gọi là Gióng, vì lúc đó Gióng chưa được phong Thánh
Dân phố Vũ Ngọc Phan kể lại:
Sau khi buộc ngựa sắt vào bụi duối, Gióng cởi giáp sắt, roi sắt, nón sắt và nhảy xuống Hồ Tây tắm, thỉnh thoảng vẫn đảo mắt tới tư trang của mình
Tắm xong, Gióng vào quán nhậu. Gọi là quán nhưng thời đó còn lụp xụp, nhưng có "chân dài" phục vụ đàng hoàng, ngày nay các vị vẫn thấy bóng dáng những quán này trên Quốc lộ 1A ở Ngã Ba Voi (Hà Tĩnh) và Đèo Ngang.
Rượu ngon lại người đẹp đút cơm, gắp thức ăn, Gióng không còn biết trời đất gì nữa
Ăn xong, sau tăng 3, Gióng tỉnh dậy thì chỉ còn quần đùi cộc, nhìn ra ngoài thì ngựa và tư trang không còn nữa
Thì ra mấy thằng trẻ trâu thấy Gióng say mèm, chúng nảy máu tham, dắt ngựa nón, roi, giáp sắt đến hàng đồng nát bán 8.000 đồng/cân
Gióng tá hoả hỏi chủ quán. Chủ quán ú ớ sợ hãi, xong cũng không làm gì hơn là đưa Gióng lên trụ sở Công an Phường. Công An Phường cũng chẳng giúp được gì hơn, lại kết luận Gióng có lỗi vì buộc ngựa vào đường dừng cấm đỗ trên phố "văn minh thủ đô" định phạt 3 triệu, song chiếu cố có "thành tích trong chiến đấu" nên tha (thật ra tay công an Phường cũng chẳng tử tế gì, thấy Gióng chẳng còn gì mà vặt ngoài xà lỏn trên người)
Ngày nay đoạn đường Vũ Ngọc Phan nổi danh Hà Nội vì là nơi tụ họp rất nhiều nhà thổ, xuất phát từ gốc xưa Thánh Gióng từng tắm và "thư giãn" ở đây
Rất may, ngựa sắt của Gióng có cài chip định vị GPS trống trộm. Gióng cười khà khà, bật IPhone 5S và dò được vị trí ngựa: cửa hàng thu mua sắt vụn gần đó
Chạy tới nơi, Gióng thấy ngựa đứng như trời trồng giữa nhà, một đám thợ bắt đầu nổi lửa dùng đèn hơi cắt chân ngựa sắt
Giáp sắt và roi sắt không còn nữa, vì xe tải vừa chở lên Công ty gang thép Thái Nguyên
Chủ hàng sắt vụn mếu máo:
- Đáng lẽ ngựa sắt cũng đi theo xe tải rồi, nhưng vướng chip chống trộm nên không thể nào đưa lên xe được, đang định dùng mỏ hàn hơi cắt ra… thì Ngài tới… Thế này thì tôi lỗ rồi… hu hu…
Đang uất ức, Gióng bạt tai chủ hàng đồng nát, quát:
- Tiêu thụ đồ gian mà còn già mồm, hả?
Nhìn thấy Gióng, ngựa sắt hí lên mấy tiếng. Gióng vuốt ve ngựa, nhưng ngựa vẫn đang ở trạng thái kích động
Nhảy lên lưng ngựa, Gióng muốn đuổi theo xe tải chở tư trang của mình, sau đó quay về nhà thăm mẹ
Gióng không biết rằng lũ ngựa rất sợ lửa, sơ ý cởi dây buộc, chỉ đợi có thế, con ngựa bất kham không theo lệnh Gióng nữa, nó nhún chân, nhảy một phát rất mạnh….
Gióng chỉ kịp tóm lấy dây cương nhìn xuống đât hãi hùng khi nhớ lại chuyện cháu bé năm tuổi ở Gò Vấp bị diều cuốn lên 20 mét rơi xuống đất tử vong.
Gióng tự nhủ: phải nắm chặt, đừng buông...
Tôi đề nghị ông Vũ Thế Khanh cho dừng công việc tìm kiếm mộ liệt sĩ Thánh Gióng, vì ông đâu có chết ở mặt đất
Sau này Gióng trở thành Phi hành gia (spaceman) đầu tiên của Việt Nam
Chuyện này thật 100%
Ngày 23-8-1980, tại Hội trường Viện Khoa học Việt Nam (nay là Viện hàn lâm khoa học Việt Nam) tổ chức họp báo "quốc tế" về chuyến bay cào không gian của Phạm Tuân
Ông Hoàng Tùng - Uỷ viên Trung ương Đảng - Phó chủ nhiệm chuyến bay hữu nghị Việt - Xô (Chủ tịch là ông Võ Nguyên Giáp, lúc đó đang ở Liên Xô) mở đầu buổi họp báo:
"Hôm nay, chúng ta tập hợp tại đây để nghe tin vui: Phạm Tuân, nhà du hành vũ trụ đầu tiên của Việt Nam, nhà du hành vũ trụ đầu tiên châu Á bay vào vũ trụ"
Mọi người vỗ tay râm ran
Hoàng Tùng tiếp:
"Xét trong quá khứ lịch sử Việt Nam, Phạm Tuân chỉ là người thứ ba bay vào vũ trụ"
Ông giải thích Thánh Gióng và Tiên Dung Chử Đồng Tử là phi hành gia trước Thánh Gióng
(Không thấy ông nói hai vị này hiện định cư tại đâu)
nhưng mọi người biết rõ chú Cuội đổ bộ thành công lên mặt trăng
Tôi được dự buổi họp báo đó và nghe tận tai bài phát biểu của Hoàng Tùng
-Thánh Gióng đánh giặc xong nhảy xuống Hồ Tây tắm?
Một bài học trong sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 5 chọn đoạn văn có nhắc đến Thánh Gióng để dạy về từ ngữ thay thế, trong đoạn văn có chi tiết liên quan đến nhân vật truyền thuyết này khiến phụ huynh, học sinh và giáo viên băn khoăn.
Thời gian gần đây, nhiều phụ huynh có con em đang theo học lớp 5 trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đang xôn xao và đưa ra nhiều ý kiến trái chiều về một bài học trong sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 5 và sách Hướng dẫn học Tiếng Việt lớp 5 tập 2A (sách thử nghiệm).
Hai cuốn sách Hướng dẫn học Tiếng Việt và Tiếng Việt lớp 5 có đoạn văn “lạ” về sự tích Thánh Gióng.
Cụ thể trong cuốn sách Hướng dẫn học Tiếng Việt lớp 5 tập 2A, tại bài 26C “Liên kết câu bằng từ ngữ thay thế” ở phần 1 đưa ra 2 câu hỏi (a và b) là: Những từ in đậm trong đoạn văn dưới đây dùng để chỉ nhân vật nào? và việc dùng nhiều từ ngữ thay thế cho nhau như vậy có tác dụng gì?.
Nghe chuyện Phù Đổng Thiên Vương, tôi thường tưởng tượng đến một trang nam nhi, sức vóc khác người, nhưng tâm hồn còn thô sơ và giản dị như tâm hồn tất cả mọi người thời xưa. Tráng sĩ ấy gặp lúc Quốc gia lâm nguy đã xông pha ra trận, đem sức khỏe mà đánh tan giặc, nhưng bị thương nặng. Tuy thế người trai làng Phù Đổng vẫn còn ăn một bữa cơm rồi nhảy xuống Hồ Tây tắm, xong mới ôm vết thương lên ngựa đi tìm một rừng cây âm u nào, giấu kín nỗi đau của mình mà chết.
Đây là sách dạy thử nghiệm.
Ngoài hai câu hỏi này, còn có hình ảnh về một nhân vật đang cưỡi ngựa, hai tay cầm chắc một khóm tre đánh giặc.
Qua tìm hiểu, đoạn văn trên là nói đến Thánh Gióng - một nhân vật trong cổ tích của dân gian Việt Nam. Theo sự tích kể lại, Thánh Gióng sinh ra ở xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm, Hà Nội vào thời Hùng Vương thứ 6. Ông là “người trời” đã đầu thai xuống trần thế để giúp nhân dân ta đánh giặc Ân sang xâm lược. Sau khi đánh tan giặc Ân, ông đuổi giặc đến chân núi Sóc (Sóc Sơn), rồi lên đỉnh núi cưỡi ngựa bay về trời. Vua nhớ công ơn ông, phong là Phù Ðổng Thiên Vương và lập đền thờ ngay tại quê nhà.
Sau khi đọc đoạn văn trong sách Hướng Dẫn học Tiếng Việt lớp 5, phụ huynh B.V.T ở huyện Hậu Lộc (Thanh Hóa) phân vân: “Theo truyền thuyết và nhiều tài liệu về chuyện cổ tích Thánh Gióng tôi được biết thì không hề thấy có đề cập đến việc Thánh Gióng đánh giặc xong ăn bữa cơm, nhảy xuống Hồ Tây tắm, ôm vết thương đó vào rừng giấu kín nỗi đau mà chết. Không hiểu sao trong sách lại ghi như vậy”.
Đoạn văn viết về Thánh Gióng khác với chuyện cổ tích khiến nhiều phụ huynh băn khoăn, đưa ra ý kiến trái chiều trong cuốn sách Hướng dẫn học Tiếng Việt lớp 5.
Không chỉ mình anh T và nhiều phụ huynh khác có con em đang theo học lớp 5 ở Thanh Hóa cũng tỏ ra bất ngờ về đoạn văn này.
Trao đổi với Dân trí, bà Tạ Thị Ánh - Hiệu trưởng trường Tiểu học Quang Lộc, huyện Hậu Lộc, Thanh Hóa cũng khá bất ngờ về đoạn văn trên. Bà Ánh cho hay, cuốn sách Hướng dẫn học Tiếng Việt lớp 5 nhà trường được Bộ GD-ĐT đưa về để giảng dạy theo chương trình VNEN (Dạy học theo mô hình mới Việt Nam). Về việc Thánh Gióng đánh giặc xong, ăn cơm, nhảy xuống Hồ Tây tắm.. Bà Ánh cũng chỉ biết về việc Thánh Gióng đánh giặc xong bay về trời chứ chưa nghe có chuyện như đoạn văn trên.
Cô giáo Triệu Thị Ngư, giáo viên Trường Tiểu học Quang Lộc cho hay: “Chúng tôi dạy theo sách của Bộ GD-ĐT nên chỉ đi sâu vào dạy học sinh về mặt nội dung. Còn về sự khác nhau, chúng tôi thấy đoạn văn trong sách Hướng dẫn học Tiếng Việt lớp 5 cũng giống với nội dung hiện hành (sách Tiếng Việt Lớp 5 - PV), không có sự thay đổi nên cũng không có ý kiến gì”.
Ông Hoàng Việt Cường - Phụ trách chuyên môn bậc Tiểu học Phòng GD-ĐT huyện Hậu Lộc (Thanh Hóa) chia sẻ: “Tôi chưa tin vào đoạn văn này, có sự khác xưa rất nhiều. Thông tin về bài văn của học sinh còn chấp nhận được chứ đoạn văn trong sách thì khó tin lắm. Trong nhiều văn bản trước có khác nhưng đối với đoạn văn này khác xưa rất nhiều”.
Sách Tiếng Việt lớp 5 cũng có đoạn văn tương tự.
Ông Nguyễn Văn Sĩ - Trưởng phòng GD-ĐT huyện Hậu Lộc cho biết, chương trình VNEN do Bộ GD-ĐT triển khai ở huyện Hậu Lộc có 5 trường tham gia là: Trường Tiểu học Quang Lộc, Tiểu học Mỹ Lộc, Tiểu học Phú Lộc và Tiểu học Hưng Lộc 1. Chương trình được thực hiện trong những năm qua, đến năm học này mới triển khai đến lớp 5.
“Đến giờ tôi mới nhận được thông tin này, chưa thấy các trường có báo cáo lên. Đúng sai thế nào chúng tôi cũng chưa dám khẳng định. Chúng tôi sẽ cho kiểm tra lại tại các trường, nếu có sự sai lệch sẽ làm báo cáo lên cấp trên”, ông Sĩ nói.
Dân trí sẽ tiếp tục thông tin về sự việc trên.
Duongvan Phamvan · Buồn là người viết báo và người dạy học vì thiếu kiến thức nên mới băn khoăn và không giải thích được cho học sinh cũng như bạn đọc.
Đây là một trích đoạn bài báo " Sức sống của dân Việt Nam trong ca dao và cổ tích" của Nguyễn Đình Thi viết cuối năm 1944 đăng trên tạp chí Tri Ân. Nguyễn Đình Thi cũng đã viết rõ đây là tưởng tượng của ông khi nghe chuyện Thánh Gióng.
"Lịch sử thường sẵn những trang đau thương, mà hiếm những trang vui vẻ: bậc anh hùng hay gặp bước gian nguy, kẻ trung nghĩa thường lâm cảnh khốn đốn. Những khi ấy, trí tưởng tượng dân chúng tìm cách chữa lại sự thật để khỏi phải công nhận những tình thế đáng ưu uất.
Ta thử lấy truyện Hai bà Trưng mà xét. Tuy trong lịch sử có chép rõ ràng Hai bà phải tự vẫn sau khi đã thất trận, nhưng ngay ở làng Đồng Nhân nơi thờ Hai bà vẫn chép rằng Hai bà đều hoá đi, chứ không phải tử trận. Đối với các nữ tướng của Hai Bà cũng vậy, ta chỉ thấy các vị anh hùng đó hoá lên trời.
Nghe truyện Phù Đổng Thiên Vương, tôi thường tưởng tượng đến một trang nam nhi, sức vóc khác người, với tâm hồn chất phác và giản dị, như tâm hồn người thủa xưa. Tráng sĩ ấy gặp lúc nước nhà lâm nguy đã xông pha ra trận, đem sức khỏe mà đánh tan giặc, nhưng bị thương nặng. Tuy thế người trai làng Phù Đổng vẫn còn ăn một bữa cơm (chỗ ấy nay lập đền thờ làng Xuân Tảo) rồi nhảy xuống Hồ Tây tắm, xong mới ôm vết thương lên ngựa đi tìm một rừng cây âm u nào, ngồi dựa gốc cây to, giấu kín nỗi đau đớn của mình mà chết."
"Lịch sử thường sẵn những trang đau thương, mà hiếm những trang vui vẻ: bậc anh hùng hay gặp bước gian nguy, kẻ trung nghĩa thường lâm cảnh khốn đốn. Những khi ấy, trí tưởng tượng dân chúng tìm cách chữa lại sự thật để khỏi phải công nhận những tình thế đáng ưu uất.
Ta thử lấy truyện Hai bà Trưng mà xét. Tuy trong lịch sử có chép rõ ràng Hai bà phải tự vẫn sau khi đã thất trận, nhưng ngay ở làng Đồng Nhân nơi thờ Hai bà vẫn chép rằng Hai bà đều hoá đi, chứ không phải tử trận. Đối với các nữ tướng của Hai Bà cũng vậy, ta chỉ thấy các vị anh hùng đó hoá lên trời.
Nghe truyện Phù Đổng Thiên Vương, tôi thường tưởng tượng đến một trang nam nhi, sức vóc khác người, với tâm hồn chất phác và giản dị, như tâm hồn người thủa xưa. Tráng sĩ ấy gặp lúc nước nhà lâm nguy đã xông pha ra trận, đem sức khỏe mà đánh tan giặc, nhưng bị thương nặng. Tuy thế người trai làng Phù Đổng vẫn còn ăn một bữa cơm (chỗ ấy nay lập đền thờ làng Xuân Tảo) rồi nhảy xuống Hồ Tây tắm, xong mới ôm vết thương lên ngựa đi tìm một rừng cây âm u nào, ngồi dựa gốc cây to, giấu kín nỗi đau đớn của mình mà chết."
Xuất xứ của chi tiết “Thánh Gióng tắm ở Hồ Tây” của Nguyễn Đình Thi
Đài Tiếng Nói Việt Nam
Đó là một đoạn trong tiểu luận Sức sống của dân Việt Nam trong ca dao và cổ tích do nhà thơ Nguyễn Đình Thi viết năm 1944, được đăng trong nhiều sách. Trong đó, tác giả khẳng định tình tiết đó do ông tưởng tượng. Mặc dù vậy, truyện Thánh Gióng (hay ...
Từ 'gà mờ' đến chuyện 'Thánh Gióng đánh giặc xong nhảy xuống ...
Thánh Gióng tắm ở Hồ Tây và chết trong rừng: Không phải do nhóm ...
Bộ GD-ĐT phản hồi việc “Thánh Gióng tắm ở Hồ Tây”
Tượng đài Thánh Gióng ... tan hoang
Mới khánh thành, xong tượng đài Thánh Gióng đặt trên đỉnh Đá Chồng ở Sóc Sơn, Hà Nội, khiến nhiều du khách chạnh lòng trước cảnh ngổn ngang vật liệu xây dựng, đất đai, cây cối khô cằn và những hành vi thiếu văn hóa.
>> Khai hội Đền Gióng>> Khánh thành tượng đài Thánh Gióng
Khác hẳn với con đường nhựa đẹp đẽ từ chân núi lên đến khu vực đặt tượng đài, hai bên cầu thang bậc lên thăm quan công trình kỉ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội cây cối vàng úa, chết khô, không người chăm sóc. Rác thải vứt bừa bãi, thùng đựng rác tạm bợ, không đủ chứa rác thải do du khách bỏ lại.
Hai bên lối lên, đất cằn trơ trụi. Không chỉ cây cối chết khô, những bãi cát, vật liệu xây dựng để ngổn ngang quanh tượng đài. Tại khu vực đặt tượng, các phiến đá lát nền cũng bị vứt khắp nơi, thậm chí được dùng để làm nơi hóa vàng mã.
Hai hàng tre được trồng phía sau tượng tượng trưng cho cây tre xưa kia Thánh Gióng dùng để đánh giặc ngoại xâm cũng bị rụng hết lá, trơ trụi, khô gốc.
Rất nhiều người xem còn trèo lên tận chân tượng để mục sở thị và... sờ xem làm bằng gì và để... xin lộc Thánh. Một điều đáng buồn nữa là một bộ phận du khách "hồn nhiên" vẽ bậy lên các phiến đá chữ Nho đặt dưới chân tượng đài.
Dưới đây là một số hình ảnh tại tượng đài Thánh Gióng:
Đường lên Tượng đài cây cối héo úa, chết khô, rác thải xả bừa bãi.
Cây tre tượng trưng cho cây tre xưa Thánh Gióng dùng đánh giặc ngoại xâm cũng khô khốc.
Vật liệu xây dựng ngổn ngang.
Gạch lát nền được tận dụng làm nơi hóa vàng mã.
Phiến đá chữ nho dưới chân tượng đài bị vẽ, viết bẩn.
Biển Công trình kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội đã bị mờ.