Trung Quốc bắt đầu lên tiếng tranh dành quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam từ năm 1909. Trong thời kỳ bảo hộ, nước Pháp, đại diện đế quốc An Nam, đề nghị hai lần với Trung Quốc một trọng tài phân giải, vào năm 1932 và năm 1947, nhưng cả hai lần Trung Quốc đều không đáp ứng. Thái độ của Trung Quốc có thể biết trước, vì không ai dại dột đặt cược lớn khi biết mình không có hy vọng nào để thắng. Ở các thời điểm đó Trung Quốc không hề có cơ sở pháp lý hay bằng chứng lịch sử nào để có thể chứng minh chủ quyền của họ tại quần đảo Hoàng Sa. Do đó họ chủ trương sử dụng mưu kế hay chờ đợi thời cơ, dùng vũ lực để giải quyết vấn đề. Kể từ đó, nhiều thế hệ lãnh đạo, hay chế độ chính trị, tiếp nối nhau, mục tiêu chiến lược của Trung Quốc không thay đổi.
Năm 1956 Trung Quốc lợi dụng cơ hội sự lúng túng của Pháp tại Đông Dương đổ quân chiếm nhóm đảo An Vĩnh. Năm 1974, lợi dụng cơ hội Hoa Kỳ rút khỏi miền Nam Việt Nam, TQ dùng vũ lực chiếm nốt nhóm đảo còn lại là nhóm Nguyệt Thiềm, qua một trận hải chiến bất cân xứng giữa hải quân nước này với hải quân của Việt Nam Cộng Hòa. Nhưng điều đáng ngại là mục tiêu chiến lược của Trung Quốc bao gồm luôn quần đảo Trường Sa và một vùng biển chiếm khoảng 80% diện tích biển Đông (1). Tham vọng bành trướng của TQ sẽ không ngừng ở Hoàng Sa. Họ có thể sử dụng vũ lực bất kỳ khi nào có thời cơ thuận tiện để chiếm quần đảo Trường Sa và vùng biển tại đây.
Điều làm người ta bất mãn là thái độ hiện nay của nhà cầm quyền CSVN. Họ luôn tuyên bố rằng Việt Nam có chủ quyền không thể chối cãi ở hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Nhưng họ luôn thụ động trước vố số hành vi dã man của hải quân Trung Quốc đối với ngư dân Việt Nam như bắn giết, bắt cóc đòi tiền chuộc, tịch thâu thuyền bè và dụng cụ… khi những người dân này buông lưới tại những vùng biển truyền thống của Việt Nam, chung quanh quần đảo Hoàng Sa hay Trường Sa, thậm chí ngay trong vịnh Bắc Việt, trong vùng biển thuộc chủ quyền của VN ; hoặc các thái độ ngang ngược của Trung Quốc khi cho đặt các dàn khoan dầu khí, nhiều nơi ngay trên thềm lục địa của Việt Nam, cách bờ chưa tới 250km, trong khi cách đảo Hải Nam đến hàng ngàn km. Hành động phản đối gọi là « kịch liệt » lắm của Hà Nội vẫn chỉ giới hạn ở các tuyên bố suông. Trong khi đó, một mặt, các chiến hạm của TQ, ngụy trang dưới lớp vỏ các tàu Ngư Chính, vẫn thường xuyên đi tuần tiễu ở biển Đông, trong vùng thuộc Hoàng Sa và Trường Sa, để khủng bố ngư dân VN và mặt khác, hàng năm, Bắc Kinh còn hạ lệnh cấm biển trên biển Đông, trong một vùng rộng lớn, trong nhiều tháng (từ tháng 5 đến tháng 8 hàng năm), với lý do bảo vệ nguồn thủy sản. Đôi lúc họ còn ra lệnh cấm biển vì lý do quân sự : hải quân TQ diễn tập, cấm thuyền bè qua lại. Hậu quả các việc này làm cho đời sống của ngư dân VN đảo lộn, hầu hết lâm vào cảnh khó khăn nghèo đói, một số phải bỏ nghề. Nhưng tệ hại hơn cả là nếu việc này tiến diễn thêm vài năm nữa mà phía VN vẫn chỉ tuyên bố hay phản đối suông mà không có hành động cụ thể để ngặn chặn, chủ quyền của Trung Quốc tại các vùng biển này sẽ được khẳng định (2). Như thế thời gian cũng là một yếu tố rất bất lợi cho Việt Nam.
Trước nguy cơ lớn lao, đe dọa sự tồn vong và tương lai vinh nhục của cả dân tộc, nhà cầm quyền VN đến nay vẫn không có một biện pháp nào xem ra có thể thích nghi để giải quyết tranh chấp Hoàng Sa. Trong khi đó quyền lợi của Việt Nam tại quần đảo Trường Sa lại bị đe dọa trầm trọng do ý nghĩa hạn hẹp của kế hoạch « quốc tế tranh chấp hóa biển Đông » (3). Lý ra, vấn đề tranh chấp biển Đông phải được giải quyết dưới ánh sáng của Tuyên Ngôn Thiên niên kỷ của Liên Hiệp Quốc, qua buổi họp Đại hội Đồng lần thứ 54, ngày 6-8 tháng 9 năm 2000 (4). Theo đó an ninh trên biển Đông không những sẽ được thiết lập mà quyền lợi chính đáng của Việt Nam sẽ được bảo tồn. Người viết sẽ trở lại vấn đề này qua một bài báo sắp tới (5).
Câu hỏi chính đáng đặt ra : Tại sao Việt Nam không đề nghị một trọng tài quốc tế để phân xử tranh chấp, ít ra tại Hoàng Sa, trong khi nước Pháp đã hai lần đề nghị trong quá khứ ?
Trong các năm vừa qua VN đã đảm nhận những vai trò quan trọng trên quốc tế, như là thành viên luân phiên của Hội đồng bảo an Liên Hiệp Quốc, hay làm chủ tịch ASEAN. Thời cơ do đó không phải là thiếu. Tại sao VN không đưa các vụ tranh chấp ra tòa án quốc tế hay trước diễn đàn Liên Hiệp Quốc ? Các hành động này có thể ít có hiệu quả trên thực tế, vì thái độ ngang ngược, bá quyền của Trung Quốc, nhưng ít nhứt nó sẽ xoa dịu những bất bình đến từ công chúng trong nước, và trong chừng mực, khẳng định tính chính đáng về lãnh đạo của đảng CSVN.
Dưới thời thuộc địa, nước Pháp ràng buộc với đế quốc An Nam qua hiệp ước bảo hộ, họ có nhiệm vụ « bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ của đế quốc An Nam trước kẻ thù gây hấn bên ngoài ». Người ta có thể phê bình nước Pháp về nhiều mặt, nhưng về vấn đề Hoàng Sa và Trường Sa thì các hành động của Pháp có thể gọi là tạm đủ.
Nhưng hành động của đảng CSVN, từ khi « cướp chính quyền từ tay Pháp, Nhật », lập được nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa từ năm 1949, cho đến năm 1975 « đánh cho Mỹ cút, Ngụy nhào », gồm thu đất nước về một mối « Cộng hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam », thì chưa bao giờ củng cố hay khẳng định chủ quyền của Việt Nam tại Hoàng Sa và Trường Sa. Một « nhà nước », cho dầu dưới bất kỳ màu sắc chính trị nào, các bổn phận tối thuợng phải làm tròn là : bảo toàn lãnh thổ, bảo vệ an ninh và quyền lợi của mọi người dân. Không thể chối cãi, đảng CSVN, lãnh đạo nhà nước CHXHCNVN, đã không làm tròn bất kỳ một nhiệm vụ nào. Họ đã làm mất đất trên vùng biên giới và gây thiệt hại lớn lao trong vịnh Bắc Việt qua các hiệp ước đã ký kết với TQ năm 1999 và năm 2000. Họ không bảo vệ được an ninh cho ngư dân VN khi những người này đánh cá tại các vùng biển truyền thống của VN, tức các vùng biển mà từ nhiều đời trước, tổ tiên người Việt đã đánh bắt cá tại đó. Họ cũng không bảo vệ được chủ quyền của VN tại quần đảo Trường Sa. Việc « quốc tế hóa tranh chấp biển Đông » nếu diễn ra theo chiều hướng đã thấy hiện nay (6), là giới hạn (vĩnh viễn) chủ quyền cũng như quyền lợi của Việt Nam tại các đảo Trường Sa và vùng biển chung quanh.
Tại sao đảng CSVN đã không làm tròn được bổn phận của người lãnh đạo ? Dĩ nhiên, nếu một người, hay một đảng chính trị, không làm tròn bổn phận lãnh đạo thì người đó (hay đảng đó) mất đi tính chính thống để lãnh đạo. Tức họ không còn tư cách để lãnh đạo. Nhưng đó không phải là chủ đề nói đến trong bài này. Ở đây tác giả chỉ bàn luận về lý do nào đã đưa đến sự việc này, tức vấn đề mất đất mất biển và nguy cơ mất Trường Sa và vùng biển chung quanh.
(Còn tiếp)
1/ Thực ra tham vọng chiến lược của TQ thể hiện qua qua một tấm bản đồ khá đặc biệt, giới hạn bởi 11 gạch đứt khúc hình chữ U, công bố trong thập niên 70, bao gồm quần đảo Trường Sa của Việt Nam và quần đảo Natuna của Nam Dương, tức hơn 80% diện tích biển Đông. Tấm bản đồ này công bố trong thời gian khủng hoảng dầu hỏa của thập niên 70, giá dầu tăng vọt đột ngột nhiều lần, trong lúc công ty dầu khí Pertamina của Nam Dương khám phá được các mỏ dầu khí quan trọng tại vùng biển chung quanh quần đảo Natuna. Tấm bản đồ 9 gạch hình chữ U mà người ta thấy hiện nay là tấm bản đồ đã được thay đổi, hình chữ U không còn bao gồm các đảo Natuna. Việc này có thể do kết quả của các phản ứng kịch liệt của Nam Dương qua các cuộc thao diễn hải quân (hay qua các thỏa thuận mật mà chúng ta chưa được biết ? Chỉ nghe sau này nhiều lần phía TQ nói rằng phía Nam Dương công nhận chủ quyền của TQ tại quần đảo TS). Tấm bản đồ này có thể tham khảo ở đây : http://nghiencuubiendong.vn/gallery-bn-hinh-nh?func=detail&id=71 .
2/ Bởi vì, một cách để chứng minh chủ quyền của quốc gia ở một vùng lãnh thổ hay biển đảo nào đó là áp đặt được quyền tài phán của quốc gia ở các vùng đó. Nếu lệnh cấm biển của TQ được ngư dân VN « thi hành », cho dầu qua hình thức cưỡng bức, điều này cũng hàm ý VN chấp nhận quyền tài phán của Trung Quốc ở các vùng biển bị cấm. Nếu vậy phía VN mặc nhiên chấp nhận các vùng biển đó chủ quyền thuộc về Trung Quốc.
3/ Ý nghĩa của việc « quốc tế hóa » một tranh chấp về lãnh thổ thường được hiểu như là hành vi « giới hạn chủ quyền lãnh thổ của một quốc gia vì lợi ích của một số nước hay các tổ chức quốc tế ». « Lợi ích » này có thể là sự hòa bình, các quyền đã được qui định bởi luật pháp quốc tế v.v... Nhân danh « bảo vệ lợi ích » các nước có thể can thiệp vào nội bộ một nước khác, như trường hợp can thiệp của quốc tế tại Afghanistan (do khủng bố Al-Qaida đe dọa an ninh thế giới), xung đột Palestine-Do Thái (đe dọa hòa bình khu vực), hay tranh chấp Yougoslavie (Nam Tư cũ – đe dọa hòa bình) v.v… « Quốc tế » ở đây có thể là Liên Hiệp Quốc. Việc « giới hạn chủ quyền lãnh thổ » ở đây có thể hiểu là quyền tài phán của quốc gia ở vùng lãnh thổ liên hệ có thể bị kiểm soát (giới hạn), hay bị thay thể bằng quyền tài phán do quốc tế công pháp qui định. Nhưng ý nghĩa của việc « quốc tế hóa biển Đông » không chỉ ở việc « giới hạn chủ quyền lãnh thổ » của Việt Nam tại Trường Sa, mà việc này chỉ có hiệu lực tạm thời (đến khi giải quyết xong tranh chấp). Ý nghĩa của « Quốc tế hóa tranh chấp biển Đông », theo các ý kiến của một số « học giả » và quan chức VN hiện nay, việc « giới hạn chủ quyền » không phải có hiệu lực tạm thời mà Việt Nam sẽ bị mất vĩnh viễn chủ quyền (và các quyền lợi chính đáng) tại vùng biển này.
4/ Nguyên văn phần liên hệ đến việc giải quyết các tranh chấp liên quốc gia theo phần I của bản tuyên ngôn (phần về các Giá trị và các Nguyên tắc) : « Nous sommes résolus à instaurer une paix juste et durable dans le monde entier conformément aux buts et aux principes inscrits dans la Charte. Nous réaffirmons notre volonté de tout faire pour assurer l'égalité souveraine de tous les Etats; le respect de leur intégrité territoriale et de leur indépendance politique; le règlement des différends par des voies pacifiques et conformément aux principes de la justice et du droit international; le droit à l'autodétermination des peuples qui sont encore sous domination coloniale ou sous occupation étrangère; la non-ingérence dans les affaires intérieures des Etats; le respect des droits de l'homme et des libertés fondamentales; le respect de l'égalité des droits de tous, sans distinction de race, de sexe, de langue ou de religion; et une coopération internationale en vue du règlement des problèmes internationaux à caractère économique, social, culturel ou humanitaire. »
5/ Mọi người có thể tìm đọc cuốn « Địa lý chiến lược biển Đông – tranh chấp Việt-Trung và các nguy cơ tiềm tàng » của tác giả sẽ xuất bản vào mùa hè 2011.
6/ Theo nội dung các bài tham luận của các học giả VN trình bày tại các buổi Hội thảo quốc tế về biển Đông tháng 11 năm 2009 và tháng 11-2010.
Năm 1956 Trung Quốc lợi dụng cơ hội sự lúng túng của Pháp tại Đông Dương đổ quân chiếm nhóm đảo An Vĩnh. Năm 1974, lợi dụng cơ hội Hoa Kỳ rút khỏi miền Nam Việt Nam, TQ dùng vũ lực chiếm nốt nhóm đảo còn lại là nhóm Nguyệt Thiềm, qua một trận hải chiến bất cân xứng giữa hải quân nước này với hải quân của Việt Nam Cộng Hòa. Nhưng điều đáng ngại là mục tiêu chiến lược của Trung Quốc bao gồm luôn quần đảo Trường Sa và một vùng biển chiếm khoảng 80% diện tích biển Đông (1). Tham vọng bành trướng của TQ sẽ không ngừng ở Hoàng Sa. Họ có thể sử dụng vũ lực bất kỳ khi nào có thời cơ thuận tiện để chiếm quần đảo Trường Sa và vùng biển tại đây.
Điều làm người ta bất mãn là thái độ hiện nay của nhà cầm quyền CSVN. Họ luôn tuyên bố rằng Việt Nam có chủ quyền không thể chối cãi ở hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Nhưng họ luôn thụ động trước vố số hành vi dã man của hải quân Trung Quốc đối với ngư dân Việt Nam như bắn giết, bắt cóc đòi tiền chuộc, tịch thâu thuyền bè và dụng cụ… khi những người dân này buông lưới tại những vùng biển truyền thống của Việt Nam, chung quanh quần đảo Hoàng Sa hay Trường Sa, thậm chí ngay trong vịnh Bắc Việt, trong vùng biển thuộc chủ quyền của VN ; hoặc các thái độ ngang ngược của Trung Quốc khi cho đặt các dàn khoan dầu khí, nhiều nơi ngay trên thềm lục địa của Việt Nam, cách bờ chưa tới 250km, trong khi cách đảo Hải Nam đến hàng ngàn km. Hành động phản đối gọi là « kịch liệt » lắm của Hà Nội vẫn chỉ giới hạn ở các tuyên bố suông. Trong khi đó, một mặt, các chiến hạm của TQ, ngụy trang dưới lớp vỏ các tàu Ngư Chính, vẫn thường xuyên đi tuần tiễu ở biển Đông, trong vùng thuộc Hoàng Sa và Trường Sa, để khủng bố ngư dân VN và mặt khác, hàng năm, Bắc Kinh còn hạ lệnh cấm biển trên biển Đông, trong một vùng rộng lớn, trong nhiều tháng (từ tháng 5 đến tháng 8 hàng năm), với lý do bảo vệ nguồn thủy sản. Đôi lúc họ còn ra lệnh cấm biển vì lý do quân sự : hải quân TQ diễn tập, cấm thuyền bè qua lại. Hậu quả các việc này làm cho đời sống của ngư dân VN đảo lộn, hầu hết lâm vào cảnh khó khăn nghèo đói, một số phải bỏ nghề. Nhưng tệ hại hơn cả là nếu việc này tiến diễn thêm vài năm nữa mà phía VN vẫn chỉ tuyên bố hay phản đối suông mà không có hành động cụ thể để ngặn chặn, chủ quyền của Trung Quốc tại các vùng biển này sẽ được khẳng định (2). Như thế thời gian cũng là một yếu tố rất bất lợi cho Việt Nam.
Trước nguy cơ lớn lao, đe dọa sự tồn vong và tương lai vinh nhục của cả dân tộc, nhà cầm quyền VN đến nay vẫn không có một biện pháp nào xem ra có thể thích nghi để giải quyết tranh chấp Hoàng Sa. Trong khi đó quyền lợi của Việt Nam tại quần đảo Trường Sa lại bị đe dọa trầm trọng do ý nghĩa hạn hẹp của kế hoạch « quốc tế tranh chấp hóa biển Đông » (3). Lý ra, vấn đề tranh chấp biển Đông phải được giải quyết dưới ánh sáng của Tuyên Ngôn Thiên niên kỷ của Liên Hiệp Quốc, qua buổi họp Đại hội Đồng lần thứ 54, ngày 6-8 tháng 9 năm 2000 (4). Theo đó an ninh trên biển Đông không những sẽ được thiết lập mà quyền lợi chính đáng của Việt Nam sẽ được bảo tồn. Người viết sẽ trở lại vấn đề này qua một bài báo sắp tới (5).
Câu hỏi chính đáng đặt ra : Tại sao Việt Nam không đề nghị một trọng tài quốc tế để phân xử tranh chấp, ít ra tại Hoàng Sa, trong khi nước Pháp đã hai lần đề nghị trong quá khứ ?
Trong các năm vừa qua VN đã đảm nhận những vai trò quan trọng trên quốc tế, như là thành viên luân phiên của Hội đồng bảo an Liên Hiệp Quốc, hay làm chủ tịch ASEAN. Thời cơ do đó không phải là thiếu. Tại sao VN không đưa các vụ tranh chấp ra tòa án quốc tế hay trước diễn đàn Liên Hiệp Quốc ? Các hành động này có thể ít có hiệu quả trên thực tế, vì thái độ ngang ngược, bá quyền của Trung Quốc, nhưng ít nhứt nó sẽ xoa dịu những bất bình đến từ công chúng trong nước, và trong chừng mực, khẳng định tính chính đáng về lãnh đạo của đảng CSVN.
Dưới thời thuộc địa, nước Pháp ràng buộc với đế quốc An Nam qua hiệp ước bảo hộ, họ có nhiệm vụ « bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ của đế quốc An Nam trước kẻ thù gây hấn bên ngoài ». Người ta có thể phê bình nước Pháp về nhiều mặt, nhưng về vấn đề Hoàng Sa và Trường Sa thì các hành động của Pháp có thể gọi là tạm đủ.
Nhưng hành động của đảng CSVN, từ khi « cướp chính quyền từ tay Pháp, Nhật », lập được nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa từ năm 1949, cho đến năm 1975 « đánh cho Mỹ cút, Ngụy nhào », gồm thu đất nước về một mối « Cộng hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam », thì chưa bao giờ củng cố hay khẳng định chủ quyền của Việt Nam tại Hoàng Sa và Trường Sa. Một « nhà nước », cho dầu dưới bất kỳ màu sắc chính trị nào, các bổn phận tối thuợng phải làm tròn là : bảo toàn lãnh thổ, bảo vệ an ninh và quyền lợi của mọi người dân. Không thể chối cãi, đảng CSVN, lãnh đạo nhà nước CHXHCNVN, đã không làm tròn bất kỳ một nhiệm vụ nào. Họ đã làm mất đất trên vùng biên giới và gây thiệt hại lớn lao trong vịnh Bắc Việt qua các hiệp ước đã ký kết với TQ năm 1999 và năm 2000. Họ không bảo vệ được an ninh cho ngư dân VN khi những người này đánh cá tại các vùng biển truyền thống của VN, tức các vùng biển mà từ nhiều đời trước, tổ tiên người Việt đã đánh bắt cá tại đó. Họ cũng không bảo vệ được chủ quyền của VN tại quần đảo Trường Sa. Việc « quốc tế hóa tranh chấp biển Đông » nếu diễn ra theo chiều hướng đã thấy hiện nay (6), là giới hạn (vĩnh viễn) chủ quyền cũng như quyền lợi của Việt Nam tại các đảo Trường Sa và vùng biển chung quanh.
Tại sao đảng CSVN đã không làm tròn được bổn phận của người lãnh đạo ? Dĩ nhiên, nếu một người, hay một đảng chính trị, không làm tròn bổn phận lãnh đạo thì người đó (hay đảng đó) mất đi tính chính thống để lãnh đạo. Tức họ không còn tư cách để lãnh đạo. Nhưng đó không phải là chủ đề nói đến trong bài này. Ở đây tác giả chỉ bàn luận về lý do nào đã đưa đến sự việc này, tức vấn đề mất đất mất biển và nguy cơ mất Trường Sa và vùng biển chung quanh.
(Còn tiếp)
1/ Thực ra tham vọng chiến lược của TQ thể hiện qua qua một tấm bản đồ khá đặc biệt, giới hạn bởi 11 gạch đứt khúc hình chữ U, công bố trong thập niên 70, bao gồm quần đảo Trường Sa của Việt Nam và quần đảo Natuna của Nam Dương, tức hơn 80% diện tích biển Đông. Tấm bản đồ này công bố trong thời gian khủng hoảng dầu hỏa của thập niên 70, giá dầu tăng vọt đột ngột nhiều lần, trong lúc công ty dầu khí Pertamina của Nam Dương khám phá được các mỏ dầu khí quan trọng tại vùng biển chung quanh quần đảo Natuna. Tấm bản đồ 9 gạch hình chữ U mà người ta thấy hiện nay là tấm bản đồ đã được thay đổi, hình chữ U không còn bao gồm các đảo Natuna. Việc này có thể do kết quả của các phản ứng kịch liệt của Nam Dương qua các cuộc thao diễn hải quân (hay qua các thỏa thuận mật mà chúng ta chưa được biết ? Chỉ nghe sau này nhiều lần phía TQ nói rằng phía Nam Dương công nhận chủ quyền của TQ tại quần đảo TS). Tấm bản đồ này có thể tham khảo ở đây : http://nghiencuubiendong.vn/gallery-bn-hinh-nh?func=detail&id=71 .
2/ Bởi vì, một cách để chứng minh chủ quyền của quốc gia ở một vùng lãnh thổ hay biển đảo nào đó là áp đặt được quyền tài phán của quốc gia ở các vùng đó. Nếu lệnh cấm biển của TQ được ngư dân VN « thi hành », cho dầu qua hình thức cưỡng bức, điều này cũng hàm ý VN chấp nhận quyền tài phán của Trung Quốc ở các vùng biển bị cấm. Nếu vậy phía VN mặc nhiên chấp nhận các vùng biển đó chủ quyền thuộc về Trung Quốc.
3/ Ý nghĩa của việc « quốc tế hóa » một tranh chấp về lãnh thổ thường được hiểu như là hành vi « giới hạn chủ quyền lãnh thổ của một quốc gia vì lợi ích của một số nước hay các tổ chức quốc tế ». « Lợi ích » này có thể là sự hòa bình, các quyền đã được qui định bởi luật pháp quốc tế v.v... Nhân danh « bảo vệ lợi ích » các nước có thể can thiệp vào nội bộ một nước khác, như trường hợp can thiệp của quốc tế tại Afghanistan (do khủng bố Al-Qaida đe dọa an ninh thế giới), xung đột Palestine-Do Thái (đe dọa hòa bình khu vực), hay tranh chấp Yougoslavie (Nam Tư cũ – đe dọa hòa bình) v.v… « Quốc tế » ở đây có thể là Liên Hiệp Quốc. Việc « giới hạn chủ quyền lãnh thổ » ở đây có thể hiểu là quyền tài phán của quốc gia ở vùng lãnh thổ liên hệ có thể bị kiểm soát (giới hạn), hay bị thay thể bằng quyền tài phán do quốc tế công pháp qui định. Nhưng ý nghĩa của việc « quốc tế hóa biển Đông » không chỉ ở việc « giới hạn chủ quyền lãnh thổ » của Việt Nam tại Trường Sa, mà việc này chỉ có hiệu lực tạm thời (đến khi giải quyết xong tranh chấp). Ý nghĩa của « Quốc tế hóa tranh chấp biển Đông », theo các ý kiến của một số « học giả » và quan chức VN hiện nay, việc « giới hạn chủ quyền » không phải có hiệu lực tạm thời mà Việt Nam sẽ bị mất vĩnh viễn chủ quyền (và các quyền lợi chính đáng) tại vùng biển này.
4/ Nguyên văn phần liên hệ đến việc giải quyết các tranh chấp liên quốc gia theo phần I của bản tuyên ngôn (phần về các Giá trị và các Nguyên tắc) : « Nous sommes résolus à instaurer une paix juste et durable dans le monde entier conformément aux buts et aux principes inscrits dans la Charte. Nous réaffirmons notre volonté de tout faire pour assurer l'égalité souveraine de tous les Etats; le respect de leur intégrité territoriale et de leur indépendance politique; le règlement des différends par des voies pacifiques et conformément aux principes de la justice et du droit international; le droit à l'autodétermination des peuples qui sont encore sous domination coloniale ou sous occupation étrangère; la non-ingérence dans les affaires intérieures des Etats; le respect des droits de l'homme et des libertés fondamentales; le respect de l'égalité des droits de tous, sans distinction de race, de sexe, de langue ou de religion; et une coopération internationale en vue du règlement des problèmes internationaux à caractère économique, social, culturel ou humanitaire. »
5/ Mọi người có thể tìm đọc cuốn « Địa lý chiến lược biển Đông – tranh chấp Việt-Trung và các nguy cơ tiềm tàng » của tác giả sẽ xuất bản vào mùa hè 2011.
6/ Theo nội dung các bài tham luận của các học giả VN trình bày tại các buổi Hội thảo quốc tế về biển Đông tháng 11 năm 2009 và tháng 11-2010.